Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tìm hiểu hoạt động của hãng tàu biển Maersk TMU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.38 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-

----

Tìm hiểu hoạt động của hãng tàu biển Maersk. Trong vai trò của người giao nhận
và dựa trên một bộ chứng từ thực tế, trình bày quy trình xuất khẩu đường biển và giải
thích những cơng việc đã làm với bên liên quan.
Mã lớp học phần

:H2105ITOM1511

Học phần

: Quản trị giao nhận vận chuyển
hàng hố quốc tế

Nhóm thực hiện

: Nhóm 7

Giảng viên hướng dẫn : Ths.Vũ Anh Tuấn

Hà Nội - 2020


Mục lục
Lời mở đầu

3



Phần 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

4

1.1. Khái niệm giao nhận, người giao nhận và vai trò của người giao nhận

4

Phần 2. TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HÃNG TÀU BIỂN QUỐC TẾ. TRONG VAI
TRÒ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN VÀ DỰA TRÊN MỘT BỘ CHỨNG TỪ THỰC TẾ,
TRÌNH BÀY QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ GIẢI THÍCH NHỮNG CÔNG
VIỆC ĐÃ LÀM ĐỐI VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN (LOẠI HÌNH SEA XUẤT).
9
2.1. Tìm hiểu hoạt động của hãng tàu

9

2.1.1. Giới thiệu chung về hãng tàu

9

2.1.2. Các lịch trình hoạt động của hãng tàu

12

2.1.3. Các dịch vụ của hãng tàu

14


2.1.4. Các thành tựu đạt được của hãng tàu

15

2.2. Quy trình xuất nhập khẩu và giải thích những cơng việc đã làm với các bên liên quan.
16
2.2.1. Thông tin về bộ chứng từ (link đính kèm)

16

2.2.2. Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển trong vai trị của người giao nhận
17
2.2.3.

Giải thích cơng việc với các bên liên quan

21

2.2.3.1.

Cơng việc của người giao nhận với chủ hàng

21

2.2.3.2.

Công việc của người giao nhận với hãng vận chuyển

23


KẾT LUẬN

26

Nhóm 7_Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế | 2


Lời mở đầu
Ngành vận tải biển đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Trong khi các phương tiện giao thơng
hiện đại chưa ra đời thì ngành vận tải biển đã trở thành một trong những ngành chịu trách
nhiệm vận chuyển hàng hóa cũng như con người từ khu vực này đến khu vực khác, từ quốc
gia này đến quốc gia khác. Ngành vận tải biển phát triển dần dần và chưa bao giờ trở nên lỗi
thời, mỗi thời đại có những phương tiện cũng như cơ sở hạ tầng phát triển riêng.
Ngày nay, Việt Nam với sự phát triển kinh tế cũng như giao thương giữa các nước, ngành
vận tải biển cũng được mở rộng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế đất nước. Đặc
biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và ngành logistics nói riêng nhờ đó mà đã
gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thực sự tận dụng được hết khả
năng của mình để có thể chiếm lĩnh thị trường, thể hiện ở việc mặc dù lượng hàng hoá xuất
nhưng lợi nhuận kinh doanh lại chạy vào túi của những hãng tàu nước ngoài.
Trước thực tế đó, nhóm 7 đã quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu hoạt động của hãng tàu biển
Maersk. Trong vai trò của người giao nhận và dựa trên một bộ chứng từ thực tế, trình bày
quy trình xuất khẩu đường biển và giải thích những cơng việc đã làm với bên liên quan” .
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về quy trình xuất nhập khẩu và giải thích
những cơng việc đã làm với các bên liên quan ở loại hình Sea xuất của hãng tàu. Để từ đó
giúp doanh nghiệp Việt Nam có cái nhìn sâu sắc hơn và rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp
dụng cho chính doanh nghiệp của mình.
Do những hạn chế về mặt thời gian cũng như là hạn hẹp về mặt kiến thức nên trong quá trình
là bài thảo luận vẫn khơng tránh khỏi cịn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp
của thầy và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


Nhóm 7_Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế | 3


Phần 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Khái niệm giao nhận, người giao nhận và vai trò của người giao nhận

1.1.1. Định nghĩa về giao nhận
Giao nhận là khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, là bộ phận nằm trong khâu
lưu thông thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
“Giao nhận vận tải là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu
kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay
có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh
tốn, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá” - Quy tắc mẫu của FIATA
“ Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận
hàng hố nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục
giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của
chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác” - Điều 167, Luật Thương mại
1997
1.1.2. Định nghĩa về người giao nhận
Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy
thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người
chuyên chở.
Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng
giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa,…
1.1.3. Vai trị của người giao nhận
-


Mơi giới hải quan
Người giao nhận ban đầu chỉ làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu như một mơi

giới hải quan. Sau đó mở rộng hoạt động phục vụ cả hàng xuất khẩu, chở hàng trong vận tải
quốc tế, lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của người nhập khẩu hoặc người xuất
khẩu theo quy định của hợp đồng mua bán. Người giao nhận thay mặt cho người nhập khẩu,
người nhập khẩu khai báo, làm thủ tục hải quan.

Nhóm 7_Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế | 4


-

Đại lý
Trước đây, người giao nhận không đảm nhiệm việc chuyên chở mà chỉ như cầu nối

giữa người gửi hàng và người chuyên chở như một đại lý. Người giao nhận nhận ủy thác từ
chủ hàng hoặc người chuyên chở để tiến hành thực hiện các công việc khác nhau như giao
hàng, nhận hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan ...trên cơ sở của hợp đồng ủy thác.
Khi là đại lý, người giao nhận sẽ nhận ủy thác từ chủ hàng thực hiện những công việc
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa chủ
hàng và người vận tải, người bán và người mua, người vận tài và người nhận hàng...
Khi là đại lý, người giao nhận được hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về sự
tổn thất của hàng hóa, chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ khơng chịu trách nhiệm
về hành vi của chủ hàng cũng như hành vi của người làm thuê cho mình. Cụ thể, người giao
nhận sẽ phải chịu trách nhiệm về các công việc, cụ thể:
+ Giao hàng không đúng chỉ dẫn
+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn
+ Chở hàng đến sai nơi quy định
+ Thiếu sót khi làm thủ tục hải quan

+ Giao hàng cho người không phải là người nhận
+ Giao hàng không thu tiền của người nhận
+ Tải xuất không theo thủ tục cần thiết
+ Những thiệt hại về tài sản do chính người chuyên chở gây ra.
-

Chuyển tải và tiếp gửi hàng hóa
Khi hàng hóa phải chuyển tải hoặc quá cảnh sang nước thứ ba, người giao nhận sẽ lo liệu

thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hóa từ phương tiện vận tải này sang phương
tiện vận tải khác hoặc giao hàng đến tay người nhận.
-

Lưu kho hàng hóa
Trong trường hợp phải lưu kho hàng hóa trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhập khẩu

người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện của mình hoặc thuê người khác phân
phối hàng hóa nếu có yêu cầu.

