Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Luận văn sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nước tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

LỤC VĂN CƯỜNG

SỰ CHUYỂN DỊCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VÀO GIÁ CẢ TRONG NƯỚC TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

\

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

LỤC VĂN CƯỜNG

SỰ CHUYỂN DỊCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VÀO GIÁ CẢ TRONG NƯỚC TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang



TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLĐT SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2012

Nhận xét của Người hướng dẫn khoa học
(tối đa 1 trang A4)
1. Họ và tên học viên: LỤC VĂN CƯỜNG

Khóa: 19

2. Mã ngành: 60.31.12
3. Đề tài nghiên cứu: Sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nước tại Việt
Nam
4. Họ tên Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang
5. Nhận xét: (Kết cấu luận văn, phương pháp nghiên cứu, những nội dung (đóng góp)
của đề tài nghiên cứu, thái độ làm việc của học viên)
………………………………………..............................................................................
……………………………………………………………………………………….......
……………………………………………………………………………………….......
……………………………………………………………………………………….......
……………………………………………………………………………………….......
……………………………………………………………………………………….......
……………………………………………………………………………………….......
6. Kết luận: ……………………………………………………………………………...

7. Đánh giá: (điểm / 10).


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành
đến người hướng dẫn khoa học, PGS. TS. Nguyễn Thị
Ngọc Trang, về những ý kiến đóng góp, những chỉ dẫn
có giá trị giúp tác giả hồn thành luận văn.
Tác giả xin cám ơn bạn Bạch Thị Phương Thảo
đã giúp đỡ, hỗ trợ về dữ liệu để thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn
bè đã hết lịng ủng hộ và động viên tác giả trong suốt
thời gian thực hiện luận văn này.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2012
Học viên
Lục Văn Cường


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả với sự
giúp đỡ của Cô hướng dẫn và những người mà tác giả đã cảm ơn. Số liệu thống kê
được lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này
chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình nào cho tới thời điểm hiện nay.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

Tháng


Tác giả

Lục Văn Cường

Năm 2012


Danh mục chữ viết tắt:
-

ADF: Augmented Dickey-Fuller

-

AIC: Tiêu chuẩn thông tin Akaike (Akaike Information Criterion)

-

AUD: Đô la Úc

-

CNY: Nhân dân tệ của Trung Quốc

-

CPI: Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)

-


EPC: Chi phí sản xuất của nhà xuất khẩu (Exporter’s production cost)

-

EURO: Đồng tiền chung Châu Âu

-

GBP: Đồng Bảng Anh

-

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

-

GSO: Tổng cục thống kê Việt Nam (General Statistics Office)

-

HKD: Đô la Hong Kong

-

HQIC: Tiêu chuẩn thông tin của Hannan – Quinn (Hannan – Quinn
Information Criterion)

-

IC: Tiêu chuẩn thông tin (Information Criterion)


-

IDR: Đồng Rupiah của Indonesia

-

IMP: Chỉ số giá nhập khẩu (Import price index)

-

IMF: Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)

-

INR: Đồng Rupee của Ấn Độ

-

JPY: Yên Nhật

-

KRW: Won Hàn Quốc

-

LR: Likelihood Ratio

-


MTAR: Mơ hình Tự hồi quy ngưỡng – xu hướng (Momentum – Threshold
Autoregressive)

-

MYR: Đồng Ringgit của Malaysia

-

NEER: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực đa phương (Nominal Effective
Exchange Rate)

-

PHP:Đồng Peso của Philippine

-

PP: Phillips – Perron


-

RUB: Đồng Rub của Nga

-

SBIC: Tiêu chuẩn thông tin Bayes của Schwarz (Schwarz’s Bayesian
Information Criterion)


-

SGD: Đơ la Singapore

-

TAR: Mơ hình tự hồi quy ngưỡng (Threshold Autoregressive)

-

THB: Đồng Baht của Thái Lan

-

USD: Đơ la Mỹ

-

VAR: Mơ hình véc tơ tự hồi quy (Vector Autoregressive Model)

-

VECM: Mơ hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model)


Danh mục bảng:
Bảng 4.1: Kiểm định nghiệm đơn vị theo tiêu chuẩn ADF
Bảng 4.2: Kiểm định nghiệm đơn vị theo tiêu chuẩn PP
Bảng 4.3: Kết quả lựa chọn độ trễ cho mơ hình

