Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tiểu luận triết mác 2 lý luận về nhà nước vô sản trong một số tác phẩm của c mác, ph ăngghen, v i lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.71 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Nhà nước là một hiện tượng cơ bản, phức tạp của mọi xã hội có giai
cấp, là tác nhân biến đổi của xã hội và phát triển kinh tế. Vì vậy ngay từ thời
kỳ cổ đại, trung đại đã có nhiều nhà tư tưởng tiếp cận và đưa ra lý giải khác
nhau về nguồn gốc, bản chất của nhà nước.Tuy nhiên họ đều đứng trên quan
điểm chủ quan và do những nguyên nhân khách quan và hạn chế về lịch sử
nên họ chưa giải thích được đúng nguồn gốc, bản chất và lý luận về nhà nước.
Chỉ đến học thuyết Mác-Lênin về nhà nước mới giải thích được một cách
đúng đắn và khoa học về điều này. Vì thế tìm hiểu và nghiên cứu nguồn gốc,
bản chất của nhà nước và lý luận về nhà nước vô sản trong một số tác phẩm
của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin để từ đó nhận thức rõ những tư tưởng vĩ
đại của các nhà kinh điển khơng chỉ có ý nghĩa đối với nước ta nói riêng mà
cịn có ý nghĩa đối với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa nói chung.
II. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu về nguồn gốc, bản chất của nhà nước, lý luận về nhà nước
vô sản trong một số tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin
- Hiểu được sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước xã
hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
III. Phạm vi đề tài
1. Phạm vi nghiên cứu
- Giáo trình lịch sử triết học Mác
- Một số tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin
- Các tài liệu, sách, báo, tạp chí có liên quan
2. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào phương pháp luận của CNDVBC và CNDVLS, các phương
pháp như: phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá...
1


IV. Cấu trúc đề tài


Đề tài: Lý luận về nhà nước vơ sản trong tác phẩm “Góp phần phê
phán triết học Pháp quyền của Hêghen - lời nói đầu”; “Nguồn gốc của
gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ph.Ăngghen; “Nhà
nước và cách mạng” của V.I.Lênin.
I. Giới thiệu tác giả
1. C.Mac
2. Ph.Ăngghen
3. V.I.Lênin
II.Tư tưởng trong các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin
1.Tác phẩm: “Góp phần phê phán triết học Pháp quyền của Hêghenlời nói đầu” của C.Mác
1.1.Hoàn cảnh lịch sử
1.2.Nội dung tư tưởng
2.Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước” của Ph.Ăngghen
2.1.Hoàn cảnh lịch sử
2.2.Nội dung tư tưởng
3.Tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của V.I.Lênin
3.1.Hoàn cảnh lịch sử
3.2.Nội dung tư tưởng
III.Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin đối với việc xây
dựng nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

2


NỘI DUNG
I.Giới thiệu tác giả
1. C.Mác(1818-1883)
Ông sinh ra ở tỉnh Tơ-ve-rơ. Cha ơng là Hen-ri-Mác-một trạng sư của
triều đình Phổ có tư tưởng cấp tiến. Năm 1835, C.Mác học luật ở đại học Bon,

rồi chuyển lên học ở đại học Beclinh. Tại đây, ông say sưa nghiên cứu lịch sử
và triết học. Với tư chất và sự say mê ấy, năm1841 C.Mác bảo vệ luận án tiến
sĩ triết học ở trường I-lêna. Năm 1843, C.Mác kết hôn với Jenny. Bố của
Jenny là người có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của ông. Sau khi C.Mác tốt
nghiệp, xã hội Đức hết sức phức tạp. Vì vậy, Mác đã nghiên cứu lý luận và
tham gia vào phái Hêghen trẻ. Từ đây, ông đã trở thành một nhân vật tinh thần
tronh tổ chức này. Tháng 10-1843, C.Mác từ Đức sang Pháp, thời gian này
C.Mác tiếp tục tiếp cận với các nhà khoan học Pháp,nghiên cứu đời sống lý
luận ở Pháp. Năm 1844, C.Mác và Ph.Ăngghen gặp nhau ở Pháp. Ngày 14-31883, ông mất ở Anh.
2. Ph.Ăngghen(1820-1895)
Ông sinh ra ở một thành phố Béc-Men (Đức) trong một gia đình chủ
xưởng sợi,một gia đình tư sản. Bố Ph.Ăngghen là một tín đồ cường nhiệt, rất
khắt khe với con cái. Năm 1834, Ph.Ăngghen bước vào học phở thơng nhưng
rời nghỉ học.Năm 1838, Ơng làm thư ký cho một hiệu bn, trong thời gian
đó ơng tự trau dời kiến thức ,làm giàu tri thức của mình bằng tri thức của
nhân loại. Năm 1840,Ông trở thành cộng tác viên của một tờ báo Đức. Năm
1841, Ph.Ăngghen gia nhạp quân sự. Ở đây, ông đã tiiếp cận với trường phái
Hêghen trẻ và hoạt động cùng tổ chức này. Năm 1842, ông từ Đức sang Anh
để tiếp cận lý luận kinh tế, ở đây ông đã chứng kiến thực tiễn sự phát triển của
xã hội Anh, đấu tranh của giai cấp công nhân Anh, ông tham gia vào phong
trào đố. Năm 1844, Ph.Ăngghen đã từ Anh sang gặp C.Mác ở Pháp để từ đó
có một tình bạn vĩ đại.
3


3. V.I.Lênin(1870-1924)
V.I.Lênin sinh ra ở Thành phố Xim-biếc, trong một gia đình cơng chức.
Cha ơng là thanh tra tiểu học. Năm 1887, học xong trung học, V.I.Lênin vào
học ở trường đại học luật ở Kazan. Tại đây, Ông tham gia phong trào cách
mạng của sinh viên, bị bắt và bị đi đày ở Côcusokinô, một làng nhỏ ở tỉnh

Kazan. Năm 1889, Ông về Kazan, nghiên cứu chủ nghĩa Mác và gia nhập
nhóm Mác-xít Nga. Từ năm 1889 đến 1891, Ơng tiếp tục học luật ở Xanh
Pêtecbua. Ông tham gia phong trào cách mạng ở đây và trở thành người lãnh
đạo phong trào từ tháng 8-1893.
Năm 1894, Ông viết tác phẩm “người bạn dân là thế nào,họ đấu tranh
chống những người dân chủ xã hội ra sao?”. Đây là bản tuyên ngơn và cương
lĩnh của những người Mác-xít Nga, đồng thời còn là tác phảm mở đầu cho
giai đoạn V.I.Lênin trong sự phát triển triết học Mác.Năm 1895, V.I.Lênin tập
hợp nhóm cơng nhân Mác-xít ở Xanh Pêtecbua thành lập hội Liên hiệp đấu
tranh giải phóng giai cấp cơng nhân- một tổ chức tiền thân cuả Đảng vô sản
Nga sau này. Năm 1900, Ơng ra nước ngồi lập tờ báo có khuynh hướng
chính trị Mác-xít mang tên “Tia lửa”.Thnág 4-1917, V.I.Lênin đưa ra Luận
cương Tháng 4; tháng 7-1917 Ông sang Phần Lan lánh nạn và viết tác phẩm:
“Nhà nước và cách mạng”. Ngày 7-10-1917, V.I.Lênin trở về và lãnh đạo
cuộc khởi nghĩa tháng Mười thành công, đưa nước Nga đi lên Chủ nghĩa Xã
hội, mở trang sử mới cholịch sử nhân loại.Ngày 8-11-1917, V.I.Lênin cơng bố
sắc lệnh lịch sử về hịa bình và ruộng đất. Với vị trí đứng đầu Nhà nước
Xơviết, Ơng lãnh đạo Đảng Bơnsêvich chống thù trong giặc ngồi, củng cố và
xây dựng chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới,.
Năm 1919, dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin Quốc tế cộng sản III được
thành lập. Sau nội chiến, V.I.Lênin đưa ra: “Chính sách kinh tế mới” có ý
nghĩa to lớn.

