Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

GT Dược liệu 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.79 KB, 15 trang )

Bài 12. DƯỢC LIỆU CHỨA ACID HỮU CƠ
MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa, phân tích được vai trị và cơng dụng của acid
hữu cơ.
2. Trình bày được 03 phương pháp chiết tách các acid hữu cơ.
3. Trình bày được tên Việt Nam - tên khoa học của cây thuốc, họ thực vật;
đặc điểm thực vật và phân bố; bộ phận dùng làm thuốc, thu hái và chế biến;
thành phần hố học chính; tác dụng và cơng dụng của các dược liệu chứa acid
hữu cơ trong giáo trình.
4. Nhận thức được tên, bộ phận dùng làm thuốc, thành phần hóa học chính,
tác dụng, cơng dụng của các dược liệu trong phòng thực hành.
5. Thực hiện đúng và đủ các bước của quy trình kỹ thuật chiết xuất, định
tính acid hữu cơ.
NỘI DUNG
1. Định nghĩa
Acid hữu cơ là những chất có nhóm chức carboxyl có cơng thức chung:

Một số ngun liệu thực vật có hàm lượng acid khá cao nên có vị chua rõ
rệt như quả mơ, chanh, me… Acid hữu cơ rất phổ biến trong thực vật đến nỗi
các nhà hoá học trước đây đã coi acid là thành phần tất yếu của thực vật và
không công nhận trong cây có chất kiềm. Acid hữu cơ có thể tồn tại dưới dạng
tự do, dạng muối vô cơ hoặc ester. Tên các acid hữu cơ thường dựa vào tên cây
(tên khoa học) được phát hiện thấy acid đó lần đầu tiên. Ví dụ: acid oxalic có
trong cây me chua (Oxalis sp.), acid citric trong cây chanh (Citrus medica L.),
acid cinnamic trong quế (Cinnamomum spp.), acid benzoic trong cây cánh kiến
trắng (Styrax benzoin Dryand.).
2. Vai trò của acid hữu cơ trong cây

1



Các acid ceton, acid tricarboxylic đóng vai trị quan trọng trong chuyển hoá
của cây. Người ta phát hiện rằng acid shikimic là chất trung gian trong quá trình
sinh tổng hợp các chất có nhân thơm trong cây. Người ta cịn nhận thấy các acid
làm tăng áp suất thẩm thấu của các tế bào. Nồng độ cao các acid hữu cơ trong
những cây mầm làm giảm sự bốc hơi và giúp cây tăng khả năng chịu hạn.
Các acid phenol có tác dụng chống nấm và đóng vai trị chống các ký sinh
của cây. Trong quả xanh nồng độ acid rất cao, càng chín tỉ lệ acid trong quả càng
giảm.
3. Cơng dụng
Các quả có acid hữu cơ như nho, chanh, cam, mơ, mận… có tác dụng
thơng tiểu và nhuận tràng.
Acid benzoic là thuốc sát khuẩn nhẹ và long đờm.
Benzyl cinnamat có tác dụng an thần
Acid salycylic là chất sát khuẩn, hạ sốt và giảm đau.
Acid gallic là chất săn da.
Acid cafeic và chlorogenic làm lợi mật.
Acid α-kainic, cucurbitin có tác dụng lợi sán.
Acid hydrocarpic và chaulmoogric có tác dụng chữa bệnh hủi.
4. Các dược liệu chứa acid hữu cơ
4.1. Chanh
Citrus medica L. subsp. limon Lour., họ Cam Rutaceae
Cây chanh được nói kỹ trong chương tinh
dầu. Ở đây chỉ nói đến thành phần acid của quả
chanh. Dịch ép quả ra, sau khi loại hết hạt, chiếm khoảng 30% khối lượng của
Hình 4.1. Chanh - Citrus medica
quả. Dịch này chứa khoảng 2% các đường, 6 - 8% acid
citriclimon
kèmLour.,
theo họ
một

số-ít
L. subsp.
Cam
Rutaceae
acid malic, ngồi ra cịn có khoảng 60mg acid ascobic
trong 100g, các flavonoid
và các vitamin nhóm B.
2


