Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và giải pháp.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 137 trang )




























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI


GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010”
TÊN CÔNG TRÌNH:
XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ






MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................................ i
Lý do chọn đề tài: ................................................................................................................ i
Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................................... i
Phƣơng pháp nghiên cứu: .................................................................................................... i
Kết cấu đề tài: ..................................................................................................................... i
Kiến nghị và kết luận. .......................................................................................................... i
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM ............................................. 1
1.1 Khái niệm về Xếp Hạng Tín nhiệm: .......................................................................... 1
1.2 Đặc điểm của xếp hạng tín nhiệm: ............................................................................ 1
1.3. Tầm quan trọng của xếp hạng tín nhiệm: .................................................................. 3
1.3.1 Đối với nhà đầu tư: ........................................................................................... 3
1.3.2 Đối với doanh nghiệp: ........................................................................................ 3
1.3.3 Đối với ngân hàng: ............................................................................................. 4
1.3.4 Đối với nền kinh tế: ........................................................................................... 4

1.4 Kinh nghiệm xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trên thế giới: .................................... 4
1.4.1 Vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm ở nƣớc ngoài: ................................. 4
1.4.2 Độ tin cậy của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm dƣới sự nhìn nhận của các nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài: ...................................................................................................... 6
1.4.3 Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên Thế Giới đã sai lầm trong cuộc khủng
hoảng tài chính năm 2008: .......................................................................................... 8
Chƣơng II: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM TẠI VIỆT NAM .......................... 13
2.1 Quyết định của nhà nƣớc về thi hành xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam: .................... 13
2.2 Thực trạng xếp hạng tín nhiệm tại các tổ chức: ....................................................... 15
2.2.1 Tại trung tâm khoa học thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp:.............................. 15
2.2.2 Trung tâm tín dụng tại Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam CIC: ............................ 15
2.3 Xếp hạng tín nhiệm tại các ngân hàng thƣơng mại: ................................................. 19
2.3.1 Tại ngân hàng Việt Nam Thƣơng Tín ............................................................... 19
2.3.2 Hệ thông xếp hạng tín nhiệm của Vietinbank ................................................... 20
2.3.3 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của ngân hàng phát triển nhà Đồng
Bằng Sông Cửu Long ............................................................................................... 25
2.4 Sự cần thiết của một tổ chức xếp hạng độc lập: ...................................................... 26
2.4.1 Tổng quan thị trƣờng vốn Việt Nam: ................................................................ 26
2.4.2 Một số rủi ro khi tham gia thị trƣờng Việt Nam ............................................... 29
2.4.2.1 Rủi ro tín dụng .............................................................................................. 29
2.4.2.2 Bất cân xứng thông tin: ................................................................................. 30
2.4.2.3 Tâm lý đầu tƣ của các nhà đầu tƣ còn mang tính “bầy đàn” ........................... 32
2.4.3 Sự cần thiết có một tổ chức xếp hạng độc lập ................................................... 33
Chƣơng III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP ............................ 37
3.1 Những nhân tố dùng để xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ......... 37
3.2 Chỉ tiêu và tỷ trọng đánh giá: ................................................................................. 41
3.2.1 Chỉ tiêu tài chính: ............................................................................................ 41
3.2.2 Chỉ tiêu phi tài chính ........................................................................................ 51
3.2.2.1 Điểm quản lý................................................................................................. 51
3.2.2.2 Điểm tác động của các yếu tố bên ngoài ........................................................ 53

3.3 Thành lập tổ chức xếp hạng độc lập ....................................................................... 59
3.3.1 Lựa chọn mô hình thích hợp ............................................................................. 59
3.3.1.1 Công ty hợp danh .......................................................................................... 59
3.3.1.2 Công ty cổ phần ............................................................................................ 60
3.3.1.3 Công ty nhà nƣớc .......................................................................................... 61
3.3.1.4 Doanh nghiệp liên doanh ............................................................................... 62
3.3.2 Mô hình đề nghị: .............................................................................................. 63
3.3.2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty: ............................................................................ 64
3.3.2.2 Mục tiêu hoạt động ....................................................................................... 65
3.3.2.3 Lĩnh vực hoạt động ....................................................................................... 65
3.3.2.4 Tính chất ....................................................................................................... 65
3.3.2.5 Chức năng ..................................................................................................... 66
3.3.2.6 Quy trình xếp hạng: ....................................................................................... 66
3.3.2.7 Trách nhiệm của công ty yêu cầu xếp hạng: .................................................. 71
3.3.2.8 Một số quy định về tính độc lập của công ty xếp hạng tín nhiệm ................... 71
3.4 Những giải pháp để thành lập công ty xếp hạng tín nhiệm Việt Nam....................... 72
3.4.1 Giải pháp phát triển thị trƣờng vốn ................................................................... 72
3.4.2 Xây dựng khung pháp lý hoàn thiện hơn để tạo điều kiện cho công ty xếp hạng
tín nhiệm hoạt động hiệu quả .................................................................................... 74
Kết luận............................................................................................................................ 76
PHỤ LỤC I: Các mô hình xếp hạng tín nhiệm .................................................................. 78
PHỤ LỤC II: Sự phát triển của các tổ chức Xếp Hạng Tín Nhiệm .................................... 88
PHỤ LỤC III: Tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng tín dụng theo quyết định số 57/2001/QĐ-
NHNN ngày 24/01/2002 của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam: .......................................... 91
PHỤ LỤC IV ................................................................................................................. 107
PHỤ LỤC V ................................................................................................................... 113
PHỤ LỤC VI ................................................................................................................. 121
Tài liệu tham khảo: ......................................................................................................... 128



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1.1 Sự tƣơng đồng giữa mô hình của Altman và Standard & Poor’s ................. 10
1.2 Sự tƣơng đồng giữa Standard & Poor’s và Moody’s .................................. 14
2.1 Chỉ tiêu trọng số và thang điểm xếp loại .................................................... 28
2.2 Phân loại tín nhiệm doanh nghiệp ............................................................... 29
2.3 Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ............................................................. 29
2.4 Thanh điểm chấm theo quy mô doanh nghiệp ............................................. 32
2.5 xếp loại doanh nghiệp theo quy mô ............................................................. 34
2.6 Bảng trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính ................................... 34
2.7 Tổng hợp điểm tín nhiệm ............................................................................ 35
2.8 Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng ..................................................... 36
2.9 Ứng dụng kết quả chấm điểm tín nhiệm và xếp hạng khách hàng ............... 36
3.1 Đánh giá điểm theo quy mô doanh nghiệp .................................................. 54
3.2Đánh giá xếp hạng ngành Nông Lâm Ngƣ Nghiệp ....................................... 57
3.3 Đánh giá xếp hạng ngành thƣơng mại dịch vụ ............................................ 58
3.4 Đánh giá xếp hạng tín nhiệm cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp59
3.5 Đánh giá xếp hạng tín nhiệm cho các doanh nghiệp ngành xây dựng .......... 60
3. 6 Đánh giá xếp hạng theo dòng tiền .............................................................. 61
3.7 Đánh giá xếp hạng theo trọng số giữa yếu tố tài chính và phi tài chính 62
3.8 Chấm điểm tín tính nhiệm theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý .. 63
3.9 Chấm điểm tín nhiệm theo mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp ................ 66
3.10 Bảng chấm điểm tín dụng theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ... 67
3.11 Bảng xếp hạng tín nhiệm ..........................................................................

