Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tài liệu PHƯƠNG PHÁP NỀN CHẤT LƯỢNG docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.17 KB, 14 trang )

PHƯƠNG PHÁP NỀN CHẤT LƯỢNG
Để biểu hiện đặc trưng định tính đối với các hiện tượng phân bố liên tục trên mặt đất (lớp
phủ thực vật, thổ nhưỡng, khí hậu, địa chất...) hoặc các hiện tượng phân bố phân tán theo
khối (dân cư, dân tộc ...) trên bản đồ, người ta thường sử dụng phương pháp nền chất
lượng.
Phương pháp nền chất lượng được dùng để đặc trưng sự khác nhau về chất của các
hiện tượng hoạ đồ giữa các bộ phận (vùng) của lãnh thổ. Ví dụ sự phân bố các loại nham
thạch khác nhau trên bản đồ địa chất, các quần thể thực vật khác nhau trên bản đồ thực
vật, các loại đất khác nhau trên bản đồ thổ nhưỡng, các vùng cư trú của các dân tộc khác
nhau trên bản đồ dân cư - dân tộc, các vùng sản xuất nông nghiệp khác nhau trên bản đồ
kinh tế, v.v...
Một bản đồ được thành lập bằng phương pháp nền chất lượng, trên bản đồ được phân
chia thành những vùng theo những dấu hiệu nhất định nào đó và được giới hạn bởi những
đường ranh giới cụ thể. Mỗi vùng được thể hiện bằng màu sắc khác nhau hoặc các nét
chải khác nhau và cũng có thể là các tiêu đề, các chữ số qui ước.
Với cách thể hiện này, về hình thức, phương pháp nền chất lượng rất dễ lầm lẫn với
phương pháp vùng phân bố và phương pháp đồ giải (phương pháp Cartogam), nhưng về
bản chất, phương pháp nền chất lượng hoàn toàn khác các phương pháp biểu hiện trên.
Phương pháp đồ giải biểu hiện cường độ (về lượng) của hiện tượng, còn phương pháp
nền chất lượng biểu hiện đặc tính (về chất) của hiện tượng. Phương pháp các vùng phân
bố biểu hiện cụ thể các hiện tượng phân bố phân tán, riêng lẻ; mỗi khu vực của hiện tượng
cô lập với nhau. Ranh giới các vùng phân bố có thể không được thể hiện hoặc thể hiện
chồng chéo lên nhau, nếu như trên thực tế chúng có sự chồng chéo đó. Còn phương pháp
nền chất lượng hoàn toàn khác, đường ranh giới giữa các vùng có sự phân định rõ ràng,
không chồng chéo lên nhau, các vùng có sự khác nhau về chất nhưng vẫn có mối quan hệ
với nhau, do chúng được phân chia theo những hệ thống phân loại nhất định.
Vì thế, khi thành lập bản đồ theo phương pháp nền chất lượng, điều quan trọng nhất và
thực hiên đầu tiên là khởi thảo sự phân loại hiện tượng biểu hiện. Tuỳ thuộc vào đối
tượng, hiện tượng biểu hiện mà lựa chọn sự phân loại khác nhau: phân loại theo một dấu
hiệu phân loại nhất định hoặc phân loại tổng hợp.
Phân loại theo một dấu hiệu phân loại nhất định thường được vận dụng trong trường