4.2. Me
Tamarindus indica L., họ Vang - Caesalpiniaceae
* Đặc điểm thực vật
Cây me là cây gỗ lớn, cao 15-30m, tán cây rất
rộng, rất nhiều lá. Lá kép lông chim chẵn, dài 8 10cm. Hoa có màu trắng nhạt có những vệt đỏ hay
trắng, mọc thành chùm đơn ở kẽ lá hay chùy tận
cùng. Quả dài mọc thõng xuống, hơi dẹt, dài 7 - 12cm,Hình
rộng4.2.
25mm,
dày 10mm.
Cây me
-Tamarindus
indica vị
L., chua,
họ
Vỏ quả ngồi mỏng, cứng, dịn, màu hung đỏ, vỏ quả giữa
có xơ, mẫm,
Vang - Caesalpiniaceae
sau khi loại hết xơ thì phần vỏ quả giữa có màu nâu nhạt hay vàng nhạt. Quả
chứa 3 - 5 hạt dẹt, nhẵn, màu nâu đỏ, bóng. Mùa quả tháng 10 - 11.

* Thành phần hóa học
Thịt quả me sau khi loại hạt là một vị thuốc có tác dụng nhuận tràng nhẹ do
thành phần có nhiều acid hữu cơ. Thịt quả chứa hơn 10% các acid hữu cơ (acid
tartric 1,55%, malic 0,45%, citric 9,4%).
Thành phần hạt me có chứa nhiều glucosan và xylan.
* Cơng dụng và liều dùng
Cơm quả me chế như sau: Nghiền nát quả, lọc bỏ xơ, lấy 50g cơm đã lọc
bỏ xơ, 50g nước và 125g đường. Đun sơi cạn cịn 200g. Có thế đem sấy khô
cơm để dành. Dùng cơm này pha nước uống khi sốt, bệnh về gan, tiêu hóa. Mỗi
ngày dùng 20 - 120g cơm, pha vào nước thêm đường vào cho đủ ngọt mà uống.
Trẻ em 3 tuổi dùng 5g, 5 tuổi dùng 5 - 10g, 12 tuổi dùng 10 - 30g.
Gỗ cây me cũng được dùng dưới dạng thuốc sắc để nhuận tràng, thông tiểu
nhẹ. Vỏ cây dùng chữa ỉa chảy, viêm lợi răng.
Lá nấu nước tắm ghẻ
4.3. Sơn tra
Vị thuốc sơn tra là quả khô của một số cây
thuộc phân họ Táo - Maloideae như:
Sơn tra - Crataegus pinnatifida Bge.
3


Dã sơn tra - Crataegus cuneata Sieb.et Zucc.
Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy.
Hình 4.3. Dã sơn tra -Crataegus

Cây chua chát - Docynia doumeri Schneid đượccuneata
trồng Sieb.et
nhiều Zucc.,
ở Lạng
Sơn,họ Táo

Cao Bằng. Cây cao 10 - 15m, cây non có gai, phiến Maloideae.
lá hình bầu dục, hoặc hình
mác thn. Quả trịn, hơi dẹt giống quả táo tây, đường kính 5 - 6cm, vị hơi chua
chát, mặt cắt có màu vàng, sau thành hồng nâu do có tanin. Mùa quả tháng 9 10.

