Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ LUẬT:“Pháp luật về hụi - Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.41 KB, 16 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “pháp luật về hụi - Thực tiễn áp dụng
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng” là cơng trình nghiên cứu do chính học viên thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Huỳnh Thanh Nghị. Luận văn được thực hiện một
cách trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn tài liệu nào, việc tham khảo các
nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy
định của trường Đại học Trà Vinh. Các số liệu thống kê, nguồn tài liệu tham khảo
được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố đúng theo quy
định pháp luật.

Trà vinh, ngày .... Tháng .... Năm......
Học viên thực hiện

Phạm Vũ khoa

i


LỜI CẢM ƠN
Cho phép tơi được bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến tất cả các đơn vị, cá nhân đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn
thành Luận văn tốt nghiệp này.
Trước hết, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Huỳnh
Thanh Nghị, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình cho tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và hồn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Trường Đại học Trà Vinh, Khoa
kinh tế, Luật và phòng Đào tạo Sau đại học, cùng tồn thể q Thầy, Cơ giáo đã
truyền đạt kiến thức và hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học cho tơi trong
suốt q trình học tập.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, quý anh chị đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.


Xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU BẢNG .......................................................................................... vi
TÓM TẮT .................................................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..................... 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................... 5
5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................................... 5
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 6
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN .............................................................................................. 6
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HỤI TẠI VIỆT
NAM ............................................................................................................................... 7
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỤI ............................................................................... 7
1.1.1 Khái niệm về hụi .................................................................................................... 7
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của hụi trong pháp luật dân sự Việt Nam .................................. 9
1.2 PHÂN LOẠI HỤI ................................................................................................... 12
1.2.1 Hụi có lãi .............................................................................................................. 12
1.2.2 Hụi khơng có lãi ................................................................................................... 14
1.2.3 Hụi hưởng hoa hồng và hụi đầu thảo ................................................................... 15
1.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỤI .......... 16

1.3.1 Giai đoạn trước năm 1996 .................................................................................... 16
1.3.2 Giai đoạn Bộ luật dân sự năm 1995 ..................................................................... 18
1.3.3 Giai đoạn thi hành Bộ luật dân sự năm 2005 ....................................................... 20
1.3.4 Giai đoạn từ khi có Bộ luật dân sự năm 2015 đến nay ........................................ 22
1.4 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỤI .......................................... 23
1.4.1 Chủ thể và điều kiện chủ thể tham gia hụi ........................................................... 23
1.4.2 Lãi suất và hoa hồng trong hụi ............................................................................. 26
iii


1.4.3 Hình thức và nội dung thỏa thuận ........................................................................ 29
1.4.4 Điều kiện phát sinh hiệu lực và chấm dứt hiệu lực của hụi ................................. 32
1.4.4.1 Điều kiện phát sinh hiệu lực.............................................................................. 32
1.4.4.2 Chấm dứt hiệu lực ............................................................................................. 34
1.4.5 Sổ hụi và giấy biên nhận ...................................................................................... 36
1.4.6 Quyền và nghĩa vụ của người tham gia hụi ......................................................... 37
1.4.6.1 Đối với chủ hụi .................................................................................................. 37
1.4.6.2 Đối với thành viên ............................................................................................. 39
1.4.7 Phân biệt vi phạm pháp luật hình sự với tranh chấp dân sự ................................. 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 45
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỤI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH SÓC TRĂNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ............................................................................................. 46
2.1 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỤI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SĨC
TRĂNG ......................................................................................................................... 46
2.1.1 Tổng quan tình hình thụ lý giải quyết tranh chấp về hụi trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng ............................................................................................................................. 46
2.1.2 Những thành công ................................................................................................ 47
2.1.3 Những tồn tại, hạn chế ......................................................................................... 49
2.2 MỘT SỐ VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỤI

QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG ...................... 50
2.2.1 Vướng mắc về điều kiện chủ thể tham gia ........................................................... 50
2.2.2 Vướng mắc về thỏa thuận lãi suất đối với hụi có lãi............................................ 52
2.2.3 Bất cập trong việc chuyển giao phần hụi của người tham gia hụi ....................... 54
2.2.4 Vướng mắc trong việc lập sổ hụi và giấy biên nhận ............................................ 57
2.3 NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP TRONG
VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỤI ..................................................................... 61
2.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỤI ...................................................................... 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 67
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 69
iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS: Bộ luật dân sự
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự
TAND: Tịa án nhân dân
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
TNHS: Trách nhiệm hình sự
UBND: Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Số hiệu bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1 Thống kê công tác thụ lý án dân sự và án tranh chấp về hụi trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng. ..................................................................................................................... 46
Bảng 2.2 Thống kê công tác thụ lý và giải quyết sơ thẩm các vụ án tranh chấp về hụi
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ........................................................................................... 48

vi


TĨM TẮT
Chơi hụi là một hình thức huy động vốn có từ lâu đời, ban đầu hụi được tổ chức
nhằm mục đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau là chính. Hiện nay, dưới sự phát triển của
nền kinh tế thị trường nhu cầu chơi hụi nhằm mục đích đầu tư sinh lời ngày một tăng
cao, vì vậy hình thức hụi có lãi là hình thức hụi được tổ chức khá phổ biến. Pháp luật
về hụi ở nước ta hiện nay được điều chỉnh chủ yếu bởi hai văn bản là Nghị định
19/2019/NĐ-CP và BLDS năm 2015. Qua thực tiễn áp dụng cho thấy bên cạnh những
mặt đạt được, việc áp dụng các quy định về hụi ở nước ta hiện nay vẫn còn một số
vướng mắc, bất cập nhất định. Do đó tác giả nhận thấy việc thực hiện đề tài Luận văn
pháp luật về hụi - Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng” là thật sự cần thiết.
Nội dung Luận văn chủ yếu xoay quanh nghiên cứu những vấn đề lý luận và
pháp luật về hụi ở nước ta hiện nay. Thông qua công tác nghiên cứu thực tiễn áp dụng
pháp luật về hụi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, chỉ ra những vướng mắc, bất cập của
pháp luật về hụi ở nước ta hiện nay, nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc, bất cập
đó. Qua đó có những đề xuất, kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật, khắc phục những
vướng mắc, bất cập khi áp dụng pháp luật. Cụ thể, Luận văn gồm có 02 chương bao
gồm:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về hụi tại Việt Nam
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về hụi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và
một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau hơn 30 năm kể từ thời điểm đổi mới và phát triển, nền kinh tế nước ta đã và
đang phát triển một cách mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực. Từ chỗ chỉ là nền kinh tế tự cung tự cấp là chủ yếu, hiện nay quy mô
nền kinh tế đã lớn mạnh về giá trị cũng như đa dạng về ngành, về lĩnh vực. Tuy nhiên
bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển kinh tế nước ta hiện nay cũng gặp khơng ít
khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất, cản trở sự phát triển kinh tế đó là nhu
cầu về vốn để phục vụ các hoạt động kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng. Để đáp ứng nhu
cầu về vốn, lựa chọn đầu tiên của nhiều người đó là vay vốn từ các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng thì khơng phải ai cũng có thể tiếp cận
được. Vì vay vốn từ các tổ chức tín dụng thường gặp nhiều khó khăn về trình tự, thủ
tục, mất nhiều thời gian, những điều kiện về thế chấp tài sản đôi khi là rào cản cho
việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Để giải quyết kịp thời nhu cầu
về vốn một cách nhanh chóng, một số người đã lựa chọn phương những pháp khác bên
cạnh vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Một trong những phương pháp huy động vốn có
từ lâu đời, cách thức tiếp cận nguồn vốn đơn giản hơn vay vốn tín dụng đó chính là
tham gia chơi hụi. Đây là một phương pháp huy động vốn được xem là nhanh chóng,
chủ động hơn rất nhiều so với việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Đối với hình thức
huy động vốn này, người có nhu cầu về vốn có thể vay được vốn nhanh chóng nhưng
thủ tục lại ít phiền hà, khơng cần thế chấp tài sản. Giữa người có vốn và người có nhu
cầu về vốn có thể đã biết nhau từ trước, họ có thể là hàng xóm, đồng nghiệp hay thậm
chí là anh chị em trong gia đình nên dễ tạo được niềm tin với nhau. Có thể nói, hình

