Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng thứ sinh nghèo ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.15 KB, 10 trang )

BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ
Môn: Kỹ thuật lâm sinh
Câu hỏi: Nêu một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng thứ sinh
nghèo ở Việt Nam. Lựa chọn và phân tích một trong số các giải pháp đó? Liên hệ thực
tiễn áp dụng giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi rừng thứ sinh nghèo ở nước
ta?
BÀI LÀM
I . Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng thứ sinh nghèo ở nước ta:
1. Tu bổ rừng và khoanh nuôi tái sinh:
- Tu bổ rừng còn gọi là chặt tu bổ rừng hay chặt cải thiện rừng, tu bổ rừng biểu
thị những tác động lâm sinh như chặt bỏ những cây vô dụng (cây gỗ, cây bui, dây
leo…) và tái sinh thêm những loài cây hợp mục đích kinh doanh trong các quần thụ
già sau khi khai thác chính nhằm điều chỉnh lại kết cấu và cấu trúc rừng, cải thiện điều
kiện sống của rừng và thu hồi gỗ kém chất lượng.
- Mục tiêu xử lý lâm sinh trong tu bổ rừng nhằm cải thiện cấu trúc rừng và tạo
lập tái sinh rừng.
- Khoanh nuôi rừng là giải pháp kỹ thuật mang lợi ích kinh tế - sinh thái cao.
Tận dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thể rừng tự nhiên thông qua các biện pháp
ngăn chặt tác động bất lợi từ bên ngoài như: Khai thác, chặt phá, chăn thả, lửa rừng…
2. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên:
Là kỹ thuật phục hồi rừng dựa vào năng lực tái sinh tự nhiên của rừng nghèo
hiện có là chính và sự kết hợp đồng thời những biện pháp mang tính hành chính như
khoanh nuôi tái sinh với sự can thiệp của một số kỹ thuật: bổ xung mật độ, tổ thành
cây tái sinh để đám bảo rừng được phục hồi đáp ứng mục tiêu đặt ra.
3. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp với trồng bổ sung:
Là giải pháp tổng hợp về kỹ thuật và kinh tế xã hội nhằm phục hồi rừng trong
một thời gian xác định.
Là giải pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh, diễn thể tự nhiên để phục hồi
rừng, thông qua các biện pháp bảo vệ, kỹ thuật lâm sinh và trồng tu bổ cần thiết.
4. Làm giàu rừng:


1


Làm giàu rừng được hiểu là một giải pháp kỹ thuật lâm sinh
nhằm cải thiện tỷ lệ cây mục đích ở rừng nghèo (hoặc tỷ lệ cây tốt ở
rừng trồng) mà không loại bỏ thảm thực vật rừng cũ và các cây non
mục đích có sẵn. Kỹ thuật làm giàu rừng trước hết phải tận dụng
được sự hỗ trợ của nền rừng cũ đối với cây đưa vào làm giàu cùng
sinh trưởng với những lồi đã có sẵn trong tự nhiên.
5. Cải tạo rừng thứ sinh nghèo
Là tổng hợp các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm thay đổi về cơ bản những
lâm phần có tổ thành, cấu trúc, ngoại mạo không phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
6. Kỹ thuật phục hồi rừng bằng phương pháp tạo khung rừng
Kỹ thuật tạo khung rừng là kỹ thuật trồng từ 20 đến 30 loài cây
bản địa được lựa chọn nhằm tái tạo lại tiểu hoàn cảnh rừng trên đất
rừng đã bị thối hóa. Cây trồng tạo khung rừng được trồng hồn toàn
ngẫu nhiên với mật độ trồng khoảng xấp xỉ 3000 cây/ha. Nếu có các
cây con tự nhiên có sẵn có thể giảm mật độ trồng. Những loài cây
này được trồng và chăm sóc (làm cỏ, bón phân...) cẩn thận trong hai
năm đầu. Sau hai năm, cây trồng đã có thể chiếm giữ được không
gian sống tạo ra được độ che bóng để ngăn chặn cỏ dại. Cây trồng
tạo khung rừng cịn tái lập lại cấu trúc rừng ban đầu thơng qua hình
thành các tầng tán. Hơn nữa, những lồi cây tạo khung rừng cịn có
vai trị phục hồi lại một số quy trình sinh thái quan trọng khác như
chu trình tuần hoàn vật chất, đặc biệt là lớp thảm mục rừng cải thiện
tính chất lớp đất mặt... Điều này gián tiếp dẫn tới tạo điều kiện thuận
lợi cho hạt giống nảy mầm và tải lập lại quá trình tái sinh tự nhiên từ
nguồn hạt giống nơi khác phát tán đến nhờ động vật, nhờ gió... do có
tiểu khí hậu ẩm và mát hơn trên nền rừng, lớp đất mặt màu mỡ hơn
và khơng có sự cạnh tranh của cỏ dại, dây leo...

