Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phân tích chủ trương và biện pháp để giữ vững chính quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
---------------------------------

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài: Phân tích làm rõ chủ trương, biện pháp của Đảng để
giữ vững chính quyền cách mạng trong thời kỳ 1945-1946? Vì
sao tổ chức bầu cử Quốc hội 6/1/1946 được coi là một biện
pháp để giữ vững chính quyền?

Giáo viên hướng dẫn: ĐINH THỊ ĐIỀU
Nhóm thực hiện: NHĨM 3

TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2021
1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................4
NỘI DUNG................................................................................5
I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM...............5
1. Thuận lợi:............................................................................5
2. Khó khăn:............................................................................5
II. CHỦ TRƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA ĐẢNG ĐỂ GIỮ VỮNG CHÍNH
QUYỀN CÁCH MẠNG TRONG THỜI KỲ 1945-1946........................9
1. Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng................................9
2. Những biện pháp của Đảng nhằm xây dựng và bảo vệ chính quyền cách
mạng:...................................................................................10
3. Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng.........13


4. Kết quả và ý nghĩa:........................................................14
III. VÌ SAO TỔ CHỨC BẦU CỬ QUỐC HỘI 6/1/1946 ĐƯỢC COI LÀ
MỘT BIỆN PHÁP ĐỂ GIỮ CHÍNH QUYỀN...................................17
TỔNG KẾT.............................................................................19

2


LỜI MỞ ĐẦU
Dưới sự lãnh đạo của Đảng hơn 90 năm qua, nhân dân đã gặt hái được nhiều
thành công trong công cuộc xây dựng đất nước, đạt được nhiều thành tựu to lớn,
phát triển toàn diện, mạnh mẽ. Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam
luôn bám sát thực tiễn cách mạng, nắm vững mâu thuẫn cơ bản của mỗi thời kỳ
phát triển từ đó xác định đúng đắn phương hướng, nhiệm vụ tạo nên bước ngoặt
của nền cách mạng Việt Nam. Một Đảng mới 15 năm tuổi, chỉ với khoảng 5 nghìn
đảng viên, đã lãnh đạo nhân dân làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chấm
dứt chế độ phong kiến, kết thúc hơn 80 năm đô hộ của chế độ thực dân. Tiếp đến,
Đảng ta tiếp tục lập nên các chiến thắng vẻ vang như Chiến thắng lịch sử Điện
Biên Phủ năm 1954, Đại thắng mùa Xn năm 1975, giải phóng hồn tồn miền
Nam thống nhất đất nước.
Năm 1960, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã tổng kết: “Đảng ta là đạo đức, văn minh; Là thống nhất, độc lập, là hịa bình ấm
no; Cơng ơn Đảng thật là to, Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng
vàng”. Pho tàng lịch sử bằng vàng ấy không chỉ là những sự kiện, chiến thắng vẻ
vang mà còn là những bài học quý bái, kinh nghiệm rút ra từ hiện thực lịch sử với
những sự kiện ấy. Để từ đó chúng ta thấy được cơng tác nghiên cứu lịch sử Đảng
có tầm quan trọng vơ cùng lớn giúp ta hiểu thêm về q trình phát triển, những
chiến lược đúng đắn, sáng tạo đã giúp nhân dân đánh bại quân thù, hoàn thành sự
nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc nền độc
lập nước nhà.

Bên cạnh đó, những chủ trương, biện pháp của Đảng đóng vai trị như kim
chỉ nam góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang của cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố công cuộc đổi mới đất nước. Sau khi
giành được độc lập vào năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã lãnh đạo
nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược gắn xây dựng với bảo vệ chính quyền
cách mạng, trong đó trọng tâm là xây dựng, lấy xây dựng làm điều kiện cho bảo
vệ. Để làm rõ hơn nội dung này, nhóm chúng em xin được phân tích sâu hơn các
chủ trương, biện pháp của Đảng thực hiện để giữ vững chính quyền cách mạng,
giải quyết những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám trong thời kỳ năm 19451946.

