Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn huyện yên thành tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.19 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------***-------

"THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ
TRẤN HUYỆN YÊN THÀNH - NGHỆ AN"

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NƠNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người thực hiện:
Lớp:

Nguyễn Thị Liên
48K3 - KN&PTNT

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Công Thành

VINH, 07/2011

-1-


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Thị Liên
Sinh viên lớp :48k3 – KN & PTNT
Trong thời gian từ 21/02/2011 đến 14/05/2011 tôi đã thực tập tốt nghiệp
Trung tâm khuyến nông huyện Yên Thành và đã tiến hành nghiên cứu đề tài :
„„Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn thị trấn huyện Yên Thành – Nghệ An’’


Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ khóa luận tốt nghiệp nào. Những thơng
tin trong khóa luận hồn tồn chính xác và đều được ghi rõ nguồn gốc. Nếu có gì
khơng đúng tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm.
Vinh, tháng 06 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Liên

-2-


LỜI CẢM ƠN
-------Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được sự hỗ trợ,
giúp đỡ tận tình của các thầy, các cơ, các đơn vị, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Ths. Nguyễn
Cơng Thành, giảng viên khoa Nông – Lâm – Ngư, trường Đại học Vinh đã tận tình
hướng dẫn, đóng góp ý kiến, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu đề tài..
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Nông – Lâm
– Ngư, Trường Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những
kinh nghiệm, đóng góp cho tơi nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn trung tâm khuyến nông huyện Yên Thành, UBND thị
trấn Yên Thành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình điều tra thu thập
số liệu hồn thành khóa luận.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình,
bạn bè đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện để tơi thực hiện khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 06 năm 2011
Sinh viên


Nguyễn Thị Liên

-3-


MỤC LỤC
Mở đầu .........................................................................................Error! Bookmark not defined.
Lý do chọn đề tài........................................................................Error! Bookmark not defined.
Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..............Error! Bookmark not defined.
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .......................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1.Một số khái niệm về môi trường và rác thải ...................Error! Bookmark not defined.
1.1.1.1.Khái niệm về môi trường ..............................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1.2.Khái niệm về rác thải .....................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1.3.Khái niệm về rác thải sinh hoạt…………………………………………- 121.1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải ...........................................Error! Bookmark not defined.
1.1.3.Phân loại chất thải rắn .......................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Tác hại của việc ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.Error!

Bookmark

not

defined.
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... Error!
Bookmark not defined.
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................Error! Bookmark not defined.
2.2. Nội dung nghiên cứu...........................................................Error! Bookmark not defined.

2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Phương pháp điều tra chọn mẫu ......................................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................Error! Bookmark not defined.
2.3.3..Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .........................Error! Bookmark not defined.
2.4. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu........................Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................Error! Bookmark not defined.
2.4.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................Error! Bookmark not defined.
2.4.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn..........................................Error! Bookmark not defined.
2.4.1.3. Địa hình ..........................................................................Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................Error! Bookmark not defined.
2.4.2.1. Tình hình phân bố đất đai của thị trấn. ........................Error! Bookmark not defined.

-4-


2.4.2.2. Dân số và lao động........................................................Error! Bookmark not defined.
2.4.2.3. Tình hình văn hóa xã hội ..............................................Error! Bookmark not defined.
2.4.2.4 Tình hình kinh tế ............................................................Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬNError!

Bookmark

not

defined.
3.1. Thực trạng về môi trường ở thị trấn Yên Thành ..............Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Thực trạng môi trường ở thị trấn Yên Thành. ................Error! Bookmark not defined.
3.2.Thực trạng việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Yên Thành, Nghệ An.
.......................................................................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Nguồn phát sinh rác thải .................................................Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Số lượng, thành phần rác thải..........................................Error! Bookmark not defined.
3.2.3.Thực trạng việc phân loại rác của người dân tại khu vực nghiên cứu…- 413.2.4.Hình thức thu gom rác thải tại thị trấn………………………………..- 423.2.5.Thực trạng điểm chứa rác thải trên địa bàn thị trấn huyện Yên Thành. ....... Error!
Bookmark not defined.
3.3.Thực trạng việc xử lý rác thải sinh hoạt của người dân chính quyền địa phương ... Error!
Bookmark not defined.
3.4. Nhận thức, thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải . Error!
Bookmark not defined.
3.5. Vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn và quản lý người dân phân loại,
thu gom và xử lý rác thải............................................................Error! Bookmark not defined.
3.5.1.Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý rác thải tại thị trấn Yên Thành ........... Error!
Bookmark not defined.
3.5.2. Các chương trình vận động sự tham gia của người dânError!

Bookmark

not

defined.
3.5.3. Sự tham gia của người dân thị trấn trong các chương trình, hoạt động bảo vệ mơi
trường của chính quyền địa phương. ........................................Error! Bookmark not defined.
3.5.4. Hướng dẫn và giám sát của các cơ quan quản lý địa phương trong việc quản lý rác thải
sinh hoạt và bảo vệ môi trường. ................................................Error! Bookmark not defined.
3.5.5.Thuận lợi, khó khăn trong cơng tác quản lý rác thải......Error! Bookmark not defined.
3.5.5.1. Thuận lợi .......................................................................Error! Bookmark not defined.

