Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

DỊCH vụ hệ SINH THÁI và VAI TRÒ của DỊCH vụ hệ SINH THÁI RỪNG đối với đời SỐNG NGƯỜI dân TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.65 KB, 26 trang )

DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI VÀ VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ
HỆ SINH THÁI RỪNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI
DÂN TỈNH AN GIANG

MÔN: DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI

Mục lục
I. Đặt vấn đề......................................................................................................1


II. Tổng quan vấn đề nghiên cứu......................................................................2
III. Mục tiêu - Đối tượng - Nội dung - Phương pháp nghiên cứu.....................8
3.1. Mục tiêu...........................................................................................................8
3.2. Đối tượng.........................................................................................................8
3.3. Nội dung..........................................................................................................9
3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................9
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................10
3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu..............................................................11
IV. Kết quả nghiên cứu....................................................................................12
V. Kết luận - Đề xuất.......................................................................................22
5.1. Kết luận..........................................................................................................22
5.2. Đề xuất...........................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................24

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL
HST
NLKH
PTNT
UBND
VQG



: Đồng bằng sông Cửu Long
: Hệ sinh thái
: Nông-lâm kết hợp
: Phát triển nông thôn
: Ủy ban Nhân dân
: Vườn quốc gia

DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ lát cắt sinh thái vùng núi tỉnh An Giang........................................14
Hình 4.2: Tỷ lệ hộ tham gia hoạt động sinh kế chính ở ba nhóm hộ........................21

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Dịch vụ hệ sinh thái theo tiểu hệ sinh thái và đối tượng hưởng lợi……..18
Bảng 4.2: Đặc điểm nhận biết các nhóm hộ hưởng lợi dịch vụ hệ sinh thái ………20


I. Đặt vấn đề
Rừng đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia có vai trị mật thiết.
Luật Bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam có ghi rõ: “Rừng là một trong
những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có
khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với mơi trường sinh thái, đóng góp giá trị
to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống
còn của dân tộc.”
Hệ sinh thái rừng là một hệ sinh thái (HST) có tính đa dạng sinh học cao và giữ
vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Hệ sinh thái rừng cung cấp cho
con người nhiều dịch vụ HST quan trọng như: thực phẩm, dược phẩm, gỗ, điều
hoà khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, điều tiết nước, ổn định đất, hấp thụ
carbon, và giải trí.
Dịch vụ HST rừng là nguồn sinh kế, sức khỏe và giảm nghèo cho nhiều nhóm cư

dân có liên quan. Mối quan hệ giữa HST, lợi ích tiềm năng của dịch vụ HST,
quản lý và hưởng lợi từ HST cho sinh kế của các nhóm cư dân khác nhau trong
bối cảnh mơi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội bên ngồi ln thay đổi là quan
tâm cốt lõi cho việc ra quyết định. Những nghiên cứu khoa học và ứng dụng cách
tiếp cận như thế thì rất hạn chế ở các nước khác, Việt Nam và đặc biệt là ở đồng
bằng sơng Cửu Long.
Ở Việt Nam, lợi ích từ dịch vụ HST rừng, đặc biệt là các dịch vụ liên quan cung
cấp thực phẩm và dược phẩm được khai thác, nên đời sống cư dân đã được cải
thiện. Khu vực đất dốc ở Việt Nam, thời gian qua áp dụng canh tác nông-lâm kết


hợp, đã mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội, lẫn môi trường, nên rất phù hợp
canh tác trong điều kiện biến đổi môi trường như hiện nay. Ở vùng ĐBSCL, canh
tác luân canh lúa màu được đánh giá là hệ thống mang lại hiệu quả kinh tế cao so
với thâm canh lúa và đang được nhân rộng. Mô hình luân canh như một lúa– hai
màu, hai lúa – một màu và một lúa – một màu. Vùng núi tỉnh An Giang có nhiều
điều kiện thuận lợi khai thác nơng lâm kết hợp, có tiềm năng về dược liệu, có
tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nhưng khai thác chưa hiệu quả.
Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, việc khai thác có hiệu quả dịch vụ HST
và giảm tác động đến tài nguyên rừng, thông qua phương pháp tiếp cận dịch vụ
HST gắn với sinh kế cư dân địa phương là rất cần thiết. Qua đó, giúp đánh giá
các lợi ích và định lượng được tầm quan trọng của dịch vụ HST rừng đối với đời
sống cư dân địa phương.
II. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Dịch vụ HST là khái niệm mới ra đời gần đây, khi con người khai thác quá mức
HST tự nhiên vì các mục đích khác nhau. Nghiên cứu về dịch vụ HST nhằm để
hiểu rõ hơn về vai trò của HST rừng đối với đời sống con người.
Các lợi ích đó được phân thành bốn nhóm chức năng hay bốn loại dịch vụ: (1)
cung cấp, (2) điều tiết, (3) văn hóa và (4) hỗ trợ. Nó được mơ tả cụ thể như sau:

(1)Dịch vụ cung cấp là những sản phẩm từ HST, bao gồm: thực phẩm, tơ sợi,
nhiên liệu, nguồn gen, chất sinh hóa, dược phẩm và thuốc tự nhiên, sản phẩm
trang trí và nước ngọt.