3


NỘI DUNG
I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hịa ra đời, cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước
bối cảnh vừa có những thuận lợi cơ bản, vừa gặp phải nhiều khó khăn to lớn, hiểm
nghèo:
1. Thuận lợi:
a) Thế giới:
- Hệ thống Xã hội Chủ nghĩa trên thế giới do liên xơ đứng đầu được hình
thành
-Phong trào đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới có điều
kiện phát triển mạnh mẽ trở thành một dịng thác cách mạng
-Các cuộc đấu tranh dân chủ, hịa bình ( đòi quyền sống, quyền tự do , độc
lập,...) ở các nước Tư bản chủ nghĩa đang vươn lên, diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt
=> Tất cả đã tạo thành ba mũi nhọn làm tiền đề tấn công hệ thống các nước
Tư bản chủ nghĩa từ đó tạo điều kiện cho cách mạng Việt nam phát triển.
b) Trong nước:

-Nước ta đã giành được độc lập, Chính quyền Dân chủ nhân dân được thành
lập, có hệ thống từ Trung ương đến Địa phương
-Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản và đặc biệt là chủ tịch Hồ chí
Minh đã giúp chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua khó khăn, thách thức
-Truyền thống đồn kết dân tộc tiếp tục được xây dựng và củng cố bảo vệ
chính quyền cách mạng.
2. Khó khăn:
a) Thế giới:
-Phe đế quốc chủ nghĩa bộc lộ rõ âm mưu mới trong việc: “Chia lại hệ thống
thuộc địa thế giới”, duy trì ảnh hưởng và sự thống trị của mình đối với các nước
thuộc địa, đồng thời ra sức tấn công, đàn áp quyết liệt phong trào cách mạng thế
giới ( trong đó có Việt Nam)
-Với danh nghĩa đồng minh đến tước khí giới của phát xít Nhật, quân đội các
nước đế quốc ồ ạt kéo vào chiếm đóng Việt Nam và khuyến khích Việt gian chống
phá chính quyền cách mạng nhằm chia cắt nước ta
4


-Anh, Pháp đã đồng lõa với nhau nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, hòng tách
Nam Bộ ra khỏi Việt Nam
b) Trong nước:
Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa phải đối
mặt với mn vàn khó khăn :
- Kinh tế: xơ xác, tiêu điều, ngân quỹ quốc gia trống rỗng
+Nông nghiệp: hơn 50% ruộng đất bị bỏ hoang , lũ lụt ở miền bắc khiến
cho 6 tỉnh đồng bằng hồn tồn thất thu.Điều đó khiến cho nạn đói nước ta ngày
một đe dọa, báo động( 400000- 2 triệu người chết trên toàn lãnh thổ - năm 1945)

Khẩu hiệu cứu đói được đề cao (Ảnh tài liệu)


Nạn đói lịch sử năm Ất Dậu 1945 (Ảnh tài liệu)
+ Cơng nghiệp: sản xuất trì trệ, đình đốn nạn thất nghiệp lan rộng, đặc biệt là
ở những vùng trung tâm thành phố.
+Tài chính: kiệt quệ, kho bạc trống rỗng , ngân quỹ nhà nước chỉ còn 1,2
triệu đồng, trong đó có một nửa là tiền rách khơng dùng được, ngân hàng Đông
5


Dương vẫn nằm trong tay Pháp, quân tưởng đưa vào lưu hành đồng “Quốc tệ”,
“Quan kim” làm rối loạn thị trường tài chính ở nước ta

Đồng tiền Quan Kim (Ảnh tài liệu)
- Văn hóa, xã hội:
+ Nạn dốt: hơn 90% dân ta mù chữ do chính sách ngu dân của bọn đế quốc để lại
+ Tệ nạn xã hội đầy rẫy, hủ tục lạc hậu, thói hư tật xấu tràn lan, bệnh dịch hồnh
hành, các giai cấp bóc lột vẫn cịn tồn tại (do chế độ cũ để lại)
- Chính trị:
+Ta mới giành được chính quyền, chưa có cơ sở pháp lý để tồn tại
+Quân đội mới được thành lập, trang bị kém cỏi, vũ khí thơ sơ, chưa có kinh
nghiệm chiến đấu.
- Ngoại giao:
+Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc lấy danh
nghĩa là giải giáp quân Nhật nhưng âm mưu chính là lật đổ chính quyền cách
mạng. Mang theo bọn phản động Việt Nam Quốc Dân đảng và Việt Nam Cách
Mạng đảng tìm mọi cách chống phá chính quyền cách mạng.
6


Quân Trung Hoa Dân Quốc đến Hải Phòng (Ảnh tài liệu)


+Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Quân Anh với danh nghĩa là giải giáp quân
Nhật, nhưng âm mưu lại là giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược, tạo điều kiện cho
quân Pháp quay lại xâm lược miền Nam.