Nhóm 7_Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế | 5


-

Người gom hàng
Dịch vụ gom hàng là không thể thiếu với lĩnh vực vận tải bằng container, biến các lô

hàng lẻ thành hàng nguyên container giúp tận dụng sức chở của container đồng thời giảm
thiểu cước vận tải và các phụ phí khác. Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng
vai trị như một người chun chở hoặc một đại lý.

-

Người chuyên chở
Người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm

chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Người giao nhận đóng vai trị là
người thầu chuyên chở nếu ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở. Người giao nhận
phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt hành trình và có thể phát hành vận đơn.
Quyền lợi và trách nhiệm của người giao nhận thực hiện theo quy định của phương
thức vận tải. Họ không chịu trách nhiệm về những hư hỏng, mất mát hàng hóa trong các
trường hợp:
+ Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy thác
+ Khách hàng đóng gói và ghi, ký mã hiệu khơng phù hợp
+ Do bản chất của hàng hóa
+ Các trường hợp bất khả kháng
-

Người kinh doanh vận tải đa phương thức
Trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hay còn gọi là vận tải từ

cửa đến cửa thì người giao nhận đóng vai trị là người kinh doanh vận tải đa phương thức.
Người kinh doanh vận tải đa phương thức thực chất là người chuyên chở và phải chịu trách
nhiệm với hàng hóa.
1.2.

Quy trình xuất hàng SEA

1. Đàm phán và ký kết hợp đồng
Khâu đầu tiên trong quy trình xuất khẩu hàng hóa cũng chính là khâu quan trọng
nhất. Đây chính là bước quyết định đến lợi nhuận của công ty. Bạn phải tiến hành đàm phàn

với khách hàng và cuối cùng là tiến đến việc ký kết hợp đồng ngoại thương cho việc xuất
khẩu lơ hàng.

Nhóm 7_Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế | 6


2. Xin giấy phép xuất khẩu
Trong trường hợp công ty của bạn chưa có giấy phép xuất khẩu. Bạn phải tiến hành
xin giấy phép xuất khẩu dưới dạng xin một lần sử dụng cho nhiều lần.
3. Đặt booking và lấy container rỗng
Nếu lô hàng của công ty bạn được bán theo điều kiện CIF thì bạn phải liên hệ với
hãng tàu hoặc FWD để tìm được giá tàu tốt nhất cho việc vận chuyển lơ hàng. Cịn trong
trường hợp bạn bán theo điều kiện FOB. Bạn sẽ không cần phải liên hệ tàu đặt booking mà
consignee là người đặt booking.
Quy trình lấy container rỗng tại cảng: Ra cảng đổi lấy booking confirmation tại
thương vụ cảng sau khi xuất CIF và có booking. Cơng việc này giúp xác nhận với hãng tàu
là bạn đã đồng ý lấy container và seal. Còn khi xuất bằng FOB, bạn sẽ nhận được transport
confirmation và đem đi đổi lấy booking, sau đó làm tương tự như với CIF.
4. Chuẩn bị hàng xuất và kiểm tra hàng xuất
Sau khi khách hàng đồng ý về hóa đơn chiếu lệ. Bạn cần lên kế hoạch để sản xuất
hàng hóa nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng như đã cam kết trong hợp đồng.
Bước tiếp theo trong quy trình xuất khẩu hàng hóa sau khi đã có booking là lên kế hoạch lấy
container để đóng hàng và kiểm tra hàng lần 2 trước khi niêm seal.
5. Đóng gói hàng, ký hiệu chuyên chở (shipping mark)
- Đóng gói hàng tại kho: Trong giai đoạn này, bộ phận xuất nhập khẩu cần phải phối hợp với
bộ phận kỹ thuật, cơng nhân tại nhà máy để đóng hàng hóa. Bạn phải ghi đầy đủ thông tin
trên lô hàng theo yêu cầu của khách hàng (vì có liên quan đến hợp đồng ngoại thương). Các
thông tin bao gồm: tên mặt hàng, nước sản xuất, trọng lượng tịnh, trọng lượng bì, các ký
hiệu hướng dẫn vận chuyển (hàng dễ vỡ, hàng cồng kềnh,…).
- Đóng hàng tại cảng: Quy trình đóng hàng tại cảng cũng khá tương tự như với đóng hàng tại

kho. Tuy nhiên, đóng hàng tại cảng địi hỏi nhiều giấy tờ và thủ tục hơn. Thơng thường khi
đóng hàng tại cảng, sẽ phải th cơng nhân đóng hàng của cảng.
6. Mua bảo hiểm lơ hàng

Nhóm 7_Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế | 7


Hãy liên hệ các công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho lô hàng của bạn. Hạn mức
bảo hiểm sẽ hồn tồn lệ thuộc vào giá trị hàng hóa của bạn. Đối với các loại hàng hóa thơng
thường mức mua bảo hiểm sẽ là 2% trên tổng giá trị hàng hóa. Trong trường hợp lơ hàng
xuất theo điều kiện FOB hoặc CNF thì sẽ khơng cần phải mua bảo hiểm.
7. Làm thủ tục hải quan
Đây là một bước cũng rất quan trọng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa. Bước này
bao gồm các công việc sau: mở tờ khai hải quan, đăng ký tờ khai, đóng phí, lấy tờ khai,
thanh lý tờ khai, vào sổ tàu, thực xuất tờ khai hải quan.
-

Mở tờ khai hải quan: Để có thể mở được tờ khai hải quan, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các
giấy tờ sau: giấy giới thiệu nhân viên giao nhận; giấy tiếp nhận hồ sơ do hải quan cấp (2
bản); tờ khai hải quan (2 bản); hợp đồng ngoại thương (bản sao); hóa đơn thương mại
(invoice) và phiếu đóng hàng (packing list).

-

Đăng ký tờ khai: Đăng ký viên sẽ dựa vào những thông tin trên bước mở tờ khai để nhập
thơng tin và trình lãnh đạo hải quan ký để lô hàng xuất đi được thông quan. Nếu lơ hàng
khơng có bất cứ một vấn đề gì thì sẽ được vào luồng xanh. Ngược lại, nếu lô hàng rơi
vào diện bị kiểm tra thì có thể vào luồng vàng hoặc luồng đỏ.

-


Đóng phí: Bạn phải tiến hành đóng phí làm thủ tục hải quan.

