Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một số biện pháp dạy học dạng bài tu từ nhân hóa ở lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.39 KB, 9 trang )

Một số biện pháp dạy học dạng bài tu từ nhân hóa ở lớp 3
I) ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.1) Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết phần “Luyện từ và câu” trong sách Tiếng Việt lớp 3
nhằm: Mở rộng vốn từ cho học sinh theo các chủ điểm trong sách, cung cấp những
hiểu biết sơ giản về từ loại của các từ thông qua những từ học sinh đã có hoặc mới
học; rèn kỹ năng dùng từ đặt câu theo một số mẫu câu phổ biến đã học ở lớp 2; rèn
kỹ năng nói viết thành câu theo một số mục đích nói thông thường, biết dùng một
số dấu câu phổ biến khi viết. Về mức độ yêu cầu của nội dung “Luyện từ và câu” ở
lớp 3 học sinh học khoảng 400-450 từ mới. Thuộc các chủ điểm ở sách giáo khoa,
đồng thời nhận biết nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ gắn với chủ điểm đã học.
Nhận biết một số biện pháp tu từ về từ phổ biến đó là so sánh và nhân hóa. Cụ thể,
thông qua các bài tập sách giáo khoa cung cấp cho học sinh một số hiểu biết cơ bản
ban đầu về hai biện pháp tu từ đó là nhân hóa và so sánh. Tu từ nhân hóa là một
trong những nội dung dạy học thuộc phân môn “Luyện từ và câu”. Về mức độ dạy
học, chương trình chỉ giới thiệu sơ bộ cho học sinh về biện pháp nhân hóa. Sách
giáo khoa Tiếng Việt 3 hình thành cho học sinh một số hiểu biết và kỹ năng ban
đầu về nhân hóa thông qua các bài tập thực hành ở 7 tiết bắt đầu từ tuần 19 (Đầu
học kỳ 2). Những hiểu biết và kỹ năng này sẽ giúp học sinh bước đầu cảm nhận
được cái hay cái đẹp của một số bài thơ, bài văn. Ở lớp 3 học sinh bước đầu cảm
nhận được biện pháp nhân hóa và hiểu sơ bộ “nhân hóa là biện pháp gắn cho đồ
vật, cây cối, con vật những tình cảm, đặc điểm, tính chất của người, nhằm làm
cho đối tượng được miêu tả gần gũi, sinh động”. Mặt khác việc dạy dạng bài tu từ
nhân hóa cho học sinh lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị cho các em biết sử dụng
biện pháp này trong các bài văn ở lớp 4, 5 nói riêng và trong giao tiếp nói chung,
chính vì vậy việc nắm vững các dạng bài tập về nhân hóa trong sách giáo khoa
Tiếng Việt 3 góp phần giúp học sinh học tốt hơn môn Tiếng Việt.
1.2) Cơ sở thực tiễn:
Việc dạy dạng bài tu từ nhân hóa ở lớp 3 muốn có kết quả tốt đòi hỏi giáo
viên phải năm vững các dạng bài tập, giáo viên phải nắm vững các nội dung bài
1


học, các khái niệm nhân hóa, giáo viên phải linh hoạt về phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học, có vốn từ phong phú để dẫn dắt học sinh thực hiện yêu cầu bài
tập.
Hiện nay giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn rất nhiều. Đặc
biệt trong sinh hoạt chuyên môn giáo viên đủ mạnh dạn đề ra những câu hỏi,
những phương pháp để dạy tốt hơn. Nhiều tiết dạy thể hiện năng lực tốt, phát huy
được tính tích cực chủ động của học sinh. Song bên cạnh đó vẫn có những tiết dạy
Tiếng Việt còn nhiều hạn chế - giáo viên lúng túng chưa phát huy được tính tích
cực của học sinh do vậy học sinh không hứng thú trong học tập vì vậy hiệu quả
còn hạn chế.
Mặt khác chúng ta thấy rằng mục tiêu của phân môn “Luyện từ và câu” là
rèn kỹ năng nó khác với phương pháp dạy học cũ chủ yếu là cung cấp kiến thức
do vậy việc rèn kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa và thực hiện bài tập
vận dụng biện pháp nhân hóa trong dạy và học kết quả chưa cao.
Chẳng hạn:
- Phần nhận biết biện pháp nhân hóa chỉ mới mức độ nhận biết sự vật được
nhận hóa.
- Phần vận dụng biện pháp nhân hóa chỉ mới mức độ nhận biết nhận biết
nhân hóa qua câu thơ, câu văn chứ chưa phát huy được cách viết đoạn văn, câu thơ
có hình ảnh nhân hóa.
Xuất phát từ những vấn đề trên qua những nghiên cứu, tìm hiểu, dự giờ thăm
lớp để nâng cao chất lượng dạy học phân môn “Luyện từ và câu” nói chung và dạy
học bài tu từ nhân hóa nói riêng, tôi xin nêu một số biện pháp về dạy học “dạng bài
tu từ nhân hóa ở lớp 3”.
II) NỘI SUNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ DẠY HỌC DẠNG BÀI
TU TỪ NHÂN HÓA Ở LỚP 3.
2.1) Nắm vững các dạng bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa.
Cũng giống như các bài tập về biện pháp tu từ so sánh, các bài tập về biện
pháp tu từ nhân hóa gồm 2 loại nhỏ.
2.1.1) Bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa.