Quân Anh đến Sài Gòn tháng 9/1945 (Ảnh tài liệu)

=> Mục tiêu của đế quốc, thực dân chính là tiêu diệt cách mạng nước ta để thành
lập chính quyền tay sai của chúng
=> Tất cả những khó khăn trên đã đặt nước ta vào thế ngàn cân treo sợi tóc

7


II. CHỦ TRƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA ĐẢNG ĐỂ GIỮ
VỮNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG TRONG THỜI KỲ
1945-1946
1. Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng
Trước tình hình mới, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng
suốt phân tích tình thế, dự đốn chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng
trên thế giới và sức mạnh mới của dân tộc để vạch ra chủ trương, giải pháp đấu
tranh nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được.
Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị về kháng chiến
kiến quốc, vạch con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.
Chỉ thị kháng chiến, kiến quốc là văn kiện quan trọng của Đảng ở giai đoạn này,
đặt dấu ấn đầu tiên về tư duy chính trị của Đảng cầm quyền. Chủ trương kháng
chiến kiến quốc của Đảng là:
+Về chỉ đạo chiến lược, Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng
Việt Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là "Dân tộc trên hết,
Tổ quốc trên hết", nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.
+Về xác định kẻ thù, Đảng phân tích âm mưu của các nước đế quốc đối với

Đông Dương và chỉ rõ "Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược,
phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng". Vì vậy, phải "lập Mặt trận dân tộc
thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược"; mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu
hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào, V. V...
+Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp
bách cần khẩn trương thực hiện là: "củng cố chính quyền chống thực dân Pháp
xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân". Đảng chủ trương
kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện"
đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và "Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh
tế" đối với Pháp.
Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chỉ thị đã
xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm lược . Đã
chỉ ra kịp thời những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là
nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng
Tháng Tám là xây dựng đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước. Đề ra những nhiệm
vụ, biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống
giặc ngồi, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Những nội dung của chủ trương kháng chiến kiến quốc được Đảng tập trung
chỉ đạo thực hiện trên thực tế với tinh thần kiên quyết, khẩn trương, linh hoạt, sáng
8


tạo, trước hết là trong giai đoạn từ tháng 9-1945 đến cuối năm 1946. Như việc bầu
cử Quốc hội, lập Chính phủ chính thức, ban hành Hiến pháp, xây dựng các đồn
thể nhân dân, khơi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, xóa nạn mù chữ,
khai giảng năm học mới, tập luyện quân sự, thực hiện hòa với quân Tưởng ở miền
Bắc để chống thực dân Pháp ở miền Nam và hòa với Pháp để đuổi Tưởng về
nước...
2. Những biện pháp của Đảng nhằm xây dựng và bảo vệ chính quyền cách
mạng:

Ngày 5/11/1945 Đảng và chính phủ ra chỉ thị: “kháng chiến kiến quốc” nhằm
giải quyết nhiệm vụ: “củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, diệt
trừ nội phản cải thiện đời sống nhân dân”. Trên cơ sở đó Đảng và Chính phủ đề ra
các biện pháp giải quyết những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám.
a. Nạn đói
* Biện pháp trước mắt: Kêu gọi thực hành tiết kiệm nhường cơm, sẻ áo
giúp đỡ lẫn nhau, thực hiện “hũ gạo tiết kiệm”, “ngày đồng tâm”.
* Biện pháp lâu dài: Phát động tăng gia sản xuất, đắp đê, khai hoang vỡ hóa.
Thực hiện giảm tơ 25%, bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác. Tịch thu
ruộng đất của bọn đế quốc, Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất
công.

“Hũ gạo cứu đói” (Ảnh tài liệu)

9


Đồn xe điện chở gạo cứu đói giúp đồng bào bị lũ ở Hà Đông, năm 1945.
(Ảnh tư liệu: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
* Kết quả:
- Ngay năm đầu, sản xuất nơng nghiệp có bước khởi sắc rõ rệt, sửa chữa đê
điều được khuyến khích, tổ chức khuyến nơng, tịch thu ruộng đất của đế quốc,
Việt gian, đất hoang hóa chia cho nơng dân nghèo.
- Sản xuất lương thực tăng lên rõ rệt, cả về diện tích và sản lượng hoa màu.
- Một số nhà máy, công xưởng, hầm mỏ được khuyến khích đầu tư khơi phục
hoạt động trở lại.
- Ngân khố quốc gia được xây dựng lại, phát hành đồng giấy bạc Việt Nam.
=> Đầu năm 1946, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, đời sống nhân dân ổn định,
tinh thần dân tộc được phát huy cao độ, góp phần động viên kháng chiến ở Nam
Bộ.

b. Nạn dốt:
* Biện pháp: Chủ trương phát động phong trào “Bình dân học vụ”. Vận
động toàn dân xây dựng nếp sống mới, đời sống văn hóa mới để đẩy lùi các tệ
nạn, hủ tục, thói quen cũ, lạc hậu cản trở tiến bộ.