-

Lấy tờ khai: Bộ phận hải quan sẽ ghi số container và số seal vào mặt sau của tờ khai
(phần dành cho hải quan).

-

Thanh lý tờ khai: Người làm thủ tục hải quan sẽ trình tờ khai đã được hoàn thiện để nhân
viên thương vụ cảng kiểm tra container và seal đã được hạ chưa và hạ có đúng khơng.
Xong bước này, container sẽ được nhận vào hệ thống của cảng.

-

Vào sổ tàu: Khi container đã được hạ thì tiếp theo sẽ được vào sổ tàu. Nhân viên giao
nhận phải ký vào biên bản bàn giao và xác nhận tình trạng container.

-

Thực xuất tờ khai hải quan: Sau khi lô hàng đã được giao cho khách thì nhân viên giao
nhận phải làm thực xuất cho lô hàng, bao gồm các giấy tờ: tờ khai hải quan (1 bản chính,
1 bản sao), commercial invoice (1 bản chính), vận đơn đường biển (bill tàu).

8. Giao hàng cho tàu
Công việc tiếp theo sau khi kết thúc việc thông quan cho lô hàng là bạn phải cung cấp
chi tiết bill để hãng tàu làm vận đơn. Bước này phải được thực hiện trước giờ cắt máng

Nhóm 7_Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế | 8



closing time và trước bước thực xuất. Giao hàng cho tàu sẽ được kết thúc khi bạn đã nhận
được vận đơn đường biển, có thể là bill gốc (3 bản) hoặc surrendered bill.

9. Thanh toán tiền hàng
Bước cuối cùng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển chính là thanh
toán tiền hàng. Trong bước này, người làm thủ tục xuất nhập khẩu phải hoàn thành bộ chứng
từ thanh tốn bao gồm: hóa đơn thương mại (commercial invoice); phiếu đóng gói (packing
list); vận đơn đường biển; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và giấy chứng nhận khử
trùng. Trong trường hợp bạn thanh tốn bằng L/C thì bạn phải nộp bộ chứng từ đến ngân
hàng bảo lãnh thông báo.
10. Gửi chứng từ cho người mua hàng nước ngoài
Khi đã có bộ chứng từ, bạn gửi cho người bán bộ chứng từ gốc, theo số lượng đã thỏa
thuận trong hợp đồng mua bán. Đồng thời cũng nên gửi cho họ file scan qua email để họ
chuẩn bị trước những bước cần thiết cho quá trình nhập khẩu.
Như vậy là kết thúc quy trình làm hàng xuất khẩu, về mặt chuyển giao hàng hóa.
Song song với q trình này, người xuất khẩu cũng lưu ý vấn đề thanh toán của khách hàng,
cũng theo quy định của hợp đồng.
Phần 2. TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HÃNG TÀU BIỂN QUỐC TẾ. TRONG
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN VÀ DỰA TRÊN MỘT BỘ CHỨNG TỪ THỰC
TẾ, TRÌNH BÀY QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ GIẢI THÍCH NHỮNG
CƠNG VIỆC ĐÃ LÀM ĐỐI VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN (LOẠI HÌNH SEA XUẤT).
2.1. Tìm hiểu hoạt động của hãng tàu
2.1.1. Giới thiệu chung về hãng tàu
- Thông tin chung về hãng tàu Maersk Line: Maersk Line là một công ty vận tải container
quốc tế của Đan Mạch và là công ty con lớn nhất của Maersk Group, một tập đoàn kinh
doanh của Đan Mạch. Đây là công ty vận tải container lớn nhất thế giới cả về quy mô đội tàu
và năng lực vận chuyển hàng hóa, có 374 văn phịng tại 116 quốc gia. Hãng vận tải này có
khoảng khoảng 31.600 nhân viên, trong đó 7.000 là thủy thủ đồn và 24.600 nhân viên vận

hành. Hãng tàu Maersk Line khai thác trên 786 tàu và có cơng suất 4,1 triệu TEU. Hãng
được thành lập vào năm 1928.
Nhóm 7_Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế | 9


▪ Loại hình doanh nghiệp: Tư nhân
▪ Ngành: Vận chuyển container
▪ Năm thành lập: 1928
▪ Trụ sở chính: Copenhagen, Đan Mạch
▪ Phạm vi phục vụ: Trên toàn thế giới
▪ Người đại diện: Soren Skou (CEO)
▪ Doanh thu: giảm 31,18 tỷ USD (2015)
▪ Chủ sở hữu: Tập đoàn A.P. Moller-Maersk Group
▪ Số lượng nhân viên: 31.600 (2018)
▪ Trang web: Maersk.com
-

Lịch sử hình thành của hãng tàu Maersk Line:
Vào đầu những năm 1920, A.P. Moller đã xem xét các khả năng kinh doanh thương

mại hàng hải. Hoạt động thương mại đường bộ, nơi các tàu thuyền đi từ cảng này đến cảng
khác tùy thuộc vào nhu cầu, dự kiến sẽ mất chỗ dựa vào các hãng tàu trong thời gian ngắn.
Vào ngày 12 tháng 7 năm 1928, tàu Leise Mærsk rời Baltimore trong chuyến hành
trình đầu tiên từ Bờ Đơng Hoa Kỳ qua Kênh đào Panama đến Viễn Đông và quay trở lại.
Hàng hóa bao gồm các bộ phận ơ tơ Ford và hàng hóa tổng hợp khác. Điều này báo trước sự
khởi đầu của các dịch vụ vận chuyển của Maersk.
Maersk Line bắt đầu phát triển vào năm 1946 sau Chiến tranh thế giới thứ hai bằng
cách vận chuyển hàng hóa giữa Mỹ và Châu Âu trước khi mở rộng dịch vụ vào năm 1950.
Ngày 26 tháng 4 năm 1956, vận tải container đường biển được giới thiệu với việc vận
chuyển một container Sealand trên tàu SS Ideal X từ Port Newark, New Jersey, đến Houston,

