Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa của các hộ và đề ra một số giải pháp mở rộng quy mô trên địa bàn xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.31 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG THỊ DIÊN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MƠ HÌNH CHĂN NUÔI LỢN ĐEN BẢN
ĐỊA CỦA CÁC HỘ VÀ ĐỀ RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG QUY MÔ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAO BỒ, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và Phát triển nơng thơn

Khóa học

: 2016 - 2020


Thái Nguyên, 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG THỊ DIÊN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MƠ HÌNH CHĂN NUÔI LỢN ĐEN BẢN
ĐỊA CỦA CÁC HỘ VÀ ĐỀ RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG QUY MÔ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAO BỒ, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K48 - KTNN

Khoa


: Kinh tế và Phát triển nơng thơn

Khóa học

: 2016-2020

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đoàn Thị Mai

Thái Nguyên, 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hồn thiện khóa luận tốt nghiệp, tơi
đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tơi xin
bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong học tập và trong q trình thực tập tốt nghiệp.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể các thầy, cô giáo tại
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung và các thầy cơ trong khoa Kinh tế và Phát
triển Nông thôn đã trực tiếp giảng dạy, tận tình giúp đỡ tơi trong bốn năm học qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo ThS. Đoàn Thị Mai,
người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ đạo giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập tốt
nghiệp và hồn thành bài khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND xã Cao Bồ cùng người dân địa phương đã
nhiệt tình giúp đỡ tơi trong việc thu nhập số liệu và những thông tin cần thiết cho
việc nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia
đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề

tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2020
Sinh viên

Đặng Thị Diên


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng lợn của cả nước và các vùng chính năm 2016 - 2018 ...............11
Bảng 3.1. Bảng quy mô và phân loại kinh tế của các hộ điều tra .............................16
Bảng 4.1.Hiện trạng phát triển kinh tế xã Cao Bồ giai đoạn 2017 - 2019 ................23
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Cao Bồ năm 2017- 2019 ..........................25
Bảng 4.3. Hiện trạng dân số và lao động của xã Cao Bồ năm 2019 .........................26
Bảng 4.4. Khối lượng sản phẩm ngành nông, lâm nghiệp 2017 - 2019 ...................28
Bảng 4.5. Số lượng ngành chăn nuôi qua các năm 2017 -2019 ................................30
Bảng 4.6. Thực trạng chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn xã Cao Bồ ................31
Bảng 4.7. Tình hình phát triển chăn ni lợn của xã Cao Bồ từ năm 2017-2019 .........32
Bảng 4.8. Thông tin cơ bản của các hộ được điều tra (n = 50) .................................34
Bảng 4.9. Lao động và nhân khẩu của các hộ điều tra (n = 50) ................................35
Bảng 4.10. Bảng tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra (n = 50) ...........................36
Bảng 4.11.Chi phí chăn ni lợn đen theo quy mơ hộ (tính bình qn 1 hộ/lứa).....38
Bảng 4.12. Chi phí chăn ni theo phân quy mơ hộ hộ (tính bình qn 100kg
thịt hơi) ......................................................................................................................39
Bảng 4.13.Kết quả chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa (n = 50) ..........41
Bảng 4.14.Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn đen bản địa tính trên 100kg thịt hơi
(n= 50) .......................................................................................................................43
Bảng 4.15.Hiệu quả sử dụng vốn tính theo 100kg thịt hơi .......................................44

Bảng 4.16.Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian tính theo 100kg thịt hơi .................45
Bảng 4.17.Hiệu quả sử dụng lao động tính theo 100kg thịt hơi. ..............................46
Bảng 4.18. Tình hình nắm bắt thơng tin thị trường (n = 50) ....................................48
Bảng 4.19. Bảng những khó khăn các hộ chăn ni gặp phải (n = 50) ....................52


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Có nghĩa là

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CN

Cận nghèo

CN-TCN

Công nghiệp - thủ công nghiệp


CN-TCN và DV

Công nghiệp - thủ cơng nghiệp và dịch vụ

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KH – UBND

Kế hoạch - ủy ban nhân dân



Lao động

NN

Nông nghiệp

NQ – HĐND


Nghị quyết - hội đồng nhân dân

PT

phát triển

PTNT

Phát triển nông thôn

SL

Sản lượng

STT

Số thứ tự

TB

Trung bình

TL

Trọng lượng

TP

Thành phố


TSCĐ

Tài sản cố định

TT

Thị trường

XC

Xuất chuồng

UBND

Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ........................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
PHẦN 1 MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1.Tính cấp thiết.........................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài ..................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2

1.2.3. Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................................2
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................3
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................3
2.1.1. Một số khái niệm về chăn nuôi lợn và hiệu quả kinh tế ...................................3
2.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ..........................................................................9
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................11
2.2.1. Tình hình chăn ni và tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam ....................................11
2.2.2. Một số chính sách nhằm phát triển chăn ni lợn tại địa phương ..................13
2.2.3. Mơ hình chăn ni lợn đen bản địa tại tỉnh các địa phương ..........................13
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................15
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................15
3.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................15
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................15
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra ......................................................................15
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................16


v

3.3.3. Xử lý số liệu ....................................................................................................17
3.3.4. Phương pháp phân tích thông tin số liệu ........................................................17
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu ..........................................................................................18
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................21
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Cao Bồ .............................21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................21
4.1.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội có tác động đến sản xuất nông nghiệp ......22
4.1.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nơng nghiệp ....................................26
4.2. Tình hình phát triển ngành nơng nghiệp của xã Cao Bồ ....................................28