-5-


3.5.5.2. Khó khăn . ......................................................................Error! Bookmark not defined.
3.5.6.Một số nguyên nhân và tồn tại làm cho việc quản lý rác thải nông thôn ở địa bàn thi

trấn chưa tốt .................................................................................Error! Bookmark not defined.
3.6.Định hướng và giải pháp quản lý rác thải nông thôn ........Error! Bookmark not defined.
3.6.1.Các căn cứ chung để đề ra định hướng ........................Error! Bookmark not defined.
3.6.2 .Định hướng .......................................................................Error! Bookmark not defined.
3.6.3.Một số giải pháp chủ yếu..................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................ - 72Error! Bookmark not defined.
1.Kết luận.....................................................................................Error! Bookmark not defined.
2 Kiến nghị ..................................................................................Error! Bookmark not defined.

-6-


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTR

Chất thải rắn

ĐVT

Đơn vị tính

KL

Khối lượng



Quyết định


STT

Số thứ tự

TB

Trung bình

TDTT

Thể dục thể thao

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

YT


Yên Thành

-7-


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng các hộ được điều tra
Bảng 2.2. Nguồn số liệu
Bảng 2.3: Tình hình dân số, lao động, việc làm năm 2010 của thị trấn Yên Thành.
Bảng 3.1: Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn thị trấn huyện Yên Thành
Bảng 3.2: Khối lượng rác thải được thu gom từ các khối, xóm
Bảng 3.3: Số lượng và cơ cấu loại rác thải sinh hoạt ở thị trấn
Bảng 3.4: Số lượng và thành phần rác thải từ khối cơ quan, trường học
Bảng 3.5: Tuyên truyền, vận động người dân không đổ rác, xả rác bừa bãi nơi
công cộng
Bảng 3.6: Tình hình phân loại rác thải trong hộ gia đình ở thị trấn Yên Thành.
Bảng 3.7: Trang thiết bị cho công tác thu gom rác thải ở thị trấn YT
Bảng 3.8: Tổng hợp ý kiến đánh giá về thời gian thu gom rác thải của tổ thu gom rác
Bảng 3.9: Tình hình dân cư và số điểm đổ rác
Bảng 3.10: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt của
người dân
Bảng 3.11: Số hộ có biết cách phân loại rác sinh hoạt
Bảng 3.12: Mức đóng phí cho hoạt động thu gom rác thải ở thị trấn
Bảng 3.13: Thu nhập của người được phỏng vấn
Bảng 3.14: Lý do hộ gia đình khơng đồng ý chi trả cho việc thu gom và xử lý rác
thải tại khu vực nghiên cứu.
Bảng 3.15: Các mục đích của quỹ giả định cho hoạt động quản lý thu gom và xử lý
rác thải tại thị trấn
Bảng 3.16: Tổ chức chương trình dọn vệ sinh khối xóm
Bảng 3.17: Tổ chức chương trình trồng cây xanh nơi cơng cộng

Bảng 3.18: Tun truyền, vận động người dân không đổ rác, xả rác bừa bãi nơi
công cộng
Bảng 3.19: Mức độ tham gia dọn vệ sinh khối xóm của người dân Thị trấn Yên Thành

-8-


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - HÌNH VẼ
Hình 1.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Hình 3.1: Cơ cấu các loại rác thải sinh hoạt ở thị trấn Yên Thành 2011
Hình 3.2: Ý kiến đánh giá về thời gian thu gom rác của tổ thu gom rác
Hình 3.3: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác sinh hoạt của người dân
Hình 3.4: Cơ cấu các hộ biết phân loại rác
Hình 3.5: Cơ cấu tổ chức chương trình vệ sinh khối xóm
Hình 3.6: Cơ cấu tổ chức chương trình trồng cây xanh nơi cơng cộng
Hình 3.7: Cơ cấu tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không đổ rác nơi
cơng cộng
Hình 3.8: Mức độ tham gia vệ sinh khối xóm của người dân thị trấn Yên Thành

-9-


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau ngày đất nước thống nhất cho đến nay,Việt Nam đã, đang từng bước
thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và đạt được nhiều thành
tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực.Với nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế
xã hội của đất nước thì nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được đảng và nhà nước
coi trọng. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ
bản của phát triển bền vững. Những thành quả của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