(2)Dịch vụ điều tiết là những lợi ích từ quá trình điều tiết của HST, bao gồm: duy
trì chất lượng khơng khí, điều tiết khí hậu, điều tiết nước, kiểm sốt xói mịn/lở,
lọc nước và xử lý chất thải, điều tiết dịch bệnh ở con người, kiểm soát sinh vật
thụ phấn và phịng chống bảo.
(3)Dịch vụ văn hóa là những nguồn lợi phi vật chất mà con người có được từ các
HST thông qua sự làm giàu về tinh thần, phát triển nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo,
và trải nghiệm về mỹ học. Những dịch vụ này bao gồm đa dạng về văn hóa, các
giá trị tinh thần và tơn giáo, hệ thống trí thức, các giá trị giáo
dục, cảm hứng, các giá trị mỹ học, các mối quan hệ xã hội, cảm giác về nơi chốn,
các giá trị di sản văn hóa, giải trí và du lịch sinh thái.
(4) Dịch vụ hỗ trợ là những dịch vụ cần thiết cho sự sinh ra của tất cả các dịch
vụ HST khác. Dịch vụ hỗ trợ khác với ba loại dịch vụ khác ở chỗ những
tác động của nó đối với con người hoặc là gián tiếp hoặc là diễn ra trong
một thời gian dài. Dịch vụ hỗ trợ bao gồm sản xuất sơ cấp, hình thành đất,
chu trình dinh dưỡng, chu trình nước, sự cung cấp mơi trường sống,...
Qua đó cho thấy, HST rừng cung cấp cho con người nhiều lợi ích và ln chịu
tác động bởi yếu tố con người thông qua các hoạt động sinh kế. Do vậy, nghiên
cứu về dịch vụ HST rừng phải bao gồm cả sinh kế của nhóm người có liên quan.
Hệ sinh thái rừng vùng núi tỉnh An Giang là một HST điển hình.
2.2. Các nghiên cứu có liên quan trong nước và khu vực nghiên cứu
Đa số các loại dịch vụ HST rừng chủ yếu cung cấp các lợi ích cho cộng đồng,
tương ứng mỗi HST khác nhau các lợi ích này khác nhau. Ở Mỹ, đồng bằng Rio


Grande cung cấp nguồn nước ngọt, môi trường sống cho động vật hoang dã, di

sản văn hoá và hoạt động giải trí cho người dân ở các Bang Colorado, New
Mexico và Texas. Người dân địa phương quan tâm chủ yếu là dịch vụ cung cấp
nguồn nước ngọt (84%) và bảo tồn môi trường sống cho động vật hoang dã
(54%), họ sẳn sàng chi trả khoảng 62 USD mỗi năm cho mục tiêu bảo tồn tất cả
các dịch vụ HST trên (Jadwiga and Jianhong, 2019). Ở khu vực hạ lưu sông
Mekong, HST rừng cung cấp cho con người các lợi ích như: gỗ, lâm sản ngoài
gỗ, bảo vệ đầu nguồn và hấp thụ carbon (Emerton, 2013). Ở ĐBSCL, VQG Tràm
Chim là nơi thực hiện chức năng bảo tồn đa dạng sinh học (Do Nam Thang and
Bennett, 2009) và là điểm du lịch sinh thái tiềm năng trong và ngoài nước để
khách du lịch tham quan, nghiên cứu, học tập và giải trí (Đào Văn Thắng và ctv.,
2019).
Bên cạnh đó, dịch vụ cung cấp của HST rừng là sinh kế, sức khoẻ và giảm nghèo
cho nhiều nhóm người khác nhau (De Groot et al., 2012). Do vậy, ở gốc độ nông
hộ, các lợi ích từ dịch vụ HST đóng vai trị rất quan trọng đối với sinh kế hộ, chủ
yếu là dân cư ở vùng đệm. Ở ĐBSCL, VQG U Minh Hạ, ngồi các lợi ích bảo vệ
mơi trường, cung cấp nơi ở và thức ăn cho các loài động thực vật, HST rừng còn
là nguồn sinh kế quan trọng cho người dân sống trong vùng đệm như trồng tràm,
trồng keo lai, lúa 2 vụ, và lúa – tôm (Lê Văn Dũ và ctv., 2019). VQG U Minh
Thượng, vùng đệm của vùng có 94% hộ đang có đất canh tác nghiệp, thu nhập từ
canh tác nông nghiệp chiếm 20- 80% thu nhập hộ, các nguồn thu chủ yếu từ canh


tác chuối, rau màu (khoai các loại, gừng, củ lùn, hành lá và rau các loại), lúa và
nuôi thủy sản (Trần Văn Kiệt và ctv., 2020).
Ở ĐBSCL, các lợi ích từ canh tác nông nghiệp được coi là dịch vụ HST quan
trọng đối với người dân ĐBSCL (MEA, 2007). Trong đó, canh tác lúa là dịch vụ
HST quan trọng nhất đối với sinh kế người dân thông qua hệ thống canh tác lúa
thâm canh và luân canh lúa – cá (Berg et al., 2016). Canh tác lúa ở các vùng của
ĐBSCL tiếp tục theo hướng thâm canh, đặc biệt ở vùng có điều kiện đất và nước
thuận lợi (Đặng Kiều Nhân, 2009). Theo Quyết định số 1898/QĐBNN-TT của