4.2.1. Tình hình sản xuất nơng, lâm nghiệp của xã Cao Bồ .....................................28
4.2.2. Tình hình phát triển ngành chăn ni của xã Cao Bồ .....................................29
4.2.3. Một số thuận lợi và khó khăn của xã Cao Bồ .................................................33
4.3. Đặc điểm của các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa ................................................34
4.3.1. Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra ............................................................34
4.3.2. Tình hình chăn ni chung của nhóm hộ điều tra ...........................................36
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ chăn ni lợn đen bản địa ......................37
4.4.1.Chi phí chăn ni của hộ ..................................................................................37
4.4.2.Kết quả chăn nuôi của các hộ điều tra ............................................................. 41
4.4.3.. Hiệu quả chăn nuôi của các hộ ....................................................................... 44
4.5. Tình hình tiêu thụ và đầu ra của sản phẩm thịt lợn đen bản địa ........................47
4.5.1. Tình hình nắm bắt thơng tin thị trường ...........................................................48
4.5.2. Hình thức tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lợn đen bản địa .................................49
4.6. Những thuận lợi khó khăn và phân tích SWOT trong chăn nuôi lợn đen bản địa
của xã Cao Bồ ...........................................................................................................50
4.6.1. Những thuận lợi, khó khăn trong chăn ni lợn đen bản địa tại xã Cao Bồ ...50
4.6.2. Phân tích SWOT trong chăn nuôi lợn đen bản địa xã Cao Bồ........................53
PHẦN 5 CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG QUY MÔ CHĂN NUÔI LỢN ĐEN
BẢN ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAO BỒ.............................................................55
5.1. Quan điểm – phương hướng – mục tiêu.............................................................55


vi

5.1.1. Quan điểm .......................................................................................................55
5.1.2. Phương hướng .................................................................................................55
5.1.3. Mục tiêu ..........................................................................................................55
5.2. Các giải pháp ......................................................................................................56
5.2.1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương ...........................................56
5.2.2. Nhóm giải pháp đối với hộ chăn nuôi .............................................................57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................59
1. Kết luận .................................................................................................................59
2. Kiến nghị ...............................................................................................................60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................61


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết
Nền kinh tế nước ta dần phát triển cùng với đó là đời sống người dân được cải
thiện, nhu cầu người dân ngày càng đa dạng hơn. Người dân có xu hướng tiêu dùng các
sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.
Lợn đen là một trong những giống lợn có sức đề kháng khá tốt, không kén thức
ăn, dễ nuôi, thích nghi với điều kiện sống của vùng núi, khí hậu khắc nghiệt, chịu lạnh
tốt.Chất lượng thịt so với giống lợn trắng thì cũng thơm ngon hơn và được ưa chuộng
hơn trên thị trường. Với xã Cao Bồ một xã vùng III của huyện Vị xuyên con lợn đen
bản địa là lồi vật ni quen thuộc với mọi hộ gia đình. Nó gắn liền với q trình
sinh sống và lao động của người dân trên địa bàn xã qua rất nhiều thế hệ. Đối với
các giống lợn đen bản địa tại xã Cao Bồ có đặc điểm là phàm ăn, chống chịu bệnh
tốt, thích nghi rất tốt với khí hậu của xã. Đặc biệt giống lợn này có giá trị kinh tế
cao vì chúng là nguồn thực phẩm đặc sản. Trước đây các hộ dân chăn ni để nhằm
mục đích tự cung, tự cấp, phục vụ nhu cầu trong gia đình vào các dịp như đám hỏi,
ma chay, dựng nhà, lễ hội,…Những năm gần đây các hộ dân đã mở rộng quy mơ
chăn ni và có thể xuất bán ra thị trường góp phần cải thiện kinh tế và thu nhập
của hộ dân.
Tuy nhiên quy mô của các hộ vẫn cịn rất manh mún, nhỏ lẻ, chăn ni theo tự
phát, kỹ thuật chăn ni theo thói quen và kinh nghiệm truyền thống. Nhu cầu của
thị trường trong những năm gần đây là rất lớn và không đủ cung ứng cho thị trường

quanh khu vực. Mặt khác xã có nguồn thức ăn dồi dào, diện tích đất rộng, nguồn lao
động dồi dào,… nên xã rất có tiềm năng phát triển mơ hình này.
Để thấy được hiệu quả kinh tế, tận dụng những thuận lợi, khắc phục những
khó khăn và thực trạng trên tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh
tế mơ hình chăn ni lợn bản địa của các hộ và đề ra một số giải pháp mở rộng
quy mô trên địa bàn xã Cao Bồ huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang”.


2

1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận và thực tế đề tài tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế mơ hình
chăn ni lợn bản địa của các nông hộ và đưa ra giải pháp nhằm phát triển bền vững
mơ hình chăn ni này trên địa bàn xã Cao Bồ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho chăn nuôi
lợn của các hộ gia đình.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn đen bản địa xã Cao Bồ của các nông
hộ trên địa xã trong giai đoạn từ năm 2017 - 2019.
-Đánh giá thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất một số giảipháp chủ
yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn đen bản địa tại địa bàn xã
Cao Bồ huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
• Ý nghĩa trong học tập
Giúp cho sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã được học cũng như
được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực hành trong các môn khoa học khác nhau
như: phát triển nông thôn, kinh tế phát triển nơng thơn, kinh tế nơng nghiệp, khuyến
nơng,...khi đó nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của mỗi sinh viên.
Tạo cơ hội cho sinh viên có điều kiện làm quen và trải nghiệm thực tế để hoàn

thiện bản thân hơn về cả kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong cuộc sống.
Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học và
làm quen dần với công việc thực tế.
Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp
nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể.
• Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài này là cơ sở tiễn cho các hộ dân, chính quyền
địa phương xây dựng định hướng phát triển, giải quyết khó khăn trở ngại nhằm phát
triển chăn nuôi và chăn nuôi lợn bản địa nói riêng theo hướng phát triển bền vững.