mang lại là khơng thể phủ nhận, tuy nhiên q trình đơ thị hóa, gia tăng dân số, việc
đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ…làm môi trường nước ta bị xuống cấp
nhanh bởi lẽ môi trường hàng ngày phải chịu biết bao lượng, chủng loại rác thải từ
sản xuất, đời sống, y tế …đang tàn phá môi trường tự nhiên.
Khi nói đến rác, nhiều người thường nghĩ đó là vấn đề cấp bách của các
thành phố lớn. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, nhất là kỹ thuật sản xuất, nhiều loại giấy, hộp đóng gói được làm chủ yếu
bằng ni lơng, nhựa, thiếc…rất tiện lợi, góp phần làm thay đổi phong cách, tập quán
sinh hoạt của người dân từ nông thôn đến thành thị. Song bên cạnh những mặt tích
cực ấy là lượng rác thải ra môi trường ngày càng lớn, ngày càng thay đổi về số
lượng, thành phần, không chỉ ở các đơ thị mà cịn ở các vùng nơng thôn. Đặc biệt là
các vùng nông thôn, những đống rác được hình thành ở nhiều nơi, từ đường làng,
ngõ xóm đến các trục đường cơng cộng, ngồi cánh đồng, trong vườn nhà…làm mất
dần khơng khí trong lành, ơ nhiễm mơi trường sống. Tuy nhiên công tác thu gom và
xử lý rác thải hiện nay vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.
Quản lý rác thải sinh hoạt khá khó khăn và phức tạp bởi tính đặc thù của nó, do rác
thải bao gồm nhiều thành phần, chủng loại, có một lượng lớn chất hữu cơ dễ phân
hủy nhưng lại thải ra một cách không tập trung và không thể thu gom thường xuyên.
Tất cả các những điều trên đều dẫn đến một kết cục là cảnh quan nông thôn bị thay
đổi theo chiều hướng tiêu cực và nghiêm trọng hơn là người nông dân đã tác động
xấu tới mơi trường sống của chính mình, trực tiếp phá hủy môi trường trong lành

- 10 -


của làng quê. Ở Việt Nam, thực tế việc quản lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ,
cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi.
Thị trấn Yên Thành là một khu vực có tiến độ đơ thị hóa diễn ra mạnh so với
các xã trong huyện và có vị trí quan trọng chiến lược trong quá trình phát triển kinh
tế, xã hội của huyện Yên Thành. Đây là nơi có mật độ dân cư tập trung đơng đúc,

các cơ quan, trường học, xí nghiệp tư nhân, nhà hàng, dịch vụ phát triển. Gắn liền
với sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, ô nhiễm môi trường đang là
vấn đề nan giải đặt ra trước mắt mà chưa có một giải pháp cụ thể về quản lý rác thải
tại địa bàn thị trấn Yên Thành. Bởi vậy vấn đề rác thải phải được quan tâm đúng
mực. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: ‘‘Thực trạng
ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn
huyện Yên Thành – Nghệ An’’
2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý rác thải sinh
hoạt tại thị trấn Yên Thành, Nghệ An. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm cải thiện tình hình ơ nhiễm mơi trường, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện đƣợc mục tiêu chung đề ra, khóa luận
tập trung giải quyết những mục tiêu cụ thể sau:
- Làm rõ những nội dung lý luận về ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt
trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước.
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt và công tác
quản lý rác thải trên địa bàn thị trấn Yên Thành, Nghệ An.
- Tìm hiểu thái độ, nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt.
- Đề xuất có căn cứ khoa học về phương hướng và giải pháp chủ yếu cùng
với những kiến nghị về cơ chế, chính sách chung, những biện pháp cụ thể nhằm tác
động một cách đồng bộ có hiệu quả hơn trong công tác quản lý và xử lý rác thải

- 11 -


nhằm cải thiện ơ nhiễm mơi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho

người dân.

- 12 -


Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm về mơi trƣờng và rác thải
1.1.1.1. Khái niệm về mơi trường
Có rất nhiều quan điểm đưa ra khái niệm về môi trường, định nghĩa về môi
trường của một số tác giả được nêu ra như sau:
Masn và Langenhim,1957, cho rằng: „„Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn
tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật‟‟
Tác giả Joe Whiteney, 1993, định nghĩa môi trường đơn giản hơn: „„Môi
trường là tất cả những gì ngồi cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến
sự tồn tại của con người như: đất, nước, khơng khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển,
tầng ozone, sự đa dạng của các lồi‟‟.
Theo tác giả Cơng Chung, 2006 thì: „„Mơi trường là tất cả mọi người xung
quanh chúng ta. Với thế giới tuổi thơ ở trường phổ thông – nơi các em đang ngày
đêm học tập, mơi trường là khơng khí trong lành, là sân chơi, vườn trường với thật
nhiều hoa tươi và cây xanh. Với công nhân nhà máy – nơi họ làm việc, làm mơi
trường. Nói cách khác, mơi trường là một trung tâm cụ thể với những nhân tố xung
quanh trung tâm đó. Vì vậy, những trung tâm khác nhau thì mơi trường cũng lớn
nhỏ khác nhau. Mơi trường lớn của nhân loại là trái đất, bầu khí quyển, lục địa. Môi
trường nhỏ gắn liền với đời sống hàng ngày của con người: Trường học, nhà máy,
đường phố, cánh đồng ‟‟[2].
1.1.1.2. Khái niệm về rác thải
Chất thải rắn – CTR (còn gọi là rác thải) là các chất rắn loại ra trong quá
trình sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật. Chất thải rắn

sinh hoạt là rác thải sinh ra trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, trong quá trình
duy trì hoạt động sống của con người.[3]
CTR phát sinh từ các hộ gia đình, khu cơng cộng, bến xe, khu thương mại,
khu bệnh viện, khu xây dựng, khu xử lý chất thải…Trong đó, CTR sinh hoạt chiếm