4


II. Tư tưởng trong các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin
1.Tác phẩm “Góp phần phê phán triết học Pháp quyền của Hêghenlời nói đầu” của C.Mác
1.1.Hồn cảnh lịch sử

Mùa xn năm 1843, báo “Sơng Ranh” bị đóng cửa do chính phủ Phổ
quy cho tờ báo này tuyên truyền cách mạng. Do đó, C.Mác phải rời Cơ-lơ-nhơ
đến Crai-snach. Tại đây ơng nghiên cứu lịch sử hiện đại, nhất là lịch sử cách
mạng tư sản Pháp (1789-1794), các tác phẩm của các nhà duy vật Pháp như
RútXô, Mông-Tét-Ski-ơ, Ma-Kia-Ven,...Nhờ vậy ông nhận thấy cần phải rứt
khốt đoạn tuyệt với triết học Hêghen, vì thế sau năm 1843, đầu năm 1844 Mác
chuyển đến sống ở Pari và cùng xuất bản với Ru-Zơ tờ “Niên giám Pháp-Đức.
Ở Pari ông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giai cấp của
công nhân Pháp, cùng với việc tiếp xúc với các nhà chủ nghĩa xã hội khơng
tưởng Pháp, C.Mác đã có sự thay đổi lập trường chính trị. Vì vậy tác phẩm
“Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen-lời nói đầu” ra đời.
1.2. Nội dung tư tưởng
Đây là tác phẩm đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong quá trình
chuyển biến của C.Mác từ Chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa cộng sản. C.Mác viết tác phẩm tháng 12 -1843 đến tháng 1-1844 phê
phán quan điểm của Hêghen về nhà nước và pháp quyền ,sự tán dương của
Hêghen đối với chế độ quân chủ lập hiến, đặc biệt là đối vối chế độ quân chủ
lập hiến quan liêu và quân chủ Phổ lúc đó. Bên cạnh việc phê phán Mác nêu
vai trị lịch sử tồn thế giới của giai cấp vơ sản, đồng thời cũng đề xuất luận
điểm nói về ý nghĩa cách mạng hóa to lớn của lý luận tiên phong trong cuộc
đấu tranh nhằm cải tổ lại Xã hội một cách căn bản.
Hêghen cho rằng: “Đối với những lĩnh vực dân pháp và phúc lợi tư
nhân,gia đình và xã hội cơng dân thì Nhà nước,một mặt là sự tất yếu bên
ngoài và là quyền lực tối cao của những lĩnh vực ấy đều phục tùng và lệ thuộc
5


vào bản chất của quyền lực đó. Nhưng mặt khác, Nhà nước lại là mục đích
bên trong của những lĩnh vực ấy, và sức mạnh của Nhà nước là ở sự thống
nhất giữa mục đích chung cuối cùng của Nhà nước với lợi ích đặc thù của

những cá nhân, tức là ở chỗ cá nhân có nghĩa vụ đối với Nhà nước đến mức
nào thì đồng thời cũng có quyền lợi đến mức đó.
C.Mác phê phán Hêghen khi Hêghen nói tới sự lệ thuộc bên trong của
dân pháp ... vào Nhà nước, tức là nói rằng tất cả những điều đó về thực chất
đều do Nhà nước quy định. Nhưng đồng thời ông lại quy sự lệ thuộc ấy thành
mối quan hệ “sự tất yếu bên ngoài”và đem đối lập nó, coi là mơt mặt khác,
với một mối quan hệ khác, trong đó gia đình và Xã hội cơng dân quan hệ với
Nhà nước như với “mục đích bên trong”của minh. C.Mác phê phán Hêghen
khi Hêghen coi “sự tất yếu bên ngồi” chỉ có thể có nghĩa là “luật pháp và lợi
ích” của gia đình và của xã hội phải nhượng bộ “lợi ích” và “luật pháp” của
Nhà nước. Trong trường hợp có xung đột,rằng chúng phải phục tùng Nhà
nước,sự tồn tại của chúng lệ thuộc vào sự tồn tại của Nhà nước hoặc ý chí của
Nhà nước và luật pháp của Nhà nước thể hiện ra là một sự tất yếu đối với “ý
chí” và “luật pháp” của gia đình và của xã hội cơng dân. Tuy nhiên, Hêghen
khơng nói đến Nhà nước quan hệ với “luật pháp và những lợi ích của những
lĩnh vực ấy” với tư cách là”quyền lực tối cao”. “Lợi ích” và “luật pháp” của
những lĩnh vực ấy quan hệ với Nhà nước, với tư cách là những cái “phục
tùng” Nhà nước.Những lĩnh vực ấy sống trong “sự lệ thuộc” như vậy vào Nhà
nước.Chính vì “sự phục tùng” và “sự lệ thuộc” là những quan hệ bên ngoài
thu hẹp cái bản chất độc lập và mâu thuẫn với bản chất đó,nên quan hệ của
“gia đình” và của “xã hội công dân” với Nhà nước là quan hệ “sự tất yếu bên
nhoài”, một sự tất yếu đi ngược lại bản chất bên trong của sự vật.
Mặt khác, Hêghen cho rằng Nhà nước là mục đích bên trong của những
lĩnh vực ấy và sức mạnh của Nhà nước là ở sự thống nhất giữa mục đích
chung cuối cùng của Nhà nước với lợi íh đặc thù của những cá nhân,tức là ở
chỗ cá nhân có nghĩa vụ đối với Nhà nước đến mức nào thì đồng thời cũng có
6