Bảng 4.4: Kiểm định đồng liên kết: Độ trễ (sai phân bậc nhất): 1 - 3
Bảng 4.5: Hệ số cân bằng dài hạn
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng phương trình (3.10)
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng phương trình (3.10)
Bảng 4.8: Kiểm định hiện tượng dị phương sai và tương quan chuỗi.
Bảng 4.9: Kết quả lựa chọn độ trễ cho phương trình (3.11) (3.12)
Bảng 4.10: Kiểm định đồng liên kết: Độ trễ (sai phân bậc 1): 1 – 3
Bảng 4.11: Kết quả ước lượng phương trình 3.221 – hệ số cân bằng dài hạn
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng phương trình 3.222 – hệ số cân bằng dài hạn
Bảng 4.13: Kiểm định hiện tượng dị phương sai và tương quan chuỗi.
Bảng 4.14: Kiểm định LR cho hệ số chuyển dịch bất cân xứng
Bảng 4.15: Kết quả lựa chọn độ trễ cho mơ hình VAR
Bảng 4.16: Kết quả chuẩn hóa cú sốc tỷ giá hối đoái
Bảng 4.17: Kết quả phân tách phương sai d(CPI)
Danh mục hình vẽ:
Hình 2.1: Các kênh chuyển dịch tỷ giá hối đối
Hình 4.1: Kết quả kiểm định sự ổn định của mơ hình VAR (AR Roots)
Hình 4.2: Kết quả chuẩn hóa cú sốc tỷ giá hối đối
Hình 4.3: Kết quả phân tách phương sai


Mục lục
Tóm tắt
1. Giới thiệu ............................................................................................................ 2
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đó ..................................................................... 3
3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu ................................................................... 13
3.1. Biến nghiên cứu và dữ liệu................................................................... 13
3.2. Mơ hình nghiên cứu ............................................................................. 15
3.2.1. Giai đoạn chuyển dịch thứ nhất ............................................. 15
3.2.2. Sự chuyển dịch bất cân xứng .................................................. 20

3.2.3. Giai đoạn chuyển dịch thứ hai ................................................ 21
4. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 22
4.1. Kết quả ước lượng giai đoạn chuyển dịch thứ nhất ............................... 24
4.2. Kết quả ước lượng sự chuyển dịch bất cân xứng vào giá nhập khẩu ..... 29
4.3. Kết quả ước lượng giai đoạn chuyển dịch thứ 2 ................................... 33
5. Kết luận ............................................................................................................ 37
Tài liệu tham khảo


1

Tóm tắt:
Ngày càng có nhiều nghiên cứu tập trung vào xem xét mối quan hệ giữa tỷ
giá hối đoái và các chỉ số giá trong nước ở Việt Nam. Tác động của những thay đổi
trong tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá trong nước gọi chung là sự chuyển dịch tỷ
giá hối đoái. Bài nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về sự chuyển dịch tỷ giá hối
đoái vào giá cả trong nước ở Việt Nam trong dài hạn sử dụng phương pháp đồng
liên kết Johansen, mơ hình véc tơ điều chỉnh sai số và mơ hình véc tơ tự hồi quy.
Trong đó tập trung vào sự chuyển dịch bất cân xứng từ tỷ giá hối đoái vào giá nhập
khẩu. Trong dài hạn, sự chuyển dịch là hoàn toàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự
chuyển dịch vào chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất, sau đó đến chỉ số giá sản xuất và
chỉ số giá tiêu dùng. Bài nghiên cứu cũng phát hiện khơng có sự chuyển dịch bất
cân xứng vào giá nhập khẩu trường hợp thay đổi tỷ giá hối đoái lớn so với thay đổi
tỷ giá hối đối nhỏ.
Từ khóa: Sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái, chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất,
chỉ số giá tiêu dùng, Mơ hình véc tơ điều chỉnh sai số, mơ hình véc tơ tự hồi quy.


