Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bai 39 Cac nhan to anh huong den sinh truong va phat trien o dong vat tiep theo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.65 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường Đại học Sư phạm Huế GVHD: Đặng Thị Dạ Thủy SVTT: Nguyễn Thị Thùy Như GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Bài 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁTTRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (Tiếp theo) (Sách Sinh học 11 cơ bản) I.. Mục tiêu. 1. Kiến thức - Kể tên được các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. - Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật. - Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và con người. 2. Kỹ năng -. Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích tranh, sơ đồ.. -. Phát triển kỹ năng so sánh, khái quát hóa, tổng hợp.. -. Rèn luyện khả năng làm việc nhóm.. 3. Thái độ -. Có chế độ ăn uống hợp lý, rèn luyện nâng cao sức khỏe.. - Có biện pháp chăm sóc vật nuôi một cách phù hợp và hiệu quả nhất, tạo môi trường sống tốt nhất cho vật nuôi sông và phát triển. - Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân về vấn đề bảo vệ môi trường sống; vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình. II. vật.. Nội dung trọng tâm Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động. III.. Phương tiện dạy học. - Tranh, ảnh về sự suy dinh dưỡng và béo phì của một số loài động vật và con người..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tranh, ảnh các nhân tố nhiệt độ, ánh sáng… ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. -. Tranh, ảnh về các biện pháp bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng sống.. -. Phiếu học tập.. IV.. Phương pháp dạy học. -. Phương pháp làm việc với sách giáo khoa.. -. Phương pháp hỏi đáp – tìm tòi bộ phận.. -. Phương pháp quan sát tranh – tìm tòi.. -. Phương pháp thuyết minh nêu vấn đề.. V.. Tiến trình tồ chức dạy học. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ Chọn các phương án ở cột A với các phương án ở cột B sao cho thích hợp nhất. A. B. Các loại hoocmon. Ảnh hưởng của hoocmon. Đáp án. 1. GH (Hoocmon sinh trưởng). A. Do buồng trứng tiết ra, có tác dụng điều hòa các tính trạng sinh dục: vú phát triển, giọng thanh…. 1–D. 2. Tiroxin. B. Do tinh hoàn tiết ra, điều hòa các tính trạng sinh dục: có râu, giọng nói trầm, cơ phát triển…. 2–E. 3. Ecdixon và juvenin. C. Điều hòa sự phát triển biến thái của sâu bọ.. 3–C. 4. Ơstrogen. D. Do tuyến yên tiết ra, kích thích phân chia tế bào, sự phát triển của xương và cơ.. 4–A. 5. Testosteron. E. Do tuyến giáp tiết ra, làm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản do đó tăng cường sing trưởng.. 5–B.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. Tổ chức hoạt động dạy học a. Đặt vấn đề Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật tuân theo những quy luật nhất định. Ngoài việc nó chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong như di truyền, hoocmon, giới tính… mà các em đã học ở tiết trước thì trong thực tế, chúng ta thấy rất nhiều hiện tượng một số loài động vật bị chết do nhiệt độ xuống quá thấp vào mùa đông hay tình trạng khan hiếm thức ăn. Những hiện tượng đó là do tác động của các nhân tố từ môi trường như nhiệt độ, thức ăn. Vậy, các nhân tố bên ngoài đã tác động đến sinh trưởng và phát triển của động vật như thế nào? Và dựa trên sự hiểu biết đó, con người đã ứng dụng các nhân tố đó như thế nào trong đời sống và sản xuất. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (Tiếp theo) b. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. Nội dung bài học. Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật II. Các nhân tố bên ngoài 1. Thức ăn + GV: Cho HS quan sát tranh về em bé suy dinh dưỡng và em bé béo phì và hình ảnh một chú voi chết do đói (chiếu hình).  Nguyên nhân nào đã ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của + HS: Thức ăn ảnh hai em bé và chú voi trên? hưởng đến sức khỏe của con người và động vật. + GV: Vì sao thức ăn có vai trò quan trọng như vậy? + HS: Thức ăn cung cấp các chất cacbohidrat, lipit, protein, vitamin, axit.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> amin, chất khoáng… cần thiết cho sự xây dựng các cấu trúc tế bào, mô, cơ quan; đồng thời là các chất cần cho hoạt động sống. + GV bổ sung và hoàn thiện kiến thức.. - Thức ăn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn. - Là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật.. + GV bổ sung kiến thức: Ở hình trên chúng ta có quan sát hình ảnh chú voi ốm yếu do thiếu thức ăn. Nguyên nhân chính là do hiện tượng phá rừng làm nương rẫy của người dân làm nguồn thức ăn cũng như nơi sống không chỉ của voi mà còn của nhiều loài động vật hoang dã khác trở nên khan hiếm. Điều này đã gây nên sự việc voi vào phá làng bản ở Tây Nguyên mà trước đây thời sự đã đề cập. Giáo dục: Như vậy, chúng ta cần phải biết bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật đang sinh sống ở đó. Việc làm này cũng chính là chúng ta đang bảo vệ cho cuộc sống của chính mình. + GV: Các em hãy giải thích câu: “Ăn. - Ví dụ: Thiếu thức ăn thì động vật chậm lớn, còi cọc, dễ bị bệnh..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> như tằm ăn rỗi”.. + HS: Ăn rỗi tức là ăn nhanh, ăn khỏe. Giai đoạn tằm là giai đoạn có tốc độ sinh trưởng mạnh, cần nhiều thức ăn, nếu thiếu thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của cơ thể tằm.. + GV cho HS quan sát tranh bò Sind và cung cấp kiến thức: -. Bò Sind được nuôi dưỡng, chăm sóc và ăn uống tốt: 18 tháng động dục.. -. Bò Sind được nuôi dưỡng, chăm sóc và ăn uống kém: 24 tháng động dục..  Để sinh trưởng và phát triển tốt cần có khẩu phần ăn hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cơ thể, giới tính, lứa tuổi. + GV: Cho HS quan sát tranh tháp thức ăn cần thiết cho 1 người trong 1 tháng.  Hàm lượng các chất dinh dưỡng như protein, lipit, +HS quan sát, lắng gluxit, vitamin, muối nghe. khoáng… có vai trò quan trọng. Thiếu hoặc thừa các chất đó trong khẩu phần ăn có thể dẫn đến bệnh tật.  Giáo dục: + Lứa tuổi các em là tuổi ăn tuổi lớn, có quá trình trao đổi chất diễn ra.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> mạnh, cần nhiều năng lượng cho các hoạt động và nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, các em cần có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất. + GV dẫn dắt: Bên cạnh thức ăn, sự sinh trưởng và phát triển ở động vật còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như ánh sáng, nhiệt độ… từ môi trường bao quanh chúng. Những nhân tố này cũng có tác động rất mạnh mẽ đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật. + GV: Chia lớp làm 6 nhóm (2 bàn 1 nhóm). Yêu cầu HS quan sát các hình ảnh được trình chiếu và nghiên cứu nội dung các mục II.2, II.3 SGK và hoàn thành nội dung PHT theo nhóm. + HS hoạt động nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành PHT + Đại diện nhóm 1 hoàn thành nhân tố nhiệt độ. + GV: Yêu cầu nhóm 2 bố sung. + GV: Nhận xét câu trả lời của 2 nhóm cho nhân tố nhiệt độ và giải thích rõ hình “Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam” -. Ngưỡng nhiệt phát triển: 5 – 420C. -. Sinh trưởng, phát triển mạnh ở. 2. Các nhân ngoài khác. a. Nhiệt độ. tố. bên.