thức huy động vốn bằng hình thức chơi hụi mang tính cộng đồng cao, với mục đích
tương trợ nhau là chính. Cho dù hình thức huy động vốn thơng qua chơi hụi đã có lịch
sử hình thành và phát triển từ lâu, được tổ chức rộng rãi, khá quen thuộc trong cuộc
sống hằng ngày của người dân. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật dân sự Việt
Nam về hụi chỉ mới được luật hóa trong thời gian gần đây. Qua những thời kỳ khác
nhau lại có những thay đổi khác nhau về quan điểm cũng như đường lối xử lý khi phát
sinh tranh chấp. Đây cũng là một vấn đề còn gặp phải khá nhiều tranh cãi ở nước ta
trong một thời gian dài, khi mà hụi có lúc khơng được cơng nhận là hợp pháp, có lúc
1


lại được pháp luật cơng nhận và khuyến khích. Trong rất nhiều trường hợp khi phát
sinh tranh chấp, quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia chơi hụi bị xâm phạm,
vẫn chưa được pháp luật bảo vệ. Ở nước ta, chơi hụi chỉ mới chính thức được quy định
chính thức kể từ khi BLDS năm 2005 ra đời, được kế thừa và phát triển tại BLDS năm
2015. Trong sự phát triển không ngừng nghỉ của nền kinh tế thị trường hiện nay, mọi
thứ luôn phát triển và thay đổi nhanh chóng. Những quan hệ xã hội mới khơng ngừng
ra đời và phát triển theo hướng phức tạp hơn, chính điều này lại địi hỏi quy định của
pháp luật cũng phải thay đổi theo để bắt kịp sự phát triển đó. Khơng nằm ngồi xu thế
đó, hoạt động chơi hụi cũng đã có những bước phát triển, thay đổi nhanh chóng so với
trước kia. Từ chỗ chỉ mang tính tự phát ở một cộng đồng nhất định, mục đích tương
trợ nhau là chính, hiện nay chơi hụi đã phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Kéo
theo đó là các tranh chấp có liên quan đến hụi khơng những tăng nhanh về số lượng
mà còn tăng về giá trị tài sản tranh chấp, mức độ phức tạp. Cá biệt có nhiều vụ tranh
chấp giá trị tài sản lên đến nhiều tỷ đồng, có rất nhiều đương sự có liên quan nhưng
việc giải quyết lại rơi vào bế tắc. Những quy định của pháp luật dân sự nước ta về hụi
vẫn chưa thật sự hồn thiện, cịn nhiều hạn chế, bất cập, chưa bắt kịp được xu thế phát
triển của các quan hệ xã hội, cũng là một trong những ngun nhân dẫn đến tranh chấp
kéo dài.
Ngồi ra, trình độ nhận thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ người dân

vẫn còn khá hạn chế. Dẫn đến phát sinh những tranh chấp khơng đáng có, mà lẽ ra đã
có thể ngăn ngừa được ngay từ đầu, nếu người dân có đủ kiến thức pháp luật. Vì
những lẽ đó, đã có nhiều tranh chấp liên quan đến hụi kéo dài, gây khó khăn cho việc
giải quyết của các cơ quan chức năng. Khi có tranh chấp thì việc phát sinh thiệt hại về
kinh tế, cũng như thời gian, công sức cho người tham gia chơi hụi là khơng tránh khỏi.
Vì vậy, tác giả nhận thấy những quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về hụi cần
phải được sửa đổi bổ sung để hồn thiện hơn.
Từ những phân tích trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Pháp luật về
hụi - Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng” làm đề tài nghiên cứu cho Luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật cho mình. Sau khi hồn thành, tác giả hy vọng bài Luận
văn sẽ góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. Tác giả
mong rằng Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho cơng tác học tập, nghiên cứu