Texas.
Năm 1967, hãng vận tải Anglo P&O là một phần của sáng kiến đầu tiên của châu Âu,
tập hợp các dịch vụ vận chuyển từ bốn công ty, thành công ty mới Overseas Containers
Limited (OCL). Cả Sea-land và P&O sau đó sẽ được Maersk Line tiếp quản khi nó mở rộng
hoạt động từ năm 1999 đến 2005.
Năm 1999, Maersk đã ký một thỏa thuận mua lại Safmarine Container Lines (SCL)
và các hoạt động liên quan của nó từ Cơng ty TNHH Hàng hải Nam Phi (Safmarine). Tại
thời điểm mua lại, Safmarine Container Lines đang vận hành khoảng 50 tàu và có khoảng
80.000 container. Nó bao gồm tổng cộng mười ngành nghề và bổ sung đầy đủ cho mạng lưới
Nhóm 7_Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế | 10


hiện có của Maersk Line. Safmarine Container Lines gia nhập Tập đoàn A.P. Moller –
Maersk với tư cách là một đơn vị độc lập với các hoạt động liên kết riêng.
Vào ngày 10 tháng 12 năm 1999, Tập đoàn A.P. Moller mua lại mảng kinh doanh
container quốc tế của công ty SeaLand Service Inc. Doanh nghiệp này được hợp nhất với các
cơng ty thuộc Tập đồn A.P. Moller và là một phần của sự hợp nhất, Maersk Line đổi tên
thành Maersk Sealand. Việc mua lại bao gồm 70 tàu, gần 200.000 container cũng như các
bến cảng, văn phòng và cơ quan trên khắp thế giới.
Vào tháng 5 năm 2005, Maersk công bố kế hoạch mua P&O Nedlloyd với giá 2,3 tỷ
euro. Vào thời điểm mua lại, P&O Nedlloyd có 6% thị phần tồn cầu và Maersk-Sealand có
12%. Cơng ty kết hợp sẽ chiếm khoảng 18% thị phần thế giới. Maersk hồn tất việc mua lại
cơng ty vào ngày 13 tháng 8 năm 2005, cổ phiếu Royal P&O Nedlloyd chấm dứt giao dịch
vào ngày 5 tháng 9. Vào tháng 2 năm 2006, tổ chức kết hợp mới này đã lấy tên “Maersk
Line”. Tịa nhà Willemswerf, trụ sở trước đây của cơng ty Nedlloyd và P&O Nedlloyd ở
Rotterdam, hiện là trụ sở của các hoạt động tại Châu Âu của Maersk Line.
Vào thời điểm công ty được chuyển thành A.P. Moller, hãng sở hữu và thuê một đội
tàu hơn 160 tàu. Đội tàu container của hãng bao gồm các tàu sở hữu và đi thuê, có sức tải
635.000 container 20 feet (TEU). Royal P&O Nedlloyd N.V. có 13.000 nhân viên tại 146
quốc gia.

Cuối năm 2006, thị phần toàn cầu của Maersk giảm từ 18,2% xuống 16,8%, đồng
thời, hai hãng vận tải lớn nhất tiếp theo tăng thị phần là MSC từ 8,6% lên 9,5% và CMA
CGM từ 5,6% lên 6,5. %. Vào tháng 1 năm 2008, Maersk Line đã công bố các biện pháp cải
tổ quyết liệt. Vào tháng 11 năm 2015, sau kết quả thấp hơn mong đợi, Maersk Line thông
báo quyết định sa thải 4000 nhân viên vào năm 2017. Tập đồn cho biết họ sẽ cắt giảm 250
triệu đơ la chi phí quản lý hàng năm trong hai năm tới và sẽ hủy bỏ 35 chuyến tàu theo lịch
trình trong quý 4 của năm 2015 trên bốn chuyến đi theo lịch trình thường xuyên mà hãng đã
hủy bỏ trước đó trong năm.
Tính từ tháng 10 năm 2015 đến nay, Maersk Line cùng với các cơng ty con của mình
là Seago, MCC, Safmarine và Sealand kiểm soát một phần lớn thị phần vận tải container.
-

Đội tàu Maersk Line:

Nhóm 7_Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế | 11


Tính đến tháng 7 năm 2011 đội tàu Maersk Line bao gồm hơn 700 tàu (bao gồm kết
hợp với Hamburg Süd) và số container tương ứng với hơn 3,8 triệu TEU (đơn vị tương
đương 20 feet).
Năm 2006, tàu Emma Maersk lớp E, được chuyển giao cho Maersk Line từ Nhà máy
thép đóng tàu Odense. Cho đến nay, nó là tàu container lớn nhất thế giới vào thời điểm đó.
Bảy tàu khác đã được đóng kể từ đó, và vào năm 2011, Maersk đã đặt hàng 20 tàu container
lớn hơn từ Daewoo, lớp Triple E, mỗi tàu có sức chứa 18.000 container. Chiếc đầu tiên trong
số các tàu Triple E Class này được giao vào ngày 14 tháng 6 năm 2013 và được đặt tên là
Mærsk Mc-Kinney Møller theo tên con trai của người sáng lập Maersk Line.
Các lớp tàu sau đây là một phần trong đội tàu Maersk Line:


Lớp E-class (2006-2008)




Edinburgh-class (2010-2011)



Triple E-class thế hệ đầu tiên (2013-2015);

• Thế hệ thứ hai (2017-2019)


H-class (2017-2019)

2.1.2. Các lịch trình hoạt động của hãng tàu
Các tuyến của Maersk Line
- AE1 Eastbound

- Intra Asia 7 (IA7) – Roundtrip

- South Vietnam Feeder 1 – (SVN1)

- Intra Asia 9 (IA9) – Roundtrip

- South Vietnam Feeder 2 – (SVN2)

- TP2 Eastbound

- South Vietnam Feeder 3 – (SVN3)


- TP7 Eastbound

- South Vietnam Feeder 4 – (SVN4)

- TP17 Eastbound

- North Vietnam Feeder 3 – (NVN3)

- TP17 Westbound

- North Vietnam Feeder 5 – (NVN5)

- IA5 Northbound

- Intra Asia 3 (IA3) – Roundtrip

- IA5 Southbound

- Intra Asia 5 (IA5) – Roundtrip

- IA7 Northbound

Nhóm 7_Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế | 12



● Chi tiết

2.1.3. Các dịch vụ của hãng tàu
AP Moller - hoạt động của Maersk được chia thành nhiều lĩnh vực kinh doanh chính:

các hoạt động vận chuyển và liên quan container, APM Terminals, tàu chở dầu, đào tạo,
nước ngoài và các hoạt động vận chuyển khác,…
a. Vận tải container và các hoạt động liên quan: Vận chuyển container và các hoạt động có
liên quan là lĩnh vực lớn nhất kinh doanh cho AP Moller - Maersk, cung cấp gần một nửa
doanh thu của tập đồn trong năm 2008. Nó bao gồm các dịch vụ container trên toàn thế
giới, hậu cần, các giải pháp chuyển tiếp và các hoạt động thiết bị đầu cuối với các thương
hiệu: Maersk Line, Safmarine và Damco. Từ năm 1996, Maersk là hãng vận tải container
lớn nhất thế giới.
b. Tàu chở dầu, nước ngoài và các hoạt động hàng khác: Tàu chở dầu, nước ngoài và các
hoạt động hàng khác đóng góp 8,8% doanh thu của Maersk trong năm 2008, và được


