Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đặc sắc nghệ thuật thơ Võ Quảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.44 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TIỂU LUẬN MÔN:
VĂN HỌC THIẾU NHI

TÊN TIỂU LUẬN:

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ VÕ QUẢNG

Họ và tên sinh viên: TRỊNH MINH QUÂN
Mã sinh viên: 3119150118
Lớp: DGT1193

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2021

1


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trẻ em là tương lai của thế giới nói chung và của đất nước nói riêng. Việc giáo dục
trẻ em ln được đặt lên hàng đầu và luôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Ngoài
việc trang bị cho trẻ những kiến thức về khoa học tự nhiên, để không biến những thiên
thần ngây thơ ấy thành những cổ máy không cảm xúc còn cần phải bồ dưỡng về mặt tâm


hồn giúp trẻ cảm nhận thế giới bằng cảm xúc thông qua các tác phẩm văn học dành cho
thiếu nhi.
Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nổi tiếng với những tác phẩm cho thiếu nhi như
La Phông - ten, Lép Tôn - x - tôi, Andersen, Anh em nhà Grimm, Xu – Khôm – Lin Xki,
Jack London, Jonathan Swift … qua các thể loại truyện ngụ ngôn, truyện ngắn hiện đại,
thơ ngụ ngôn, thơ hiện đại được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều tác
giả thành công với những tác phẩm hướng đến thiếu nhi mang lại giá trị tinh thần giúp bồi
dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ và được mang vào sách giáo khoa giảng dạy như: Định Hải, Trần
Đăng Khoa, Phạm Hổ, Võ Quảng, Xuân Quỳnh, Tơ Hồi, Nguyễn Huy Tưởng, Đồn
Giỏi, … Tác giả Võ Quảng là một trong số những tác giả tiêu biểu với những tác phẩm
dành cho thiếu nhi. Những đóng góp của ơng cho nền văn học nước nhà là vô cùng to lớn,
đặc biệt là phân loại đề tài dành cho thiếu nhi ở cả thể loại thơ và truyện đồng thoại. Hiếm
có nhà văn, nhà thơ nào dành cả cuộc đời sự nghiệp tâm huyết của mình để viết cho thiếu
nhi như Võ Quảng, những sáng tác của ông mang lại cho trẻ em những giá trị tinh thần
phát triển tư duy cảm xúc và những khám phá mới mẻ về thế giới xung quanh.
Nói về riêng thể loại thơ dành cho thiếu nhi, những tác phẩm của Võ Quảng không
chỉ tiếp cận đối tượng trẻ em bằng nội dung đề tài gần gủi (thiên nhiên cây cỏ, loài vật, đồ
vật, con người và thiên thiên nhiên, bài học giáo dục) như các tác giả khác. Điều đặc sắc
tạo nên điểm nhấn khác biệt của tác giả Võ Quảng nằm ở nghệ thuật thơ của ơng. Để tìm
hiểu sự đặc biệt trong nghệ thuật thơ của tác giả Võ Quảng thu hút sự hứng thú của thiếu
nhi như thế nào tôi đã chọn đề tài: “ Đặc sắc nghệ thuật thơ Võ Quảng”.

3


2. Mục tiêu nghiên cứu

Giúp hiểu thêm về Võ Quảng một trong số ít các nhà văn nhà thơ chuyên tâm viết
cho thiếu nhi. Làm sáng tỏ những đặc trưng đặc sắc trong nghệ thuật thơ của Võ Quảng
để thấy được sức hút của các tác phẩm đối với đối tượn đọc giả là các em thiếu nhi.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: các tác phẩm thơ cho thiếu nhi của Võ Quảng.
Phạm vi: Đặc sắc về nghệ thuật thơ của Võ Quảng.
4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích
Phương pháp nghị luận
5. Kết cấu tiểu luận

Gồm hai chương:
Chương I: Vài nét về tác gỉả Võ Quảng và sự nghiệp sáng tác.
Chương II: Đặc sắc nghệ thuật thơ Võ Quảng.