Bộ Nông nghiệp và PTNT, diện tích thâm canh lúa ba vụ ĐBSCL chiếm khoảng
45% tổng diện tích canh tác nơng nghiệp, chủ yếu ở Tứ giác Long Xuyên và
Đồng Tháp Mười (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016). Tuy nhiên, canh tác lúa ba
vụ tăng là nguyên nhân làm suy giảm các dịch vụ HST khác như chất lượng
nước, động vật thuỷ sinh, thực vật, môi trường sống và thiên địch (Berg et al.,
2016). Bên cạnh đó, hoạt động ni cá chun canh và khai thác thuỷ sản cũng
cung cấp nhiều lợi ích quan trọng đối với sinh kế người dân ĐSCSL. Hệ sinh thái
sông Hậu cung cấp cá tra thương phẩm khoảng 328,0 tấn cá tra/ha/vụ, thuỷ sản
khác 54,0 tấn/m3/năm và 2,6 tấn/hộ/năm. Ngồi ra, dịch vụ HST cịn thể hiện vai
trị ở các mặt xã hội như tạo công ăn việc làm, nguồn nước sinh hoạt và các giá
trị sinh thái và văn hoá (Nguyễn Thị Kim Quyên và Yakupitiyage, 2016).
Ở tỉnh An Giang, HST rừng núi chủ yếu thuộc hai huyện miền núi Tri Tôn và
Tịnh Biên, khai thác rừng để canh tác nơng nghiệp nên các lợi ích từ sản phẩm
rừng giảm, canh tác nông lâm nghiệp tăng lên. Vùng trên núi, rừng tự nhiên


được thay thế bằng rừng trồng với các loài cây chủ yếu cây phù trợ như trồng
cây rừng (keo lai và tràm bông vàng) và cây ăn trái (chủ yếu xoài). Vùng chân
núi nhiều cát chủ yếu trồng củ sắn, khoai mì, gừng và tầm vong. Vùng ruộng
trên khơng chủ động nước tưới, chủ yếu trồng các loại rau màu (củ sắn, khoai
các loại, đậu các loại, gừng, mè và rau các loại) và chăn ni bị. Vùng ruộng
dưới chủ yếu là độc canh cây lúa như lúa hai vụ và lúa ba vụ. Vùng này trước
năm 1945 chỉ trồng các giống lúa mùa (Nàng Tây Đùm, Nàng Nhen, Nàng
Môn, Ba Sào) có năng suất từ 01 – 02 tấn/ha. Từ năm 1970 bắt đầu trồng lúa
hai vụ, 1996 - 2000 canh tác lúa hai vụ là chủ yếu với hai giống là IR50404 và
IB64B, năng suất khoảng 04 tấn/ha (Nguyễn Văn Minh, 2011). Theo Nguyễn
Duy Cần (2009), canh tác lúa ở huyện Tri Tơn có sự chuyển dịch rõ rệt, sau
năm 2000 diện tích lúa mùa giảm từ 34,9% hộ trồng đến năm 2006 cịn 10,2%
hộ trồng, diện tích lúa hai vụ và ba vụ tăng.
Để đánh giá vai trò của HST đối với đời sống con người, người ta thường đánh

giá các lợi ích mà dịch vụ HST mang lại cho con người. Các lợi ích con người
hưởng lợi chủ yếu là các dịch vụ và sản phẩm hàng hố được giao dịch trên thị
trường, nó có giá trị và có thể đo lường được. Các lợi ích thường gắn với các lợi
ích cộng đồng, có thể được phân chia thành các lợi ích kinh tế, xã hội và môi
trường.
Xét về mặt kinh tế, HST rừng cung cấp cho con người các lợi ích kinh tế thiết
thực, chủ yếu là các sản phẩm hữu hình và có giá trị ở nhiều cấp độ. Giá trị gỗ và
lâm sản mà rừng cung cấp cho nền kinh tế thị trường trên thế giới nói chung là