3

PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm về chăn nuôi lợn và hiệu quả kinh tế
2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chăn nuôi
- Khái niệm chăn nuôi:
Theo quy định của khoản 1 điều 2 luật Chăn Nuôi năm 2018: Chăn nuôi là
ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức
ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
- Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn ni tại hộ gia đình [14].
-Lợn bản địa là lồi vật ni được các đồng bào dân tộc vùng núi (Mường,
Dao) nuôi từ rất lâu đời với phương thức chăn nuôi thả tự do, một số ít ni nhốt
nhưng khơng thâm canh chỉ cho ăn bằng thức ăn tận dụng (rau rừng, bột ngô, phụ
phẩm nông nghiệp,…) [1].
2.1.1.2. Giới thiệu vắn tắt về một số giống lợn đen bản địa
Theo thống kê, Việt Nam có tới 20 giống lợn bản địa như lợn Ỉ, lợn Móng
Cái, lợn Thuộc Nhiêu, lợn Hung (Hà Giang), lợn Vân Pa (Quảng Trị), lợn Mường

Khương (Lào Cai), lợn Táp Ná (Cao Bằng), lợn Lửng Phú Thọ, lợn đen 14 vú
Mường Lay (Điện Biên), lợn nâu (Sìn Hồ - Lai Châu)...[5].
Các giống lợn bản địa chủ yếu được bà con các dân tộc miền núi khắp các
vùng từ Móng Cái (Quảng Ninh) qua dãy Trường Sơn đến Bình Phước lưu giữ và
chăn nuôi ở quy mô nhỏ với phương thức thả rông. Tuy nhiên trong những năm gần
đây nhiều người đang quay trở lại chăn nuôi các giống lợn bản địa vì các ưu điểm:
thịt ngon, ít bệnh tật, giá trị kinh tế cao, chi phí đầu tư (chuồng trại, thức ăn…) thấp,
nhu cầu thị trường cao[5].
* Một số giống lợn đen bản địa:
+ Lợn Táp Ná:
Có nguồn gốc từ một giống lợn địa phương của vùng núi Cao Bằng.


4

Đặc điểm là: đầu to vừa phải, tai hơi rủ cụp xuống, bụng tuy to nhưng khơng
bằng giống lợn Móng Cái, bụng không sệ và võng xuống, chân to, cao, chắc khỏe, mặt
thẳng và khơng nhăn, lợn Táp Ná có từ 8 -12 vú. Khả năng chống chịu bệnh tật của lợn
Táp Ná được đánh giá là tốt nhất trong các giống lợn nội của Việt Nam [21].
+Lợn Lửng:
Là giống lợn của một số thôn bản của các xã vùng sâu, vùng xa như Xuân
Sơn, Vĩnh Tiền,Yên Sơn, Đông Cửu (Phú Thọ). Chúng có một số đặc điểm như
tầm vóc nhỏ, tồn thân đen tuyền, trán nhơ, mặt phẳng, mõm dài, tai chuột, chân
nhỏ. Thịt lợn Lửng thơm và ngon như thịt lợn rừng. Trọng lượng 12 tháng tuổi
khoảng 17 -30kg [14 ].
+ Lợn Vân Pa:
Nguồn gốc chủ yếu ở tỉnh Quảng Trị. Đặc điểm ngoại hình: hình dáng như
con chuột, màu lơng, da đen bạc, thỉnh thoảng có phớt màu vàng hung. Lưng thẳng
thân hình gọn, đầu to, cổ to, mõm nhọn, tai nhỏ. Tỷ lệ nạc cao và tỷ lệ mỡ thấp, thịt
có mùi vị thơm ngon [7].

+ Lợn đen Mường Lay (Điện Biên):
Đây là giống lợn đen phàm ăn, phát triển mạnh, thích nghi tốt với điều kiện
khắc nghiệt, khả năng chống chịu bệnh cao. Lợn đen Mường Lay có khả năng sinh
sản tốt, mỗi lứa đẻ trung bình 12-15 con, thậm chí tới 20 con/lứa. Ni lợn đen
Mường Lay ít tốn thức ăn nhưng chúng vẫn lớn đều, thịt săn chắc, thơm và ngọt. Do
đó thịt của chúng được coi là thực phẩm sạch và được nhiều người ưa chuộng.
Có 3 nhóm lợn Mường Lay:
Nhóm 1: Đen tuyền, lưng thẳng, có 14 vú, đầu núm vú cách mặt đất 10 - 15 cm.
Nhóm 2: Có 4 - 6 đốm trắng ở đầu, chân, trán, đuôi, 14 vú, lưng thẳng, đầu
núm vú cách mặt đất 10 -15cm.
Nhóm 3: Có 14 vú nhưng lưng hơi võng, bụng hơi xệ, đầu núm vú không
chạm sát mặt đất[15].


5

+ Lợn Mường Khương:
Là giống lợn địa phương có từ lâu đời, gắn liền với đời sống người H’Mông và
được nuôi nhiều nhất ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Lợn có màu lơng đen
tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu, đuôi và ở chân, lông thưa và mềm.Đa số lợn có
tầm vóc to cao, bốn chân khỏe, lưng ít võng, mõm thẳng và dài.Ở các lứa tuổi khác
nhau, tỷ lệ thịt và mỡ của lợn cũng khác nhau.Đặc điểm nổi bật của giống lợn này là có
khả năng chống chịu tốt với các điều kiện chăn thả ở các vùng núi cao[25].
+ Lợn Ỉ:
Có nguồn gốc ở miền Bắc Nam Định, hiện giống lợn này đang ở trong tình
trạng nguy kịch và chỉ cịn sót lại ở một số xã của tỉnh Thanh Hoá. Qua một thời
gian dài, giống lợn Ỉ mỡ đã tạp giao với các nhóm giống lợn khác và trở thành giống
lợn Ỉ ngày nay với hai loại hình chính là Ỉ mỡ và Ỉ pha. Chúng có một số đặc điểm
ngoại hình chung như da đen bóng, mặt nhăn, mắt híp, nọng cổ, má chảy sệ, chân
thấp, mõm ngắn, bụng xệ quét đất. Lợn Ỉ có những đặc điểm di truyền quý giá như