quyền lợi đến mức đó. Ở đây, Hêghen đã nêu ra: theo C.Mác đó là một sự

tương phản khơng thể giải quyết được, một mặt sự tất yếu bên ngoài, mặt
khác là mục đích bên trong. Sự thống nhất giữa mục đích chung cuối cùng
của Nhà nước với lợi ích đặc thù của những cá nhân dường như là ở chỗ
nghĩa vụ của cá nhân đối với Nhà nước và những quyền mà Nhà nước trao
cho cá nhân, là đồng nhất với nhau.
Hêghen cho rằng: Nhà nước với tư cách là một cái gì có tính ln lý, là
sự thâm nhập lẫn nhau của cái có tính chất thực thể và của cái đặc thù, bao
hàm trong bản thân nó một điều là: nghĩa vụ cuả tôi đối với cái có tính chất
thực thể, đồng thời cũng là hình thức tồn tại của sự tự do đặc thù của tôi, tức
là trong Nhà nước, nhiệm vụ và quyền lợi được hợp nhất trong cùng một quan
hệ. Cách nói ấy của Hêghen có thể hiểu: Nhà nước xuất hiện vơ ý thức và tùy
tiện từ gia đình và xã hội cơng dân. Gia đinh và xã hội công dân dường như là
cái cơ sở tự nhiên tối tăm mà từ đó bốc cháy ngọn đuốc Nhà nước. Chất liệu
của Nhà nước, được hiểu là những công việc của Nhà nước, cụ thể là gia đình
và xã hội cơng dân, vì chúng hợp thành những bộ phận trong Nhà nước, tham
gia bản thân của Nhà nước. C.Mác phê phán Hêghen: Khi gia đình và xã hội
cơng dân được Hêghen coi là những lĩnh vực của khái niệm Nhà nước, cụ thể
là những lĩnh vực của giai đoạn hữu hạn của Nhà nước, là tính hữu hạn của
Nhà nước. Đó là cái Nhà nước đang phân chia bản thân thành những lĩnh vực
ấy, lấy những lĩnh vực ấy làm tiền đề, và Nhà nước làm việc đó chính là để từ
tính ý tưởng của 2 lĩnh vực ấy trở thành tinh thần hiện thực vơ hạn cho mình.
“Nhà nước phân chia bản thân để ...”.Nhà nước “phân chia như vậy chất liệu
của tính hiện thực của mình cho những lĩnh vực đó, thành thử việc phân chia
này... biểu hiện ra là một sự phân chia do ...làm môi giới cái gọi là: “ý niệm
hiện thực” (tinh thần là vô hạn,là hiện thực) được hình dung như thể là nó
hoạt động trheo một ngn tắc nhất định và nhằm một mục đích nhất định, nó
phân chia bản thân thành những lĩnh vực hữu hạn; nó làm việc đó để “trở lại
trong nó, tồn tại cho nó”, hơn nữa nó làm như vậy để cho kết quả đúng là cái
7



kết quả trong hiện thực, C.Mác đã chỉ ra “trong đoạn này cái chủ nghĩa thần
bí lơgic phiếm thần luận hoàn toàn bộc lộ rõ”.
Hơn nữa C.Mác phê phán Hêghen khi ông cho rằng” ý niệm hiện thực,
tức tinh thần, tự phân chia bản thân thành 2 lĩnh vực ý tưởng của khái niệm
của mình, thành gia đình và xã hội cơng dân, tức là hình thành giai đoạn hữu
hạn của mình”- do đó, sự phân chia nhà nước thành gia đình và xã hội cơng
dân là một sự phân chia ý tưởng, tức là một sự phân chia tất yếu với tư cách là
một bộ phận của bản chất của nhà nước. Gia đình và xã hội cơng dân là những
bộ phận hiện thực của nhà nước, là những tồn tại tinh thần hiện thực của ý
chỉ, là những phương thức tồn tại của nhà nước. Gia đình và xã hội công dân
tự chúng cấu thành nhà nước. Chúng chính là động lực. Cịn theo Hêghen thì
ngược lại, chúng được sản sinh ra từ ý niệm hiên thực. Việc chúng kết hợp
thành nhà nước không phải là kết quả của q trình sống của chính chúng;
ngược lại, chính ý niệm,trong quá trình sống của mình,đã tách chúng ra khỏi
bản thân.Thật vậy, chúng là tính hữu hạn của ý niệm ấy. Chúng tồn tại không
phải nhờ tinh thần của bản thân chúng, mà nhờ một tinh thần khác. Chúng
không phải là những tự quy định, mà là những quy định bắt nguồn từ một cái
khác nào đó. Đó là lễ tại sao chúng được {Hêghen} quy định là “tính hữu
hạn”, là tính hữu hạn của bản thân “ý niệm hiện thực”. Mục đích tồn tại của
chúng khơng phải là bản thân sự tồn tại đó. Ý niệm tách những tiền đề ấy khỏi
bản thân “để từ tính ý tưởng của chúng trở thành tinh thần hiện thực vơ hạn
cho mình”. Điều đó có nghĩa là: nhà nước chính trị khơng thể tồn tại nếu
khơng có cơ sở tự nhiên là gia đình và cơ sở nhân tạo là xã hội công dân.
Chúng là cái tất yếu của nhà nước.
C.Mác đã phê phán Hêghen và phái Hêghen trẻ coi nhà nước là hiện
thân của lý tính, trật tự và cơng lý. Hêghen đã thần thánh hóa nhà nước Phổ,
muốn cho Nhà nước Phổ tồn tại vĩnh viễn và tuyên bố đó là động lực của lịch
sử. C.Mác phê phán quan điểm Duy tâm đó của Hêghen, quan điểm ơng coi
Nhà nước Phổ là hiện thân lý tính, trật tự về cơng lý không phải là không

8


lôgic tất nhiên rút ra từ tiền đề lý luận nào đó, mà là sự mơ tả, lý tưởng hóa
Nhà nước đương thời mạo xưng là nhà nước lý tưởng. C.Mác coi đó là sự cúi
mình của Hêghen trước bọn quý tộc phần đông. Hêghen quan niệm các cuộc
cách mạng tư sản tuy là cần thiết nhưng là sự biểu hiện chưa chín muồi của
tinh thần tuyệt đối. Ơng cho rằng chỉ cần đạt đến nnền quân chủ lập hiến là
mọi cuộc cải tạo cách mạng xã hội đều được từ trên xuống dưới theo sáng
kiến của chính quyền nhà nước chứ không phải từ dưới lên trên bằng con
đường cách mạng. Mặt khác Hêghen coi xã hội công dân là sự tha hóa của
Nhà nước. C.Mác cho rằng đây là quan điểm Duy tâm thần bí, Hêghen khơng
nhìn thấy nguồn gốc nhà nước mà theo C.Mác, không phải xã hội cơng dân là
sự tha hóa của nhà nước mà ngược lại, nhà nước là do xã hội công dân đẻ ra.
Thực chất C.Mác đã bác bỏ quan niệm Duy tâm về mối quan hệ giữa cơ sở
kinh tế -xã hội và nhà nước.
Về bản chất nhà nước, Hêghen “Chế độ nhà nước là hợp lý chừng nào
nhà nước phân biệt và quy định trong bản thân mình hoạt động của mình cho
phù hợp với bản tính của khái niệm. Cụ thể là sao cho mỗi quyền lực đó là
một tổng thể, do chỗ nó thực sự chứa đựng trong nó và cũng bao gồm trong
nó cả những yếu tố khác nữa, và vì những yếu tố này biểu hiện sự khác biệt
của khái niệm, nên chúng vẫn còn lại nguyên vẹn trong tính ý tưởng của nhà
nước,và chỉ hợp thành một tổng thể riêng biệt”, nhà nước là tấp quán và ý
thức của các cá nhân của nhà nước, cho nên chế độ nhà nước của mỗi dân tộc
phụ thuộc nói chung vào tính chất và sự hình thành của tự ý thức của dân tộc
ấy, sự tự do chủ quan của dân tộc và do đó, cả tính hiện thục của chế độ nhà
nước, đều nằm trong tự ý thức đó...Vì thế mỗi dân tộc đều có chế độ nhà nước
phù hợp với nó và thích hợp với nó.
Hêghen coi nhà nước là sự giải quyết và điều hịa tất cả những mâu
thuẫn về kinh tế và chính trị. C.Mác chứng minh rằng, các mặt đối lập không

thể điều hịa được, vì chúng là những mâu thuẫn thực sự. Hơn nữa, C.Mác
làm sáng tỏ lý do xuất hiện nhà nước trong lịch sử đó là do mâu thuẫn không
9


