Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tài liệu Các hình thức kế toán pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.45 KB, 19 trang )

Chương 6 : Các hình thức kế toán
(6 tiết)
Mục đích học tập của chương
Học xong chương này, sinh viên phải hiểu được :
1. Hiểu được khái niệm sổ kế toán và phương pháp ghi chép vào một số loại sổ kế toán chủ
yếu.
2. Nắm được kỹ thuật ghi sổ và chữa sổ kế toán và thực hành ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán.
3. Hiểu được những quy định chung về sổ kế toán.
4. Hiểu rõ về các hình thức kế toán.
6.1. Sổ kế toán
Nhiệm vụ của kế toán là phải phản ánh một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm dẫn đến các biến động tăng hoặc giảm tài sản, nguồn vốn
và các quá trình kinh doanh. Một trong những phương tiện giúp kế toán thực hiện được nhiệm
vụ này chính là sổ sách kế toán. Do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh rất phong phú, đa dạng,
do vậy cần thiết phải có nhiều loại sổ khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết vói nhau tạo
nên một hệ thống sổ kế toán thống nhất.
6.1.1. Sổ kế toán là gì?
Theo Nguyễn Thị Đông (2003), về lý thuyết cũng như thực tế ứng dụng đều cho rằng
sổ kế toán là sự biểu hiện vật chất của phương pháp tài khoản và ghi chép trên sổ kế toán là sự
thể hiện nguyên lý của phương pháp ghi kép. Cơ sở để xây dựng sổ kế toán và kỹ thuật ghi sổ
kế toán là phương pháp đối ứng tài khoản. Có thể nói, tài khoản kế toán chính là cốt lõi để
thiết kế sổ kế toán về kết cấu, nội dung cũng như phương pháp ghi chép.
Về phương diện ứng dụng, có thể nói sổ kế toán chính là phương tiện vật chất cơ bản
và cần thiết giúp người làm kế toán ghi chép, phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế
toán theo thời gian cũng như theo nội dung kinh tế. Bản thân công việc ghi sổ kế toán là một
giai đoạn phản ánh của kế toán trong quá trình sản xuất thông tin kế toán.
Thực chất, sổ kế toán là những tờ sổ rời có chức năng ghi chép độc lập hoặc có thể là
quyển sổ gồm nhiều tờ rời tạo thành có kết cấu tương ứng với nội dung phản ánh cũng như
yêu cầu cần xác định và cc các chỉ tiêu phục vụ cho công tác quản lý và lập báo cáo kế toán.
Trong mỗi mẫu sổ phải thiết kế các cột có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và phải thể hiện
được mối quan hệ với các loại sổ có liên quan.