10


Lớp học Bình dân học vụ (Ảnh tài liệu)

* Kết quả:
- Các trường học từ cấp tiểu học trở lên lần lượt khai giảng năm học mới;
thành lập Trường Đại học Văn khoa Hà Nội.
- Đến cuối năm 1946, cả nước đã có hơn 2,5 triệu người dân biết đọc, biết
viết chữ Quốc ngữ.
- Đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhân
dân tin tưởng vào chế độ mới, nêu cao quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng.
c. Tài chính
* Biện pháp
- Kêu gọi tồn dân tự nguyện đóng góp cho “Quỹ độc lập” thực hiện “Tuần lễ
vàng”.
- Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.

11


Đơng đảo các tầng lớp nhân dân mít tinh ủng hộ tuần lễ vàng (Ảnh tư liệu)

*Kết quả:
- Nhân dân cả nước đóng góp được 20 triệu đồng và 370 kg vàng.

- Tiền Việt Nam được lưu hành trong cả nước vào ngày 23/11/1946.
3. Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng
Để xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước, Chính phủ ban hành Sắc lệnh
Tổng tuyển cử trong cả nước để bầu Quốc dân Đại hội, thành lập Chính phủ chính
thức và ấn định Hiến pháp của nước Việt Nam mới.
Ngày 6-1-1946, cả nước
tham gia cuộc bầu cử và có hơn
89% số cử tri đã đi bỏ phiếu dân
chủ lần đầu tiên trên tinh thần
“mỗi lá phiếu là một viên đạn
bắn vào quân thù”. Cuộc bầu cử
đã bầu ra 333 đại biểu Quốc hội
đầu tiên của Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa. Quốc
hội khóa I đã họp phiên đầu tiên
tại Nhà hát lớn Hà Nội vào ngày
Cử tri ngoại thành Hà Nội bỏ phiếu bầu
2-3-1946 và lập ra Chính phủ
đại biểu Quốc hội khóa I ngày
chính thức. Các địa phương cũng tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và
kiện toàn Ủy ban hành chính các cấp.

12


Ban soạn thảo bản Hiến pháp mới được thành lập do Hồ Chí Minh làm trưởng
ban và tới kỳ họp thứ 2 (9-11-1946), Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu
tiên của Nhà nước Việt Nam. Dân chủ Cộng hịa (Hiến pháp năm 1946). Hồ Chí
Minh chỉ rõ: “Các cơ quan của Chính phủ từ tồn quốc cho đến các làng đều là
công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè

đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì có lợi cho
dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”. Người cũng
không ngần ngại tỏ thái độ: “Ai đã phạm những lỗi lầm trên này, thì phải hết sức
sửa chữa; nếu khơng tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ khơng khoan dung”. u cầu
chính quyền các cấp phải khắc phục và bỏ ngay những thói hư, tật xấu như: tư
túng, cậy thế, hủ hóa, chia rẽ, kiêu ngạo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Luật sư Vũ Trọng Khánh, năm 1946 (Ảnh tư liệu)
Ngoài ra, để tăng cường thực lực cách mạng, Nhà nước Việt Nam mới rất
quan tâm đến việc phát triển các tổ chức trong Mặt trận Việt Minh, tổ chức thêm
các đoàn thể cứu quốc. Tháng 5-1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên
Việt) được thành lập, thu hút các đảng phái và cá nhân yêu nước. Cuối năm 1946,
Việt Nam có hơn 8 vạn bộ đội chính quy, lực lượng cơng an được tổ chức đến cấp
huyện, hàng vạn dân quân, tự vệ được tổ chức ở cơ sở từ Bắc chí Nam.
4. Kết quả và ý nghĩa:
- Kết quả:
Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai
đoạn 1945-1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao và đã giành được những kết quả hết sức to
lớn.
13