đăng 25% lợi nhuận của tập đoàn trong giai đoạn này. Các lĩnh vực kinh doanh bao gồm
Maersk tàu chở dầu, Maersk cung cấp dịch vụ, Maersk khoan, Maersk FPSOs, Maersk
LNG và Svitzer.
c. Hoạt động dầu khí: Maersk Oil. Được thành lập vào năm 1962 khi Maersk đã được trao
một nhượng bộ cho khai thác dầu khí và sản xuất trong lĩnh vực Đan Mạch Biển Bắc.
Ngày nay, Maersk Oil tham gia vào thăm dò và sản xuất dầu và khí đốt ở nhiều nơi trên
thế giới. Tổng sản lượng dầu là hơn 600.000 thùng mỗi ngày (95.000 m³ / ngày) và sản
xuất khí đốt lên tới khoảng 1 tỷ feet khối (28.000.000 m³) mỗi ngày. Hầu hết các nơi sản
xuất này là từ Biển Bắc, từ cả khu vực Đan Mạch và Anh, nhưng cũng có nơi sản xuất ở
ngoài khơi Qatar, ở Algeria và Kazakhstan.
Ngoài các khu vực sản xuất nói trên, Maersk Oil tham gia vào các hoạt động thăm dò ở
Đan Mạch, ngành của Anh, Hà Lan và Na Uy Biển Bắc, Qatar, Algeria, Kazakhstan,
Angola, Vịnh Mexico (khu vực Mỹ), Turkmenistan, Oman, Ma-rốc, Brazil, Colombia và
Suriname. Hầu hết các hoạt động này không phải là 100% thuộc sở hữu, nhưng là thông
qua thành viên trong một tập đồn. Cơng ty tự hào vì đã phát triển kỹ thuật sản xuất đặc
biệt là phù hợp với môi trường khó khăn (Biển Bắc,…) và các thành cơng trong việc
chiết xuất dầu từ các điều kiện ngầm có vấn đề.
d. Dịch vụ kho bãi:

-

Cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu thơng qua kho ngoại quan: Thực
hiện dịch vụ khai báo hải quan xuất nhập kho ngoại quan; giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ
hàng hoá, quản lý lượng hàng tồn kho, đóng gói bao bì…

-

Cung ứng dịch vụ lưu kho hàng bách hoá, xếp dỡ hàng hố, quản lý sản lượng hàng,
đóng gói bao bì, phân loại và sắp xếp hàng hóa theo chủng loại…

-

Thực hiện dịch vụ lưu giữ container rỗng cho các hãng tàu, nâng/hạ container rỗng, vệ
sinh container theo yêu cầu của hãng tàu/khách hàng, sửa chữa container theo tiêu chuẩn
quốc tế của IICL; quản lý sản lượng xuất nhập tồn và báo cáo thời gian và số lượng
container đang lưu bãi theo quy định của các hãng tàu.

-

Cung cấp dịch vụ kho bãi và đóng hàng xuất nhập theo yêu cầu của tất cả các khách hàng
trong và ngoài nước. Dịch vụ của cơng ty gồm sắp xếp và đóng rút hàng vào ra cho các
loại container, kể cả container khung và container phẳng. Đảm bảo an tồn cho hàng hố
với nhiều chủng loại khác nhau.

e. Ngồi các ngành nghề chính, Maersk Line còn khai thác nhiều tuyến vận chuyển thương
mại các lục địa. Hãng hoạt động ở Nội Á thông qua MCC Transport, châu Âu thông qua


Seago Lines và gần đây đã tái khởi động thương hiệu Sealand Service nổi tiếng cho các

tuyến vận chuyển thương mại nội châu Mỹ.
2.1.4. Các thành tựu đạt được của hãng tàu
Maersk Line được biết đến nhiều nhất với phạm vi phủ sóng trên tồn cầu. Ngồi các
tuyến đường vận tải chính của hãng là các tuyến Á-Âu và xuyên Đại Tây Dương, Maersk
Line còn cung cấp phạm vi phủ sóng rộng rãi giữa Nam Mỹ và châu Âu cũng như đến châu
Phi. Tập đồn Maersk hiện có trên 60.000 nhân viên tồn cầu và có văn phịng tại hơn 125
quốc gia trên thế giới.
● Giai đoạn 1991-1995:
Mærsk Container Industry được thành lập với mục đích phát triển và sản xuất
container cho ngành vận tải biển. Nhà máy container khô đầu tiên của công ty được thành
lập tại Tinglev, Đan Mạch vào năm 1991.
Năm 1993, AP Moller – Maersk đã mua lại tất cả các hoạt động vận tải trong
EACBen Container Line Ltd do đó đưa Maersk Line trở thành công ty vận tải container lớn
nhất trên thế giới.
Đến năm 1995, hoạt động sản xuất bao gồm container lạnh và các nhà máy container
mới được thành lập ở Trung Quốc vào năm 1998 và 2004. Ngày nay MCI chỉ tập trung vào
sản xuất container lạnh từ cơ sở của nó ở Thanh Đảo, Trung Quốc.
● Giai đoạn 2006- 2013:
Tập đoàn A.P.Moller-Maersk của Đan Mạch đã chế tạo Emma Maersk vào năm 2006
tại Nhà máy đóng tàu thép Odense, Đan Mạch. Sau khi giao hàng, Maersk Lines đã triển
khai con tàu trên lộ trình từ Châu Âu - Viễn Đơng qua Kênh đào Suez. Lần thứ ba trong
vòng 10 năm, Nhà máy đóng tàu thép Odense đã giao con tàu container lớn nhất thế giới –
lần này với sức chứa hơn 15.000 container hai mươi feet.
Năm 2011, hãng cũng đi tiên phong trong khái niệm đổi mới của Daily Maersk , cung
cấp dịch vụ đảm bảo cao cấp giữa các cảng cung ứng của Trung Quốc và các cảng cơ sở của
Châu Âu.
Năm 2013, tàu container Triple-E đầu tiên đã được chuyển giao. MỈRSK MCKINNEY MØLLER là con tàu lớn nhất thế giới, với chiều dài 400 mét, sức chứa hơn 18.000
container hai mươi feet và trọng tải 165.000 trọng tải.