- 13 -


tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là
rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật.[3]
Bất kì một hoạt động sống nào của con người, tại nhà, công sở, trên đường
đi, tại nơi công cộng…đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của
chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống.
1.1.1.3.Khái niệm rác thải sinh hoạt:
CTR sinh hoạt (hay rác thải sinh hoạt ) là những thành phần tàn tích hữu cơ
phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng khơng cịn được sử dụng và vứt
trả lại cho môi trường sống [1].
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải
- Từ các khu dân cư
- Từ các công sở trường học, cơng trình cơng cộng
- Từ các dịch vụ đơ thị
- Từ các hoạt động công nghiệp
- Từ các hoạt động nông nghiệp
- Từ các hoạt động xây dựng
- Từ các trạm xử lý nước thải và các đường cống dẫn thoát nước
Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn được thể hiện trong hình sau:
Cơ quan
Trường học

Nhà dân,khu

dân cư

Chất thải rắn

Chợ

Giao thơng
xây dựng

Nơng nghiệp,
hoạt động
xử lí rác thải

Nơi vui chơi,
giải trí

Cơ sở y tế

Nhà máy,
xí nghiệp

Hình 1.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn [3].
1.1.3. Phân loại chất thải rắn
Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại
theo nhiều cách:

- 14 -


+ Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn sinh hoạt

trong hộ gia đình, ngồi hộ gia đình, trên đường phố, chợ, cơng viên, khu dịch vụ,
khu cơng nghiệp…
+ Theo thành phần hóa học và vật lý: Người ta phân biệt theo các thành phần
hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao
su, chất dẻo…
+ Theo bản chất nguồn tạo thành:
- Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim
loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa
hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ, vỏ rau
quả…
Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
- Chất thải thực vật bao gồm các thức ăn thừa, rau quả…loại này mang bản
chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra mùi khó chịu, đặc biệt trong
thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ hộ gia đình cịn có thức ăn dư
thừa các nhà hàng, nhà ăn tập thể, ký túc xá, chợ…
- Chất thải từ con người và động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và
phân của các động vật khác.
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga, cống rãnh, là các chất thải từ các khu vực
sinh hoạt của khu dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ bao gồm: các loại vật liệu sau khi đốt cháy,
các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các loại xỉ than.
- Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:
Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các
nhà máy nhiệt điện. Các phế thải phục vụ cho sản xuất. Bao bì đóng gói sản phẩm.
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tơng vỡ do
các hoạt động phá dỡ, xây dựng cơng trình…chất thải xây dựng .


- 15 -


- Chất thải nông nghiệp: Là những chất thải và những mẩu thừa thải ra từ các
hoạt động nông nghiệp như: Trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm
thải ra từ chế biến sữa, các lò giết mổ…
+ Theo mức độ nguy hại:
- Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ phản ứng, độc hại, chất
sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất thải
nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người, động vật, cây cỏ.
- Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại tới
môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Các loại băng bông, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật và
các chất thải trong bệnh viện bao gồm:
Các loại kim tiêm, ống tiêm
Các phần cơ thể cắt bỏ, chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân
Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân,
Cadimi, Arsen, Xianua…
- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải khơng chứa các chất và
các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần
với các chất khác [3].
+ .Nội dung quản lý thu gom chất thải rắn
- Điều tra đánh giá, dự báo các nguồn phát thải, thành phần, tính chất và tổng
khối lượng các chất thải rắn thông thường và nguy hại.
- Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế, tái sử dụng chất
thải rắn.
- Xác định vị trí, quy mơ các điểm thu gom, trung chuyển, cơ sở xử lý và
chôn lấp chất thải rắn.
- Đề xuất các tiêu chí, chỉ tiêu cần đạt được khi lựa chọn công nghệ xử lý

chất thải rắn.
- Xây dựng kế hoạch và nguồn lực thực hiện để đảm bảo thống kê đầy đủ và
xử lý triệt để tất cả các loại chất thải rắn.
+ Các phương pháp xử lý rác thải hiện nay

- 16 -


Xử lý rác thải là công đoạn cuối cùng của công tác vệ sinh môi trường đô thị.
Đây là công đoạn cần thiết góp phần chống ơ nhiễm mơi trường khơng khí, đất,
nước mặt và nước ngầm. Trong việc xử lý chất thải rắn nói chung và chất thải sinh
hoạt nói riêng phải dựa trên những phân tích cụ thể của địa phương và các chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật để lựa chọn cơng nghệ. Bên cạnh đó cần phải quan tâm đến các
chỉ tiêu như:
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Không ảnh hưởng đến các hệ động vật, thực vật
- Không ảnh hưởng đến các nguồn nước và đất
- Không ảnh hưởng tới môi trường khơng khí
- Khơng xâm phạm tới trật tự khơng gian, quy hoạch đất đai, các khu bảo tồn
thiên nhiên, các vùng rừng cấm…
Hiện nay người ta thường sử dụng các biện pháp sau đây để xử lý và chế
biến rác: Xử lý sinh học, chôn rác, đốt rác.
* Phương pháp sinh học
Rác thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao và nhiệt độ cao, đây là điều
kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động và phát triển. Trong rác có rất nhiều vi sinh
vật, trong đó có các lồi vi sinh vật có khả năng phân hủy chất thải. Phần lớn chúng
là những vi khuẩn hoại sinh có bào tử, phân giải các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy
như tinh bột, đường, protein, lipit,…và các chất hữu cơ khó phân hủy như
Xenluloza. Một số loại vi sinh vật thường gặp trong rác thải là các nhóm vi sinh vật
kị khí, nhóm vi sinh vật hiếu khí, nhóm xạ khuẩn, nấm mốc. Xử lý rác thải sinh hoạt