Cây táo mèo - Docynia indica . Cây nhỡ, cao 5 - 6m. Cây non cành có gai.
Lá đa dạng, ở cây non lá xẻ 3 - 5 thùy, mép lá khía răng khơng đều, về sau lá
hình bầu dục. Quả có đường kính 3 - 4cm. Vị hơi chua chát. Mùa quả tháng 9 10. Cây táo mèo mọc hoang và được trồng ở vùng Tây Bắc như Lai Châu, Lào
Cai, Sơn La Nghĩa Lộ.
* Thành phần hoá học
Hoa quả và lá của các lồi Crataegus có thành phần phức tạp:
- Các flavonoid: hyperosid có chủ yếu trong hoa, vitexin có chủ yếu trong
lá; quercitrin, các leuoanthocyanidin có trong quả.
- Các triterpenoid pentacyclic: acid oleanolic, acid ursolic, acid crataegolic.
- Tinh dầu mà thành phần chính là aldehyd anisic có trong hoa.
- Các dẫn chất amin, cholin, purin.
- Thịt quả có các acid hữu cơ: acid tartric, citric, các ose, hạt có amygdalin.
Trong sơn tra của ta mới chỉ thấy sơ bộ có acid hữu cơ, tanin và các ose.
* Công dụng
Y học dân tộc cổ truyền coi vị sơn tra là thuốc kích thích tiêu hoá, chữa đầy
bụng.
Trong Tây y, dùng cụm hoa làm thuốc bổ tim, làm mạnh tim, làm chậm co
bóp tim. Ngồi ra cịn thấy có tác dụng làm giảm huyết áp, chống co thắt, làm
giãn nở động mạch vành.
5. Nhận thức dược liệu: Chỉ thực, chỉ xác, sơn tra, me chua, cối xay, dây thìa
canh
4


5



Bài 13. CHIẾT XUẤT, ĐỊNH TÍNH FLAVONOID, TANIN, ACID HỮU
CƠ TRONG DƯỢC LIỆU
MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguyên tắc, các phương pháp chiết xuất flavonoid, tanin,
acid hữu cơ trong dược liệu.
2. Thực hiện đúng và đủ các bước của quy trình kỹ thuật chiết xuất, định
tính flavonoid, tanin, acid hữu cơ trong dược liệu.
3. Rèn luyện được tính cẩn thận, chính xác khi tiến hành quy trình kỹ thuật.
NỘI DUNG
1. Chiết xuất, định tính flavonoid trong nụ Hịe hoa
1.1. Chuẩn bị
+ Dụng Cụ: Cân, giấy cân, đèn cồn, ống nghiệm 10ml, ống nghiệm 5ml,
ống đong, ống hút, giá lọc, phễu lọc, giấy lọc.
+ Ngun liệu: Bột hịe hoa.
+ Hố chất, thuốc thử: Dung dịch sắt(III) clorid 5%, dung dịch NaOH
0,1N, dung dịch NaOH 50%, Ethanol 90º, Acid hydrocloric đặc, Hạt kẽm.
1.2. Tiến hành
Bướ
c

Quy trình

1

Tráng lại dụng cụ bằng nước cất.

2


Cân 1g dược liệu, chia Nhỏ dược liệu bằng dao (kéo).

3

Cân 0,5g bột hòe hoa cho vào ống nghiệm 10ml.

4

Đong 5ml Ethanol 90º cho vào ống nghiệm trên.

5

Tắt đèn, để nguội.

6

Lọc dịch chiết bằng giấy lọc, hứng dịch lọc vào cốc có
mỏ.

7

Chia dịch chiết ra làm 3 ống nghiệm để định tính:
• Ống nghiệm 1: Nhỏ 3giọt dung dịch NaOH 0,1N, sẽ
xuất hiện màu vàng đậm hơn.
• Ống nghiệm 2: Nhỏ 3 giọt dung dịch Sắt (III) clorid
6

Yêu cầu



5%, sẽ xuất hiện màu xanh đen.
• Ống nghiệm 3: Lấy 0,5ml Acid hydrocloric đặc và vài
Hạt kẽm dung dịch chuyển dần sang màu đá. Thêm
dung dịch NaOH 50% đến dư, dung dịch sẽ chuyển
sang màu xanh lá mạ.
8

Rửa sạch dụng cụ để vào nơi qui định.

2. Chiết xuất, định tính tanin trong bột hạt cau
2.1. Chuẩn bị
+ Dụng Cụ: Cân, giấy cân, đèn cồn, ống nghiệm 10ml, ống nghiệm 5ml, ống
đong, ống hút.
+ Nguyên liệu: Bột hạt cau.
+ Hoá chất, thuốc thử: dung dịch sắt(III) clorid 5%, dung dịch chỡ acetat,
dung dịch quinin sulfat.

