Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

giá trị của con trai trong các gia đình nông thôn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.79 KB, 17 trang )

Mục lục
Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Anh
MSV: 10030968
Lớp: K55 xã hội học
Đề tài: Giá trị của con trai trong các gia đình nông thôn hiện nay
Bài làm
1. Tính bức xúc của vấn đề
Hiện nay, dân số trung bình Việt Nam năm 2012 ước tính 87,84 triệu người, tăng 1,04%
so với năm 2011, bao gồm: Dân số nam 43,47 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số cả nước,
tăng 1,1%; dân số nữ 44,37 triệu người, chiếm 50,5%, tăng 0,99%. ().
Từ đây, chúng ta có thể nhìn thấy: mức độ gia tăng dân số của nước ta không ngừng phát triển.
Trong đó, tỉ lệ gia tăng dân số của nam giới lớn hơn nữ giới. Mặc dù chênh lệch không quá cao.
Điều này có thể lí giải bởi trong những năm gần đây, nhu cầu sinh con trai trong những năm gần
đây lại tiếp tục bùng phát làm cho số trẻ em trai sinh ra nhiều hơn số trẻ em gái. Bởi đối với
người dân Việt thì con trai nắm giữ những vai trò quan trọng trong gia đình.
Các tỉ số giới tính khi sinh đã làm nóng dư luận xã hội bắt đầu vào năm 2006. Kể từ đó
đến nay, tỉ số này luôn trên 110 trẻ trai/100 trẻ gái và xu hướng này còn tiếp tục tăng. Có đến 5/6
vùng kinh tế xã hội và 51/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đang ở trong tình trạng mất cân bằng
giới tính khi sinh. Theo Điều tra biến động dân số hằng năm thì tính đến ngày 1/4/2012, tỉ số giới
tính khi sinh của Việt Nam là 112,3/100. Tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta có diễn biến phức tạp
hơn là ở các nước khác. Nếu ở các nước khác, tỉ số giới tính khi sinh hoàn toàn bình thường ở
lần sinh thứ nhất và cao hơn ở lần sinh thứ hai thì ở Việt Nam, tỉ số này cao ngay ở lần sinh đầu
tiên và cao nhất ở lần sinh thứ ba trở lên (115,5 trẻ trai/100 trẻ gái). Đối với những gia đình mới
chỉ sinh được 2 con gái thì ở lần sinh thứ 3, Tỉ số giới tính lên tới 130. Tỉ số giới tính khi sinh
của phụ nữ ở nhóm 20% dân số nghèo nhất đều nằm ở mức bình thường (108-109) và nhỉnh hơn
chút ít ở lần sinh thứ 3 (111). ( />hoa-cho-su-phat-trien-ben-vung/144/9756562.epi). Đây là nhóm dân tập trung chủ yếu ở nông
thôn, nơi mà kinh tế chưa phát triển và những giá trị truyền thống lâu đời vẫn còn hằn lên các
nếp sống thường ngày. Việc sinh con trai cũng là một trong những nét truyền thống nổi bật ở
nông thôn ngày nay, khi mà những lề thói phong kiến chưa được xóa bỏ triệt để. Họ có mục đích
chung là thích con trai và tìm mọi cách để đạt được mục đích đó. Con trai trong các gia đình
nông thôn hầu như vẫn mang một giá trị to lớn và nền tảng cho nếp sống nơi đây.


Trong những thiết chế tồn tại trong xã hội nông thôn thì gia đình là thiết chế quan trọng
nhất. Nó trở thành nền tảng hết sức căn bản. Nó đóng vai trò to lớn trong dời sống vật chất và đời
sống văn hóa của toàn bộ nông thôn. Nó quy định đặc điểm tâm lý cá nhân nông thôn cũng như
tập thể nông thôn. Trên thực tế, theo một số nhà tư tưởng, gia đình và chủ nghĩa gia đình in dấu
lên toàn bộ cấu trúc của nông thôn. Chủ nghĩa gia đình thấm sâu vào cấu trúc của xã hội nông
thôn từ trên xuống dưới.
Hầu hết, trong những xã hội nông nghiệp, gia đình phụ quyền là hình thức gia đình nổi
bật trong các vùng nông thôn. Theo Tô Duy Hợp(1997) gia đình nông thôn gồm có những đặc
điểm sau:
Thứ nhất, gia đình nông thôn có tính thuần nhất lớn hơn: Gia đìh nông thôn thuần nhất
hơn về mặt chủng tộc tâm lý, bền vững hơn, hợp nhất hơn và thực hiện chức năng hữu cơ hơn so
với gia đình đô thị.
Thứ hai, hầu hết các thành viên trong gia dình nông thôn gắn với nghề nông.
Thứ ba, gia đình nông thôn có tính kỉ luật chặt chẽ hơn và sự phụ thuộc lẫn nhau nhiều
hơn so với các gia đình ở đô thị.
Thứ tư, sự độc đoán của người con trai mà đại diện là người cha trong gia đình nông thôn
thể hiện rrong gia đình nông thôn, người cha thường là người lãnh đạo gia đình. Ông phân bố
công việc nhà nông cho thành viên khác. Ông là người quản lý các mối quan hệ gia trong gia
đình… Mọi thành viên trong gia đình đều ở dưới quyền người cha.
Như vậy, có thể thấy, trong các gia đình nông thôn thì sự tương tác giữa các cá nhân là
rất lớn. Và việc sinh con trai cũng là để thực hiện được các chức năng đã được nêu ở trên: duy trì
hình thức phụ hệ, làm nông nghiệp và gắn kết các thành viên trong gia đình.
Những giá trị truyền thống ở nông thôn Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo,
chính vì thế, giá trị của người con trai bao giờ cũng được coi trọng. Người con trai luôn dược
xem là “suất đinh” của làng, có vai trò quan trọng đối với bố mẹ, họ hàng. Vì vậy, vị thế của
người con trai trong gia đình có thứ bậc cao hơn và coi trọng hơn con cái. Mặc dù hoàn cảnh
kinh tế - xã hội trong thời mở của hiện nay đã có nhiều thay đổi, các chính sách đảm bảo thực
hiện quyền nam nữ bình đẳng được ban hành nhưng không vì thế mà vị trí đứa con trai trong các
gia đình bị hạ thấp hay mất đi.
Mặt khác, quá khứ lịch sử để lại cho thấy xã hội Việt Nam truyền thống là một xã hội