Lý do chọn đề tài:
Theo thời gian, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển đi lên và vƣơn xa,
hòa nhập vào thị trƣờng Thế Giới. Chính vì vậy, những gì là cái cốt lõi thì bắt buộc
Việt Nam phải tuân theo cái chung đó và dần tiếp thu, hoàn thiện để phù hợp với đất
nƣớc mình. Một trong những vấn đề đƣa ra đó là việc xếp hạng tín nhiệm cho doanh
nghiệp. Đi vào ngƣỡng cửa WTO, các doanh nghiệp mọc lên ngày một nhiều và

ngày một hoạt động cạnh tranh khốc liệt hơn, do vậy để biết đƣợc từng doanh
nghiệp, từng công ty hoạt động ra sao, có độ tin cậy nhƣ thế nào là một vấn đề quan
trọng hiện nay. Rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vừa qua, thì
chúng ta cần đề cao tầm quan trọng của xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp hơn thế
nữa.
Thực trạng ở Việt Nam đến hiện giờ, vấn đề xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp càng chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa đi vào một quy trình cụ
thể, và chƣa đƣợc nhà nƣớc chú tâm nhƣ là một vấn đề trọng yếu. Qua xếp hạng
doanh nghiệp chúng ta sẽ có cái nhìn tốt hơn về các doanh nghiệp Việt Nam về vị
thế phát triển cũng nhƣ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Đồng
thời dựa vào bảng xếp hạng này chúng ta sẽ đánh giá đƣợc mức độ phát triển của
doanh nghiệp qua các năm. Hiện nay có nhiều mô hình xếp hạng doanh nghiệp nƣớc
ngoài, ở nƣớc ta vấn đề xếp hạng doanh nghiệp đã có nhƣng vẫn là thuật ngữ mới
mẽ. Nƣớc ta hiện nay có bảng xếp hạng top 500 doanh nghiệp hàng đầu của nƣớc ta.
Việc đƣa ra mô hình xếp hạng doanh nghiệp chính xác với tình hình kinh tế Việt
Nam thực sự cần thiết trong nền kinh tế hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu:
Rất nhiều vấn đề còn tồn đọng xung quanh việc xếp hạng tín nhiệm ở Việt
Nam, đây là lý do tại sao tôi chọn đề tài này để tìm hiểu, nghiên cứu. Mong rằng quá
trình tìm hiểu của tôi, những bất cập mà tôi đƣa ra đƣợc mọi ngƣời chú tâm hơn và
một số giải pháp của tôi nhằm góp ý để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín
nhiệm tại Việt Nam. Tên đề tài: Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại
Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.
Nhƣ vậy đề tài đƣợc thực hiện gồm các nội dung chính sau:
 Tìm hiểu vấn đề xếp hạng tín nhiệm để thấy đƣợc tầm quan
trọng của nó nhƣ thế nào.
 Phân tích những vấn đề xếp hạng tín nhiệm trên Thế Giới để
thấy đƣợc những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
 Tìm hiểu một số mô hình thƣờng hay áp dụng và đã xuất hiện
từ trƣớc tới giờ trong quy trình xếp hạng tín nhiệm.

 Tổng hợp thực trạng ở Việt Nam hiện nay và những nhân tố của
thị trƣờng Việt Nam ảnh hƣởng tới việc xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
 Đƣa ra các giải pháp kiến nghị nhằm phát triển vấn đề xếp hạng
tín nhiệm ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
 Phƣơng pháp nghiên cứu đánh giá định tính
 Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp
 Phƣơng pháp so sánh
Kết cấu đề tài:
Đề tài chia làm hai phần:
Phần mở đầu: nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu đề tài, và
phƣơng pháp nghiên cứu.
Phần nội dung chính:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận.
Trình bày cơ sở lý luận chung về xếp hạng tín nhiệm: Khái niệm, đặc điểm,
tầm quan trọng, một số mô hình xếp hạng tín nhiệm trên Thế giới đƣợc nghiên cứu,
và một số kinh nghiệm về xếp hạng tín nhiệm trên thế giới đƣợc tìm hiểu và rút ra.
Chƣơng II: Thực trạng xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam.
Nêu ra thực trạng hiện tại Việt Nam cần đến xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp nhƣ thế nào.
Vấn đề xếp hạng tín nhiệm tại các tổ chức xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam.
Vấn đề xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp đƣợc áp dụng ở các Ngân hàng
thƣơng mại.
Sự cần thiết về tính độc lập của các tổ chức xếp hạng doanh nghiệp.
Quyết định của Việt Nam về việc thi hành xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
Chƣơng III: Xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại
Việt Nam.
Những nhân tố dùng để xây dựng mô hình.
Các chỉ tiêu và tỷ trọng đƣợc đƣa ra để đánh giá.
Thành lập các tổ chức xếp hạng độc lập tại Việt Nam cần đảm bảo những yêu

cầu nhƣ thế nào.
Các giải pháp phát triển thị trƣờng vốn.
Các giải pháp bổ trợ.
Các kiến nghị về quy định pháp luật cho việc xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp ở nƣớc ta.
Kiến nghị và kết luận.


1
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM
1.1 Khái niệm về Xếp Hạng Tín nhiệm:
Xếp hạng tín nhiệm là thuật ngữ rất rộng đƣợc dùng không chỉ để xếp hạng
cho cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp mà còn đƣợc sử dụng để xếp hạng cho cả
quốc gia và vùng lãnh thổ.
Xếp hạng tín nhiệm là việc các tổ chức xếp hạng tín dụng đƣa ra những nhận
định của mình về mức độ tín nhiệm đối với vấn đề tài chính của ngƣời đi vay có thể
là cá nhân hoặc tổ chức, hoặc đánh giá rủi ro tín dụng phụ thuộc vào các yếu tố bao
gồm khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều
kiện kinh doanh hay là sự thay đổi của các yếu tố của nền kinh tế thay đổi, đồng thời
qua đó có thể xem xét ý thức và thiện chí trả nợ của ngƣời đi vay. Nếu chỉ xét riêng
cho doanh nghiệp thì xếp hạng tín nhiệm là việc các tổ chức xếp hạng sử dụng các
tiêu chí nguồn lao động, tài sản, doanh thu và mức thuế phải nộp cho Nhà nƣớc và
một số tiêu chí khác trên bảng cân đối kế toán đã đƣợc kiểm toán để đƣa ra những
nhận xét, đánh giá đối với các rủi ro tín dụng.
1.2 Đặc điểm của xếp hạng tín nhiệm:
Ngày nay, Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là một trong những tiêu chí
quan trọng đối với nhà tài trợ vốn, nhƣ ngân hàng hay nhà đầu tƣ để đƣa ra quyết
định có nên tài trợ cho doanh nghiệp hay có nên cho doanh nghiệp vay hay không.
Đây là một tiêu chuẩn đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các
chỉ tiêu tài chính phản ánh khả năng thanh toán hay khả năng chi trả của doanh

nghiệp, cơ cấu vốn và khả năng sinh lời. Bên cạnh các chỉ tiêu tài chính, còn có các
chỉ tiêu phi tài chính nhƣ: trình độ, năng lực quản lý, kinh nghiệm điều hành, kinh
doanh của giám đốc doanh nghiệp v.v…. Các chỉ tiêu này sẽ đƣợc chấm điểm trên
cơ sở so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành. Từ việc đƣa ra các chỉ tiêu này, các
tổ chức xếp hạng sẽ tổng hợp thành những kết quả để đƣa ra nhận xét dựa trên
những tiêu chí đã đƣợc thiết lập để đƣa ra những nhận xét đánh giá. Trong đó kết