II. Phân tích giải pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự
nhiên kết hợp trồng bổ xung
Đây là tên gọi đầy đủ cho một giải pháp tổng hợp về kỹ thuật
và kinh tế - xã hội nhằm phục hồi lại rừng trong một thời hạn xác
định (trong thực tiễn sản xuất thường gọi là khoanh ni có tác

2


động). Trong Quy phạm QPN 21-98 định nghĩa khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh kết hợp trồng bổ sung là một giải pháp lợi dụng triệt để khả
năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng thông qua các biện
pháp bảo vệ, biện pháp kỹ thuật lâm sinh và trồng bổ sung cần thiết.
1. Đối tượng
Theo quy định, đối tượng khoanh ni có tác động là đất Lâm
nghiệp đã mất rừng mà quá trình tái sinh và diễn thế tự nhiên cho
phép phục hồi lại rừng, đáp ứng được những yêu cầu kinh tế - xã hội
và môi trường trong thời gian xác định. Cụ thể:
- Đất đã mất rừng do bị khai thác kiệt.
- Nương rẫy bỏ hoá còn tinh chất đất rừng.
- Trảng cỏ cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.
Các đối tượng trên ít nhất phải có một trong các tiêu chuẩn sau:
+ Cây con mục đích tái sinh phải có trên 300cây/ha với chiều
cao trên 50cm.
+ Gốc mẹ có khả năng tái sinh chồi phải có trên 150gốc/ha,
phân bố tương đối đều.
+ Có ít nhất 25 cây mẹ gieo giống tại chỗ trên một hecta và có
nguồn giống từ các khu rừng lân cận.
- Các loại rừng tre nứa phục hồi sau khai thác, nương rẫy có độ
che phủ trên 20% diện tích, phân bố đều.

- Đối với rừng phịng hộ, ở khu vực xung yếu và rất xung yếu,
nơi xa xơi hẻo lánh, chưa có điều kiện tác động trong 10 năm sau đó,
ngồi những đối tượng trên, ở nơi có độ che phủ trên 40% và có khả
năng tự phục hồi thành thảm cây bụi, cỏ cao trên 1 mét cũng được
đưa vào khoanh nuôi xúc tiến tái sinh do dân tự kết hợp trồng các
lồi cây cơng nghiệp lâu năm, cây ăn quả hoặc đặc sản tạo tàn che
như cây rừng.
2. Thời gian tác động và tiêu chuẩn từng được cơng
nhận hồn thành khoanh ni có tác động
(1) Đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng
- Thời gian từ 4-6 năm.

3


- Độ tàn che cây gỗ từ 0,6 trở lên và dưới tán có cây bụi thảm
tươi.
- Ở rừng tre nứa phải có độ che phủ trên 80%.
- Rừng phịng hộ ở khu vực xung yếu, rất xung yếu độ che phủ
của cây bụi, cỏ cao trên 1 mét phải trên 80%.
(2) Đối với từng sản xuất
- Thời gian từ 5-8 năm.
- Rừng phục hồi phải có ít nhất 500 cây mục đích trên một hecta,
phân bố đều, có chiều cao trung bình trên 4 mét và độ tàn che tối
thiểu là 0,5.
- Rừng tre nứa có độ che phủ trên 80% và số cây đạt tiêu chuẩn
khai thác trên 25%.
Sau khi rừng đạt các tiêu chuẩn trên, các đối tượng này tiếp tục
được chăm sóc, quản lý và ni dưỡng theo Quy phạm kỹ thuật xây
dựng rừng phòng hộ đầu nguồn và Quy phạm các giải pháp kỹ thuật

lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa.
3. Các biện pháp kỹ thuật trong khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh kết hợp trồng bổ sung
Các biện pháp kỹ thuật tác động trong giải pháp này được chia
thành hai mức độ:
(1) Mức độ tác động thấp: chủ yếu là quản lý bảo vệ như cấm
chăn thả, phòng cháy, bảo vệ cây mẹ gieo giống và cây tái sinh.
Trong điều kiện cho phép có thể bổ sung trồng cây cơng nghiệp, cây
ăn quả, cây đặc sản do dân tự bỏ vốn.
(2) Mức độ tác động cao: có thể sử dụng tổng hợp các biện
pháp chăm sóc, ni dưỡng hoặc xúc tiến tái sinh như phát huỗng,
làm đất, tra giám hạt hoặc trồng giặm cây con, tỉa chồi, loại bỏ cây
phi mục đích... Đối với rừng tre nứa khơng được lấy măng trong thời
gian khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và được phép chặt tận dụng các
cây cụt ngọn, sâu bệnh...
Các biện pháp kỹ thuật này được áp dụng cho cả ba loại rừng:
rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Có thể thấy phục

4


hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh là một giải pháp được
dựa trên hai tiêu chí cơ bản sau:
- Thứ nhất là kỹ thuật: đối tượng áp dụng của giải pháp này là
đất Lâm nghiệp đã mất rừng. Quá trình tái sinh ở đây là bằng mọi
cách để thu được tái sinh (G, Baur, 1964), tái sinh là một mắt xích
quan trọng, là khâu yếu nhất trong các phương thức lâm sinh. Việc
xúc tiến tái sinh bao gồm cả hai quá trình: xúc tiến tái sinh tự nhiên
và tái sinh nhân tạo (trồng hoặc tra giám hạt để bổ sung tái sinh).
Như vậy, ở giải pháp kỹ thuật này đã kế thừa được những ưu điểm

trong tu bổ rừng và cải tạo âm phần. Khắc phục những tồn tại trong
QPN 14-92, ở QPN 21-98 có quy định rất rõ thời gian và tiêu chuẩn
cho từng đối tượng cần phục hồi. Qua đó, đưa ra mục tiêu cụ thể cần
phải đạt được cho từng loại rừng trong một khoảng thời gian xác
định.
- Thứ hai là chính sách: khoanh ni xúc tiến tái sinh kết hợp
trồng bổ sung là giải pháp chỉ áp dụng cho những nơi rừng và đất
rừng đã được giao cho các tổ chức tập thể, hộ gia đình hoặc cá nhân
một cách hợp pháp. Mặt khác, giải pháp này cũng chỉ được áp dụng
những nơi đã được quy hoạch sử dụng đất để tạo rừng theo các mục
tiêu sử dụng khác nhau và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong
hoạt động lâm nghiệp hiện nay, lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng
đồng là cách tiếp cận tốt để người dân có cơ hội tham gia vào các
lĩnh vực quản lý và phát triển rừng. Chính sách giao đất, khoán rừng
đã tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho người dân đầu tư về kỹ
thuật trong sử dụng rừng và đất rừng theo giải pháp này.
* Các điều kiện cần và đủ để khoanh nuôi thành công là:
- Đối tượng khoanh nuôi là đất nương rẫy bỏ hố hay đất rừng
tàn kiệt đã có cây tiên phong phục hồi.
- Đất đã có chủ thực sự được quyền sử dụng và tự chủ sản xuất
kinh doanh.

5


- Phải có đầu tư kỹ thuật, đầu tư vốn, khơng chỉ bảo vệ mà cần
phải chăm sóc, kể cả trồng thêm, được giúp đỡ và hướng dẫn kỹ
thuật.
- Phải có nguồn giống hoặc khả năng cung cấp giống và có cây
tái sinh.

