Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Các hình thức phỏng vấn và cách chuẩn bị ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.06 KB, 5 trang )

Các hình thức phỏng vấn và cách chuẩn bị
Ở các công ty, phỏng vấn là công cụ duy nhất hoặc quan trọng nhất để quyết
định việc tuyển dụng. Là một người tìm việc, bạn nên chuẩn bị cuộc phỏng
vấn với một đầu óc thoải mái và mục tiêu rõ ràng.

Có nhiều hình thức phỏng vấn và bạn sẽ không biết mình sẽ phải đối phó với
hình thức nào cho đến khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng. Điều quan trọng là
phải hiểu rõ những hình thức phỏng vấn để chuẩn bị cho thật tốt.

1. Phỏng vấn qua điện thoại

Vì những hạn chế về thời gian, những cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày
càng trở nên phổ biến. Đó là cách điển hình để có được một đánh giá sơ bộ
về trình độ của ứng viên. Những cuộc phỏng vấn qua điện thoại có thể được
sắp xếp trước hoặc không báo trước. Nếu thời gian không thuận tiện, bạn có
thể báo cho người gọi biết và xin sắp xếp một cuộc hẹn khác.

Cách chuẩn bị:

Tìm một nơi yên tĩnh và chuẩn bị tất cả những tài liệu tìm việc, chẳng hạn
như sơ yếu lý lịch, thư xin việc, những nguồn tham khảo...

- Vào đầu cuộc phỏng vấn, hãy chắc rằng bạn xác nhận lại tên và chức vụ
của người phỏng vấn. Hãy chắc rằng bạn dùng nó trong suốt cuộc phỏng vấn
và viết thư cảm ơn người ấy sau cuộc nói chuyện.

- Bạn nên trả lời ngắn gọn và tập trung. Đừng quên cho người phỏng vấn
được cắt ngang nếu như người ấy có muốn hỏi thêm hoặc muốn thay đổi chủ
đề.

- Hãy hỏi những câu liên quan đến công việc, công ty, quá trình tuyển


dụng...

2. Phỏng vấn theo nhóm

Tại Việt Nam, chỉ có vài công ty sử dụng hình thức phỏng vấn theo nhóm.
Hình thức này hiệu quả vì có nhiều người phỏng vấn bạn cùng một lúc thay
vì phỏng vấn riêng với từng người.

Cách chuẩn bị:

- Nhớ nói với tất cả những người trong nhóm, thay vì chỉ nói với người đặt
câu hỏi cho bạn. Tuy nhiên, hãy tập trung sự chú ý của bạn vào người đặt
câu hỏi cho bạn.

- Thông thường có một người chính điều khiển cuộc phỏng vấn. Người này
có thể là giám đốc trực tiếp của bạn hoặc là người ra quyết định, vì vậy hãy
đặc biệt chú ý đến họ.
- Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn nên cảm ơn cả nhóm và đưa ra những
bình luận hoặc yêu cầu rõ ràng cho người đứng đầu nhóm phỏng vấn.

3. Phỏng vấn hành vi

Người phỏng vấn muốn biết những nỗ lực trước đây của bạn và có thể dự
đoán cho công việc tương lai như thế nào. Bạn sẽ được hỏi về cách giải
quyết những tình huống trước đây. Nhiều người sai lầm vì không cung cấp
đủ chi tiết và ví dụ.

Cách chuẩn bị:

- Tình huống: giải thích chi tiết vấn đề (rắc rối của công ty)

- Kỹ năng: là kỹ năng của bạn
- Hành động: bạn đã giải quyết khó khăn như thế nào
- Kết quả: kết quả bạn đạt được là gì

4. Phỏng vấn căng thẳng
Một cuộc phỏng vấn căng thẳng được thiết kế để đặt ứng viên dưới sức ép
để đánh giá phản ứng của họ. Một ví dụ là người phỏng vấn sẽ đặt ra một
chủ đề gây tranh cãi và không đồng ý với bạn.

Cách chuẩn bị:
- Hãy giữ bình tĩnh, đừng nóng vội. Hãy nhớ rằng những gì bạn trả lời không
quan trọng, mà là bạn trả lời như thế nào.

5. Phỏng vấn tình huống

Nếu bạn xin việc ở một công ty tư vấn hoặc tương tự, có khả năng bạn sẽ đối
mặt với hình thức phỏng vấn này. Nó giúp người phỏng vấn phân tích kỹ
năng suy nghĩ có tính phê bình của bạn. Ví dụ, câu hỏi có thể là “Có bao
nhiêu chiếc mô tô ở TPHCM?”. Người phỏng vấn thích tìm hiểu quá trình
bạn dùng để có được câu trả lời.

Cách chuẩn bị:

- Hãy sáng tạo. Người phỏng vấn thích lắng nghe những giả định hợp lý vài
suy nghĩ lô-gic; vì vậy, điều quan trọng là bạn hãy trả lời theo cách riêng của
mình.

×