Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.17 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM HÀ. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TỔ CHUYÊN MÔN 4 +5. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số: 02 /KHCM. Nam Hà, ngày 28 tháng 9 năm 2016. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2016 -2017 I. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:. Căn cứ Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo; Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo; Căn cứ công văn số 1248/ KH – SGD ĐT ngày 22/8/2016 của Sở GD – ĐT Hà Tĩnh về hướng dẫn kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016 – 2017; Thực hiện Công văn số 389/PGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Tĩnh về kế hoạch thực hiện chương trình BDTX cho CBQL và giáo viên tiểu học năm học: 2016- 2017; Căn cứ Kế hoạch BDTX cho CBQL, giáo viên năm học 2016-2017 của trường tiểu học Nam Hà. Tổ 4 +5 xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho tổ viên năm học 2016 -2017 như sau: II. MỤC ĐÍCH BỒI DƯỠNG :. 1. GV học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường. 2. Việc triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên phải gắn kết chặt chẽ với việc triển khai đánh giá GV và CBQL theo Chuẩn và theo chỉ đạo đổi mới giáo dục của Ngành để từng bước nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục qua từng năm. III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN A. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH GiÁO VIÊN. 1.Tổng số tổ viên : 8 giáo viên 2. Trình độ đào tạo của giáo viên : Đại học : 07 đ/c, Trung cấp : 01 đ/c.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3.Những thuận lợi và khó khăn: a, Thuận lợi : - Số giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn cao 100%. - Tổ có nhiều giáo viên nhiều năm liên tục đạt viên giỏi cấp Thành Phố và cấp Tỉnh, 100% giáo viên năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tận tụy, luôn có ý thức tự học tự bồi dưỡng. b, Khó khăn: - Kế hoạch và thời gian giáo viên đứng lớp dạy học 2 buổi/ngày nên hạn chế đến thời gian tự học tự bồi dưỡng. B. CHỈ TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ 1. Chỉ tiêu phấn đấu của giáo viên : - 100% giáo viên học tập đầy đủ hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016-2017 - Đảm bảo hoàn thành chương trình BDTX 120 tiết - Kết quả: 75 % giáo viên đạt loại giỏi, 25% giáo viên đạt loại Khá . 2. Nhiệm vụ cụ thể : A, Tham gia bồi dưỡng - Khối kiến thức bắt buộc gồm 1.1. Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học/giáo viên. Thực hiện Hướng dẫn 07 – HD / BGTTW, ngày 13/5/2016 của ban tuyên giáo trung ương, công văn số 09 – HD/ BTGTU của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh hướng dẫn bồi dưỡng chính trị hè năm 2016 cho đội ngũ cán bộ giáo viên và sinh hoạt chính trị đầu khóa cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên nắm vững nội dung cơ bản, những điểm mới của Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII theo tinh thần chỉ thị 01- CT/TƯ, ngày 22/3/2016 của Bộ chính trị , hướng dẫn 04 – HD/ BTGTW, ngày 08/4/1026 của Ban Tuyên giáo Trung ương ban, kế hoạch 24 – KHTU ngày 17/5/2016 của ban thường vụ Tỉnh Ủy về học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; những vấn đề mới cần quan tâm trong đời sống chính trị - Kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo phù hợp với công tác giảng dạy. Bồi dưỡng chỉ thị nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của Bộ giáo dục và đào tạo, khung kế hoạch năm học 2016 – 2017 áp dụng chung cho toàn ngành. Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 1.2. Nội dung bồi dưỡng 2: 30 tiết/năm học/giáo viên..