2
Hình thức của dạng bài tập này thường là nêu ngữ liệu qua đoạn văn, câu
thơ, câu văn trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, từ đó hiểu được nhân
hóa là gì.
Dạng bài tập này có thể chia thành các bài tập nho như sau:
a) Nhận diện (tìm) sự vật nhân hóa.
Kiểu bài tập này học sinh bước đầu nắm được nhân hóa là biện pháp gắn cho
đồ vậy, cây cối, con vật những tình cảm, đặc điểm, tính chất con người, nhằm làm
cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động. Đây là kiểu bài giúp học
sinh bước đầu nắm được cấu trúc của biện pháp nhân hóa. Với yêu cầu tìm sự vật
được nhân hóa. Những sự vật được đưa ra nhân hóa rất gần gũi, quen thuộc với các
em, giúp các em dễ tưởng tượng hình ảnh của chúng.
Ví dụ: bài: Đồng hồ báo thức (Luyện từ và câu tuần 23) Sách Tiếng Việt
lớp 3 (tập 2).
Đồng hồ báo thức
Bác kim giờ thận trọng
Nhích từng li, từng li
Anh kim phút lầm lỳ
Đi từng bước, từng bước
Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng
Ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang
Ở dạng bài tập này giáo viên cần giúp học sinh nhận diện tìm ra sự vật được
nhân hóa trong đoạn thơ đó là mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ: Kim giờ, kim
phút, kim giây (sự vật được nhân hóa) được gọi tên rất than mật (bác, anh, bé).
Kiểu bài tập này là bước quan trọng giúp học sinh xác đinh rõ sự vật được
nhân hóa trong câu thơ, câu văn
b) Tìm từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa:
Đây là kiểu bài tập mà các sự vật được nhân hóa với những đặc điểm riêng

của chúng.
Ví dụ: Bài: Đồng hồ báo thức (đã nêu ở trên).
3
Những sự vật (Kim giờ, kim phút, kim giây) được nhân hóa bằng cách nào?
Bác kim giờ thận trọng
Anh kim phút lầm lỳ
Bé kim giây tinh nghịch
Kiểu bài tập này giúp học sinh tìm ra cách nhân hóa sự vật qua đặc điểm của
chúng. Các sự vật được gọi tên thân mật với những đặc điểm riêng của chúng: Kim
giây quay rất nhanh (tinh nghịch), kim giờ (quay chậm) thận trọng
c) Tìm các từ nhân hóa:
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường dùng tà nhân hóa như gọi tên
các đồ vật, sự vật, loài vật những tự thân mật: Như bác (bác đồng hồ), anh (anh
kim phút), bé (bé kim giây) hoặc các từ ngữ khác như: Tôi (Là bèo lục bình), tớ (là
chiếc xe lu), chị (lúa), đàn cò (khiêng nắng), cô gió (chăn mây) những từ ngữ đó
giúp học sinh nhận ra sự phong phú, tinh tế của biện pháp tu từ nhân hóa.
2.1.2) Dạng bài tập vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
a) Trước hết phải nói rằng việc nhận biết tác dụng của biện pháp nhân hóa
là học sinh cảm nhận được cái hay của hình tượng được nhân hóa. Kiểu bài này mở
ra cho học sinh có cách cảm thụ của riêng mình.
Ví dụ: Đoạn thơ
“Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông ” (Tiếng việt 3 - tập 2)
Trong những hình ảnh tả những sự vật được tả trong đoạn thơ trên cách gọi
và tả chúng có gì hay? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
Học sinh sẽ nêu được cụ thể các sự vật được miêu tả qua câu hỏi dẫn dắt của
giáo viên, đồng thời mỗi học sinh sẽ tự đưa ra hình ảnh mình thích qua cảm nhận