thành thục sớm, mắn đẻ, khéo nuôi con, khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô
xanh, khả năng chống chịu bệnh tốt[22].
+ Lợn Cỏ:
Nguồn gốc được xác định ở miền Trung, được phân bổ chạy dọc theo dãy
Trường Sơn. Đặc điểm ngoại hình mõm dài, xương nhỏ, chân yếu và đi bàn, bụng
xệ, da mỏng, lơng thưa. Chúng có màu da và lông đen tuyền hoặc lang trắng [25].
+Lợn đen Lũng Pù (Lợn Mèo Vạc, Hà Giang):
Giống lợn quý của người Mơng, có tầm vóc to lớn.Chúng có da và lông đen
trừ 6 điểm trắng ở trán, 4 cẳng chân và chóp đi. Lơng dày và ngắn,da thơ, tai nhỏ
cụp, mõm dài trung bình, lưng khơng võng. Giống lợn này mang những đặc điểm
quý như khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao,
dễ ni, phàm ăn, sức đề kháng cao, tính chống chịu bệnh tốt. So sánh với các
giống lợn Việt Nam, lợn đen Lũng Pù có tốc độ tăng trọng khá cao, thịt lại thơm
ngon [13].


6

+ Lợn khùa(Quảng Bình)
Giống lợn khùa của người dân tộc thiểu số phân bố dọc dãy Trường Sơn trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình có thịt thơm ngon, tỷ lệ nạc cao, thịt mỡ ăn giịn, chắc.
Lợn có màu lơng đen tồn thân hoặc có lơng da đen với các điểm trắng ở 4 chân
hoặc loang trắng trên thân. Khả năng chống chịu bệnh tật của giống này cũng khá
cao[10].
2.1.1.3. Quy trình kỹ thuật cơ bản về chăn ni lợn đen
* Lựa chọn giống:
Chọn giống đầu thanh, hoạt bát, ngực sâu, có lưng thẳng, bụng vừa phải,
hơng to, bộ lơng mịn màng, chân chắc khỏe, có bộ phận sinh dục phát triển tốt, vóc
dáng cân đối, lưng thẳng,bụng thon,…màu sắc đặc trưng đen tuyền. Phải có xuất xứ
rõ ràng, có kiểm dịch của bộ y tế.

* Xây dựng và thiết kế chuồng trại:
Thiết kế chuồng trại cho lợn đen đơn giản, lát gạch, có mái che, cửa chuồng.
Thiết kế đạt tiêu chuẩn từ hướng chuồng tới địa hình. Nên xây dựng kiểu chuồng
liền kề cửa với nhau, để một khoảng trống để cho heo sưởi nắng, trồng thêm các
loại cây xanh cho thích hợp với đặc điểm của giống. Để duy trì hệ thống thực vật
phong phú, giữ độ ẩm và cho heo thỏa thích uống nước, dầm mình thì nên thiết kế
một hồ nước xây nghiêng cho heo. Chuồng nên xây dựng ở những khu đất cao ráo,
tránh bị ngập nước vào mùa mưa. Chuồng đảm bảo đủ độ thông thoáng, cung cấp
đầy đủ oxy, ánh sáng. Đặc biệt với loại lợn đen thường có lối sống hoang dã chủ
yếu, nên khi xây dựng chuồng trại diện tích phải rộng rãi, thoáng mát để tạo điều
kiện cho heo phát triển sinh trưởng tốt nhất. Nên sát trùng chuồng trại trước khi thả
heo vào nuôi để tránh các dịch bệnh. Khu chăn nuôi nên xây cách xa khu dân cư và
khu vực chăn nuôi khác để tránh gây ồn ào và ô nhiễm môi trường.
* Hướng dẫn cách chăm sóc nuôi dưỡng lợn đen
Cung cấp đầy đủ nguồn chất dinh dưỡng, ổn định tình trạng heo bị xù lơng,
các hiện tượng tiêu chảy, đi xiêu vẹo…Đối với heo con mới sinh thì cần có mơi
trường ấm áp, khơ ráo. Nguồn thức ăn đóng vai trị quan trọng trong việc định hình,


7

tăng tỷ trọng phát triển của đàn heo. Vì vậy cung cấp đa dạng nguồn chất dinh
dưỡng thích hợp cho heo. Thức ăn cho lợn đen chủ yếu là các loại rau xanh, ngô,
sắn… Sáng chiều 2 lần cho heo ăn với lượng thức ăn 2 - 3kg, cùng với lượng nước
vừa đủ. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, các vật dụng chăn nuôi cũng như nguồn thức
ăn sạch sẽ.
* Cơng tác phịng bệnh cho lợn đen:
Vệ sinh chuồng trại chăn ni sạch sẽ phịng chống các dịch bệnh Cần có kế
hoạch theo dõi, sổ sách ghi lại tất cả các tình trạng, con số lợn đầu vào, đầu ra, các
loại thức ăn cung cấp, các loại vacxin tiêm phòng…để nắm bắt tình trạng cụ thể đưa