bằng con đường sinh học chủ yếu là ủ rác kị khí và ủ rác hiếu khí.
- Phương pháp ủ kị khí.
Là q trình phân giải các chất hữu cơ mà khơng có mặt oxy, sản phẩm cuối
là CH4, CO2, NH3, một lượng nhỏ các khí khác, axit hữu cơ và sinh khối vi sinh
vật. Bản chất của quá trình này là nhờ hoạt động của vi sinh vật, các hợp chất hữu
cơ bền vững (xenluloza, hemixenluloza, lignin, tinh bột và các chất hữu cơ cao phân
tử khác)
Được chuyển thành các hợp chất đơn giản hơn và các chất khí, trong đó
metan chiếm đa số (trên 64%).

- 17 -


Nhược điểm của biện pháp xử lý này là khó áp dụng cho một khối lượng rác
thải lớn, mất nhiều thời gian, khó tận thu được hết khí, gây ơ nhiễm môi trường.
Hơn nữa, mùn rác tạo ra để xử lý rác thải ở mức độ công nghiệp, người ta sử dụng
phương pháp ủ hiếu khí [5].
- Phương pháp ủ hiếu khí
Trừ các thành phần như chất dẻo, cao su, thủy tinh, sành sứ, còn lại các thành
phần hữu cơ khác có chứa protein, lipit, hydratcacbon, xenluloza, lignin,
hemixenluloza,…đều được lên men trong q trình hiếu khí. Ủ hiếu khí là quá trình
phân giải các hợp chất hữu cơ với sự có mặt của oxy, tạo ra sản phẩm lên men chính
là mùn.
Hai phương pháp ủ hiếu khí: Lên men tự nhiên có đảo trộn và lên men có
thổi khí cưỡng bức:
- Ủ rác thành đống, lên men tự nhiên có đảo trộn
Là phương pháp ủ cổ điển nhất, rác được chất thành từng đống có chiều cao
khoảng từ 1,5 – 2,5 m. Hàng tuần đảo trộn 2 lần. Nhiệt độ trung bình trong quá trình
ủ là 5ºC, độ ẩm duy trì khoảng 50 – 60%. Qúa trình ủ trộn kéo dài 4 tuần. Trong
giai đoạn này các loài nấm mốc và xạ khuẩn chuyển hóa chất hữu cơ thành mùn.

Sau đó, ủ tiếp 3 – 4 tuần khơng đảo trộn. Ưu điểm của phương pháp này là
dễ thực hiện, nhưng nhược điểm là mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường xung
quanh.
- Ủ rác thành đống khơng đảo trộn có thổi khí
Trong điều kiện xử lý bằng phương pháp này, nếu nhiệt độ lên quá cao hoặc
chất ủ bị khô đều hạn chế khả năng phân giải chất ủ, làm quá trình xử lý bị chậm
lại.
Phương pháp này được thực hiện đầu tiên ở Beltville (Mỹ). Rác được ủ
thành đống cao từ 2 – 2,5m, phía dưới có lắp đặt hệ thống phân phối khí, nhờ hệ
thống phân phối khí mà q trình chuyển hóa được xảy ra nhanh hơn, nhiệt độ đống
ủ ổn định và phù hợp với sự phát triển của nhiều nhóm vi sinh vật [5].
* Phương pháp nhiệt (đốt)
Xử lý rác bằng phương pháp đốt là làm giảm đến mức tối thiểu cho chất thải
cuối cùng. Nếu sử dụng cơng nghệ tiên tiến thì q trình đốt rác khơng hoặc ít gây ơ

- 18 -


nhiễm mơi trường, đặc biệt là mơi trường khơng khí. Tuy nhiên, phương pháp này
rất tốn kém, chi phí có thể cao hơn 10 lần so với chon lấp rác hợp vệ sinh. Đây là
phương pháp được sử dụng rộng rãi ở những nước như Đức, Thụy sỹ, Hà Lan, Đan
Mạch, Nhật Bản, đó là những quốc gia có số lượng đất cho các khu rác bị hạn chế
và những quốc gia phát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để cung cấp các
chi phí trong quá trình xử lý, từ việc thu hồi rác sinh hoạt (như là một cơng cụ phúc
lợi cho tồn dân), trung chuyển đến việc xử lý. Mỗi lò đốt rác phải được trang bị
một hệ thống xử lý rác thải tốn kém, nhằm khống chế ơ nhiễm khơng khí do q
trình đốt rác gây ra. Việc đốt rác sinh hoạt sẽ gây ra nhiều khói độc hại như dioxin,
giải quyết tốt việc xử lý khói là cơng đoạn tốn kém nhất trong cơng nghệ đốt rác.
Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò sưởi, lò hơi hoặc cho ngành công
nghiệp nhiệt và phát điện. Hiện nay nhiều nước ở Châu Âu có xu hướng giảm việc