của riêng mình.
Đây là loại bài tập kích thích sự tưởng tượng, luôn sáng tạo cho học sinh
cảm nhận được cái hay, cái đẹp của biện pháp nhân hóa.
4
b) Bài tập giúp học sinh đặt câu viết đoạn văn có dùng biện pháp tu từ
nhân hóa.
Yêu cầu cao nhất mà học sinh phải thực hiện khi học về biện pháp tu từ nhân
hóa là dung từ đặt câu viết đoạn văn có hình ảnh nhân hóa (nhất là văn miêu tả).
Dạng bài này ở phần cuối chương trình “Luyện từ và câu” lớp 3 mới yêu cầu học
sinh thực hiện vì đây là dạng bài tập khó. Với những kiến thức học sinh đã được
học qua các hình ảnh cảm nhận ỏ bài tập thực hành học sinh sẽ tập viết đoạn văn
có dùng biện pháp nhân hóa.
Ví dụ: Tiết “Luyện từ và câu” ở tuần 33 (Sách Tiếng Việt 3 - tập 2).
Đọc và trả lời câu hỏi:
a) Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
b) Cơn giông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên,
reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường Cây gạo rất thảo và rất hiền,
cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của
mình.
Bài tập 1: Cho học sinh đọc đoạn văn thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi.
a) Những sự vật nào được nhân hóa? (Mầm cây, hạt mưa, cây đào)
Tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằng cách nào? (Dùng từ ngữ chỉ bộ phận
của người, đặc điểm của người để nói về cây ).
Ở câu b: Các sự vật cơn giông, lá cây, cây được nhân hóa.
Qua tìm hiểu ở bài tập 1 giáo viên hướng dẫn học sinh làm bái tập 2
- Viết đoạn văn ngắn (4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hóa để
miêu tả bầu trời buổi sớm hoặc một vườn cây. Giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi

gợi ý để học sinh thực hiện yêu cầu bài tập như sau:
- Cho học sinh thảo luận nhóm tìm ra những từ ngữ để tả bầu trời. Học sinh
thảo luận nhóm để các em tự giúp nhau chọn cách diễn đạt đúng nhất cảm nhận
của mình.
5
Ví dụ: Học sinh có thể tìm ra các từ để tả bầu trời như: xanh ngắt, xám xịt,
trong vắt, đen kịt, đỏ ửng, vàng thẫm Màu sắc của mặt trời: đỏ, đỏ rực, đỏ ối, đỏ
chói, đỏ ửng, đỏ quạch Sau đó, các em có thể đặt câu, viết thành đoạn văn theo
yêu cầu.
- Để tả vườn cây, học sinh có thể thực hiện theo yêu cầu như trên.
Ví dụ: Tả vườn cây ở nhà em hoặc một vườn cây mà em biết.
Học sinh thảo luận nhóm tìm ra những từ ngữ để tả thân cây,cành cây,lá
cây qua hệ thống câu hỏi:
- Vườn cây có những loại cây nào? (Nêu vài loài cây tiêu biểu).
- Các bộ phận của cây (Thân, cành, lá) ra sao?
- Những từ ngữ nào có thể dùng để miêu tả?
(Dùng các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người)
- Gọi sự vật bằng các từ dùng để gọi người (anh, bác, chú tùy theo đặc
điểm của sự vật để gọi).
- Tử tính nết, hoạt động của sự vật bằng các từ ngữ dùng để tả người.
- Nói chuyện với sự vật thân mật như nói với người.
Trên cơ sở những gợi ý, hướng dẫn học sinh sẽ viết tốt đoạn văn theo yêu
cầu đề ra.
2.2) Hướng dẫn tổ chức dạy học các dạng bài tập về biện pháp tu từ
nhân hóa.
Việc tổ chức dạy học các dạng bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa ở lớp 3
thông thường được thực hiện theo các trình tự:
Bước 1: Học sinh đọc và xác định mục đích yêu cầu của bài tập, mỗi bài tập
đều thuộc một loại bài tập nhất định, học sinh cần tìm hiểu xem bài tập đang làm
thuộc loại nào. Để học sinh thực hiện được, hoạt động này giáo viên cần gợi ý cho