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 300C -. Khi nhiệt độ dưới 50C hay trên 420C thì cá chết. -. Cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ ở 160C. + GV liên hệ thực tiễn: Các em có thể quan sát hình ảnh trâu bò bị chết do thời tiết quá lạnh. Đây là hình ảnh mùa đông ở miền Bắc. Thời tiết mùa này thường rất lạnh nên thường xảy ra hiện tượng gia súc chết hàng loạt. Vậy, để tránh hiện tượng này, nông dân cần phải làm gì? + HS: Cần che chắn chuồng gia súc kín đáo khi trời rét, đặc biệt đối với các gia súc còn non do cơ chế chống lạnh của nó yếu. Ngoài ra cần phải đảm bào chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tăng khẩu phần ăn cho gia súc.. + GV: Nhận xét câu trả lời.. + HS: Đại diện nhóm Yêu cầu nhóm 3 hoàn thành nhân tố 3 và nhóm 4 hoàn ánh sáng trong PHT và nhóm 4 nhận thành nhân tố ánh xét, bổ sung. sáng.. b. Ánh sáng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + GV nhận xét và liên hệ thực tiễn: -. Trong chăn nuôi, cần xây dựng chuồng trại thoáng mát, đảm bảo đủ ánh sáng để vật nuôi sinh trương phát triển thuận lợi.. -. Đối với lứa tuổi các em nếu sáng sớm hay chiều tối dành ít thời gian phơi nắng cũng rất có lợi cho sức khỏe.. + GV yêu cầu nhóm 5 hoàn thành nhân tố chất độc hại trong PHT và + Đại diện nhóm 5 và nhóm 6 bổ sung. 6 hoàn thành nhân tố chất độc hại trong PHT. + GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức về chất độc hại. + GV liên hệ thực tiễn: Khi mẹ mang thai mà sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hay hít phải khói thuốc lá… dễ dẫn đến hiện tượng sẩy thai. Theo nghiên cứu, những phụ nữ có chồng hút trên 20 điếu thuốc mỗi ngày có nguy cơ sẩy thai trong 6 tuần đầu tiên là 80% và con sinh ra có tỉ lệ dị tật cao hơn bình thường. Do đó, chúng ta cần tránh các chất kích thích như rượu, bia, ma túy… đặc biệt là với phụ nữ đang mang thai. + GV hệ thống lại các câu trả lời và. c. Chất độc hại.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> đưa ra đáp án chính xác cho PHT. + HS ghi đáp án PHT vào vở.. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp điều khiển ST - PT của động vật và con người. + GV dẫn dắt: Để có thể nâng cao năng suất vật nuôi cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống, con người đã tìm ra nhiều biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển. Các biện pháp đó là gì? Được tiến hành như thế nào? Để tìm hiểu rõ về các biện pháp đó chúng ta sẽ tìm hiểu mục III. Một số biện pháp điều khiển ST - PT của động vật và con người. + GV: Việc đưa ra các biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật dựa trên cơ sở khoa học nào?. III. Một số biện pháp điều khiển ST - PT của động vật và con người 1. Cải tạo giống + HS: Quy luật sinh trưởng và phát triển của động vật.. + GV: Muốn chăn nuôi đạt năng suất cao cần có những yếu tố nào?.  Mục đích: Tạo giống vật nuôi có năng suất cao thích nghi với điều kiện địa phương.. + HS: Con giống tốt và kỹ thuật chăn nuôi + GV: Hãy nêu một số biện pháp giúp phù hợp. cải tạo giống trong chăn nuôi. + HS: Lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôi…. + GV: Hãy tìm ví dụ về thực tiễn cải tạo giống di truyền tạo ra giống vật nuôi có phẩm chất tốt, năng suất cao..  Biện pháp: -. Lai giống. -. Chọn lọc nhân tạo. -. Công nghệ phôi….