hơn 450 tỷ USD mỗi năm, trong đó giá trị lâm sản thương mại quốc tế từ 150 tỷ
đến 200 tỷ USD (Munang et al., 2011). Ở Campuchia, giá trị của rừng tập trung
chủ yếu là giá trị từ lâm sản ngoài gỗ và tổng giá trị thu nhập từ lâm sản ngồi gỗ
của người dân Campuchia trung bình là 280 – 345 USD/hộ/năm (Bladen, 2013).
Tuy nhiên, giá trị trên thị trường hiện tại chỉ là một phần của toàn bộ giá trị mà
HST đó cung cấp (Close at el., 2009). Theo MEA (2005), ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới, các giá trị thị trường của các HST như sản xuất gỗ và gỗ nhiên liệu
ít hơn một phần ba tổng giá trị kinh tế mà HST rừng mang lại.
Xét về mặt xã hội, HST rừng là nguồn sinh kế, sức khỏe và giảm nghèo cho
nhiều nhóm người có liên quan. Theo Fisher et al. (2009), các lợi ích từ HST
rừng đã trực tiếp hay gián tiếp tạo ra sự thịnh vượng của con người. Trên thực tế,
dịch vụ HST đã và đang đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế và tạo
việc làm cho con người. Ước tính tổng giá trị của các dịch vụ HST trên thế giới là
rất đáng kể và dao động khoảng 490 tỷ USD/năm cho tổng các dịch vụ HST .
Trong đó, các dịch vụ HST rừng đã đóng góp hơn 10% trong GDP của nhiều
quốc gia nghèo nhất thế giới. Và trong tất cả các nước đang phát triển, ngành lâm
nghiệp cung cấp việc làm chính thức cho hơn 10 triệu người, việc làm phi chính
thức khoảng 30 triệu tới 50 triệu người, và hơn 410 triệu người phụ thuộc trực
tiếp vào rừng để sinh sống và tạo thu nhập. Một ước tính khác có khoản 1,6 tỷ
người mà sinh kế của họ phụ thuộc gián tiếp vào hàng hóa và dịch vụ HST rừng.

2.3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu tại khu vực


Các nghiên cứu về giá trị dịch vụ HST cung cấp cho sinh kế hộ còn rất hạn chế,
chủ yếu nơng nghiệp đem lại lợi ích cho sinh kế.
Qua đó cho thấy, giá trị từ canh tác nông nghiệp gia tăng có phải là giải pháp phát
triển bền vững trong có mối quan hệ nhân quả giữa phát triển sinh kế không gây
hại HST rừng. Ở hai huyện miền núi tỉnh An Giang chưa có nghiên nào xác định
được mối quan hệ nhân quả này. Do vậy, việc lượng giá giá trị dịch vụ HST rừng
cần phải gắn với sinh kế hộ, để đưa ra các quyết định thoả hiệp vừa phát triển
kinh tế - xã hội vừa bảo vệ tài nguyên rừng.
III. Mục tiêu - Đối tượng - Nội dung - Phương pháp nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Phân tích mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng vùng núi tỉnh An Giang với sinh
kế của cư dân sống trong HST góp phần tạo cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập
người dân. Xác định các loại dịch vụ HST rừng và giá trị dịch vụ HST rừng mà
hộ dân địa phương hưởng lợi tại bốn xã nghiên cứu ở hai huyện miền núi Tri Tôn
và Tịnh Biên
3.2. Đối tượng
Nghiên cứu chọn bốn xã đại diện HST rừng vùng núi tỉnh An Giang để thu
thập số liệu, đó là xã Núi Tơ, xã Lê Trì, xã Lương Phi và xã An Hảo. Đây là
nơi có HST rừng phịng hộ đồi núi chiếm tỷ trọng lớn, có diện tích đất lâm
nghiệp và đất nông nghiệp cung cấp nhiều dịch vụ HST cho sinh kế hộ, và là
nơi sinh kế hộ hưởng lợi dịch vụ HST rừng như canh tác nông nghiệp, khai
thác tài nguyên rừng và các hoạt động phục vụ du lịch . Hệ sinh thái rừng núi


nhạy cảm đối với môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng
nhiều hơn so với các HST đất ngập nước khác ở ĐBSCL. Do đó, HST này
khó quản lý và cần ưu tiên quan tâm nghiên cứu nhiều hơn.

3.3. Nội dung
Tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng và sinh kế cư dân sống
trong HST rừng. Đối với dịch vụ HST rừng, nghiên cứu chỉ đo lường giá trị các
loại dịch vụ HST rừng mà sinh kế hộ hưởng lợi trực tiếp, nó có giá trị và được
giao dịch thị trường. Các loại dịch vụ đó chủ yếu là dịch vụ cung cấp và dịch vụ
văn hố như lợi ích thu được từ canh tác nơng nghiệp; lợi ích từ khai thác tài
nguyên rừng; và lợi ích từ hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch. Các loại dịch vụ
điều tiết và dịch vụ hỗ trợ như điều hoà tiểu khí hậu, phịng chống xói mịn đất và
bảo vệ nguồn gen quý không được quan tâm trong nghiên cứu này. Lợi ích từ các
dịch vụ HST này khơng được giao dịch và khơng có giá trên thị trường, ở cấp hộ
dựa vào cảm tính để lượng giá dễ xảy ra sai số. Đối với sinh kế cư dân, nghiên
cứu dựa vào tham vấn chính quyền địa phương để phân loại kết quả sinh kế và
xác định đối tượng hưởng lợi trực tiếp, gián tiếp dịch vụ HST rừng và đối tượng
khác.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Dựa vào hai đối tượng nghiên cứu là dịch vụ HST và sinh kế hộ, tiến trình thu
thập số liệu gồm bốn bước: (1) phỏng vấn người am hiểu dịch vụ HST, đối tượng
nghiên cứu là viên chức quản lý cấp tỉnh và cấp huyện; (2) phỏng người am hiểu


sinh kế hộ các xã nghiên cứu, đối tượng là cán bộ ấp; (3) đánh giá nơng thơn có
sự tham gia của cộng đồng; và (4) phỏng vấn hộ bằng phiếu phỏng vấn.