nông nghiệp với trình độ kỹ thuật canh tác lạc hậu, nông dân chiếm đại đa số thì triết lý “đông
con nhiều phúc”, “một mặt người hơn mười mặt của”, “người là hoa của đất”… làm cho lập luận
và niềm tin về qui luật “trời sinh voi, trời sinh cỏ” và nó là cơ sở để tồn tại và chi phối tâm
tưởng, hành vi con người. Trong chiều sâu của triết lý đó, đứa con trai giữ vai trò quan trọng hơn
cả, bởi vì theo truyền thống, có con trai mới là có con.
Con trai là kẻ “nỗi dõi tông đường”, là người trung gian giữa tổ tiên và con cháu hậu duệ
sau này: là chiếc cầu bắc giữa những người trên trời và con cháu. Đó là một giá trị truyền thống
đang đè nặng lên vai những người còn sống. Trong quan niệm của con người Việt Nam “người ta
mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, đông con
nhiều cháu, ước mong về hạnh phúc noi chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong
gì cao sang, khác thường hơn người. Đó chính là những giá trị cơ bản chi phối tâm tưởng và
hành vi cảu con người Việt Nam. Trong đó cho thấy quan niệm đông con nhiều cháu là một
trong những yếu tố truyền thống chi phối gia tăng nhân khẩu trong mỗi gia đình mà con trai là
một yếu tố không thể thiếu.
Giá trị của con trai trong các gia đình nông thôn đàng là một đề tài nóng, bởi đây là một
yếu tố chi phối mức tăng trưởng của xã hội cũng như đánh giá những tàn dư của tư tưởng truyền
thống chi phối tới hành vi sinh đẻ của người dân. Đồng thời vấn đề này đang là một nguyên nhân
gây ra tác động làm tăng trưởng dân số xã hội và biến động dân số ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện tại. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào đánh giá cụ thể và tập trung nghiên cứu tới ý nghĩa
của con trai trong các gia đình trong bối cảnh nông thôn mới. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Giá trị
của con trai trong các gia đình nông thôn hiện nay” làm đề tài cho bài tiể luận cuối kì môn xã
hội học gia đình của mình.
2. Giá trị của con trai trong các gia đình nông thôn
Trong bài tập này, do không có thời gian và vật chất để tiến hành cụ thể một nghiên cứu,
điều tra về vấn đề này, nên tôi tạm thời sử dụng những cuộc phỏng vấn trong luận văn thạc sĩ xã
hội học của Hồ Ngọc Châm với đề tài nghiên cứu: “ý nghĩa của con cái trong gia đình nông
thôn” , 2011 (nghiên cứu trường hợp xã Phú Đa, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, xã
Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam), để làm cơ sở và dữ liệu để phân tích cho bài tiểu luận
của mình.
2.1. Trách nhiệm nỗi dõi tông đường

Sự phân biệt đối xử con trai, con gái trong gia đình hiện nay đã thay đổi căn bản. Sự thay
đổi này thể hiện trong việc đầu tư giáo dục, phân chia tài sản giành tình cảm yêu quý đối với con
trai con gái như nhau vì con nào cũng là con. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn muốn có con trai để
nỗi dõi tông đường. Tâm lý có con trai nỗi dõi còn tồn tại khá mạnh trong một bộ phận người
dân, nhất là người dân nông thôn.
Trong quan niệm của người Việt Nam, dòng dõi là một cộng đồng người, nhưng thuộc
loại đặc biệt và tạm gọi là cộng đồng lịch đại, trải dài theo thời gian (Mai Huy Bích, 1993:21).
Cộng đồng này bắt nguồn từ một quá khứ xa xăm, từ một ông tổ nào đó có thể được ghi chép
thành văn trong gia phả hoặc chỉ truyền miệng, kéo dài qua hiện tại và phải được tiếp nối trong
tương lai. Tầm quan trọng của cộng đồng được mệnh danh là dòng dõi so với cá nhân thể hiện ở
chỗ: dưới chế độ phụ hệ, mỗi người đàn ông không phải một cá nhân theo đúng nghĩa của khái
niệm này, mà là một người thuộc dòng dõi hoàn toàn xác định, của một dòng dõi cụ thể. Cá nhân
chỉ là sự nhân cách hóa trong hiện tại, là biểu hiện đương đại của toàn bộ dòng dõi anh ta. Sự tồn
tại với tư cách riêng của anh ta tuy quan trọng nhưng chỉ có ý nghĩa là một mắt xích, một khâu
trong chuỗi dài của toàn bộ cộng đồng. Nếu như một người đàn ông chết đi mà không có con trai
thì toàn bộ dòng dõi, gồm tổ tiên anh ta và con cái chưa ra đời sẽ lâm vào cảnh ngộ cực kì khốn
đốn cùng với cái chết của anh ta, tức là “tuyệt tự”. (Hồ Ngọc Châm,2011)
Khổng giáo coi việc không có con trai nỗi dõi là việc bất hiếu, một sự vô đạo đức lớn.
Nối dõi quan trọng như thể là do tín ngưỡng Á Đông khác hẳn Phương Tây: ở Á Đông, chết chưa
phải là hết, chưa chấm dứt tất cả. Cha mẹ ông bà tổ tiên chết, nhưng quan hệ với con cháu, với
hậu thế vẫn tiếp nối dưới hình thức khác. Sự lệ thuộc cha mẹ - con cái vẫn tiếp tục khi cha mẹ
chết. Cái chết không giải phóng người con trai khỏi trách nhiệm đối với cha mẹ, nó chỉ thay đổi
hình thức, trách nhiệm của ông ta. Theo nghĩa đó, con trai có tầm quan trọng đặc biệt với việc
nỗi dõi tông đường, kế thừa gia đình. “Sự kế thừa trong gia đình có hai thứ: một là kế thừa tôn
thống, tức là trên tế tự tổ tiện, dưới lư truyền huyết thống; hai là kế thừa di sản, tức là thừa hưởng
tài sản của cha mẹ ông bà chết để lại. Trong gia đình phụ hệ thì việc kế thừa là thuộc về con trai
ở dòng đích mà người đích trưởng lại đứng trước hết. Con gái không có quyền kế thừa, cho nên
dù có nhiều con gái mà không có con trai thì cũng như không có. Tục ngữ có câu “nhất nam viết
hữu, thập nữ viết vô” chính là ý ấy. Một người chết mà không có con trai thì di sản tuy do con
gái hưởng nhưng huyết thống sẽ không có ai truyền và tế tự sẽ không ai giữ, cho nên có nhiều

