Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

RÈN LUYỆN TRÍ NHỚ DÀI HẠN Ở SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.88 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. Cơ sở lí luận về trí nhớ, trí nhớ dài hạn và vai trị của trí nhớ
1.1. Khái niệm trí nhớ
1.1.1. Định nghĩa trí nhớ
1.1.2. Cơ sở sinh lí của trí nhớ
1.1.3. Một số quan điểm tâm lý học về sự hình thành trí nhớ
1.1.4. Các loại trí nhớ
1.2. Các q trình của trí nhớ
1.2.1. Q trình ghi nhớ (mã hóa)
1.2.2. Q trình giữ gìn (lưu trữ)
1.2.3. Q trình tái hiện
1.2.4. Q trình qn
1.3. Trí nhớ dài hạn
1.3.1. Khái niệm trí nhớ dài hạn
1.3.2. Quá trình ghi nhớ (mã hóa) trong trí nhớ dài hạn
1.3.3. Khả năng lưu trữ của trí nhớ dài hạn
1.3.4. Phân biệt trí nhớ dài hạn và trí nhớ ngắn hạn
1.4. Vai trị của trí nhớ
CHƯƠNG II. Các biện pháp rèn luyện để nâng cao trí nhớ dài hạn
2.1. Nguyên nhân của sự ghi nhớ kém và suy giảm trí nhớ
2.2. Các biện pháp rèn luyện trí nhớ dài hạn
2.3. Liên hệ với q trình rèn luyện trí nhớ dài hạn của bản thân
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


MỞ ĐẦU


Trong xã hội hiện đại, khi cuộc sống của con người ngày càng phát triển, nhu cầu
về vật chất tăng lên cũng kéo theo sự gia tăng của các vấn đề về tâm lý, tinh thần. Tâm
lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thơng qua lăng kính chủ
quan của chủ thể. Tâm lý bao gồm những khía cạnh rất phức tạp, một trong số đó là
q trình ghi nhớ hay trí nhớ của con người. Trí nhớ được hiểu một cách đơn giản là
khả năng tiếp nhận, mã hóa và lưu trữ thơng tin ở mỗi người.
Vì con người sống trong thế giới khách quan cho nên mỗi chúng ta luôn phải tiếp
nhận hàng triệu thơng tin đến từ bên ngồi. Từ những thơng tin đó, con người biểu
hiện thái độ, tình cảm, hành động của mình để khơng ngừng cải tạo thế giới và cải tạo
chính bản thân mình. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được việc này, mỗi người phải
tích lũy cho mình những kĩ năng, kinh nghiệm, hiểu biết nhất định để áp dụng vào
thực tế. Và để có thể học tập, tiếp thu tri thức một cách tối ưu nhất thì con người phải
có trí nhớ. Trí nhớ là một phần không thể thiếu của con người, là một khía cạnh tâm
sinh lý quan trọng đối với mỗi cá nhân.
Hiện nay, vấn đề rèn luyện trí nhớ đã và đang được chú trọng đối với học sinh sinh
viên ở tất cả các cấp học. Bằng nhiều hình thức, phương pháp học từ truyền thống đến
hiện đại, tất cả các trường lớp đều hướng tới một mục tiêu chung là nâng cao khả năng
ghi nhớ cho học viên, giúp họ có thể tối ưu hóa trí nhớ của bản thân, từ đó nâng cao
chất lượng dạy và học. Một số phương pháp có thể kể đến là phương pháp lặp đi lặp
lại, phương pháp Loci… và một số phương pháp được áp dụng trong việc học ngôn
ngữ như phương pháp Eng Breaking, kỹ thuật Shadowing…. Các phương pháp này
được đông đảo học sinh sinh viên sử dụng trong học tập và đem lại kết quả khá tích
cực. Tuy nhiên, cũng có một số lượng khơng nhỏ học sinh sinh viên khơng nhận thấy
bất kì sự cải thiện nào sau khi áp dụng các phương pháp nâng cao trí nhớ. Đây là hạn
chế của nhiều phương pháp nâng cao trí nhớ phổ biến mà chúng ta có thể dễ dàng tìm
thấy trên Internet, đó là chúng chưa giúp tối ưu hóa một loại trí nhớ xác định nào ở
mỗi người mà chỉ giúp cải thiện trí nhớ trong một thời gian ngắn. Vậy, phải làm sao để
có thể rèn luyện trí nhớ? Các nghiên cứu về trí nhớ đã chỉ ra rằng, việc một người có
thể ghi nhớ một cách lâu dài được hay không, phụ thuộc phần lớn vào trí nhớ dài hạn
của họ. Có thể khẳng định rằng, việc tìm kiếm các biện pháp để rèn luyện trí nhớ dài

hạn nói riêng hay trí nhớ nói chung là vô cùng cần thiết đối với học sinh sinh viên
trong quá trình học tập.
Xuất phát từ những yêu cầu về cả lí luận và thực tiễn, em xin lựa chọn đề tài “Rèn
luyện trí nhớ dài hạn ở sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài
kết thúc học phần Tâm lý học.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ NHỚ, TRÍ NHỚ DÀI HẠN VÀ VAI
TRỊ CỦA TRÍ NHỚ
1.1. Khái niệm trí nhớ
1.1.1. Định nghĩa trí nhớ
Thơng thường, mỗi chúng ta đều ghi nhớ hàng triệu thông tin. Những sự ghi
nhớ này chứa đựng những thông tin từ tầm thường đến quan trọng. Toàn bộ ý thức về
bản thân hoặc bản sắc của mỗi người được tạo thành từ những gì người đó biết từ kí
ức, từ hồi ức của người đó về kinh nghiệm cá nhân và về những điều học được từ
người khác.
Trí nhớ là một q trình tâm lý, phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân
dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau đó ở trong trí
óc những cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động, hay suy nghĩ
trước đây.
Nếu cảm giác, tri giác chỉ phản ánh được sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác
động vào giác quan thì trí nhớ phản ánh các sự vật, hiện tượng đã tác động vào ta trước
đây mà không cần sự tác động của chúng trong hiện tại.
Sản phẩm của trí nhớ là biểu tượng. Đó là những hình ảnh của sự vật, hiện
tượng nảy sinh trong đầu óc chúng ta khi khơng có sự tác động trực tiếp của chúng vào
giác quan. Biểu tượng khác với hình ảnh (hình tượng) của tri giác ở chỗ: nó phản ánh
sự vật, hiện tượng một cách khái quát hơn. Tuy nhiên tính khái quát và trừu tượng của