2


1. Giới thiệu
Sau hơn hai thập kỷ đổi mới kinh tế thơng qua tự do hóa và hội nhập đa
phương, nền kinh tế Việt Nam đã có những tiến bộ căn bản. Quy mô thương mại
tăng nhanh, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng nhiều, và tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao. Bên cạnh những tác động tích cực, tiến trình tự do hóa và hội nhập đa
phương cũng làm tăng tính bất ổn của nội tệ và các yếu tố bên ngồi khác như là
dịng vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp nước ngoài. Điều này làm nảy sinh vấn
đề về độ nhạy cảm của giá cả trong nước với những cú sốc bên ngoài.
Phản ứng của giá cả trong nước với cú sốc tỷ giá hối đoái gọi chung là sự
chuyển dịch. “Sự chuyển dịch tỷ giá hối đối” là một thành ngữ nói chung được sử
dụng để miêu tả tác động của những thay đổi tỷ giá hối đoái đến một trong những:
(1) giá nhập khẩu và giá xuất khẩu, (2) giá tiêu dùng, (3) đầu tư và (4) khối lượng
giao dịch thương mại (trade volumes) (Darvas, 2001). Theo Goldberg và Knetter
(1997), sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái là phần trăm thay đổi trong giá nhập khẩu
tính bằng nội tệ do một phần trăm thay đổi trong tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của
quốc gia xuất khẩu và đồng tiền của quốc gia nhập khẩu. Những thay đổi trong giá
nhập khẩu lại tác động đến giá sản xuất và giá tiêu dùng. Menon (1995) và
McCarthy (2000) định nghĩa sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái như là những thay đổi
giá cả trong nước phản ứng với những thay đổi trong tỷ giá hối đoái.
Từ những năm 1970, các nhà kinh tế học đã nghiên cứu về tác động của
những biến động tỷ giá hối đoái đến giá cả trong nước. Cho đến nay, đã có một số
lượng lớn các cơng trình lý thuyết cũng như thực nghiệm nghiên cứu về vấn đề này
ở các quốc gia, các ngành và sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, số lượng các nghiên
cứu ở Việt Nam vẫn cịn ít, ví dụ như Võ Văn Minh (2009), Bạch Thị Phương Thảo
(2011), Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2012), đặc biệt vẫn chưa có nghiên cứu nào về
sự chuyển dịch bất cân xứng ở Việt Nam. Luận văn này tiếp tục ước lượng tác động
của những thay đổi trong tỷ giá hối đối danh nghĩa có hiệu lực đến giá cả trong
nước ở Việt Nam với số liệu từ quý 1/2001 đến quý 4/2011 sử dụng phân tích đồng
liên kết Johansen, phương pháp Vectơ điều chỉnh sai số (VECM) và Vector tự hồi



3

quy (VAR: Vector Autoregression). Luận văn này trả lời cho các câu hỏi sau: Tác
động của những thay đổi trong tỷ giá hối đối danh nghĩa có hiệu lực đến chỉ số giá
nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng như thế nào? Có tồn tại sự
chuyển dịch bất cân xứng từ tỷ giá hối đối đến giá nhập khẩu hay khơng?
Phần cịn lại của luận văn được tổ chức như sau. Phần kế tiếp giới thiệu tổng
quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái,
phần 3 trình bày phương pháp nghiên cứu và dữ liệu, phần 4 mô tả kết quả và phần
5 kết luận.
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đó
Mức độ và độ trễ của sự chuyển dịch tỷ giá hối đối khơng chỉ là vấn đề
quan trọng đối với mục tiêu của các nghiên cứu kinh tế mà cịn là những thơng tin
quan trọng cho việc thiết lập và thực thi chính sách tiền tệ. Để xác định được mức
độ và độ trễ của sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái, trước hết phải biết được các kênh
mà thơng qua đó những thay đổi trong tỷ giá hối đoái được truyền dẫn vào giá cả
trong nước. Có ít nhất 2 kênh chuyển dịch tỷ từ giá hối đoái vào giá cả trong nước:
trực tiếp và gián tiếp. Lafleche (1996) tóm tắt chúng trong một sơ đồ và được trình
bày trong Hình 2.1.
Sụt giảm tỷ giá
Kênh trực tiếp