thể điều hịa được và ơng chỉ ra chế độ nhà nước hiện tồn là chế độ nhà nước
của chế độ tư hữu.
Việc Mác nêu lên mối quan hệ giữa nhà nước và chế độ tư hữu làm cho
ông vượt lên trên tất cả những tư tưởng triết học và xã hội học trước kia. Đây
là sự phát triển trong lập trường chính trị của Mác. Tuy nhiên trong lúc này
Mác vẫn coi các mặt đối lập ít nhiều cịn có tính chất siêu hình ở chỗ chưa
thấy sự quy định lẫn nhau trong một thể thống nhất.
2. Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước” của Ph.Ăngghen
2.1. Hoàn cảnh lịch sử
Tác phẩm được Ph. Ăngghen viết năm 1884, nó được coi là cuốn sách
giáo khoa về chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, khoa học xã hội và dân tộc học đã có
những phát kiến quan trọng đối với lịch sử xã hội, nhất là xã hội cổ đại. Môcgăng-nhà nhân chủng học người Mỹ đã viết cuốn “Xã hội cổ đại”. Cuốn sách
thu hút sự chú ý của C.Mác và Ph.Ăngghen. C.Mác đã nghiên cứu cuốn sách
đó và có nhận xét, phê phán trong một tài liệu riêng. Sau khi C.Mác mất,
Ph.Ăngghen sắp xếp lại bản thảo, ông quyết định viết một cuốn sách về vấn
đề này nhằm hoàn thiện hệ thống những quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch
sử,đồng thời chộng lại chủ nghĩa duy vật tầm thường về lịch sử đang thịnh
hành lúc bấy giờ. Mục đích Ph.Ăngghen viết tác phẩm chỉ ra sai lầm của giai
cấp tư sản. Vào những năm 60 khi họ cho rằng gia đình tư sản là hình thức gia
đình lý tưởng nhất, nó tồn tại từ xưa cho đến nay, trừ chế độ quần hôn. Họ cho
rằng sự ra đời Nhà nước và chế độ tư hữu là lẽ tự nhiên. Và ông viết tác phẩm
này khi quan điểm Duy vật lịch sử đã hoàn thiện.
2.2. Nội dung tư tưởng

Đây là tác phẩm được coi là cuốn sách giáo khoa về chủ nghĩa duy vật
lịch sử, Ph.Ăngghen đã dựa vào thành tựu khoa học và đứng trên quan điểm
duy vật về lịch sử để vạch ra nguồn gốc của chế độ tư hữu của giai cấp và của
10


nhà nước trong lịch sử, cũng như nguồn gốc, điều kiện tiêu vong của chế độ
tư hữu,của giai cấp và của nhà nước.
Từ cách trình bày nguồn gốc tiến hóa cua các hình thức gia đình trong
lịch sử, ơng đi đến khẳng định: hình thức gia đình cổ xưa nhất của lịch sử là
chế độ quần hôn. Khi chế độ quần hơn của gia đình hình thành, trong q
trình tiến hóa của gia đình, do yếu tố kinh tế thay đổi, sự phát triển dần từ gia
đình huyết tộc đến gia đình Ru-naơ-lu-an,gia đình cặp đơi, gia đình gia trưởng
và đến gia đình một vợ một chồng.
Từ đó ta thấy được sự thay đổi quy mơ của gia đình là do yếu tố kinh tế
chi phối. Hơn nữa, dựa trên tài liệu lịch sử, khảo cổ học, nhân chủng
học...Ph.Ăngghen đã phân tích nguồn gốc ra đời, đặc điểm của các tổ chức xã
hội của thời đại cộng sản nguyên thủy. Để từ đó đứng trên quan điểm duy vật
biện chứng ông chỉ ra nguyên nhân của sự tan rã chế độ thị tộc, đó chính là
ngn nhân kinh tế. Kinh tế dẫn đến chế độ tư hữu xuất hiện nhà nước giai
cấp. Do sản xuất phát triển, các công xã thị tộc trao đổi vật phẩm với nhau,
đồng thời có sự phân công lao động giữa các ngành nghề, giữa lao động chân
tay từ đó xuất hiện sở hữu tư nhân. Nhờ quá trình trao đổi sản xuất, một số
người giàu lên, một số phá sản bị tước mất tư liệu sản xuất dẫn đến chế độ
chiếm hữu nô lệ đi đơi với sự phân hóa nội bộ thành những giai cấp đối lập
nhau. Khi giai cấp xuất hiện thì chia ra thành 2 loại :kẻ đi tước đoạt và người
bị cướp đoạt, hay nói khác đi đó là xuất hiện giai cấp thống trị và giai cấp bị
trị. Khi xuất hiện giai cấp đối kháng thì tất yếu phải cí đấu tranh, thủ tiêu
nhau. Vì vậy xuất hiện nhà nước, nguồn gốc của nhà nước là do đấu tranh giai
cấp giữa các giai cấp thù địch.Ông kết luận “Nhà nước không phải là những

lực lượng thù địch từ bên ngồi gán cho, khơng phải là hiện thực của tinh thần
đạo đức như Hêghen đã khẳng định, Nhà nước xuất hiện do mâu thuẫn xã hội
khơng thể điều hịa được, chừng nào mâu thuẫn xã hội khơng thể điều hịa
được, chừng ấy tồn tại nhà nước. Ph.Ăngghen vạch ra rằng, nhà nước cũng
như giai cấp và chế độ tư hữu xuất hiện ở một giai đoạn lịch sử nhất định do
11


sự phát triển của nền sản xuất xã hội tạo ra. Nhà nước sẽ tiêu vong khi giai
cấp và đấu tranh giai cấp khơng cịn và chế độ tư hữu cũng mất đi.
Khẳng định đó của Hêghen thể hiện chủ nghĩa duy vật lịch sử rất rõ
ràng, từ khẳng định của ông ta nhận ra được rằng: sự tồn tại của nhà nước,
giai cấp khơng vĩnh viễn, nó chỉ tồn tại trong những giai đoạn phát triển nhất
định của lịch sử khi ông nêu ra quan điểm nhà nước tự tiêu vong.
Hơn nữa trong tác phẩm, Ph.Ăngghen còn chỉ ra q trình vận động,
phát triển, q trình tiến hóa của những tổ chức, cộng đồng người trong lịch
sử. Đó là từ thị tộc đến bào tộc-bộ lạc và bộ tộc, sự tan rã của chế độ này như
thế nào, Ph.Ăngghen chỉ ra đó là do kết quả của sản xuất. Đây là một bước
tiến mới trong tư tưởng của ông.
Cũng trong tác phẩm,đứng trên quan điểm duy vật biện chứng,
Ph.Ăngghen đã phân kỳ sự phát triển của xã hội qua 3 thời đại :mông muội,
dã man, văn minh.
Tác phẩm : “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước” là kiểu mẫu của sự vận dụng sáng tạo quan điểm duy vật lịch sử. Tác
phẩm góp phần chứng minh trên cơ sở những luận cứ khoa học, những
nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
3.Tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của V.I.Lênin
3.1.Hoàn cảnh lịch sử
Tác phẩm ra đời trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến
trước Cách mạng tháng Mười nổ ra. Với mục đích gắn liền việc phân tích biện