đốt rác thải vì nó làm phát sinh hàng loạt vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần
giải quyết [5].
* Phương pháp chôn lấp
Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp rác. Phương pháp này
chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển.
Chất thải được tập trung tại bãi chôn lấp đã được xây dựng trước, xe ủi san
bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt ruồi,
rắc vôi bột,…Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở lên tơi xốp và
thể tích của các bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác lại tiếp tục cho đến khi rác đầy thì
lấp lại và chuyển sang bãi mới.
Hiện nay việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác hữu cơ vẫn được sử dụng ở
các nước đang phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường
một cách nghiêm ngặt. Các bãi chôn lấp phải xa khu dân cư, không gần nguồn nước
ngầm và nước mặt. Nền đất bãi rác phải là đất sét, á sét hoặc được phủ một lớp
chống thấm bằng màng địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần phải thiết kế thu gom và
xử lý nước rác trước khi thải vào môi trường.
Ưu điểm của phương pháp này là:
- Công nghệ đơn giản, rẻ và phù hợp với nhiều loại rác thải
- Chi phí cho bãi chôn lấp thấp

- 19 -


Nhược điểm của phương pháp này là:
- Chiếm diện tích đất tương đối lớn
- Khơng có sự đồng tình của khu dân cư xung quanh
- Tìm kiếm xây dựng bãi rác là việc làm khó khăn
- Nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí…
- Xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải thu gom vào nhà

máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ cơng trên băng tải, các chất trơ và
các chất có thể tận dụng được như: kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, plastic...được thu
hồi tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải truyền qua hệ thống ép nén rác
bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích rác và tạo thành các ép kiện ép
với tỷ số nén rất cao. Các kiện ép đã được sử dụng vào việc đắp bờ chắn hoặc san
lấp các vùng trũng sau khi được phủ lên một lớp đất cái [5].
* Phương pháp ổn định chất thải rắn bằng công nghệ Hydromex
Đây là một phương pháp mới, lần đầu tiên được áp dụng ở Hawai (2/1996).
Công nghệ Hydromex nhằm xử lý rác đô thị (cả rác độc hại) thành các sản phẩm
phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và sản phẩm nơng nghiệp hữu ích. Bản
chất của cơng nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác sau đó polime hóa và sử dụng áp
lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm.
Quy trình cơng nghệ như sau:
- Rác thải được thu gom (rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) chuyển về nhà
máy, rác thải không cần phân loại được đưa vào máy cắt và nghiền nhỏ, sau đó
chuyển đến các thiết bị trộn bằng băng tải.
- Chất thải lỏng được pha trộn trong bồn phản ứng, các phản ứng trung hòa
và khử độc xảy ra trong bồn. Sau đó chất thải lỏng từ bồn phản ứng chất lỏng được
đưa vào các thiết bị trộn, chất lỏng và rác thải kết dính với nhau hơn sau khi thành
phần polyme được thêm vào. Sản phẩm ở dạng bột ướt được một máy ép khuôn và
cho ra sản phẩm mới. Các sản phẩm này bền, an tồn về mặt mơi trường, khơng độc
hại.
Cơng nghệ của Hydromex có những ưu điểm:
- Cơng nghệ tương đối đơn giản, chi phí đầu tư khơng lớn

- 20 -


- Xử lý được cả chất thải rắn và lỏng
- Trạm xử lý có thể di chuyển hoặc cố định

- Rác thải sau khi xử lý là bán thành phẩm hoặc là sản phẩm đem lại lợi ích
kinh tế khá cao.
- Tăng cường khả năng tái chế tận dụng chất thải, tiết kiệm diện tích đất làm
chơn lấp.
Tuy nhiên, đây là một công nghệ chưa được áp dụng rộng rãi trên thế giới
nên chưa thể đánh giá hết được ưu nhược điểm của công nghệ này.[5]
1.1.4. Tác hại của việc ô nhiễm môi trƣờng từ rác thải sinh hoạt.
+ Tác động lên môi trường về mặt tự nhiên
Các bãi rác đổ ngồi trời và các bãi rác chơn lấp khơng được sử dụng đúng
tiêu chuẩn có thể gây ơ nhiễm khơng khí, tạo ra mùi khó chịu cho một khu vực rộng
lớn xung quanh bãi rác, đồng thời cũng là nguyên nhân tiềm tàng gây ô nhiễm
nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngầm. Trong quá trình phân hủy, một số chất
tạo ra các loại khí độc, chất độc, kim loại nặng có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe cộng động, các loại động vật và hệ sinh thái mơi trường khu vực.
Chất thải rắn cũng có nguy cơ cao gây ô nhiễm đất. Các khu vực được sử
dụng để chôn lấp rác, chất thải rắn bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến việc mất đất canh
tác. Những thay đổi này dẫn tới sự thay đổi về mặt sinh thái học và dẫn tới sự phá
vỡ cân bằng của hệ sinh thái.
+ Tác động lên sức khỏe con người
Sự ô nhiễm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn như: các chất ơ nhiễm có trong đất,
nước, khơng khí nhiễm vào các loại thực phẩm của con người (rau, động vật…) qua
lưới và chuỗi thức ăn, những loại chất ô nhiễm này tác động xấu tới sức khỏe con
người. Các bãi chôn lấp là nơi phát sinh các nguồn bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ,
thương hàn,…Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián,…) và
các loại gặm nhấm (chuột…) cũng ưa thích sống ở những khu vực có chứa rác thải.
Các bãi chôn lấp rác cũng mang nhiều nguy cơ cao đối với cộng đồng dân cư
làm nghề rác. Các vật sắc nhọn, thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,…có thể là mối đe
dọa nguy hiểm với sức khỏe con người khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay
chân. Các hóa chất độc hại và nhiều chất thải nguy hại khác cũng là mối đe dọa đối