Giá đầu vào nhập
khẩu tăng

Kênh gián tiếp

Giá hàng hóa
nhập khẩu tăng


Nhu cầu nội địa
đối với hàng hóa
nội địa tăng

Nhu cầu nước
ngồi đối với hàng
nội địa tăng

Chi phí sản xuất tăng
Sản xuất hàng hóa thay thế nội địa tăng

Giá tiêu dùng tăng

Hình 2.1: Các kênh chuyển dịch tỷ giá hối đoái


4

Kênh truyền dẫn trực tiếp: Những thay đổi trong tỷ giá hối đối được truyền
dẫn vào giá tiêu dùng thơng qua những thay đổi trong giá nhập khẩu của hàng hóa
trung gian và hàng hóa cuối cùng. Khi nội tệ giảm giá, giá của hàng hóa nhập khẩu
tính bằng nội tệ sẽ tăng lên. Trong trường hợp hàng hóa trung gian được nhập khẩu,
giá tăng sẽ làm tăng chi phí biên, dẫn đến giá cả hàng hóa được sản xuất trong nước
sẽ tăng. Các nghiên cứu thực nghiệm thường chia kênh truyền dẫn trực tiếp làm hai
giai đoạn để nghiên cứu. Giai đoạn thứ nhất bao gồm những thay đổi trong tỷ giá
hối đoái được truyền dẫn vào giá cả đầu vào nhập khẩu. Giai đoạn thứ hai bao gồm
những thay đổi trong tỷ giá hối đoái được truyền dẫn vào giá nhập khẩu sau đó theo
chuỗi phân phối, truyền dẫn vào giá sản xuất và cuối cùng ảnh hưởng đến giá tiêu
dùng. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng giá nhập khẩu nhạy với những

thay đổi trong tỷ giá danh nghĩa hơn so với giá tiêu dùng nói chung (Obstfeld và
Rogoff, 2000).
Kênh truyền dẫn gián tiếp: sự giảm giá của đồng nội tệ ảnh hưởng đến giá
xuất khẩu vì hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn trong thị trường nước ngoài. Làm
tăng nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa trong nước dẫn đến áp lực làm tăng giá
cả trong nước (Hyder và Shah, 2004). Hiện tượng này được gọi là “sự thay thế bên
ngoài”. Sự giảm giá của đồng nội tệ làm giá nhập khẩu của hàng hóa cuối cùng và
hàng hóa trung gian tăng lên tính bằng nội tệ, làm tăng nhu cầu của hàng hóa thay
thế trong nước (sự thay thế bên trong), gây ra áp lực tăng giá của hàng hóa thay thế
trong nước (Dobrynskaya và Levando, 2005).
Cơ sở lý thuyết của sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái là lý thuyết ngang giá sức
mua. Theo lý thuyết ngang giá sức mua, có sự chuyển dịch hoàn toàn những thay
đổi trong tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nước (Dobrynskaya và Levando, 2005).
Các nhà kinh tế học sử dụng 3 khái niệm để giải thích tại sao hàng hóa của một
nước có giá cả bằng với giá cả của hàng hóa tương tự ở một nước khác. Quy luật
một giá nói đến những hàng hóa riêng lẻ. Ngang giá sức mua tuyệt đối nói đến tồn
bộ hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế. Và ngang giá sức mua tương đối nói đến sự
thay đổi trong giá cả của hàng hóa.


5

Luật một giá là khái niệm đơn giản nhất về ngang giá sức mua. Luật một giá
cho rằng giá cả của những hàng hóa tương tự nhau, khi tính bằng một đồng tiên
chung tại mức tỷ giá hiện hành, ở cả hai thị trường phải ngang bằng nhau với giả
định là khơng tồn tại chi phí giao dịch và thuế quan trong việc trao đổi mậu dịch
giữa hai thị trường. Nếu có một sự chênh lệch trong giá cả giữa hai thị trường thì sẽ
xuất hiện hành vi kinh doanh chênh lệch giá. Người ta sẽ mua hàng hóa ở thị trường
có mức giá thấp và bán lại hàng hóa đó ở thị trường có mức giá cao hơn. Điều này
sẽ làm cho giá cả ở thị trường có mức giá thấp tăng lên và giá cả tại thị trường có

mức giá cao sẽ giảm xuống cho đến khi giá cả hàng hóa ở hai thị trường bằng nhau.
Cơng thức mô tả luật một giá như sau:
= .