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + GV nhận xét ví dụ của học sinh và + HS đưa ra ví dụ cho học sinh quan sát hình ảnh ví dụ về lai tạo giống và mô hình cấy phôi tạo bò giống. + GV dẫn dắt: Nếu chỉ cải tạo giống mà không quan tâm đến môi trường sống của vật nuôi thì vật nuôi không thể sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao. Vì vậy, muốn nâng cao năng suất, giảm chi phí chăn nuôi, người chăn nuôi cần chú ý cải thiện môi trường sống của vật nuôi.. 2. Cải thiện môi trường sống của động vật. + GV: Trình bày một số biện pháp kỹ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất của vật + HS trả lời nuôi. - Sử dụng thức ăn có chứa đủ chất dinh dưỡng..  Mục đích: Giúp vật nuối sinh trưởng, phát triển tốt trong từng giai đoạn, phòng được một số bệnh.. - Xây dựng chuồng trại thông thoáng vào mùa hè, kín gió mùa đông. - Chăm sóc vật nuôi đúng cách, giữ vệ sinh chuồng trại….  Biện pháp: -. Cung cấp đầy đủ thức ăn, chất dinh dưỡng..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> -. Cải thiện chuồng trại.. -. Sử dụng một số chất kích thích phù hợp, đúng liều lượng…. + GV dẫn dắt: Các em đã được tìm hiểu một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi. Vậy đối với con người, có những biện pháp nào có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số giúp con người sinh trưởng và phát triển tốt.. 3. Cải thiện chất lượng dân số. + GV: Chất lượng dân số là những chỉ số phản ánh tình trạng thể chất, trí tuệ và tinh thần của cộng đồng dân cư. Theo các em, thực chất của việc cải thiện chất lượng dân số là gì?. + HS: Là nâng cao + GV bổ sung: Đó là cải thiện đời đời sống, cải thiện chế sống kinh tế và văn hóa. độ ăn uống…. + GV: Hiện nay, nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp để nhắm nâng cao chất lượng dân số. Nghiên cứu SGK và liên hệ thực tiễn, các em hãy trình bày một số biện pháp giúp cải thiện chất lượng dân số. + HS nghiên cứu trả.  Mục đích -. Cải thiện đời sống kinh tế và văn hóa.. -. Giảm tỉ lệ chết ở trẻ em. Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, tạo điều kiện chăm sóc cho trẻ tốt nhất.. -. Bảo vệ môi trường, cải thiện được môi trường sống cho con người..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> lời..  Biện pháp: -. Cải thiện chế dộ dinh dưỡng. -. Luyện tập thể dục thể thao. -. Nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân. -. Áp dụng biện pháp tư vẫn kỹ thuật y – sinh học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em. -. Bảo vệ môi trường sống, giảm ô nhiễm môi trường. -. Chống sử dụng các chất kích thích. -. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.. + GV liên hệ: Tính đến 1/7/2016, dân số nước ta là 91,7 triệu người, đứng thứ 8 châu Á và thứ 14 trên thế giới, có mật độ dan số cao gấp 5,2 lần mật độ dân số thế giới. Sự gia tăng dân số gây áp lực lên nhiều mặt của cuộc sống con người cũng như lên môi trường. Vì vậy, việc cải thiện chất lượng dân số góp phần làm giảm sự gia tăng dân số. Điều này cũng góp phần bảo vệ môi trường..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 4. Củng cố. 3. Câu 1: Hoàn thành sơ đồ sau: 1. 4 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến ST – PT ở động vật. 6 2. 7 8 9 Di truyền. Nhân tố bên trong Các nhân tố ảnh hưởng đến ST – PT ở Đáp án: động vật. Hoocmon Giới tính. Thức ăn Nhân tố bên ngoài. Nhiệt độ Ánh sáng Chất hóa học.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Câu 2: Tại sao tắm nắng lúc sáng sớm hay chiều tối thì có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ? A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa Na để hình thành xương. B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa Ca để hình thành xương. C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa K để hình thành xương. D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa Oxi để hình thành xương. Câu 3: Nhân tố bên ngoài nào ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển ở động vật? A.Yếu tố chăm sóc, môi trường. B. Điều kiện chăm sóc. C. Các hoocmon. D. Yếu tố di truyền.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Phiếu học tập.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

×