Theo Nguyễn Việt & Võ Văn Nhị (2006), hệ thống sổ kế toán nếu được xây dựng một
cách khoa học sẽ giúp cho việc tổng hợp số liệu được kịp thời, chính xác và tiết kiệm được
thời gian của người làm công tác kế toán. Theo qui trình kế toán, để có căn cứ ghi sổ kế toán,
cần phải có chứng từ kế toán phù hợp với chế độ kế toán ban đầu. Sau đó các nghiệp vụ cần
phải được sắp xếp lại theo yêu cầu sử dụng thông tin của nhà quản lý, hoặc là theo thời gian
phát sinh nghiệp vụ, hoặc là theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ, cũng có thể là tông rhợp
hoặc chi tiết. Thông tin ghi nhận trên sổ sách kế toán mặc dù chưa phải đã được xử lý theo
các chỉ tiêu cung cấp, những bằng việc phân loại số liệu kế toán từ chứng từ vào hệ thống các
loại sổ kế toán theo mục đích ghi chép của mỗi loại sổ sẽ cung cấp thông tin cho điều hành tác
nghiệp quá trình kinh doanh diễn ra hàng ngày của doanh nghiệp. Bản thân số liệu sau khi đã
được phân loại và ghi vào sổ kế toán sẽ cho biết những thông tin quan trọng như thông tin về
nhập, xuất vật tư, hàng hoá, tình hình về doanh thu bán hàng, chi phí cho sản xuất , v.v. Đây
205
là những thông tin mà bản thân chứng từ kế toán không cung cấp được. Vào thời điểm cuối
kỳ, dựa trên số liệu đã được hệ thống hoá trên sổ kế toán có thể chọn lọc và xử lý để xây dựng
các chỉ tiêu cần thiết cho việc lập báo cáo tài chính hoặc các báo cáo bộ phận. Có thể nói,
không thể hoàn thành được quá trình kế toán nếu không tổ chức và thiết kế được một hệ thống
sổ kế toán với số lượng và kết cấu phù hợp và khoa học.
6.1.2 Các loại sổ kế toán
Sổ sách kế toán có thể có rất nhiều loại khác nhau, nhưng thông thường có thể phân
biệt chúng theo phương pháp ghi chép, theo mức độ khái quát của nội dung ghi chép, theo
hình thức cấu trúc hoặc theo hình thức tổ chức.
Theo Chế độ sổ kế toán doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế
toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Sổ kế
toán tổng hợp bao gồm Sổ Nhật ký và Sổ Cái. Sổ kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi
tiết. Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các
loại Sổ Cái, sổ Nhật ký; quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế toán chi
tiết.
Theo phương pháp ghi chép có thể phân loại thànớpor ghi theo thời gian (sổ nhật ký),
sổ ghi theo hệ thống (sổ cái và các sổ chi tiết) và sổ liên hợp (Nhật ký - Sổ cái, Nhật ký chứng

từ).
Sổ Nhật ký
Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ
kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản
của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và
bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp.
Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Dưới đây là mẫu Sổ nhật ký mà kế toán thường sử dụng.
Đơn vị.........................
Đại chỉ:.......................
Sổ Nhật ký
Năm 200...
Ngày vào
sổ
Chứng từ Diễn giải Số hiệu tài
khoản
Số tiền Ghi chú
Số hiệu Ngày
tháng
Nợ Có Nợ Có
Cộng
206
Sổ Nhật ký với chức năng lưu giữ nguồn gốc sô sliệu dựa trên căn cứ pháp lý là các
chứng từ kế toán, do vậy thông thường Sổ Nhật ý cần phải được lưu trữ tối thiểu thời gian 10
năm.
Sổ Cái

Sổ cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và
trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế
toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài
sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên mỗi Sổ cái đều thể hiện các đặc trưng là sổ mở cho một tài khoản hoặc một số tài
khoản có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sổ cái ghi biến động tăng, giảm của từng đối tượng
kế toán được mở sổ và cả số dư, nó được ghi định kỳ, không ghi hàng ngày như sổ nhật ký.
Số liệu ghi trên Sổ cái là những số liệu đã được phân loại và heth hoá theo đối tượng.
Theo thông lệ, không bắt buộc phải mở Sổ cái để thực hiện qui trình kế toán. Tuy
nhiên trên thực tế, việc sử dụng Sổ cái có nhiều tác dụng về quản lý cũng như thực hiện các
nghiệp vụ hạch toán. Việc ghi Sổ cái giúp tăng cường kiểm soát các hoạt động, làm cho việc
xử lý thông tin nhanh chóg hơn và giúp thuận lợi trong việc tính các chỉ tiêu cần thiết để lập
báo cáo tài chính cuối kỳ cũng như các báo cáo nội bộ.
Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài
khoản.
Dưói đây là mẫu Sổ cái mà kế toán thường sử dụng.
Đơn vị .......................
Địa chỉ.......................
SỔ CÁI
Tài khoản: Tiền mặt
Số hiệu: 111
Năm 200....
Chứng từ
Số
hiệu
Ngày