Với E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, được đo lường bằng những đơn vị nội tệ trên
một đơn vị ngoại tệ.

là mức giá mặt hàng A ở trong nước.



là mức giá mặt

hàng A ở nước ngoài. Luật một giá thường được sử dụng để xem xét sự chuyển dịch
cho những hàng hóa đơn lẻ được mua bán giữa các quốc gia (Campa và Goldberg,
2002).
Ngang giá sức mua tuyệt đối mở rộng cơ sở lý luận của luật một giá. Lý
thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối cho rằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai
đồng tiền phải bằng với tỷ lệ tổng mức giá cả giữa hai quốc gia. Công thức:
= .



Với E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa. P là giá cả của rổ hàng hóa trong nước.






giá cả của rổ hàng hóa nước ngồi. Giả định rằng hai rổ hàng hóa này được cấu
thành bởi những loại hàng hóa và dịch vụ tương tự có tỷ trong tham gia vào rổ hàng
hóa như nhau.
Ngang giá sức mua tương đối cho rằng giá trị của ngoại tệ tăng lên hay giảm
xuống một lượng bằng với sự chênh lệch giữa lạm phát trong nước và lạm phát
nước ngoài. Gọi

là mức lạm phát trong nước,

là mức lạm phát nước ngoài,

phần trăm thay đổi trong giá trị của đồng ngoại tệ, như vậy:




6

=

(1 + )
−1
(1 + )

(Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định, 2011). Việc kiểm định ngang giá sức mua
thường sử dụng các chỉ số giá giữa các quốc gia để thực hiện. Nếu ngang giá sức
mua tồn tại, nội tệ giảm giá 1% (ngoại tệ tăng giá 1%) thì chỉ số giá trong nước sẽ
tăng 1% (nếu các yếu tố khác không đổi). Hiện tượng này gọi là sự chuyển dịch
hoàn toàn (complete pass-through). Trong thực tế, sự chuyển dịch của những thay

đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa vào giá cả trong nước là khơng hồn tồn (incomplete
pass-through). Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu giải thích sự chuyển dịch khơng
hồn tồn. Trong thị trường độc quyền nhóm (oligopolistic market), phản ứng của
giá cả với những thay đổi trong chi phí phụ thuộc vào độ cong của đường cầu và
cấu trúc thị trường (Dornbusch, 1987; Knetter, 1989; Atkeson và Burstein, 2008
trong Nakamura và Zerom, 2009). Nếu hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa trung gian,
nhà sản xuất địa phương có thể thay thế đầu vào nhập khẩu bằng đầu vào nội địa để
phản ứng với những thay đổi tỷ giá hối đối (Dobrynskaya và Levando, 2005). Bên
cạnh đó, sự cứng nhắc của giá cả và các nhân tố khác cũng có thể góp phần làm cho
sự chuyển dịch tỷ giá hối đối khơng hồn tồn (Giovannini, 1988; Kasa, 1992;
Devereux và Engel, 2002; Bacchetta và van Wincoop, 2003 trong Nakamura và
Zerom, 2009). Brissimis và Kosma (2005) nghiên cứu các công ty Nhật Bản xuất
khẩu vào thị trường Mỹ, tập trung vào hoạt động nghiên cứu và phát triển và sức
mạnh thị trường để giải thích cho sự chuyển dịch tỷ giá hối đối khơng hồn tồn.
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái đều
tập trung ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ. Khảo sát của Menon (1995) mô tả
kết quả của 43 nghiên cứu như vậy (Dobrynskaya và Levando, 2005). Bailliu và
Bouakez (2004) khảo sát sự chuyển dịch tỷ giá hối đối ở các nước cơng nghiệp hóa
và thấy rằng sự chuyển dịch vào giá nhập khẩu và giá tiêu dùng đã suy giảm trong
thập kỷ vừa qua.
Các nghiên cứu thực nghiệm về sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái ở các nước
đang phát triển cũng cho thấy sự chuyển dịch tỷ giá suy giảm đáng kể từ những năm


7

1990 nhưng vẫn cao hơn so với sự chuyển dịch ở các nước phát triển. Một trong
những nhân tố giải thích cho sự suy giảm hệ số chuyển dịch là sự suy giảm trong
mơi trường lạm phát. Chính sách tiền tệ cũng là một nhân tố giải thích cho sự suy
giảm chuyển dịch những thay đổi trong tỷ giá hối đoái vào giá tiêu dùng ở các nước