2
quả đánh giá đƣợc đƣa ra với các cấp độ khác nhau từ mức xếp hạng A đến C cụ thể
doanh nghiệp đƣợc xếp hạng A là tốt nhất, có khả năng thanh toán, khả năng trả nợ
tốt, khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động cao, hoàn toàn có thể mở rộng tín dụng.
Doanh nghiệp đƣợc xếp hạng B là doanh nghiệp nên hạn chế tín dụng, đồng thời
kiểm soát chặt chẽ, thu hồi nợ cũ. Doanh nghiệp xếp hạng C là doanh nghiệp không
thể cho vay, khẩn trƣơng thu hồi nợ cũ, đồng thời xem xét khả năng thanh lý hay
phát mại tài sản đảm bảo, thu hồi nợ. Chúng ta có thể tham khảo một số mô hình
xếp hạng tín nhiệm đã có trên Thế giới hiện nay ở phần phụ lục I, gồm có các mô
hình nhƣ mô hình chỉ số Z-Score của giáo sƣ Altman, mô hình của Fitch, mô hình
của Standard & Poors, mô hình của Moody’s.
Vẫn có nhiều tổ chức và nhà đầu tƣ trên thị trƣờng nhầm lẫn rằng công cụ
xếp hạng tín nhiệm đƣa đến cho họ những chứng khoán có lợi nhuận cao nhất, có
tăng trƣởng cao nhất. Nhƣng thực tế không phải nhƣ vậy. Xếp hạng tín nhiệm chỉ là
công cụ giúp các nhà đầu tƣ biết đƣợc chứng khoán của công ty có tính thanh khoản
cao hay không, công ty đó có khả năng trả đƣợc nợ hay không và khả năng thanh
toán các nghĩa vụ nợ trong tƣơng lai tốt nhƣ thế nào. Trƣớc khi tìm hiểu về xếp hạng
tín nhiệm, trƣớc hết chúng tôi đƣa ra một cái nhìn khái quát về xếp hạng tín nhiệm
để giúp các nhà đầu tƣ, các tổ chức hiểu hơn về thuật ngữ này.
Xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến, nhận xét và đánh giá về rủi ro tín dụng,
tài trợ, mua, bán và nắm giữ trái phiếu, các công cụ nợ dựa trên mô hình xếp hạng
tín nhiệm đƣợc đƣa ra bởi các công ty, tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Việc xếp hạng

này dựa trên những thông tin, số liệu đƣợc thu thập hầu nhƣ trên bảng cân đối kế
toán đã đƣợc kiểm toán của doanh nghiệp do đó chúng chỉ là một trong những nhân
tố mà nhà đầu tƣ và các nhà tài trợ nên tham khảo trƣớc khi ra quyết định đầu tƣ, tài
trợ. Trên thực tế, xếp hạng tín nhiệm không dùng để phát hiện ra những cổ phiếu
đầu tƣ có lợi cho các nhà đầu tƣ, bởi vì các chỉ số mà các tổ chức xếp hạng dùng để
xếp hạng cho ta thấy khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp chứ ko phải là khả
năng tăng trƣởng hay lợi nhuận.


3
Kết quả xếp hạng tín nhiệm này chỉ đƣợc sử dụng để các nhà đầu tƣ tham
khảo chứ không phải là chỉ dẫn về tính thanh khoản của một chứng khoán hay đo
lƣợng giá trị của nó trên thị trƣờng. Do đó, kết quả mô hình không dùng để chỉ dẫn
cho các nhà đầu tƣ rằng nên đầu tƣ vào công ty nào, chứng khoán nào mà chỉ ở mức
độ tham khảo.
Kết quả xếp hạng này phản ảnh mức độ tín nhiệm tại thời điểm quá khứ và
hiện tại do đó không đảm bảo tuyệt đối chất lƣợng tín dụng và rủi ro trong tƣơng lai,
khi mà những yếu tố về môi trƣờng kinh tế vĩ mô hay mục đích của doanh nghiệp đã
thay đổi.
1.3. Tầm quan trọng của xếp hạng tín nhiệm:
1.3.1 Đối với nhà đầu tƣ:
Các nhà đầu tƣ, trƣớc khi quyết định đầu tƣ vào công cụ hay công ty nào thì
vấn đề quan trọng là phải nắm rõ về nó. Để có đƣợc những thông tin cần thiết về
công ty họ dự định đầu tƣ, các nhà đầu tƣ thƣờng thu thập những thông tin, số liệu
báo cáo tài chính của công ty để có thể đƣa ra quyết định chính xác nhất, nhằm hạn
chế rủi ro trong đầu tƣ. Ngày nay, với hệ thống xếp hạng tín nhiệm, các nhà đầu tƣ
có thể có thêm công cụ để giúp họ nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng từ đó so
sánh, đánh giá mối quan hệ lợi nhuận – rủi ro giữa các công cụ để tìm ra công cụ có
lợi nhất, đảm bảo hiệu quả đầu tƣ và an toàn cho đồng vốn.
1.3.2 Đối với doanh nghiệp:

Một doanh nghiệp đƣợc xếp hạng đặc biệt là với các tổ chức xếp hạng lớn
trên thế giới, với kết quả xếp hạng tốt thì doanh nghiệp đó có nhiều điều kiện thuận
lợi trong việc mở rộng thị trƣờng vốn trong và ngoài nƣớc, đƣợc biết đến rộng rãi
bởi các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản vay ngân
hàng. Xếp hạng tín nhiệm cũng giúp duy trì sự ổn định nguồn tài trợ cho công ty,
các công ty đƣợc xếp hạng cao có thể duy trì đƣợc thị trƣờng vốn hầu nhƣ trong mọi
hoàn cảnh, ngay cả khi thị trƣờng vốn có những biến động bất lợi. Xếp hạng tín