biểu tượng trí nhớ ít hơn biểu tượng của tưởng tượng.
Như vậy, trí nhớ là khả năng của hệ thống thần kinh để mã hóa, lưu trữ và tái
hiện các kĩ năng và kiến thức. Khả năng này cho phép các sinh vật lấy thông tin từ
kinh nghiệm và lưu trữ nó để tái hiện lại trong tương lai.
1.1.2. Cơ sở sinh lí của trí nhớ
Trí nhớ là một quá trình rất phức tạp. Việc nghiên cứu trí nhớ nói chung và cơ
sở sinh lí của trí nhớ nói riêng từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Học thuyết Paplov về những quy luật hoạt động thần kinh cao cấp cho rằng,
phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lí của trí nhớ. Sự củng cố, bảo vệ đường liên kết tạm
thời là cơ sở của sự giữ gìn và tái hiện. Tất cả những quá trình này gắn chặt với nhau
và phụ thuộc vào mục đích của hành động.
Sự giải thích q trình trí nhớ theo quan điểm vật lý cũng được xem là một lí
thuyết sinh lí học của trí nhớ. Theo quan điểm này, các kích thích để lại để lại những
dấu vết mang tính chất vật lý (ví dụ: những thay đổi về điện và về cơ trên các synap –
nơi tiếp nối giữa hai nơron thần kinh). Do đó, sự diễn biến có tính chất lặp lại của kích
thích được thực hiện dễ dàng trên con đường đã vạch ra.
Ngày nay, những cơ chế của sự giữ gìn tri thức trong trí nhớ đã được nghiên
cứu sâu hơn. Trước hết, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến sự thay đổi phân tử
trong các nơron. Người ta thấy rằng, những kích thích xuất phát từ nơron hoặc là được
dẫn vào những nhánh của nơron hoặc quay ngược trở lại thân nơron. Bằng cách đó,
3


những nơron này được tiếp thêm năng lượng. Một số nhà khoa học coi đây là cơ sở
sinh lí của sự tích lũy dấu vết và là bước trung gian từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài
hạn.
Tóm lại, trí nhớ là một q trình rất phức tạp. Cho đến nay chưa có một lý
thuyết thống nhất nào về cơ sở của trí nhớ. Mỗi lí thuyết trên đây đều chỉ giải thích
được một góc độ (tâm lí, sinh lí, thần kinh, sinh hóa) của trí nhớ.
1.1.3. Một số quan điểm tâm lý học về sự hình thành trí nhớ

a, Thuyết liên tưởng về trí nhớ
Thuyết liên tưởng coi sự liên tưởng là nguyên tắc quan trọng nhất của sự hình
thành trí nhớ nói riêng và sự hình thành tất cả các hiện tượng tâm lý nói chung. Theo
quan điểm này, sự xuất hiện của một hình ảnh tâm lý trên vỏ não bao giờ cũng diễn ra
đồng thời hoặc kế tiếp với một hiện tượng tâm lý khác theo quy luật liên tưởng (sự liên
tưởng gần nhau về không gian, thời gian, sự liên tưởng tương tự về nội dung – hình
thức, sự liên tưởng đối lập và sự liên tưởng logic).
Tuy nhiên, quan điểm này mới chỉ dừng lại ở sự mơ tả những điều kiện bên
ngồi của sự xuất hiện những ấn tượng đồng thời. Nói cách khác, quan điểm này mới
chỉ nhìn thấy những sự kiện, hiện tượng chứ chưa lí giải được một cách khoa học về sự
hình thành trí nhớ. Trong tâm lý học, việc mô tả các sự kiện, hiện tượng như trên là
cần thiết, song thật là sai lầm khi giải thích đó là những mối quan hệ nhân quả.
b, Tâm lý học Gestal về trí nhớ
Đối lập với thuyết liên tưởng, những nhà tâm lý học Gestal cho rằng, mỗi đối
tượng có một cấu trúc thống nhất các yếu tố cấu thành (chứ không phải phép cộng
những bộ phận riêng lẻ của nó như các nhà tâm lý học liên tưởng quan niệm). Cấu trúc
này là cơ sở tạo nên trong bán cầu đại não một cấu trúc tương tự của các dấu vết và từ
đó trí nhớ được hình thành. Tâm lý học Gestal coi nguyên tắc trọn vẹn của những hình
ảnh như một quy luật (quy luật Gestal).
Tuy cấu trúc vật chất là cái cơ bản để ghi nhớ, nhưng cấu trúc này chỉ được phát
hiện nhờ hoạt động của cá nhân. Do đó, tách tính trọn vẹn của hình ảnh ra khỏi hoạt
động thì quan điểm Gestal vẫn không vượt xa được quan điểm của tâm lý học liên
tưởng.
c, Tâm lý học hiện đại về trí nhớ
Tâm lý học hiện đại coi hoạt động của cá nhân quyết định đến sự hình thành
tâm lý nói chung và trí nhớ nói riêng. Theo quan điểm này, sự ghi lại, giữ gìn và tái
hiện trí nhớ được quy định bởi vị trí, vai trị, đặc điểm của tài liệu đó đối với hoạt động
cá nhân. Những q trình đó có hiệu quả nhất khi tài liệu trở thành mục tiêu của hành
động.
Có thể nói, sự hình thành những mối quan hệ giữa những biểu tượng riêng lẻ

không chỉ được quy định bởi tính chất của tài liệu mà chủ yếu bởi mục đích ghi nhớ tài
liệu của cá nhân đó.
1.1.4. Các loại trí nhớ