đang phát triển (Frankel, Parsley và Wei, 2005). Zorzi, Hahn và Sanchez (2007)
thấy rằng hệ số chuyển dịch tỷ giá hối đoái ở các thị trường mới nổi cao hơn ở các
nền kinh tế phát triển. Đối với các thị trường mới nổi có lạm phát hàng năm là một
con số thì hệ số chuyển dịch tỷ giá hối đoái thấp và khác biệt so với mức chuyển
dịch ở các nền kinh tế phát triển. Ito và Sato (2006) nghiên cứu sự chuyển dịch tỷ
giá hối đối ở các nước Đơng Á sau khủng hoảng bằng việc sử dụng mơ hình VAR
5 biến và mơ hình VAR 7 biến bao gồm tỷ giá hối đối danh nghĩa có hiệu lực, chỉ
số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng và các biến kinh tế vĩ mơ
(chính sách tiền tệ, cú sốc cung (giá dầu) và cú sốc cầu (chênh lệch sản lượng)). Kết
quả cho thấy rằng tỷ lệ chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá sản xuất là khá cao trong
nền kinh tế khủng hoảng. Riêng ở Indonesia, phản ứng của chính sách tiền tệ và chỉ
số giá tiêu dùng với biến động tỷ giá mạnh và có ý nghĩa thống kê.
Ở Việt Nam, Võ Văn Minh (2009) sử dụng mơ hình VAR và phân tích phản
ứng đẩy để đo lường mức độ chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nước từ
tháng 1 năm 2001 đến tháng 2 năm 2007. Khung phân tích bao gồm các biến: giá
dầu, tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực đa phương (NEER), chênh lệch sản lượng
(GAP), chỉ số giá nhập khẩu (IMP) – được tính tốn từ chỉ số giá xuất khẩu của các
đối tác thương mại với Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và cung tiền (M2). Kết
quả cho thấy sự chuyển dịch bình quân trong năm đầu tiên là 61%. Tác động lớn
nhất vào giá nhập khẩu vào khoảng 5 đến 7 tháng sau cú sốc tỷ giá hối đoái. Tuy
nhiên, tác động của tỷ giá hối đoái vào giá tiêu dùng thậm chí kéo dài khoảng 10
tháng sau cú sốc. Sau 15 tháng, tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái vào giá nhập
khẩu và giá tiêu dùng bị loại bỏ hoàn toàn.
Bạch Thị Phương Thảo (2011) nghiên cứu tác động của cú sốc tỷ giá hối
đoái và các cú sốc kinh tế vĩ mô đến chuỗi chỉ số giá trong nước ở Việt Nam từ quý


8

1 năm 2001 đến quý 2 năm 2011 sử dụng mơ hình VAR, phân tích phản ứng đẩy và

phân tách phương sai. Các biến nghiên cứu bao gồm: chỉ số giá nhập khẩu (IMP),
chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu
lực đa phương (NEER), GDP thực, cung tiền (M2) và giá dầu (OIL). Nghiên cứu
cho thấy tác động lớn nhất của cú sốc tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu là sau
khoảng gần 14 tháng kể từ khi có cú sốc tỷ giá hối đối với độ lớn khoảng 77%.
Mức tác động lớn nhất của cú sốc tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá sản xuất cũng sau
khoảng gần 14 tháng với độ lớn khoảng 73%. Cú sốc tỷ giá hối đoái tác động đến
chỉ số giá tiêu dùng là thấp nhất với mức cao nhất sau gần 15 tháng là 39,64%.
Nghiên cứu cũng cho thấy chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng đều chịu ảnh
hưởng từ cú sốc tỷ giá hối đoái với thời gian kéo dài khoảng 24 tháng, nhiều hơn so
với 15 tháng trong nghiên cứu của Võ Văn Minh (2009).
Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2012) nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái
vào các chỉ số giá ở Việt Nam đồng thời xem xét các yếu tố tác động đến độ lớn của
truyền dẫn tỷ giá hối đối như: (1) quy mơ nền kinh tế, (2) độ mở nền kinh tế, (3)
mức độ bất ổn tỷ giá hối đoái, (4) cú sốc dai dẳng của tỷ giá hối đoái, (5) mức độ
bất ổn tổng cầu, (6) lạm phát lâu dài và (7) mơi trường chính sách tiền tệ. Giai đoạn
nghiên cứu bắt đầu từ quý 1 năm 2001 đến quý 4 năm 2011. Kết quả cho thấy mức
truyền dẫn đến chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất, sau đó là mức truyền dẫn đến chỉ số
giá sản xuất và thấp nhất là mức truyền dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng. Mức truyền
dẫn đến chỉ số giá nhập khẩu là hoàn toàn kể từ quý thứ 5 trở đi và mức truyền dẫn
đến chỉ số giá sản xuất là hoàn toàn trong thời gian từ quý thứ 5 đến quý thứ 6.
Các nghiên cứu thực nghiệm về sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái thường tập
trung xem xét sự chuyển dịch vào giá nhập khẩu. Campa, Goldberg và GonzalezMinguez (2005) nghiên cứu sự chuyển dịch tỷ giá vào giá nhập khẩu, theo quốc gia
và theo hạng mục sản phẩm ở khu vực Châu Âu từ năm 1990 đến năm 2005. Kết
quả cho thấy rằng sự chuyển dịch từ tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu cao trong
ngắn hạn, nhưng khơng hồn tồn và khác nhau giữa các ngành và các quốc gia.
Trong dài hạn, sự chuyển dịch cao hơn và gần bằng 1.