4
nhiệm càng cao thì chi phí vay (lãi suất) càng giảm, các nhà đầu tƣ sẵn sàng nhận
một mức lãi suất thấp hơn cho một chứng khoán an toàn hơn. Xếp hạng tín nhiệm
giúp cho nguồn tài trợ của công ty linh hoạt hơn, đặc biệt là trong việc phát hành các
chứng khoán và công cụ nợ. Công ty phát hành có thể cơ cấu thời hạn và tổng giá trị
chứng khoán phát hành một cách thích hợp.
1.3.3 Đối với ngân hàng:
Xếp hạng tín nhiệm là cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế và giới
hạn rủi ro ở mức mục tiêu. Đồng thời cũng hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ
và trích lập dự phòng rủi ro, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ sự ổn
định của hệ thống ngân hàng. Đối với chính phủ và thị trƣờng tài chính: Xếp hạng
tín nhiệm giúp thị trƣờng tài chính minh bạch hơn, nâng cao hiệu quả của nền kinh
tế và tăng cƣờng khả năng giám sát thị trƣờng của chính phủ.
1.3.4 Đối với nền kinh tế:
Nâng cao tính minh bạch của thị trƣờng, bằng cách xếp hạng các kết quả
phân tích, hệ thống xếp hạng đã cung cấp đánh giá các rủi ro tín dụng theo những
chuẩn mực chung. Nhờ sự minh bạch thị trƣờng các nhà đầu tƣ bớt lo ngại những
chứng khoán lạ và các nhà phát hành có thể tạo đƣợc những kênh phân phối đến
những thị trƣờng khác, kết quả xếp hạng làm giảm những chi phí cơ hội vô hình,
giảm những tin đồn thất thiệt,……
1.4 Kinh nghiệm xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trên thế

giới:
1.4.1 Vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm ở nƣớc ngoài:
Nhƣ chúng ta đã biết, việc xếp hạng tín nhiệm là vô cùng quan trọng, do vậy
sự hiện hữu của các tổ chức xếp hạng là không thể thiếu. Ở các nƣớc có nền kinh tế
phát triển mạnh và thị trƣờng đang rất sôi động, thì vai trò của các tổ chức xếp hạng
càng thấy rõ rệt. Chẳng hạn ở Mỹ, ở Anh, ở Đức,… là các nƣớc phát triển khá
mạnh, nền kinh tế đứng đầu trên thế giới, các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức tín


5
dụng ngày một nhiều, nên việc đầu tƣ của các nhà đầu tƣ rất cần sự lựa chọn sáng
suốt, một trong những yếu tố giúp các nhà đầu tƣ quyết định nhanh chóng và tin
tƣởng vào quyết định của mình để đổ vốn vào đầu tƣ là sự góp mặt của các tổ chức
xếp hạng tín nhiệm. Thông qua các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, các nhà đầu tƣ sẽ dễ
dàng đi đúng hƣớng mà mình đã lựa chọn, lƣớt sóng hay chọn cách đầu tƣ bền vững,
xem xét đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro mình sẽ gánh chịu. Đây là yếu tố hàng đầu
để thấy sự cần thiết của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thị trƣờng Thế Giới; vì
trên thị trƣờng, các nhà đầu tƣ là “con chủ bài”. Nhu cầu ngày càng nhiều, nhận ra
sự cần thiết đó, nên ở các nƣớc mạnh đã “bùng nổ” các tổ chức xếp hạng tín nhiệm,
sự xuất hiện của một cái gì đó cũng đi từ nhu cầu, mức độ cần thiết của thị trƣờng
nên nó tồn tại và phát triển ngày càng vững mạnh.
Cho đến giờ, chúng ta càng thấy rõ tầm quan trọng, sự ảnh hƣởng của các tổ
chức xếp hạng tín nhiệm nhƣ S&P, Moody’s hay Fitch,… Thí dụ điển hình một số
sự kiện để chúng ta thấy tầm quan trọng của các tổ chức này đối với các nhà đầu tƣ
trên Thế giới nhƣ sau: Ở hầu hết tất cả các nƣớc đều xuất hiện những cái tên nhƣ
Standard and Poors (S&P), Moody’s hay Fitch,… đó là những tổ chức có tầm ảnh
hƣởng rất lớn trên Thế giới, có tiếng nói rất mạnh. Các tổ chức này đã tham gia đánh
giá xếp hạng cho nhiều công ty, nhiều doanh nghiệp, và nhiều tổ chức lớn ở Mỹ nhƣ
AIG, Citigroup, hay Lehman Brothers,… Chúng còn tham gia đánh giá xếp hạng tín
nhiệm nợ cho chính quốc gia Mỹ, mới đây nhất là S&P đã cảnh báo xếp hạng nợ

AAA của Mỹ. Các tổ chức này không chỉ có tiếng nói ở nơi khai sinh ra nó – con hổ
lớn của Thế giới – Mỹ, mà còn có chỗ đứng vững mạnh ở những nƣớc khác nữa. Ví
nhƣ, Hãng xếp hạng quốc tế Standard & Poors đã tham gia xếp hạng tín nhiệm nợ
cho Ucraina, S&P đã tăng chỉ số tín nhiệm nợ ngoại tệ của Ucraina từ mức CCC+/С
lên B-/С sau khi ghi nhận các rủi ro chính trị trong nƣớc đã giảm; còn đối với
Moody’s thì có sự khác biệt trong việc xếp hạng cho Ucraina, đó là Moody's đã giữ
nguyên chỉ số tín nhiệm quốc gia của Ucraina ở mức B2 (dự báo tiêu cực) bất chấp
việc tổng công ty đƣờng sắt Ukrzaliznhitsa đã không thanh toán đƣợc khoản nợ 550
triệu $. Cũng S&P, tổ chức này đã tham gia xếp hạng cho Pakistan, Sri Lanka và


6
Việt Nam vào những tháng cuối của năm 2008; vụ việc này đã gây sự chú ý của
không biết bao nhiêu ngƣời, từ các nhà đầu tƣ cho tới chính phủ của các nƣớc về sự
tụt bậc hạng mức tín nhiệm. Không thiếu phần góp mặt của một tổ chức lớn khác, đó
là Fitch Ratings cũng đã tham gia xếp hạng ở nhiều nƣớc trên Thế giới, nhƣ là đã
từng hạ triển vọng tín nhiệm của Hàn Quốc từ mức ổn định xuống mức tiêu cực do
dự trữ ngoại hối nƣớc này đang sụt giảm mạnh; kèm theo đó Fitch cũng đã hạ bậc
mức triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Malaysia từ tích cực xuống ổn định. Vụ gây
xôn xao nhiều đó là S&P đã đƣa ra xếp hạng tín nhiệm cho Hy Lạp, trong vòng một
tháng mà đã hạ mức điểm từ A- xuống còn BBB+ và đã làm ảnh hƣởng xấu đến thị
trƣờng tài chính.
Và các tổ chức lớn, có uy tín này đã từng tham gia xếp hạng tín nhiệm cho
nhiều nƣớc khác nhƣ Anh, Canada, Hongkong, Trung Quốc, Philippines,
Campuchia, Mông Cổ,… Và không chỉ tham gia ở tầm vĩ mô, các tổ chức này còn
tham gia đánh giá xếp hạng tín nhiệm cho các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng,
các công ty mà có nhu cầu muốn có mức đánh giá xếp hạng tín nhiệm. Từ đó, tên
tuổi của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm ngày càng vƣơn xa và đứng vững, độ tin
cậy ngày càng cao.
1.4.2 Độ tin cậy của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm dƣới sự nhìn nhận

của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài:
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm là tổ chức cung cấp quan điểm của họ về độ tín
thác của một doanh nghiệp trong nghĩa vụ thanh toán tài chính nhƣ là trái phiếu,
thƣơng phiếu, cổ phiếu ƣu đãi. Các tổ chức này hoạt động theo một chuẩn thống
nhất trên toàn cầu. Các chuẩn này quy định nhƣ sau:
 Tổ chức xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo tính công bằng, khách quan
và minh bạch để tạo niềm tin vững chắc cho các thành phần tham gia thị trƣờng,
đảm bảo uy tín cho công ty xếp hạng tín nhiệm.


