Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ke hoach phat trien giao duc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.71 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN Số:. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Duy Hải, ngày tháng năm 2016. KẾ HOẠCH Nâng cao chất lượng giáo dục 5 năm (2016-2021) Căn cứ chất lượng giáo dục toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Duy Xuyên trong các năm học qua; Trên cơ sở chất lượng giáo dục của trường đạt được trong các năm học qua. Nay trường THCS Ngô Quyền xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo 5 năm (2016-2021) như sau: I. ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ 1. Chỉ tiêu Năm. Giỏi. Khá. TB. Yếu. Kém. TB – giỏi. TB – giỏi. Hạnh kiểm. Lần 1. Lần 2. Tốt,khá. 20152016. 21.5. 40.8. 33.7. 4.1. 95.9. 98.7. 20162017. 22.5. 42. 32.5. 3. 97. 99. 20172018. 23.5. 42.5. 31.5. 2.5. 97.5. 99. 20182019. 24.5. 43.5. 30. 2. 98. 99. 20192020. 25.5. 44.5. 28.5. 1.5. 98.5. 100. 20202021. 26.0. 45.5. 27. 1.5. 98.5. 100. 2. Biện pháp thực hiện a) Đối với Ban giám hiệu - Thực hiện phân công chuyên môn, chủ nhiệm phù hợp với năng lực của từng giáo viên trong nhà trường; - Trang bị đầy đủ ĐDDH, thiết bị cho từng môn học để tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học; - Phân công giáo viên dạy phụ đạo cho các đối tượng học sinh yếu, kém ngay từ đầu năm học;.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Thường xuyên kiểm tra sổ ghi đầu bài, sổ gọi tên và ghi điểm để theo dõi việc học của học sinh; - Hằng tháng có nhận xét đánh giá về công tác chủ nhiệm, chất lượng các bài kiểm tra để giáo viên rút kinh nghiệm; - Nhà trường tiếp tục tổ chức kiểm tra chung ở tất cả các môn học. b) Đối với TTCM - Tổ chức tốt các chuyên đề chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng để trao đổi, rút kinh nghiệm; - Chỉ đạo tốt việc đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học ở tổ, thực hiện có hiệu quả về đổi mới kiểm tra đánh giá; - Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra, phân tích chất lượng bài kiểm tra để rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra sau; - Nội dung sinh hoạt tổ cần tập trung vào công tác chuyên môn, nhất là chất lượng các bài kiểm tra. c) Đối với giáo viên Chủ nhiệm - Thực hiện tốt việc xây dựng nền nếp sinh hoạt, hoạt động, học tập của lớp chủ nhiệm; - Trên cơ sở xếp loại học lực năm học trước, phân loại từng đối tượng học sinh để theo dõi việc học tập từng học sinh; - Phối hợp kịp thời với giáo viên bộ môn để theo dõi việc tiến bộ của học sinh; - Báo cáo kịp thời với Hiệu trưởng và thông báo kịp thời cho phụ huynh về học sinh chậm tiến và thường xuyên vi phạm dể giải quyết kịp thời; - Thực hiện tốt việc nhận xét, xếp loại hạnh kiểm hằng tháng để nhắc nhở, động viên học sinh tiến bộ. d) Đối với giáo viên bộ môn - Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh; - Phân loại các đối tượng học sinh lớp mình phụ trách để phụ đạo và theo dõi việc học của học sinh; - Thực hiện tốt việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, đề kiểm tra cần đúng chuẩn nhưng phải phù hợp với từng đối tượng học sinh; - Phối hợp kịp thời với giáo viên chủ nhiệm các trường hợp học sinh chậm tiến; - Tổ chức tốt các tiết ôn tập chương, học kỳ để nâng cao chất lượng bài kiểm tra học kỳ. II. ĐỐI VỚI HỌC SINH GIỎI.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. Chỉ tiêu. Năm. T6 T7 T8 V6 V7 V8 A6 A7 A8. L8. H8. S8. Đ9 TĐ. 20152016. 13 15 12 10. 6. 6. 7. 9. 1. 10. 9. 14. 1. 9. 20162017. 10 11 10 10. 8. 4. 7. 5. 5. 9. 8. 10. 1. 9. 20172018. 10 10 10 10. 8. 5. 6. 6. 7. 9. 8. 9. 2. 8. 20182019. 9. 9. 9. 9. 7. 7. 8. 6. 7. 9. 8. 8. 3. 8. 20192020. 10 9. 9. 9. 7. 8. 7. 6. 6. 9. 8. 8. 3. 8. 20202021. 9. 10 9. 7. 7. 7. 8. 7. 9. 9. 7. 3. 8. 9. 2. Biện pháp thực hiện a) Về việc thành lập các đội tuyển, biên chế lớp - Đối với khối 6 + Nhà trường tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm để có cơ sở thành lập các đội tuyển; + Trong quá trình chấm bài khảo sát, giáo viên chọn các học sinh có kết quả tốt, có kỹ năng làm bài tốt để đề nghị chọn vào đội tuyển; + Sau khi có kết quả cụ thể, BGH họp 3 nhóm bộ môn Toán, Văn, Anh để phân chia học sinh cụ thể từng đội. - Đối với khối 7 Lấy các đội học sinh khối 6 của các năm học trước. - Đối với khối 8 Các đội Toán, Văn, Anh chỉ chọn 3 học sinh chính thức trong các đôi học sinh khối 7 năm qua. Các đội còn lại chọn 2 học sinh trong các đội năm qua và dựa vào kết quả học tập năm lớp 7 để bổ sung cho đủ đội tuyển. b) Số lượng các đội tuyển Để tránh việc bồi dưỡng tràn lan và chọn học sinh chồng chéo ở các đội. Nên mỗi đội chọn tối đa 5 học sinh để bồi dưỡng và trong thời gian bồi dưỡng chọn 3 học sinh chính thức. c) Phân công bồi dưỡng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Để đảm bảo về tính kế thừa và