2


pháp luật, giúp ích cho các cơ quan chức năng trong công tác xây dựng và áp dụng
pháp luật.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về hụi, Luận
văn hướng đến đạt được những mục đích cụ thể sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về hụi, cũng như
những quy định của BLDS năm 2015 và các văn bản khác trong hệ thống pháp luật
Việt Nam liên quan đến hụi.
Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về hụi trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng, từ đó tìm ra những vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật có liên quan,
cũng như nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của các cơ quan chức năng trong việc
quản lý, giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến việc chơi hụi.
Thứ ba, trên cơ sở những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp
luật về hụi, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả thực

thi pháp luật về hụi trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng và cả nước
nói chung.
3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Tuy việc tổ chức và tham gia chơi hụi rất phổ biến trong đời sống người dân
trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về vấn đề này
vẫn còn khá mới mẻ, liên quan đến đề tài tác giả đã tìm thấy một số cơng trình nghiên
cứu đã được thực hiện trước đó, nhưng đa số đều đã được thực hiện từ khá lâu. Một số
cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài tiêu biểu như sau:
Phạm Ngọc Bình (2017), “một số vấn đề về lý luận và thực tế giải quyết tranh
chấp nợ hụi tại Trà Vinh”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, trường Đại học Trà
Vinh. Đề tài nghiên cứu khoa học này đã phân tích khá rõ những vấn đề lý luận cơ bản
về hụi, những quy định cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam về hụi. Tác giả nêu
được thực trạng tranh chấp cũng như giải quyết tranh chấp về hụi trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh, những khó khăn, vướng mắc khi giải quyết tranh chấp trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh. Tuy nhiên, trọng tâm nghiên cứu của đề tài nghiên cứu này chỉ xoay quanh
những vướng mắc, bất cập trong việc giải quyết tranh chấp về nợ phát sinh trong hoạt
động chơi hụi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, đề tài chưa đưa ra được những đề xuất, giải
pháp cụ thể để khắc phục những vướng mắc, bất cập đó. Ngồi ra việc áp dụng pháp
3


luật về hụi vẫn còn những vướng mắc, bất cập khác mà đề tài nghiên cứu vẫn chưa chỉ
ra hết được.
Trần Văn Biên (2008), “hụi trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Quá khứ và
hiện tại”, kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Đại học quốc gia Hà Nội.
Ở cơng trình nghiên cứu này, tác giả Trần Văn Biên đã nêu khá chi tiết về lịch sử hình
thành tập quán tham gia hụi. Các hình thức chơi hụi hiện có ở nước ta, nguồn gốc tên
gọi theo từng vùng miền khác nhau. Trọng tâm của cơng trình này là nghiên cứu
đường lối pháp luật nước ta về hụi qua các thời kỳ, từ thời kỳ Pháp thuộc đến giai
đoạn BLDS năm 2005. Tuy nhiên, do chỉ là kỷ yếu hội nghị nên cơng trình nghiên cứu