tháng
Diễn giải Tài
khoản
đối ứng
Số tiền
Nợ Có
Ghi chú
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh
trong kỳ
Tổng cộng
Số dư cuối kỳ
Sổ kế toán chi tiết
Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên
quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu
trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản,
nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái.
207
Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các doanh nghiệp
căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết để thiết kế các
muẫ sổ sử dụng phù hợp trong đơn vị mình.
Sổ Nhật ký - Sổ cái
Nhật ký - Sổ cái là một loại sổ liên hợp. Nó kết hợp ghi theo thời gian và theo hệ
thống. Sổ này có nhiều mẫu kết cấu khác nhau, nhưng đặc trưng cơ bản của nó là trên cùng
một trang sổ, sô sliệu kế toán vừa được ghi theo thời gian (phần Nhật ký) vừa được ghi theo
hệ thống (phần Sổ cái). Chứng từ kế toán khi vào sổ liên hợp này được sắp xếp và phân
loạitheo thời gian và riêng cho từng đối tượng.
Theo mức độ khái quát của nội dung phản ánh, sổ kế toán được chia làm sổ kế toán
tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và sổ kết hợp kế toán tổng hợp và chi tiết.
Sổ kế toán tổng hợp được dùng để phản ánh tổng quát các loại tài sản, ngov, các quá

trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể kể tên một số sổ kế toán tổng hợp như:
Sổ cái, sổ Nhật ký - Sổ cái, sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
Sổ kế toán chi tiết được sử dụng để phản ánh chi tiết các nội dung và số tiền đã được
phản ánh trong các sổ kế toán tổng hợp nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý cụ thể. Thuộc loại
này bao gồm các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
Sổ kết hợp kế toán tổng hợp và chi tiết được sử dụng để phản ánh tổng quát từng loại
tài sản, nguồn vốn, vừa phản ánh các bộ phận cấu thành bên tỏng của từng loại tài sản, nguồn
vốn.
Theo hình thức cấu trúc, sổ kế toán có thể chia thành sổ kiểu một bên, sổ hai bên và sổ
nhiều cột, sổ bàn cờ.
Theo hình thức tổ chức, sổ kế toán có thể phân biệt thành sổ đóng thành quyển hoặc sổ
tờ rời.
6.2. Kỹ thuật ghi sổ và sửa chữa sổ kế toán
Sổ kế toán là một phương tiện vật chất sử dụng trong công tác kế toán. Để đảm bảo sự
thống nhất thể hiện các thông tin trên sổ kế toán cần phải qui định những kỹ thuật nhất định.
Thông thường người ta thường nói tới các kỹ thuật sau:
- Kỹ thuật mở sổ kế toán
- Kỹ thuật ghi sổ kế toán
- Kỹ thuật sửa chữa sổ kế toán
- Kỹ thuật khoá sổ kế toán.
6.2.1. Kỹ thuật mở sổ kế toán
Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ
kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh
nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán ghi bằng tay trước khi sử dụng, hoặc ký duyệt
vào sổ kế toán chính thức sau khi in ra từ máy vi tính.
Sổ kế toán phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn, có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời.
Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Trước khi dùng sổ kế toán phải
hoàn thiện các thủ tục nhất định.
208
Đối với sổ kế toán dạng quyển, trang đầu sổ phải ghi tõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày

mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán
trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho
người khác
Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng
dấu giáp lai của đơn vị kế toán.
Đối với sổ tờ rời đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ
sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được
giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng
ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải
đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.
Số dư đầu năm thể hiện trong các sổ kế toán được ghi trên căn cứ vào Bảng cân đối kế
toán lập vào cuối năm trước.
Theo thông lệ quốc tế, sổ kế toán mở sẽ được dùng trong suốt niên độ 12 tháng. Cuối
sổ kế toán phải có đầy đủ chữ ký của người ghi sổ và những người chịu trách nhiệm trước
pháp luật về số liệu kế toán ghi trong đó.
Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho một kỳ
kế toán năm. Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại doanh
nghiệp và yêu cầu quản lý để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết.
Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và
ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những
điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ.
Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao
trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên bản bàn giao
phải được kế toán trưởng ký xác nhận.
6.2.2. Kỹ thuật ghi sổ kế toán
Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo
đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng
từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng máy vi tính.
Trường hợp ghi sổ bằng tay phải theo một trong các hình thức kế toán và mẫu sổ kế