con gái cũng không khỏi là người vô hậu hay tuyệt tự. Bởi thế người ta lấy việc hậu tự là tối
quan trọng” (Đào Duy Anh, 2002:131-132)
Trong hệ tư tưởng Nho giáo giá trị đầu tiên và quan trọng nhất của con trai chính là anh
ta phải có trách nhiệm đối với gia đình: Người nối dõi tông đường người kế tục dòng dõi, người
đảm nhận trọng trách nối liền sợi dây huyết tộc. Chính vì thế, sự hiện diện của con trai trong gia
đình được xem như là một sự kiện quan trọng. Ý tưởng có con trai luôn luôn có cội rễ sâu xa
trong quá khứ, nó nảy sinh trong sự du nhập các tư tưởng của hệ tư tưởng Nho giáo vào Việt
Nam. Trong một đất nước bị hàng ngàn năm chịu ách đô hộ của nhà nước phong kiến phương
bắc cho nên sự áp đặt văn hóa nhằm để đồng hóa dân tộc, nhưng bản sắc dân tộc đã thu nạp hệ tư
tưởng Nho giáo và dung hợp nó, biến đổi nó cho phù hợp với lối sống của người dân Việt Nam.
Điều này cho thấy đạo đức Nho giáo gây ảnh hưởng rất lớn đến truyền thống của dân tộc, nhất là
quan niệm về ý nghĩa đứa con trai. (Tống Văn Chung,1996)
Quan niệm về dòng dõi và nỗi dõi như vậy không chỉ dựa trên thế giới quan thần bí, mà
về phương diện xã hội, còn hoàn toàn tách rời dòng họ, họ hàng mình với dòng dõi khác, xã hội
khác. Có thể nói gia đình Việt Nam không thực hiện chức năng sinh sản hoặc duy trì nòi giống
nói chung mà thực hiện chức năng duy trì nối dõi. Sự khác biệt giữa hai chức năng này ở chỗ:
với chức năng duy trì nòi giống, nếu một gia đình không có con, thì đã có gia đình khác sinh con,
nòi giống vẫn được duy trì; còn với chức năng nỗi dõi, nếu gia đình không có con, cụ thể là con
trai, dòng dõi coi như bị hủy diệt, các gia đình thuộc dòng dõi khác không nỗi dõi thay thế được.
Do vậy, là sự hứa hẹn và tiếp nối trong tương lai sự tồn tại của gia đình, của dòng dõi nên
con trai, nhất là con trai đầu lòng ra đời được cả gia đình đón mừng nhiệt liệt, trước hết của cha
và của mẹ. Đối với người chồng, hôn nhân đánh dấu việc anh ta đạt địa vị người lớn, gia nhập
thế giới người trưởng thành nhưng chưa hoàn toàn trọn vẹn. Chỉ khi có con trai, anh ta mới hoàn
thành nghĩa vụ với dòng dõi, địa vị của anh ta mới trở nên trọn vẹn. Còn với người vợ, khi sinh
con trai, họ đã tiến được một bước dài từ địa vị “người ngoài” hòa nhập hoàn toàn với gia đình,
được an toàn trong gia đình người chồng vì tạo ra được phương tiện tiếp nối gia đình. Nếu không
có con trai, người vợ phải một mình chịu hoàn toàn trách nhiệm, số phận họ trở nên bấp bênh,
bất kể họ thực hiên tốt các vai trò trong gia đình người chồng như thế nào.
Trong xã hội Việt Nam xưa, về mặt pháp lý, việc không sinh con trai là nguyên nhân đầu
tiên trong bảy nguyên nhân cho phép người đàn ông cho phép đuổi vợ ra khỏi nhà (không con,

dâm dật, không thờ cha mẹ chồng, làm điều, trộm cắp, ghen tuông, có ác tật) mặc dù trong thực
tế không phải bao giờ cũng vậy. Như thế, không có con trai nỗi dõi là mối lo lớn của cả hai giới,
vì nếu xảy ra điều đó, nam giới bị coi là “bất hiếu”, nữ giới bị đe dọa về địa vị hôn nhân.
Nhiều năm trôi qua, với những biến động xã hội lớn lao và sâu sắc nhưng cũng không
làm mất đi quan niệm của người dân về ý chí có con trai trong gia đình. Nối dõi tông đường với
hai nội dung chính là thờ phụng tổ tiên và lưu truyền tôn thống đến nay phần nào vẫn còn thịnh
hành ở nhiều vùng nông thôn.
Cuộc điều tra của tác giả Hồ Ngọc Châm cho thấy, con trai vẫn tiếp tục được thừa nhận
đóng vai trò quan trọng trong gia đình trong việc nỗi dõi tông đường. Ở xã Phú Đa, tỉ lệ gia đìh
có 3 con trở lên là tương đối nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là các cặp vợ chồng cố gắng sinh được
con trai để có người nỗi dõi. Một chị phụ nữ có 5 con gái đầu và một con trai út cho biết: “Ai
cũng thích con trai hết để về sau có người nỗi dõi và thờ cúng. Cái luật đó thì ai cũng thích hết.
Em khi nớ thiệt chứ cũng chưa có thằng mô nên cứ đẻ mãi thôi” (nữ, sinh năm 1967, 5 con gái, 1
con trai, Phú Đa). Nhiều người khác cũng cho biết mặc dù quan niệm về con trai, con gái hiện
nay đã bớt căng thẳng nhưng “mấy chị em cứ động viên nhau đẻ thêm một cậu ấm để nỗi dõi.
Mặc dù Nhà nước cấm và có quy định nếu đẻ con thứ 3 thì phạt một tạ thóc nhưng họ vẫn cứ đẻ.
Họ đẻ chui. Đến khi tìm ra thì họ cũng đẻ xong rồi” (nam, sinh năm 1948, Phú Đa). Tương tự,
một cụ ông ở Phú Đa cũng cho biết: “Không có con trai thì lo chi được cô ơi, con gái có lo chi
được. Con gái chỉ lo được hai đời rồi sau đó không ai lo, đời cháu là chắc chịu rồi” (nam, sinh
năm 1929, Phú Đa). Cũng theo lời một anh chuyên trách về dân số của xã Phú Đa, đất Huế là nơi
có quan niệm nặng nề về con trai: “Tiêu chuẩn là gia đình phải có một con trai. Theo người dân
ở đây, nhất thiết phải có một con trai để nối dõi nên họ thường sinh con thứ ba, thứ tư”. Đây là
một trong những khó khăn khiến cuộc vận động không sinh con thứ 3 ở Phú Đa tương đối khó
khăn. Theo lờ chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phú Đa: “Chị em ở đây cũng nặng nề con trai, con gái
lắm. Khi trao đổi, thảo luận với nhau, các chị ấy nói nếu không có con trai thì sau này ai thờ
cúng. Nếu không có con trai thì một đời là hết, ông bà sau này ai thờ”. Bản thân chị cũng phải
thừa nhận: “Quan niệm này khó lắm, không thể một sớm một chiều mà vận động được”.
Chức năng nỗi dõi được gắn cho tầm quan trọng như thế đã phần nào quy định những nét
đặc thù của cơ cấu gia đình nông thôn không chỉ trong xã hội truyền thống mà hiện nay vẫn còn:
đó là việc người vợ phải sinh cho đến khi nào có con trai. Nếu không, họ phải chấp nhận cảnh

