Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

tóm tắt luận án đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.84 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO










ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA
CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ,
CA DAO VIỆT NAM



Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số:
62.22.01.01




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN





NĂM 2013




MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Luận án này chọn đề tài về con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao Việt Nam
vì những lý do sau:
1.1. Cơ sở lý luận
a. Con số là một hiện tượng mang tính phổ quát của nhân loại; nó đã được bàn
đến từ lâu dưới nhiều góc độ: triết học, văn hoá học, ngôn ngữ học và nhiều lĩnh vực
khác của khoa học tự nhiên. Trong mọi lĩnh vực, con số vừa là đối tượng vừa là phương
tiện được xem xét lý giải nhằm rút ra những kết luận phù hợp với mục đích nghiên cứu
của từng chuyên ngành. Chẳng hạn, về triết học, tìm hiểu về con số nhằm trả lời câu
hỏi: con số thể hiện quy luật nhận thức của con người như thế nào; về văn hoá nhằm trả
lời câu hỏi: con số phản ánh tinh thần xã hội như thế nào; về ngôn ngữ học để trả lời
câu hỏi: con số hành chức trong xã hội như thế nào. v.v… Như vậy chỉ riêng trong lĩnh
vực “con số”, đã thấy nó hội tụ (và cũng là một sự quy chiếu) nhiều vấn đề liên quan
đến tư duy, văn hoá tinh thần và tổ chức giao tiếp của xã hội.
b. Việc nghiên cứu con số từ góc độ ngôn ngữ học đã được đề cập ở nhiều công
trình. Tuy nhiên, cho đến nay, các kết quả nghiên cứu về con số mới chỉ dừng lại ở một
số nhận xét khái quát, thiên về ngữ pháp (khả năng kết hợp, từ loại). Nhiều phương
diện về con số chưa được các công trình nghiên cứu bàn luận hệ thống và chuyên sâu.
Đây là vấn đề cần được quan tâm tìm hiểu, qua đó góp phần làm sáng tỏ về đặc điểm
ngữ pháp - ngữ nghĩa của con số trong tổ chức giao tiếp ngôn từ của xã hội.
1.2. Cơ sở thực tiễn
a. Con số là một hiện tượng mang tính phổ dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống
hàng ngày; hầu như lĩnh vực giao tiếp nào, đơn vị giao tiếp nào cũng có mặt ở những
mức độ khác nhau, các từ ngữ chỉ lượng, trong đó có con số. Cuộc sống là phải tính
đếm, đo lường, phân chia, xếp loại, các hành động này xuất phát từ con số, liên quan
đến con số.

b. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt là sự kết tinh của trí tuệ, tình cảm,
phản ánh muôn mặt đời sống xã hội từ bao đời: những hoạt động tính toán, đo đếm thể
hiện qua sự xuất hiện của các con số cũng xuất hiện với tần số cao trong thành ngữ, tục
ngữ và ca dao. Hiện tượng này cần được khảo sát, phân tích, đánh giá.
Trên đây là những căn cứ lý luận, thực tiễn đồng thời là đòi hỏi cần thiết của việc
nghiên cứu con số. Đây chính là lý do để chúng tôi thực hiện đề tài này.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Lịch sử hình thành con số gắn với lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại.
Sự ra đời của con số có thể nói là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại. Đến
nay, hầu hết trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội đều có những công trình
khoa học nghiên cứu về con số. Ở đây, chúng tôi chỉ hệ thống lịch sử nghiên cứu con số

1


trong ngôn ngữ học và trong văn hóa - văn học dân gian với các thể loại thành ngữ, tục
ngữ, ca dao.
a. Trong ngôn ngữ học, hầu hết các công trình nghiên cứu về tiếng Việt đều đề
cập đến con số từ nhiều phương diện khác nhau: tên gọi, khả năng kết hợp, ý nghĩa ngữ
pháp, việc phân chia thành các tiểu loại, việc sử dụng con số trong thơ văn, trong đời
sống văn hóa.
- Về tên gọi: có tác giả gọi là lượng số (Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Bùi Đức Tịnh),
có tác giả gọi là tính từ (Nguyễn Lân), có tác giả gọi là danh từ số lượng (Đinh Văn
Đức, UBKHXH, ), có tác giả gọi là số từ (đây là xu hướng chung chiếm đa số ý kiến
của các nhà ngôn ngữ học (chẳng hạn: Nguyễn Kim Thản (1963), Đỗ Hữu Châu
(1962), Nguyễn Anh Quế (1976), Hữu Quỳnh (1980), Nguyễn Tài Cẩn (1999), Diệp
Quang Ban - Hoàng Văn Thung (1999), Lê Biên (1998), Đỗ Thị Kim Liên (1999). v.v
- Về khái niệm, hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất, đây là những từ
biểu thị các ý nghĩa về số lượng và thứ tự.
- Về việc phân chia thành các tiểu loại, hiện nay còn có nhiều ý kiến, nhiều cách

chia khác nhau. Có tác giả chia số từ làm hai tiểu loại là số từ xác định và số từ không
xác định (Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung), có người chia làm ba tiểu loại là số
từ chính xác, số từ thứ tự và số từ ước lượng (Nguyễn Anh Quế), có người chia làm bốn
tiểu loại là số từ chỉ số lượng chính xác, số từ ước chừng, số từ chỉ thứ tự và số từ dùng
với ý nghĩa biểu trưng (Đỗ Thị Kim Liên).
- Về việc xác định con số là thực từ hay hư từ, cũng có hai xu hướng khác nhau.
Xu hướng thứ nhất xem số từ là thực từ (Đỗ Hữu Châu, Lê Biên, Nguyễn Hữu Quỳnh,
Đỗ Thị Kim Liên,…) Xu hướng thứ hai cho rằng số từ vừa có tính chất thực từ vừa có
tính chất hư từ (Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, ).
- Về góc độ ngữ dụng, tri nhận, bước đầu đã có một số tác giả quan tâm, đề cập như Đỗ
Thị Kim Liên, Nguyễn Văn Khang, Trần Văn Cơ, Trường Xuân, Nguyễn Xuân Vinh,
Nguyễn Phú Thứ. v.v Nhiều trang Website đã có những diễn đàn trao đổi về việc sử dụng
con số trong đời sống văn hóa như www.blogphongthuy.com; www.facts.baomoi.com;
www.vi.wikipedia.org; www.baomoi.com; www.facebook.com; v.v
b. Trong văn hóa, hầu hết các công trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam đều đề
cập đến các quan niệm về con số, cách tư duy về số âm, số dương, “số đẹp”, “số xấu”
và việc vận dụng ý nghĩa số trong đời sống của người Việt. Tiêu biểu có các tác giả:
Trần Quốc Vượng, Nguyễn Tài Cẩn, Phan Ngọc, Nguyễn Đăng Duy, Trần Gia Anh,
Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Đức Tồn. v.v
c. Trong nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, nhiều công trình đã đề cập đến
con số trong các thể loại từ nhiều góc độ khác nhau. Từ góc độ thi pháp có Nguyễn Thị
Đào, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Triều Nguyên; từ góc độ ngữ nghĩa có Tạ
Đức Hiền, Nguyễn Thị Thương, Triều Nguyên. v.v