- 21 -


với những người làm nghề này. Các động vật sống ở bãi rác cũng có thể gây nguy
hiểm tới sức khỏe người bới rác.
Các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mỹ cảnh quan theo hướng tiêu cực, làm
ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực quanh bãi rác, tạo ra những mùi khó chịu cho khu
vực xung quanh.
+ Tác hại ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái
Lưu huỳnh điơxít và các nitơ ơxít có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của
đất. Đất bị ơ nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, khơng thích hợp cho cây trồng. Điều này
sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương làm giảm
ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện q trình quang hợp. Các lồi
xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các lồi địa
phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các
phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng
dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy.
+ Tác hại ô nhiễm môi trường về mặt kinh tế
Hàng năm thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường là rất lớn. Thiệt hại do ô
nhiễm môi trường đang được nhiều nhà kinh tế, môi trường quan tâm. Các nghiên
cứu trước đây thường mới chỉ dừng lại ở đánh giá định tính của tác động mơi
trường, ít có những nghiên cứu cụ thể về kinh tế do ô nhiễm môi trường. Ơ nhiễm
mơi trường, mặt trái của sự phát triển kinh tế đang ngày càng được báo động. Hàng
năm nước ta phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các cơng trình xử lý rác thải.
Ơ nhiễm mơi trường đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thơng
qua việc làm suy thối nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển
hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế. Ước tính, nếu giảm
được 10% lượng chất thải phát sinh, thì mỗi năm chúng ta sẽ tiết kiệm được 200 tỷ
đồng cho hoạt động xử lý rác thải và 130 tỷ đồng cho xử lý rác thải y tế.[6]
1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1.Trên thế giới
Tình hình quản lý và xử lý rác thải của các nước trên thế giới:
Chính vì sự phức tạp của rác thải mà xử lý rác thải trở thành vấn đề nóng
bỏng của các nước, thành phố lớn trên thế giới. Tùy theo đặc điểm kinh tế xã hội và

- 22 -


tình hình khối lượng chất thải của từng nước mà các nước lựa chọn cho mình các
giải pháp quản lý thu gom và xử lý thích hợp.
Ở Nhật Bản có chương trình 3R, chương trình 3R là sáng kiến của cựu Thủ
tướng Koizumi và đã rất thành công ở Nhật Bản. Mục đích cơ bản của dự án 3R
là nâng cao ý thức và thay đổi hành vi của người dân với vấn đề rác thải. Mục đích
này sẽ được thực hiện thông qua tuyên truyền rộng rãi bằng tờ rơi, khẩu hiệu… trên
các phương tiện thông tin đại chúng mà nội dung của nó là khuyến nghị về việc xử
lý rác, hướng dẫn thu gom rác. Theo đó, mỗi hộ sẽ được cấp 2 thùng rác có màu
xanh và vàng, trong đó thùng xanh để bỏ rác sinh hoạt, thùng vàng để bỏ chất thải
rắn như vỏ chai, vỏ hộp và túi nilon. Đến giờ thu gom rác, tại các điểm tập kết rác,
công nhân thu gom rác trải tấm nhựa có 2 màu xanh và vàng, người dân căn cứ và
đó để bỏ các túi rác màu xanh vào ơ xanh, màu vàng vào ơ vàng, từ đó các xe gom
rác sẽ chở các túi màu xanh về nhà máy xử lý rác hữu cơ, còn các túi vàng chở đi tái
chế.
3R là viết tắt của các từ tiếng Anh: Reuse – tái sử dụng, Reduce – giảm thiểu
và Recycle – tái chế. Chương trình này rất thành công ở Nhật Bản và đang được
nhân rộng sang các nước khác trong đó có Việt Nam.[14]
Ngồi ra, ở một số nước khác người ta có thể áp dụng các biện pháp sinh học
để xử lý rác thải sinh hoạt. Phương pháp này mang lại hiệu quả rất lớn và đang được
nhân rộng. Viện nghiên cứu nông nghiệp thực nghiệm Beltville (Mỹ) đã áp dụng
phương pháp ử thành đống có thổi khí lần đầu tiên.
Hiện nay, ở hầu hết các nước Châu Âu, các giải pháp như chôn lấp, đốt rác ít được

thực hiện và có xu hướng chấm dứt vì các lý do kinh tế cũng như mơi trường sau
này. Giải pháp chôn lấp chỉ thực hiện đối với những chất thải độc hại không thể xử
lý hoặc quá tốn kém (như chất thải hạt nhân). Giải pháp đốt cũng chỉ thực hiện đối
với những chất thải khó phân hủy sinh học, chất thải bệnh viện, chất thải công
nghiệp, hoá chất bảo vệ thực vật.
1.2.1.Ở Việt Nam:
Rác thải là vấn đề đang rất được nhiều người quan tâm, đặc biệt là lãnh đạo
các cấp chính quyền, các nhà quản lý môi trường. Rác thải không chỉ là vấn đề của
các khu đơ thị mà nó cịn vươn tới cả vùng quê xa xôi trên đất nước. Tổ chức y tế