3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu


Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích số liệu định tính và định lượng. Số
liệu định tính đã thu thập được tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu thể hiện
sự liên kết giữa các nguồn số liệu khác nhau. Số liệu định lượng, sử dụng phân

tích hạch tốn hiệu quả tài chính để tính tốn giá trị dịch vụ HST rừng , các nội
dung còn lại sử dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tích mối liên hệ và
sự tương quan giữa các biến trong nghiên cứu, cụ thể được trình bày trong bảng


IV. Kết quả nghiên cứu
Dựa vào chức năng của rừng là phòng hộ đầu nguồn, HST rừng vùng núi tỉnh An
Giang giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói
mịn, điều hịa khí hậu và bảo vệ môi trường (Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang,
2018). Trên thực tế, HST rừng còn giữ vai trò quan trọng đối với sinh kế cộng
đồng cư dân điạ phương, là nơi canh tác nông nghiệp, khai thác các sản phẩm tự
nhiên và hoạt động phục vụ du lịch.
Dịch vụ HST rừng đem lại lợi ích cho cư dân được xác định dựa vào đặc điểm
nguồn tài nguyên và canh tác nông nghiệp. Nguồn tài nguyên rừng và các canh
tác nông nghiệp rất đa dạng và phân bố không đều nên HST rừng được phân chia
thành ba tiểu HST khác nhau để so sánh. Sự phân chia này dựa vào các chỉ tiêu
như địa hình, nguồn nước, đất đai, tài nguyên rừng, cây trồng và vật nuôi (Hình
4.1).
Dựa vào lát cắt sinh thái đi từ đỉnh núi đến chân núi và đồng bằng ven chân núi
ven chân núi cho thấy, các nguồn tài nguyên và canh tác nông nghiệp phân bố
khác nhau giữa các tiểu HST và chúng có mối quan hệ với nhau. Mối liên hệ
chính là việc cấp nước suối từ tiểu HST đồi núi cung cấp cho tiểu HST ruộng trên
để canh tác lúa và rau màu, nhờ có địa hình thấp dần về phía đồng bằng. Trước
năm 1980, tiểu HST đồi núi cịn rừng nguyên sinh, nước suối được cung cấp từ
trên đồi núi xuống đến các ruộng trên và kể cả ruộng dưới, với lượng nước rất dồi
dào. Từ năm 1992 đến nay, nhờ các chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
nguồn nước suối lại phục hồi trở lại nhưng chỉ có thể cung cấp đến vùng chân núi
và một số nơi vùng ruộng trên, lượng nước này chỉ chiếm khoảng 40% so với



trước kia. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao,
lượng mưa ít hơn và tiểu HST đồi núi chủ yếu là rừng trồng nên đất khơng cịn
giữ được nước mưa như trước kia. Bên cạnh đó, ở các tiểu HST khác nhau có
những cơ hội và thách thức khác nhau.

Hình 4.1: Sơ đồ lát cắt sinh thái vùng núi tỉnh An Giang

Ruộng trên
Cao độ 08

Ruộng dưới
Cao độ 04 – 08

-30 m

m

Nguồn

độ dốc cao trên 250
- Suối nhỏ, tháng 12 - 05

Suối nhỏ, từ

- Hệ thống

nước

khơng có nước


tháng 12 -05

kênh mương

khơng có

nội đồng

Địa hình

Đồi núi
- Cao độ 400 m trở lên, dốc
dưới 250
- Cao độ từ 30 m – 400 m,

Loại đất

nước
- Đất pha cát, đất cát, nhiều đá - Cát pha thịt - Sét pha thịt
- Cá nhân sở hữu

- Cá nhân sở - Cá nhân sở

Tài

- Cây sao, cây dầu, sến, keo,

hữu
- Không có


ngun

dó bầu, dược liệu, rau rừng,

rừng
Cây

đơng vật rừng
- Cây ăn trái: xoài, chuối, cam, - Rau màu,

trồng

quýt, bưởi, sầu riêng, bơ, dừa lúa

hữu
- Khơng có

- Lúa


vật
ni
Lợi ích

và mít
- Rau màu: su và đậu rồng
- Sản phẩm tự nhiên: củi,

- Bò, heo, gà
- Sản phẩm


gỗ, nước suối, mật ong,

nông

rau rừng, dược liệu và

nghiệp:

động vật rừng.

rau màu,

- Sản phẩm nơng nghiệp: cây
ăn trái

- Lúa

lúa, bị,
heo, gà

và ít rau màu
- Phục vụ du lịch ven chân núi
Cơ hội

Cấm
- Phù hợp trồng cây ăn trái có - Phù
giá trị
- Trồng rau màu/dược liệu
dưới tán rừng