người chồng đi kiếm con trai cho dù điều này không được pháp luật cho phép. Không ít người,
đặc biệt là phụ nữ, thấm thía sự mang nặng đẻ đau, ý thức được tầm quan trọng của sinh đẻ có kế
hoạch, muốn giới hạn số con mặc dù sinh con một bề. Họ tìm cách thoát khỏi sức ép của cộng
đòng trong quan niệm nỗi dõi nhưng lại bị áp lực từ những người thân trong gia đình.
Như trong phân tích ở trên, không có con trai, hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, người phụ nữ có thể bị quy kết là không biết “đẻ”, họ có nguy cơ phải nhường chồng cho
người phụ nữ khác để có thẻ sinh con trai cho gia đình anh ta. Không có con trai người phụ nữ bị
gia đình chồng dũng những lời lẽ nặng nề để nói về tình trạng đó của họ.
Sinh con trai để có người thờ cúng tổ tiên và nỗi dõi tông đường được coi như là một
hành động hợp lý về mặt giá trị. Trong xã hội Việt Nam, con trai được coi là một giá trị. Mỗi gia
đình ít nhất phải có một con trai trở thành quan niệm phổ biến. Nó chi phối hành vi sinh đẻ của
cặp vợ chồng. Các cặp vợ chồng cố gắng sinh con trai bởi các cặp vợ chồng nhận thức được tầm
quan trọng của hành động này. Người phụ nữ sinh con trai bởi họ cho rằng con trai có ý nghĩa,
có giá trị đối với người chồng, đối với gia đình nhà chồng, từ các thành viên khác trong gia đình
nhà chồng. Đồng thời, sinh con trai cũng khiến địa vị của họ trong gia đình chồng được khẳng
định.
Dư luận xã hội không khỏi bang hoàng trước cái chết của anh Hồ Văn Nhớ ở Quỳnh Lưu,
Nghệ An. Nguyên nhân của cái chết này chính là vì vợ không sinh dược con trai. Vợ chồng anh
Nhớ đã sinh hai con gái. Anh Nhớ là con trưởng, phía gia đình bên nội mong muốn có một đứa
cháu trai nỗi dõi nên từ khi mang bầu cháu thứ 3, hai vợ chồng anh cứ thấp thỏm, áp lực tâm lý
nặng nề. Đến khi cháu gái thứu 3 sinh ra thì cả hai vợ chồng lẫn gia đình nội ngoại đều rất buồn.
Sau khi vợ sinh con thứ 3 được ít ngày, anh Nhớ không chịu nổi áp lực tâm lí đã treo cổ tự vẫn
( Tình trạng của anh Ng cũng tương tự như vậy. Bố của anh Ng ở quê là
trưởng họ nên gánh nặng có con trai để nói dõi đè lên vai anh. Lần sinh đầu, vợ anh Ng sinh con
gái. Anh hi vọng đến lần sinh thứ 2 sẽ là con trai. Nhưng khi nghe tin vợ sinh con gái trong bệnh
viện, anh Ng vô cùng chán nản. Đêm hôm đó, anh đi uống rượu cùng bạn bè. Anh uống nhiều và
luôn than thở “số tao không có con trai”. Bạn bè đưa anh về nhà. Khi mẹ anh gọi dậy, anh đã
chết từ lúc nào ( Trên đây chỉ là hao trường hợp điển hình về việc không
có con trai nỗi dõi quan trọng như thế nào.
Như vậy, quan niệm có con trai để có người thờ cúng và nối dõi tông đường vẫn là quan

niệm chi phối hành vi sinh đẻ của nhiều cặp vợ chồng ở các gia đình nông thôn. Điều này phần
nào gây khó khăn cho công cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình bởi mỗi cặp vợ chồng không
phải là một cá nhân độc lập và có thể tự quyết định số con theo ý muốn, nhất là khi chưa có con
trai. Họ chỉ là một thành viên, một khâu trong chuỗi dài của dòng họ, họ có trách hiệm nặng nề là
phải sinh cho được con trai để có người nỗi dõi. Đồng thời, quan niệm phải có con trai để nỗi dõi
cùng nới những áp lực nặng nề của gia đình, dòng họ, cộng đồng đối với người phụ chỉ sinh con
gái cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên tình trạng chọn lọc, phá bỏ giới tính thai nhi
gái trước khi sinh, dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính.
2.2. Con trai đem lại niềm vui cho gia đình và củng cố mối quan hệ vợ chồng
Việc đem lại niềm vui hạnh phúc cho gia đình cũng như mối quan hệ vợ chồng không
đơn giản là việc sinh ra một đứa con mà còn phụ thuộc nhiều vào giới tính của đứa con đó.
Trong những gia đình chỉ có con gái, không những đứa con không đem lại niềm vui, hạnh phúc
mà trái lại nó còn là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn cha mẹ chồng và con dâu. Một chị phụ nữ
ở Trịnh Xã đã kể lại câu chuyện về hàng xóm của chị như sau: “Bên hàng xóm nhà mình cũng
có người cũng đẻ 4 cô con gái, chồng vì thế đối xử với vợ không ra gì, toàn bỏ đi cờ bạc, rượu
chè. Có gia đình trong xã đẻ 6 con gái cũng tủi nhục lắm. Chồng và bố mẹ chồng chửi bới, đánh
đập, ăn cơm cũng không cho ăn cùng mâm mà đuổi hết mấy mẹ con xuống dưới bếp để ăn” (nữ,
sinh năm 1971, 3 con gái và một con trai, Trịnh Xã).
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng kì vọng về con cái, đặc biệt là về giới tính của
con là một trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng. Thích con trai là tâm lý phổ
biến của người Việt. Nếu người vợ chỉ sinh con gái thì bản thân họ cũng phải chịu một áp lực
nặng nề. Áp lực ấy trước hết từ phía người chồng. Chị phụ nữ 37 tuổi ở Trịnh Xá nói trên cũng
cho biết thêm: “ Không đẻ dược con trai thì chồng chửi nhục như hắt hay suốt ngày, không
những gia đình lục đục mà điều kiện kinh tế gia đình sa sút vì chồng chán toàn bỏ đi cờ bạc, rượu
chè” (nữ, sinh năm 1971, 3 con gái và 1 con trai, Trịnh Xá).
Bên cạnh đó, các thành viên gia đình nhà chồng cũng không ngừng gây áp lực cho người
phụ nữ chưa sinh được con trai. Cũng chị phụ nữ ở Trịnh Xá nêu trên kể tiếp: “Hồi mình đẻ 3
con gái thì cũng khổ lắm, cũng khóc đướng khóc ngồi suốt ấy. Thời gian chưa đẻ được con trai
thì mẹ chồng bảo trong bụng mày toàn trứng cái, không có trướng đực nên toàn đẻ con gái. Lúc
mình đẻ đến cháu gái thứ ba thì tông ty họ hàng nhà mình là mẹ chồng hò ra bằng hết, không

thiếu thứ gì. Con nhà ấy, con nhà nọ thế này thế kia. Mẹ chồng suốt ngày chửi bới vì mình không
đẻ được con trai. Lúc ấy mình chỉ khóc thôi, toàn lấy khóc làm đầu thôi” (nữ, sinh năm 1971, 3
con gái và một con trai, Trịnh Xá).
Tâm lý thích con trai bắt nguồn từ thành kiến giới. Một trong những thành kiến đó là
quan niệm của người chồng cho rằng không đẻ được con trai là trách nhiệm của người vợ. Hậy
quả là người vợ bị đối xử không ra gì vì lý do “không biết đẻ”. “Có trường hợp người vợ không
đẻ được con trai và bị chồng chửi bới, họ chửi vợ là không biết đẻ” (Cán bộ phụ nữ xã Trịnh
Xá).
Hậu quả của loại thành kiến giới này còn ở chỗ các thành viên trong gia đình chồng
không chăm sóc đến con gái và người vợ. Một chị phụ nữ ở Trịnh Xá chia sẻ: “Đẻ đến cháu gái
thứ 3 thì bà nội không cả muốn nhìn cháu. Bà chán và bỏ không chăm cháu. Thời gian cháu còn
nhỏ là không hề chăm nom, ngó ngàng gì đến cháu thứ 3. Khi chuẩn bị đẻ cháu thứ ba thì mẹ
chồng nói tao đã nhốt gà rồi nếu con dâu đẻ cháu trai là mổ gà ăn đấy nhưng khi thấy lại đẻ con
gái thì mẹ về nhà thả gà ra” (nữ, 1971, Trịnh Xã)
Những người chồng không có con trai bị những người đàn ông khác cho là kém cỏi. Họ
bị người đàn ông khác khích bác. Trêu chọc vì không đẻ được con trai: “Chưa có con trai thì
người ta hay trên là không được ngồi mâm trên, phải ngồi mâm dưới” (nữ, sinh năm 1967, 2 con
gái, Trịnh Xá). Thậm chí những câu đùa, những câu khích bác đó trở thành “châm ngôn”: Đi ăn
cỗ thì người ta có câu đùa cửa miệng thôi nhưng nó cũng thành câu châm ngôn. Ông nào có con
trai thì ngồi một mâm. Ông nào có con gái thì ngồi một mâm. Nhiều khi năm ông lên một mâm
đủ một cái giường rồi nhưng chết cái có ông chỉ có con gái thì khi uống rượu vào mọi người trêu
đùa và bảo là thôi ông toàn con gái thì cho ông xuống. Ông muốn ngồi mâm trên thì ông phải đẻ
con trai” (nam, sinh năm 1961, 2 con trai, Trịnh Xá)
Như vậy, những người phụ nữ chưa có con trai phải cố gắng sinh được ít nhất một con
trai. Quyết định sinh con trai của họ đặt trong mối tương quan với những người xung quanh: với
chồng, với cha mẹ… Họ buộc phảo sinh con trai bởi họ biết sinh con trai không chỉ vì lợi ích của
bản thân mà còn vì lợi ích của người thân trong gia đình như người chồng, cha mẹ chồng. Vì
vậy, họ tiếp tục sinh con cho đến khi có được con trai mới thôi. Như vây, sinh con trai là một
hành động xã hội có sự cân nhắc, tính toán của bản thân (người phụ nữ) và có tính đến mong
muốn của những người xung quanh nhằm đảm bảo hạnh phúc của gia đình.