toán theo quy định . Đơn vị được mở thêm các sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của
đơn vị.
Ghi sổ kế toán phải thực hiện liên tực tỏng suốt niên độ, khi chuyển sang sổ mà chưa
kết thúc kỳ kế toán niên độ thì phải ghi rõ "cộng mang sang"ở trang trước và ghi "cộng trang
trước" ở trang tiếp theo.
Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì doanh nghiệp được lựa chọn mua hoặc
tự xây dựng hình thức kế toán trên máy vi tính cho phù hợp. Hình thức kế toán trên máy vi
tính áp dụng tại doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế
toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định của Chế
độ sổ kế toán.
- Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo
quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và quy định của
Chế độ kế toán doanh nghiệp.
209
6.2.3. Kỹ thuật sửa chữa sổ kế toán
Trong quá trình ghi sổ kế toán có thể xảy ra những sai sót. Khi phát hiện những sai sót
này, dù ở thời điểm nào, thời kỳ nào kế toán cần phải áp dụng các phương pháp sửa chữa sổ
phù hợp với tình huống sai sót theo những nguyên tắc thống nhất qui định và phải đảm bảo
không được tẩy xoá làm mờ, mất, hoặc làm không rõ rang số cần sửa.
Các loại sai sót kế toán thường gặp bao gồm:
- Ghi sai số liệu
- Bỏ sót nghiệp vụ ngoài sổ
- Ghi lặp nghiệp vụ
- Ghi sai quan hệ đối ứng

Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì
không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một
trong các phương pháp sau:
Thứ nhất là phương pháp cải chính. Phương pháp này dùng để đính chính những sai

sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung
sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ
ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng
cho các trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.
Thứ hai là phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ). Phương pháp này
dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn
bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay
thế.
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà
không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền
Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo
phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi
chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn
hơn con số ghi đúng.
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi
sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.
Thứ ba là phương pháp ghi bổ sung. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi
đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ
sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng
từ ghi sổ bổ sung" để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng
từ.
Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính
Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;
210

Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót
trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo
“Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung” .
Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu
trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì đơn vị phải sửa lại sổ kế toán
và số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa
được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú
vào trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán năm trước có sai sót (nếu phát hiện sai sót báo cáo
tài chính đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra.
Điều chỉnh sổ kế toán
Trường hợp doanh nghiệp phải áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và phải
điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của chuẩn
mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì kế toán
phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài
khoản có liên quan.
6.2.4. Kỹ thuật khoá sổ kế toán
Khoá sổ kế toán là việc cộng số phát sinh bên Nợ, bên Có và tính số dư cuối kỳ của tài
khoản ghi trong sổ kế toán. Tất cả các sổ kế toán đều phải khoá sổ dịnh kỳ vào ngày cuối
cùng của tháng, riêng sổ quĩ tiền mặt phải khoá sổ hàng ngày.
6.3. Các hình thức kế toán
6.3.1. Khái niệm
Hình thức kế toán là việc tổ chức hệ thống sổ kế toán áp dụng trong đơn vị nhằm thực
hiện việc phân loại, xử lý và hệ thống hoá thông tin thu nhập từ các chứng từ kế toán để phản
ánh số hiện có và tình hình biến động của từng đối tượng kế toán phục vụ cho việc lập các
báo cáo kế toán theo yêu cầu quản lý.
Hình thức kế toán bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Số lượng sổ và kết cấu của từng loại sổ

- Trình tự và phương pháp ghi chép của từng loại sổ
- Mối quan hệ giữa các loại sổ trong quá trình xử lý thông tin.
6.3.2. Các hình thức sổ kế toán trong doanh nghiệp
Theo Chế độ sổ kế toán doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp được áp dụng một
trong năm hình thức kế toán sau:
- Hình thức kế toán Nhật ký chung;
- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính.
211

×