- Nhu cầu du lịch tăng

hợp - Nhu cầu

trồng

lúa

canh tác

mùa (nông

nông nghiệp

nghiệp hữu

hữu cơ

cơ)
- Nuôi bị

Thách

- Thâm canh xồi

thức

- Khai thác q mức dược
liệu tự nhiên
- Nắng nóng, thiếu nước mùa

khơ

- Trữ nước
- Thiếu
nước

- Thâm canh
lúa

mùa khô

- Sử dụng

- Rủi ro mất

thuốc

mùa

BVTV


Đồi núi có cao độ 30 m trở lên, nhờ có hệ thống canh tác NLKH với độ che phủ
20,7% đã giúp phục hồi và lưu giữ đất, giữ nước, hạn chế xói mịn và cung cấp
nước cho các tiểu HST vùng dưới. Ngoài ra, hệ thống canh tác này trước mắt đã
phát huy hiệu quả thông qua việc giữ rừng và tận dụng đất rừng để trồng trọt tạo
thu nhập cho hộ có đất trên đồi núi, qua đó làm giảm nhu cầu mở rộng, khai phá
đất rừng để trồng trọt hay việc thâm canh. Hay nói cách khác, canh tác NLKH
vùng trên núi đã làm giảm sức ép của con người vào tài nguyên rừng, giảm tốc
độ phá rừng và hạn chế thâm canh các tiểu HST khác. Tuy nhiên, cây rừng được

trồng vì mục đích bảo vệ rừng, chưa khai thác, và các loài cây ăn trái có giá trị
kinh tế khơng cao.
Ruộng trên có địa hình tương đối cao, cao độ 08 - 30 m, có điều kiện thuận lợi
thích hợp với trồng nhiều loại cây trồng vật nuôi như cây ăn trái, rau màu, lúa
mùa trên và các loại cây lấy củ. Nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất nông
nghiệp chủ yếu là nước mưa và nước suối chảy tự do từ các khe núi của vùng
trên núi xuống. Tùy theo địa hình và lượng nước cấp mà người dân có thể canh
tác các loại cây trồng khác nhau. Các khu vực đất thấp hoặc gần các con suối, cư
dân canh tác một vụ lúa mùa trên – một vụ màu hay hai vụ lúa trong năm, còn lại
đa số sử dụng nước mưa để canh tác một vụ màu hoặc lúa trong năm. Sinh kế
người dân chủ yếu là canh tác nông nghiệp, đối tượng canh tác rau màu chủ yếu
là người Kinh, canh tác lúa và chăn ni bị là người Khmer.
Ruộng dưới có địa hình thấp hơn từ 04 – 08 m, không chịu ảnh hưởng bởi việc
cấp nước của tiểu HST đồi núi, và thường chịu ảnh hưởng ngập lũ mỗi năm từ 02


- 05 tháng. Là tiểu HST tiếp giáp với đồng bằng đất ngập nước ĐBSCL, có hệ
thống kênh mương nội đồng thuận lợi trong canh tác lúa 02 – 03 vụ/năm so tiểu
HST ruộng trên. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do điều kiện tự nhiên thay đổi thất
thường nên HST vùng này cũng gặp trở ngại trong quá trình canh tác. Vấn đề lũ
thấp nên gây thiếu nước tưới cho cây trồng, và ảnh hưởng đến mùa vụ canh tác.
Mặt khác, vấn đề thâm canh tăng vụ đã làm cho dịch hại, sâu bệnh và cỏ dại xuất
hiện nhiều hơn, làm ảnh hưởng chất lượng và năng suất cây trồng.
Ngoài ra, HST rừng vùng núi tỉnh An Giang là nơi có nhiều di tích lịch sử nổi
tiếng và tâm linh với cụm di tích Thới Sơn với nhiều chùa như chùa Thới Sơn,
chùa Phước Điền, chùa Vạn Linh và chùa Phật Lớn, nên nó có giá trị về mặt văn
hóa-lịch sử. Mặt khác, HST rừng núi tỉnh An Giang tiếp giáp với biên giới
Campuchia, có đơng người dân tộc Khmer sinh sống, nên HST rừng cịn có giá
trị về mặt văn hố.
Trên cơ sở tham vấn chính quyền địa phương về đối tượng hưởng lợi dịch vụ

HST rừng, nghiên cứu đã tổng hợp được các loại dịch vụ HST rừng mà hộ hưởng
lợi ở các tiểu HST khác nhau, kết quả được trình bày trong Bảng 4.2

Bảng 4.1: Dịch vụ hệ sinh thái theo tiểu hệ sinh thái và đối tượng hưởng lợi

Các loại dịch vụ

Cung cấp

Tiểu hệ sinh thái

Đối tượng


(1)

(2)

1. Dịch vụ cung cấp
- Sản phẩm nông nghiệp Trái cây

(3)