này vẫn chưa nghiên cứu thật sự chuyên sâu, chưa nêu ra những bất cập vướng mắc,
bất cập và phương hướng đề xuất giải quyết.
Lê Khương Ninh, Cao Văn Hơn (2012), “rủi ro việc tham gia hụi”, đây là một
trong những đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện khá cơng phu, tác giả đã phân
tích được những rủi ro có thể xảy ra khi tham gia chơi hụi, đồng thời đưa ra những đề
xuất, kiến nghị nhằm hạn chế những rủi ro đó. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung nghiên
cứu, phân tích dưới góc nhìn kinh tế, khía cạnh pháp lý, những vướng mắc, bất cập của
pháp luật chưa được đề cập đến.
Ngoài ra, liên quan đến đề tài tác giả cịn tìm thấy một số Luận văn tốt nghiệp
chuyên ngành luật, chẳng hạn như:
- Đề tài “hụi theo Pháp luật Dân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn”, Luận văn
của tác giả Nguyễn Đình Giáp thực hiện năm 2013, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh. Thơng qua Luận văn tác giả đã nghiên cứu khá chi tiết về lịch sử hình thành,
các loại hình hiện có cũng như quy định của pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời
kỳ, vướng mắc bất cập khi áp dụng pháp luật về hụi và đề xuất hoàn thiện. Tuy nhiên,
Luận văn vẫn chưa làm rõ được quy định về chủ thể và điều kiện chủ thể tham gia hụi,
điều kiện phát sinh hiệu lực của hụi. Một số vướng mắc về công tác quản lý của chính
quyền địa phương, cũng như việc chuyển giao phần hụi giữa các thành viên tham gia
vẫn chưa được đặt ra nghiên cứu, làm rõ trong Luận văn này. Bên cạnh đó Luận văn
được thực hiện trong giai đoạn Nghị định 144/2006/NĐ-CP về hụi đang có hiệu lực,
hiện nay nghị định này đã được thay thế bằng Nghị định 19/2019/NĐ-CP về họ, hụi,
biêu, phường, do đó đã có một số thay đổi về pháp luật điều chỉnh.
- Đề tài “pháp luật về hụi, họ, biêu, phường và thực tiễn tại tỉnh Bến Tre”, Luận
4


văn thạc sĩ luật học do tác giả Đinh Quốc Hiếu thực hiện năm 2018, Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói đây là một trong những Luận văn nghiên cứu đầy
đủ và chi tiết nhất về hụi, những vấn đề về lý luận cũng như quy định pháp luật về hụi,
những bất cập, vướng mắc và đề xuất khắc phục đều được đặt ra nghiên cứu. Tuy

nhiên xét về phạm vi không gian, Luận văn chỉ nghiên cứu xoay quanh tranh chấp về
hụi trên địa bàn tỉnh Bến Tre là chính. Ngồi ra, tương tự như cơng trình nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Đình Giáp ở trên, Luận văn này cũng được thực hiện trong giai
đoạn Nghị định 144/2006/NĐ-CP về hụi đang có hiệu lực.
Như vậy, liên quan đến đề tài đã có một số cơng trình nghiên cứu đã được thực
hiện trước đó, đa số các cơng trình được thực hiện trước đó đã nghiên cứu khá chi tiết
về mặt lý luận chung của pháp luật dân sự về hụi. Tuy nhiên, chưa nghiên cứu một
cách đầy đủ và toàn diện hết các vấn đề có liên quan đến đề tài, cùng với đó quy định
pháp luật điều chỉnh đã có sự sửa đổi, bổ sung. Qua tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp
luật về hụi tại tỉnh Sóc Trăng, tác giả nhận thấy vẫn còn một số vướng mắc, bất cập
phát sinh cần khắc phục. Từ những lý do nêu trên, tác giả nhận thấy liên quan đến đề
tài cần có thêm những cơng trình nghiên cứu mới nhằm mục đích làm rõ hơn những
vấn đề liên quan đến tập quán chơi hụi, từ lý luận đến thực tiễn áp dụng, góp phần vào
hồn thiện pháp luật về hụi nói riêng và pháp luật dân sự nước ta nói chung.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ
nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước và Pháp luật. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
duy vật biện chứng, thông qua một số phương pháp nghiên cứu luật học cụ thể như
sau:
- Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh và
thống kê lịch sử, nhằm mục đích phân tích những quy định của pháp luật dân sự Việt
Nam về hụi giai đoạn hiện tại, cũng như lịch sử lập pháp qua các thời kỳ.
- Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để làm
rõ thực trạng áp dụng pháp luật về hụi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, những vướng mắc,
bất cập và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.