Khi người phụ nữ sinh con trai, tâm lý của họ cũng thoải mãi hơn so với việc họ chỉ sinh
được con gái. Nếu như họ có một đước con trai thì có thể mọi người vẫn nói này nói nọ về họ.
nhưng họ không chú ý nhiều đến điều đó. Nhưng nếu họ chỉ sinh con gái thì những gì mọi người
nói làm họ phải suy nghĩ nhiều và khiến họ tủi thân. Như vậy, con trai đem lại niềm vui và sự tự
tin đối với chính bản thân người phụ nữ. Họ có thể có một cuộc sống hạnh phúc hơn khi cả gia
đình không còn quan tâm đến giới tính của con cái. Các mối quan hệ trong gia đình cũng dễ dàng
được giải quyết ổn thỏa, xung đột trong gia đình giảm đi nhanh chóng. (Hồ Ngọc Châm,2011)
Việc sinh con trai không chỉ tạo niềm vui cho gia đình mà đó còn là một sự đảm bảo cho
cuộc hôn nhân không tan vỡ, người chồng không đi ngoại tình và “kiếm con trai” ở bên ngoài gia
đình. Nếu người phụ nữ đẻ ra toàn con trai thì người ta vẫn cảm thầy đàng hoàng, còn nếu lấy
chồng mà người phụ nữ chỉ sinh toàn con gái thì họ sẽ cảm thấy buồn bã. Nếu người vợ không ra
gì thì người đàn ông sẵn sàng tìm người khác để sinh cho mình một đứa con trai.
Như vậy, việc có con, đặc biệt là có con trai không chỉ đem lại niềm vui, hạnh phúc cho
cả gia đình mà nó còn đảm bỏa cho mối quan hệ của vợ chồng được tốt đẹp.
2.3. Ý nghĩa về mặt kinh tế của con trai
Ý nghĩa về mặt kinh tế của con trai được thể hiện ở hai nội dung chính, đó là việc có con
trai để có thể có thêm lao động trong gia đình và có con trai để có người chăm lo cha mẹ khi về
già.
Số liệu định lượng trong luận văn của thạc sĩ Hồ Ngọc Châm cũng cho thấy rằng, 82.6%
người dân tại 4 địa bàn nghiên cứu trên mong muốn khi về già được sống cùng con cái đã trưởng
thành để con cái có thể chăm sóc khi học già yếu. Đồng thời, 82,3% người dân cho rằng mô hình
sống chung tốt nhất cho người già là sống cùng con cái đã trưởng thành. Chỉ 3.7% người trả lời
muốn sống chung cùng con gái khi về già. Có thể nói, giá trị bảo hiểm của đứa con, đặc biệt là
con trai đối với tuổi già của người dân tại 4 đại phương trên tiếp tục tồn tại qua nhiều thời kỳ.
Phải chăng tâm lý về già sẽ nhờ cậy con cái cùng với việc có con để có người nối dõi tông đường
mà vị thế người con trai được coi trọng trong gia đình nông thôn?
Trong xã hội truyền thống, người vợ không những là người phải đẻ con cho gia đình nhà
chồng mà còn là người phải làm lụng vất vả và coi sóc việc nhà cho cha mẹ chồng. “Bởi thế,
sinh con trai không chỉ có nguyên nhân huyết thống mà còn là nguyên nhân kinh tế. Nhiều khi
con trai còn nhỏ, đang ham chơi hay đang dam học, mà cha mẹ cũng cưới vợ cho nó để có dâu

mà sai việc làm” (Đào Duy Anh,2002:130). Thậm chí, với một số gia đình không có con, họ phải
nhận con nuôi. Một mặt, con nuôi sẽ là người thờ cúng tổ tiên và nối dõi tông đường. Mặt khác,
con nuôi sẽ là người chăm sóc cha mẹ khi về già.
Khi bố mẹ về già mà không làm được gì thì lúc ấy các con có vai trò hết sức quan trọng.
Họ chủ yếu lựa chọn ở với con trai, còn ở với con giá chỉ trừ trường hợp nhà có con gái không đi
lấy chồng hay không có con trai. Nếu có con trai thì con dâu sau này nó vẫn liền cạnh. Có con
gái thì nó không thể ở bên cạnh mình vì còn phụ thuộc gia đình nhà chồng, khó có thể chăm sóc
cha mẹ lúc già yếu. Điều này có thể lý giải cho việc khi phân chia của cải cho các con, con trai
mà nhất là con trai trưởng được ưu tiên nhiều hơn vì phải nuôi dưỡng cha mẹ. Vì con trai phải
chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ vè già nên khi phải lựa chọn việc đầu tư cho con nào thì con trai
thường là mục tiêu đầu tiên.
Mặt khác, có con trai để có thêm lao động cũng là một trong những động cơ quan trọng
thôi thúc các cặp vợ chồng sinh con trai. Vùng nông thôn Việt Nam chủ yếu hoạt động sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu. Những công việc trong lĩnh vực này thường rất nặng nhọc, đòi hỏi thể
lực và sức khỏe tốt. Chính con trai sẽ là người phù hợp để thực hiện những công việc này. Khi
kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, lại thiếu lao động để sản xuất và thâm canh. Các gia đình
thường mong muốn sinh ra những người con trai khỏe mạnh để gánh vác công việc đồng áng của
gia đình. Con trai trở thành chỗ dựa về kinh tế cho cả gia đình sau này.
Các gia đình lựa chọn sinh con trai như một cách lựa chọn duy lý. Theo cách tiếp cận cảu
lý thuyết trao đổi xã hội và sự lựa chọn hợp lý, con người ta tác động qua lại để tăng tối đa lợi
ích hay những điều được của bản thân và làm giảm tối thiểu điều mất hoặc cái giá phải trả. Theo
lý thuyết này, chúng ta cân đo các hành động và quan hệ của chúng ta trên cơ sở lợi – hại, được –
mất. Trong quan hệ, chúng ta cố tối đa hóa các lợi và điều được và tối thiểu hóa cái hại, điều
mất. Như vậy, các cặp vợ chồng ở nông thôn sinh con trai bởi họ biết lợi ích mà con trai mang lại
cho gia đình nhiều hơn so với những khó khăn của việc họ sinh nhiều con trai. Có thể, sinh nhiều
con trai khiến gia đình họ khó khăn về đời sống kinh tế. Chi phí để nuôi con, để đóng tiền học
cho con có thể tăng lên. Tuy nhiên, những lợi ích mà con trai mạng lại như giúp cha mẹ tham gia
hoạt động sản xuất, nuôi dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già khiến họ vẫn quyết định phải sinh con
trai, thậm chí là nhiều con trai. (Hồ Ngọc Châm,2011)
3. Những giá trị, ý nghĩa của con trai ở nông thôn trong tương lai qua những biện