Hộ

x

Cộng đồng

x


Rau màu

x

Lúa

x

Vật ni (bị)

x

x
x

x
x

Gỗ

x

Củi

x

Nước

x


Mật ong

x

Rau rừng

x

Dược liệu

x

x

Động vật
rừng

x

x

x

x

Đất đồi núi
được che phủ

x


x

- Bảo vệ nguồn gen quý Nơi sống các
loài động
thực
vật quý hiếm

x

x

- Sản phẩm rừng

2. Dịch vụ điều tiết
- Điều hịa tiểu khí hậu Mát hơn nhờ
cây rừng và
cây lâu năm
- Hạn chế xói mịn đất

x
x

x

x

x

x

x

x

x

3. Dịch vụ hỗ trợ

4. Dịch vụ văn hóa
- Phát triển du lịch

Tham quan
ngắm cảnh,
di tích lịch sử
và chùa

x

x

x


* Tiểu hệ sinh thái: (1) = đồi núi; (2) = ruộng trên; và (3) = ruộng dưới
Dấu (x) xuất hiện dịch vụ hệ sinh thái tương ứng với từng tiểu hệ sinh
thái và từng đối tượng hưởng lợi.
Qua đó cho thấy, dịch vụ HST rừng vùng núi tỉnh An Giang giữ chức
năng quan trọng phòng hộ đầu nguồn, và là nguồn sinh kế quan trọng của
cư dân địa phương. Nhóm người hưởng lợi dịch vụ HST rừng chủ yếu là
cộng đồng trong và ngồi huyện hưởng lợi; trong đó, lợi ích từ canh tác

nơng nghiệp là hộ gia đình hưởng lợi nhờ quyền sở hữu đất đai. Dịch vụ
HST rừng hộ hưởng lợi chủ yếu là dịch vụ cung cấp và dịch vụ văn hố.
Các lợi ích từ dịch vụ cung cấp như: cây ăn trái, lúa, rau màu, bò, dược
liệu, rau rừng, củi, gỗ và nước suối, là các sản phẩm hữu hình dễ dàng
nhận biết dựa vào sinh kế hộ và đo lường được thông qua tham vấn cộng
đồng. Ngược lại, các lợi ích từ dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ điều tiết, có thể
xác định được dựa vào cảm tính nên khó nhận biết được ở cấp độ hộ.
Trên thực tế, các dịch vụ như bảo tồn ĐDSH, điều tiết nước, hạn chế xói
mịn, điều hồ khí hậu có thể nhận biết và đo lường được bởi các nhà
khoa học và nhà quản lý. Đối với các lợi ích từ dịch vụ văn hố phát triển
du lịch có liên quan đến nhiều nhóm người đến từ nơi khác, khác huyện
và khác tỉnh, nên khó xác định các đối tượng thụ hưởng.
Để xác định nhóm hộ hưởng lợi dịch vụ HST rừng, nghiên cứu đã dựa
vào các hoạt động sinh kế chính của cư dân đang sinh sống tại địa


phương. Kết quả cho thấy, nhóm người có liên quan đến dịch vụ HST
rừng có thể chia thành bốn nhóm hưởng lợi: (1) nhóm hưởng lợi trực
tiếp từ dịch vụ cung cấp, (2) nhóm hưởng lợi trực tiếp từ dịch vụ văn
hố, (3) nhóm hưởng lợi gián tiếp và (4) cịn lại là nhóm khác, chi tiết
được trình bảy trong Bảng 4.2
Bảng 4.2: Đặc điểm nhận biết các nhóm hộ hưởng lợi ích dịch vụ hệ
sinh thái

T
T

Nhóm hộ
hưởng lợi


Đặc điểm nhận biết
Lợi ích từ dịch vụ
HST

Hoạt động sinh kế chính

Trực tiếp

- Sản phẩm nông
nghiệp

Nông nghiệp và khai thác
rừng

1

- Sản phẩm rừng
Trực tiếp

- Phục vụ du lịch

Phục vụ dịch vụ ăn uống và
vận chuyển đi lại tại điểm
du lịch

Gián tiếp

- Làm th nơng
nghiệp


Làm th nơng nghiệp

Khác

- Nguồn lợi khác

Cịn lại (tiểu chủ công
nghiệp, buôn bán, dịch vụ,
cán bộ và nhận trợ cấp)

2
3

4

Kết quả phân loại hoạt động sinh kế chính của cư dân bốn xã nghiên
cứu cho thấy có khoảng 43,7% hộ tham gia vào nông nghiệp, 12,3%
tham gia dịch vụ nơng nghiệp, cịn lại 43,8% hộ tham gia vào phi nơng
nghiệp (Phụ lục D6). Kết quả phân tích cũng cho thấy, hoạt động sinh
kế ở ba nhóm hộ có mối liên hệ với nhau (P <0,05). Trong nơng
nghiệp, nhóm hộ khá trồng lúa chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm hộ trung


bình và hộ nghèo, ngược lại nhóm hộ nghèo tham gia dịch vụ nông
nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp chủ yếu là
làm thuê như: bón phân xịt thuốc, làm cỏ, cày thuê và vận chuyển
nơng sản th (Hình 4.2)