hợp đối tượng biểu hiện là một hiện tượng cụ thể. Ví dụ ở bản đồ địa chất, đối tượng biểu
1
hiện là cấu trúc địa chất của lãnh thổ, dấu hiệu phân loại được lựa chọn theo sự phân loại
địa chất. Dấu hiệu chính được đưa ra đầu tiên là nham trầm tích và nham macma (theo
nguồn gốc phát sinh), kế đó tiếp tục các cấp phân loại thấy hơn theo thành phần thạch học
và thời kì hình thành. Ở bản đồ dân tộc, dấu hiệu phân loại chính là các dòng ngôn ngữ,
dưới đó là các dân tộc.( Ví dụ Bản đồ phân bố dân tộc trong tập Atlat Quốc gia Việt Nam).
Có thể dùng nét chải khác hoặc nền màu để biểu thị núi đá được không? Có lưu ý gì khi
dùng nền màu khác?
Có. Tránh các màu dễ lẫn với những màu đã thể hiện. Nên chọn màu đặc trưng hoặc
nét chải khác.
Phức tạp hơn là phân loại tổng hợp - sự phân loại dựa trên sự phối hợp nhiều dấu hiệu
khác nhau. Ví dụ như bản đồ phân vùng nông nghiệp. Sự phân chia các vùng được thực
hiện trên hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế, theo sự tương quan giữa các ngành khác nhau của
sản xuất nông nghiệp và tỉ lệ hàng hoá của các ngành đó. Tuỳ thuộc vào chủ đề bản đồ,
tính đầy đủ của các dấu hiệu cũng như phương thức kết hợp các dấu hiệu đó mà lựa chọn
dấu hiệu phân loại chính và từ đó xác định sự phân hoá không gian của đối tượng. Khi
thành lập các bảng phân loại các kiểu hiện tượng cần đảm bảo sự thống nhất và tính liên
tục của bảng phân loại. Cần phải lấy các dấu hiệu chính làm cơ sở cho sự phân loại. Như
vậy sự khởi thảo và lựa chọn các dấu hiệu phân loại là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu khi
thực hiện phương pháp nền chất lượng. Bước tiếp theo là trên cơ sở những chỉ tiêu của
sự phân loại đã được xác định, vạch các đường ranh giới lãnh thổ phân chia các vùng có
sự đồng nhất về mặt tính chất (chất lượng). Sự xác định các đường ranh giới trên bản đồ
có thể thực hiện bằng sự đo vẽ thực địa (thường là các bản đồ tự nhiên), hoặc trên cơ sở
các nguồn tài liệu bản đồ, ảnh máy bay, ảnh vệ tinh và các nguồn tài liệu văn bản khác.
Việc vạch các đường ranh giới không mấy khó khăn, nếu như ranh giới của chúng trên
thực địa đã có các mốc xác định (ranh giới phân chia chính trị - hành chính), hoặc có thể
quan sát được cụ thể (giới hạn các loại đất đá ...). Phức tạp nhất là đối với những hiện
tượng có sự thay đổi từ từ trong không gian qua một dải chuyển tiếp (khí hậu, thực vật,
v.v…).

Sau khi đã vạch được các đường ranh giới trên bản đồ công việc tiếp theo là tô màu
hoặc dùng các nét chải khác nhau đã qui định, thể hiện theo các vùng xác định.
Trên một bản đồ, có thể dùng kết hợp hai, hoặc thậm chí ba hệ thống nền chất lượng, tất
nhiên không thể cùng dùng màu chồng phủ lên nhau, mà phải thay bằng sự thể hiện khác
2
như nét chải chẳng hạn. Ví dụ ở bản đồ thổ nhưỡng, nền màu thể hiện sự phân chia các
loại đất theo nguồn gốc, còn nét vạch thể hiện thành phần cơ giới của đất v.v...
Phương pháp nền chất lượng dễ dàng dùng kết hợp với nhiều phương pháp biểu hiện
khác. Điều này cho phép bản đồ phản ánh được nhiều hiện tượng khác nhau, nội dung
bản đồ phong phú nhưng vẫn đảm bảo được tính sáng sủa, độ dễ đọc của bản đồ.

3
PHƯƠNG PHÁP VÙNG PHÂN BỐ
Thuật ngữ “Vùng phân bố” bắt nguồn từ gốc La tinh “Area” có nghĩa là diện tích, nên
phương pháp vùng phân bố ở một số tài liệu còn được gọi là phương pháp Khoanh diện
tích hoặc phương pháp Diện tích giới hạn.
Trong các tác phẩm bản đồ, phương pháp vùng phân bố thường được dùng để biểu
hiện những đối tượng, hiện tượng phân bố theo diện nhưng không đều khắp và liên tục
trên lãnh thổ, mà chỉ có ở từng vùng, từng diện tích riêng lẻ nhất định. Ví dụ thể hiện sự
phân bố các loài động vật, thực vật cụ thể trên bản đồ Động vật và địa thực vật, các vùng
băng tuyết vĩnh cửu, các vùng băng hà cổ trên bản đồ khí hậu, v.v... Ở các bản đồ kinh tế -
xã hội, như các bản đồ sử dụng đất, sự phân bố đất cày, đồng cỏ hoặc sự phân bố các cây
trồng khác nhau, v.v...
Các đối tượng, hiện tượng được thể hiện trên bản đồ với phương pháp vùng phân bố có
thể là các vùng tuyệt đối hoặc tương đối, tập trung hoặc phân tán. Vùng tuyệt đối là vùng
mà hiện tượng được biểu hiện chỉ phổ biến ở một khu vực, không gặp lại ở khu vực khác,
ví dụ khu vực sinh sống của loài gấu trắng. Vùng tương đối là vùng mà hiện tượng được
biểu hiện không chỉ phân bố ở một khu vực nhất định mà còn có mặt ở những khu vực
khác. Vùng tập trung là vùng những hiện tượng được biểu hiện có sự phân bố dày đặc,
liên tục trong khu vực, ví dụ khu vực một loại mỏ khoáng sản, được tạo nên bởi cùng một