chứng sâu sắc về thời dại mới,khuynh hứơng phát triển của lịch sử, những
nhiệm vụ của giai cấp vô sản và Đảng cách mạng của nó.
Vào đầu thế kỷ XX,Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn cuối cùng
của nó:giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn này đã được V.I. Lênin coi là
đêm trước của Cách mạng vô sản, Xã hội chủ nghĩa. Cuộc chiến tranh thế thới
thứ nhất (1914-1918) làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản gay gắt đến tột
độ, đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình chín muồi của khủng hoảng cách mạng
12


trong nhiều nước đế quốc. Thực tế náy đã đặt ra trước giai cấp vơ sản và các
đảng Mác-xít của nó nhiệm vụ lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và
giành chính quyền về tay giai cấp công nhân.V.I.Lênin đã nhấn mạnh: “Vấn
đề thái độ của cách mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản đối với Nhà
nước khơng chỉ có ỹ nghĩa chính trị -thực tiễn mà cịn có tích chất nóng hổi
nhất nữa. Vì đây là vấn đề làm cho quần chúng thấy rõ những việc họ sẽ phải
làm trong một tưong lai gần đây, để tự giải phóng khỏi ách tư bản”(V.I.Lênin
tồn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcơva, tập 33, năm 1976, trang 5).
Thực tiễn Cách mạng đặt ra yêu cầu cần tổng kết một cách sáng tạo
kinh nghiệm cách mạng mới của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và trên cơ
sở đó phát triển hơn nữa lý luận Mác-xít về Cách mạng xã hội chủ nghĩa,trong
đó cốt lõi là học thuyết về Nhà nước. Do vậy cần phải trình bày có hệ thống
các quan điểm của những người sáng lập Chủ nghĩa cộng sản khoa học về
Nhà nước, các quan điểm này đã bị bóp méo xuyên tạc dưới nhiều hình thức
của chủ nghĩa cơ hội quốc tế xét lại và phát triển chúng cho phù hợp với hồn
cảnh lịch sử mới. Vì vậy, V.I.Lênin đã giải quyết một cách xuất sắc những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu này trong tác phẩm: “Nhà nước và cách
mạng”, đặt cơ sở cho lý luận về Nhà nước Xã hội chủ nghĩa -phần quan trọng
nhất của học thuyết Mác-xít về Nhà nước.Về sau lý luân này được V.I.Lênin
phát triển dựa trên kinh nghiệm chính quyền Xơ viết.

Tác phẩm này được Lênin viết trong thời kỳ tháng 8, tháng 9-1917 đến
tháng 5-1918, xuất bản tháng 5-1918. Nội dung của tác phẩm phê phán quan
điểm sai lầm, cơ hội,xét lại của Bec-stanh, Cau-sky...về vấn đề Nhà nước và
Cách mạng, phát triển lý luận Mác-xít về các vấn đề đố trên cơ sở tổng kết
một cách sáng tạo kinh nghiệm Cách mạng mới của giai cấp vô sản.tác phẩm
gồm 6 chương,riêng chương 7 Lênin dự định viết về “ kinh nghiệm của cuộc
cách mạng Nga những năm 1905 và 1907” nhưng chưa thực hiện được, vì
những cuộc khủng hoảng chính trị trước Cách mạng tháng Mười-1917.
13


3.2. Nội dung tư tưởng
Trong tác phẩm Lênin trình bày nhiều nội dung triết học quan
trọng.Tổng kết những luận điểm cơ bản của học thuyết Mác về Nhà nước từ
các tác phẩm của Mác và Ăngghen, Ông tiếp tục khẳng định những tư tưởng
của Mác và Ăngghen về Nhà nước, nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cách
mạng. Đây là tác phẩm đặc sắc của V.I.Lênin trên nhiều phương diện triết
học, kinh tế chính trị,chủ nghĩa xã hội khoa học, trong đó lần đầu tiên học
thuyết của C. Mác và Ph. Ăngghen về vấn đề nhà nước được trình bày một
cách có hệ thống và đầy đủ nhất.V.I.Lênin đã khẳng định vấn đề nhà nước là
một trong những vấn đề căn bản của chủ nghĩa mác, phân tích mối liên hệ
giữa nhà nước với tính chất giai cấp của xã hội, tính tất yếu của cách mạng xã
hội chủ nghĩa và chun chính vơ sản, xác định thực chất và nhiệm vụ của
nhà nước vô sản và nền dân chủ vô sản, đã phát triển sáng tạo những luận
điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen về nhà nước trong điều kiện mới.
V.I.Lênin khẳng định chỉ có chủ nghĩa Mác mới làm rõ nguồn gốc ,bản
chất và các hình thức của nhà nước. Theo lênin “chính trị là sự tham gia vào
những công việc của nhà nước, là việc vạch hướng đi cho nhà nước,việc xác
điịnh những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước”
(V.I.Lênin:Toàn tập, Nxb Tiến bộ,Matxcơva,1976, t.33,tr.404). Vấn đề cơ bản

nhất của chính trị là quyền lực nhà nước.Trong xã hội có giai cấp,các tập
đồn, các tầng lớp xã hội có vị trí khác nhau trong cơng việc quản lý nhà
nước.Do vậy có thể khẳng định chính trị là sự phả ánh quan hệ giữa các giai
cấp, các tập đoàn,các tầng lớp xã hội khác nahu trong việc giành ,giữ và sử
dụng chính quyền nhà nước.
Trên cơ sở này, Lênin xác đinh nguồn gốc nhà nước “Nhà nước làd sản
phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hịa được.
Bất cứ ở đâu, hay lúc nào và chừng nào, về mặt khách quan, những mâu thuẫn
giai cấp không thể điều hịa được thì nhà nước xuất hiện”.(V.I.Lênin:Tồn
tập,Nxb Tiến bộ,Matxcơva,1976, t.33,tr.10).
14


Nhà nước xuất hiện và tồn tại không phải do ý muốn chủ quan của một
ai hay một giai cấp nào đó. Bản chất giai cấp của nhà nước do cơ sở kinh tế
trên đó nhà nước tồn tại quy định. Giai cấp nắm chính quyền nhà nước trong
một thời đại phải là giai cấp thống trị về kinh tế ,do đó cũng là giai cấp “được
coi là thừa nhận là đại biểu chung của xã hội”(C.mác và Ph.Ăngghen :Toàn
tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,1995,t.1,tr.585). Tong thời cổ đại đó là
giai cấp chủ nơ,ở trung đại là giai cấp quý tộc phong kiến,bước vào thời kỳ
hiện đại là giai cấp tư sản và ngày nay là giai cấp vơ sản. Tương ứng với các
giai cấp đó,trong lịch sử đã xuất hiện các kiểu nhà nước khác nhau :nhà nước
chủ nô, nhà nước phong kiến,nhà nước tư sản và nhà nước vơ sản.
Vị trí trung tâm trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” là những vấn
đề về cách mạng xã hội chủ nghĩa và chun chính vơ sản, học thuyết về hai
giai đoạn của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Tổng kết thực tiễn lịch sử và phát triển quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen trong điều kiện lịch sử mới của cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, V.I.Lênin chỉ rõ vấn đề cơ bản của bất
kỳ cuộc cách mạng nào là vấn đề chính quyền nhà nước. Sự phát triển của chủ

