Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận Tư tưởng hồ chí minh về quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.35 KB, 12 trang )

Chủ đề 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, Nội dung của tư tưởng Hồ Chí
Minh trong chiến tranh gải phóng dân tộc? Sinh viên cần phải làm gì để bảo vệ tổ
quốc? (bạn copy cái này ra làm bìa, xong xóa cái này đi)
MỤC LỤC

Contents
MỤC LỤC.................................................................................................................3
MỞ ĐẦU...................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CHIẾN TRANH..................................................................................................5
1.1. Nhận định bản chất của Chủ nghĩa đế quốc, nguy cơ xảy ra chiến tranh
trong tương lai.......................................................................................................5
1.1.1. Hồ Chí Minh khái quát bản chất CNĐQ là “con đỉa hai vịi”.................5
1.1.2. Hồ Chí Minh chỉ ra thực tế nguy cơ chiến tranh khi còn tổn tại CNĐQ
trong tương lai...................................................................................................5
1.2. Đặc điểm của chiến tranh theo Tư tưởng Hồ Chí Minh.................................6
CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC VỀ VAI TRỊ CỦA SINH VIÊN TRONG CÔNG
CUỘC BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA...........................7
2.1. Đánh giá thực tiễn nhận thức của lực lượng thanh niên, đặc biệt là sinh viên
trong vấn đề bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay...........................................7
2.2. Vai trị, trách nhiệm của sinh viên góp phần trong công cuộc bao vệ tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa....................................................................................8
KẾT LUẬN.............................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................11

3


MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân


dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát
triển chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời là sự kết
tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người. Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh mang ý nghĩa hết
sức to lớn: trang bị hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh,
nâng cao thêm lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng cả
mỗi người
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta phải nắm bắt được yếu tố cốt lõi
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là: tư tưởng về độc lập dân tộc, dân chủ và chủ
nghĩa xã hội; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Trong đó, một nội dung tư
tưởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh, phản ánh khả năng đánh giá lịch sử và dự
báo một cách khoa học biện chứng của Người, là Tư tưởng Hồ Chí Minh về
chiến tranh.
Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh
nhân dân, là tìm hiểu, phân tích làm rõ những giá trị cốt lõi, cơ sở lý luận, cơ sở
thực tiễn của lý luận Hồ Chí Minh. Đồng thời, chỉ ra thực tiễn sự áp dụng của
Đảng ta trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Từ đó rút ra
kết luận, liên hệ thực tiễn trách nhiệm của tồn dân nói chung và thế hệ thanh niên,
học sinh sinh viên nói riêng.
Vì lý do đó, tơi chọn chủ đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, Nội
dung của tư tưởng Hồ Chí Minh trong chiến tranh giải phóng dân tộc? Trách
nhiệm của sinh viên trong vấn đề để bảo vệ tổ quốc hiện nay” cho bài tiểu luận của
mình.

4


CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CHIẾN TRANH

Khẳng định: Theo Tư tưởng HCM về chiến tranh thống nhất với quan điểm
chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng có sự phát triển, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ
thể của Việt Nam. Trên cơ sở lập trường duy vật biện chứng, HCM đã sớm đánh
giá đúng đắn bản chất, quy luật của chiến tranh, tác động của chiến tranh đến
đời sống xã hội.
1.1. Nhận định bản chất của Chủ nghĩa đế quốc, nguy cơ xảy ra chiến tranh
trong tương lai
Chiến tranh là gì? Chiến tranh là hiện tượng chính trị – xã hội mang tính lịch
sử, là hoạt động đấu tranh giữa các giai cấp, các nhà nước, các lực lượng chính trị
có địa vị, lợi ích đối lập nhau trong một nước hoặc giữa các nước nhằm đạt được
mục đích chính trị nhất định.
1.1.1. Hồ Chí Minh khái quát bản chất CNĐQ là “con đỉa hai vịi”.
Hồ Chí Minh là người phát hiện ra mối liên hệ hữu cơ giữa cách mạng vô
sản ở các nước chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Người đã diễn tả rất sinh động và dễ hiểu mối quan hệ này bằng việc ví chủ nghĩa
đế quốc như con đỉa có hai vịi, một vịi hút máu giai cấp vơ sản ở chính quốc,
một vịi hút máu các dân tộc thuộc địa. Giai cấp vô sản, muốn thắng lợi, phải
cùng một lúc cắt bỏ cả hai vòi đi. Người cũng dùng hình ảnh con chim có hai cánh
khi nói về sự liên quan giữa cách mạng ở chính quốc và cách mạng ở thuộc địa.
Điều phát triển của Hồ Chí Minh là Người không chỉ thấy mối quan hệ, mà
với sự phân tích đúng đắn mâu thuẫn của các nước đế quốc với các nước thuộc địa,
giữa đế quốc với đế quốc và khả năng to lớn của các dân tộc bị áp bức mở ra sau
Cách mạng Tháng Mười - Người đã nhìn thấy “nọc độc và sức sống của con rắn
độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Ngay từ
năm 1921, trên Tạp chí Cộng sản số 15, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò to lớn của
cách mạng giải phóng dân tộc đối với cách mạng ở chính quốc, thậm chí có thể
thành cơng trước và giúp đỡ cho thắng lợi của cách mạng vơ sản ở chính quốc.
1.1.2. Hồ Chí Minh chỉ ra thực tế nguy cơ chiến tranh khi còn tổn tại CNĐQ
trong tương lai.
“Còn chủ nghĩa đế quốc, cịn thực dân, thì cịn nguy cơ chiến tranh” Câu