2


Nhìn chung, con số đã được giới nghiên cứu quan tâm ở những mức độ khác
nhau trong nhiều công trình nghiên cứu trên nhiều phương diện. Nhiều tác giả cho rằng
đây là một vấn đề có giá trị lý luận và thực tiễn. Tuy vậy, cho đến nay, chưa công trình

nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về con số. Nhất là con số xuất hiện
trong cả ba thể loại thành ngữ, tục ngữ và ca dao. Tuy nhiên, những kết quả đã có được,
có ý nghĩa gợi mở, cung cấp cơ sở lý luận cần thiết cho chúng tôi trong việc nghiên cứu
đặc điểm và ý nghĩa của con số trong đề tài này.
3. ĐỐI TƯỢNG, NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các con số mà người Việt sử dụng xuất hiện
trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao Việt Nam.
3.2. Nguồn tư liệu
Tư liệu dùng để thống kê, tìm hiểu con số của luận án này là các tập sách đã xuất
bản:
- Từ điển thành ngữ Việt Nam, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân
Thành, Nxb Văn hóa, 1993 (679 trang).
- Kho tàng ca dao người Việt (2 tập), Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật, Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002 (2779 trang).
- Kho tàng tục ngữ người Việt (2 tập), Nguyễn Xuân Kính (chủ biên). Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội, 2002 (3236 trang).
- Từ vựng chữ số và số lượng, Bùi Hạnh Cẩn. Nxb Văn hoá - thông tin, 1997
(242 trang).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung xem xét các con số cụ thể xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ, ca
dao người Việt từ góc độ ngôn ngữ học và ngôn ngữ - văn hóa.
4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Mục đích nghiên cứu
Qua khảo sát và nghiên cứu các con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, luận án
nhằm:
a. Góp phần làm rõ sự hoạt động của các con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
với tư cách là một từ loại trong tiếng Việt.
b. Góp phần phân tích, lý giải ngữ nghĩa, vai trò và các biểu đạt văn hóa của con
số trong ngữ cảnh thành ngữ, tục ngữ và ca dao; đồng thời qua đó làm sáng tỏ quan

niệm về con số trong tư duy và giao tiếp của người Việt.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, các nhiệm vụ chính của luận án là:
a. Tổng quan lịch sử về con số, các quan niệm về con số và những vấn đề có liên
quan đến khái niệm này.

3


b. Thống kê, phân loại các con số được dùng trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao.
Nêu các đặc điểm về hoạt động ngữ pháp và ngữ nghĩa của các con số.
c. Phân tích làm rõ vai trò của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao người Việt
và giải mã con số từ góc độ văn hóa.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính: thống kê, phân loại; phân
tích ngữ nghĩa; so sánh, đối chiếu; phân tích - tổng hợp.
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả của Luận án góp phần sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận của chuyên
ngành Việt ngữ học về phương diện đặc điểm ngôn ngữ nói chung, số từ nói riêng trong
bộ phận văn học truyền miệng là thành ngữ, tục ngữ, ca dao; đồng thời giúp ích cho
việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy được thể hiện trong di
sản văn hóa tinh thần của dân tộc, phục vụ cho việc biên soạn các giáo trình từ vựng
học và cũng giúp cho sự cảm thụ, phân tích và giảng dạy các tác phẩm văn học dân
gian trong nhà trường.
7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến con số
Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Việt Nam

Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Việt Nam
Chương 4: Vai trò và đặc trưng văn hóa của con số trong thành ngữ, tục ngữ,
ca dao Việt Nam.







4


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CON SỐ

Trong chương này chúng tôi trình bày những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho việc
tìm hiểu về con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, gồm:
1.1. Khái niệm con số
Con số nằm trong hệ thống các từ thuộc nhiều từ loại khác nhau cùng biểu đạt ý
nghĩa chỉ lượng hay có liên quan đến ý nghĩa chỉ lượng. Trong số đó, số từ là loại
chuyên dụng, điển hình về biểu thị số lượng. Từ các định nghĩa của các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ đi trước, chúng tôi xác định: con số thuộc từ loại số từ, là những từ chỉ số
lượng và thứ tự (xác định hoặc biểu trưng) của sự vật.
- Về ý nghĩa: số từ là những từ chỉ số lượng, số thứ tự (chỉ số lượng xác định
hoặc phiếm định, chỉ số lượng cụ thể hoặc biểu trưng).
- Về khả năng kết hợp: số từ có thể kết hợp trước danh từ để biểu thị ý nghĩa số
lượng sự vật nêu ở danh từ; kết hợp sau danh từ để biểu thị ý nghĩa về thứ tự, hoặc đặc
điểm về tổ chức, hoặc đặc điểm về số hiệu của đối tượng được nêu ở danh từ; kết hợp

với động từ, tính từ, đại từ, trong một số trường hợp hạn chế.
- Về chức năng ngữ pháp: số từ có thể làm thành tố phụ trong cụm danh từ, cụm
động từ, cụm tính từ; làm chủ ngữ, vị ngữ trong một số trường hợp đặc biệt.
- Khái niệm được áp dụng trong Luận án: Với cách gọi con số, chúng tôi xác
định: con số là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật (số lượng và vị thứ xác
định hoặc biểu trưng). Như vậy, con số: a) là những cá thể, đơn vị nhỏ trong một tổng
thể; b) có hình dáng, hoạt động; c) tồn tại trong tâm thức của người Việt như là những
biểu tượng. Theo đó thì con số cũng được coi là những sinh thể có hoạt động, có hình
dáng, có đời sống riêng trong đời sống văn hóa tinh thần của con người. Luận án này đi
tìm đời sống riêng ấy của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
1.2. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao và vấn đề con số
Thành ngữ, tục ngữ và ca dao đều là lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động, có
nguồn gốc từ lâu đời, có nghĩa bóng bẩy, giàu hình ảnh; đều là những văn bản đặc thù
có tính nghệ thuật (tính vần điệu, tính biểu trưng). Cả ba đều phản ánh nếp cảm, nếp
nghĩ của người dân, chủ yếu là của người dân lao động; đều chứa đựng những nét văn
hóa bản thể của dân tộc. Bản thân ba thể loại đều có sự vận dụng lẫn nhau, chúng ta có
thể tìm thấy thành ngữ trong tục ngữ, thành ngữ, tục ngữ trong ca dao. Đây có thể coi là
hiện tượng ba trong một của văn học dân gian.
Bên cạnh những điểm tương đồng, thành ngữ, tục ngữ, ca dao cũng có những
điểm khác biệt. Có thể tóm lược các đặc điểm khác biệt qua bảng sau:



5


Bảng 1.1. So sánh những điểm khác biệt giữa thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Bình diện
so sánh
Thành ngữ Tục ngữ Ca dao

Kết cấu
Cụm từ cố định.
Câu hoàn chỉnh
Văn bản hoàn chỉnh
Chức năng
văn học
Chức năng
thẩm mĩ
Chức năng thẩm mĩ
Chức năng nhận thức
Chức năng giáo dục
Chức năng thẩm mĩ
Chức năng nhận thức
Chức năng giáo dục
Hình thức
lập luận
Diễn đạt khái niệm,
khái quát hiện tượng
riêng rẽ.
Diễn đạt phán đoán,
khẳng định một thuộc
tính của hiện tượng.
Biểu đạt trữ tình, mang
tính duy cảm.
Chức năng
của các
hình thức
ngôn ngữ
Chức năng
định danh.



Hiện tượng
ngôn ngữ
Chức năng thông báo
thuộc lĩnh vực hoạt
động nhận thức.

Hiện tượng ý thức xã
hội, văn hóa tinh thần
của nhân dân.
Chức năng biểu cảm,
thuộc lĩnh vực văn học.