4


CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÕ QUẢNG VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1. Giới thiệu về tác giả:

Võ Quảng sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920 - mất ngày 15 tháng 6 năm 2007 trong
một gia đình nhà nho trung lưu ở xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, bên bờ sông Thu Bồn, tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng. Chịu ảnh hưởng từ cha là một nhà nho ông đem lòng say mê văn
học.
Năm 15 tuổi, Võ Quảng rời quê nhà ra học trường Quốc học Huế. Năm 17 tuổi, ông tham
gia phong trào học sinh yêu nước. Kể từ đó ơng hoạt động cách mạng bí mật ở Huế. Năm
21 tuổi ông bị giặc bắt và giam cho đến lúc cách mạng tháng Tám bùng nổ.
Sau cách mạng tháng Tám âm được giao giữ nhiều chức vụ quan trọng (Phó Chủ
tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Đà Nẵng, Phó Chánh án Tịa án Qn sự miền Nam
Việt Nam, Hội thẩm Nhân dân Tòa án Nhân dân Liên khu V).Trong suốt 9 năm nền Dân

chủ Cộng hịa, ơng đã khẳng định được năng lực hoạt động của mình trên cả hai lĩnh vực
hành chính và tịa án.
Sau năm 1954 Ông tập kết ra Bắc. Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Võ
Quảng. Kể từ đó ơng chỉ chuyên tâm đến nghề viết, hết lòng tâm huyết viết văn cho lứa
tuổi thiếu nhi dưới chế độ mới. Ông là tổng biên tập đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng
(năm 1954 đến năm 1964).
2. Các tác phẩm cho thiếu nhi:

Võ Quảng sáng tác thơ, viết văn xuôi, kịch bản phim hoạt hình và cả tiểu luận phê
bình, kinh nghiệm và lý luận sáng tác văn học thiếu nhi. Ngồi ra, ơng cịn dịch cả sách
báo cho các em. Là người tâm huyết với nghề, ông đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu bồi dưỡng
đạo đức, tình cảm, giáo dục tư cách là người cho các em ngay từ tuổi ấu thơ.

5


Thơ văn của Võ Quảng đã được giới thiệu ra nước ngoài dịch qua các thứ tiếng như
Nga, Pháp, Anh, Đức, … Một số tác phẩm của ông kể cả thơ và văn xi đã được tuyển
chọn vào chương trình giảng dạy từ các cấp Mầm non, Tiểu học, đến Trung học cơ sở. Sự
nghiệp của Võ Quảng khẳng định vị trí quan trọng của ơng trong nền văn học thiếu nhi
của nước nhà.
Những tác phẩm truyện và thơ:
Cái thăng (truyện 1961), Thấy cái hoa nở (thơ 1962), Chỗ cây đa làng (1964), Nắng
sớm (thơ 1965), Cái mai (1967), những chiếc áo ấm (truyện 1970), Anh đom đóm (thơ
1970), Măng tre (thơ 1972), Quê nội (truyện 1973), Tảng sáng (truyện 1973), Bài học tốt
(truyện 1975), Gà mái hoa (thơ 1975), quả đỏ (thơ 1980), Vượn hú (truyện 1993), Ánh
răng sớm (thơ 1993), Kinh tuyến vĩ tuyến( truyện 1995), Sơn Tinh Thủy Tinh kịch bản
phim hoạt hình.
Tác phẩm dịch:
- Đơng Kisốt

- Người anh hùng rừng Xecvut
- Một số truyện ngắn của Marcel Proust
Những bài viết tiêu biểu về tiểu luận phê bình :
- Chung quanh vấn đề sáng tác văn thơ cho thiếu nhi
- Làm thơ cho thiếu nhi
- Truyện đồng thoại cho thiếu nhi
- Thơ cho thiếu nhi

6


- Một số ý nghĩa chung quanh vấn đề sách viết cho thiếu nhi

CHƯƠNG II: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ CỦA VÕ QUẢNG
1. Thể thơ