luận của cá nhân
Nhờ các chính sách, đường lối của Nhà nước ban hành mà nông thôn Việt Nam có một
sự đổi thay rõ rệt. Các hộ gia đình ở nông thôn trở thành một đơn vị kinh tế độc lập. Cơ chế kinh
tế thị trường bắt đầu lan nhập vào nông thôn, biến sản xuất nông nghiệp của nôn thôn trở thành
một bộ phận sản kinh tế sản xuất hàng hóa. Nông thôn Việt Nam ngày nay đang hàng ngày đổi
mới. Một cơ cấu lao động nghề nghiệp xã hội mới ra đời, đã được định hình và nhân rộng tạo
thành những nhân tố mới. Tỷ lệ lao động trên lĩnh vực phi nông nghiệp gia tăng, do đó số hộ gia
đình phi nông nghiệp cũng không ngừng lớn lên. Sức năng động thị trường của các hộ kinh tế ở
nông thôn đã gây ra một sự phân cực giàu nghèo ở nông thôn ngày càng trở nên sâu sắc, hệ quả
của nó thể hiện ở chỗ nó làm cho đời sống xã hội nông thôn chuyển đổi nhanh chóng trên mọi
lĩnh vực.
Song song với sự tăng trưởng đa dạng về mặt kinh tế, ở nông thôn một đời sống văn hóa
xã hội mới khá phong phú, đa màu sắc, nhiều hình nhiều vẻ cũng xuât hiện. Các vốn cổ dân tộc
được khôi phục lại, đình chùa được tôn tạo lại, các lễ hội truyền thống được phục hồi. Mặt khác,
nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại nên có một sự lan truyền lối sống hiện đại
làm cho nông thôn chịu ảnh hưởng. Những giá trị xã hội mới của lối sống đô thị ảnh hưởng và
làm thay đổi nếp sống thôn quê. Từ đó xuất hiện sự cạnh tranh giữa định hướng giá trị mới
(trọng tiền, trọng nhà giàu) với hệ thống giá trị truyền thống cổ truyền, cũng như những giá trị xã
hội được hình thành trong thời bao cấp trước đây, những giá trị xã hội mới này có ảnh hưởng lên
hệ giá trị gia đình. Hệ giá trị gia đình hiện nay chịu sự chi phối của hai xu hướng ảnh hưởng:
Một xu hướng muốn giữ gìn giá trị truyền thống cổ truyền và xu hướng cách tân theo giá trị xã
hội hiện đại đương đại. Nhưng do bản lĩnh của nền văn hòa Việt Nam, văn hóa nông thôn cũng
như văn hóa gia đình đã và đang xuất hiện một xu hướng thứ ba: hỗn dung dai chiều hướng đó
lại. Chính vì thế, giá trị con cái cũng như giá trị con trai cũng đang chịu sự giằng co, chi phối của
các xu hướng văn hóa này.
Và theo như suy luận của tôi thì trong tương lai,có con trai không còn nỗi trăn trở, day
dứt bắt buộc của các bậc làm cha, làm mẹ nhưng nó vẫn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong
các gia đình nông thôn.
3.1. Lý giải cho việc con trai vẫn chiếm giữ vai trò quan trọng trong các gia đình
nông thôn

3.1.1. Trên cơ sở những lý thuyết về xã hội học
3.1.1.1. Cách tiếp cận Trao đổi xã hội và lựa chọn duy lý
Cách tiếp cận này chịu ảnh hưởng của kinh tế học và coi các nguồn lực đóng vai trò then
chốt, cùng với khái niệm quyền lực. Trong quan hệ cá nhân, các nguồn lực, điều được, điều mất
không hẳn chỉ là những đồ vật mà còn là tình yêu, địa vị, quyền lực… Khi con người gia nhập
một mỗi quan hệ, họ có những nguồn lực nhất định mà người khác coi là có giá trị và đánh giá
cao. Con người ta có ý thức hoặc vô thức sử dụng các nguồn lực này nhằm đạt những cái mà họ
muốn. (Lê Ngọc Hùng, 2005)
Tiền đề mặc định cơ bản của thuyết trao đổi xã hội cho rừng con người ta tác động qua
lại để tăng tối đa lợi ích hay những điều được của bản thân và giảm thiểu điều mát hoặc cái giá
phải trả. Theo lý thuyêt này, chúng ta cân đo các hành động và quan hệ của chúng ta trên cơ sở
lợi – hại, đươc – mất chúng ta cố tối đa hóa cái lợi và điều được và tối thiểu hóa cái hại và điều
mất. Nếu một phương hướng hành động mang lại cả điều được lẫn điều mất, cả lợi lẫn hại thì
người ta cân nhắc, so sánh cả hai với nhau. Trong trường hợp điều được và cái lợi lớn hơn, vượt
trội so vời điều mất và cái hại, thì người ta lựa chọn phương hướng hành động ấy.
Trong nghiên cứu về ý nghĩa cảu con trai trong gia đình nông thôn, sinh con là một lựa
chọn. Người ta quyết định sinh con trai vì người ta thấy được những lợi ích mà con trai mang lại
(kinh tế, nối dõi tông đường) và lợi ích ấy vượt trội so với những khó khăn vất vả mà họ phải
chịu khi họ sinh con trai.
3.1.1.2. Cách tiếp cận hành động xã hội
Trong nghiên cứu về ý nghĩa của con trai, lý thuyết Hành động xã hội của M.Werber có
thể giúp ta nhìn nhận sáng tỏ hơn nhiều điều. Lý luận về Hành động xã hội của M.Werber là một
trong những lí luận quan trọng nhất trong xã hội học hiện đại của M.Werber. Theo ông, xã hội
học chính là khoa học về hành động xã hội, vì suy cho cùng xã hội thống nhât bởi các quan hệ xã
hội mà quan hệ xã hội lại do con người tạo ra. (Lê Ngọc Hùng, 2005)
Con trai là một yếu tố quan trọng trong quan niệm văn hóa của người dân Việt Nam.
Người Việt Nam xem trọng các yếu tố tâm lình. Và thờ tự tổ tiên, ông bà là điều không thể tránh
khỏi. Người được giao trọng trách này chính là những người trai trưởng trong gia đình. Và khi
các chính sách về dân số hiện nay đang kìm hãm sự phát triển thì khả năng sinh con trai bị bó
hẹp. Trong khi hầu hết các cặp vợ chồng đều mong muốn có một đứa con trai. Và đây là hành