- 23 -


thế giới (WHO) đưa ra số liệu hàng năm có khoảng 5 triệu người (trong đó có
khoảng 4 triệu trẻ em ) chết vì các bệnh liên quan tới rác trên hành tinh chúng ta. Ở
Việt Nam, ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra còn nguy hại hơn nhiều quốc gia
khác, gần 100% số người sống bằng nghề nhặt rác đều mắc các bệnh ngoài da, bệnh
viêm đường hơ hấp, trong đó 50% là trẻ em. Trong khi đó lâu nay tồn tại tâm lý thờ
ơ với những nguy hại từ rác. Lượng rác thải phát sinh không ngừng tăng lên, song
việc thu gom vẫn chưa được thực hiện hồn tồn, khối lượng xử lý hầu như khơng
đáng kể. Theo số liệu ngân hàng thế giới, chỉ có gần ¾ lượng rác ở đơ thị được thu
gom và 1/5 ở nông thôn. Trong số 91 điểm tiêu hủy rác của cả nước chỉ có 17 bãi
rác là hợp vệ sinh, số còn lại thường là lộ thiên, gây ô nhiễm nghiêm trọng đất, nước
mặt và nước ngầm. Các hũ đốt rác thải y tế có cơng suất đủ để tiêu hủy khoảng một
nửa số rác thải y tế nguy hại trên cả nước, song do thiếu kinh phí vận hành và bảo
dưỡng, các hũ đốt này được hoạt động khơng đúng quy trình, làm tăng nguy cơ phát
thải các khí dioxin và furan độc hại.
Tốc độ phát sinh rác thải ở nước ta cũng tùy thuộc vào từng loại đô thị và
dao động từ 0,35 kg/người/ngày đến 0,8 kg/người/ngày.[7]
Lượng chất thải tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa

là lượng rác thải phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm
(kg/người/ngày đêm).
Một số cơng trình nghiên cứu về quản lý rác thải ở Việt Nam
+ Rác thải sinh hoạt một phần của cuộc sống, Bài dự thi Đại Sứ Môi Trường
BAYER 2006 của Vũ Thị Hoài An, đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.
Trong cơng trình nghiên cứu này tác giả nhấn mạnh việc rác thải sinh hoạt là
một phần của cuộc sống. Rác không phải là một thứ bỏ đi nếu con người biết đặt nó
vào đúng vị trí. Xuất phát từ ý tưởng rác cũng là hàng hóa nên rác có thể được bn
bán và sinh lợi nhuận. Rác là một nguồn nguyên liệu, có thể chế tạo làm bê tơng lót
đường, đê chắn sóng. Có thể giảm hao phí tài nguyên khá lớn. Đồng thời tác giả đề
cập đến khái niệm năng suất xanh trong cộng đồng, khái niệm năng suất xanh được
đưa ra bởi tổ chức năng suất Châu Á vào năm 1994, hướng từ sự tổng hợp của hai
chiến lược quan trọng là nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường. Năng suất xanh
kết hợp việc ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau, bao gồm phòng tránh phát thải

- 24 -


và chất thải, bảo tồn năng lượng, kiểm sốt ơ nhiễm và hệ thống quản lý ô nhiễm
môi trường. Đây là một phương pháp kết hợp giữa các biện pháp tăng năng suất với
các kỹ thuật quản lý môi trường nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ hài hòa với môi
trường để tăng năng suất mà không làm ảnh hưởng đến mơi trường. Năng suất xanh
có thể được áp dụng trong nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp. Nhưng thật ra
phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường là giảm phát sinh chất thải, năng
suất xanh là một trong những biện pháp đó [1]
+ Giáo trình cơng nghệ vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường,
PGS.TS.Nguyễn Xn Thành, NXB Nơng nghiệp 2004.
Trong cơng trình nghiên cứu này tác giả đề cập tới việc xử lý rác thải sinh
hoạt, rác thải đô thị bằng công nghệ vi sinh vật. Tác giả nêu lên những phương pháp
sử dụng vi sinh vật để xử lý rác thải. Đồng thời tác giả nêu lên việc sản xuất phân

hữu cơ sinh học, một loại sản phẩm được tạo thành thông qua quá trình lên men vi
sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau như phế thải nơng nghiệp, phế
thải cơng nghiệp, phế thải sinh hoạt, trong đó các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới tác
động của vi sinh vật được chuyển hóa thành mùn. Các chế phẩm vi sinh vật không
làm hại đến môi trường và con người, chuyển hóa các phế thải làm sạch mơi trường.
Việc áp dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường đã và đang
được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm, nghiên cứu. Mặc dù
các biện pháp công nghệ vi sinh ở nước ta còn hạn chế nhưng cũng đem lại lợi ích
hàng trăm tỷ đồng/năm. Việc áp dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lý rác thải nên
được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi vì tính thiết thực của nó [5].

- 25 -


×