Với cả cuộc đời tâm huyết viết cho thiếu nhi bảo vệ đã sáng tác 85 bài thơ theo thể
thơ bốn chữ và 10 bài thơ theo thể hai đến ba chữ. Võ Quảng lựa chọn thể thơ tự do cho
các tác phẩm của mình giúp ông thoả sức sáng tạo mà không bị bó buộc bởi những quy
7


tắc nhất định về câu chữ. Vì các tác phẩm của Võ Quảng hướng đến thiếu nhi nên dung
lượng thường ngắn và có nhiều vần liên tiếp. Điều này Vừa tạo nhịp thơ cho tác phẩm vừa
dễ nhớ giúp em dễ dàng học thuộc.
Chủ yếu các tác phẩm của mình bảo quản tiếp theo bút pháp đồng dao mang những
đặc điểm gây hứng thú và phù hợp cho thiếu nhi: Các câu thơ ngắn được ngắt nhịp đều
đặn, mang nhịp điệu dồn dập khỏe khoắn. Đa số các bài thơ của ơng đều mang tính ngụ
ngơn hoặc cho mình câu chuyện có tình huống bất ngờ.Có thể lấy ví dụ như bài “Mời
vào” (sách tiếng Việt lớp 1, tập 2, Cánh diều, trang 132), các câu thơ ba chữ ngắn gọn vừa

dễ hiểu vừa dễ thuộc:
Cốc cốc cốc!
Ai gọi đó
Tơi là thỏ
Nếu là thỏ
Cho xem tai

Cốc cốc cốc!
Ai gọi đó
Tơi là nai
Nếu là nai
Cho xem gạc
(Trích “Mời vào” Võ Quảng)
8


2. Nghệ thuật ngôn ngữ

Ngôn ngữ được dùng trong các tác phẩm của Võ Quảng mang tính giản dị, hồn
nhiên, trong sáng, dễ hiểu phù hợp với suy nghĩ non nớt của trẻ thơ và có đơi chút dí dỏm
tạo sự hứng thú khi tiếp cận với tác phẩm. Đặc biệt ngôn ngữ trong thơ của Võ Quảng gợi
tả và biểu cảm, tạo nên những hình ảnh thật sống động, vừa mang tính thẩm mỹ cao, lại
vừa dễ thuộc dễ nhớ mà ta có thể cảm nhận được điều đó thông qua bài thơ sau:
Ai dậy sớm

Ai dậy sớm

Ai dậy sớm

Bước ra nhà


Đi ra đồng

Chạy lên đồi

Cau ra hoa

Cả vừng đơng

Cả đất trời

Đang chờ đón!

Đang chờ đón!

Đang chờ đón!

(Ai dậy sớm, Võ Quảng, sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1, Chân trời sáng tạo, trang 38)
Những hình ảnh bình dị gợi tả sinh động, thẩm mỹ cao “ Cau ra hoa”, “Cả vừng
đông”, “Cả đất trời” giúp trẻ em dễ dàng hình dung. Kết hợp cùng câu ngắn. khiến cho tác
phẩn khơng khó để đi vào tâm trí trẻ thơ.
Bằng cách sử dụng những biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, lập từ, lặp
câu, các tác phẩm của Võ Quảng đã tạo nên một nét riêng duyên dáng, kỳ ảo làm kích
thích trí tưởng tượng của trẻ em.
Như ở đoạn trích bài “Hỏi chích bơng”:
9