7
 Tổ chức xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo tính độc lập, tức là không
phụ thuộc sức ép chính trị hoặc kinh tế để các kết quả đƣa ra đƣợc chính xác và
công minh nhất.
 Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo về mặt tài chính, về mặt
kỹ thuật, về cơ sở hạ tầng thông tin để nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng và
để đảm bảo hoạt động lâu dài.
Ảnh hƣởng của việc xếp hạng tín dụng đối với đời sống tài chính là rất lớn.
Quyết định của các tổ chức đánh giá tín nhiệm không chỉ tác động đến các công ty,
tập đoàn… mà còn cả quốc gia. Đó là lý do vì sao họ phải có trách nhiệm trong các
quyết định của mình.
Chính vì thế, các tổ chức xếp hạng sừng sỏ trên Thế Giới đã không khó khăn
trong việc chiếm đƣợc cảm tình của khách hàng. Và cứ nhƣ thế, hầu hết các nhà đầu
tƣ đã đặt niềm tin “ mãnh liệt” vào những gì mà tổ chức xếp hạng đánh giá. Các tổ
chức xếp hạng tín nhiệm mà đánh giá công ty A có hạng mức tín nhiệm là AA+,
công ty B có hạng mức tín nhiệm là BBB, thì thế nào sự tin tƣởng của các nhà đầu
tƣ đặt vào công ty A sẽ cao hơn công ty B, và nếu có đầu tƣ thì các nhà đầu tƣ cũng
sẽ chọn công ty A cho an toàn, phù hợp giữa lợi nhuận và rủi ro phải chịu. Số đông
các nhà đầu tƣ đều sử dụng một cách khách quan các kết quả về sự đánh giá tín
nhiệm của các tổ chức xếp hạng, các nhà đầu tƣ thƣờng bỏ sót sự kết hợp thực tế, sự

đánh giá của bản thân, sự kết hợp với nhiều điều kiện mà không phải là trong thị
trƣờng hoàn hảo, chính vì vậy đã đặt ra một vấn đề: Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm
có đáng tin cậy hay không? Thực tế cho ta thấy gì?
Đã không ít các tiếng nói gần đây đã lên tiếng phản ánh rằng Fitch, Moody’s
và Standard & Poor’s đã coi thƣờng các quy tắc về xung đột lợi ích và chỉ chú ý đến
lợi nhuận khi xếp hạng các loại chứng khoán. Ngoài ra, họ còn bị nghi ngờ có những
hành vi sai trái khác. Và gần đây nhất, Lãnh đạo châu Âu đã cho rằng việc xếp hạng
tín nhiệm của các tổ chức nhƣ Standard & Poor's, Moody's hay Fitch có thể khiến
cuộc khủng hoảng tài chính tại cựu lục địa thêm trầm trọng, nên sự tin cậy của mọi


8
ngƣời dành cho các tổ chức này có phần bị lung lây. Đã có rất nhiều trƣờng hợp cho
ta thấy tác hại của việc đánh giá tín nhiệm bị sai, không phù hợp, và về lâu dài,
những việc này sẽ làm cho niềm tin công chúng đối với những tổ chức xếp hạng
ngày một đi xuống. Thực tế cho thấy, các sản phẩm phái sinh cấu trúc đƣợc tạo ra
dựa trên những khoản nợ chỉ xếp hạng BB hoặc thấp hơn lại có thể đƣợc xếp hạng
AAA, nghĩa là kiểu công ty thì sắp phá sản nhƣng các chứng khoán liên quan tới
công ty đó thì vẫn đƣợc xếp hạng là rất tốt. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy đã xảy ra những
sự việc đáng tiếc, quỹ hƣu trí lớn nhất của Mỹ là Calpers (California Public
Employees Retirement System) quyết định kiện S&P, Moody’s và Fitch vì đã đƣa ra
các xếp hạng tín nhiệm không phù hợp dẫn đến tổn thất trên 1 tỉ đô la Mỹ cho quỹ
này. Nhiều vụ việc trái ngang lại xảy ra trong tích tắc làm cho các nhà đầu tƣ không
xoay sở kịp tay, ví dụ nhƣ nhiều công ty đang xếp hạng BBB+ trở lên đột nhiên bị
S&P giảm xuống dƣới mức BB-; sau một thời gian rất dài không thay đổi xếp hạng
tín nhiệm. Do những thực tế khá phủ phàng đó, liệu công chúng còn có thể đặt niềm
tin hoàn toàn vào việc đƣa ra đánh giá của các tổ chức xếp hạng nữa hay không?
Hiển nhiên là sẽ có một sự cảnh báo và ý thức cảnh giác cho mọi ngƣời nhiều hơn.
1.4.3 Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên Thế Giới đã sai lầm trong cuộc
khủng hoảng tài chính năm 2008:

Từ khi ra đời cho đến nay, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã hoạt động rất
thành công và mở rộng phạm vi hoạt động trên khắp thế giới. Việc xếp hạng tín
nhiệm trong tình hình kinh tế hiện nay là rất cần thiết. Đó là lý do mà các tổ chức
xếp hạng ngày càng hoạt động mạnh mẽ. Nhƣng cũng chính sự “cần thiết cấp bách”
đó của các nhà đầu tƣ đã vô tình làm cho các tổ chức xếp hạng chạy theo không kịp
nhu cầu, và đã đƣa đẩy đến sự cẩu thả trong việc xếp hạng đánh giá không chính xác
các tổ chức. Trong phần kinh nghiệm này, chúng tôi không đề cập đến ƣu điểm tốt,
hoặc những bài học hay về xếp hạng của các tổ chức xếp hạng trên thế giới, mà
chúng tôi sẽ đƣa ra việc làm sai lầm đáng tiếc của các tổ chức này để tất cả cùng
nhìn nhận và đánh giá sao cho xác thực với thực tế.