mẫu nham. Vùng phân tán là vùng hiện tượng biểu hiện không liên tục, xen kẽ hiện tượng
khác. Ví dụ vùng xen kẽ lúa và ngô, lạc và đậu chẳng hạn. Trường hợp này không cần
thiết khoanh riêng hàng loạt các khu vực nhỏ rời rạc, mà có thể thể hiện bằng khu vực phổ
biến chung lúa ngô (cây lương thực), lạc đậu (cây công nghiệp ngắn ngày).
Bản chất có tính nguyên tắc của các phương pháp các vùng phân bố là nêu lên sự phổ
biến của một đối tượng, hiện tượng riêng lẻ nhất định nào đó dường như tách hẳn với các
đối tượng, hiện tượng khác chung quanh. Sự tách rời đó được xác định bằng những
đường giới hạn. Trong mỗi khu vực giới hạn đó, được thể hiện các màu hoặc nét chải khác
nhau đặc trưng cho các đối tượng, hiện tượng tương ứng.
Tuy nhiên, không phải đối tượng, hiện tượng nào cũng có thể xác định được chính xác
các đường ranh giới trên bản đồ. Điều này còn phụ thuộc vào đặc điểm phân bố của đối
tượng và sự chính xác của nguồn tài liệu. Có những đối tượng hoàn toàn xác định được
ranh giới cụ thể khu vực phân bố như sự phân bố các loại khoáng sản, các loại cây trồng.
Có những đối tượng khó xác định được ranh giới phân bố do đặc tính thiên nhiên, như các
4
khu vực phổ biến của các loài cá, khu vực hoạt động, sinh sống của các loài động vật. Còn
có những đối tượng phân bố xen lẫn với nhau trong cùng khu vực như sự luân canh của
các cây trồng, v.v...
Do đó, để truyền đạt các vùng phân bố những đối tượng, hiện tượng theo mức độ xác
định địa lí khác nhau, các nhà Bản đồ học đã sử dụng những hình thức các vùng phân bố
khác nhau:
Những vùng phân bố xác định được ranh giới chính xác, cụ thể trên thực địa và trên bản
đồ, được thể hiện bằng những đường viền (đường ranh giới) nét liền.
Những vùng phân bố khó xác định được một cách chính xác hoặc kém xác định, được
thể hiện bằng những đường viền nét đứt.
Những vùng phân bố không xác định được ranh giới thì không thể hiện các đường giới
hạn mà chỉ dùng màu, nét chải hoặc chữ viết phủ lên khu vực để chỉ ra khu vực phổ biến
của hiện tượng.
Ở những bản đồ có mức độ khái quát cao, các vùng phân bố không còn được thể hiện
theo diện nữa mà được thay bằng một kí hiệu tượng trưng cho sự phân bố của đối tượng,

hiện tượng. Ví dụ khu vực trồng chè được thể hiện bằng một kí hiệu tượng trưng cây chè.
Trường hợp này các vùng phân bố, về hình thức giống như phương pháp kí hiệu điểm. Sự
khác nhau của chúng là ở bản chất của phương pháp: Phương pháp kí hiệu biểu hiện các
đối tượng phân bố theo điểm, còn phương pháp vùng phân bố biểu hiện các đối tượng
phân bố theo diện. Các kí hiệu của phương pháp kí hiệu thể hiện chính xác điểm phân bố
của đối tượng, còn các kí hiệu của phương pháp vùng phân bố cho khái niệm vùng có đối
tượng, đằng sau kí hiệu đó ẩn dấu một diện tích nhất định.
Phương pháp vùng phân bố cũng rất dễ lầm lẫn với phương pháp nền chất lượng. Để
phân biệt chúng, ngoài phân tích bản chất của chúng, có thể tìm thấy ở phương pháp vùng
phân bố sự chồng chéo của các đường ranh giới hoặc phân bố không liên tục…, nhưng ở
phương pháp nền chất lượng không cho phép điều đó.
Về hình thức biểu hiện, phương pháp vùng phân bố cũng có thể phản ánh được đặc trưng
số lượng và động lực của đối tượng thông qua sự kết hợp với các dấu hiệu phụ. Số lượng
đối tượng có thể phản ánh bằng các chỉ số số lượng hoặc kí hiệu biểu đồ trong các vùng
phân bố. Trong trường hợp này các biểu đồ được xây dựng như phương pháp Bản đồ
biểu đồ và như vậy có thể nêu ra cả cấu trúc của đối tượng. Động lực của đối tượng được
thể hiện bằng những đường viền có màu khác nhau đặc trưng cho các thời gian khác
5

×