động có mục đích. Và họ tìm mọi cách để thực hiện mong muốn của mình (uống thuốc, đi cầu
khấn cửa phật…).
Như vậy, lý thuyết này sẽ giải thích vì sao các gia đình lại cố gắng để sinh được một đưa
con trai. Đơn giản là để thực hiện mục đích trong hành động xã hội của mình. Vì vậy, mặc dù có
sự tuyên truyền và giáo dục và giới tính cùng với sự kết hợp của các chính sách dân số thì việc
bình đẳng giới có thể tăng nhưng nhu cầu có con trai trong gia đình sẽ không thể mất đi.
3.1.2. Trên cơ sở quan niệm, thái độ của người dân nông thôn
Giá trị con trai và định hướng sinh con trai – một giá trị căn bản trong hoạt động của gia
đình truyền thống – hiện nay còn tồn tại, vì nó là một trong giá trị truyền thống có sức sống dai
dẳng bởi nó có mảnh đất cho nó tồn tại, chính là gia đình truyền thống. Giá trị ấy hình thành và
ra đời trong quá khứ lịch sử là hậu quả của tư tưởng Nho giáo trong hoàn cảnh của lịch sử Việt
Nam. Một đất nước hình thành phát triển và khẳng định bằng cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc.
Đó là lịch sử của bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Chính vì thế cần có con trai để tham gia
vào sự nghiệp của dân tộc. Trải qua thời gian, con trai trở thành một nhu cầu thiết yếu không chỉ
đối với gia đình mà còn đối với dân tộc nữa. Nguồn gốc thứ hai dẫn đến giá trị của con trai trong
gia đình ở chỗ: do ảnh hưởng của tôn giáo, niềm tin, tín ngưỡng cần có con trai để thờ cúng tổ
tiên. Thông thường ở nông thôn chức năng này còn do con trai trưởng chịu trách nhiệm gánh
vác. Hơn thế, trong gia đình truyền thống con trai là người kế tục chính của gia đình, cho nên
việc sinh con trai để thừa tự được coi là quan trọng. Đây cũng là nét đặc trưng văn hóa của Việt
Nam, nó dã đi vào ngạn ngữ, ca dao: “dâu là con, rể là khách”. Quan niệm này biểu đạt một giá
trị văn hóa Việt Nam, nó thấm sâu vào máu thịt, tâm tưởng của người Việt và nó biể đạt thành
phong tục của dân tộc.
Giá trị con trai trong gia đình Việt Nam còn bắt nguồn từ hoàn cảnh kinh tế chính trị xã
hội truyền thống. Một chế độ xã hội được xây dựng hình thành trên chế độ công điền. Chính vì
thế, mỗi gia đình cần có con trai để có được “suất đinh” và để có quyền nhận thêm đất canh tác.
Hơn thế, trong cộng đồng làng xã mới có người tham gia vào các “giáp” trong làng. Chính ở đây,
giá trị con trai được thể hiện ra và đó là khía cạnh kinh tế - chính trị - xã hội của nó. Nguồn gốc
nảy sinh giá trị con trai trong gia đình và nó được hình thành như vậy
Vì là truyền thống nên sẽ được lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác. Truyền
thống có con trai nỗi dõi sẽ không bao giờ mất đi cũng như việc thờ tự tổ tiên, dòng họ là một

yêu cầu bức thiết không thể thiếu trong xã hội Việt Nam. Nó như là một nét đặc trưng cho truyền
thống văn hóa của Việt Nam nói riêng và của các nước Á Đông nói chung.
Mặc dù, di sản truyền thống đó đang chịu sự chi phối của trào lưu đổi mới hiện nay và
chịu sự o ép của chính sách dân số. Song những giá trị truyền thống này khó có thể loại bỏ một
sớm một chiều. Những truyền thống con người Việt Nam đang tiếp nhận và kế thừa không dễ gì
bị loại bỏ trên nền lịch sử của dân tộc mình. Nó là di sản văn hòa của con người Việt Nam, của
dân tộc Việt Nam và nó được truyền tải ngay trong gia đình – tế bào xã hội.
3.2. Lý giải về việc nhu cầu có con trai sẽ giảm và không còn là vấn đề bức thiết ở
nông thôn
3.2.1. Trên cơ sở thay đổi nhận thức của người dân
Tuy nhiên, cùng với quá trình truyền thông thay đổi nhận thức thì sự phân biệt con trai,
con gái trong các gia đình đã giảm sút đáng kể. Chênh lệch về giới đã không còn là mối lo ngại
kể cả ở trong nhưng khu vực nông thôn, nơi mà truyền thống trở thành những định kiến và khuôn
mẫu tư duy khó thay đổi. Con gái ngày nay cũng dần dần được nâng cao vị trí và được coi trọng.
Con gái trong các gia đình cũng được dạy dỗ và đầu tư cho việc giáo dục, theo học ở các cấp bậc
giáo dục cao. Điều này đồng nghĩa với việc ý nghĩa và giá trị của con trai cũng được giảm bớt và
không còn quá được đề cao như trước.
Nông thôn ngày nay không còn là một nông thôn thuần nông mà các loại hình kinh tế
khác cũng đã được du nhập và rất phát triển. Vai trò của con trai trong hoạt động kinh tế và là trụ
cột của gia đình cũng giảm sút. Con gái nếu như năng động sáng tạo thì vẫn có thể kiếm tiền và
gánh vác công việc gia đình.
Không những thế,trải qua cuộc sống, cùng với những mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng
dâu, nhiều người già mới nhận thấy, đứa con gái vẫn sống tình cảm, vẫn chăm sóc bố mẹ chu đáo
hơn anh con trai vô tâm và cô con dâu khác máu tanh lòng.
Tóm lại, qua thời gian thì cách của người dân cũng dần dần được thay đổi và tiếp cận với
những giá trị và nền văn hóa mới. Mặc dù những giá trị bản chất, cốt lõi vẫn được giữ vững và
bảo tồn nhưng nó đào thải đi những gì đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. giá trị của con trai trong mỗi
gia đình là không thay đổi , nhưng trong tương lại, việc áp đặt có con trai sẽ không còn gay gắt
như ngay lúc này.
3.2.2. Trên cơ sở các chính sách xã hội được ban hành

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, cơ cấu của dân số Việt Nam
hiện nay đang có những thay đổi. Trong khi tỷ số giới tính có xu hướng lệch về phía nữ ở các
nhóm trung niên và người già, tỷ lệ này lại lệch về phía nam với nhóm dân số trẻ, đặc biệt nhóm
dân số dưới 5 tuổi. Điều này đòi hỏi các dịch vụ về y tế, xã hội cần phải tính toán đến đặc trưng
của dân cư theo độ tuổi và giới tính. ()
Theo quy định tại điều 7 của Luật Bình đẳng giới, quy định 5 chính sách cơ bản của Nhà
nước về bình đẳng giới bao gồm:
1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và
gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như
nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát
triển
2. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để
nam, nữ chia sẻ công việc gia đình
3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở
thực hiện mục tiêu bình đẳng giới
4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các họat động thúc
đẩy bình đẳng giới.
5. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những
điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và
địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước
Những chính sách có mức độ phủ sóng và ảnh hưởng tới từng người dân. Vì vậy, nó đã
góp phần làm thay đổi nhận thức của các hộ gia đình ở nông thôn. Và trong tương lai, sẽ có rất
nhiều chính sách khác được ban hành để làm giảm gánh nặng về sinh con trai trong các gia đình
ở nông thôn. Đồng thời tăng cái nhìn đúng đắn về con gái.
Chính sách ưu tiên đối với nữ, ưu tiên đối với những gia đình sinh con một bề là gái chứ
không chỉ dừng lại ở bình đẳng giới. Cần tăng cường, rà soát sửa đổi, bổ sung chính sách pháp
luật, tuyệt đối nghiêm cấm mọi hình thức lựa chọn giới tính. Tuy nhiên trong tất cả các giải pháp,
quan trọng nhất vẫn là truyền thông thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của người dân. Bên
cạnh đó, việc tăng cường cam kết về mặt chính trị phải được đặt lên hàng đầu. Một mình ngành