9
Bài học 1: Sự tin tưởng quá mức của mọi người vào các mô hình toán học
thuần túy để đánh giá rủi ro tín dụng – nguyên nhân cốt lõi của khủng hoảng tài
chính 2008:
Bài học đầu tiên mà tôi muốn nói ở đây là bài học không xa lạ với tất cả mọi
ngƣời, đó là cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở Mỹ vào năm 2008 và đã lan rộng
khắp toàn cầu, làm cho tình hình tài chính của tất cả các nƣ ớc trên thế giới phải đối
mặt với thực trạng nguy khốn. Truy tìm nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng lúc
bấy giờ, thì nguyên nhân trực tiếp là những sự bất ổn trong sự vận hành của hệ
thống tài chính – tiền tệ, cho vay bừa bãi; sâu xa hơn đó là chính sách tài chính dễ
dãi kéo dài đƣa tới tình trạng “ xài quá cái làm ra”; hoạt động cho vay có phần dễ
dãi và ồ ạt - đƣợc gọi là “cho vay dƣới chuẩn” - của các ngân hàng đối với ngƣời
vay tiền mua nhà trả góp với hy vọng sau đó bán đi để kiếm lời. Chính vì thế, hệ
thống tài chính – ngân hàng rung chuyển, gây tắc nghẽn đối với dòng vốn đầu tƣ,
kéo theo sự suy giảm sản xuất, tiêu dùng, xuất – nhập khẩu, làm cho hàng triệu
ngƣời thất nghiệp, đƣa tới những xáo động chính trị - xã hội. Chƣa hết, các khoản
vay tín dụng xấu này đƣợc chứng khoán hóa thành các loại cổ phiếu, chẻ nhỏ ra rồi
đem lên giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán. Vì thế, mặc dù cuộc khủng hoảng

cho vay mua nhà chỉ xảy ra ở Mỹ nhƣng ảnh hƣởng thì lan đến tận New Zealand,
Đức, Pháp, Úc, Nhật... vì họ cũng tham gia mua bán chứng khoán loại này. Nhƣ
vậy, cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp tại Mỹ xuất phát từ việc các ngân hàng
giảm nhẹ các tiêu chuẩn cho vay cho đối với các khoản vốn vay để mua nhà có độ
rủi ro cao và việc các ngân hàng nƣớc này có xu hƣớng chứng khoán hóa các khoản
cho vay đó.
Nhƣng sau này suy xét sâu xa nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng
chính là đã định giá sai trên thị trƣờng CDS ( Credit default swaps) khổng lồ. Nhiều
ngƣời đổ lỗi rằng những khoản vay thế chấp không có khả năng hoàn trả chính là
nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính lúc bấy giờ. Nhƣng thảm kịch to lớn
này chỉ là một phần và là dấu hiệu của vấn đề sâu xa hơn. Bất kì khoản đầu tƣ nào


10
vào các khoản nợ cũng không chỉ đơn thuần yêu cầu đền bù cho giá trị thời gian của
đồng tiền mà còn là phần bù cho rủi ro tín dụng của khoản nợ đó nữa. Phần bù rủi ro
tín dụng này bao gồm cả phần bù rủi ro vỡ nợ và phần bù rủi ro hệ thống. Trên thực
tế, hiện nay các tổ chức áp dụng lý thuyết toán học thuần túy để đánh giá rủi ro tín
dụng và tính toán phần bù rủi ro tín dụng đƣợc yêu cầu. Sự thực, đã có một ví dụ
điển hình do Rajun, Seru, và Vig (2008) cung cấp một phân tích về các sai số dự báo
rất lớn xuất phát từ việc áp dụng những mô hình toán học thuần túy này – Vốn đã sử
dụng rất hiệu quả các dữ liệu lịch sử “cứng” nhƣng lại bỏ qua đánh giá của con
ngƣời về “ thông tin mềm”. Chung quy, tất cả đã đặt niềm tin mù quáng vào các mô
hình rủi ro tài chính. Tại sao tất cả mọi ngƣời lại cho rằng hoạt động cho vay của các
tổ chức là đảm bảo an toàn trong khi tất cả đánh giá rủi ro chỉ dựa vào các dữ liệu
quá khứ? Chính vì những sai lầm không nhận thức rõ hoặc là sự chủ quan đã đƣa tới
những thất bại không đáng có nhƣ cuộc khủng hoảng tài chính vừa rồi.
Một số nhà đầu tƣ vào chứng khoán nợ chỉ đơn thuần nhìn vào kết quả xếp
hạng tín dụng đã đƣợc cung cấp bởi các tổ chức đánh giá nhƣ Standard & poor’s;
Moody’s; Fiting…; mà bản thân những công ty này đánh giá tín dụng chủ yếu chỉ

dựa vào mô hình toán học. Những mô hình toán học sử dụng số liệu thống kê để
phát hiện ra mối liên quan trong quá khứ giữa khả năng vỡ nợ và một vài biến số; lại
có thể bỏ qua những nhân tố và những khả năng rất quan trọng. Thị trƣờng thì ngày
càng thay đổi, nhƣng các đánh giá của các tổ chức thì lại bất động; vì sự làm việc
đánh giá ấy giống nhƣ “ một cổ máy” không có sự kết hợp nhuần nhuyễn với hiện
tại của thị trƣờng. Do vậy sự thất bại là điều hiển nhiên sẽ xảy ra không sớm thì
muộn. “các yếu tố bất ngờ” là vô cùng quan trọng trong việc đánh giá rủi ro trên thị
trƣờng tín dụng, nhƣng các mô hình toán học thì thƣờng thất bại trƣớc những biến số
có tính bất ngờ nhƣ vậy. Mặc cho “chất lƣợng yếu kém của các mô hình” trong thực
tế, bỏ qua những gì đang xảy ra trong thế giới thực, mọi ngƣời đã đặt niềm tin vào
các mô hình này quá nhiều; Và rồi sự thất bại đã đến một cách thật khủng khiếp –
cuộc khủng hoảng tài chính đầu tiên và nghiêm trọng nhất kể từ khi bƣớc vào thế kỉ
thứ 21.


11
Bài học 2: Sự cả tin của mọi người vào các tổ chức xếp hạng tín nhiệm –
tính đạo đức nghề nghiệp.
Trên đây là bài học cho sự cả tin vào các mô hình toán học mà chỉ sử dụng
những gì đã qua để đánh giá những gì sắp xảy ra. Và một bài học tiếp theo đó là sự
cả tin của tất cả vào những tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Ví dụ điển hình, những dự
đoán theo mô hình của những tổ chức xếp hạng tín nhiệm nhƣ Moody’s và S&P đã
ƣu ái giành những hạn mức xếp hạng tín nhiệm cao hơn so với mức xứng đáng để
giành đƣợc những lợi tức từ những con nợ sẵn sàng trả tiền để đƣợc xếp hạng, và kết
quả và một thất bại to lớn ( theo Burns, 2008). Dựa trên một vài ghi nhận gần đây về
tỷ lệ vỡ nợ trên những khoản cho vay đƣợc tạo ra bằng cách sử dụng duy nhất “
thông tin cứng” thì chúng ta có thể có khả năng phát hiện và trách khỏi sự sai lệch
tốt hơn những mô hình toán học, những mô hình này có thể dễ dàng bị thao túng nên
độ chính xác không còn cao nữa. Lấy một vài dẫn chứng khác để thấy rõ rằng các tổ
chức xếp hạng tín nhiệm đã lạm dụng quá mức sự tin tƣởng của mọi ngƣời giành

