Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đặc điểm thông liên nhĩ đơn thuần ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.73 KB, 14 trang )

ĐẶC ĐIỂM THÔNG LIÊN NHĨ ĐƠN THUẦN Ở TRẺ EM


TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, tỉ lệ các trường
hợp có tăng áp động mạch phổi (TAĐMP) và các biến chứng khác thường gặp ở trẻ
em thông liên nhĩ (TLN) đơn thuần điều trị tại khoa Tim mạch bệnh viện Nhi đồng
1(BVNĐ1)
Phương pháp: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Khảo sát 161 bệnh nhi từ 1 tháng đến 15 tuổi, được chẩn đoán xác định
TLN đơn thuần bằng siêu âm tim doppler màu, từ tháng 4-2005 đến tháng 3-2008,
cho kết quả như sau: 80,7% trẻ TLN nhập viện ở tuổi dưới 36 tháng; tỉ lệ nữ: nam là
1,37:1; 21,1% có kèm hội chứng Down. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là tiếng T2
mạnh 52,8%, âm thổi tâm thu của hẹp van động mạch phổi (ĐMP) 40,4%. 57,8%
tăng tuần hoàn phổi chủ động và 52,2% bóng tim to trên X quang ngực. 24,8% có rối
loạn nhịp tim. TLN lỗ thứ phát 96,3%, lỗ tiên phát 3,7%. Kích thước trung bình của
lỗ thông là 7,98 ± 5,69 mm (2-30 mm). 68,9% có TAĐMP, 59,4% trong số đó là trẻ
dưới 12 tháng; nhiễm trùng hô hấp dưới 81,4%; suy dinh dưỡng 42,9%; suy tim
13,7%, phức hợp Eisenmenger 3,1%. 46,6% trường hợp có chỉ định đóng lỗ thông
nhưng chỉ 14,3% được đóng, còn lại phần lớn không thể đóng được vì cân nặng của
trẻ thấp. Tử vong chiếm 15%, trong đó 76% TAĐMP, 96% viêm phổi, 56% có dị tật
khác kèm theo.
Kết luận: TLN đơn thuần được xem là bệnh TBS có diễn tiến chậm, các biến chứng
thường xảy ra muộn trong đời, nhưng thực tế tại Việt nam trong nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy bệnh có thể gây TAĐMP sớm ở trẻ nhũ nhi và diễn tiến nặng với
các biến chứng nhiễm trùng hô hấp, suy tim, suy dinh dưỡng.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF ISOLATED ATRIAL SEPTAL DEFECTS IN
CHILDREN
AT THE CHILDREN
,


S HOSPITAL N
0
1 – HO CHI MINH CITY
Truong Bich Thuy, Vu Minh Phuc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 101 - 105
Objectives: To determine the rate of epidemiologic, clinical, paraclinical
characteristics, of pulmonary arterial hypertension (PAH) and of other common
complications in isolated atrial septal defects (ASD) children who were treated and
followed up at the cardiovascular department – Children
,
s Hospital N
0
1.
Methods: Cross-sectional descriptive study.
Results: From April 2005 to March 2008, there were 161 cases of children from 1
month to 15 years old, diagnosed isolated ASD by color doppler echocardiography.
80.7% of them were under 36 months, the female: male ratio was 1.31:1. 21.1% of
them had Down syndrome. Clinical characteristics included loud S
2
52.8%, systolic
ejection murmur 40.4%. CXR shows increased pulmonary markings 57.8% and
cardiomegaly 52.2%. Electrocardiogram showed arrhythmias 24.8%. Ostium
secundum ASD made up 96.3%, mean diameter of ASDs was 7.98 ± 5.69 mm.
68.9% of cases had PAH in which 59.4% were under 12 months old. The rate of
respiratory tract infection, malnutrition, heart failure and Eisenmenger syndrome
respectively were 81.4%, 42.9%, 13.7% and 3,1%. 46.6% of cases had the indication
of ASD closure but only 14.3% of them were closed by operation, the remaining
could not be closed because of low body weight. The mortality rate was 15% in
which 76% had PAH, 96% had pneumohia and 56% had extracardiac deformities.
Conclusions: Isolated ASD is known as a congenital heart disease that slowly

progresses and it’s complications usually late occur in life, however, in Vietnam it
caused early PAH in infant and associated with severe complications such as
respiratory tract infection, heart failure, malnutrition.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông liên nhĩ (TLN) là một bệnh tim bẩm sinh (TBS) khá phổ biến, chiếm 7-15%
các trường hợp TBS
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.)
TLN có thể
đơn thuần hoặc kết hợp với các tật TBS khác. Các TLN có kích thước < 3mm thường
tự đóng, các TLN lớn khó đóng tự nhiên, cần điều trị triệt để bằng phẫu thuật hoặc
thông tim
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.)

Trong nước có một số nghiên cứu về TLN đơn thuần, tập trung vào điều trị ngoại
khoa, ít đề cập đến các đặc điểm bệnh lý nội khoa, đặc biệt ở trẻ em. Theo y văn,
TLN đơn thuần thường không có triệu chứng lâm sàng rầm rộ ở tuổi nhỏ. Triệu
chứng tăng áp động mạch phổi (TAĐMP) thường xảy ra khi >30 tuổi, ở trẻ em hiếm
khi có TAĐMP
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.)
. Thực tế, tại BVNĐ1, số bệnh nhi TLN đơn thuần có TAĐMP, biến chứng suy
tim, suy dinh dưỡng, viêm phổi tái phát, cần can thiệp phẫu thuật sớm chiếm số lượng
không ít. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm khảo sát tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm
sàng, cận lâm sàng, tỉ lệ các trường hợp có TAĐMP và các biến chứng suy tim, suy
dinh dưỡng, viêm phổi tái phát ở trẻ em TLN đơn thuần. Từ đó, góp phần giúp các
thầy thuốc lâm sàng có cái nhìn bao quát hơn và có thêm các dữ kiện lâm sàng cụ thể
hơn để hoạch định kế hoạch phát hiện sớm, theo dõi và can thiệp điều trị bệnh đúng
lúc.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhi được chẩn đoán xác định TLN đơn thuần bằng siêu âm tim doppler màu,
điều trị nôi, ngoại trú tại khoa Tim mạch-BVNĐ1 từ 01-04-2005 đến 31-03-2008.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Xử lý dữ liệu
Xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 10.0, xác định tỉ lệ, trung bình theo mục tiêu cụ
thể, dùng phép kiểm χ
2,
phép kiểm T và phép kiểm Kruskal-Wallis, mức ý nghĩa p <
0,05.
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
Trong 3 năm có 161 trường hợp được đưa vào lô nghiên cứu.
Đặc điểm dịch tễ
Giới tính
Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỉ lệ nữ: nam là 1,37:1. Ghi nhận này tương tự y
văn và một số nghiên cứu khác
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.)
.
Tuổi
Tuổi nhập viện trung bình là 26,29 ± 25,17 tháng (1 tháng-15 tuổi). Đặc biệt, nhóm
tuổi duới 36 tháng chiếm 80,7%. Đây cũng là nhóm tuổi nhập viện phổ biến trong các
nghiên cứu về TBS có luồng thông trái-phải, tại BVNĐ1 và BVNĐ2 của tác giả Đỗ
Nguyên Tín, Ông Kim Thành
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.)

×