- Chủ rừng thực sự tự nguyện, có mong muốn và biết làm ăn;
có quan hệ tốt và được sự hỗ trợ của cộng đồng.
- Phải có nguồn lâm sản cho thu nhập sớm, nhất là các sản
phẩm truyền thống.
- Phải có vốn và đầu tư kỹ thuật tỉa thưa, nuôi dưỡng, khai thác
sử dụng hợp lý.
- Phải có cơ cấu sử dụng đất tổng hợp để hỗ trợ, đặc biệt phải
gắn được rừng khoanh nuôi với vườn qua, cây công nghiệp, cây đặc
sản và/hoặc ao thả cá.
Với những điều kiện trên, không phải ở nơi nào cũng có thể đáp
ứng được một cách đầy đủ. Trong những trường hợp như vậy, giải
pháp cần thiết là căn cứ vào những điều kiện này để xác định cụ thể
từng đối tượng khoanh nuôi và tuỳ thuộc vào thực trạng đó để có
bước đi và cách làm thích đáng. Cần phải nhấn mạnh rằng, khơng
thể khoanh đóng đồng loạt, cứng nhắc bằng các biện pháp hành
chính đơn thuần hoặc bằng các hợp đồng th khốn và cũng khơng
thể giao đất, giao rừng một cách ồ ạt cho dân khi chưa có đầy đủ
những điều kiện tối thiểu. Việc bàn giao phải gắn với những biện
pháp mà theo đó các điều kiện còn thiếu sẽ phải được khắc phục.
Một số vấn đề kỹ thuật có tính then chốt trong khoanh ni
phục hồi rừng bền vững được nhấn mạnh là:
- Lựa chọn, xác định và lượng hoá hệ thống tiêu chuẩn các điều
kiện cần và đủ, quyết định cho việc khoanh nuôi rừng bền vững làm
cơ sở để phân loại tổng hợp đối tượng khoanh ni, từ đó, xây dựng
phương thức tổ chức quản lý phù hợp lâu dài, ổn định. Đồng thời, lấy
hệ thống tiêu chuẩn này làm thước đo trong kiểm tra, nghiệm thu
đánh giá và có thể lấy đó làm căn cứ trong quá trình xây dựng các

6



tiêu chí cho việc cấp chứng chỉ rừng bền vững đối với rừng phục hồi
sau khoanh ni khi có điều kiện.
- Lựa chọn, xác định và lượng hóa hệ thống tiêu chuẩn về trạng
thái thực bì và đất đai cho đối tượng tác động thường vẫn được gọi là
đất trống, đồi trọc làm cơ sở cho việc phân loại chi tiết (phân hạng
đất khoanh nuôi) để lựa chọn đất khoanh nuôi cũng như các biện
pháp tác động khả thi và có hiệu quả.
- Lựa chọn các lồi cây ưu tiên, bao gồm cây gỗ bản địa, những
cây có giá trị hàng hoá theo các vùng kinh tế - sinh thái (các tiểu
vùng sinh thái thích hợp chứ khơng phải chỉ thích nghi), đồng thời
xác định tập đồn và cơ cấu cây cho khoanh nuôi phục hồi rừng cho
từng lập địa cụ thể ở mỗi vùng, từ đó làm căn cứ xây dựng kỹ thuật
khoanh nuôi ở từng địa phương.
- Cần thiết phải có quy hoạch tầm vị mơ, thiết kế chi tiết các
mơ hình khoanh ni rừng bền vững và xây dựng hệ thống hướng
dẫn kỹ thuật cụ thể cho việc phục hồi rừng bằng khoanh nuôi (kể cả
trồng bổ sung, chăm sóc, tỉa thưa và các loại chặt trung gian để lợi
dụng sản phẩm). Qua đó, dẫn dắt rừng theo các mục tiêu phục hồi
rừng đã đặt ra.
III. Liên hệ thực tế: Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi
rừng ở Hồ Bình
Hồ Bình có diện tích đất lâm nghiệp 333.936 ha đã được quy
hoạch thành 3 loại rừng: rừng phòng hộ 130.511,9 ha; rừng sản xuất
161.357,4 ha; rừng đặc dụng 42.066,7 ha. Năng suất và chất lượng
rừng còn thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu phòng hộ cũng như phát
triển KTXH ở địa phương. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển
ngành lâm nghiệp, tăng độ che phủ của rừng; sử dụng tối đa quỹ đất
lâm nghiệp có hiệu quả trong điều kiện nguồn vốn đầu tư có hạn.
Để duy trì và phát triển được vốn rừng có hiệu quả trong khi

vốn đầu tư ít, ngành lâm nghiệp đã chọn giải pháp phục hồi rừng
bằng khoanh nuôi tái sinh. Đây là giải pháp quan trọng nhằm phục
hồi rừng trên những diện tích có rừng tự nhiên và diện tích đất rừng