Hiện tượng “tinh thần xã
hội”, là “cây đàn muôn
điệu” của đời sống tâm
hồn nhân dân.
Cơ sở (căn cứ) tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của con số trong thành
ngữ, tục ngữ, ca dao người Việt là:
- Cơ sở thực tiễn: Khảo sát 3225 thành ngữ có 464 đơn vị có con số, chiếm
14,4%; khảo sát 16.098 câu tục ngữ có 2164 câu sử dụng số, chiếm 13,44%; khảo sát
12.419 bài ca dao có 2953 bài có con số, chiếm 23,8%. Sự xuất hiện các con số với tần
số cao như vậy hẳn là có nguyên do, cần phải khảo sát, điều tra, tìm hiểu.
- Cơ sở lý luận: Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, nhiều ngữ cảnh con số không
quy chiếu về số xác định mà mang ý nghĩa biểu trưng. Ý nghĩa này xuất hiện một cách
tự nhiên, phổ biến và phong phú, phản ánh chiều sâu tư duy, đặc trưng ngôn ngữ - văn
hóa dân tộc. Đó chính là vấn đề mà đề tài cần phân loại, phân tích.
1.3. Lý thuyết về nghĩa
Thế nào là nghĩa hiện tại vẫn đang là vấn đề chưa được xác định rõ ràng và thống

nhất. Tuy vậy, có thể xác định theo một số hướng tiêu biểu: nghĩa là một phạm trù
thuộc nội dung; nghĩa là sự phản ánh hiện thực; nghĩa là một sự tổng hợp. Có nhiều
loại nghĩa như: nghĩa gốc, nghĩa phái sinh, nghĩa ngữ cảnh, nghĩa biểu trưng, nghĩa liên
nhân, hiển ngôn, hàm ngôn.v.v Ở đây chúng tôi tìm hiểu hai loại nghĩa làm cơ sở cho
việc tìm hiểu ngữ nghĩa của con số trong luận án là nghĩa gốc và nghĩa biểu trưng.
- Nghĩa gốc (nghĩa ban đầu, nghĩa từ vựng) của từ là nghĩa được coi là có trước
những nghĩa khác về mặt lịch sử, và mang tính võ đoán (không có lý do).

6


- Nghĩa biểu trưng là loại nghĩa có sự hình dung, tưởng tượng, liên hệ của người
nói, người nghe liên quan đến hiện thực, đây là loại nghĩa có căn cứ, có liên quan đến
nghĩa ban đầu. Nghĩa biểu trưng cũng có thể hiểu là kết quả của sự chuyển nghĩa gốc
(theo phép ẩn dụ hay hoán dụ thông qua sự liên tưởng) sang loại nghĩa tượng trưng,
bóng bẩy và có tính trừu tượng.
Như vậy, để hiểu được nghĩa biểu trưng của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca
dao, cần có những tri thức liên quan đến văn hóa, cách tư duy của người Việt trong đời
sống văn hóa nói chung và trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói riêng.
1.4. Vấn đề con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao từ góc độ ngôn ngữ -
văn hóa
Trong sự vận động tồn tại, ngôn ngữ, tư duy và văn hóa luôn đồng hành. Việc
vận dụng ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn tới quá trình tư duy và sáng tạo. Vì vậy, tìm hiểu
ý nghĩa của yếu tố ngôn ngữ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao người Việt, nhất thiết
phải tìm hiểu về văn hóa và cho thấy văn hóa của người Việt.
Trong đời sống văn hóa, con số được gắn với nhiều quan niệm khác nhau. Có
con số may mắn, có con số rủi ro, từ đó mà sinh ra con số được ưa chuộng và kiêng kỵ.
Trong quan niệm của người Việt, các con số được chia thành số âm và số dương. Các
con số lẻ một, ba, năm, bảy, chín được gọi là số dương - cương, thiện, đại, chánh,
thành, thực, quân tử, phú, quý, cho (phát ra), động, nóng, phía trên, bên ngoài, sáng,

để nói lên sự thành, thịnh, suy, huỷ của dương khí; các con số chẵn hai, bốn, sáu, tám,
mười biểu thị cho âm khí - là nữ (đàn bà), nhu, ác, tiểu, tà, ngụy, hư, tiểu nhân, bần,
tiện, lấy (thu hút), tịnh, lạnh, phía dưới, bên trong, tối. Từ quan niệm đó mà người Việt
rất có ý thức chú ý đến sự hiện diện của con số và những ý nghĩa của nó trong nhiều
hoạt động của đời sống.
1.5. Tiểu kết
Trên cơ sở các ý kiến bàn luận, đánh giá, và kết quả khảo cứu về số từ của các
công trình đi trước, luận án xác định: Con số là những từ chỉ số lượng và thứ tự của
sự vật (có nghĩa xác định hoặc biểu trưng).
Con số cũng như nhiều yếu tố khác xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
phản ánh chiều sâu tư duy, đặc trưng văn hóa dân tộc. Tìm hiểu con số trong thành
ngữ, tục ngữ, ca dao, một phương diện quan trọng của luận án chính là góp phần “giải
mã” “nhận thức văn hóa” dân tộc thể hiện qua hệ thống con số xuất hiện trong đó.
Một trong những cơ sở để nghiên cứu con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
nữa đó là các mối quan hệ ngữ nghĩa của từ với ngữ cảnh giao tiếp, với đặc trưng của
văn cảnh mà từ xuất hiện; các quan niệm về số trong đời sống văn hóa nói chung nhằm
chiếu rọi vào con số trong các ngữ cảnh của thành ngữ, tục ngữ và ca dao. Từ cái chung
cơ sở để xem xét cái riêng, từ sự biểu hiện phổ quát để tìm thấy sự sinh động, linh hoạt
trong đời sống của con số, đó chính là cơ sở lý thuyết để đạt đến mục tiêu luận án đã đề
ra.

7


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ,
TỤC NGỮ, CA DAO

2.1. Đặc điểm từ loại của các con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Về cơ bản, phần lớn các con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao là số từ. Điều đó

thể hiện rõ trên cả ba phương diện: ý nghĩa phạm trù, khả năng kết hợp và chức năng
ngữ pháp. Tuy nhiên, nhờ sự chi phối của ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm nghệ thuật
của các thể loại, con số cũng có khả năng chuyển di từ loại. Dưới đây là bảng hệ thống
các từ loại của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao:
Bảng 2.1. Từ loại của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
TT Từ loại
Số lượt
Ngữ cảnh sử dụng
Thành
ngữ
Tục
ngữ
Ca
dao
1 Số từ 719 3477 5157
- Con số chỉ đơn vị
- Con số chỉ thứ tự
- Con số chỉ lượng
- Con số chỉ tuổi tác
2 Danh từ 0 0 694
Con số là danh từ riêng (tên gọi của
người)
3 Tính từ 19 128 185
Con số biểu thị mức độ, đặc điểm, tính
chất nêu ở động từ, tính từ mà nó đi kèm.
2.2. Đặc điểm khả năng kết hợp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
2.2.1. Khả năng kết hợp của con số với các từ loại khác
Qua khảo sát kết hợp của con số với các từ loại khác trong thành ngữ, tục ngữ,
ca dao chúng tôi có bảng thống kê số lượt kết hợp của con số với các từ loại khác
như sau:

Bảng 2.2. Khả năng kết hợp của con số với các từ loại khác
Thể
loại
Danh từ
Động
từ
Tính
từ
Đại
từ
Số -
lượng

Phụ
từ
Cộng
1
2
3
4
5
6
7
Thành
ngữ
68 90 2 181

220

84 73 15 5

738/
464
Tục
ngữ
7 2 1573

795 6 181

350

214 114 326 37
3605/
2164
Ca
dao
11 1815

1617

63 525

879

491 117 104 318 96
6036/
2953
Ghi chú:

8



Ở cột Danh từ chia thành bảy cột nhỏ có các kết hợp như sau:
1: Kết hợp con số và danh từ riêng;
2: Kết hợp con số và danh từ tổng hợp;
3: Kết hợp con số và danh từ đơn vị;
4: Kết hợp con số và danh từ chỉ loại;
5: Kết hợp con số và danh từ chất liệu;
6: Kết hợp con số và danh từ trừu tượng;
7: Kết hợp con số và danh từ đơn thể.
2.2.2. Khả năng kết hợp của con số với con số
Sự kết hợp giữa số và số trong văn bản là một trong những yếu tố tạo nên linh
hồn của các thành ngữ, tục ngữ, ca dao có sử dụng số. Điều này được tác giả dân gian
vận dụng khá phổ biến. Có thể thấy điều đó qua bảng thống kê dưới đây:
Bảng 2.3. Tần số sử dụng số độc lập / kết hợp trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Thể loại
Tổng số đơn
vị/câu/bài
Đơn vị/câu/bài sử
dụng con số độc lập
Đơn vị/câu/bài có
kết hợp số và số
Thành ngữ
464 (100%)
126 (27,2%)
338 (72,8%)
Tục ngữ
2164 (100%)
719 (33,23)
1445 (66,77%)
Ca dao

2953 (100%)
1463 (49,54)
1490 (50,46%)
Thống kê các kết hợp của con số tạo nên tính nghệ thuật, giá trị biểu trưng trong
các tác phẩm của ba thể loại, chúng tôi có bảng sau:
Bảng 2.5. Kết hợp con số với con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao
Nguyên
tắc kết
hợp
Các cặp
kết hợp
Từ kết hợp với con số
(X - Y)
Mô hình
kết hợp
Thể loại

Số và số
tương
đương
về lượng
một - một
ba – ba
- X-Y là các đơn vị, sự vật đối lập
về tính chất, đặc điểm, trạng thái;
- X-Y là những đơn vị, sự vật
tương đương về đặc điểm, trạng
thái hoặc có quan hệ logic.
số X - số Y
Trong

cả ba
thể loại
Số sau
gấp đôi
số trước
về lượng
một - hai
hai - bốn
ba - sáu
bốn - tám
năm-mười
- X-Y là những danh từ đơn vị
tương đương hoặc bao chứa nhau;
- X-Y là những từ chỉ đặc điểm,
tính chất, trạng thái tương đương
hoặc có quan hệ logic với nhau.
số-số X
X số-số
số X - 2số Y


Trong
cả ba
thể loại
Số và số
liền kề
về logic
một – hai
hai - ba
ba - bốn

- X: phụ thuộc vào ngữ cảnh để lựa
chọn;
số-số X
X số-số
Chủ yếu
trong ca
dao

9


năm - sáu
bảy - tám
chín-mười
- X-Y: là những từ chỉ đặc điểm,
tính chất, trạng thái tương đương
hoặc có quan hệ logic với nhau.
số X - số Y
Trong
cả ba
thể loại
Số lẻ -
số lẻ liền
kề
ba - một
một - ba
năm - ba
năm - bảy
X-Y là những từ chỉ đơn vị; chỉ đặc
điểm, tính chất, trạng thái tương

đương hoặc có quan hệ logic với
nhau.
số X - số Y
số số X

Trong
cả ba
thể loại
Số chẵn
- số chẵn
liền kề
hai - bốn
bốn - sáu
mười - tám
X-Y là những từ chỉ đặc điểm, tính
chất, trạng thái tương đương hoặc
có quan hệ logic với nhau.

số X - số Y
Trong
cả ba
thể loại
Số bé -
số lớn
một - chín
một-mười
ba - bảy
X-Y là những từ chỉ đơn vị giống
nhau; chỉ đặc điểm, tính chất, trạng
thái tương đương hoặc có quan hệ

logic với nhau.

số X - số Y
Trong
cả ba
thể loại
Số tăng
tiến từ
bé đến
lớn
có ít nhất
3 số trong
kết hợp
X-Y: là những từ chỉ đặc điểm, tính
chất, trạng thái tương đương hoặc
có quan hệ logic với nhau.
Không có
mô hình ổn
định
Trong
tục
ngữ,
ca dao
(Mô hình kết hợp số số X hoặc X số số chỉ có trong ca dao).
2.3. Đặc điểm chức năng ngữ pháp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca
dao
Khảo sát chức năng ngữ pháp của con số trong ba thể loại kết quả như sau:
Bảng 2.6. Chức năng ngữ pháp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Cấp
độ

Chức năng ngữ pháp
Số lượt
Th.ngữ
T.ngữ
Ca dao



Cụm
từ
Con số làm phụ tố trong cụm danh từ bổ sung
ý nghĩa về số lượng và thứ tự.
580 2604 4870
Con số làm phụ tố trong cụm động từ bổ sung
ý nghĩa về mức độ của hành động, trạng thái.
84 214 491
Con số làm phụ tố trong cụm tính từ bổ sung ý
nghĩa đặc trưng mức độ, phẩm chất
73 114 117
Con số làm thành tố chính trong cụm số từ
1
97
106

Câu
Con số làm chủ ngữ

213
240
Con số làm vị ngữ


257
136
Con số làm bổ ngữ

106
76


10


2.4. Tiểu kết
Từ việc khảo sát các đặc điểm ngữ pháp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca
dao, chúng tôi có mấy nhận xét sau:
Về đặc điểm từ loại, từ loại gốc của các con số là số từ. Khi tham gia vào thành
ngữ, tục ngữ, ca dao, trong một số ngữ cảnh, con số có khả năng chuyển loại thành danh
từ, tính từ. Tuy nhiên, các trường hợp này chủ yếu chỉ xảy ra trong ca dao; thành ngữ và
tục ngữ rất hạn chế.
Về khả năng kết hợp, con số có thể kết hợp với hầu hết các từ loại trong thành
ngữ, tục ngữ, ca dao (trừ một vài trường hợp hạn chế). Từ loại có kết hợp rộng rãi nhất
với con số là danh từ. Khi kết hợp với danh từ, con số thường làm phụ tố trong cụm
danh từ, biểu thị ý nghĩa về số lượng hoặc thứ tự cho danh từ chính. Khi kết hợp với từ
loại động từ hoặc tính từ, con số thường làm phụ tố trong cụm động từ/tính từ, biểu thị
mức độ của hành động, trạng thái, tính chất, được nêu ở động từ, tính từ. Khi kết hợp
với các từ loại như phụ từ (đã, vừa), đại từ (mình, ta), lượng từ (muôn, vài, ), con số
giữ vai trò là chính tố trong cụm số từ.
Các con số khi cùng xuất hiện trong một đơn vị/câu/bài, kết hợp giữa chúng
theo một số nguyên tắc cơ bản: số và số tương đương về lượng, số sau gấp đôi số
trước về lượng, số và số liền kề về logic, số lẻ - số lẻ liền kề, số chẵn - số chẵn liền

kề, đối lập giữa số bé và số lớn, nhiều số sắp xếp theo trật tự tăng tiến từ bé đến lớn.
Các nguyên tắc đó chi phối đến ý nghĩa của con số và tạo thành những mô hình kết
hợp tương đối ổn định như những biểu thức số. Về cơ bản có ba mô hình chính: SỐ
X - SỐ Y; SỐ SỐ - X; X - SỐ SỐ.
Về chức năng ngữ pháp, con số có thể đảm nhiệm vai trò là phụ tố trong cụm
danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, làm thành tố chính trong cụm số từ, làm chủ ngữ, vị
ngữ hoặc bổ ngữ trong câu.
Như vậy, bản thân con số là một hiện tượng ngôn ngữ độc đáo. Nó vừa có những
đặc điểm nổi bật đặc trưng của từ loại số từ vừa có những đặc điểm dị biệt khi tham gia
vào những thể loại giàu tính nghệ thuật như thành ngữ, tục ngữ và ca dao.