5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
- Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung nghiên

5



cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hụi, tổng hợp những quy định của pháp luật dân
sự Việt Nam về hụi. Thông qua việc nghiên cứu quy định và thực tiễn áp dụng pháp
luật, tìm ra những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng pháp luật về hụi. Phân tích
nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh vướng mắc, bất cập và đề xuất phương hướng
khắc phục, hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
- Phạm vi không gian: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu quy định pháp
luật về hụi và thực tiễn áp dụng pháp luật trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Ngồi ra, tác giả
cịn tham khảo thêm những đề tài nghiên cứu, số liệu trên địa bàn một số tỉnh khác nói
riêng, cũng như trên địa bàn cả nước nói chung.
- Phạm vi thời gian: Với mục đích nghiên cứu một cách tổng quan nhất những
vấn đề lý luận và pháp luật về hụi. Vì vậy, tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu những quy
định của pháp luật về hụi, trong giai đoạn từ khoảng thời gian trước năm 1996 đến
nay.
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Trong Luận văn thạc sĩ này, tác giả tập trung nghiên
cứu những quy định của pháp luật về hụi tại BLDS năm 2015 và các văn bản dưới luật
có liên quan.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ Luận văn, tác giả sẽ tập trung làm rõ
những vấn đề lý luận cơ bản về hụi. Kết hợp với việc phân tích một số tình huống
trong thực tế có vướng mắc, bất cập khi áp dụng pháp luật về hụi. Từ kết quả phân tích
thực tiễn áp dụng, tìm ra những vướng mắc bất cập và nguyên nhân dẫn đến việc phát
sinh vướng mắc bất cập trong việc thực thi, áp dụng những quy định pháp luật về hụi,
đề xuất một số giải pháp khắc phục.
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn được chia thành 2 Chương, bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về hụi tại Việt Nam
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về hụi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và

một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
[1] Hiến pháp năm 2013
[2] Bộ luật dân sự năm 1995 (Luật số 44-L/CTN) ngày 28/10/1995
[3] Bộ luật dân sự năm 2005 (Luật số 33/2006/QH11) ngày 14/6/2005
[4] Bộ luật dân sự năm 2015 (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015
[5] Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (Luật số 100/2015/QH13)
ngày 27/11/2015
[6] Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Luật số 95/2015/QH13) ngày 25/11/2015
[7] Bộ luật lao động năm 2019 (Luật số 45/2019/QH14) ngày 20/11/2019
[8] Công văn số 40/KHXX ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Tòa án nhân dân tối cao
về hướng dẫn thụ lý và giải quyết tranh chấp về họ
[9] Chỉ thị số 02/2020/CT-CA ngày 10/3/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao về phòng, chống dịch Covid-19 trong hệ thống Tòa án nhân dân
[10] Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2006 quy định về họ, hụi,
biêu, phường
[11] Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 2 năm 2019 quy định về họ, hụi,
biêu, phường
[12] Thơng báo số 2590/PPCT ngày 10/8/1990 của Văn phịng Hội đồng Bộ trưởng
[13] Thông tư liên ngành Số 04/TTLN ngày 8/8/1992 về hướng dẫn giải quyết các
tranh chấp về hụi
[14] Thông tư liên ngành Số 01/TTLN ngày 10 tháng 1 năm 1992 hướng dẫn việc xét
xử và thi hành án về tài sản trong các vụ án hình sự và dân sự
[15] Thông báo Số 38/KHXX ngày 5/7/1996 về việc huỷ bỏ, chấm dứt hiệu lực thi
hành, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định pháp luật dân sự

theo nghị Quyết của quốc hội về việc thi hành BLDS
[16] Nghị định Số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 về tổ chức và hoạt
động của thừa phát lại
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[17] Phạm Ngọc Bình, (2017), “một số vấn đề về lý luận và thực tiễn giải quyết tranh