4


Trí nhớ gắn liền với hoạt động và tồn bộ cuộc sống của con người, do vậy trí
nhớ của con người rất phong phú và đa dạng. Có nhiều căn cứ để có thể phân loại trí
nhớ.
Dựa vào tính tích cực nổi bật nhất (giữ vị trí thống trị) trong một hoạt động nào
đó của con người, ta có trí nhớ vận động, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ hình ảnh và trí nhớ
từ ngữ - logic.
Dựa vào tính mục đích của hoạt động, ta có trí nhớ khơng chủ định và trí nhớ
chủ định.
Dựa vào mức độ kéo dài của sự giữ gìn tài liệu đối với hoạt động, ta có trí nhớ
dài hạn và trí nhớ ngắn hạn.
Dựa vào tính ưu thế, chủ đạo của giác quan nào đó trong trí nhớ, ta có trí nhớ
bằng mắt, trí nhớ bằng tai, trí nhớ bằng tay, trí nhớ bằng mũi,….
Tất cả các loại trí nhớ này đều có mối liên hệ, quan hệ, tác động qua lại với
nhau, bởi lẽ, các tiêu chuẩn phân loại trên đây đều liên quan đến các mặt khác nhau
trong hoạt động của con người. Các mặt này không biểu hiện một cách riêng lẻ mà tạo
thành một thể thống nhất. Bên cạnh đó, các loại trí nhớ trong một tiêu chuẩn phân loại
cũng có mối liên hệ với nhau. Chẳng hạn, trí nhớ ngắn hạn là cơ sở của trí nhớ dài hạn,
trí nhớ từ ngữ - logic được hình thành trên cơ sở của trí nhớ vận động….
1.2. Các q trình của trí nhớ
Trí nhớ là một q trình phức tạp, bao gồm nhiều quá trình thành phần: quá
trình ghi nhớ (tạo vết), quá trình giữ gìn (củng cố vết), quá trình tái hiện (từ những dấu
vết làm sống lại hình ảnh), và q trình qn (khơng tái hiện được). Mỗi q trình này
đều có một chức năng xác định, nhưng chúng không đối lập, mâu thuẫn với nhau mà

phụ thuộc vào nhau (ghi nhớ tốt thì mới tái hiện tốt), thâm nhập vào nhau, chuyển hóa
cho nhau (tái hiện đồng thời cũng có tác dụng củng cố).
1.2.1. Q trình ghi nhớ (mã hóa)
Để ghi nhớ một điều gì đó, u cầu đầu tiên là thơng tin đó cần phải được mã
hóa, tức là đưa về dạng có thể lưu trữ trong trí nhớ. Tiếp đó, nó phải được lưu trữ và
cuối cùng là tái hiện, hoặc gắn vào ý thức. Nếu có bất kì trục trặc nào xảy ra trong các
q trình trên thì sự qn sẽ xuất hiện.
Khi thơng tin được đưa vào trí nhớ, nó địi hỏi sự mã hóa. Thơng tin cần được
mã hóa để có thể truyền đến não bộ. Để bộ não có thể ghi nhớ thì thơng tin cần phải
chuyển thành dạng mã hóa được hệ thống trí nhớ chấp nhận và sử dụng.
Thơng tin cảm giác được chuyển thành rất nhiều “mã trí nhớ” khác nhau, được
coi là sản phẩm tinh thần tạo ra bởi các kích thích vật chất. Một số dạng mã hóa
thường gặp là mã hóa âm thanh, mã hóa hình ảnh, mã hóa ngữ nghĩa. Mã hóa âm
thanh là sản phẩm tinh thần của thông tin dưới dạng một chuỗi âm thanh. Mã hóa hình
ảnh là sản phẩm tinh thần của thơng tin dưới dạng hình ảnh. Mã hóa ngữ nghĩa là sản
phẩm tinh thần của thông tin được tiếp nhận thơng qua ý nghĩa chung. Cách mã hóa
được sử dụng có thể ảnh hưởng đến những gì con người nhớ được.
1.2.2. Quá trình giữ gìn (lưu trữ)
5


Đây là q trình cơ bản thứ hai của trí nhớ, liên quan đến q trình lưu giữ trí
nhớ qua thời gian – thường là trong khoảng thời gian rất lâu (trí nhớ dài hạn). Ví dụ:
Bạn biết đi xe đạp từ hồi 10 tuổi nhưng sau đó ba năm bạn khơng cịn đi xe đạp nữa.
Đến năm 18 tuổi bạn lại đi xe đạp và bạn vẫn biết cách điều khiển xe. Đó là nhờ vào
sự lưu trữ trí nhớ.
Có hai hình thức giữ gìn: giữ gìn tiêu cực và giữ gìn tích cực. Giữ gìn tiêu cực
là sự giữ gìn dựa trên sự tái hiện lặp đi lặp lại nhiều lần một cách giản đơn tài liệu cần
nhớ thơng qua các mối liên hệ bề ngồi giữa các phần tài liệu đó. Giữ gìn tích cực là
sự giữ gìn được thực hiện bằng cách tái hiện trong óc tài liệu đã ghi nhớ mà không cần