“Tôi nhảy khắp nơi
Để lo làm việc

Nhảy để nhặt sạch
Hàng vạn con sâu
Nhặt để mai đây
Cây cành trĩu quả.”
(Võ Quảng)
Võ Quảng đã nhân hóa chích bơng để kể về cơng việc hàng ngày của mình tác phẩm
trở nên thú vị và tạo cảm giác gần gũi như đang trò chuyện cùng người bạn cho các em
thiếu nhi.
Ngoài việc sử dụng các biện pháp tu từ ơng cịn thường sử dụng các từ láy để làm
tăng sức biểu cảm của bài thơ, giúp cho trẻ em dễ thuộc dễ nhớ nhớ:
“Giọt mưa lách tách
Theo gió rào rào
Nước chảy về ao
Thâu đêm róc rách.”
(Mưa, Võ Quảng)
Trong đoạn thơ trên những âm thanh của cơn mưa được miêu tả bằng những từ láy,
tạo sự sinh động và biểu cảm cao cho hình ảnh, giúp cho các em thiếu nhi dễ hình dung
và cảm nhận cơn mưa một cách chân thật nhất.
Nếu chú ý ta sẽ thấy được tác giả Võ Quảng rất thích sử dụng vần trắc để kết thúc
bài thơ của mình: “Ụt ịt! Ụt ịt!” (Được! được), “Thâu đêm róc rách" (Mưa), “ Đi vào biển
cả" (Câu chuyện lái tàu), … Điều này giúp tác phẩm tạo nên khơng khí vui tươi tinh
nghịch rất phù hợp với tính cách của trẻ em.
Ngôn ngữ hội thoại được Võ Quảng sử dụng trong khá nhiều bài thơ của mình: “Ai
gọi đó?” (Mời vào), “Voi cười: “Bấy lâu/Tôi tập thể dục”.” (Chú voi con), … Điều này
giúp tác phẩm dễ dàng tiếp cận đối tượng là các em thiếu nhi hơn giúp em cảm nhận được
mối liên kết của bản thân và thế giới xung quanh, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn và nhận được sự
yêu quý, săn đón của các em thiếu nhi.
10



3. Nhạc điệu trong thơ

Phạm Hổ đã từng phát biểu, nhạc điệu là yếu tố quan trọng trong thơ dành cho thiếu
nhi. Và điều này được Võ Quảng xác nhận thông qua việc tạo nhạc điệu cho các tác
phẩm thơ của mình dành cho thiếu nhi. Các bài thơ ba chữ từ có nhịp 1/2 hoặc 3:
“Cốc cốc cốc!/
Ai/ gọi đó//
Tơi/ là thỏ//
/Nếu là thỏ/
/Cho xem tai//”
(Mời vào)
Những bài thơ bốn chữ thường có nhịp 2/2 :
“Mặt trời/ gác núi/
Bóng tối/ lan dần//
Anh Đóm/ chuyên cần./
Lên đèn/ đi gác.//”
(Anh Đom Đóm).
Thơ 5 tiếng có nhịp 3/2 hoặc 2/3:
“Nhẹ nhàng/ như thuyền lướt/
Lúc gió thoảng/ ngồi khơi//
Cả đàn vịt/ bơi bơi/
Nước mây hồ/ gợn sóng//”
11


(Như thuyền lướt).
Nhịp thơ trong các tác phẩm của Võ Quảng được sử dụng một cách linh hoạt, thay
đổi khiến cho các bài thơ luôn luôn thú vị không bị nhàm chán.Là người yêu thích sự tự
do thể hiện từ việc chọn thể thơ, đối với nhịp điệu của bài thơ ơng cũng vơ cùng phóng
khống khi cho chúng thay đổi một cách tự nhiên khơng gị ép vào bất cứ một quy tắc

nào. Chính vì vậy ta có thể thấy có bài thơ thay đổi nhịp điệu dài, ngắn nhịp nhàng và
cũng có những bài thơ với nhịp điệu vui tươi năng động phù hợp với tinh thần của trẻ em.
Nhạc điệu trong thơ của Võ Quảng không chỉ thể hiện qua cách ngắt nghỉ nhịp ở các
câu thơ, mà nó cịn thể hiện qua các từ tượng thanh mô phỏng lại âm thanh của thiên
nhiên (động vật, cây cối, đồ vật, các hiện tượng tự nhiên: mưa, gió, nước, … ): Với thế
giới động vật trong thơ của Võ Quảng: Tiếng gà nhảy ổ kêu “tót! tót!”, tiếng vịt kêu “gắp
gắp”, “cạc, cạc, cạc" tiếng cóc kêu “ọc, ọc", … Với những âm thanh tự nhiên: tiếng mưa
“lách tách”, tiếng gió “rào rào", … Hay âm thanh của đồ vật quen thuộc như tiếng chổi tre
quét sân kêu “ roặc … roặc", …
Đây là những chi tiết vô cùng đắt giá trong các tác phẩm của ơng vì chúng sẽ giải
quyết được những thắc mắc non nớt của trẻ thơ vốn khơng có nhiều hiểu biết và kiến thức
về thế giới xung quanh (Con vật vật này kêu thế nào?, Tiếng thác nước ra sao? …).