nghĩa tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn
của chủ nghĩa tư bản và tạo ra những tiền đề kinh tế,chính trị và xã hội cần
thiết cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra.
Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chun
chính vơ sản là tất yếu lịch sử, giai cấp vô sản dùng chính quyền nhà nước để
đàn áp thiểu số dân cư là bọn bóc lột và xay dựng xã hội mới. Chun chính
vơ sản là nhà nước q độ và nó khác về cơ bản với nhà nước tư sản: trong xã
hội xã hội chủ nghĩa, nhà nước từ chỗ là công cụ thống trị giai cấp chuyển
thành cơ quan thể hiện ý chí của tồn dân.
V.I.Lênin thấy rõ nhu cầu cấp bách đặt ra từ tình hình đó là phải tổng
kết,khái quát và thát triển sáng tạo lý luận Macxít về cách mạng xã hội chủ
nghĩa và nhà nước chun chính vơ sản, để hướng phong trào cộng sản quốc
15


tế đi đúng mục tiêu cao cả của nó.Theo V.I.Lênin vấn đề thái độ của cách
mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản đối với nhà nước không chỉ có ý
nghĩa chính trị thực tiễn, mà cịn có tính chất nóng hổi nữa, vì đây là vấn đề
làm cho quần chúng thấy rõ những việc họ sẽ phải làm trong một tương lai
gần đây, để tự giải phóng khỏi ách tư bản.
Thực hiện những nhiện vụ đặt ra ở thời đại của mình, V.I.Lênin đã thực
sự làm một cuộc tổng kết lý luận về các vấn đề nhà nước và nhà nước chun
chính vơ sản, về cách mạng và cách mạng xã hội chủ nghĩa.Trong các tác
phẩm “Nhà nước và cách mạng”, “Cách mạng vô sản và tên phản bội
Causki’’,”Sáng kiến vĩ đại”, “Kinh tế chính trị trong thời kỳ chun chính vơ
sản”,...V.I.Lênin đã đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh đến một số nội dung cơ
bản của lý luận về nhà nước chun chính vơ sản mà trong điều kiện mới,
chính những nội dung ấy lại là cái phân biệt người Mácxít với những người
macxít giả hiệu.
Vì vậy, khơng có cách nào khác, giai cấp vơ sản phải đập tan bộ máy

quyền lực của giai cấp tư sản, đồng thời thiết lập bộ máy chính quyền nhà
nước của mình, một nhà nước dân chủ gấp triệu lần so với dân chủ tư sản.
Bộ máy nhà nước kiểu này dựa vào lực lượng chuyên chính của nhân dân để
đập tan mọi sự phản kháng của giai cấp tư sản và bóc lột, phản động, đồng
thời với đội tiền phong của mình là chính đảng cộng sản, nhà nước vơ sản
lãnh đạo tồn thể quần chúng nhân dân xây dựng một xã hội mới tốt đẹp
hơn, văn minh hơn-đó là xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ
nghĩa.V.I.Lênin viết: “Học thuyết đấu tranh giai cấp mà Mác vận dụng vào
vấn đề nhà nước và vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa tất nhiên phải đưa
đến chỗ thừa nhận sự thống trị về chính trị của giai cấp vơ sản. Chun
chính của giai cấp đó, tức là một chính quyền khơng bị chia sẻ với ai hết,và
trực tiếp dựa vào lực lượng vũ trang của quần chúng. Giai cấp tư sản chỉ có
thể bị lật đổ khi nào giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị đủ sức trấn
áp sự phản kháng không thể tránh khỏi, tuyệt vọng của giai cấp tư sản, và đủ
16


sức tổ chức hết thảy quần chúng lao động và bị bóc lột để xây dựng một chế
độ kinh tế mới.
Như vậy, điều quan trọng bậc nhất, mang tính quyết định đối với vấn đề
xây dựng nền chuyên chính của giai cấp vơ sản là sự thống trị về chính trị, tức
là sự lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp vơ sản đối với tồn bộ xã hội.Trên thực
tế, chun chính của giai cấp vơ sản cũng chính là chun chính của một giai
cấp. Nhưng so với nền chuyên chính của giai cấp bóc lột trước đây thì nền
chun chính này khác về bản chất. Bởi giai cấp vô sản là giai cấp bị áp bức
bóc lột cuối cùng trong lịch sử, có lợi ích thống nhất với lợi ích cuảt tồn thể
quần chúng bịi áp bức bóc lột, vùng lên giàng lấy quyền lãnh đạo làm điều
kiện giải phóng cho giai cấp mình, đồng thời giải phóng tồn thể các giai
cấpvà tầng lớp bị bóc lột khác. Và như vậy, nhà nước chiun chính vơ sản,về
nhun tắc,chính là là nhà nước của dân, do dân, vì dân, một nhà nước có khả

năng thực sự thực hiện quyền dân chủ đối với nhân dân, thu hút đông đảo
quần chúng tham gia vào quá trình tổ chức, quản lý và xây dựng xã hội mới.
Với ý nghĩa đó, nhà nước chuyên chính vơ sản cũng cịn là hình thức đặc biệt
của liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với đông đảo quần chúng nhân
dân là trịu cột của sự liên minh ấy là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và
tầng lớp tri thức.
V.I.Lênin khẳng định,sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội tạo ra tính mn hình mn vẻ của hình thức chính quyền nhà nước,song
thực chất của chúng tất nhiên chỉ là một: chun chính vơ sản. Kết quả nghiên
cứu và tổng kết kinh nghiệm cùng những bài học của cách mạng là kết luận
của C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng giai cấp cơng nhân chỉ có thể giành được
chính quyền và thiết lập nền chun chính vơ sản bằng con đường cách mạng
xã hội chủ nghĩa,trong cuộc cách mạng đó giai cấp vô sản phá hủy bộ máy
nhà nước tư sản và lập dựng lên bộ máy nhà nước mới. V.I.Lênin dạy : “Chỉ
người nào mở rộng việc thừa nhận dấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận
chun chính vơ sản thì mới là người macxít.
17


Nhiệm vụ của chun chính vơ sản là thủ tiêu chế độ người bóc lột
người và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chun chính vơ sản có vai trị tổ chức
quan trọng trong việc xây dựng xã hội mới, đó là một nhà nước kiểu mới, nhà
nước dân chủ kiểu mới. Nguyên tắc tối cao của nó là liên minh của giai cấp
cơng nhân với tồn thể nhân dân lao động và các tầng lớp xã hội khác dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Nhà nước vô sản là nhà nước cuối cùng trong lịch sử. Sau khi hoàn
thành sứ mệnh lịch sử của mình: phát triển sản xuất, xóa bỏ sự phân chia xã
hội thành giai cấp, nhà nước vô sản sẽ tự tiêu vong, nhà nước mất đi, chế độ
nhà nước được thay thế bằng chế độ tự quản cộng sản chủ nghĩa. Đúng như
V.I.Lênin đã chỉ ra,với việc hoàn thành xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa,