nói đó trích trong bài trả lời các nhà báo của Chủ tịch Hồ Chủ tịch, đăng trên báo
Cứu Quốc, số 1827, ra ngày 28 tháng 5 năm 1951. Người chỉ rõ: Trong thời đại
ngày nay còn chủ nghĩa đế quốc, thực dân thì cịn nguy cơ xảy ra chiến tranh,
chiến tranh bắt nguồn từ chính bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc,
chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc. Chiến tranh không phải bắt nguồn
từ bản năng sinh vật của con người, không phải là định mệnh và cũng không phải
5


là hiện tượng xã hội tồn tại vĩnh viễn, mà chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ
chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối kháng giai cấp và có áp bức bóc lột.
Câu nói này là lời cảnh giác cho đồng bào, cán bộ và chiến sĩ trước những chiêu
trò, thủ đoạn lừa bịp mà đế quốc Mỹ thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam; để toàn dân, toàn quân nâng cao cảnh giác cách mạng, đồn kết, nhất trí
anh dũng, kiên cường đấu tranh xóa bỏ sự áp bức, bóc lột của đế quốc, xây dựng
một nước Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất và giàu mạnh, văn minh.
Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa tư bản nói chung, chủ nghĩa đế quốc nói
riêng ln tìm cách thích nghi trước sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp của các
mối quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế, nhưng bản chất của chúng vẫn khơng thay
đổi. Đường lối chính trị của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn luôn
chứa đựng nguy cơ chiến tranh. Câu nói của Người vẫn là tiếng chuông cảnh báo,
để thức tỉnh những ai vẫn đang mơ hồ trước những chiêu trò lừa mị của các thế lực
thù địch. Trong quá trình đất nước mở cửa, hội nhập quốc tế, chúng ta phải đề cao
cảnh giác, nhận rõ đối tượng, đối tác, chủ động đấu tranh phòng, chống và làm thất
bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hịa bình”, đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; đoàn kết, phát huy
sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, quyết tâm giữ vững độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
1.2. Đặc điểm của chiến tranh theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
* Xác định tính chất xã hội của chiến tranh, phân tích tính chất chính trị
– xã hội của chiến tranh xâm lược thuộc địa, chiến tranh ăn cướp của CNĐQ,

chỉ ra tính chất chính nghĩa của chiến tranh giải phóng dân tộc.
Về tính chất xã hội của chiến tranh: Trên cơ sở mục đích chính trị của chiến tranh,
HCM khẳng định chiến tranh xâm lược là phi nghĩa, chiến tranh chống xâm lược là
chính nghĩa, (ta là“chính”, địch là “tà”…), từ đó xác định thái độ của chúng ta là ủng hộ
chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa.
HCM khẳng định: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động
bạo lực, độc lập tự do khơng thể cầu xin mà có được, phải dùng BLCM chống lại
bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”.
* Hồ Chí Minh khẳng định: ngày nay chiến tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân ta là chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Phải tiến hành chiến tranh nhân dân “Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc
kháng chiến tồn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”. Cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng, con người là nhân tố quyết định thắng lợi trong
chiến tranh…
Thứ nhất, Người phát triển quan điểm trên và nhấn mạnh: Phải nâng cao
kiến thức quân sự cho toàn dân, "Giáo dục nhân dân từ các cháu đến ông già, bà cả
về chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân", tạo điều kiện cho nhân dân phát
6