2.2. Tiến hành
Bướ
c

Quy trình

Yêu cầu

1

Tráng lại dụng cụ bằng nước cất.

2


Cân 0,5g bột hạt cau cho vào ống nghiệm 10ml.

3

Đong 5ml nước cất cho vào ống nghiệm trên.

4

Đun sôi 3-5 phút trên ngọn lửa đèn cồn.

5

Tắt đèn, để nguội.
Gạn dịch chiết ra 3 ống nghiệm 5ml để định
tính:

6

• Ống nghiệm 1: Nhỏ 2giọt dung dịch sắt(III)
clorid 5% sẽ xuất hiện màu xanh đen.
• Ống nghiệm 2: Nhỏ 3 giọt dung dịch chỡ acetat
sẽ xuất hiện tủa trắng xám.
• Ống nghiệm 3: Nhỏ 3giọt dung dịch quinin sulfat
sẽ xuất hiện tủa trắng.
7


3. Chiết xuất, định tính acid hữu cơ trong dịch ép quả chanh
3.1. Chuẩn bị

- Nguyên liệu: Chanh tươi, khế tươi.
- Hóa chất: Dung dịch NaHCO3, Ơ tặc cốt.
- Dụng cụ: Ống nghiệm 5ml, ống hút, ống đong, dao, cốc có mỏ, bocan
thủy tinh.
3.2. Tiến hành
STT Các bước tiến hành

Yêu cầu

1

Bước 1: Tráng lại dụng cụ bằng nước cất.

Ống nghiệm, ống hút,
ống đong, cốc có mỏ
sạch, khơng cặn bẩn

2

Bước 2: Ép dịch quả chanh cho vào cốc có mỏ.

Ép kiệt, bỏ hạt

3

Bước 3: Đong 0,5ml dung dịch NaHCO3 vào ống
nghiệm 5ml.

4


Bước 4: Nhỏ 3 giọt dịch quả chanh vào ống
nghiệm chứa dd NaHCO3 thấy sủi bọt

5

Bước 5: Nhỏ 3 giọt dịch quả chanh lên ô tặc cốt
thấy sủi bọt.

6

Bước 6: Rửa sạch dụng cụ để vào nơi quy định.

8


Bài 14. DƯỢC LIỆU CHỨA NHỮNG CHẤT KHÁNG KHUẨN THỰC
VẬT BẬC CAO
MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm về các chất kháng vi sinh vật.
2. Trình bày được tên Việt Nam - tên khoa học của cây thuốc, họ thực vật;
đặc điểm thực vật và phân bố; bộ phận dùng làm thuốc, thu hái và chế biến;
thành phần hoá học chính; tác dụng và cơng dụng của các dược liệu có tác dụng
kháng khuẩn trong giáo trình.
3. Nhận thức được đúng tên, bộ phận dùng làm thuốc của các dược liệu
trong phòng thực hành.
4. Rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phân tích độc lập.
NỘI DUNG
1. Khái niệm về các chất kháng vi sinh vật
Những chất kháng vi sinh vật được chia thành các loại:
- Các chất sát khuẩn như iod, cresol, natri hypochlorid…

- Các chất kháng khuẩn gồm các sulfonamid, các chất kháng sinh.
- Các chất kháng ký sinh trùng sốt rét.
- Các chất kháng lỵ amib và các đơn bào khác.
- Các chất kháng nấm mốc.
Khái niệm “kháng sinh” được nhà bác học Louis Pasteur nêu ra lần đầu
tiên. Pasteur nhận thấy rằng trực khuẩn gây bệnh than bị diệt rất nhanh trong
mơi trường có lẫn vi trùng gây thối. Pasteur kết luận hiện tượng đó là “sự đấu
tranh sinh tồn giữa vi khuẩn bệnh than và các vi khuẩn khác” . Năm 1929
Fleming ở Anh phát hiện nấm Penicillium cũng có hiện tượng trên và đến năm
1940 thì penicillin được phân lập và áp dụng trên lâm sàng. Từ đó nhiều chất
kháng sinh quý giá khác được tìm ra.
Các chất kháng sinh bao gồm những chất hữu cơ có nguồn gốc vi sinh vật
(vi sinh vật, thực vật, động vật) có khả năng diệt hoặc kìm hãm sự phát triển các
vi sinh vật khác; các chất kháng sinh thường có tác dụng mạnh ở nồng độ rất
thấp và đặc hiệu lên các vi sinh vật khác nhau.
2. Những dược liệu có tác dụng kháng khuẩn
2.1. Ĩc chó
9