tri giác tài liệu đó.
Giữ gìn là q trình quan trọng, giúp củng cố lại tri thức đã ghi nhớ. Nếu khơng
có sự giữ gìn (củng cố) thì khơng thể nhớ bền, nhớ chính xác được. Do đó, “văn ơn võ
luyện” là rất cần thiết để gìn giữ những tri thức, kinh nghiệm đã tiếp thu được.
1.2.3. Quá trình tái hiện
Đây là quá trình định vị thơng tin được ghi nhớ và gắn nó vào ý thức. Q trình
nhớ lại bao gồm cả nhận ra và nhớ lại. Trong “nhận ra”, việc tái hiện được trợ giúp bởi
các đầu mối, ví dụ như các lựa chọn trong một bài kiểm tra trắc nghiệm. Để “nhớ lại”,
cần tái hiện thơng tin từ trí nhớ mà khơng có sự trợ giúp, ví dụ như thi viết tự luận. Do
đó, nhận ra thường sẽ dễ dàng hơn nhớ lại.
1.2.4. Q trình qn
Qn là q trình khơng làm tái hiện được những thông tin đã biết trong một
thời điểm cần thiết. Sự quên thường diễn ra theo cơ chế tự bảo vệ của não. Quên có thể
do một số nguyên nhân phổ biến như: ghi nhớ không tốt, do ức chế thần kinh, không
gắn được tri thức vào thực tiễn….
1.3. Trí nhớ dài hạn
1.3.1. Khái niệm trí nhớ dài hạn
Khi mọi người nói về trí nhớ, họ thường nói về trí nhớ dài hạn, một phần của hệ
thống trí nhớ, nơi sự mã hóa và khả năng lưu trữ có thể cho phép trí nhớ tồn tại trong
suốt cuộc đời.
Trí nhớ dài hạn là loại trí nhớ mà sự ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện thơng tin được
kéo dài sau nhiều lần lặp lại và do vậy thơng tin được giữ lại lâu dài trong trí nhớ.
Trí nhớ dài hạn có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc tích lũy tri thức. Để trí
nhớ này có chất lượng tốt, cá nhân cần tập luyện nhiều để củng cố, tái hiện nhiều lần
với những biện pháp, cách thức khác nhau.
1.3.2. Q trình ghi nhớ (mã hóa) trong trí nhớ dài hạn
Việc đưa thơng tin vào trí nhớ dài hạn là kết quả của q trình cơng phu và có ý
thức, thường liên quan đến mức độ của sự mã hóa ngữ nghĩa. Nói cách khác, mã hóa
trong trí nhớ dài hạn thường bỏ qua chi tiết bề ngồi, thay vào đó mã hóa những cái
chung, lớp nghĩa bên trong của thông tin.

Nghiên cứu của Jacqueline Sachs, mơ tả sự nổi trội của q trình mã hóa ngữ
nghĩa trong trí nhớ dài hạn. Jacqueline Sachs (1967) chứng minh vai trị quan trọng
của ngữ nghĩa trong trí nhớ dài hạn (Long - term memories) bằng cách cho người tham
6


gia nghe một đoạn văn giống với đoạn bên dưới. Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng, khi
con người mã hóa ý nghĩa cơ bản của thơng tin họ nghe hay đọc được, họ có thể phạm
sai lầm về chi tiết. Nó có thể là vấn đề mà việc nhớ lại chính xác các chi tiết trở nên
quan trọng.
Trong tịa án, trong đàm phán kinh doanh, trong thảo luận,..các nhà tâm lý học
đã phát hiện ra rằng khi con người mã hóa ý nghĩa cơ bản của thơng tin, họ thường
phạm lỗi về chi tiết của cái họ vừa mới nghe.
1.3.3. Khả năng lưu trữ của trí nhớ dài hạn
Dung lượng lưu trữ của trí nhớ ngắn hạn là hữu hạn, dung lượng của trí nhớ dài
hạn là rất lớn. Ví dụ, ta có thể nhớ được cốt truyện của tiểu thuyết trinh thám đã đọc 3
năm về trước, nhận ra bạn bè sau bao năm khơng gặp.
Tuy nhiên trí nhớ dài hạn có thể bị bóp méo. Sự sai lệch trí nhớ đó là sự thay
đổi của ký ức để chúng trở nên phù hợp với niềm tin hiện tại. Ký ức giả được tạo ra do
xu hướng tự nhiên hình thành nên tính đại diện của câu chuyện. Những biểu hiện tinh
thần này sau đó có thể được kết hợp thành những ký ức thực sự. Hầu hết mọi người dễ
hình thành ký ức sai về các sự kiện. Điều đó có thể đã xảy ra nhưng có những sự kiện
khơng chắc đã xảy ra.
1.3.4. Phân biệt trí nhớ dài hạn và trí nhớ ngắn hạn
Đa số các nhà tâm lý học cho rằng trí nhớ ngắn hạn và dài hạn về cơ bản là khác
nhau - bởi chúng tuân theo những nguyên tắc khác nhau. Bằng chứng cho rằng thơng
tin được chuyển hóa từ trí nhớ ngắn hạn đến một hệ thống lưu trữ đặc thù khác với
việc lưu trữ thơng tin ở trí nhớ dài hạn. Bên cạnh đó, khả năng lưu trữ của trí nhớ ngắn
hạn thường có giới hạn nhất định, cịn khả năng lưu trữ của trí nhớ dài hạn là vơ hạn.
1.4. Vai trị của trí nhớ

Trí nhớ là một q trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với tồn bộ cuộc sống của
con người. Khơng có trí nhớ thì khơng có kinh nghiệm, khơng có kinh nghiệm thì
khơng thể có bất cứ hoạt động nào, khơng thể có ý thức bản ngã, do đó cũng khơng thể
hình thành nhân cách được. I.M.Xêsênov – nhà sinh lí học người Nga đã viết rằng:
“nếu khơng có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh”.
Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu để con người có đời sống tâm lý bình
thường. Trí nhớ cũng là điều kiện để con người có và phát triển được các chức năng
tâm lý bậc cao, giúp con người có khả năng tích lũy kinh nghiệm và sử dụng vốn kinh
nghiệm của mình trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày, đáp ứng được nhu cầu của bản
thân và yêu cầu của cộng đồng, xã hội.
Đối với nhận thức, trí nhớ có vai trị vơ cùng to lớn. Nó giữ lại các kết quả của
q trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập và phát triển trí tuệ của mình.
Việc rèn luyện trí nhớ cho học sinh sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng trong
cơng tác trí dục lẫn đức dục trong nhà trường. Vì vậy, V.I.Lênin đã nói: “Người ta chỉ
trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả
những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra”.