huy cao độ tinh thần yêu nước và mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu. Người cịn căn
dặn: Nói giành thắng lợi quân sự, nhưng phải chú ý đến giữ sức dân, người của kiệt
thì qn nhiều khơng đánh được.
Thứ hai, Người nhấn mạnh phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, giữ vững chủ
động trong chiến tranh: Ðộc lập, tự chủ và giữ vững chủ động là hai quan điểm nổi
tiếng mà Người đã nêu ra. Từ quan điểm đó, Người xác định sức mạnh của cơng
cuộc giải phóng: "Cơng cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng nỗ
lực của bản thân anh em."
Thứ ba, Người khẳng định rằng chiến tranh nhân dân phải có lực lượng vũ
trang ba thứ qn làm nịng cốt, có hậu phương vững mạnh. Căn cứ vào mục tiêu

và động lực của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam hiện đại, tư tưởng chiến tranh
nhân dân của Người đã đề cập một cách hệ thống các quan điểm về đoàn kết toàn
dân, động viên sức mạnh toàn dân đánh giặc; vũ trang tồn dân đi đơi với việc xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân; phát huy ưu thế của chế độ mới và
mọi nguồn lực của quốc gia, tranh thủ các nguồn lực quốc tế... Với hệ thống các
quan điểm đó, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam
trong thời kỳ chống thực dân Pháp phát triển mạnh.
Chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là cuộc chiến tranh của
toàn dân, phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất
kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc… hễ là người Việt
Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc…”
CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC VỀ VAI TRỊ CỦA SINH VIÊN TRONG CƠNG
CUỘC BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.1. Đánh giá thực tiễn nhận thức của lực lượng thanh niên, đặc biệt là sinh
viên trong vấn đề bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Sinh viên là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Trong những năm qua, được sự giáo dục của nhà trường và các thế hệ đi
trước, sinh viên đã tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị xã hội xây dựng
và bảo vệ tổ quốc điều đó chứng tỏ ý thức bảo vệ tổ quốc của sinh viên đã được
nâng lên; nhiều phong trào như phong trào sinh viên tình nguyện, thanh niên lập
nghiệp, tuổi trẻ giữ nước đã được đông đảo sinh viên cả nước tham gia, đặc biệt
một bộ phận sinh viên sau khi tốt nghiệp đã gia nhập quân đội thực hiện nghĩa vụ
bảo vệ tổ quốc. Đây là những điểm đánh giá năng lực nhận thức chính trị xã hội
của sinh viên ngành càng được cải thiện và phát huy.
Ngày nay, tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh, sinh viên luôn tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và CNXH; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh
phúc của nhân dân. Thanh niên có khát vọng, ý chí vươn lên, đồn kết, chia sẻ,
7



tương thân, tương ái, vì cộng đồng và lợi ích quốc gia. Họ ln có mặt ở những nơi
khó khăn, gian khổ, xung kích hồn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân
giao. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh
niên Việt Nam với vai trị, trách nhiệm của mình đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện
các chương trình phối, kết hợp với các lực lượng khác nhằm tạo cơ sở và điều kiện
để thanh niên phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của mình trong phát triển
kinh tế; ổn định cuộc sống; tham gia xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh;
củng cố quốc phịng, an ninh góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, vẫn cịn khơng ít sinh viên chưa ý thức đầy đủ về nhiệm vụ bảo
vệ tổ quốc, thậm chí mơ hồ trước âm mưu thủ đoạn chống phá của kẻ thù; một bộ
phận sinh viên khác phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hóa về đạo đức lối sống,
chạy theo lối sống vật chất tầm thường, buông thả, vô nguyên tắc, thờ ơ, lãnh đạm
với các vấn đề chính trị xã hội. Những hạn chế, yếu kém này ảnh hưởng đến xây
dựng tiềm lực để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chế độ. Bởi vậy, việc giáo dục, nâng cao ý
thức bảo vệ tổ quốc là điều hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay.
2.2. Vai trị, trách nhiệm của sinh viên góp phần trong cơng cuộc bao vệ tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Thanh niên là lực lượng đơng đảo, có đầy đủ yếu tổ sức khỏe, năng lực để
đáp ứng yêu cầu của xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, trong đó có lực lượng
sinh viên. Đây là lực lượng có vị trí quan trọng, là nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới, cùng với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Là lực lượng sẵn sàng xung phong nhập ngũ, tham gia vào lực lượng vũ
trang, góp phần bảo vệ Tổ quốc khi cần thiết. Vì vậy, để nâng cao trách nhiệm của
sinh viên trong Bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa cần làm tốt một số nội
dung sau:
Một là, nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục Quốc phòng an
ninh trong trường học.. Đảng và Nhà nước ta luôn coi GDQPAN “là bộ phận của
nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phịng tồn
dân, an ninh nhân dân; là mơn học chính khố trong chương trình giáo dục, đào tạo

trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đồn thể. Việc
học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh là quyền lợi và nghĩa vụ của cán
bộ, cơng chức và của tồn dân...”.
Trên thực tế bộ môn GDQPAN là nội dung học tập đặc thù trong các trường
học nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc. Tầm quan trọng của GDQPAN trong trường phổ thông là ở chỗ
đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
tồn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực,
8


góp phần giáo dục thế hệ tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí
kiên cường.
Hai là, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trong bảo vệ tổ
quốc. Thật vậy, xuất phát từ thực tiễn vẫn còn tồn tại những điểm tiêu cực trong
nhận thức của một bộ phận sinh viên về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, cần thiết phải
nâng cao ý thức của sinh viên về vấn đề này. Bằng những biện pháp cụ thể như:
truyền tải đến sinh viên những thơng tin mang tính chính thống, định hướng, tun
truyền về sự sáng suốt trong lãnh đạo của Đảng về bảo vệ tổ quốc; Phát huy tinh
thần tự giác học tập, rèn luyện bản thân của sinh viên để góp phần nâng cao trình
độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới,
không để các thế lực thù địch, phần tử xấu lôi kéo, dụ dỗ vào các hoạt động gây
rối, biểu tình gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, kiên quyết
giữ gìn mơi trường hịa bình, ổn định để hội nhập và phát triển đất nước.
Ba là, sinh viên cần tích cực đấu tranh, phản bác lại những luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch. Hiện nay, cùng với sự phát triển của Khoa học
công nghệ là sự lợi dụng của các thế lực thù địch nhằm tuyên truyền những luận
điệu xuyên tạc về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Chúng
phủ nhận vai trò của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận
thành quả cách mạng, phi chính trị hóa Qn đội. Tất cả đều được thực hiện trên

mạng xã hội facebook, zalo,… Mà mục tiêu chủ yếu là lực lượng thanh niên, sinh
viên có bản lĩnh chính trị chưa hồn thiện, dễ tin. Vì thế, mỗi sinh viên chúng ta
cần tự tìm hiểu, nâng cao nhận thức chính trị của mình, thơng qua đố đấu tranh
phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của chúng, chỉ ra tính chính nghĩa của
những cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, tin tưởng vào năng lực chiến đấu của Quân đội. Mỗi một sinh viên có nhận
thức đúng đắn, góp phần đập tan mọi âm mưu chống phá, giúp ổn định tình hình
chính trị xã hội, nâng cao hiệu quả phát triển đất nước.

9


KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh là những luận điểm sáng tạo dựa trên
học tuyết Mác-Lenin, có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Làm phong phú thêm học
thuyết Mac-Lenin, đóng góp to lớn vào kho tàng lý luận cách mạng Việt Nam. Hồ
Chí Minh là con người có những nhận xét khoa học về vấn đề chiến tranh, nhận
định rõ bản chất chiến tranh phi nghĩa của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, khẳng định
tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Trên tinh thần phát
huy giá trị thời đại của Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề chiến tranh, Đảng ta đã
phát huy vai trò lãnh đạo nhân dân trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa trong tình hình hiện nay.
Trong đó, Đảng chú trọng giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm
của lực lượng thanh niên nói chung, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng nói
riêng. Lực lượng sinh viên có bản lĩnh chính trị tốt, nhận thức đúng đắn về tầm
quan trọng của sự lãnh đạo của Đảng, nhận thức tốt về vị trí, vai trị, trách nhiệm
của bản thân trong bảo vệ Tổ quốc, là góp phần bảo vệ thành quả cách mạng, xây
dựng và phát triển đất nước giàu đẹp hơn, nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế. Phải làm sao cho lực lượng thanh niên, sinh viên là nòng cốt, là
động lực cho sự phát triển của đất nước, vừa xây dựng tổ quốc, cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa, vừa bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ, và kiên định với tư tưởng của
Hồ Chí Minh “Độc lập dân tộc gắn liên với chủ nghĩa xã hội”

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2006), Giáo trình Giáo dục quốc phịng Tập 1, NXB Giáo
dục, Hà Nội
2. Bộ GD&ĐT (2006), Giáo trình Giáo dục quốc phịng Tập 2, NXB Giáo
dục, Hà Nội
3. Bộ GD&ĐT (2005), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

11


12


13


14



×