4. Nghệ thuật miêu tả

Nói đến Võ Quảng viết thơ cho thiếu nhi, chúng ta không thể không nhắc đến nghệ
thuật miêu tả trong các tác phẩm của ơng. Nói khơng q nếu như ví Võ Quảng như một
hoạ sĩ tài hoa, khơng phải bằng màu sắc của bút vẽ, mà trong từng câu chữ của mỗi bài
thơ ông đền chắt lọc những chi tiết tiêu biểu của con vật, cây trái, đồ vật, con người, …
để gửi đến các em thiếu nhi. Đặt mình dưới góc nhìn ngây thơ của trẻ nhỏ, Võ Quảng đã
mang đến đến cho các em cái nhìn thật tinh tế, sống động về những sự vật xung quanh.
Ơng khơng chỉ đơn thuần miêu tả về vẻ bề ngồi, mà cịn lột tả được được tính tình khi
12


nhân vật là các con vật. Như vẻ đẹp của con trâu mộng được thể hiện qua sức khỏe của
nó:
“Da đen bóng lống
Ức rộng thênh thang
Đơi sừng nghênh nghênh

Chóp sừng nhọn hoắt”
Hay trong bài “Ba chị gà mái”, Ba chị gà mái khơng chỉ khác nhau ở dáng vẻ bên
ngồi, người mặc chiếc áo nâu, người mặc chiếc áo trắng, người mặc chiếc áo đen mà cịn
khác nhau về tính nết. Gà mái nâu có vẻ sành sỏi, thành thạo trong việc hưởng thụ, uống
ngụm nước mưa mà say sưa như “Nhấm ly rượu ngọt”. Gà mái trắng có vẻ tình tứ qua
ánh nhìn “Mắt nhìn tha thiết”, qua động tác “Soi mình ngắm nghía”. Gà mái đen có phần
vụng về, đểnh đoảng, vơ tâm, vơ tính: “Đi đứng lăng quăng/ Như người mất của”.
Võ Quảng cịn có thể bộc lộ được sự biến đổi tính cách của nhân vật một cách khéo
léo, tinh tế. Như trong bài thơ “ Gà Mái hoa”, ông đã miêu tả sự biến đổi của gà mái: từ
lúc nhảy ổ cho đến lúc ấp trứng (lúc nhảy ổ thì đổi nết khác thường, lúc đẻ trứng thì rất
vui, đến khi ấp trứng thì tỏ ra dữ tợn, …
“ Bỗng Mái Hoa dổi nết
Cái đầu nó nghếch nghếch
Con mắt nó nhớn nhác
Cái cỗ nó thon thót
Nó kêu tót, tót, tót!”
Ngồi các nhân vật là con vật, Võ Quảng có những bài thơ miêu tả tả cảnh sắc thiên
nhiên vô cùng tinh tế và gần gũi với trẻ thơ. Đọc bài “Ai cho em biết” các em thiếu nhi sẽ
cảm nhận khơng khí tết đến xn về đem lại một vẻ đẹp tinh khôi, tươi sáng cho cảnh vật.
Tất cả các loài hoa đua nhau khoe sắc :
“Hoa cải li ti
Đốm vàng óng ánh
Hoa cà tim tím
Nõn nuột hoa bầu
13


Ớt trắng phau phau
Xanh lơ hoa đỗ
Cà chua vừa độ

Đỏ mọng trĩu cành
Xanh ngắt hành hành
Xanh lơ cải diếp”
Bằng cách sử dụng những từ ngữ miêu tả hợp lý, các từ láy gợi tả, tác giả đã gửi đến
các em một bức tranh xuân rực rỡ màu sắc của hoa lá, cây cối.
5. Những chi tiết hài hước dí dỏm