7


CHƯƠNG II. CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN ĐỂ NÂNG CAO TRÍ NHỚ DÀI
HẠN
2.1. Nguyên nhân của sự ghi nhớ kém và suy giảm trí nhớ
Khơng phải mọi dấu vết, mọi ấn tượng mà con người ghi nhận đều được giữ gìn
và làm sống lại như nhau, nghĩa là trong trí nhớ của chúng ta có hiện tượng quên. Đây
là một hiện tượng phổ biến, xảy ra ở tất cả mọi đối tượng.
Quên là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây trong một thời điểm
nhất định. Quên có nhiều mức độ khác nhau. Qn hồn tồn (khơng nhớ lại, không
nhận lại được); quên cục bộ (không nhớ lại, nhưng nhận lại được). Nhưng ngay cả khi
quên hoàn tồn cũng khơng có nghĩa là các dấu vết ghi nhớ hồn tồn mất đi, khơng để

lại dấu vết nào. Trong thực tế, nó vẫn để lại những dấu vết nhất định trên vỏ não, chỉ
có điều là ta khơng thể làm cho nó sống lại vào thời điểm cần thiết. Ngồi ra cịn có
hiện tượng qn tạm thời, tức là trong thời gian dài không thể nhớ lại được, nhưng
trong một lúc nào đó đột nhiên lại nhớ ra. Đó chính là hiện tượng sực nhớ.
Sự qn diễn ra theo những quy luật nhất định. Quên diễn ra theo trình tự từ
quên những cái tiểu tiết, vụn vặt trước, qn cái đại thể, chính yếu sau. Qn diễn ra
khơng đồng đều, ở giai đoạn đầu con người quên một cách nhanh chóng nhưng sau đó
tốc độ này giảm dần.
Có nhiều nguyên nhân gây nên sự quên. Một vài lí do phổ biến có thể kể đến
như sau:
Vấn đề ghi nhớ hoặc tài liệu ghi nhớ khơng có nhiều ý nghĩa đối với chủ thể,
không thể gắn vào thực tiễn. Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng quên ở
nhiều người. Mỗi cá nhân đều phải tiếp nhận và ghi nhớ rất nhiều thông tin qua từng
giờ, từng ngày, từng năm, tháng. Tuy nhiên, có những vấn đề chúng ta khơng hề có
chủ đích ghi nhận, những vấn đề không thuộc tầm hiểu biết của chúng ta hoặc những
vấn đề chúng ta cho là khơng có ý nghĩa nhiều trong thực tiễn cuộc sống sẽ rất khó
được gìn giữ lâu trong trí óc. Đối với học sinh sinh viên, việc ghi nhớ máy móc những
mơn học, những bài tập mà họ khơng hiểu, khơng có hứng thú sẽ làm suy giảm khả
năng ghi nhớ.
Do các quy luật ức chế hoạt động thần kinh trong quá trình ghi nhớ đã tới giới
hạn. Trí nhớ của con người là vơ hạn nhưng khả năng ghi nhớ và gìn giữ tri thức trong
một khoảng thời gian nhất định của con người là có giới hạn. Khi chúng ta liên tục ghi
nhớ, sẽ dẫn đến việc hình thành nên các đường liên kết thần kinh tạm thời giữa các tế
bào thần kinh. Tuy nhiên, khi quá trình ghi nhớ diễn ra với cường độ cao, đến một lúc
nào đó sẽ khiến cho việc ức chế ngược, ức chế xi các tín hiệu thần kinh trở nên quá
tải, dẫn đến hậu quả là các đường liên kết thần kinh trở nên mỏng manh, suy yếu. Nếu
không được tái hiện, củng cố đúng cách, những tài liệu mà chúng ta ghi nhớ sẽ bị lãng
qn một cách nhanh chóng.
Qn là do khơng thể chuyển một sự vật, hiện tượng từ trí nhớ ngắn hạn sang
trí nhớ dài hạn. Trí nhớ dài hạn là khả năng ghi nhớ gần như ngay lập tức các sự vật,

hiện tượng mà con người tri giác được một cách có chủ định hoặc khơng có chủ định.
Nói cách khác, trí nhớ ngắn hạn là khả năng ghi nhớ những cái bề ngoài, chi tiết của sự
8


vật hiện tượng. Loại trí nhớ này có giới hạn và tri thức tiếp thu được sẽ bị quên nếu
không được chuyển thành trí nhớ dài hạn. Tuy nhiên, trong q trình học tập, nhiều
người đã cố gắng chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn nhưng khơng thành
cơng, khiến cho q trình ghi nhớ kém hiệu quả. Nguyên nhân của vấn đề này là do cá
nhân không hiểu rõ bản chất của vấn đề được ghi nhớ, bởi lẽ, trí nhớ dài hạn là khả
năng ghi nhớ những thơng tin bản chất, nội tại. Vì vậy, muốn rèn luyện để nâng cao trí
nhớ dài hạn, cần phải có một thời gian nhất định để tái hiện, củng cố tri thức đến khi
đã hiểu rõ chúng thì mới có thể biến các tri thức đó trở thành trí nhớ dài hạn.
2.2. Các biện pháp rèn luyện trí nhớ dài hạn
Trí nhớ là một chức năng thiết yếu của não bộ con người trong sinh hoạt, giao
tiếp và hơn cả là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình học tập của học sinh
sinh viên. Để có khả năng ghi nhớ tốt nói chung và rèn luyện trí nhớ dài hạn một cách
tối ưu, ta có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
Thứ nhất, phân phối hợp lí thời gian học tập. Nhồi nhét kiến thức sẽ khiến cho
việc ghi nhớ quá tải, không đạt được hiệu quả cao trong giữ gìn tri thức. Thay vào đó,
hãy phân phối thời gian trong các buổi học. Có thể chia buổi học thành sáu phiên trong
một giờ và việc học sẽ trở nên tốt hơn so với học trong một khoảng thời gian dài
không ngừng nghỉ. Bằng cách phân chia thời gian học thành nhiều khoảng nhỏ, thông
tin sẽ được lưu trữ với thời gian dài hơn.
Thứ hai, xây dựng phương pháp học phù hợp, gắn kiến thức với thực tiễn và
liên hệ ý nghĩa của kiến thức đó với bản thân. Hãy tưởng tượng bạn và hai người bạn
quyết định tham gia vào một thử thách nhỏ. Thử thách là ghi nhớ danh sách 20 từ. Bạn
A chỉ đơn giản là đọc các từ. Bạn B, sau khi đọc từng từ, đã sao chép định nghĩa của từ
trong từ điển. Bạn, sau khi đọc từng từ, hãy suy nghĩ về cách từ đó có liên quan đến
bạn. Ví dụ: bạn thấy từ mưa và nghĩ, “Xe của tôi đã từng bị hỏng trong một cơn mưa