ra biện pháp khắc phục nhanh chóng. Tiêm phịng đầy đủ các loại vacxin theo định
kỳ như vaccin tiêm phòng dịch tả, tẩy giun sán, bệnh truyền nhiễm…[23].
2.1.1.4. Ý nghĩa vai trò của việc phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa
+ Đáp ứng nhu cầu của con người:
Lợn là loài cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người,
GS.Harris G và CTV (1956) cho biết 1 gam thịt lợn nạc cung cấp khoảng 22% nhu
cầu protein (GS.Harris G và cs 1956).
Sản lượng thịt lợn sản xuất ra cao hơn nhiều so với các loại gia súc khác,
chiếm 76% tổng số thịt được tiêu thụ ở nước ta. Mặt khác nền kinh tế phát triển
càng mạnh, đời sống của người dân càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng
của các loại thực phẩm có chất lượng cao ngày càng được gia tăng, đặc biệt là các
loại thực phẩm được chế biến từ các giống lợn đen.
Ưu điểm của các giống lợn đen là thịt thơm ngon, có hương vị đặc trưng và khả
năng chống chịu bệnh tật tốt. Hiện nay ngành chăn nuôi lợn đã nhập nhiều giống mới
như lợn Landrace, lợn Yorkshire, lợn Duroc,… và đã đáp ứng phần lớn nhu cầu cho
con người. Những giống lợn nhập cho năng suất cao và thời gian nuôi ngắn nhưng chất
lượng thịt lại kém hơn so với giống lợn đen. Với điều kiện chăn ni khó khăn của
đồng bào dân tộc miền núi thì các giống lợn đen lại thích nghi tốt hơn.
Mặt khác, từ tháng 8/2013 đến nay, dịch bệnh thường xuyên xảy ra dẫn đến
số lượng đàn giống nhập nội giảm mạnh, nhiều hộ chăn nuôi bị thua lỗ, hiệu quả


8

sản xuất thấp.Với những nguyên nhân đó các giống lợn đen đang được đầu tư phát
triển do chúng có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng và
người chăn ni.
+ Đóng góp vào quỹ Gen động vật Việt Nam:
Giống lợn đen thường có tầm vóc nhỏ nhưng mang những đặc điểm di truyền
quý giá. Đó là khả năng sử dụng các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng, khả năng

chống chịu các bệnh nhiệt đới nhất là bệnh ký sinh trùng. Phẩm chất thịt tốt, thơm,
ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Một số khác thích nghi với các vùng núi
cao và nhiệt độ tương đối thấp như lợn Mường Khương và một số quen chịu với
mơi trường ẩm ướt như lợn Ỉ,…Đó là các tính trạng có ý nghĩa quan trọng trong
khoa học chăn ni lợn ở Việt Nam. Nếu khơng có các biện pháp bảo tồn các vốn
gen quý đó, một lúc nào đó các giống lợn đen sẽ bị mai một dần hoặc mất đi[16].
2.1.1.5. Vai trò của ngành chăn nuôi lợn bản địa
Chăn nuôi lợn mang lại sự đột phá trong chuyển dịch kinh tế của ngành chăn
nuôi và trồng trọt. Chăn ni nói chung và chăn ni lợn nói riêng mang lại hiệu
quả kinh tế cao, ổn định cho người dân, giúp phần xố đói giảm nghèo, mang lại
cuộc sống tốt đẹp cho người dân.
Đối với người dân Việt Nam, thịt lợn là một thức ăn hàng ngày trong bữa ăn,
nó có nhiều giá trị dinh dưỡng, cung cấp cho con người dinh dưỡng để lao động sản
xuất tạo ra của cải vật chất.
Chăn nuôi lợn bản địa khơng những vì các giống này phù hợp với điều kiện
khí hậu khắc nghiệt, điều kiện chăn ni hạn chế,…mà các giống lợn cơng nghiệp
khó thích nghi được. Cùng với đó cũng mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho
người chăn nuôi, từng bước cải thiện đời sống kinh tế, tạo ra công ăn việc làm cho
bộ phận lao động dư thừa nhất là ở các vùng nông thơn, trung du, miền núi,… Với
điều kiện địa hình chủ yếu là đồi núi cao, khí hậu lạnh, ẩm đặc trưng, chăn nuôi
theo quy mô hộ nhỏ, lẻ là chủ yếu của Việt Nam thì chăn ni lợn bản địa ln có
một vai trị to lớn với kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số.


9

2.1.1.6. Vị trí của ngành chăn ni lợn
Chăn ni lợn trên thế giới cũng như ở Việt Nam giữ một vị trí rất quan
trọng. Lượng thịt tiêu thụ ln giữ ở vị trí rất cao ở Việt Nam cũng như trên thế
giới, chiếm 76% lượng thịt tiêu thụ trong tất cả các loại thịt[ 19].

Không những thế, việc tiêu thụ thịt lợn trong các bữa ăn hàng ngày của con
người là rất phổ biến. Ngồi ra thịt lợn cịn được coi là một trong những loại thực phẩm
có mùi vị dễ thích hợp cho tất cả các đối tượng (người già, trẻ nhỏ, nam hay nữ).
Nói cách khác là thịt lợn nhẹ mùi và không gây ra hiện tượng dị ứng do thực
phẩm, đây là ưu điểm nổi bật của thịt lợn. Phải chăng, thịt lợn là món ăn có thể nâng
cao sức khỏe cho con người, điều quan trọng là trong q trình chọn giống và ni
dưỡng chăm sóc, đàn lợn phải luôn luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần
các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học.
“Thịt lợn giàu dinh dưỡng, dễ chế biến nên mức tiêu thụ rất cao ở các nước
theo đạo Hồi. Lượng thịt lợn trên thế giới tiêu thụ tương đương với thịt bò khoảng
40% tổng lượng thịt (FAO). Ở Việt Nam thịt lợn là nguồn thực phẩm chính, nó chiếm
76% tổng lượng thịt tiêu thụ” [ 19].
2.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh sử dụng nguồn nhân lực, vật lực
để đạt được hiệu quả cao nhất hay nói cách khác hiệu quả kinh tế là một phạm trù
phản ánh chất lượng của một hoạt động kinh tế.
Theo Nguyễn Đức Dỵ [4] “hiệu quả kinh tế là tương quan giữa các đầu vào
khan hiếm với đầu ra hàng hóa dịch vụ”.
Theo Phạm Ngọc Kiểm [11] “hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác và
tiết kiệm chi phí các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu trong quá trình sản xuất”.
Thực chất quan điểm hiệu quả này chú ý đến việc đánh giá hiệu quả kinh tế theo
chiều sâu, hiệu quả của việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất.
2.1.2.1. Phân loại hiệu quả kinh tế.
* Hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả tài chính là hiệu quả thu được từ hoạt
động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả kinh