cho mình, và đồng thời đề cập đến “tính đạo đức” của nghề nghiệp đã không có ở
đây nữa. Ủy ban chứng khoán và giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã công bố cuộc điều tra
kéo dài 10 tháng đối với các hoạt động của Fitch, Moody’s và S&P; báo cáo khẳng
định nhiều ngƣời ở phố Wall từ lâu đã nghi ngờ các tổ chức xếp hạng lớn đã coi
thƣờng các quy tắc về xung đột lợi ích và chỉ chú ý đến lợi nhuận khi xếp hạng các
loại chứng khoán. Các nhà đầu tƣ thƣờng bỏ ra khá nhiều tiền vào các loại chứng
khoán mà các tổ chức này đánh giá cao, đáng tin cậy; họ tin vào các chứng khoán
tiềm năng đã đƣợc các tổ chức sàn lọc đƣa ra. Ở đây, các tổ chức xếp hạng lại phủ
nhận lỗi của mình, bởi một lý do là khối lƣợng và mức độ phức tạp tăng cao của các
loại chứng khoán mà họ đƣợc yêu cầu đánh giá. Đã có nhiều trƣờng hợp chứng
khoán đƣợc nâng chất lƣợng một cách vô lý nhƣ các sản phẩm phái sinh cấu trúc
đƣợc tạo ra dựa trên những khoản nợ chỉ xếp hạng BB hoặc thấp hơn lại có thể đƣợc
xếp hạng AAA, nghĩa là kiểu công ty thì sắp phá sản nhƣng các chứng khoán liên
quan tới công ty đó thì vẫn đƣợc xếp hạng là rất tốt. Điều này cực kỳ tai hại cho các
tổ chức tài chính và nhà điều hành chính sách, vì thƣờng các tổ chức tài chính căn


12
cứ vào các xếp hạng này mà đƣa ra giải pháp đầu tƣ, phòng ngừa rủi ro và dự trữ
vốn phù hợp. Gần đây một trong những quỹ hƣu trí lớn nhất của Mỹ là Calpers
quyết định kiện S&P, Moody’s và Fitch vì đã đƣa ra các xếp hạng tín nhiệm không
phù hợp dẫn đến tổ chức này đã bị tổn thất trên một tỷ đôla Mỹ.
Xếp hạng tín nhiệm không phải nguyên nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng,
nhưng quả thật nó là một mắc xích quan trọng để nhiều người lừa dối thị trường và
tạo ra sự sụp đổ niềm tin trên các thị trường tài chính. Chính sự cả tin của mọi
người, sự làm việc thiếu trách nhiệm của các tổ chức, tính độc quyền của các tổ
chức xếp hạng mạnh đã áp đảo thị trường,...đã đưa đến những kết cục thật xấu,
ngoài sự tưởng tượng của chúng ta.



13
Chƣơng II: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM TẠI
VIỆT NAM
2.1 Quyết định của nhà nƣớc về thi hành xếp hạng tín
nhiệm ở Việt Nam:
Nhƣ chúng ta đã biết về tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm cho
doanh nghiệp, hiện giờ việc xếp hạng các doanh nghiệp đã đƣợc niêm yết. Vì thế,
quản lý việc xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp cũng phải có một khuôn khổ chung.
Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đã ra những quyết định chung cho việc xếp hạng tín
nhiệm này.
Nhìn theo dòng lịch sử, trƣớc sự cần thiết của việc xếp hạng các doanh
nghiệp, ngày 24 tháng 1 năm 2002 Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành
quyết định đầu tiên về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín nhiệm
doanh nghiệp; việc phân tích, xếp loại tín nhiệm doanh nghiệp đƣợc thực hiện tại
trung tâm Thông tin tín dụng theo phƣơng pháp xếp loại và phƣơng pháp so sánh.
Đó là quyết định số 57/2001/QĐ-NHNN, theo quyết định này thì đối tƣợng thí điểm
phân tích, xếp loại tín nhiệm chỉ là các doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn
đấu tƣ nƣớc ngoài và các công ty cổ phần. Và cũng theo điều 4 của quyết định này
thì mọi thông tin của việc đánh giá xếp hạng phải đƣợc bảo mật, chỉ đƣợc cung cấp
thông tin này cho các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng mà
thôi. Các đơn vị sử dụng thông tin phải đúng mục đích và không đƣợc cung cấp cho
bên thứ ba. Trong quyết định này đã nêu ra đƣợc cần thu thập các thông tin gì, và
đánh giá nhƣ thế nào, và cũng đƣa ra các thang điểm cho việc đánh giá xếp hạng: tối
đa cho doanh nghiệp là 135 điểm, điểm tối thiểu là 27 điểm. Các chỉ tiêu và cách
chấm điểm đƣợc chúng tôi đính kèm ở phần phụ lục của bài để tham khảo.
Đó là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện thí điểm việc xếp hạng tín nhiệm
doanh nghiệp. Nếu việc này mà làm không tốt sẽ ảnh hƣởng đến doanh nghiệp, các
ngành kinh tế và cả Ngân hàng nhà nƣớc cũng nhƣ các tổ chức tín dụng. Nhƣng sau



14
hai năm thí điểm chƣơng trình này đã đạt kết quả khả thi, nên ngày 28/04/2004,
nghĩa là sau 2 năm thí điểm, Ngân hàng nhà nƣớc đã chính thức đƣa ra quyết định
473/QĐ-NHNN nhằm phê duyệt đề án phân tích, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp,
cho phép CIC cung cấp các bảng báo cáo phân tích, xếp hạng các doanh nghiệp. Đối
tƣợng đƣợc nhận các bảng báo cáo xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là các đơn vị
thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng, không cung cấp cho các đối
tƣợng khác.
Theo thời gian tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp
đƣợc nhận thức rõ đối với sự phát triển của một nền kinh tế vững mạnh, nhất là
trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO. Do vậy, sau khi điều chỉnh đề án,
ngày 21/6/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã ký quyết định số 1253/QĐ-
NHNN cho phép CIC chính thức thực hiện nghiệp vụ phân tích, xếp hạng doanh
nghiệp, và đối tƣợng đƣợc nhận bản báo cáo xếp hạng bao gồm các đơn vị thuộc
Ngân hàng Nhà nƣớc, các tổ chức tín dụng và một số tổ chức khác khi có yêu cầu.
Đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu tự xếp hạng có thể sử dụng kết quả phân
tích của CIC để làm tài liệu tham khảo khi có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín
dụng hoặc để tự đánh giá năng lực hoạt động của chính mình. Theo quyết định này
thì phạm vi đƣợc mở rộng, đó là mọi thành phần kinh tế chứ không ràng buộc nhƣ
trƣớc nữa, bao gồm doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần, công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, công ty hợp danh và doanh nghiệp tƣ
nhân. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kí và thay thế quyết định số 473/QĐ-
NHNN.
Bên cạnh những quyết định đó thì điều 7 của quyết định 493/2005/QĐ-
NHNN đã bổ sung để quy định rõ về việc trích lập dự phòng rủi ro và phân loại nợ
cho các tổ chức tín dụng. Và bƣớc đệm cho việc này chính là phải hoàn thành xong
khâu xếp hạng tín nhiệm. Vì vậy, xếp hạng tín nhiệm là rất quan trọng, không những
đánh giá tình hình hạn mức doanh nghiệp mà còn tạo niềm tin của thƣơng hiệu
doanh nghiệp trên thị trƣờng. Theo quyết định này thì hàng năm phải tổ chức đánh