Juglans regia L., họ óc chó - Juglandaceae.
Cây to cao có thể hơn 20m. Lá kép lơng chim,
5 - 7 lá chét, cuống phình to. Hoa đơn tính cùng
gốc. Cụm hoa đi sóc. Quả hạch, đường kí nh
chừng 3 - 4cm. Hạt chia thành 4 thuỳ, có nhiều rãnh
nhăn nheo trơng giống như óc do đó có tên là quả óc
chó. Quả chín vào tháng 9 - 10.
* Thành phần kháng khuẩn
Chất juglon có trong quả xanh. Ngồi ra cịn có
một fla-vonoid là juglanin.

* Tác dụng kháng khuẩn
Candida mycoderma, corynebacterium diphteriae, Bacillus antracoides…
* Công dụng
Vỏ quả dùng để chữa bệnh Herpes.

Hình 5.1. Cây Ĩc chó - Juglans
regia L., họ óc chó Juglandaceae

Trong y học cổ truyền dùng hạt để trị ho, viêm phế quản.
2.2. Sâm đại hành
Eleutherine subaphylla Gagnep., họ La dơn Iridaceae.
* Đặc điểm thực vật
Sâm đại hành còn có tên gọi là tỏi lào, sâm cau,
tỏi đỏ; là cây thảo sống dai, cao 30-60cm. Dị hình
trứng dài 4 - 5cm, đường kính 2 - 3cm, giống như củ
hành nhưng dài hơn, bên ngồi phủ vẩy màu đỏ nâu,
phía bên trong màu nâu hồng đến đỏ nâu. Lá hình
mác, gân lá song song, chạy dọc, trông giống như lá
cau non, củ lại có tác dụng bổ nên có tên sâm cau. Lá có thể dài 40 - 50cm, rộng
3 - 4cm. Từ dò mọc lên một cán mang hoa dài 30 - 40cm. Hoa mọc thành chùm,
màu trắng hoặc vàng nhạt.
* Thành phần kháng khuẩn
10

Hình 5.2. Sâm đại hành Eleutherine subaphylla, họ La
dơn - Iridaceae


Gồm 3 chất: eleutherin, isoeleutherin, eleutherola.
* Tác dụng kháng khuẩn

- Tác dụng kháng sinh:
Dịch chiết tỏi đỏ tẩm giấy có đường kính 10mm đặt trên thạch có cấy vi
khuẩn có tác dụng hạn chế sự sinh sản của vi khuẩn: Diplococcus pneumoniae,
Streptococcus hemolyticus, Staphylococcus aureus. Tác dụng yếu đối với
Shigella flexneri, Shiga, Bacillus mycoides, B. anthracis. Khơng có tác dụng với
Eschirichia coli, Bacillus pyocyaneus.
- Tác dụng chống viêm:
Làm giảm phản ứng phù thực nghiệm trên chân chuột.
* Công dụng
Trên lâm sàng thấy có tác dụng tốt đối với chốc đầu ở trẻ em, nhọt đầu
đinh, viêm họng, viêm da, chàm nhiễm trùng, tổ đỉa, vẩy nến.
Ngoài ra sâm đại hành còn được dùng làm thuốc bổ máu, chữa mệt mỏi.
2.3. Hồng liên
(Rhizoma Coptidis)
Hồng liên là thân rễ đã phơi khơ của nhiều
loài Hoàng liên chân gà như - Coptis quinquesecta.,
Coptis sinensis Franch, Coptis teeta Wall., …họ
Mao lương – Ranunculaceae.
* Đặc điểm thực vật
Hoàng liên là một loại cây cỏ nhỏ, sống lâu
năm, cao độ 20-35cm. Lá mọc so le từ thân rễ, có cuống dài. Phiến lá gồm 3-5 lá
chét. Mỗi lá chét lại chia thành nhiều thùy, mép có răng cưa to. Đầu mùa xn
Hình 5.3. Cây Hồng liên sinh trục mang hoa dài chừng 10cm. Đầu trục có 3 - 4 hoa màu trắng, nhiều lá
Coptis quinquesecta., họ Mao
nỗn rời nhau.
lương - Ranunculaceae