xối xả”. Ai có nhiều khả năng sẽ ghi nhớ được danh sách từ khóa đó? Chính là bạn.
Mức độ xử lý thơng tin của càng sâu thì càng có nhiều khả năng ghi nhớ tài liệu, đặc
biệt nếu chúng ta làm cho tài liệu đó có liên quan đến bản thân mình. Trong q trình
học một cái gì đó mới, chúng ta không chỉ đọc tài liệu hoặc chép lại các mơ tả sách
giáo khoa mà cịn cần phải suy nghĩ về ý nghĩa của tài liệu và cách các khái niệm liên
quan đến các khái niệm khác. Việc sắp xếp tài liệu theo cách phù hợp với bản thân, mô
tả các khái niệm theo cách hiểu của bản thân là cách làm cho tài liệu trở nên phù hợp
với khả năng ghi nhớ của mỗi người và do đó để sẽ giúp ghi nhớ chúng một cách dễ
dàng hơn.
Thứ ba, thực hành và củng cố kiến thức nhiều lần. Để trí nhớ dài hạn trở nên
bền hơn, cần thực hành nhiều lần việc truy xuất thông tin, kiến thức. Trong thực tế,
củng cố kiến thức lặp lại là một chiến lược xây dựng trí nhớ dài hạn hiệu quả hơn là
chỉ sử dụng thời gian để xem xét kiến thức đã học, vì phần lớn kỳ thi đều yêu cầu sinh
viên nhớ lại thông tin đã học trước đó. Bởi vậy, để chuẩn bị cho kỳ thi, nên thực hành
tái hiện tri thức và củng cố nhiều lần.
Thứ tư, nhớ lại và tái hiện kiến thức nhiều lần với một tần suất hợp lí. Trong
q trình học tập và ôn luyện, sinh viên thường quá tự tin rằng mình “biết” thơng tin
9


và tin rằng mình sẽ nhớ lại nó sau này trong các kì thi. Nhưng nhận ra dễ hơn nhớ lại.
Vì vậy, nếu muốn nhớ lại thơng tin, cần phải có thêm sự nỗ lực khi mã hóa tài liệu.
Ngay cả sau khi ta nghĩ rằng bản thân đã học nó, hãy xem lại nó nhiểu hơn một lần. Tự
kiểm tra bằng cách thử nhớ lại tài liệu vài giờ (và vài ngày) sau học tập. Tiếp tục tập
luyện cho đến khi có thể nhớ lại tài liệu một cách dễ dàng.
Thứ năm, sử dụng phương pháp ghi nhớ bằng lời nói. Mọi người sử dụng nhiều
kiểu ghi nhớ khác nhau, tùy thuộc vào kiểu hình trí nhớ ưu thế của họ. Một phương
pháp giúp tăng cường trí nhớ dài hạn đó chính là học bằng cụm từ. Hiện nay, sinh viên
có thể học các cụm từ quan trọng bằng cách sử dụng các từ viết tắt, bút đánh dấu, giấy
nhớ, flash card…. Việc ghi nhớ những cụm từ quan trọng, cốt lõi giúp ta dễ dàng ghi

nhớ các thông tin khó nhớ. Đây cũng là phương pháp mà các nhà quảng cáo thường sử
dụng để người tiêu dùng không thể quên quảng đó bằng cách tạo nên các khẩu hiệu đi
kèm với âm thanh bắt tai và hình ảnh sống động.
Thứ sáu, sử dụng những hình ảnh trực quan (sơ đồ tư duy) trong quá trình học
tập. Việc tạo ra hình ảnh tinh thần về kiến thức có thể giúp nâng cao khả năng ghi nhớ.
Các chiến lược xây dựng hình ảnh trực quan bao gồm: vẽ nguệch ngoạc một bản phác
thảo để giúp liên kết các ý tưởng bằng hình ảnh, tạo một biểu đồ để cho thấy một số
quá trình diễn ra như thế nào theo thời gian hoặc vẽ một sơ đồ tư duy khái niệm thể
hiện mối quan hệ giữa các ý tưởng. Để sử dụng tất cả các chiến lược này, cần phải ghi
nhớ kiến thức. Đây là bước đầu tiên để cải thiện trí nhớ dài hạn, tối ưu hóa trí nhớ.
Tóm lại, rèn luyện trí nhớ dài hạn là một q trình lâu dài và tương đối khó
khăn. Tuy nhiên, nếu ta nắm vững kiến thức về trí nhớ, biết cách xác định loại trí nhớ
ưu thế của mình để từ đó xây dựng nên phương pháp học tập và ghi nhớ hiệu quả thì
trí nhớ dài hạn nói riêng và trí nhớ nói chung sẽ được tối ưu hóa. Vì thế, hãy bắt đầu từ
những thói quen nhỏ nhất để cải thiện trí nhớ dài hạn, ví dụ như đọc một vài trang sách
mỗi ngày, ghi chú các khái niệm, từ vựng vào một cuốn sổ nhỏ mang theo bên cạnh để
có thể xem bất cứ lúc nào…. Bên cạnh đó, việc sắp xếp thời gian sinh hoạt và học tập
cũng vơ cùng cần thiết trong q trình rèn luyện trí nhớ dài hạn. Không nên nhồi nhét
quá nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn hay học tập trong một khoảng thời gian
kéo dài khơng ngừng nghỉ. Cần phải có thời gian nghỉ ngơi hợp lí, thư giãn đầu óc,
khơng tự tạo áp lực tâm lý về việc bắt buộc phải ghi nhớ kiến thức. Tập một vài động
tác thể dục, đi bộ nhẹ nhàng hay dành thời gian để chơi thể thao là những giải pháp
tuyệt vời để ta thư giãn sau những khoảng thời gian học tập căng thẳng, giúp cải thiện
tinh thần, góp phần nâng cao trí nhớ.
2.3. Liên hệ với q trình rèn luyện trí nhớ dài hạn của bản thân
Như chúng ta đã biết, trí nhớ là một q trình tâm lý vơ cùng phức tạp của con
người. Việc rèn luyện trí nhớ nói chung, trí nhớ dài hạn nói riêng là vấn đề vơ cùng
cần thiết đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với học sinh sinh viên trong quá trình học
tập, rèn luyện đạo đức, nhân cách. Rèn luyện trí nhớ dài hạn là một quá trình lâu dài,
chậm rãi, được tích lũy thơng qua những thói quen hàng ngày, từ những việc nhỏ nhất.