● Năm 2020:
Hoạt động kinh doanh hàng không đầu tiên của hãng tàu Maersk đánh dấu sự phát
triển cụ thể và xuất phát sau các dịch vụ hàng không của Damco kết hợp với các sản phẩm
dịch vụ và logistics của hãng vận tải Đan Mạch vào đầu tháng 9. Maersk đã mở rộng danh
mục dịch vụ của mình sang vận tải hàng không với chiếc máy bay đầu tiên trong số nhiều
máy bay thuê chở hàng (chartered airplanes) cho một nhà sản xuất lốp xe từ Thái Lan vận
chuyển đến Nhật Bản vào ngày 11 tháng 10.
2.2. Quy trình xuất nhập khẩu và giải thích những cơng việc đã làm với các bên liên
quan.
2.2.1. Thông tin về bộ chứng từ (link đính kèm)
Thơng tin về các bên liên quan
- Người xuất khẩu: ANH DUONG CO, LTD
▪ Địa chỉ: DT 743, CHIEU LIEU QUARTER, TAN DONG HIEP WARD, DI AN
TOWN, BINH DUONG PROVINCE, VIETNAM.
▪ Tel : 0274 3 740 888
- Người nhâp khẩu: ZWILLING J.A. HENCKELS DEUTSCHLAND GMBH.
▪ Địa chỉ: GRUENWALDER STRABE 14-22 42657 SOLINGEN, GERMANY.
▪ Tel: +49-212-882-174
▪ Fax: +49-212-882-465
- Forwarder: STARLINE MULTI-TRANS SERVICES., Ltd.
▪ Địa chỉ : 3F., No. 210, SEC.3, PA-TEH RD., TAIPEI, TAIWAN
▪ Tel: 886-2-25793001
▪ Fax: 886-2-25795520
▪ Email:
- Notify party: EMO TRANS
▪ Địa chỉ: Über der Mühle 30 42699 Solingen
▪ Tel: 0049-212-31109
- Hãng tàu: CÔNG TY TNHH NYK LINE (HO CHI MINH OFFICE)



▪ Add: 602, Saigon Riverside Office Center,2A-4A Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
▪ Tel: +84 28 38 23 5816
2.2.2. Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển trong vai trị của người giao
nhận
Bước 1 : Nắm tình hình chuẩn bị hàng hóa và phương tiện vận tải từ chủ hàng
a) Nắm bắt tình hình chuẩn bị hàng hóa
Những thơng tin mà Starline cần nắm bắt được từ chủ hàng Ánh Dương như tiến độ sản
xuất/thu mua hàng hóa, cơng tác bao gói và kê mã ký hiệu hàng hóa:
- Sản phẩm : Stainless steel cookware (Dụng cụ nấu ăn bằng thép không gỉ)
- Mô tả : Cookware 5 PCs Set-quadro, cube (with generic box)
- Số lượng: 1500 Sets
- HS code: 73239310
- Số lượng kiện: 750 Cartons
- Điểm đi: HO CHI MINH CITY, VIET NAM
- Điểm đến: ROTTERDAM, NETHERLANDS
- Số hợp đồng (4500215394): bao gồm đầy đủ thông tin để khi hãng tàu tiếp nhận, họ sẽ dựa
vào số hợp đồng để kiểm tra, số lượng chỗ cho số hợp đồng là bao nhiêu, ngày được miễn
phí lưu cơng lưu bãi ở cảng đến là bao nhiêu.
- Tên hàng: Stainless steel cookware (Dụng cụ nấu ăn bằng thép không gỉ): Việc cung cấp
tên hàng để chắc chắn hãng tàu có nhận vận chuyển loại hàng hóa này hay khơng, tên hàng
có nằm trong số hợp đồng đã được xác định giá hay không
- Loại container: thông tin này là cần thiết để hãng tàu có vỏ container sẵn có hay khơng.
- Trọng lượng của cả lô hàng để hãng cung cấp đung vỏ công cho loại hàng, tránh giải phóng
sai container. Ở đây trọng lượng đơn hàng báo với hãng tàu là 14475.00 kgs.
- Stuffing Date: Ngày hàng đi dự kiến
Sau đó, bên giao nhận (STARLINE) có nhiệm vụ liên lạc với fwder agent của
Consignee (EMO TRANS) để kiểm tra lịch tàu rồi báo lại chủ hàng (lô hàng xuất theo terms



FOB tàu do consignee book) và update việc lấy booking. Nhân viên forwarder kiểm tra lại
các thông tin, chốt việc lấy book và xác nhận lại cho bên Ánh Dương.
b) Nắm bắt tình hình phương tiện vận tải
Khi nhận được Booking Note, bên STARLINE cần kiểm tra các thông tin đặc biệt
quan trọng sau:
- Số lượng, loại container: 1X40HC
- Container No: TCLU5796096
- Seal No.: VN460777A
- Chi tiết hàng hóa:
+Stockpot 16 x 10 cm w/ glass lid
+Stockpot 20 x 11.5 cm w/ glass lid
+Stock pot 24 x 13.8 cm w/ glass lid
+Stew pot 20 x 9.5 cm w/ glass lid
+Saucepan 16 x 7.5 cm w/o lid
- Tên tàu, số chuyến: ONE GRUS V.003W
- ETD: 19/07/2019
- Cảng L/D: CAI MEP
- Cảng D/C: ROTTERDAM
- Nơi cấp container: TCIT (Tan Cang Cai Mep International Terminal)
- Nơi hạ bãi: ECT DELTA TERMINAL
- Thời gian muộn nhất hãng tàu nhận hàng: TRƯỚC 12:00 GIỜ NGÀY 28/06/2019
Bước 2: Giao hàng hóa tại địa điểm quy định
Sau khi có booking note từ hãng tàu, cùng với thơng tin chi tiết lơ hàng xuất khẩu,
thời gian đóng hàng, nhân viên giao nhận công ty STARLINE theo dõi, phối hợp với công ty
xuất khẩu đưa container rỗng đến kho của cơng ty xuất khẩu để đóng hàng và vận chuyển
hàng đến địa điểm được chỉ định: Vận chuyển hàng từ kho người xuất khẩu đến cảng Hồ Chí


Minh; giám sát việc xếp hàng và gửi cho nhân viên chứng từ bên STARLINE, báo họ lên kế
hoạch làm chứng từ khai báo hải quan XK phục vụ thông quan tờ khai hải quan.

a. Chuẩn bị hồ sơ hải quan hàng xuất :


Hợp đồng ngoại thương



Hóa đơn thương mại (1 bản chính)



Bảng kê chi tiết hàng hóa (1 bản chính)



Booking Note



Loading schedule
b. Làm thủ tục hải quan



Bên STARLINE khai tờ khai XK bằng phần mềm ECUS VNACCS ==> gửi thông tin tờ

khai hải quan và bộ chứng từ cho nhân viên hiện trường đi xuống chi cục/cảng làm thông quan trực
tiếp. Tại đây nhân viên hiện trường sẽ xử lý các luồng vàng-đỏ.




Đóng thuế, lệ phí



Rút tờ khai

-

Thanh lí hải quan bãi: Nhân viên giao nhận photo tờ khai hải quan điện tử sau đó nộp tờ
khai (cả photo và gốc) để kiểm tra tại phịng thanh lí.