* Thành phần hố học
Trong Hồng liên có khoảng 7% alcaloid tồn phần trong đó chủ yếu là
chất berberin.

11


Ngồi ra cịn có chất palmatin, coptisin, …
* Tác dụng kháng khuẩn
Trên lâm sàng, berberin đã được dùng để điều trị những trường hợp viêm
dạ dày và ruột, tiêu chảy, lỵ. Berberin thường được chọn làm chất chuẩn để so
sánh tác dụng kháng khuẩn của các hoạt chất khác từ thực vật.
* Công dụng
Chữa lỵ: Cả lỵ amip và lỵ trực khuẩn đều có tác dụng. Ngày uống 3 - 6g
chia làm 3 lần uống. Thời gian điều trị 7 - 15 ngày. Nếu lỵ có sốt, sau 2 - 3 ngày
đều giảm sốt, sau 5 ngày phân hết trùng lỵ.
2.4. Canhkina
(Cortex Cinchonae)
Dược liệu dùng là vỏ thân cây Canhkina Cinchona sp., họ Cà phê - Rubiaceae
* Đặc điểm thực vật
Cây cao 15 - 20m. Lá mọc đối, có cuống, với
hai lá kèm thường rụng sớm. Phiến lá nguyên hình
trứng, có gân lá hình lơng chim. Hoa mọc thành
chùm xim, hoa đều, mẫu 5, cánh hoa màu trắng
hơi hồng, thường có mùi thơm dễ chịu. Đài có 5 răng, tràng hình ống, loe ở
miệng, với 5 thùy, 5 nhị đính trên ống tràng.
Hình 5.4. Cây canhkina Cinchona sp., họ Cà phê Rubiaceae

* Thành phần hóa học

Hoạt chất chính của canhkina được coi là những alcaloid chiếm 3 - 15%
trong vỏ cây.Gồm có quinin và quinidin.
* Cơng dụng và liều dùng
Vỏ canhkina dùng làm thuốc chữa sốt, sốt rét, thuóc bổ. Với liều 1 - 5 hoặc

10g một ngày dưới dạng thuốc bột, thuốc viên. Bột canhkina còn dùng rắc lên
vêt thương, vết loét.

12


Vỏ canhkina chủ yếu hiện nay dùng làm nguyên liệu chiết các alcaloid,
chất quinin. Quinin dùng làm thuốc hạ sốt, chữa sốt
rét với liều 1 - 2g một ngày, chia làm nhiều lần uống,
mỗi lần 0,05g.
2.5. Tỏi
(Bulbus Alii)
Dược liệu dùng là dò của cây tỏi - Allium
sativum L., họ Hành - Aliaceae.
Tỏi có nguồn gốc từ Trung á, hiện nay được
trồng khắp thế giới để làm gia vị. Tỏi là một dược
liệu được biết dùng từ lâu, hiện nay trong y học hiện đại đang khai thác để sử
dụng.
* Thành phần hố học
Củ tỏi khơ có chứa 50-60% nước, 2% chất vơ cơ. Lượng glucid khá nhiều:
10-15%. Trong tỏi có lượng nhỏ các vitamin A, B1, B2, B3 và C.