9


Một số các nghiên cứu thực nghiệm khác tập trung vào sự chuyển dịch vào
giá cả trong nước. Ví dụ như McCarthy (2000) kiểm tra thực nghiệm tác động của
tỷ giá và giá nhập khẩu đến chỉ số giá sản xuất và giá tiêu dùng trong nước ở những
nền kinh tế công nghiệp được chọn lựa, bao gồm Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh
Quốc, Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ. Khung thực nghiệm của nghiên cứu bao
gồm mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR) kết hợp với việc định giá theo chuỗi phân
phối (distribution chain of pricing). Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng
tỷ giá và giá nhập khẩu có một tác động vừa phải đến lạm phát giá nội địa trong giai
đoạn hậu Bretton Woods. Sự chuyển dịch được phát hiện là mạnh hơn ở các quốc
gia có phần nhập khẩu lớn hơn.
Các nghiên cứu về sự chuyển dịch bất cân xứng chiếm một phần nhỏ trong các
nghiên cứu thực nghiệm về sự chuyển dịch tỷ giá hối đối. Có 2 loại chuyển dịch tỷ
giá bất cân xứng đó là sự bất cân xứng chuyển dịch dựa trên hướng thay đổi trong tỷ
giá (tăng giá so với giảm giá) và sự bất cân xứng chuyển dịch dựa trên mức độ thay
đổi (thay đổi lớn so với thay đổi nhỏ dựa trên một ngưỡng cho trước). Để giải thích
cho sự chuyển dịch bất cân xứng, các nhà nghiên cứu đã xây dựng các mơ hình như
sau:
Mơ hình thị phần:
Nếu mục tiêu của cơng ty là duy trì thị phần thì cho dù có những biến động
trong tỷ giá công ty sẽ cố gắng giữ giá của nó khơng đổi. Khi tỷ giá giảm, lợi nhuận
của công ty giảm. Phần mất mát được bù đắp bằng lợi nhuận trong giai đoạn tỷ giá
tăng (Pollard và Coughlin, 2004). Nếu một công ty điều chỉnh phần đôn (markup)
của nó để gia tăng thị phần khi đồng tiền của quốc gia nhập khẩu tăng giá và duy trì
thị phần khi đồng tiền của quốc gia nhập khẩu giảm giá, sự chuyển dịch sẽ bất cân
xứng và sự chuyển dịch vào giá nội địa của quốc gia chủ nhà sẽ lớn hơn trong giai
đoạn tăng giá so với giai đoạn giảm giá (Marston, 1990).
Giả sử rằng các công ty nước ngồi khơng bao giờ nâng giá của hàng hóa x
trong thị trường của quốc gia nước chủ nhà trên giá của hàng hóa thay thế y. Các



10

cơng ty nước ngồi chọn giá
nước ngồi,





dựa vào điều kiện

(với

là giá

là giá trong nước). Độ co giãn chuyển dịch tỷ giá trở thành:

=

Giả sử rằng

=

0 ℎ
1

=

1−


=


<

. Khi đồng tiền của quốc gia nước chủ nhà giảm giá ( ↓)

các công ty giảm phần đơn của nó để giữ

cố định, vì thế sự chuyển dịch là 0.