7


sau khai thác có cây tái sinh mục đích phục hồi. Trong quá trình thực
hiện đã sử dụng 2 phương thức khoanh nuôi tái sinh rừng là khoanh
nuôi tái sinh rừng tự nhiên và khoanh ni tái sinh rừng có trồng bổ
sung. Thời gian khoanh nuôi tái sinh là 5 năm, mức hỗ trợ đầu tư từ
năm 2010 đến năm 2015 là 100.000 đồng/ha/năm và từ năm 2015
đến 2020 là 200.000 đồng/ha/năm. Cịn khoanh ni tái sinh tự
nhiên rừng có trồng bổ sung có mức hỗ trợ đầu tư từ năm 2010 đến
năm 2015 là 5 triệu đồng/ha/6 năm và từ năm 2017 đến nay là 12
triệu đồng/ha/6 năm.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, thơng qua các chương trình, Dự
án trồng mới 5 triệu ha rừng, tỉnh ta đã áp dụng biện pháp khoanh
ni tái sinh rừng có hiệu quả, đóng góp khơng nhỏ vào tăng tỷ lệ
che phủ của rừng toàn tỉnh từ 37% (năm 2010) lên 45,7% vào năm
2015, kết quả là đã khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 49.289,9 ha;
khoanh ni xúc tiến tái sinh rừng có trồng bổ sung 8.366,1 ha. Bình
qn hàng năm khoanh ni tái sinh tự nhiên khoảng 4.107,5 ha và
khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung khoảng 697,2 ha. Hầu
hết các khu rừng sau khoanh nuôi đều thành rừng, phát huy được
hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường tại địa phương và được tiếp tục
đưa vào bảo vệ.
Để có thành cơng trên, vấn đề mấu chốt là việc phân loại, lựa
chọn đối tượng rừng, đất rừng và chọn lồi cây trồng bổ sung để tiến
hành khoanh ni tái sinh rừng; được xác định thông qua khảo sát

thiết kế chi tiết đến từng lô, lựa chọn các biện pháp lâm sinh cho
từng đối tượng khoanh nuôi tái sinh rừng để đảm bảo quá trình tái
sinh và diễn thế tự nhiên phục hồi lại rừng chắc chắn thành công
trên đất lâm nghiệp đã mất rừng, đáp ứng được yêu cầu kinh tế - xã
hội và môi trường trong thời gian khoanh ni tái sinh. Mơ hình
khoanh ni xúc tiến tái sinh rừng được thực hiện từ năm 2010 tại
huyện Lạc Sơn đến nay phát triển tốt với cay trồng chủ yếu là lim
xanh, ngồi ra cịn có lim xẹt, sịi tía, dẻ, kháo, xoan đào, cị ke, đinh

8


thối. Mơ hình nếu tiếp tục được bảo vệ tốt sẽ có triển vọng phục hồi
thành rừng cây bản địa.
Khoanh ni xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung:
Lồi cây trồng bổ sung là cây gỗ, cây đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ:
Đối với rừng đặc dụng là cây bản địa có phân bố trong hệ sinh thái của rừng đặc
dụng đó;
Đối với rừng phịng hộ là cây bản địa có phân bố trong khu vực hoặc từ những
vùng sinh thái tương tự;
Đối với rừng sản xuất là cây bản địa có giá trị kinh tế, đáp ứng mục đích sản
xuất, kinh doanh;
Tiêu chuẩn cây giống: trồng bằng cây con có bầu đối với trồng rừng đặc dụng
và rừng phòng hộ, chiều cao cây con từ 0,5 m trở lên;
Tùy theo mật độ cây tái sinh hiện có để xác định mật độ trồng bổ sung, đảm bảo
khơng q 800 cây/ha;
Trồng theo băng đối với diện tích cây tái sinh phân bố không đều hoặc trồng
theo đám đối với các khoảng trống lớn; hố trồng có bề mặt hình vng, kích thước hố
có chiều dài cạnh 30 cm và chiều sâu 30 cm trở lên (sau đây viết là 30 x 30 x 30 cm);
Chăm sóc cây tái sinh mục đích và cây trồng bổ sung, trồng dặm cây trồng bị

chết; làm cỏ, vun xới xung quanh gốc cây trồng bổ sung theo hình trịn có đường kính
từ 0,6 m trở lên;
Thời gian chăm sóc đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 06 năm, đối với
rừng sản xuất từ 06 năm đến 08 năm; trong 03 năm đầu sau khi trồng, mỗi năm chăm
sóc ít nhất 02 lần, các năm sau chăm sóc mỗi năm 01 lần;

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2.
3. Giáo trình Kỹ thuật lâm sinh, Trường Đại học Lâm nghiệp, PHẠM XUÂN
HOÀN (Chủ biên), PHẠM MINH TOẠI.

10



×