Y tế, Dân số không thể đạt được sự thành công trong việc giảm thiểu việc nhu cầu sinh con trai
liên tục tăng nếu không có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Chính vì thế, ngay từ đầu năm 2012, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã
chỉ đạo Bộ Y tế hết sức quyết liệt. Bộ Y tế đã đi làm việc với HĐND, UBND của 10 tỉnh, thành
phố có tỉ số giới tính khi sinh cao nhất. Ngày 3/11/2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã
chủ trì Hội thảo Quốc gia về mất cân bằng giới tính khi sinh có sự tham gia của các chuyên gia
hàng đầu quốc tế và lãnh đạo UBND, Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ 63 tỉnh, thành phố trên cả
nước. Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương để đề xuất
với Ban Bí thư ban hành Chỉ thị của Ban Bí thư về giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính
khi sinh ở Việt Nam.
(()
Hệ giá trị gia đình truyền thống còn chịu sự ảnh hưởng của các chính sách dân số xã hội
được ban hành và đang có hiệu lực đến hiện nay. Bởi vì một trong những yếu tố chi phối sự biến
động và phát triển xã hội chính sách là quá trình dân số. Sự tăng trưởng dân số đòi hỏi xã hội
phải giả quyết thỏa mãn những nhu cầu cho các thành viên mới trong xã hội; cho nên tăng
trưởng dân số đông đồng thời cũng đòi hỏi sự tăng trưởng kinh tế nhằm tăng cường và đáp ứng
những nhu cầu phúc lợi xã hội. Vì thế, mọi chính sách phát triển xã hội đều nhằm mục tiêu nâng
cao phúc lợi vật chất, tinh thần cho mọi thành viên của xã hội. Nhưng tồn tại một nghịch lý là
nếu dân số tăng theo cấp số cộng thì đòi hỏi tăng trưởng kinh tế xã hội theo cấp số nhân. Bùng
nổ dân số sẽ là một vấn đề bức xúc của xã hội hiện đại, đòi hỏi phải có chính sách xã hội hạn chế
sự gia tăng dân số. Hệ quả là chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình đã và đang được triển
khai. Nhưng chương trình này gặp phải những yếu tố gây nên những sự cản trở nhất định. Trong
những năm vừa qua mức tăng trưởng dân số chứng tỏ rằng sự thực thi của nó chưa đưa lại hiệu
quả cao. Một trong những yếu tố gây ra mức tăng trưởng dân số đó chính là tăng số con được
sinh ra trong mỗi hộ gia đình, mà số con này chịu sự chi phối của các giá trị truyền thống: “đông
con đông con nhiều phúc”. Sinh con trai là điều quan trọng và định hướng này ăn sâu vào trong
nếp suy nghĩ của con người Việt Nam và đi cả vào ca dao: “con gái là con người ta, con dâu
chính thực con nhà bà ơi”. Giá trị truyền thống này gây ra những hậu quả xã hội thông qua
những chiều hướng nảy sinh trong hoạt động tinh thần, sự định hướng của các thành viên nông
thôn đã và đang làm cho việc kiểm soát chức năng sinh sản của mỗi hộ gia đình trở nên khó khăn

hơn nhiều. Chính thế, mối tương quan “cá nhân – gia đình – xã hội” chỉ có thể điểu tiết bằng các
chính sách xã hội, trên cơ sở làm sáng tỏ được các yếu tố tác động làm tăng trưởng dân số xã hội,
mà một trong những yếu tố đó là giá trị đứa con trai. Giá trị này tạo ra một sự định hướng sinh
con trai trong các hộ gia đình, đặc biệt là ở các hộ gia đình nông thôn. Nó là một giá trị của gia
đình truyền thống.
4. Kết luận
Qua khảo sát về quan niệm sinh con trai, con gái trên gần 2.900 nam giới, có đến 46%
cho biết mong muốn của họ là có ít nhất một cậu ấm; trong khi số chỉ thích con gái là 3,5%.
Chính vì mong muốn này mà tỷ lệ chênh lệch giới tính ở Việt Nam theo Tổng cục Dân số đã ở
mức báo động. Tỉ lệ trung bình trên toàn quốc đã là 112 nam/100 nữ. Trong vài năm tới, tỉ lệ này
có thể lên đến 115 nam/100 nữ. Đến năm 2025, cả nước sẽ có khoảng 2 triệu nam giới đến tuổi
lập gia đình nhưng không tìm được vợ. Điều đáng nói là những gia đình giàu có, trí thức, ở các
thành phố lớn, tỷ lệ chênh lệch giới tính cao hơn ở vùng nông thôn. Điều này được lý giải là do
họ có điều kiện để tiếp xúc với các dịch vụ sinh con theo ý muốn, trong đó không loại trừ việc ra
nước ngoài sử dụng dịch vụ lọc rửa tinh trùng
()
Như vậy, vấn đề sinh con trai sẽ không thể dễ dàng được giải quyết trong một sớm một
chiều. Và trong một tương lai gần, nó vẫn là một vấn đề nhức nhối đáng được quan tâm. Điều
này không còn xẩy ra cá biệt ở một số địa phương nông thôn thuần nông mà ở ngay trong lòng
các đô thị lớn.
Sinh con trai giờ không còn là chuyện của mỗi gia đình mà đã trở thành vấn đề lớn của
xã hội, năm nào cứ đến ngày dân số là các phương tiện truyền thông lại cảnh báo về nguy cơ mất
cân bằng giới tính, nhưng tỷ lệ mất cân bằng giới tính vẫn ngày càng tăng. Ngay chính bản thân
người phụ nữ cũng đặt ra áp lực như vậy đối với chính mình. Và như thế việc mất cân bằng giới
tính, việc “nhập khẩu” cô dâu sẽ là chuyện nhìn thấy được của 20-30 năm nữa mà bài học từ
Trung Quốc thì ai cũng đã biết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
2. Mai Huy Bích (1993), Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng. Nxb Văn hóa thông tin,


3. (Hồ Ngọc Châm (2011), “ý nghĩa của con cái trong gia đình nông thôn”. Luận văn thạc sĩ
xã hội học.
4. Tống Văn Chung (1996), “Bước đầu tìm hiểu về giá trị con trai trong gia đình nông thôn
và ảnh hưởng của nó đối với sự biến đổi dân số”. Luận văn thạc sĩ xã hội học.
5. Tống Duy Hợp (1997), “Xã hội học nông thôn”, Nxb Khoa học xã hội.
6. Lê Ngọc Hùng (2005), “Lý thuyết xã hội học hiện đại”, NXB Chính trị hành chính quốc
gia.
Và một số trang web như:

/>



×