10


doanh là số lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được hoặc lỗ phải chịu. Hiệu quả
kinh doanh được tính bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
* Hiệu quả kinh tế xã hội:
Hiệu quả kinh tế xã hội là lợi ích kinh tế xã hội mà hoạt động kinh tế mang
lại cho nền kinh tế quốc dân và cho đời sống xã hội, được thể hiện ở mức độ đóng
góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như: phát triển sản xuất, tăng thu
cho ngân sách, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm
và cải thiện đời sống nhân dân.
* Hiệu quả tổng hợp:
Hiệu quả tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và tổng
chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất.
• Hiệu quả của từng yếu tố:
+ Hiệu quả sử dụng vốn:
- Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ chăn được thể hiện qua hiệu suất sử dụng
vốn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của các hộ.
+ Hiệu quả sử dụng lao động:
- Đánh giá ở mức sinh lợi bình quân của lao động trong năm. Năng suất lao
động bình quân đầu người của người sản xuất. Người sản xuất cần chú trọng đến
việc sử dụng lao động, biểu hiện bằng số lao động giảm và sản lượng tăng dẫn đến
chi phí thấp về tiền lương.
2.1.2.2. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, phản ánh chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan, so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả
đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là giá trị
các yếu tố nguồn lực đầu vào.
- Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối (thương
số) giữa kết quả đạt được với các chi phí bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
• Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn đen bản địa các nông hộ
Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn bản địa là tương quan so sánh giữa lượng

kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong một thời gian nhất định của người chăn


11

nuôi đạt được. Khi xác định hiệu quả kinh tế chúng ta cần phải xem xét và kết hợp chặt
chẽ giữa lượng tuyệt đối và lượng tương đối qua đó biết được khối lượng, quy mô mà
người sản xuất đạt được cũng như kết cấu chúng ta cần căn cứ vào mục tiêu do xã hội
đặt ra bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì điều quan tâm nhất của người
chăn ni là với chi phí ít nhất mà hiệu quả đem lại là cao nhất.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình chăn ni và tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam
2.2.1.1. Tình hình chăn ni lợn ở việt nam
Bảng 2.1. Số lượng lợn của cả nước và các vùng chính năm 2016 - 2018
(Đơn vị tính: 1000 tấn)
Năm

Năm 2016
Sản

Vùng

Năm 2017
Sản

Năm 2018
Sản

lượng


Cơ cấu

lượng

Cơ cấu

lượng

(1000

(%)

(1000

(%)

(1000

con)

con)

con)


cấu
(%)

Đồng bằng Sông Hồng


6.855,2

25,87

6.759,5

25,74

6.824,8

25,50

Trung du và miền núi phía Bắc

6.346,9

23,96

6.323,8

24,09

6.626,4

24,76

5.084,9

19,19


5.099,4

19,42

5.207,5

19,46

Tây Ngun

1.704,1

6,43

1.722,3

6,55

1.742,4

6,51

Đơng Nam Bộ

2.780,0

10,49

2.758,8


10,50

2.890,1

10,80

Đồng bằng sông Cửu Long

3.722,9

14,05

3.595,6

13,69

3.470,4

12,96

26.494,0

100

26.264,4

100

26.761,6


100

Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung

Cả nước

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2018)
Chăn nuôi lợn ở nước ta phát triển mạnh ở Đồng Bằng Sông Hồng, Trung du
và Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền trung chiếm tỷ lệ lần lượt
là 25,50%; 24,76% và 19,46% năm 2018.
Tuy nhiên từ năm 2016 đến 2017 Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và
Duyên hải Miền trung có xu hướng giảm nhưng đến năm 2018 đã có chiều hướng
tăng lên.


12

Cụ thể, Đồng Bằng Sơng Hồng 6.855,2 nghìn con (2016) đến năm 2017 giảm
xuống cịn 6.759,5 nghìn con; đến năm 2018 tăng lên 6.824,8 nghìn con tăng 65,3
nghìn con, tương ứng 1,01%.
Trung du và Miền núi phía Bắc và Đơng Nam Bộ năm 2017 giảm so với năm
2016 tuy nhiên đến năm 2018 tăng mạnh đạt số lượng lần lượt là 19 6.626,4 nghìn
con và 2.890,1 nghìn con tăng 131,3 nghìn con, tương ứng đều tăng 1,05% (Tổng
cục thống kê năm 2018).
Tình hình xuất khẩu thịt lợn của nước ta trong những năm gần đây có bước tăng
trưởng, năm 2016 sản lượng thịt xuất khẩu chỉ đạt mức 35.000 tấn nhưng sang tới năm
2017 sản lượng thịt lợn xuất khẩu đạt 38.500 tấn tăng 350 tấn so với năm 2016. Năm
2018 sản lượng xuất khẩu là 40.000 tấn thịt lợn tăng 150 tấn so với năm 2017, theo Bộ
Nông Nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam, 2018.