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên các cấp, các nội dung về đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của địa phương (bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện). Chú trọng một số nội dung như sau: - Tập huấn dạy học thông qua việc thực hiện mô hình trường học mới. - Bồi dưỡng cán bộ, giáo viên dạy lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục (môn Tiếng Việt). - Tập huấn hướng dẫn ra đề kiểm tra định kì. - Bồi dưỡng giáo viên Tiếng anh dạy sách giáo khoa Tiếng Anh,I – learn Smart Start; B, Tham gia bồi dưỡng - Khối kiến thức tự chọn gồm Nội dung bồi dưỡng 3: (60 tiết/năm học/giáo viên). Khối kiến thức tự chọn bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên. IV. KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG: 1. Khối kiến thức bắt buộc do Sở GDĐT, Phòng GDĐT, trường bồi dưỡng: Thời gian. Nội dung bồi dưỡng. Hình thức thực hiện. Số tiết. Tháng 8/2016. - Bồi dưỡng chính trị, thời sự, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước, đường lối phát triển Giáo dục và Đào tạo; Tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và của ngành Giáo dục và Đào tạo; Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2016-2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; khung kế hoạch năm học 20162017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của UBND tỉnh Hà Tĩnh. - Bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên nắm vững nội dung cơ bản, những điểm mới của nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII theo tinh thần chỉ thị 01/- CT/TƯ, ngày 22/3/2016 của bộ chính trị. Hướng dẫn 04 – HD/ BTGTW, ngày 08/4/2016. Kế hoạch 24 – KH/ TU ngày 17/5/ 2016 về học tập và quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; những vấn đề mới cần quan tâm trong đời sống chính trị, kinh tế xã hội của đát nước, của địa phương. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết. Tập huấn tại trường 30. Tập huấn tại PGD. - Tập huấn tại trường, học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo và chỉ thị 03CT/TƯ ngày 04/5/2011 của Bộ chính trị về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt - Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. - Chuyên đề Tiếng Việt 1 CGD, Thực hiện HĐGD ngoài giờ lên lớp, tập huấn phần mềm Smas, chuần nghề nghiệp giáo viên Tiểu học, kĩ năng ra đề kiểm tra, đưa tài nguyên lên Trang web của trường. - Công tác điều tra phổ cập, cách ghi sổ sách, nhập phần mềm phổ cập. Tháng 9/2016. Tháng 10/2016. - sinh hoạt chuyên -Cách lập các loại kế hoạch, cách ghi hồ sơ môn cụm trường đầu năm. - Tập huấn tại - XD các loại kế hoạch. trường - Xây dựng kế hoạch BDTX của tổ CM, GV. - Tập huấn dạy học thông qua việc thực hiện mô hình trường học mới. - Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học - Chuyên đề đổi mới sinh hoạt tổ CM, - Chuyên đề trường học kết nối - Chuyên đề, dạy thể nghiệm phương pháp - Triển khai tại “Bàn tay nặn bột”, sinh hoạt chuyên môn trường chuyên đề, cụm trường. dạy thể nghiệm. - Tham gia tập huấn thông tư 30. 2. Khối kiến thức tự chọn. Mục tiêu: 1. Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng giáo dục. 20. 10.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập 3. Nâng cao năng lực hướng dẫn, tư vấn của giáo viên 4. Nâng cao năng lực kiểm tra đánh giá HS bằng điểm số, tiêu chí xây dựng đề kiểm tra, quy trình ra đề kiểm tra cuối học kì. 5. Hiểu được quan điểm xây dựng chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học. 6. Nắm được các yêu cầu khi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 7. Nắm được nội dung tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 8. Biết xây dựng hình thức và phương pháp hoạt động. 9. Biết một số vấn đề chung về giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động giáo dục (mục đích, yêu cầu…). 10. Nắm được các nội dung kĩ năng sống có thể tích hợp lồng ghép trong các hoạt động văn nghệ, các hoạt động thể dục thể thao, các sinh hoạt tập thể, các hình thức ngoại khóa dã ngoại… 11. Nâng cao phương pháp và kĩ thuật tích hợp lồng ghép các nội dung kĩ năng sống trong các hoạt động giáo dục:. T/ gian. 10-2016. Mã mô đun. TH8. Tên và nội dung bồi dưỡng. Mục tiêu bồi dưỡng. Thư viện trường học thân thiện 1. Giới thiệu về thư viện trường học thân thiện. 2. Các hình thức tổ chức thư viện trường học thân thiện. 3. Xây dựng thư viện thân thiện trong trường tiểu học.. Hiểu được thế nào là thư viện trường học thân thiện. Nắm được các hình thức tổ chức thư viện trường học thân thiện. Biết cách xây dựng thư viện thân thiện trong trường tiểu học. Chủ động, linh hoạt trong xây dựng thư viện thân thiện phù hợp với hoàn cảnh địa phương.. Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy. Thời gian học T/gian tập trung tự học L.T T.hành. 12. 1. 2.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 11-2016. học tích cực 1. Phân loại bài học ở tiểu học; yêu cầu chung của mỗi loại bài học (bài hình thành kiến TH13 thức mới, bài thực hành, bài ôn tập, kiểm tra ). 2. Cách triển khai mỗi loại bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học. 3. Các bước thiết kế kế hoạch bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học.. Nắm được những vấn đề chung về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ 10 lên lớp ở tiểu học.. 1. 4. Các giải pháp sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm. 12-2016. 1. Giải pháp xử lí tình huống sư phạm của người giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lí và giáo dục học TH36 sinh trong các giờ học chính khóa. 2. Giải pháp xử lí tình huống sư phạm của người giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp: tiết chào cờ, hoạt động của Sao nhi đồng và Đội TNTP HCM. 3. Giải pháp xử lí tình huống sư phạm của người giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lí và giáo dục học sinh trong hoạt động. Có khả năng xử lí một số tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm.. 10. 5.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> buổi 2/ngày. 4. Giải pháp xử lí tình huống sư phạm của người giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh. 5. Giải pháp xử lí tình huống sư phạm của người giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục học sinh cá biệt.. Thực hành giáo dục kỹ năng sống trong một số hoạt động ngoại khoá ở tiểu học 1. Xác định mục tiêu hoạt 1,2 /2017 TH42 động ngoại khoá có tăng cường giáo dục kỹ năng sống. 2. Cấu trúc kế hoạch hoạt động ngoại khoá theo hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sống. 3. Thực hành thiết kế kế hoạch hoạt động ngoại khoá theo hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sống. -Viết bài thu hoạch, Dự giờ kiểm tra đánh giá 3,4/ 2016 kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên. 5/ 2016. Biết soạn kế hoạch bài học thể hiện rõ việc tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các hoạt động ngoại khoá. Phân tích, đánh giá được một số kế hoạch bài học đã thiết kế và đề xuất cách điều chỉnh.. Xếp loại BDTX của toàn trường. IV. ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG. 15.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1. Căn cứ và xếp loại: (theo điều 12 của Thông tư 26) Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3. Xếp loại kết quả BDTX giáo viên gồm 4 loại: loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: TB) và loại không hoàn thành kế hoạch. Phương thức đánh giá, xếp loại kết quả và công nhận, cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX được áp dụng theo điều 13, 14 và 15 của Thông tư 26). 2. Xếp loại kết quả BDTX a) Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau: - Loại TB nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm; - Loại Khá nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm; - Loại Giỏi nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm. b) Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trách nhiệm của Tổ, khối trưởng chuyên môn - Tham gia xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của đơn vị; - Phối hợp cùng lãnh đạo trường hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX. - Tư vấn và thúc đẩy thành viên trong tổ thực hiện kế hoạch BDTX. - Tham gia đánh giá, tổng hợp kết quả xếp loại BDTX của mỗi giáo viên. 2. Trách nhiệm của giáo viên - Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân theo kế hoạch của trường, của khối và trình Hiệu trưởng phê duyệt vào đầu tháng 10/2016; Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường, của Phòng Giáo dục và Đào tạo..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Có trách nhiệm báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Trên đây là kế hoạch BDTX của tổ 4+5 trong năm học 2016 – 2017 Trường Tiểu học Nam Hà, đề nghị các tổ viên thực hiện nghiêm túc./. HIỆU TRƯỞNG. Trần Thị Nhàn Nơi nhận: - Ban Giám hiệu; - Các thành viên trong tổ; - Lưu: Hồ sơ tổ.. TỔ TRƯỞNG. Hồ Thị Hoài Anh.
<span class='text_page_counter'>(10)</span>