Theo thời gian, trí nhớ dài hạn của chúng ta sẽ được cải thiện.
10


Đối với sinh viên đang theo học tại các trường đại học, phương pháp để rèn
luyện trí nhớ dài hạn ở mỗi người là khơng giống nhau. Có những người rất thoải mái
với việc học tập trong một khoảng thời gian dài và họ cũng tiếp thu được một lượng
kiến thức lớn. Tuy nhiên, đa phần sinh viên đều không thể hoặc khơng có khả năng thu
xếp thời gian chỉ để học. Mỗi ngày, bên cạnh những kiến thức tiếp thu từ giảng đường,
sinh viên còn phải tiếp thu hàng trăm, hàng nghìn thơng tin đến từ xã hội, từ truyền
thông…. Các thông tin này chồng chéo lên nhau, thậm chí có ảnh hưởng trực tiếp lên
việc sinh viên chuyển các kiến thức học được thành trí nhớ dài hạn. Để có thể cải thiện
tình trạng này, sinh viên cần phải biết sắp xếp thời gian học tập hợp lí, không xếp lịch
học, thời gian ôn tập hay lịch làm thêm quá sát sao, chồng chéo lên nhau, gây ảnh
hưởng đến chất lượng của quá trình ghi nhớ. Cần phải biết tối ưu hóa thời gian học tập
cảu bản thân, tránh trường hợp học dây dưa, kéo dài nhưng “càng học càng qn”. Đối
với sinh viên có ít thời gian học tập hiệu quả, có thể áp dụng phương pháp học nhóm,
giúp bản thân cũng như những người xung quanh củng cố lại kiến thức đã học một
cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự phát triển của trí tuệ, trí nhớ của con người
bắt nguồn từ sự phát triển của ngơn ngữ. Chính vì thế, để rèn luyện trí nhớ dài hạn một
cách hiệu quả nhất, sinh viên cần phải tìm cách phát triển vốn từ ngữ của mình, có thể
sử dụng ngôn từ một cách đơn giản, dễ dàng trong các thao tác tư duy, tưởng tượng,
biểu đạt cảm xúc…. Phương pháp đơn giản nhất để thực hiện điều này chính là đọc
sách. Đọc sách giúp nâng cao hiểu biết, nâng cao tri thức, đồng thời cung cấp cho ta
một kho tàng ngôn ngữ, cách diễn đạt ngôn từ khổng lồ. Thông qua việc đọc sách, con
người không chỉ được tiếp cận với những quan điểm, tình cảm của tác giả mà cịn có
thể tự hình thành nên những quan điểm, thái độ, tình cảm với những vấn đề trong sách
và những vấn đề trong xã hội. Quá trình ghi nhớ những quan điểm, thái độ đó giúp cá
nhân rèn luyện trí nhớ, tự tích lũy cho bản thân kinh nghiệm, tri thức để ứng phó và

giải quyết những vấn đề tương tự xảy ra trong cuộc sống. Vậy cách đọc sách hiệu quả
nhất là như thế nào? Đầu tiên, trước khi đọc một cuốn sách, ta nên đọc phần giới thiệu,
tóm tắt hoặc các bài viết chia sẻ về sách trước khi đọc vào nội dung sách. Làm như vậy
sẽ giúp ta định hình được nội dung cơ bản của cuốn sách, dễ dàng nắm bắt được những
thông tin chính yếu mà cuốn sách muốn truyền tải. Tiếp theo, cần đặt câu hỏi khi đọc
sách. Các câu hỏi đó có thể là: “Tại sao mình lại muốn đọc cuốn sách này?”; “Cuốn
sách này sẽ cung cấp cho mình những gì?”…. Việc đặt câu hỏi làm cho việc đọc sách
trở nên có ý nghĩa đối với cá nhân, giúp cá nhân dễ dàng gắn các tri thức đọc được vào
thực tiễn, từ đó nâng cao khả năng ghi nhớ. Trong q trình đọc, ta phải khơng ngừng
suy ngẫm về nội dung của sách, ghi chú hoặc học thuộc những điều mà ta cảm thấy
tâm đắc, hứng thú trong cuốn sách. Sau quá trình suy ngẫm, hãy học thuộc những nội
dung đã được ghi nhớ và đọc lại cuốn sách một vài lần để hiểu rõ nội dung, quan điểm,
tư tưởng, tình cảm của tác giả được bộc lộ trong đó; đồng thời ghi nhận cho chính bản
thân một số giá trị mới có ích đối với cuộc sống, cơng việc và học tập.
Trong quá trình học tập của sinh viên, ơn tập cho các kì thi, kiểm tra là một vấn
đề khá khó khăn đối với nhiều bạn. Nguyên nhân chung là do các sinh viên chưa có
11


phương pháp học tập đúng đắn và nguyên nhân sâu xa là do các bạn chưa tìm được
cách để ghi nhớ, giữ gìn tri thức và hồi tưởng kiến thức tốt hay nói cách khác là chưa
tối ưu hóa được trí nhớ dài hạn. Có một số giải pháp có thể áp dụng để khắc phục tình
trạng này, chẳng hạn như:
Cách để ghi nhớ tốt. Để có thể ghi nhớ tốt, phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ,
có hứng thú, say mê với tài liệu ghi nhớ, ý thức được tầm quan trọng của tài liệu ghi
nhớ và xác định được tâm thế lâu dài đối với tài liệu. Phải lựa chọn và phối hợp các
loại ghi nhớ một cách hợp lí nhất, phù hợp với tính chất và nội dung của tài liệu, với
nhiệm vụ và mục đích ghi nhớ. Trong q trình học tập và ơn luyện, cần xây dựng
phương pháp ghi nhớ theo trình tự logic. Để ghi nhớ tài liệu học đòi hỏi sinh viên phải
lập dàn bài cho tài liệu học tập (xây dựng đề cương), tức là phát hiện các đơn vị logic