Hình 4.2: Tỷ lệ hộ tham gia hoạt động sinh kế chính ở ba nhóm hộ


Nhìn chung, các nhóm hưởng lợi dịch vụ HST rừng phụ thuộc nhiều
vào hoạt động sinh kế vì có liên quan đến việc làm và thu nhập của cư
dân. Hộ khá có nhiều đất nơng nghiệp có xu hướng thay đổi mức sống
theo chiều hướng tăng so với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo,
và hộ nghèo ở xã Lê Trì cũng đang có xu hướng gia tăng mức sống.
V. Kết luận - Đề xuất
5.1. Kết luận
Dịch vụ HST rừng mà hộ hưởng lợi chủ yếu là dịch vụ cung cấp và dịch
vụ văn hoá. Dịch vụ cung cấp gồm lợi ích từ canh tác nơng nghiệp và từ
sản phẩm khai thác từ rừng. Lợi ích từ canh tác nơng nghiệp như trồng


cây ăn trái, lúa, màu, bò, được phân bố khác nhau ở bốn xã nghiên cứu,
và hiện nay tỷ lệ hộ hưởng lợi dịch vụ này cao nhất.
Giá trị từ canh tác nơng nghiệp đem lại lợi ích cho sinh kế được tính trên
đơn vị diện tích đất. Giá trị từ khoai mì ở tiểu HST ruộng trên và các hệ
thống canh tác NLKH tiểu HST đồi núi mang hiệu quả kinh tế cao, có
triển vọng phát triển, các lợi ích về mặt xã hội và môi trường chưa được
đánh giá trong nghiên cứu.
Giá trị từ sản phẩm rừng mà hộ hưởng lợi trực tiếp rất thấp, chủ yếu là củi
và rau rừng. Hộ dân khai thác củi chủ yếu ở xã Lương Phi ven chân núi
Dài, khai thác rau rừng chủ yếu ở xã An Hảo ven chân núi Cấm. Giá trị từ
phục vụ du lịch chủ yếu từ kinh doanh ăn uống và dịch vụ đi lại. Hộ dân
hưởng lợi dịch vụ này chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu hộ dân gần khu du lịch
núi Cấm ở xã An Hảo. Các lợi ích khác chưa xác định được giá trị do
người nơi khác đến khai thác nên không xác định được đối tượng hưởng
lợi.
5.2. Đề xuất
Trong nghiên cứu PTNT, tiếp cận dựa vào mối quan hệ giữa dịch vụ HST
và sinh kế hộ là phương pháp tiếp cận mới, có tính khoa học cao và có thể

ứng dụng trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạch định
chính sách. Do vậy, để làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định và thực
thi chính sách, cần mở rộng nghiên cứu và áp dụng khung lý thuyết phân


tích mối quan hệ giữa dịch vụ HST và sinh kế hộ cho các HST rừng núi
có đồng bằng khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, 2018. Báo cáo tổng kết hoạt động năm
2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019. Tỉnh An Giang.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, 2019. Báo cáo tổng kết hoạt động năm
2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020. Tỉnh An Giang.
Cục Thống kê tỉnh An Giang, 2019. Niên giám thống kê tỉnh An Giang
năm 2018. Tỉnh An Giang.
Đào Thế Tuấn, 1984. Hệ sinh thái nông nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học
Kỹ thuật. Hà Nội.
Đào Văn Thắng, Nguyễn Văn Hiệp, Phạm Thị Thanh Trang, Nguyễn
Minh Lâm và Võ Đình Long, 2019. Vai trò của cộng đồng trong phát
triển du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường vườn quốc gia Tràm Chim,
tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Cơng nghệ và Thực phẩm Trường Đại
học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh.
Đặng Kiều Nhân, 2009. Năng suất và lợi tức sản xuất lúa cao sản ở đồng
bằng sông Cửu Long giai đoạn 1995-2006. Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Cần Thơ.


Đặng Thị Kim Phượng và Đỗ Văn Xê. 2011. So sánh hiệu quả sản xuất
giữa hai mơ hình độc canh lúa ba vụ và lúa luân canh với màu tại huyện
Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ

Hoàng Kim Ngũ và Phùng Ngọc Lan, 2005. Sinh thái rừng. Nhà Xuất bản
Nơng nghiệp. Hà Nội
Hồng Thị Phượng, 2017. Phân tầng xã hội về thu nhập và chi tiêu ở Việt
Nam. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế.
Nguyễn Thị Huệ, 2016. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chênh
lệch giàu nghèo ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế học.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Nguyễn Duy Cần, 2009. Đánh giá thực trạng các hệ thống canh tác và đề
xuất các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng bền vững cho
huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần
Thơ, 12: 356-364.
Nguyễn Đình Hịe, 2007. Mơi trường và phát triển bền vững. Nhà xuất
bản Giáo dục. Hà Nội.
Nguyễn Đức Thắng, 2003. Điều tra thảm thực vật rừng tỉnh An Giang.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang.
Nguyễn Hiếu Trung, Văn Phạm Đăng Trí và Võ Thị Phương Linh, 2012.
Phân vùng sinh thái nông nghiệp ở ĐBSCL: Hiện trạng và xu hướng thay
đổi trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu. Trong hội thảo
quốc tế Việt Nam học lần thứ IV.


×