Với đối tượng hướng đến là các em thiếu nhi trong các tác phẩm của mình Võ
Quảng thường lồng ghép các chi tiết hóm hỉnh dễ thương và dễ nhớ. Sự dí dỏm, hóm hỉnh
này được thể hiện qua nhiều khía cạnh khi ơng sáng tác tác phẩm của mình: cách quan
sát, tiếp cận, cách miêu tả và cách bộc lộ của ơng. Những yếu tố dí dỏm, hình sẽ góp phần
tạo nên tiếng cười cho các em thiếu nhi. Như trong bài “Được! được” hình ảnh những chú
lợn háu ăn hiện lên trong đầu trẻ thơ vô cùng đáng yêu qua ngịi bút dí dỏm của tác giả:
“Con lợn ngẩng nhìn
Bảo là: "Được! Được!"
Rồi nó cúi đầu
Vào máng táp, táp!

Ăn no nằm kềnh
Lợn ta duỗi dài
Phơi bụng ngủ thiếp”
Hay trong bài “Điểm hai”, anh chàng chuột nhắt háu ăn được miêu tả một cách hóm
hỉnh, hài hước với những hành động ăn uống khoa trương của mình:
“Chuột đánh một phóc
Nhảy tót lên giàn
14


Đã đến thiên đàng
Của thằng chuột nhắt!

Sục nồi, lục bát
Ăn hết cục cơm
Chưa no! Ăn luôn
Cả một cục mỡ!
Vung râu. Nghỉ thở”
Những tiếng cười thơng qua các chi tiết dí dỏm, hóm hỉnh của bài thơ góp phần gây
ấn tượng về những gì được mơ tả và mang những bài học giáo dục đến với trẻ em một
cách nhẹ nhàng, thoải mái.

15


KẾT LUẬN
Tóm lại Võ Quảng đã để lại một gia tài tinh thần quý giá cho tuổi thơ các thế hệ trẻ
thơ. Hơn 200 bài thơ ông để lại không chỉ đơn thuần là những bài học làm người sâu sắc
mà còn là nền tảng vững chắc, đồng hành cùng sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt
Nam sau này. Đó chính là thành quả, cơng lao được dâng tặng từ tấm lòng nhân hậu, yêu
thương thiếu nhi thật lịng của nhà thơ. Những tác phẩm của ơng đã chấp những đôi cánh
ước mơ bay đến những chân trời xa rộng ở tương lai, tiếp thêm nghị lực cho bao thế hệ
thiếu nhi Việt Nam trên con đường trưởng thành. Võ Quảng đã tạo ra một giọng thơ riêng
giản dị, trong sáng, chắc khỏe, bất ngờ, hóm hỉnh phù hợp với tinh thần, tâm hồn của trẻ
em.
Nhà văn Tô Hồi đã nhận xét: “Thơ Võ Quảng thường có những khám phá thật bất
ngờ trong những sự việc rất chi là bình thường.”. Điều này đã được chứng minh qua phần
phân tích về đặc sắc nghệ thuận thơ Võ Quảng, biểu hiện rõ nhất ở nghệ thuận miêu tả.
Những chi tiết độc đáo của sự vật được ông đưa vào những bài thơ một cách hết sức tinh
tế. Giúp cho các em nhỏ khi đọc sẽ có được cách quan sát, khám phá độc đáo, riêng biệt
của sự vật, sự việc trong sinh hoạt hằng ngày. Từ đó các em có thể rút ra được ở mỗi bài
thơ những bài học giá trị về cuộc sống, những bài học mang tính giáo dục cao nhưng lại
khơng khơ cứng, gị bó và áp lực.


16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu học tập Văn học thiếu nhi, trường Đạo học Sài Gịn, tp. Hồ Chí Minh,
2020.
2. Sách Tiếng Việt 1, Chân trời sáng tạo, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Sách Tiếng Việt 1, Cánh diều, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
4. Nguồn inernet.



×