học sinh xem bài tập yêu cầu các em nhận diện gì?
Ví dụ: Tìm những sự vật được nhân hóa trong các câu thơ sau:
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
6
Giáo viên có thể giải thích: Để nhân hóa sự vật người ta thường dùng các từ
chỉ bộ phận, đặc điểm của người để nhân hóa. Em hãy tìm các từ chỉ đặc điểm về
người để tìm sự vật được nhân hóa
Bước 2: Hướng dẫn học sinh giải một phần bài tập.
Học sinh tìm cách giải bài tập qua việc phân tích các chỉ dẫn, làm bài tập
nêu trong đầu bài. Giáo viên có thể hỏi để học sinh nhận biết xem đề bài yêu cầu
các em làm những gì, làm việc gì trước việc gì sau. Nếu học sinh lúng túng giáo
viên có thể gợi ý câu hỏi:
Ví dụ: Câu: Từ cơn mưa bui ngập ngừng trong mây. Sự vật nào được nhân
hóa? (Tiếng Việt 3 - Tập 2 - trang 78).
- Sự vật nào được miêu tả có đặc điểm như người? (mưa bụi).
Qua cách gợi ý học sinh tự tìm ra kết quả đúng.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Ở bước này học sinh phải tự giác, tích cực chủ động để làm bài tập. Đối với
những bài tập từ đó tìm cách giải tiếp các phần còn lại.
Ở phần này đối với nhứng bài tập khó giáo viên có thể tổ chức cho học sinh
thảo luận nhóm, liên kết đồng đội để tìm ra kết quả đúng.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh nhận xét đánh giá kết quả của bài tập để các
em nhớ lại một lần nữa kiến thức đã học. Để học sinh có thể tự đánh giá giáo viên
cần nêu các tiêu chuẩn để yêu cầu từng học sinh đánh giá bài mình hoặc bài của
bạn theo chuẩn đã nêu.
Ở phần bài tập dạng trên, giáo viên cho học sinh thảo luận, trao đổi theo
nhiều hình thức như nhóm đôi, tổ, thi tiếp sức để tìm ra kết quả, giáo viên có thể

hướng dẫn học sinh trình bày theo bảng sau:
Ví dụ: Bài ''Đồng hồ báo thức
a) Sự vật được nhân hóa b) Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa
Kim giờ (bác) thận trọng, nhích từng li, từng li
Kim phút (anh) lầm lì, đi từng bước, từng bước
Kim giây (bé) tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng
III) KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
7
Qua quá trình dự giờ thăm lớp ở các lớp 3, ở phân môn “Luyện từ và câu”
về các dạng bài tập biện pháp tu từ nhân hóa theo kinh nghiệm trên, tôi dã thực
hiện khảo sát chất lượng ở khối lớp 3 trường tôi như sau.
a) Kết quả trước khi chỉ đạo kinh nghiệm.
TT DẠNG BÀI TẬP
MỨC ĐỘ ĐẠT
GIỎI
KHÁ TB YẾU
1 Bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa 35
21,3%
75
45,7%
43
26,2%
11
6,7%
2 Bài tập vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa 32
19,5%
71
43,3%
46
28,1%

15
9,1%
b) Kết quả sau khi chỉ đạo thực hiện kinh nghiệm.
TT DẠNG BÀI TẬP
MỨC ĐỘ ĐẠT
GIỎI
KHÁ TB YẾU
1 Bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa 47
28,5%
81
49,1%
34
20,6%
3
1,8%
2 Bài tập vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa 45
27,3%
80
48,5%
36
21,8%
4
2,4%

Qua khảo sát thực tế chỉ đạo dạy học, qua các tiết dự giờ, thực tập, hội thảo
chuyên môn đổi mới giáo dục phổ thông học sinh học tập có kết quả hơn, các tiết
học đã thực sự đem lại hiệu quả tốt.
IV) BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để dạy tốt dạng bài tu từ nhân hóa cho học sinh lớp 3 tôi xin nêu một số
kinh nghiệm như sau.

1. Tập trung thực hiện đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học linh hoạt
sáng tạo.
2. Nắm vững các dạng bài tập của phân môn một cách cụ thể sát thực để tổ chức
tốt các hoạt động học tập cho học sinh.
3. Nắm vững cách tổ chức dạy học, dạng bài về biện pháp tu từ nhân hóa để rèn kỹ
năng thực hành cho học sinh (kỹ năng nhận biết,kỹ năng đặt câu )
4. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn, trao đổi học tập kinh nghiệm qua dự
giờ hội thảo từ đó rút ra mô típ dạy loại bài ''tu từ nhân hóa'' để đặt hiệu quả cao.
8
5. Quan tâm đến những đối tượng học sinh gặp khó khăn trong giao tiếp và phát
huy những học sinh có năng khiếu trong môn tiếng việt.
Tuy nhiên tùy theo nội dung và yêu cầu của từng bài giáo viên cần điều
chỉnh quy trình dạy học cho phù hợp với đối tượng điều này đòi hỏi giáo viên phải
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của mình.
Trên dây là một số vấn đề nhỏ trong công tác dạy dạng bài về biện pháp tu
từ nhân hóa lớp 3. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và ban
giam khảo để kinh nghiệm có tính thực tế cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghi Tân, tháng 4 năm 2013
9

×