2.2.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Giang
Hà Giang trong những năm luôn rất quan tâm đến chăn nuôi gia súc. Sản
lượng lợn qua các năm có sự tăng trưởng nhưng cũng bị ảnh hưởng khơng ít bởi thị
trường và dịch bệnh.
Theo nguồn từ tổng cục thống kê Hà Giang, trong những năm vừa qua chăn
nuôi ở Hà Giang nhiều phát triển, tăng nhanh cả về số lượng và sản lượng. Với
ngành chăn ni lợn tại tỉnh những năm qua có tăng và giảm trong từng năm. Trong
đó năm 2015 số lượng là 485,4 nghìn con đến năm 2016 tăng lên 490,7 nghìn con,
năm 2017 giảm xuống cịn 485,4 nghìn con. Đến năm 2018 lại tăng lên là 548,7
nghìn con.
2.2.1.3. Tình hình chăn ni của một số tỉnh, địa phương chăn ni lợn bản địa
Việt Nam có rất nhiều giống lợn đen bản địa phân bố ở các vùng núi cao từ miền
Bắc đến miền Trung vào khu vực Tây Nguyên. “Hiện nay, tại các địa phương cũng khơng
có thống kê về giống lợn đen bản địa, mà chỉ nắm được tổng số đàn. Vì vậy nhiệm vụ cần
phải làm là phân biệt các giống này và tổ chức bảo tồn, khai thác”[16].
Hiện nay ở Hồ Bình có khoảng 30.000-32.000 con lợn bản địa nhưng đã bị
lai tạp nhiều[1].


13

Ở tại Hà Giang: Theo Viện chăn nuôi Việt Nam thì hiện nay ở Việt Nam chỉ
cịn duy nhất 2 địa phương đó là huyện Bắc Mê và Huyện Hồng Su Phì cịn nguồn
gen tương đối thuần chủng của giống lợn Hung, kết quả điều tra 200 hộ tại 02
huyện trên cho thấy có 2.830 con giống lợn Hung.
Tại Lào Cai: Huyện Mường Khương có khoảng trên 20.000 con lợn bản địa chiếm
75% tổng số đầu lợn nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường [20].
Tại Cao Bằng: hiện nay đàn lợn đen bản địa chiếm khoảng 15% tổng đàn lợn
hiện có trong tồn tỉnh[3].
2.2.2. Một số chính sách nhằm phát triển chăn ni lợn tại địa phương

• Nghị Quyết số 29/2018/ NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang
về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa trên địa bàn
tỉnh Hà Giang.
• Nghị Quyết số 113/2017/ NQ-HĐND ngày 08/12/2017 Nghị Quyết quy hoạch
phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
• Nghị Quyết số 12/2009/ NQ–HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang
về việc ban hành quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và khuyến khích
phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
• Kế hoạch số 43 KH–UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch thực hiện
đề án nửa triệu con đại gia súc và đảm bảo tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông
nghiệp năm 2018 đạt 32%.
2.2.3. Mơ hình chăn ni lợn đen bản địa tại tỉnh các địa phương
1. Nhóm cùng sở thích chăn ni lợn đen thương phẩm thơn Bản Lủa, xã
Linh Hồ, huyện Vị Xuyên
Năm 2017 thông qua sự hỗ trợ ban đầu của dự án xóa đói, giảm nghèo dựa
trên sản xuất hàng hóa của tỉnh,nhóm tập hợp 10 hộ chăn ni với quy mơ khác
nhau trung bình từ 20-40 con/lứa dưới sự hỗ trợ của dự án xóa đói giảm nghèo là
110 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua con giống. Bên cạnh đó nhóm cịn
được tập huấn, hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, cách chăm sóc và phịng chống dịch
bệnh. Đến nay mỗi năm nhóm xuất bán được 2 lứa với giá 60.000đ/ kg lợn hơivà


14

vẫn đang hoạt động rất hiệu quả. Vì nguồn kinh phí đầu tư khơng lớn nên sau khi
trừ chi phí mỗi gia đình vẫn có một nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống
gia đình. Ngồi ra với áp lực của đầu ra thị trường nhóm đã chế biến và cung cấp ra
thị trường đặc sản thịt lợn sấy khô, riêng năm 2017 cung cấp cho thị trường trên 4 tạ
thịt lợn đen sấy khô và rất được thị trường ưa chuộng[17].
2. Mơ hình chăn ni của anh Hoàng A Páo tại Tả Lủng, huyện Mèo Vạc,

tỉnh Hà Giang
Hoàng A Páo thuộc thế hệ 8X, sau khi tốt nghiệp đại học Nông Lâm Thái
Nguyên anh trở về quê hương phát triển kinh tế. Anh Páo là cán bộ tri thức trẻ của
xã Tả Lủng, anh bắt đầu nuôi từ 10 con lợn ban đầu đến năm 2017 quy mô khoảng
200 con ở hai trang trại. Trang trại của anh nằm trên đỉnh đồi thôn Há Chế, xã Tả
Lủng, xã Tả Lủng, huyện Mèo Vạc.Anh đã tận dụng các mảnh đất quanh nhà trồng
cỏ, cỏ voi, chuối, giảo cổ lam, ba kích cho lợn ăn. Đàn lợn của anh hiện nay có thể
xuất bán đều đặn hàng tuần với mức giá dao động từ 50.000đ-100.000đ/kg.Thời
điểm bắt đầu anh gặp rất nhiều khó khăn về thức ăn và chuồng trại, nuôi không
đúng cách, lợn chậm lớn và rất dễ bệnh. Năm 2016 có thời điểm anh mất trắng 400
triệu đồng, qua những lần thất bại anh vẫn cố gắng làm lại. Hiện nay anh đang thành
lập HTX dịch vụ nông nghiệp Tả Lủng cung cấp giống với 11 xã viên tại các thôn
bản. Cuối năm 2016 anh cũng hướng dẫn 13 hộ chăn ni khoảng 18 con, ngồi
truyền dạy kiến thức chăn ni anh cịn bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ [8].
3. Mơ hình của anh Hồng Ngọc Trung xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần
Anh Trung cũng là một cán bộ tri thức trẻ của xã Quảng Nguyên. Năm 2016
trung bắt tay vào xây dựng chuồng trại và chuẩn bị giống lợn đen để khởi nghiệp.
Không chọn cách nuôi vỗ béo rồi mới xuất chuồng, Trung chọn sản xuất lợn đen “
cắp nách” với tiêu chí ngon, sạch và đảm bảo chất lượng. Khởi đầu với quy mô nhỏ
anh bàn với vợ để vay thêm vốn và mở rộng quy mô chuồng trại và tăng quy mô
đàn lợn. Cũng là một sinh viên của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên anh đã
được học và nắm vững các kỹ thuật chăn ni, chăm sóc thú y,…