11


Chương 3
NGỮ NGHĨA CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO

3.1. Bước đầu khảo sát ý nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Con số xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao với một tần số lớn, qua khảo
sát, chúng tôi có bảng hệ thống sau:
Bảng 3.1. Tần số sử dụng các con số cụ thể trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Con số

Thể loại
Một
Hai

Ba Bốn Năm

Sáu Bảy Tám


Chín

Mười

Số lớn

Tổng
hợp
Th.
Ngữ

S.L.
199/
163
67/
65
130/
126
46/
45
56/
56
30/
30
61/
61
28/
28
32/

32
34/
32
55/
55
738/
464
Tỉ lệ %
27/
35,1
9,1/
14
17,6/

27,2
6,2/
9,7
7,6/
12,1

4,1/
6,5
8,3/
13,1
3,8/
6,0
4,3/
6,9
4,6/
6,9

7,5/
11,9
100%
Tục
ngữ
S.L.
1286/

1079
481/
414
571/
528
138/

137
145/

141
57/

57
129/
129
117/
115
170/
151
288/
253

238/
256
3605/
2164
Tỉ lệ %
35,7/
49,6
13,3/

19,1
15,8/

24,4
3,8/
6,3
4,0/
6,5
1,6/
2,6
3,6/
6,0
3,2/
5,3
4,7/
7,0
8,0/
12,0
6,6/
11,8
100%

Ca
dao
S.L.
2040/

1542
850/
722
878/
764
409/
338
476/

409
120/

112
195/
177
109/
103
284/
262
289/
257
386/
346
6036/
2953

Tỉ lệ %
33,8/
52,2
14,1/

24,4
14,5/

25,9
6,8/
11,4
7,9/
13,9

2,0/
4,0
3,2/
6,0
1,8/
3,5
4,7/
8,9
4,9/
8,7
6,1/
11,7
100%
Ghi chú:
- Các dòng S.L. gồm hai vế: vế đầu là số lượt xuất hiện của con số; vế sau là số
bài (ca dao)/câu (tục ngữ)/đơn vị (thành ngữ).

- Tỉ lệ: Gồm hai dòng, dòng trên chúng tôi tính tỉ lệ giữa số lượt của từng con số với
tổng số lượt; dòng dưới là tỉ lệ giữa số câu có con số đó với tổng số câu được khảo sát.
Trong bảng thống kê trên, trong ca dao có 144 lượt / 60 bài có số chỉ thứ tự, tục
ngữ có 425 lượt / 201 câu có số chỉ thứ tự, thành ngữ có 8 lượt / 4 đơn vị.
Từ những kết quả khảo sát trên, luận án tiến hành tìm hiểu ý nghĩa của con số trên
các phương diện: nghĩa gốc và nghĩa biểu trưng của con số trong thành ngữ, tục ngữ,
ca dao.
3.2. Nghĩa gốc của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Con số được sử dụng với nghĩa gốc trong một số ngữ cảnh như:

12


- Con số chỉ thời gian là những ngày, tháng trong năm;
- Con số chỉ tuổi tác;
- Con số chỉ lượng trong những kinh nghiệm sản xuất, sinh hoạt;
- Con số chỉ đơn vị trong những ngữ cảnh đo đếm, tính toán chính xác.
3.3. Nghĩa biểu trưng của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
a. Tổng hợp nghĩa biểu trưng trong cả ba thể loại
Trong phần nghĩa biểu trưng, chúng tôi tách các con số thành hai nhóm: Số chỉ
lượng: những con số lẻ (một, ba, năm, bảy, chín), những con số chẵn (hai, bốn, sáu,
tám, mười), những con số lớn hơn mười (số lớn) và số thứ tự. Qua phân tích, chúng tôi
có bảng hệ thống các ý nghĩa biểu trưng của các con số như sau:
Bảng 3.2. Ý nghĩa biểu trưng của các con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Con số
Nghĩa biểu trưng
Ghi chú
Con
số
lẻ

một
1. Lẻ loi, đơn độc 5. Tính toàn vẹn
2. Duy nhất 6. Sự thống nhất
3. Đơn vị như nhau 7. Thuỷ chung
4. Chuyên biệt 8. Tính quan trọng
Trong cả ba
thể loại
ba
1. Ít, không đáng kể 4. Sự thay đổi
2. Nhiều, không xác định 5. Sức mạnh đoàn kết
3. Vững vàng 6. Ấn tượng kiêng kỵ
Trong cả ba
thể loại
năm
1. Nhiều, phức tạp 4. 5 - 7: Nhiều, quá trình dài
2. Tính quy luật 5. Ấn tượng kiêng kỵ
3. 5 - 3: ít, từ 3 đến 5
Trong cả ba
thể loại
bảy
1. Khó khăn, thử thách 4. Sự vận động, phát triển
2. Nhiều, phức tạp hoặc sự đủ đầy, viên mãn
3. Sự thay đổi
Trong cả ba
thể loại
chín
Những cái nhất: cao nhất, sâu nhất, dài nhất, rộng
nhất, bền nhất, cao quý nhất, sang trọng nhất, đầy đủ,
toàn vẹn nhất.
Trong cả ba

thể loại
Con
số
chẵn
hai
1. Sự gắn bó 4. Toàn vẹn, tất cả
2. Sự đối lập 5. Hạnh phúc lứa đôi.
3. Ít, thưa thớt
Trong cả ba
thể loại
bốn
sáu
tám
1. Sự toàn vẹn, cân đối, hài hòa
2. Tính quy luật
Trong cả ba
thể loại
mười

1. Nhiều nhất, đầy đủ nhất, toàn vẹn nhất.
2. Dài nhất - chỉ một đời người.
Trong cả ba
thể loại

13



Số
lớn

1. Biểu trưng cho cái bất thường, cọc cạch trong cuộc
sống.
2. Tạo nên những hạn định, những cái mốc trong
cuộc đời con người để đánh giá sự việc.
3. Biểu trưng cho sự đầy đủ, toàn vẹn, hoặc tính quy
luật.
Trong tục
ngữ, ca dao;

không có
trong thành
ngữ
Số
thứ
tự
1. Thứ nhất, thứ hai, : ý nghĩa định tính (Những sự
việc, hiện tượng như nhau).
2. Nhất: đánh giá, khen, chê, tự hào, ngợi ca
3. Một là, hai là : Nhiều giả thiết đối với một đối
tượng.
4. Một yêu, hai yêu : Các phương diện khác nhau
của một đối tượng
Trong tục
ngữ, ca dao;

không có
trong thành
ngữ
Với những ý nghĩa biểu trưng trên, có thể thấy con số được sử dụng rất phong
phú trong cả ba thể loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao. So sánh việc sử dụng con số trong

cả ba thể loại, chúng tôi có mấy nhận xét sau:
- Các con số chẵn được sử dụng ít hơn, ổn định hơn so với con số lẻ về cả tần số
sử dụng và ý nghĩa biểu trưng.
- Các con số lẻ được vận dụng linh hoạt trong rất nhiều ngữ cảnh với những ý
nghĩa biểu trưng phong phú, có khi đối lập nhau trong từng con số.
- Trong trật tự logic, các con số ở giữa (bốn, sáu, tám trong các con số chẵn và
ba, năm, bảy trong các con số lẻ) được sử dụng với ý nghĩa biểu trưng tương đối giống
nhau, có thể thay thế cho nhau trong một số ngữ cảnh (việc lựa chọn con số thay thế có
khi do sự lựa chọn ý nghĩa hoặc yêu cầu hiệp vần trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao quy
định).
b. Một vài nhận xét về con số trong ba thể loại
- Điểm khác biệt
Thống kê những điểm khác biệt trong cả ba thể loại, chúng tôi có bảng sau:
Bảng 3.3. Sự khác biệt qua so sánh con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao
Nội dung so sánh
Thành ngữ
Tục ngữ
Ca dao
Cấp độ ngữ pháp
Từ - cụm từ
Câu
Văn bản
Mô hình kết hợp
SỐ X - SỐ Y SỐ X - SỐ Y
SỐ X - SỐ Y
SỐ SỐ X / X SỐ SỐ
Đặc điểm ý nghĩa
Ý nghĩa hình ảnh
Ý nghĩa phán đoán
Ý nghĩa thẩm mĩ