69


chấp nợ hụi tại Trà vinh”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường
Đại học Trà Vinh
[18] Trần Văn Biên, (2008), “hụi trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Quá khứ và
hiện tại”, kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Đại học Quốc
gia Hà Nội
[19] Nguyễn Minh Đoan (2010), giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật Đại học
luật Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
[20] Nguyễn Đình Giáp (2013), “hụi theo Pháp luật Dân sự Việt Nam – Lý luận và
thực tiễn” Luật văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh
[21] Đinh Quốc Hiếu (2018), “pháp luật về hụi, họ, biêu, phường và thực tiễn tại tỉnh
Bến Tre”, Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh
[22] Tưởng Duy Lượng (2019), “pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử”, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội
[23] Trần Anh Tuấn (2017), “Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự”, Nhà xuất
bản Tư pháp
[24] Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luận dân sự Việt Nam tập 1 Trường Đại học
luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân
[25] Đinh Văn Quế (2017), “Bình luận khoa học BLHS 2015 phần các tội phạm”,
NXB Thơng tin và Truyền thơng

[26] Học viện Tịa án (2016), “Chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử - phần kỹ năng
giải quyết vụ việc dân sự” Nhà xuất bản Cơng an nhân dân
[27] Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, “thống kê tình hình thụ lý và giải quyết án các
năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 và 6 tháng đầu năm 2020”
[28] Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, “thống kê thụ lý và giải quyết các vụ, việc dân
sự sơ thẩm các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 và 6 tháng đầu năm
2020”
[29] Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng, ‘báo cáo tổng kết cơng tác kiểm sát các
năm 2017, 2018, 2019, 2020”
[30] Bản án dân sự sơ thẩm Số: 79/2020/DSST về “V/v tranh chấp hợp đồng dân sự
về góp hụi” của TAND huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
70


[31] Bản án dân sự sơ thẩm Số: 70/2020/DSST về “V/v tranh chấp hợp đồng góp
hụi” của TAND thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
[32] Bản án dân sự sơ thẩm Số: 95/2020/DSST về “V/v tranh chấp hợp đồng dân sự
về góp hụi” của Tịa án nhân dân huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
[33] Bản án dân sự sơ thẩm Số: 36/2020/DSST về “V/v tranh chấp hợp đồng dân sự hụi” của TAND huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
[34] Bản án dân sự sơ thẩm Số: 34/2020/DSST về “V/v tranh chấp hợp đồng dân sự
về góp hụi” của TAND thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
[35] Bản án dân sự sơ thẩm Số: 56/2020/DSST về “V/v tranh chấp hợp đồng dân sự
về góp hụi” của TAND huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
[36] Vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý Số: 59/2020/TLST-DS ngày 12 tháng 7 năm 2020,
của TAND huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng
TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ
[37] Hà Hùng cường (2016), “Bộ luật Dân sự năm 2015 hướng tới sự phát triển
nhanh, bền vững theo thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN”, Báo
Nhân Dân điện tử, [ (truy cập ngày 10/8/2020)
[38] Nguyễn Văn Điều (2019), Giao dịch dân sự và điều kiện có hiệu lực của giao

dịch dân sự theo quy định pháp luật hiện hành, cổng thông tin điện tử Bộ
tư pháp,[ />utraodoi.aspx?ItemID=2445](truy cập ngày 13/8 /2020)
[39] Hồng Quốc Thái (2019), “giải pháp phịng ngừa tội phạm phát sinh từ quan hệ
“tín dụng đen”, Trang thơng tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
(truy cập ngày 20 tháng 2 năm
2020)

71



×