15
giá lại hệ thống xếp hạng tín nhiệm và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với
tình hình thực tế và các quy định của pháp luật.
2.2 Thực trạng xếp hạng tín nhiệm tại các tổ chức:
2.2.1 Tại trung tâm khoa học thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp:
CRC là tên viết tắt của trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh
nghiệp đƣợc thành lập theo Quyết định số 590/QĐ-LHH ngày 03/5/2007 của Đoàn
Chủ tịch Hội đồng Trung ƣơng Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật
Việt Nam. Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp hoạt động theo
Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2000), đƣợc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp
giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số: A-666 ngày 14
tháng 05 năm 2007. Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp đƣợc
Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội (Bộ công an) cấp Giấy chứng
nhận đăng ký mẫu dấu ƣớc số 611/ ĐKMD và mẫu dấu nổi số 620/ ĐKMD kể từ
ngày 17 tháng 05 năm 2007.
Hoạt động chính của Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh
nghiệp là thẩm định tín nhiệm Doanh nghiệp. Nói chung hoạt động thẩm định tín
nhiệm doanh nghiệp gồm: đánh giá năng lực doanh nghiệp, đánh giá năng lực tài
chính doanh nghiệp, đánh giá trình độ nhân lực, đánh giá các vấn đề khác (theo yêu
cầu), xếp loại doanh nghiệp, xếp loại 10 doanh nghiệp đứng đầu ngành, thẩm định
hệ số tín nhiệm vay vốn…Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp
sử dụng công nghệ thẩm định đƣợc Quốc tế chấp nhận rộng rãi. Các hoạt động này
nhằm nâng cao uy tín cho các doanh nghiệp khi đƣợc thẩm định tín nhiệm doanh
nghiệp, góp phần công khai, minh bạch thông tin.
2.2.2 Trung tâm tín dụng tại Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam CIC:
Trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam là tổ
chức đầu tiên đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam cho phép triển khai đề án phân



16
tích, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp từ năm 2002 theo quyết định số 57/2001/QĐ-
NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
Mô hình sử dụng các thông tin để đánh giá xếp hạng trong các tài liệu sau:
bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình dƣ nợ ngân
hàng, các thông tin phi tài chính khác.
Các doanh nghiệp đƣợc đánh giá đƣợc phân loại theo ngành kinh tế gồm
nông lâm ngƣ nghiệp, thƣơng mại dịch vụ, xây dựng và công nghiệp đồng thời phân
loại theo quy mô lớn, vừa và nhỏ. Việc đánh giá xếp hạng tín dụng dựa trên các chỉ
tiêu phân tích tài chính cơ bản gồm: chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán ngắn
hạn và dài hạn), chỉ tiêu hoạt động (vòng quay hàng tồn kho kỳ thu tiền bình quân,
hiệu quả sử dụng tài sản), chỉ tiêu nợ (nợ phải trả/tổng tài sản, nợ phải trả/vốn chủ sở
hữu, nợ không đủ tiêu chuẩn/tổng dƣ nợ của ngân hàng)và chỉ tiêu thu nhập (lợi
nhuận sau thuế/doanh thu, lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản).
Sau khi qua quá trình chấm điểm tín nhiệm, kết quả xếp hạng đƣợc đƣa ra
dƣới dạng chỉ tiêu điểm với từng mức từ cao xuống thấp cụ thể nhƣ AAA, AA, A
đƣợc xem là khá tốt, BBB, BB, B CCC, CC, C. Cụ thể từng mức xếp hạng tín dụng
đƣợc quy định nhƣ sau:
Bảng 2.1 Chỉ tiêu trọng số và thang điểm xếp loại

Các chỉ tiêu
Trọng
số
Thang điểm xếp hạng
A B C D Sau D
Các chỉ tiêu thanh khoản

1. khả năng thanh toán ngắn hạn 2 5 4 3 2 1
2. Khả năng thanh toán nhanh 1 5 4 3 2 1
Các chỉ tiêu hoạt động


3. Luận chuyển hàng tồn kho 3 5 4 3 2 1
4. Kỳ thu tiền bình quân 3 5 4 3 2 1
5. Hệ số sử dụng tài sản 3 5 4 3 2 1


17
Các chỉ tiêu cân nợ

6. Nợ phải trả/tổng tài sản 3 5 4 3 2 1
7. Nợ phải trả/Nguồn vốn CSH 3 5 4 3 2 1
8. Nợ quá hạn/tổng dƣ nợ NH 3 5 4 3 2 1
Các chỉ tiêu thu nhập

9. Tổng thu nhập trƣớc thuế/
doanh thu
2 5 4 3 2 1
10. Tổng thu nhập trƣớc thuế /
tổng tài sản
2 5 4 3 2 1
11. Tổng thu nhập trƣớc
thuế/nguồn vốn chủ sở hữu
2 5 4 3 2 1

Bảng 2.2 Phân loại tín nhiệm doanh nghiệp
Loại Số điểm đạt đƣợc Đánh giá
AAA

> 139 Tối ƣu
AA 124 – 138 Ƣu

A

109 – 123 Tốt
BBB

94 – 108 Khá
BB 79 – 93 Trung bình khá
B

64 – 78 Trung bình
CCC

49 – 63 Trung bình yếu
CC 34 – 48 Yếu
C

<= 33 Yếu kém
(Nguồn: www.creditinfo.org.vn)



18
Bảng 2.3 Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
Ký hiệu
xếp loại
Nội dung

AA Doanh nghiệp này là doanh nghiệp hoạt động rất tốt, đạt hiệu
quả cao và có triển vọng tốt đẹp. Rủi ro thấp
A Doanh nghiệp này là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có

hiệu quả, tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển. Rủi ro
thấp
BB Doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát
triển. Tuy nhiên, có hạn chết nhất định về nguồn lực tài chính
và có những nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro thấp
B Doanh nghiệp hạng này hoạt động chƣa đạt hiệu quả, khả năng
tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro trung bình
CC Doanh nghiệp hạng này có hiệu quả hoạt động thấp, tài chính
yếu kém, thiếu khả năng tự chủ về tài chính. Rủi ro cao.
C Doanh nghiệp này kinh doanh thua lỗ kéo dài, tình hình tài
chính yếu, không có khả năng tự chủ tài chính, có nguy cơ phá
sản. Rủi ro rất cao.
(Nguồn: quyết định 57/2001/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 về việc triển khai thí điểm đề án
phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam)
Kết quả đánh giá xếp hạng tín nhiệm chủ yếu đƣợc dùng để cung cấp cho các
tổ chức tín dụng làm cơ sở phục vụ việc cấp vốn của các tổ chức. CIC sẽ làm nhiệm
vụ thống kê mức độ tín nhiệm của các cá nhân tổ chức có nhu cầu vay đối với việc
thực hiện các nghĩa vụ nợ quá khứ và hiện tại về việc chi trả gốc và lãi của các tổ
chức và cá nhân vay vốn từ đó các ngân hàng và tổ chức tín dụng làm cơ sở cho vay.
Tuy nhiên, những chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng của CIC còn khá sơ sài,
hầu nhƣ chỉ dựa vào chỉ tiêu tài chính. Mặc dù quy mô doanh nghiệp đƣợc phân loại
rất cụ thể nhƣng vẫn chƣa đủ để đánh giá hợp lý đƣợc mức độ tín nhiệm của doanh

×