Con số trong thành ngữ được vận dụng linh hoạt trong nhiều ngữ cảnh: trong lời
ăn tiếng nói, trong tục ngữ, trong ca dao; con số trong tục ngữ mang tính chính xác

14


nhiều hơn bởi nó là những phán đoán, những tri thức; con số trong ca dao lại được sử
dụng như một mã thẩm mĩ để biểu đạt cảm xúc trong từng ngữ cảnh cụ thể.
- Điểm tương đồng
Mặc dù có những điểm khác nhau trong cách biểu hiện song trong sử dụng con
số của người Việt có nhiều điểm giống nhau. Cụ thể các điểm đó là: Về ngữ pháp: cấu
trúc của các kết hợp số, kết cấu các cụm từ có con số; các nguyên tắc kết hợp giữa số
và số; từ loại và sự chuyển loại của con số hầu hết đều giống nhau; Về ngữ nghĩa: ngoại
trừ những ý nghĩa tạo nên nhờ kết hợp ngữ pháp, hầu hết các ý nghĩa biểu trưng của
con số đều được vận dụng trên cả ba thể loại; Về cách vận dụng: ba thể loại có sự đan
xen, vận dụng lẫn nhau. Nói chung, thể loại có dung lượng lớn bao chứa và vận dụng
thể loại có dung lượng bé. Vì vậy, có thể tìm thấy thành ngữ trong tục ngữ; thành ngữ,
tục ngữ trong ca dao cùng với những ý nghĩa biểu trưng vốn có của nó và những ý
nghĩa ấy được cụ thể hóa trong ngữ cảnh cụ thể.
Ba thể loại có nhiều điểm khác nhau song việc sử dụng con số lại cơ bản giống
nhau, từ hình thức vận dụng đến ý nghĩa biểu đạt, cho thấy việc sử dụng số của người
Việt là một đặc điểm mang tính đặc trưng của ngôn ngữ - văn hóa dân tộc.
3.4. Tiểu kết
Qua phân tích ngữ nghĩa của con số trong các ngữ cảnh, có thể thấy:
- Những con số lẻ là những số giàu giá trị biểu trưng, cũng là những con số được
sử dụng nhiều hơn hẳn so với các con số chẵn. Các con số chẵn tuy xuất hiện với tần số
thấp, ít giá trị biểu trưng song lại có tính ổn định và tập trung cao. Các con số lớn, con
số thứ tự, tuy xuất hiện không nhiều song được sử dụng với những ý nghĩa biểu trưng
nhất định.
- Với ba thể loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao, tuy có nhiều điểm tương đồng song

cũng không ít những điểm do đặc trưng và dung lượng của thể loại quy định. Bởi vậy,
con số trong thành ngữ được vận dụng linh hoạt trong nhiều ngữ cảnh: trong lời ăn
tiếng nói, trong tục ngữ, trong ca dao; con số trong tục ngữ mang tính chính xác nhiều
hơn bởi nó là những phán đoán, những tri thức; con số trong ca dao lại được sử dụng
như một mã thẩm mĩ để biểu đạt cảm xúc trong từng ngữ cảnh cụ thể. Tuy nhiên việc
vận dụng ý nghĩa biểu trưng của con số trong cả ba thể loại tương đối trùng hợp. Điều
đó cho thấy việc sử dụng số là một biểu hiện đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của dân tộc.
- Số lượng ý nghĩa biểu trưng qua phân tích đã tổng hợp được tương đối phong
phú. Tuy nhiên, những quan niệm về con số luôn gắn với ý niệm của con người - mà
con người - đúng như nhận xét của người xưa: chín người mười ý, nên tin chắc những
quan niệm về con số cũng luôn luôn phát triển. Có thể nói, đây là một vấn đề mở trong
những thể loại mở.




15


Chương 4
VAI TRÒ VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ,
TỤC NGỮ VÀ CA DAO NGƯỜI VIỆT

4.1. Vai trò của con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao
4.1.1. Con số góp phần tạo cấu trúc nhịp điệu trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Về phương diện nghệ thuật, con số góp phần tạo cấu trúc nhịp điệu trong thành
ngữ, tục ngữ, ca dao như lặp âm, đối thanh (trong đó thanh điệu của hai vế thường đối
lập nhau), thiết lập quan hệ đối ứng giữa các con số hoặc các đơn vị, đặc tính đi kèm
con số để tạo ra ấn tượng về sự tương ứng, sự hài hòa về âm thanh và ý nghĩa.
Bảng 4.1.

Hình thức cấu tạo nhịp điệu của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Thể loại
Hình thức cấu tạo
Tác dụng
Điểm
chung
Cả ba
thể loại
thành
ngữ,
tục
ngữ, ca
dao
Điệp âm
- Tạo nhịp điệu.
- N
hấn mạnh ấn tượng, ý nghĩa về lượng
hoặc mức độ của sự vật hiện tượng gắn
với con số.
Đối thanh (bằng-trắc)
Tạo cấu trúc hài hòa, cân đối giữa các
vế.
Đối ứng: tạo sự tương
phản về lượng hoặc
đơn vị gắn với con số.
Tạo cấu trúc cân đối giữa hai vế; tạo sự
tương phản về nghĩa để khẳng định sự
đối lập về giá trị, mức độ giữa hai sự
vật, hiện tượng gắn liền với con số.
Điểm

riêng
Tục
ngữ
So sánh giữa các vế
gắn liền với con số
Tạo cấu trúc nhịp điệu giữa hai vế qua
từ so sánh; cụ thể hóa về giá trị, số
lượng, mức độ của sự vật, hiện tượng
gắn liền với con số.
Ca dao
Sắp xếp các con số
theo trật tự tăng tiến
trong chuỗi ngữ lưu
Tạo những cấu trúc bất thường, nhịp
điệu dồn dập, diễn tả mức độ phát triển
cao của quá trình gắn với đối tượng đi
kèm con số.
Qua tổng hợp các hình thức, có thể thấy, về cơ bản cách tạo cấu trúc vần điệu của
con số trong cả ba thể loại đều có chung những điểm giống nhau. Điều đó cho thấy
cách nói, cách nghĩ, cách thể hiện của người Việt về ngôn ngữ là thống nhất trong các
ngữ cảnh. Qua con số, chúng ta cũng có thể khẳng định được thành ngữ, tục ngữ, ca
dao là những thể loại mang đậm đặc trưng văn hóa dân tộc là vì vậy.