15

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các hộ chăn nuôi lợn bản địa và
các đối tượng có liên quan tới chăn ni lợn bản địa như chính quyền địa phương, các
đầu mối thu mua, tiêu thụ trên địa bàn xã Cao Bồ huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.2.1. Thời gian tiến hành
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 16/02/2020 - 10/6/2020.
- Bao gồm:
- Số liệu sơ cấp được thu thập về thực trạng chăn nuôi lợn đen bản địa của các
hộ điều tra năm 2020.
- Số liệu thứ cấp thu thập qua 3 năm 2017 - 2019.
3.1.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại xã Cao Bồ huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả chăn
nuôi lợn bản địa ?
- Hạch tốn chi phí chăn ni trong chăn nuôi lợn đen theo quy mô là bao nhiêu ?
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa quy mô các hộ là bao nhiêu ?
- Những khó khăn, thuận lợi trong chăn nuôi của các hộ gặp phải ?
- Cần có giải pháp gì mở rộng quy mơ và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
của mơ hình này trong giai đoạn tới ?
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra
* Phương pháp chọn mẫu điều tra: Do dân tộc thiểu số chủ yếu tại xã là dân
tộc Dao, số lượng dân tộc thiểu số khác tại xã là rất ít nên khơng có sự khác nhau


16

giữa phương thức chăn nuôi, phương thức sản xuất giữa các dân tộc với nhau.
Chính vì vậy, chúng tơi tiến hành điều tra 50 hộ dân với tiêu thức phân tổ theo quy

mô chăn nuôi, số lượng lợn nuôi như sau:
Bảng 3.1. Bảng quy mô và phân loại kinh tế của các hộ điều tra
Phân loại quy mô hộ

Đặc điểm

Số hộ

Tỷ lệ(%)

Quy mô nhỏ

Hộ quy mô dưới 20 con

17

34

Quy mô vừa

Hộ quy mô từ 20-45 con

17

34

Quy mô lớn

Hộ quy mô trên 45 con


16

32

50

100

Tổng

(Nguồn: Kết quả số liệu điều tra)
- Cách chọn: Trong phạm vi đề tài khi lựa chọn các hộ khảo sát đã theo sự góp
ý của cán bộ xã lựa chọn một số hộ trong tất cả các thôn để khảo sát. Đảm bảo các
hộ đủ tiêu chuẩn về quy mô chăn nuôi của các hộ được điều tra. Trong phạm vi đề
tài dùng quy ước về quy mô chăn nuôi như sau: hộ chăn nuôi dưới 20 con gọi là quy
mô nhỏ, hộ chăn nuôi từ 20-45 con gọi là quy mô vừa, hộ trên 45 con gọi là quy mô lớn.
- Nội dung điều tra: Các thông tin chung được khảo sát bao gồm họ tên, địa
chỉ, dân tộc, trình độ văn hóa, nhân khẩu, quy mô sản xuất, năng suất và các vấn đề
liên quan đến sản xuất chăn nuôi lợn cũng như quan điểm, kiến nghị, đóng góp của
người dân.
- Phỏng vấn trực tiếp và quan sát: qua việc tiếp xúc trực tiếp với người dân,
cán bộ nông nghiệp tại địa bàn, thực hiện việc lấy ý kiến và tiến hành quan sát thực
địa. Dùng những câu hỏi (câu hỏi đóng, câu hỏi mở) để thu thập thông tin.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp được thu thập dựa vào tài liệu được cơng bố trên báo chí, tạp
chí, sách chuyên ngành niên giám thống kê qua các năm, cập thông tin trên mạng
internet và qua các Website,… đồng thời số liệu này còn được thu thập qua các
phòng ban của xã Cao Bồ, các báo cáo thống kê hàng năm và các tài liệu liên quan
đến nguồn thống kê 3 năm 2017 - 2019 của xã Cao Bồ.



17

* Số liệu sơ cấp
Số liệu được thu thập với nội dung phỏng vấn điều tra thông tin điều tra hộ
chăn nuôi lợn bản địa trên địa bàn xã.Tiến hành lập phiếu điều tra cụ thể cho các
nhóm hộ nơng dân với tổng phiếu điều tra là 50 hộ.
Thông tin, số liệu sơ cấp là những thông tin mới, chưa được công bố. Được
thu thập bằng việc xây dựng biểu mẫu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ thông
qua hệ thống câu hỏi đóng và mở chuẩn bị sẵn về hộ gia đình chăn ni lợn bản địa.
* Phương pháp quan sát:
Quan sát hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân để rút ra
những kết luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. Ngoài ra cần sử dụng phương pháp
quan sát trực tiếp trong quá trình điều tra bảng hỏi để có thể đối chiếu được với
những thông tin thu thập được trong bảng hỏi từ đó đưa ra những đánh giá về hiệu
quả kinh tế trong chăn nuôi lợn bản địa của các hộ trong địa bàn xã Cao Bồ, huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
3.3.3. Xử lý số liệu
• Đối với thơng tin thứ cấp.
Sau khi thu thập được thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin
theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thơng tin.
• Đối với thơng tin sơ cấp.
Số liệu thu thập trong q trình điều tra được tổng hợp, xử lý và tính tốn trên
phần mềm Microsoft Excel.
3.3.4. Phương pháp phân tích thơng tin số liệu
3.3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh
tế xã hội bằng việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng
kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được.

Trong đề tài nghiên cứu sử dụng một số chỉ tiêu quan trọng để nghiên cứu xu
hướng phát triển kinh tế sản xuất khi các yếu tố liên quan thay đổi từ đó tìm ra
những yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn bản địa trên địa bàn xã.


×