Nếu đồng tiền của quốc gia nước chủ nhà tăng giá ( ↑) các công ty có thể giữ hoặc
tăng nhẹ phần đơn của nó do đó

giảm, sự chuyển dịch xuất hiện và thị phần tăng

lên.
Mơ hình thay đổi sản xuất:
Có một cách giải thích khác về sự bất cân xứng chuyển dịch xuất phát từ đầu
vào nhập khẩu trong quá trình sản xuất của các cơng ty nước ngồi. Các cơng ty
nước ngồi thay đổi giữa đầu vào nhập khẩu và đầu vào được sản xuất trong nước
tùy thuộc vào giá của chúng. Sự chuyển dịch chỉ phụ thuộc vào độ co giãn của phần
đơn, như được trình bày như sau:

=

0 ℎ
1
=


1−

=0


=1

Khi đồng tiền của quốc gia nước chủ nhà tăng giá, các công ty nước ngoài chỉ
sử dụng đầu vào nội địa (ở nước ngồi), vì thế

= 0. Khi đồng tiền của quốc gia

nước chủ nhà giảm giá, các cơng ty nước ngồi chỉ sử dụng đầu vào từ quốc gia
nước chủ nhà, vì thế

= 1, và sự chuyển dịch là 0.

Webber (1999) mơ tả mơ hình thay đổi sản xuất của sự chuyển dịch bất cân
xứng bằng việc xác định trước hết

( )như là đường cầu nhập khẩu đảo ngược

được định danh bằng đồng tiền của quốc gia nhập khẩu, Q là sản lượng đầu ra xuất
khẩu,

là lượng đầu vào được nhập khẩu, i là lượng đầu vào nội địa,

là giá



11

nhập khẩu của số lượng



là giá nội địa của số lượng i,

là giá được trả bởi

các công ty nhập khẩu nước ngồi cho sản phẩm của cơng ty, và E là tỷ giá. Do đó,
giả sử trường hợp đặc biệt mà ở đó cơng ty có thể chuyển đổi tồn bộ từ một công
nghệ sản xuất này đến công nghệ sản xuất khác mà khơng tốn chi phí, phương trình
lợi nhuận kép của cơng ty có thể được viết như sau:
=
=

( )





Trường hợp giảm giá
Trường hợp tăng giá

Với phương trình lợi nhuận kép của cơng ty đã cho, ví dụ, nếu tỷ giá tăng
10%, doanh thu biên của công ty sẽ tăng 10% với mức giá đã cho


, nhưng chi phí

biên khơng đổi. Cơng ty sẽ mở rộng sản lượng của nó, dẫn đến sự sụt giảm trong
. Giả sử rằng

giảm 5%, điều này có thể cho thấy rằng sự chuyển dịch một

phần 50%. Nói cách khác, nếu tỷ giá sụt giảm 10%, thì doanh thu biên của cơng ty
và chi phí biên sẽ giảm 10%,. Trong trường hợp này cơng ty sẽ khơng thay đổi sản
lượng và do đó khơng có thay đổi trong giá

, cho thấy rằng sự chuyển dịch bằng

0. Từ ví dụ này, theo mơ hình thay đổi sản xuất, sự chuyển dịch là lớn hơn trong
giai đoạn tăng giá so với giai đoạn giảm giá.
Lý thuyết giới hạn số lượng:
Khi đồng tiền của quốc gia nhập khẩu tăng giá, các công ty xuất khẩu gia tăng
doanh số của họ. Nhưng khả năng tăng doanh số của họ bị giới hạn vì những giới
hạn số lượng. Giới hạn số lượng mà công ty phải đối mặt có thể do giới hạn thương
mại như là: giới hạn lượng nhập khẩu, hoặc kiềm chế xuất khẩu. Những giới hạn
cũng có thể do khả năng mở rộng sản xuất của công ty. Khi tỷ giá tăng, công ty tăng
phần đơn của nó để duy trì giá cả ở quốc gia nhập khẩu. Do đó, cơng ty tăng lợi
nhuận biên hơn là gia tăng sản lượng. Tuy nhiên, khi tỷ giá giảm, giới hạn số lượng
không bị bắt buộc. Công ty có thể giảm phần đơn nhưng vẫn cho phép giá ở quốc



×