16


4.1.2. Con số góp phần tạo các biện pháp tu từ trong thành ngữ, tục ngữ, ca
dao
Con số cũng là một trong những phương tiện tu từ của thành ngữ, tục ngữ, ca dao

và đến lượt nó, những biện pháp tu từ lại làm nên sự kỳ diệu cho những con số. Qua
khảo sát, chúng tôi thấy màu sắc tu từ của những con số được hình thành từ những biện
pháp tu từ như so sánh, phép lặp số và số (điệp từ, điệp ngữ), phép tăng tiến, phép
tương phản - đối ứng.
Bảng 4.2. Biện pháp tu từ của con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao
TT
Biện pháp
tu từ
Kiểu kết hợp giữa các
vế trong đơn vị/câu
Ví dụ
1
So sánh
So sánh về lượng, mức
độ giữa số và số.
Một mặt người hơn mười mặt của;

So sánh giữa đơn vị, sự
vật đi kèm con số.
Một ngày đằng đẵng xem bằng ba
thu;
2
Đối ứng -
tương phản
Tương phản về lượng,
mức độ giữa số lớn và
số bé.
một mười một chín;
Một đời kiện, chín đời thù;
Tương phản về chất

giữa các đối tượng đi
kèm con số.
sai một li, đi một dặm;
một trống một mái;

3
Lặp (điệp)
số
Con số được lặp lại
trùng điệp qua các vế
câu.
Một thuyền, một lái, một dây
Ngọt bùi ta hưởng, đắng cay ta cùng.
4
Tăng tiến
Các con số tăng dần về
lượng, mức độ qua các
vế.
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu
đèo cũng qua.
4.1.3. Vai trò của con số trong việc biểu hiện thái độ
Con số góp phần biểu hiện thái độ của người nói trong thành ngữ, tục ngữ, ca
dao chủ yếu qua các biện pháp là lặp số (nhấn mạnh ý nghĩa về lượng, bày tỏ thái độ
khẳng định hoặc phủ định đối với vấn đề được nói đến), đảo trật tự cú pháp (nhấn
mạnh, gây sự chú ý về đánh giá), con số đánh giá đứng đầu phát ngôn; kết hợp số và số
(một số kết hợp đặc biệt tỏ thái độ đề cao hoặc xem thường (một hai, một vài, dăm ba).
Tuy nhiên con số biểu thị tình thái chủ yếu chỉ xuất hiện trong ca dao.
4.2. Biểu hiện văn hóa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Thực tế cho thấy đối với người Việt, con số có một ảnh hưởng rõ rệt tới mọi lĩnh

vực của đời sống: từ hoạt động tính toán trong đời sống vật chất, đời sống tâm linh, đến
cách tư duy. v.v Qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao con số cũng được diễn đạt gắn với

17


những nhận thức về tự nhiên, về xã hội; thể hiện cách tính toán, đo lường sự vật, sự
việc, thời gian, không gian, của người Việt.
Những quan niệm về số trong đời sống của người Việt vẫn luôn phát triển không
ngừng, nhiều quan niệm mới xuất hiện và thịnh hành trong đời sống hiện nay, chi phối
đến cả những việc như chọn số xe, số điện thoại, số nhà. v.v
4.3. Bước đầu lý giải cơ sở của những quan niệm về con số
Chúng tôi cho rằng có ba yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến những quan niệm về
con số:
1) Triết lí âm dương có từ xa xưa ảnh hưởng và chi phối đến những quan niệm về
số của người Việt;
2) Tri nhận của người Việt về mối liên quan giữa con số với thế giới tự nhiên. 3)
Ảnh hưởng của ngôn ngữ với việc sử dụng số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
(Cơ sở thứ nhất: nguyên tắc tượng hình; Cơ sở thứ hai: Nguyên tắc tượng thanh);
4.4. Tiểu kết
Qua tìm hiểu giá trị văn hóa của con số trong đời sống người Việt thông qua các
thể loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao, bước đầu, chúng tôi nhận thấy:
Cũng như các yếu tố ngôn ngữ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, bản thân mỗi
con số là một tác phẩm nghệ thuật có khả năng tạo nên cấu trúc nhịp điệu, sự hài hòa,
cân đối giữa các vế trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Bằng các hình thức như lặp
(điệp) lại con số, sắp xếp sự kết hợp con số theo quy luật đối thanh (B - T) hay sự đối
ứng, tương phản về lượng, mức độ, các con số giữa các vế câu đã góp phần giúp khả
năng biểu đạt, hình thức gọn gàng, nhịp nhàng, dễ nhớ và dễ thuộc cho thành ngữ, tục
ngữ, ca dao. Đặc biệt, với một dung lượng lớn hơn, tục ngữ, ca dao có thể tạo những
cấu trúc so sánh, tăng tiến, các kết cấu tầng bậc bằng con số làm cho văn bản có sức

biểu hiện mạnh mẽ, giàu tính nghệ thuật, tính biểu trưng.
Với tư cách là một phần phương tiện giao tiếp, con số còn được người Việt sử
dụng để bộc lộ thái độ, đánh giá của mình. Điểm đặc biệt trong thành ngữ, tục ngữ, ca
dao là các con số được biến âm trong văn cảnh như mốt (một), một vài, vài, dăm, vài
ba, dăm ba, dăm bảy hoặc được đặt lên đầu phát ngôn để thể hiện thái độ của người
nói. Đây là một trong những điểm độc đáo về số, tạo nên tính nghệ thuật cho thành
ngữ, tục ngữ, ca dao.
Con số có mặt hầu hết trong mọi lĩnh vực đời sống của người Việt. Từ đời sống
tâm linh đến lời ăn tiếng nói, từ nếp sống sinh hoạt đến kiến trúc nhà cửa, đến chọn
ngày tháng,… người Việt đều rất chú ý đến ảnh hưởng của con số. Điều đó cũng thể
hiện rất rõ trong nhận thức của người Việt về thế giới tự nhiên, con người, xã hội,…
qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao.



18


KẾT LUẬN

1. Con số là một hiện tượng phổ quát của nhân loại. Những ý niệm về số cũng là
vấn đề mang tính phổ niệm. Không một dân tộc nào, một cộng đồng nào trên thế giới
mà sinh hoạt vật chất và tinh thần không có sự gắn bó với con số. Bởi lẽ đơn giản, chức
năng đầu tiên và đặc trưng nhất của con số là chức năng định lượng, tính đếm. Mà con
người, trong mối quan hệ với bản thân và thế giới, gần như không một lĩnh vực nào
không phải tính toán, đo đếm. Chính vì vậy, có thể xuất phát từ nhiều điểm nhìn, nhiều
góc độ để đánh giá về con số.
Từ góc độ ngôn ngữ học, qua thống kê và phân loại tư liệu, có thể thấy: con số
được dùng trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao có tần số sử dụng khá cao, mang tính hệ
thống, khá phong phú và đa dạng về kiểu loại và ngữ cảnh. Đây là một hiện tượng ngôn