-

Vào sổ tàu: Nhân viên giao nhận nộp tờ khai hải quan để vào sổ tàu.

-

Tiến hành kiểm nghiệm, giám định, kiểm dịch nếu cần và lấy chứng nhận hay biên bản
thích hợp.

-

Giao hàng xuất khẩu cho người vận chuyển hàng thực tế: Sau khi nhân viên giao nhận
kết thúc việc thông quan cho lơ hàng xuất khẩu, hàng hóa sẽ được sắp xếp lên tàu theo kế
hoạch của hãng tàu.
Bước 3: Lập chứng từ vận tải:

-


Sau khi đóng cont nhân viên chứng từ bên phía Starline gửi SI cho hãng tàu để làm
Master bill, hãng tàu sẽ phát hành bill nháp gửi lại cho Starline để kiểm tra lại thông tin
về: tên tàu, số chuyến, số container – số seal, tên đại lý, … và chọn loại bill cần lấy sau
đó sẽ phát hành bill chính thức.


-

Bên phía Starline sẽ nhận SI từ Shipper (trước SI cut-off time), sau đó tiến hành làm
House Bill nháp và gửi lại cho bên Ánh Dương kiểm tra, khi đã được xác nhận khơng có
sai sót sẽ tiến hành làm vận chính thức.

-

Cuối cùng, Starline lưu tồn bộ file và giấy tờ: HBL, MBL, hóa đơn, giấy giới thiệu,
phiếu đóng gói hàng hóa; tờ khai hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ… gửi cho đại lý bên
nhà nhập khẩu. Trước đó cần photo các chứng từ để làm tài liệu lưu trữ.
Bước 4: Quyết tốn chi phí
Thời gian thanh tốn và phương thức thanh toán phụ thuộc vào sự thống nhất giữa người

giao nhận và công ty xuất khẩu:
-

Nếu là cước phí trả trước, nhân viên chứng từ sẽ làm giấy báo nợ ( debit note) gửi khách
hàng và chuyển cho bộ phận kế tốn theo dõi thu cơng nợ. Chỉ khi nào người gửi hàng
thanh tốn cước phí và các khoản phí liên quan (THC, B/L, seal,…) thì nhân viên chứng
từ mới cấp phát vận đơn cho họ.

-


Nếu là cước phí trả sau, nhân viên chứng từ sẽ làm giấy báo nợ thu cước người nhận
hàng gửi đại lý tại cảng đến nhờ thu hộ, người gửi hàng chỉ đóng phụ phí tại Việt Nam và
nhận vận đơn.

-

Khi hồn thành xong các thủ tục thông quan và vào sổ người giao nhận cần phải: Kiểm
tra và sắp xếp lại các chứng từ thành một bộ hoàn chỉnh đồng thời sẽ trả chứng từ lại cho
khách và công ty cũng lưu lại một bộ.

-

Kèm theo đó là giấy báo nợ (1 bản dành cho khách hàng, 1 bản dành cho cơng ty) trên đó
gồm các khoản chi phí mà cơng ty đã nộp cho khách hàng có hóa đơn đỏ, phí dịch vụ vận
chuyển và các phí khác… Sau đó giám đốc ký tên và đóng dấu vào giấy báo nợ này.
Người giao nhận mang toàn bộ chứng từ cùng với giấy báo nợ quyết tốn với khách
hàng.

2.2.3. Giải thích công việc với các bên liên quan
2.2.3.1.

Công việc của người giao nhận với chủ hàng

❖ Nắm tình hình chuẩn bị hàng hóa và phương tiện vận tải từ chủ hàng
-Đơn hàng bao gồm sản phẩm :
STAINLESS STEEL COOKWARE : 1.500 sets


-Thơng tin về bao gói hàng hóa :
+ Loại hình bao gói : Hàng nguyên container FCL

+ Loại container

: Loại : Khô ; Size : 40’HC ; Số lượng :1

+ Net weight : 13,575.00 KGS
+ Gross weight: 14,475.00 KGS
- Các loại chứng từ của chủ hàng :
Nhân viên giao nhận sẽ tiến hành kiểm tra chứng từ của công ty Ánh Dương gửi về
một cách nhanh chóng nhưng cẩn thận bằng cách xem thơng tin trên vận đơn có trùng khớp
và đầy đủ các thông tin, tên người gửi, người nhận, tên tàu và ngày tàu đến, số cont và số
seal, chi tiết hàng hóa,…
Trong trường hợp khơng trùng khớp với các số liệu giữa các chứng từ với nhau, nhân
viên giao nhận có nhiệm vụ liên lạc với đại lý để kịp thời bổ sung và thông báo cho Cơng ty
Ánh Dương khi có sự điều chỉnh gấp.
Một số trường hợp do lỗi của đại lý không bổ sung chứng từ cho cơng ty kịp thời thì
phải chịu trách nhiệm về các khoản chi phí điều chỉnh.
Các loại chứng từ bao gồm:
+ Hóa đơn thương mại
+ Hóa đơn vận tải
+ Tờ khai hải quan
+ Chứng từ C/O
+ Bản kê chi tiết hàng hóa

❖ Trách nhiệm của người giao nhận:
Khi nhận được thông tin về lô hàng và thông tin liên lạc của người chủ hàng từ Công
ty Ánh Dương thì người giao nhận sẽ thực hiện một số cơng việc như sau:
-

Liên lạc với EMO TRANS để kiểm tra lịch tàu rồi báo lại chủ hàng (lô hàng xuất theo
terms FOB tàu do consignee book) và update việc lấy booking. Nhân viên forwarder

kiểm tra lại các thông tin, chốt việc lấy book và xác nhận lại cho bên Ánh Dương.


-

Người giao nhận cần kiểm tra phiếu đóng gói đầy đủ thơng tin về hàng hóa với bên xuất
khẩu sau khi nhận như mẫu, kích thước, khối lượng, bao bì đóng gói, nhãn hiệu,… để có
thể chọn container phù hợp với hợp đồng.