nhà nước sẽ hồn tồn khơng cần thiết nữa.
Trong tác phẩm của mình, V.I.Lênin vạch ra thực chất và nhiệm vụ của
chun chính vơ sản, vai trị tổ chức cực kỳ to lớn của nó trong việc xây dựng
xã hội mới sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Lênin đã đặc biệt nhấn mạnh tính chất dân chủ của nhà nước vô sản, sự
khác biệt cơ bản của nó với nền dân chủ tư sản. V.I.Lênin dạy rằng chun
chính vơ sản là một kiểu nhà nước mới, “nhà nước dân chủ kiểu mới (dân chủ
đối với những người vơ sản và nói chung những người khơng có của), và
chuyên chính kiểu mới (chống giai cấp tư sản)”(tr.43). Nhà nước vô sản bảo
vệ quyền lợi của những người lao động. Như lênin đã chỉ rõ, sự khác biệt cơ
bản cử chun chính vơ sản với nhà nước tư sản biểu hiện ở các hình thức tổ
chức nhà nước và ở vai trò lịch sử mà no thực hiện.
V.I.Lênin đã cụ thể hóa và phát triển học thuyết của C.Mác về hai giai
đoạn của xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội,
vạch ra về mặt lý luận cơ sở kinh tế để nhà nước tiêu vong. Trong giai đoạn
chủ nghĩa xã hội, do trình độ phát triển kinh tế cịn thấp, do vậy phải thực
hiện nguyên tắc “làm theo năng lực,hưởng theo lao động”, chỉ đến giai đoạn
sau chủ nghĩa cộng sản, khi trình độ phát triển kinh tế ở mức cao mới thực
18


hiện theo nguyên tắc: “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Do vậy, sự
tiêu vong của nhà nước là một quá trình lâu dài tùy thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế và xã hội của chủ nghĩa cộng sản, dần chuyển thành tổ chức tự
quản xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Lênin khẳng định nước Cộng hịa Xơ viết phải tiếp thu cho bằng được
tất cả những gì quý giá trong những thành quả của khoa học và của kỹ thuật
trong lĩnh vực đó. Chúng ta sẽ có thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội hay
khơng, điều đó chính là tùy ở những kết quả của chúng ta trong việc kết hợp
Chính quyền xơ viết với chế độ quản lý Xô viết với những tiến bộ mới nhất

của chủ nghĩa tư bản.
Trong tác phẩm này, V.I.Lênin đã đấu tranh không khoan nhượng
chống các quan điểm xuyên tạc, phản động, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét
lại để bảo vệ học thuyết của Mác và Ăngghen về nhà nước và cách mạng.
Những quan điểm của lênin trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”
có ý nghĩa to lớn trong thời đại ngày nay, trong bối cảnh thế giới đang vận
động dưới tác động của q trình tn cầu hóa kinh tế và phát triển kinh tế thị
trường. Mặc dù tận dụng được thành quả của khoa học và công nghệ, thực
hiện sự điều chỉnh trên phạm vi quốc tế, song bản chất của nhà nước tư sản
vẫn không thay đổi, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản vẫn khơng thay
đổi và có chiều hướng sâu sắc thêm. Điều này khẳng định tính đúng đắn trong
quan điểm của Lênin, phản bác lại những học thuyết tư sản về chủ nghĩa tư
bản nhân dân, chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa, về nhà nước phúc lợi chung...
Họ đưa ra rất nhiều lý luận về nhà nước, trong đó họ biện hộ sự thống
trị của các giai cấp bóc lột, xóa nhịa tính chất giai cấp của nhà nước tư sản.
Nhằm làm cho nhân dân lao động sao nhãng những vấn đề cơ bản của đời
sống xã hội, các nhà tư tưởng tư sản tán dương nhà nước tư sản hiện đại,
miêu tả nó như một nhà nước siêu giai cấp “phồn vinh chung” trong đời
sống xã hội.
Tuy nhiên cũng cần nhận thức đầy đủ hơn quan điểm củ Lênin trong
điều kiện mới hiện nay. Trong xã hội có giai cấp, chính quyền nhà nước thực
19


hiện sự thống dưới các hình thức nhà nước khác nhau. Nói đến hình thức nhà
nước là nói đến hình thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà
nước. Một nhà nước tồn tại dưới hình thức nào,tùy thuộc vào những điều kiện
kinh tế, chính trị, văn hóa trong và ngoài nước, tùy thuộc vào tương quan so
sánh lực lượng của giai cấp trong xã hội. Ngoài ra, truyền thống và đặc điểm
của mỗi dân tộc có ảnh hưởng đến hình thức nhà nước.

Về bản chất, Nhà nước là quyền lực chính trị của một giai cấp. Nhưng
giai cấp nắm chính quyền nhà nước lại nhân danh xã hội dể điều hành và quản
lý xã hội, nhà nước trong thực tế tồn tại như một công quyền, như một quyền
lực cơng cộng. Vì vậy, nhà nước khơng những có tính giai cấp, mà cịn có tính
xã hội,khơng những thực hiện chức năng giai cấp, mà cịn phải hồn thành
các chức năng xã hội. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra
đời của nhà nước tạo thành bản chất chủ yếu của nó. Chức năng xã hội bắt
nguồn từ nhiệm vụ giải quyết những công việc chung của xã hội.Nhà nước
thực hiện chức năng xã hội trong mối liên hệ mật thiết với các chức năng giai
cấp. Hơn nữa, chức năng xã hội còn là cơ sở cho sự thống trị chính trị giai
cấp.
Vì vậy, sẽ là mơ hồ nếu khơng thấy được tính chính trị,tính giai cấp của
các chủ trương, chính sách và sự tác động can thiệp của nhà nước vào các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa,giáo dục...Nhưng ngược lại, nếu quy các chức năng đa
dạng của nhà nước về chức năng giai cấp, hoặc tuyệt đối hóa tính chất giai
cấp, tính chất chính trị của nhà nước mà khơng thấy được tính xã hội, vai trị
chức năng xã hội trong phát triển xã hội thì sẽ là phiến diện.
Khi nhà nước nằm trong tay “giai cấp đại biểu cho toàn thể xã hội trong
thời đại của mình”, nghĩa là trong tay giai cấp đang đóng vai trị tiến bộ và
cách mạng, thì tính tích cực của chức năng xã hội biểu hiện càng rõ rệt.
Như vậy, vấn đề đầu tiên được Lênin đề cập đến trong tác phẩm, “Nhà
nước và cách mạng” là vấn đề nguồn gốc và bản chất của nhà nước. Đây là
vấn đề phức tạp nhất, đã, đang và sẽ ln cịn là đối tượng của cuộc đấu tranh
20


tư tưởng gay gắt nhất. Trên cơ sở phân tích sâu sắc các tác phẩm của mác và
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã nhấn mạnh rằng chỉ có chỉ nghĩa C.Mác mới đưa ra
được câu trả lời khoa học và đúng đắn cho câu hỏi: Nhà nước là gì, nó xuất
hiện khi nào và trên cơ sở nào, tại sao trong các thời kỳ lịch sử khác nhau nhà