ngữ rất đáng để tâm nghiên cứu. Luận án đã khảo sát, lý giải con số chủ yếu dựa vào
ngữ cảnh, xem xét nó với tư cách là một thành tố trong các sáng tác dân gian, qua đó
làm rõ con số vừa mang đặc điểm của ngôn ngữ tự nhiên (ngôn ngữ đời sống), vừa
mang đặc điểm của ngôn ngữ văn chương, tức là nó vừa có những đặc điểm phổ quát
của con số trong ngôn ngữ vừa có những đặc điểm đặc thù trong tác phẩm nghệ thuật.
2. Từ góc độ ngữ pháp, có thể thấy:
Về từ loại, con số mang những đặc điểm đặc trưng của số từ, có khả năng
chuyển loại thành danh từ, tính từ trong một số trường hợp đặc biệt trong thành ngữ,
tục ngữ, ca dao,
Về khả năng kết hợp, con số có thể kết hợp với hầu hết các từ loại: các tiểu loại
danh từ (ngoại trừ danh từ riêng và danh từ tổng hợp), động từ, tính từ, phụ từ, một
vài trường hợp với đại từ và lượng từ. Các con số khi kết hợp với nhau tạo thành một
số mô hình ổn định như những biểu thức số, góp phần tạo nên tính nghệ thuật cho
những thành ngữ, tục ngữ, ca dao sử dụng số.
Về chức năng ngữ pháp, con số có thể tham gia với nhiều chức năng khác nhau
trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Ở cấp độ cụm từ, con số làm thành tố phụ trong cụm
danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, làm thành tố chính trong cụm số từ; ở cấp độ câu,
con số có thể làm chủ ngữ, vị ngữ và phụ ngữ. Khi làm chủ ngữ, con số thường đứng
đầu câu.
3. Từ góc độ ngữ nghĩa, con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, vừa mang nghĩa
gốc vừa được sử dụng với nghĩa biểu trưng. Về nghĩa gốc, con số được sử dụng trong
một số ngữ cảnh nhất định như: chỉ thời gian là những ngày, tháng trong năm; chỉ tuổi
tác; chỉ lượng trong những kinh nghiệm sản xuất, sinh hoạt; chỉ đơn vị trong những ngữ
cảnh đo đếm, tính toán chính xác. Về nghĩa biểu trưng, luận án đã tìm hiểu theo các
nhóm: các con số chỉ lượng gồm: các con số lẻ, con số chẵn, con số lớn (trên mười) và
nhóm các con số thứ tự. Kết quả cho thấy: những con số lẻ được sử dụng với tần số
cao, ý nghĩa biểu trưng phong phú. Cùng một con số, có khi là lớn, có khi là bé, có khi
là vững vàng, chắc chắn, có khi lại là lỏng lẻo, thiếu vững bền sự thay đổi ý nghĩa
liên quan đến từng ngữ cảnh nhất định. Những con số chẵn được sử dụng ít hơn, ý
nghĩa biểu trưng cũng ổn định với một số ý nghĩa chính như: sự toàn vẹn, sự cân đối,

tính ổn định, tính quy luật. Riêng con số mười luôn luôn ổn định và trùng với trăm,
ngàn, vạn với ý nghĩa chỉ cái toàn thể, cái trọn vẹn. Các con số lớn hơn mười thường
gặp như mười hai, mười tám, ba sáu,… ý nghĩa biểu trưng thường quy về tổng của các

19


số trong nó; các con số thứ tự tuy xuất hiện không nhiều song hầu như thoát ra khỏi ý
nghĩa định vị, thay vào đó, hầu hết chúng được sử dụng với nghĩa định tính. Có thể
thấy, các con số vừa là số vừa là những ước lệ văn chương trong thành ngữ, tục ngữ, ca
dao.
Ý nghĩa của các con số phong phú hơn khi được đặt trong mối tương quan giữa
số và số. Có thể nói, đây là yếu tố tạo linh hồn cho con số trong các ngữ cảnh của thành
ngữ, tục ngữ, ca dao.
4. Từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa, con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao là một
yếu tố nghệ thuật có khả năng tạo nên cấu trúc vần điệu, nhịp điệu, tạo sự hài hòa, cân
đối giữa các vế trong các đơn vị này. Bằng việc lựa chọn con số để tạo vần nhịp và các
biện pháp tu từ khác nhau (như lặp lại con số, sắp xếp sự kết hợp con số theo quy luật
đối thanh hay đối ứng, tương phản về lượng, mức độ), các con số đã góp phần tăng khả
năng biểu đạt, tạo hình thức gọn gàng, nhịp nhàng, dễ nhớ và dễ thuộc cho thành ngữ,
tục ngữ, ca dao. Đặc biệt, trong tục ngữ và ca dao con số có thể tạo những cấu trúc so
sánh, tăng tiến, các kết cấu tầng bậc làm cho văn bản có sức biểu hiện mạnh mẽ, giàu
tính nghệ thuật, tính biểu trưng.
Về biểu hiện văn hóa của con số có thể nói: thành ngữ, tục ngữ, ca dao xuất
phát từ lời ăn tiếng nói của nhân dân, mang đậm đặc trưng ngôn ngữ và bản sắc văn
hóa dân tộc, bởi vậy, nó thể hiện rất phong phú mối quan hệ giữa con người với thế
giới tự nhiên, những kinh nghiệm sản xuất, những tình cảm, ước mong,… của dân tộc.
Trong các tín hiệu ngôn ngữ thể hiện những nội dung đó, có những con số. Con số đã
tham gia vào hầu hết các lĩnh vực mà các sáng tác dân gian đã phản ánh, từ những
nhận thức về vũ trụ, thời tiết, kinh nghiệm lao động sản xuất đến những nhận thức về

xã hội như quan niệm về tình yêu, hôn nhân, các ứng xử văn hoá trong thân tộc, trong
cộng đồng xã hội.v.v… Đương nhiên, mỗi thể loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao lại có
cách thể hiện riêng về thế giới. Hoạt động của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
người Việt thể hiện rõ đặc trưng ngôn ngữ và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
5. Từ quá trình phân tích dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa, luận án bước đầu lý
giải cơ sở của những quan niệm về số: lối tư duy của người Việt; triết lý âm dương;
mối liên quan giữa ngôn ngữ và đời sống; một số nguyên tắc cơ bản (nguyên tắc
tượng hình, nguyên tắc hài âm, gần âm trong ngôn ngữ; nguyên tắc sắp xếp, định
lượng, định tính sự vật trong thế giới khách quan) đã góp phần hình thành những
quan niệm về số trong đời sống và trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Những quan
niệm về con số trong văn hóa của người Việt, có thể nói, là tấm gương phản ánh rõ mối
quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và văn hóa.
6. Về con số, còn rất nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu trên nhiều
phương diện. Chẳng hạn, cách sử dụng con số, cách tri nhận về con số giữa các dân
tộc trên thế giới; biểu trưng của con số trong thơ ca; mối quan hệ giữa cơ số trong
toán học và ý niệm số trong ngôn ngữ.v.v… Đây là những vấn đề thú vị nhưng phức
tạp, với khuôn khổ và định hướng của đề tài nghiên cứu, chúng tôi chưa thể đề cập
tới trong luận án. Điều đó cho thấy rất cần có những đề tài nghiên cứu tầm cỡ hơn để
làm rõ hơn, đầy đủ hơn giá trị của con số trong đời sống xã hội, trong sự giao lưu,
tiếp biến giữa các nền văn hóa trong khu vực và trên thế giới.



20


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Khảo sát thành ngữ so sánh trong ca dao, Hội thảo Quốc tế ngôn ngữ học Liên Á
lần thứ VI, 2005.

2. Bàn về con số Một, Ngữ học Trẻ, 2005.
3. Mấy nhận xét về con số trong Truyện Kiều, Ngôn ngữ và đời sống, H, số 1+2 (in
trong cuốn Nghiên cứu Truyện Kiều những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Giáo dục),
2006.
4. Khả năng kết hợp của số từ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Ngữ học trẻ, 2008.
5. Con số Ba trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt. Ngữ học trẻ, 2009.
6. Con số hai trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ
- văn hóa, Ngôn ngữ và đời sống, H., số 5, 2010.
7. Con số bốn trong văn hóa Việt Nam qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao, Hội thảo khoa
học Nghiên cứu sinh trường Đại học Vinh, 2010.
8. Sự hoạt động và biến đổi ngữ nghĩa của con số ba trong mối quan hệ với những
con số khác (qua thành ngữ, tục ngữ và ca dao người việt), Từ điển học và Bách
khoa thư, số 1, 2012.
9. Trần Thị Lam Thủy (2013), Bằng lí thuyết tri nhận, giải mã tư duy văn hóa dân tộc
qua những quan niệm về con số, Hội thảo Ngữ học toàn quốc.








21


Công trình hoàn thành tại trường Đại học Vinh







Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Phan Mậu Cảnh

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:





Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại

vào hồi……… ….giờ…………phút,
ngày………tháng……….năm………………







Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện trường Đại học Vinh, thư viện Quốc gia

22

×