Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Gắp dị vật dạ dày qua nội soi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.96 KB, 8 trang )

GẮP DỊ VẬT DẠ DÀY QUA NỘI SOI

TÓM TẮT
Các dị vật dài hoặc bén nhọn trên đường ống tiêu hóa thường nguy hiểm vì dễ gây
biến chứng. Do nguy cơ thủng lên đến 15-35% nếu không can thiệp, nội soi cần được
tiến hành sớm nếu dị vật loại này còn nằm trong tầm với. Kỹ thuật lấy các dị vật dài
và bén nhọn thường được khuyến cáo là tiến hành với sự hỗ trợ của mũ chụp (hood)
hoặc ống nhựa bọc ngoài đèn soi (overtube) nhằm tránh làm tổn thương thêm thành
ống tiêu hóa khi kéo dị vật ra. Tuy nhiên, trên thực tế các dụng cụ này không phải lúc
nào cũng sẵn có. Chúng tôi trình bày kinh nghiệm gắp một đoạn dây kẽm dài 5cm với
đầu khá sắc bằng kềm cá sấu và nắp chụp (cap) của bộ thắt tĩnh mạch thực quản đã
qua sử dụng. Đoạn kẽm được bẻ gập lại, kéo hẳn vào bên trong nắp chụp và được lấy
ra an toàn.
SUMMARY
A CASE REPORT ON ENDOSCOPIC REMOVAL OF
A LONG AND SHARP PIERCE OF ION WIRE FROM STOMACH
Quach Trong Duc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009:
30 - 32
Department of Internal Medicine, University of Medicine and Pharmacy at
Hochiminh City. Long, sharp and pointed foreign bodies of the gastrointestinal tract
are dangerous as they often cause complications. Endoscopic removal should be done
as soon as possible because perforation can happen in up to 15-35%. Hood and
overtube are recommended to protect the gastrointestinal wall during the procedure.
However, these accessaries are oflten unavailable in many hospitals. We present our
experience of removing a sharp, 5cm-long pierce of iron wire by using alligator
forceps and a used EVL cap. The foreign body was folded, completely pulled inside
the cap and was safely removed.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị vật đường tiêu hóa rất đa dạng, thường do bệnh nhân vô tình nhưng cũng có
trường hợp cố ý nuốt. Các dị vật dễ gây biến chứng nguy hiểm thường dài, nhọn và
sắc cạnh (như xương cá, mảnh kính, tăm xỉa răng, đinh …), hoặc có khả năng gây


hoại tử thành ống tiêu hóa (như pin). Tuy các tài liệu chuyên ngành nội soi tiêu hóa đã
cố gắng hệ thống, sắp xếp và phân loại dị vật đường tiêu hoá nhằm đề xuất phương
pháp xử lý thích hợp, việc áp dụng lý thuyết này vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn do
(Error! Reference source not found.) tính đa dạng của các dị vật đường tiêu hóa
khiến khó thiết lập chiến lược xử trí chung nhất và (Error! Reference source not
found.) các dụng cụ nội soi phụ để hỗ trợ gắp dị vật qua nội soi khá đắt và không phải
lúc nào cũng có sẵn loại thích hợp. Trong nghiên cứu này chúng tôi trình bày kinh
nghiệm gắp một đoạn dây kẽm dài 5mm có đầu sắc _ một dạng dị vật tương đối hiếm
gặp.
BỆNH ÁN
Bệnh nhân Nguyễn Thị Tuyết L. nữ, 44 tuổi đến khám tại Khoa khám bệnh, bệnh
viện Đại Học Y Dược TP HCM ngày 20/08/2008. Số nội soi: 8417.
Lý do đến khám
Đau bụng trên rốn âm ỉ và liên tục.
Bệnh sử
Bệnh nhân đau thượng vị khi đói và sau khi ăn quá no tái đi tái lại thường xuyên hơn
2 năm. Đau bụng giảm rõ khi bệnh nhân tự dùng Phosphalugel. Một tuần trước khi
bệnh nhân đến khám, cơn đau trở nên liên tục, mức độ nhiều hơn và không cải thiện
sau uống Phosphalugen. Bệnh nhân hoàn toàn không có tiền sử nuốt dị vật.
Khám lâm sàng
Bụng mềm, không có dấu hiệu bụng ngoại khoa.
Kết quả nội soi tiêu hóa trên
Niêm mạc hang vị viêm trợt.
Xét nghiệm urease nhanh dương tính.
Có 1 ổ loét nông vùng hang vị phía bờ cong nhỏ với 1 đoạn dây kẽm cắm phía trên.

Hình 1: Dụng cụ sử dụng để lấy đoạn dây kẽm trong nghiên cứu: (A) kềm cá sấu FG-
6L-1 của Olympus (B) nắp chụp tái sử dụng trong bộ thắt tĩnh mạch thực quản MBL-
6-I-5B-S của Cook.
Các bước tiến hành gắp đoạn kẽm (hình 2).

(A) đoạn dây kẽm cắm sâu vào thành dạ dày vùng hang vị phía bờ cong nhỏ tạo ổ loét
nông.
(B) dùng kềm rút đoạn dây kẽm và kéo vào lòng dạ dày.
(C) quan sát đoạn dây kẽm sau khi đã kéo hẳn vào lòng dạ dày thấy khá cong (khó
kéo ra ngoài theo trục dọc mà không gây tổn thương khi đi ngang qua tâm vị).
(D) xoay đoạn dây kẽm cho thấy phần đầu đoạn kẽm rất bén, dễ vướng và cắm vào
niêm mạc gây tổn thương.
(E) dùng kềm cá sấu gắp phần giữa của đoạn dây kẽm, sau đó kéo mạnh vào trong
lòng mũ chụp để gập đôi đoạn dây kẽm.
(F) đoạn dây kẽm sau khi gập đôi: phần bị gập phía bên trái vẫn còn nằm ngoài mũ
chụp (chưa an toàn). Phần bị gập phía bên phải rất bén nhưng đã được kéo an toàn
vào phía trong mũ chụp.
(G) đoạn dây kẽm được đẩy ngược trở lại vào lòng dạ dày. Tiếp tục dùng kềm cá sấu
để gắp và bóp gập hai đoạn cong áp sát vào với nhau.
(H) 2 đầu đoạn kẽm sau đó được kéo gọn thành công vào trong lòng mũ chụp.
(I) đoạn kẽm được lấy ra ngoài. Chiều dài đo được khoảng 5cm.
Sau khi gắp đoạn dây kẽm ra, đặt máy kiểm tra không thấy tổn thương trầy xước
niêm mạc và chảy máu đường tiêu hóa trên. Sau thủ thuât bệnh nhân không đau bụng.
Khám lâm sàng bụng mềm hoàn toàn.

×