nước cách mạng các hình thức khác nhau và đóng vai trị khác nhau?
Lênin khẳng định rằng nhà nước là một hiện tượng lịch sử, là công cụ
thống trị nằm trong tay các giai cấp bóc lột, nhà nước xuất hiện khi xã hội
phân hóa thành những giai cấp đối kháng.
Cùng với việc nêu rõ bản chất của nhà nước nói chung, nhà nước tư sản
noí riêng, đồng thời khẳng định những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư
bản. Người vạch ra tính tất yếu của cách mạng XHCN. Người nhân xét rằng
dưới chủ nghĩa đế quốc, cơ sở xã hội của cách mạng được mở rộng. Cách
mạng bạo lực là con đường khách quan để thủ tiêu nhà nước tư sản, “Khơng
có cách mạng bạo lực thì khơng thể trhay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước
vô sản được”. Sau khi lật đổ nền chun chính của giai cấp bóc lột, cách
mạng XHCN phải thiết lập nền chun chính vơ sản.”
V.I.Lênin tập trung phân tích bản chất và nhiệm vụ của chuyên chính
vơ sản, vai trị tổ chức cực kỳ to lớn của nó trong việc xây dựng xã hội mới
sau thắng lợi của cách mạng XHCN. Khẳng định luận điểm của chủ nghĩa
Mác về nhà nước vô sản. Người nhấn mạnh: “Nhà nước, tức là giai cấp vô sản
được tổ chức thành giai cấp thống trị”, bản chất của nhà nước vơ sản thể hiện
rằng nó khơng cịn là nhà nước theo nguyên nghĩa của nó nữa mà là nửa nhà
nước-chế độ dân chủ “từ chỗ là dân chủ tư sản biếm thành dân chủ vơ sản,từ
chỗ là nhà nước(...) nó biến thành một cái gì thực ra khơng phải là nhà nước
hiểu theo nghĩa thật sự nữa”.
Lênin đặc biệt nhấn mạnh tính chất dân chủ của nhà nước vơ sản, sự
khác biệt của nó với nền dân chủ tư sản. Người chỉ ra rằng chun chính vơ
sản là một nhà nước kiểu mới, “Nhà nước dân chủ kiểu mới (dân chủ đối với
những người vô sản và nối chung những người khơng có của), và chun
21


chính kiểu mới (chống giai cấp tư sản)”. Nhà nước vô sản bảo vệ quyền lợi
của những người lao động, sự khác biệt cơ bản của chun chính vơ sản với

nhà nước tư sản biểu hiện ở các hình thức tổ chức nhà nước và ở vai trò lịch
sử mà nó thực hiện. Lênin khẳng định trong nền chun chính vô sản phải
đảm bảo quyền lực thống nhất trong tay giai cấp vơ sản,thực hiện”sự thống trị
về chính trị của giai cấp vơ sản, chun chính của giai cấp đó, tức là một
chính quyền khơng bị chia sẻ với ai hết, và trực tiếp dựa vào lực lượng vũ
trang của quần chúng”...
Những tư tưởng, lý luận của Lênin về nhà nước và cách mạng trong tác
phẩm đã trở thành kim chỉ nam dẫn đường cho Cách mạng Tháng Mười Nga
vĩ đại thành công, thiết lập nhà nước công- nông đầu tiên trên thế giới, mở
đầu cho kỷ nguyên của CNXH hiện thực, hình thành hàng loạt nhà nước
XHCN sau đó.
III. Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin đối với việc xây
dựng nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã thấm nhuần
sâu sắc và vận dụng một cách sáng tạo những tư tưởng của chủ nghĩa MácLênin về nhà nước và nhà nước chun chính vơ sản vào những điều kiện cụ
thể của cách mạng Việt Nam, kể cả trong những giai đoạn “giông tố và cách
mạng” cũng như trong những giai đoạn “yên tĩnh” và ổn định. “Từ khi giành
chính quyền trong hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi giai đoạn phát triển của cách
mạng Việt Nam, Đảng ta luôn luôn coi trọng việc xây dựng, tăng cường, kiện
toàn nhà nước là một nhiệm vụ hàng đầu làm cho nhà nước ta thực sự là trụ
cột của hệ thống chính trị, là một cơng cụ chủ yếu, vững mạnh của nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” cụ thể:
Đảng đã vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà
nước và cách mạng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong cách
mạng dân tộc dân chủ, giải phóng dân tộc, cũng như trong cách mạng XHCN,
đặc biệt trong quá trình đổi mới hiện nay.Văn kiện đại hội X của Đảng khẳng
22


định, để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh”, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
XHCN, phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, đảm bảo vai trò quản
lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo
của Đảng, cần phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước
pháp quyền XHCN.
Dựa trên tư tưởng của các nhà lý luận trên thế giới về nhà nước pháp
quyền nói chung; quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và nhận thức của Đảng Cộng sản Việt nam nói riêng về nhà nước pháp quyền,
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam có 5 đặc trưng chủ yếu sau:
Một, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân,do
dân, vì dân.
Hai, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam,quyền lực
nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công rành mạch,phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan nhà nước là trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp.
Ba, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và
hoạt động trên cơ sở hiến pháp, pháp luật. Ở đó hiến pháp và các đạo luật giữ
vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh ác quann hệ trên tất cả mọi lĩnh vực đời
sống xã hội.
Bốn, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và
đảm bảo quyền con người, quyền công dân,nâng cao trách nhiệm pháp lý
giữa nhà nước và công dân, thực hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ luật,
kỷ cương.
Năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo, Chính quyền nhà nước chịu sự giám sát của nhân dân,
sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
thuộc Mặt trận.
23



Năm đặc trưng trên là kết luận đã được rút ra từ việc thực hiện
Chương trình Tổng kết 20 năm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay, bộ máy nhà nước của ta vẫn còn chậm đổi mới,
chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế, xã hội. Những yếu
kém của bộ máy quản lý nhà nước và công tác cán bộ chậm được khắc phục.
Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu, chưa gắn với xây dựng và chỉnh đốn
Đảng, với đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quộc
hội, chưa phối hợp chặt chẽ với cải cách và đổi mới hoạt động tư pháp. Cải
cách chưa thep kịp yêu cầu phát triển. Năng lực và phẩm chất của nhiều cán
bộ,cơng chức cịn yếu, một bộ phận khơng nhỏ thối hóa, biến chất. Dân chủ
ở nhiều nơi bị vi phạm, kỷ cương phép nước chưa nghiêm. Quan liêu, tham
nhũng, lãng phí cịn nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng nhũng nhiễu, cửa
quyền, thiếu trách nhiệm của bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức,nhất là ở
các cơ quan giải quyết công việc cho dân và doanh nghiệp. Bộ máy chính
quyền cơ sở nhiều nơi yếu kém.
Để nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước cần phát huy
quyền làm chủ xã hội của nhân dân, đảm bảo vai trò quản lý, điều tiết nền kinh
tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nhà nước Việt Nam trong mục tiêu phấn đấu cần tập trung làm tốt các
chức năng:
- Định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch,kế hoạch và
cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường. Đổi mới
căn bản công tác quy hoạch, kế hoạch phù hợp yêu cầu xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy
tối đa mọi lợi thế so sánh của quốc gia, vùng và địa phương,thu hút mọi
nguồn lực tham gia phát triển kinh tế xã hội.
- Tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy
các nguồn lực của xã hội cho phát triển, các chủ thể hoạt động kinh doanh
bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, cơng khai, minh bạch, có trật tự, kỷ cương.

24


- Hỗ trợ phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
quan trọng, hệ thống an sinh xã hội.
-Bảo đảm tính bền vững và tích cực của các cân đối kinh tế vĩ mơ, hạn
chế các rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.
Nhà nước tác động đến thị trường chủ yếu thơng qua cơ chế, chính sách
và các cơng cụ kinh tế, đồng thời sử dụng kịp thời có hiệu quả một số biện
pháp cần thiết kế khi thị trường trong nước hoạt động khơng có hiệu quả hoặc
thị trường khu vực và thế giới có nhiều biến động lớn.
- Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự
can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp. Tách
chức năng quản lý hành chính của Nhà nước khỏi chức năng quản lý kinh
doanh của doanh nghiệp, xóa bỏ “cơ chế phủ quản”, tách hệ thống cơ quan
hành chính cơng khai khỏi hệ thống cơ quan sự nghiệp, phát triển mạnh các
dịch vụ công cộng (giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thể dục
thể thao)

25


×