cấu tạo nên tài liệu đó. Dàn ý này được xem là điểm tựa để ôn tập (củng cố) và tái hiện
tài liệu khi cần thiết. Cuối cùng, phải biết kết hợp nhiều giác quan khi ghi nhớ, phải sử
dụng các thao tác trí tuệ để ghi nhớ tài liệu, gắn tài liệu ghi nhớ với vố kinh nghiệm
của bản thân.
Cách để giữ gìn (ơn tập) tốt. Để việc ơn tập trở nên đơn giản, hiệu quả hơn thì
phải ơn tập một cách chủ động, tích cực, nghĩa là ơn tập bằng cách tái hiện là chủ yếu.
Việc tiến hành tái hiện có thể tiến hành theo trình tự sau: (1) Cố gắng tái hiện toàn bộ
tài liệu một lần; (2) Tiếp đó tái hiện từng phần, đặc biệt là những phần khó; (3) Sau đó
lại tái hiện lại tồn bộ tài liệu; (4) Phân chia tài liệu thành từng nhóm yếu tố cơ bản;
(5) Xác định mối liên hệ trong mỗi nhóm; (6) Xây dựng cấu trúc logic của tài liệu dựa
trên mối liên hệ giữa các nhóm; (7) Phải ôn tập ngay, không để lâu sau khi ghi nhớ tài
liệu (“học bài nào xào bài ấy”); (8) Phải ôn tập xen kẽ, không nên ôn tập liên tục một
mơn học; (9) Ơn tập phải có nghỉ ngơi, khơng nên ôn tập trong một thời gian dài;
(10) Cần thay đổi các hình thức, phương pháp ơn tập.
Cách để hồi tưởng cái đã quên. Về nguyên tắc, mọi sự việc, hiện tượng tác
động vào não đều có thể tái hiện lại được. Tuy nhiên, q trình qn khiến cho ta
khơng thể hồi tưởng lại thông tin trong thời điểm cần thiết. Dù vậy, ta cần có niềm tin
rằng, qn khơng phải mất tất cả, phải lạc quan tin tưởng rằng, nếu cố gắng thì ta sẽ
hồi tưởng được. Khi quên, phải kiên trì hồi tưởng. Nếu hồi tưởng sai thì lần hổi tưởng
tiếp theo không nên lặp lại cách thức, biện pháp đã làm mà cần phải tìm ra cách thức,
biện pháp mới để hồi tưởng. Cần đối chiếu, so sánh với những hồi ức có liên quan trực
tiếp với nội dung tài liệu mà ta cần nhớ lại; cần sử dụng sự kiểm tra của tư duy, của trí
tưởng tượng về quá trình hồi tưởng và kết quả của hồi tưởng. Bên cạnh đó, có thể sử
dụng sự liên tưởng, nhất là liên tưởng nhân quả để hồi tưởng lại những kiến thức, kinh
nghiệm đã từng ghi nhớ.
Bên cạnh việc rèn luyện trí óc để tối ưu hóa trí nhớ dài hạn, sinh viên cần chú ý
đến việc ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe thể chất. Vì
“một đầu óc minh mẫn chỉ có thể tồn tại trên một cơ thể khỏe mạnh”, nên việc quan
tâm, đầu tư chăm sóc sức khỏe là vơ cùng cần thiết đối với sinh viên. Có sức khỏe tốt,
ít bệnh tật sẽ đem lại một tinh thần phấn chấn, lành mạnh, góp một phần quan trọng

12


trong rèn luyện trí nhớ dài hạn; từ đó đem đến kết quả học tập, làm việc tốt cho sinh
viên.

13


KẾT LUẬN
Từ những kiến thức đã được học, có thể khẳng định rằng, trí nhớ là một phần vơ
cùng quan trọng của con người. Nhờ có trí nhớ, con người mới có thể tiếp thu những
tri thức, kinh nghiệm của nhân loại, từ đó biến thành tri thức, kinh nghiệm của mình để
áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Nếu khơng có trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ dài hạn thì
con người sẽ khơng thể định hình được thế giới khách quan, không thể học các thao
tác, kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp, cũng như không thể có được các q trình tâm
lý cao cấp, khơng biết thể hiện tình cảm thái độ và khơng thể rèn luyện nhân cách.
Đối với học sinh sinh viên, khả năng ghi nhớ là một yếu tố không thể thiếu trong
quá trình học tập và rèn luyện. Để có thể cải thiện được trí nhớ, nâng cao kết quả học
tập, làm việc, mỗi cá nhân đều phải tự tìm ra phương pháp học tập phù hợp với mình,
rèn luyện trí nhớ dài hạn một cách nghiêm túc. Nhà trường và những người làm công
tác giáo dục, đào tạo cũng cần phải có các biện pháp giúp cho học sinh sinh viên có
hứng thú hơn đối với việc học tập và có thể ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả, góp
phần giúp các em có khả năng tối ưu hóa trí nhớ dài hạn, từ đó phát triển được năng
lực cá nhân, đạt đến thành công trong học tập và trong công việc.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Tâm lí học đại cương. Tác giả: GS.TS Nguyễn Quang Uẩn, TS. Nguyễn
Văn Lũy – TS. Đinh Văn Vang. Nxb Đại học Sư phạm.
Bộ câu hỏi ôn tập và dánh giá kết quả học tập mơn Tâm lí học đại cương. Tác giả:
Phan Trọng Ngọ – Dương Diệu Hoa – Nguyễn Thị Mùi – Nguyễn Nhân Ái – Bùi
Thu Huyền. Nxb Đại học Sư phạm.
Những vấn đề cơ bản của tâm lý học. Tác giả: Trương Thị Khánh Hà, Nguyễn Văn
Lượt, Nguyễn Bảo Trung, Trần Hà Thu, Trương Quang Lâm, Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn – ĐHQGHN, 2019.
Psychological Science (Fifth edition). Tác giả: Michael Gazzaniga, Todd
Heatherton, Diane Halpern. Nxb W.W.Norton & Company, 2015.

15



×