Về chính trị - xã hội: Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội
mới - chế độ dân chủ nhân dân. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành
lập thông qua phổ thông bầu cử. Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội
thông qua và ban hành. Bộ máy chính quyền được thiết lập và tăng cường. Các
đoàn thể nhân dân được xây dựng và mở rộng.
Về kinh tế, văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa
bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, giảm tô, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các

lĩnh vực sản xuất được hồi phục. Nạn đói cơ bản được đẩy lùi, đời sống nhân dân
được ổn định và có cải thiện. Tiền tệ được phát hành. Mở lại các trường lớp.
Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sơi nổi. Cuối năm 1946, cả
nước đã có thêm 2.5 triệu người biết đọc, biết viết.
Về bảo vệ chính quyền cách mạng: Ngay khi thực dân Pháp nổ súng đánh
chiếm Sài Gòn và mở rộng ra các tỉnh Nam Bộ, Đảng ta đã kịp thời lãnh đạo nhân
dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện
Nam Bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung Bộ. Ở miền Bắc, Đảng và
Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân đội để giữ vững chính
quyền, tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. Khi Pháp kéo quân ra miền
Bắc, Đảng lại mau lẹ chỉ đạo chọn giải pháp hòa hoãn, dàn xếp với Pháp để buộc
quân Tưởng phải rút về nước. Cuộc đàm phán ở Đà Lạt, Tạm ước 14-9-1946 đã
tạo điều kiện cho quân dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu
mới.
Có thể thấy, chính quyền non trẻ đã phải cùng lúc đương đầu với rất nhiều kẻ
thù, rất nhiều thử thách khốc liệt. Nhưng dưới sự sáng suốt của Đảng, của Chính
phủ, đứng đầu là Chính phủ Hồ Chí Minh, chính quyền cách mạng khơng những
được giữ vững mà cịn khơng ngừng được củng cố và phát triển. Đến tháng
12/1946, khi toàn quốc kháng chiến nổ ra, chính quyền cách mạng đã thực sự
vững mạnh và đủ sức lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược quan
trọng là vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Nhờ đó, cuộc kháng Pháp của nhân dân ta
dù lúc đầu hết sức khó khăn nhưng dần dần ta đã chiếm ưu thế và giành thắng lợi
cuối cùng.

14


Đại đồn qn ta từ các cửa ơ tiến vào giải phóng Thủ Đơ.
(Nguồn: ảnh tư liệu TTXVN)
- Ý nghĩa:

Những thắng lợi quan trọng, những thành tựu to lớn và ý nghĩa lịch sử kết
tinh sức sáng tạo của Đảng và Nhân dân Việt Nam khẳng định sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam.
Việc giải quyết những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám chứng tỏ: nhân
dân ta rất yêu nước, tin tưởng và gắn bó với chế độ mới, đồn kết xung quanh
Đảng và Chính phủ, phát huy quyền làm chủ đất nước.
Cuộc cách mạng ấy đã để lại nhiều giá trị và bài học vô cùng quý giá đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện
nay và trong tương lai, mà thế hệ trẻ là những người gánh vác trọng trách quan
trọng. Đây là bước ngoặt cách mạng chưa từng có trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Ảnh minh họa (Nguồn: dangcongsan.vn
15


III. VÌ SAO TỔ CHỨC BẦU CỬ QUỐC HỘI 6/1/1946 ĐƯỢC COI LÀ
MỘT BIỆN PHÁP ĐỂ GIỮ CHÍNH QUYỀN
Ngày 2/9/1945, Chính phủ lâm thời đã tuyên bố Việt Nam đã trở thành một
nước Độc lập và Tự do. Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra
đời, song chưa một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Trái lại, các thế lực
đế quốc và tay sai đang ráo riết chống lại Đảng Cộng Sản và Việt Minh,
nhằm lật đổ chính quyền cách mạng và thiết lập một chính quyền phản động
tay sai cho đế quốc.
Thêm vào đó, chính quyền cách mạng cịn phải tiếp thu cả một đống đổ nát
do chế độ cũ để lại, như: Công nghiệp phá sản, nơng nghiệp đình đốn, tài
chính kiệt quệ, nạn đói đe dọa trầm trọng, giặc ngồi thù trong,…
Vì vậy, để củng cố, tăng cường và bảo vệ chính quyền cách mạng là phải
thực hiện quyền dân chủ cho quần chúng, phải “xúc tiến việc đi đến Quốc
hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức”

Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nói:” Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai
trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta khơng
có Hiến pháp. Nhân dân ta khơng được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng
ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tơi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm
càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công
dân trai gái 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu,
nghèo, tôn giáo,.v.v.
Song, để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện chủ trương “thống
nhất, thống nhất và thống nhất”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt
Minh quyết định mời tất cả những người ngoài Mặt trận Việt Minh cùng
đứng chung danh sách ứng cử. Hành động này chứng tỏ Chính phủ và Việt
Minh luôn luôn tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân, tơn trọng người
tài năng, đồn kết mọi lực lượng u nước, thiện tâm thiện chí vì quyền lợi
tối cao của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tổng tuyển cử là
một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để
gánh vác cơng việc nước nhà.”
Ngày 6-1-1946, là ngày đại hội của toàn thể nhân dân ta mà cũng là ngày
đấu tranh hiếm có trong lịch sử đất nước. Tất cả công dân Việt Nam hãy bỏ
phiếu để cải chính lời tuyên truyền gian dối của thực dân Pháp và chỉ cho thế
giới biết rằng: dân tộc Việt Nam đã giành được chính quyền từ tay phát xít
Nhật, đang xây dựng nền Dân chủ Cộng hịa và đang kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược.
16


Tất cả công dân Việt Nam bỏ phiếu để cho các nước liên hợp thấy rằng dân
tộc Việt Nam muốn hồn tồn độc lập và đủ trình độ hưởng sự độc lập đấy.
Tất cả công dân Việt Nam tin tưởng vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc
và đập tan luận điệu hoài nghi, phản động của bọn Việt gian và bọn xâm

lược. Đáp lại điều đó, tồn thể dân nhân ta đã đồng loạt bỏ phiếu dẫn tới sự
thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử tháng 1-1946 đánh dấu mốc phát triển
nhảy vọt đầu tiên về thể chế Dân chủ của nước Việt Nam.
Thắng lợi Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách
mạng Việt Nam, mở ra triển vọng của một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta
có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ, và
một hệ thống chính quyền hồn tồn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để
đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa có tính chất hợp pháp, dân chủ- nhà nước của dân, do dân
và vì dân, được nhân dân giao phó trọng trách điều hành đất nước, tổ chức
tồn dân kháng chiến và kiến quốc ( giữ vững chính quyền ), giải quyết mọi
quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế.

17


TỔNG KẾT
Mục tiêu chính của bài nghiên cứu này là phân tích, làm rõ những chủ
trương, biện pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam để giữ vững chính quyền cách
mạng trong thời kỳ 1945 – 1946. Mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn
liền với vai trò của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tổ chức và lãnh đạo
mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trước các nhiệm vụ lịch sử, Đảng và Bác
Hồ đã kịp thời xác định đúng đắn, sáng tạo đường lối, chiến lược, sách lược đưa
cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Để giữ vững chính quyền cách
mạng và bước đầu xây dựng một xã hội mới, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
có những chiến lược đúng đắn, thực hiện sách lược hòa hoãn với kẻ thù, ngăn chặn
và làm thất bại âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ”. Những biện pháp hịa hỗn, nhân
nhượng ấy được thực hiện đã giúp chúng ta giữ được chính quyền, thế và lực của
cách mạng phát triển, tạo tiền đề cơ sở để giành thắng lợi các thời kỳ cách mạng
sau này.

Bên cạnh đó thơng qua những chủ trương, đường lối đúng đắn Đảng đề ra
cuộc sống nhân dân sau Cách mạng tháng Tám đã phần nào bớt đi những khó
khăn, đời sống tinh thần cải thiện rõ rệt điển hình là đến cuối năm 1946, cả nước
đã có hơn 2,5 triệu người dân biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ. Nhân dân ta cũng
ln đồng lịng, tin tưởng các chính sách của Đảng và tích cực thực hiện. Minh
chứng là tồn dân đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua sản xuất “diệt giặc
đói” và góp lương thực ni qn đặc biệt là tinh thần phấn khởi tham gia phong
trào bình dân học vụ - “diệt giặc dốt” và làm thay đổi tình trạng lạc hậu của thời
thực dân, phong kiến. Vận mệnh của Đảng luôn gắn liền với nhân dân cả nước, là
nhân tố góp phần tạo nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Những chính sách
khơn khéo, mềm dẻo cùng với lịng tin, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng là sức mạnh giúp đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn năm
1945-1946.

18



×