sở trường của từng giáo viên, việc phân công bồi dưỡng phụ thuộc vào phân công chuyên môn. Do đó khi phân công chuyên môn các tổ chuyên môn cần thực hiện phân công hợp lý, phù hợp; - Việc phân công cần đảm bảo tính công bằng ở tổ và toàn trường. Trừ các môn đặc thù, các môn còn lại mỗi giáo viên chỉ bồi dưỡng tối đa một đội; - Mỗi môn chỉ phân công cho một giáo viên bồi dưỡng để có sự đầu tư tốt và có trách nhiệm cao. 3. Nội dung và phương pháp bồi dưỡng a) Nội dung bồi dưỡng - Giáo viên bồi dưỡng kiến thức cho học sinh trên cơ sở đề cương và nội dung thống nhất từng môn của phòng giáo dục; - Tất cả giáo vien dạy bồi dưỡng phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. b) Phương pháp - Bồi dưỡng học sinh giỏi vận dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực để học sinh độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Một giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cần tiến hành như sau: Bước1: Học sinh thông báo kết quả làm bài tập về nhà. Học sinh nhắc lại kiến thức, kĩ năng đó vận dụng vào giải quyết bài tập đó. Bước 2: Hệ thống hoỏ và mở rộng kiến thức lớ thuyết. Bước 3: Đưa ra một số bài tập vận dụng kiến thức mở rộng. Bước 4: Ra bài tập ở mức độ cao hơn. Bước 5: Học sinh nhận xét, khái quát hoá để rút ra cách giải quyết của một loại bài tập. Bước 6: Củng cố kiến thức được bồi dưỡng. Bước 7: Giao bài tập về nhà( Có hướng dẫn). 4. Khảo sát, đánh giá học sinh Để có cơ sở cho việc lựa chọn các em thuộc diện chính thức dự thi cấp huyện, trong năm học nhà trường tiến hành khảo sát 3 đợt theo định kỳ như sau: - Đầu năm học dành cho khối 6; - Đầu học kỳ 2 (tất cả các đội); - Trước khi lập danh sách nộp phòng giáo dục 2 tuần. 5. Trách nhiệm của giáo viên và học sinh a) Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng - Có trách nhiệm theo dõi, phát hiện và tham mưu Ban giám hiệu về danh sách học giỏi của từng đội;.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Thực hiện nghiêm túc việc tự nghiên cứu và hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu thêm ở nhà; - Nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm trong công tác bồi dưỡng để đạt kết quả cao; - Quyết định về danh sách đội học sinh chính thức dự thi cấp huyện; - Phối hợp kịp thời với phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm về việc học của học sinh; - Báo cáo kịp thời các vấn đề liên quan đến công tác bồi dưỡng như chuyên cần, tinh thần học tập; - Chịu trách nhiệm trước nhà trường về kết quả dự thi. b) Đối với học sinh - Chấp hành tốt việc tham gia học tập, phải có tinh thần học tập tập tốt; - Phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu ở nhà. III. ĐỐI VỚI HỌC SINH NĂNG KHIẾU 1. Chỉ tiêu. Năm. HKPĐ. Hoạt động GDNGLL. 2015-2016. 4. 14. 2016-2017. 4. 9. 2017-2018. 4. 8. 2018-2019. 3. 7. 2019-2020. 3. 6. 2020-2021. 3. 5. 2. Biện pháp thực hiện a) Thành lập đội tuyển Căn cứ vào kế hoạch tổ chức các cuộc thi cấp huyện, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn Thể dục tham mưu với Hiệu trưởng để tổ chức các cuộc thi cấp trường và lựa chọn học sinh các đội để bồi dưỡng dự thi cấp huyện. b) Tổ chức luyện tập - Xây dựng kế hoạch luyện tập nghiêm túc ở từng nội dung dự thi và tổ chức luyện tập theo kế hoạch; - Việc thành lập đội tuyển và luyện tập cần chú ý đến năng khiếu của từng học sinh. Đặc biệt là chú ý đến độ an toàn và sức khỏe của từng học sinh; IV. KINH PHÍ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Các tiết dạy bồi dưỡng, phụ đạo được tính vào tổng số tiết lao động của từng giáo viên theo Thông tư 28. Riêng đối với giáo viên dạy bồi dưỡng được hỗ trợ kinh phí trích từ kinh phí 43 và học phí tự nguyện của phụ huynh. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Đối với Hiệu trưởng - Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức Hội thảo để hoàn thiện kế hoạch đề ra; - Thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của viên chức; - Hằng năm thực hiện việc rà soát, đánh giá kế hoạch để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tế từng năm học; - Tổ chức sơ kết sau 2 năm thực hiện và tổng kết 5 năm; - Xây dựng kinh phí hỗ trợ cho công tác dạy bồi dưỡng. 2. Đối với tổ trưởng chuyên môn - Triển khai kế hoạch và xây dựng giải pháp thực hiện theo kế hoạch của nhà trường; - Đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện của giáo viên trong tổ; - Thực hiện nghiêm túc công tác báo cáo theo định kỳ cho Hiệu trưởng. 3. Đối với giáo viên - Tham gia ý kiến để hoàn thiện kế hoạch; - Thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra. Trên đây là kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục 5 năm của trường THCS Ngô Quyền. Kính mong viên chức trong nhà trường góp ý để kế hoạch đạt kết quả cao. Nơi nhận: - Phòng GDĐT; - TTCM, các bộ phận; - Lưu VT.. HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×