-

Sau đó, nhân viên giao nhận chuyển bộ hồ sơ (bản sao) cho khách hàng để họ gửi thông
tin cho hãng tàu để làm vận đơn. Sau khi tàu chạy, hãng tàu sẽ gửi vận đơn cho bộ phận
chứng từ của công ty. Bộ phận chứng từ sẽ đưa cho nhân viên giao nhận vận đơn thực
xuất. Nhân viên giao nhận đến Chi cục hải quan nộp tờ khai và vận đơn để hải quan đóng
dấu xác nhận thực xuất. Người giao nhận cần liên lạc với hãng tàu để kiểm tra và báo lại
cho Công ty Ánh Dương

-

Quyết tốn chi phí với chủ hàng: Sau khi hồn thành việc giao nhận, cơng ty giao nhận
cần quyết tốn với công ty Ánh Dương:

+ Nhân viên giao nhận kiểm tra và sắp xếp lại các chứng từ thành một bộ hoàn chỉnh và trả
chứng từ lại cho Ánh Dương và công ty giao nhận cũng lưu lại một bộ.
+ Bên cạnh chứng từ cần kèm theo đó là 2 bản Debit Note (1 bản dành cho Công ty Ánh
Dương ,1 bản dành cho cơng ty giao nhận) trên đó gồm các khoản chi phí mà cơng ty giao
nhận đã nộp hộ cho Công ty Ánh Dương khi vận chuyển hàng hóa có thể phát sinh bao gồm:
hóa đơn đỏ, chi phí dịch vụ, phí khi làm thủ tục hải quan, phí nâng container, phí vận chuyển
hàng từ kho nhà xuất đến cảng, mọi chi phí người giao nhận đã quyết tốn với hãng tàu, đại

lý,... Sau đó, người giao nhận mang toàn bộ chứng từ cùng với giấy báo nợ quyết toán với
chủ hàng đúng như những thỏa thuận ban đầu giữa hai bên đã đưa ra.
2.2.3.2.

Công việc của người giao nhận với hãng vận chuyển

❖ Nắm tình hình phương tiện vận tải: Người giao nhận liên lạc với hãng vận chuyển
để biết lịch trình phương tiện vận chuyển có thay đổi gì khơng
● Thơng tin về hãng vận chuyển
-

Hãng vận chuyển: Nippon Yusen Kabushiki Kaisha (NYK Line)

-

Phương tiện vận tải: tàu biển ONE GRUS V.003W

-

Thông tin về tuyến đường:


Cảng bốc hàng ( POL) : HOCHIMINH CITY, VIETNAM



Cảng dỡ hàng ( POD) : ROTTERDAM, NETHERLANDS




Ngày khởi hành dự kiến ( ETD) : 19/07/2019



Ngày đến dự kiến (ETA) :

13/08/2019


❖ Nhận hàng hóa từ người xuất khẩu, làm thủ tục hải quan và các thủ tục xuất
khẩu hàng hóa; giao hàng cho người vận chuyển
-

Sau khi có xác nhận đặt chỗ ( booking confirmation ) của hãng tàu, chủ hàng ủy thác cho
STARLINE liên hệ hãng tàu để đổi lấy lệnh cấp container rỗng. Kẹp chì ( Seal ) có thể
được cấp ngay khi lấy lệnh cấp container rỗng hoặc sau khi đã lấy container rỗng ở bãi .

-

Cảng chịu trách nhiệm bốc container lên tàu . Trước khi xếp container lên tàu, đại lý tàu
biển sẽ lên danh sách hàng xuất khẩu ( Loading list) , sơ đồ xếp hàng , thông báo thời
gian bắt đầu làm hàng của cảng biết để bố trí người và phương tiện

-

Cán bộ giao nhận liên hệ với hãng tàu hay đại lý để lấy BL hoặc đóng dấu ngày tháng
bốc hàng lên tàu vào BL nhận đề xếp ( nếu trước đó đã được cấp) để chủ hàng có được
vận đơn đã xếp hàng lên tàu (on board)

-


Nguyên tắc trong phương thức gửi hàng nguyên ( FCL/FCL ), người vận chuyển nhận
ngun container và giao ngun container cịn kẹp chì.

-

Người giao nhận gửi cho người vận tải/ co-loader hướng dẫn gửi hàng (SI) để làm MBL

-

Vì hàng hóa bằng container theo hình thức FCL nên người vận tải sẽ phát hành vận đơn
chủ (Master Bill of Lading), người giao nhận sẽ phát hành vận đơn thứ cấp (HBL)

2.2.3.3.
-

Công việc của người giao nhận với đại lý

Cán bộ giao nhận liên hệ với đại lý để lấy B/L hoặc đóng dấu ngày tháng bốc hàng lên
tàu vào B/L nhận để xếp, để chủ hàng có được vận đơn đã xếp hàng lên tàu.

-

Sau khi giao hàng hóa và chứng từ cho khách hàng, người giao nhận gửi thông báo pre –
alert cho đại lý.

-

Trong quá trình lập và bàn giao chứng từ, người giao nhận gửi pre – alert cho đại lý ở
nước ngồi.


-

Thơng tin cần có trên pre – alert bao gồm:


Tên công ty gửi hàng (Shipper): ANH DUONG CO, LTD



Tên

công

ty

nhận

hàng

(Consignee):

ZWILLING

DEUTSCHLAND GMBH;


Cảng đi (POL): HOCHIMINH, VIETNAM




Cảng đến (POD): ROTTERDAM, NETHERLANDS

J.A HENCKELS




Thời gian đi dự kiến: 19/07/2019– 13/08/2019



Số vận đơn B/L: HMROT320719



Điều kiện: Trong phương thức gửi hàng nguyên (FCL/FCL), người vận chuyển
nhận nguyên container và giao nguyên container còn nguyên kẹp chì.



-

Chi tiết về hàng hóa:

-

Tên hàng: Cookware 5 PCS Set-Quadro, Cube (with generic box)

-


Số lượng: 1500 sets

-

Loại hình bao gói : Hàng ngun container

-

Loại container

: Loại : Khơ ; Size : 40’HC ; Số lượng :1

-

Net weight

: 13,575.00 KGS

-

Gross weight

: 14,475.00 KGS

Người giao nhận thanh tốn phí hoa hồng cho đại lý của mình ở nước ngồi. Việc thanh
tốn của người giao nhận với đại lý có thể diễn ra cho từng lơ hàng hoặc thanh tốn vào
cuối tháng căn cứ vào bảng kê những lô hàng trong tháng.

KẾT LUẬN

Qua phân tích trên có thể thấy rằng hãng tàu Maersk hiện đang giữ vai trị vơ cùng
quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa của các quốc gia trên tồn cầu, trong đó có Việt
Nam với đa dạng các hình thức dich vụ, đặc biệt phải nói đến ngành vận tải biển. Từ đó, có
thể thấy được tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp này là rất lớn ở nước ta. Với quy trình vận
hành chặc chẽ, nhanh chóng, cùng hệ thống kho “khổng lồ” và kênh thông tin rộng khắp,
trong tương lai không xa Maersk sẽ vẫn tiếp tục giữ vững vị thế của mình, mở rộng ra nhiều
quốc gia khác, giúp ngành giao nhận vận tải biển của nước ta ngày càng phát triển hơn nữa.


×