Hình 5.5. Cây tỏi - Allium
sativum
L., chất
họ Hành
- Aliaceae.
Thành phần quan trọng về mặt tác dụng sinh học
là một
kháng

sinh

alixin - một hợp chất sunfua có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh đối với:
Staphyllococcus, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn sinh
bệnh bạch hầu, vi khuẩn thối.
Trong tỏi khơng có chất alicin ngay mà có chất alliin, một acid amin; chất
alliin chịu tác dụng của men alliinase cũng có trong tỏi mới cho chất allicin. Sự
chuyển hố này xảy ra rất nhanh: 50% trong 2 phút. Chất allicin tinh khiết, là
một chất dầu khơng màu, hịa tan trong cồn, benzen, ether, vào dịch nước thì
khơng ổn định, dễ thủy phân. Độ thủy phân chừng 2,5%, có mùi vị như tỏi và có
tính kích thích da như tỏi, alliin khơng có mùi hơi của tỏi. Chất allicin bị nhiệt sẽ
nhanh mất tác dụng, gặp kiềm cũng bị mất tác dụng, acid nhẹ ít bị ảnh hưởng.
Thí nghiệm trong ống nghiệm, tác dụng diệt vi khuẩn của allicin rất mạnh.
Ở nồng độ 1/85.000-1/125.000 đủ ức chế sinh trưởng của Staphylococcus,
Streptococcus, thương hàn, phó thương hàn, trực trùng lỵ.
* Cơng dụng
13


Đã từ lâu đời, tỏi ngồi cơng dụng làm gia vị còn là dược liệu để chữa bệnh
tả, dịch hạch, giun sán và làm thuốc thơng tiểu. Tỏi cịn được coi là một vị thuốc
trường sinh của một số dân tộc vùng Tây tạng. Ngày nay, tỏi được dùng chủ yếu
làm thuốc chống xơ vữa động mạch, làm hạ cholesterol và lipid máu, thuốc
chống nhiễm trùng đường hô hấp và đường ruột, trĩ, đái tháo đường. Người ta
dùng nước tỏi thụt để trị amip, lỵ trực trùng và trị giun. Chế bằng cách giã tỏi,
ngâm 2 giờ với nước sôi để nguội, tỷ lệ 5-10% lọc. Nếu trị lỵ, mỗi ngày thụt một
lần, thời gian điều trị 5-7ngày. Nước tỏi còn dùng để chữa viêm mũi, viêm âm
đạo.
2.6. Nghệ
(Rhizoma Curcumae longae)

Dược liệu là thân rễ cây Nghệ - Curcuma longa L., họ Gừng Zingiberaceae.
* Đặc điểm thực vật
Nghệ là một loại cỏ cao 0,6 - 1m. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt,
khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm. Lá hình trái xoan thon nhọn ở hai
đầu, hai mặt lá đều nhẵn dài tới 45cm, rộng tới
18cm. Cuống lá có bẹ. Cụm hoa mọc từ giữa các
lá lên, màu xanh lục vàng nhạt.
* Thành phần hóa học
Chất màu curcumin 0,3%: tinh thể màu nâu
đỏ, ánh tím, khơng tan trong nước, tan trong rượu,
ether, dung dịch có huỳnh quang màu xanh lục.
Tinh dầu 1 - 5% màu vàng nhạt, thơm.

Hình 5.6. Cây nghệ - Curcuma
Ngồi ra cịn có tinh bột, canxi oxalat, chất béo.longa L., họ Gừng Zingiberaceae.

* Tác dụng kháng khuẩn
Curcumin ức chế hoàn toàn sự phát triển của các vi khuẩn sau: Staph.
aureus ở nồng độ 1:20.000; Salmonella paratyphi ở nồng độ 1:5.000;
Mycobacterium tuberculosis và Trichophyton gypseum ở nồng độ 1:10.000…
* Công dụng
14


Nghệ dùng trong có tác dụng chữa viêm dạ dày; vàng da, phụ nữ sinh nở
xong đau bụng.
Dùng ngoài để chữa mụn nhọt để đỡ sẹo.
3. Nhận thức dược liệu: Ĩc chó, Sâm đại hành, Hồng liên, Canhkina, Tỏi,
Nghệ (Uất kim)


15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×