MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
A.DẪN NHẬP 3
1.Lý do chọn đề tài 3
2.Tình hình nghiên cứu 4
3.Mục tiêu nghiên cứu 6
3.1.Mục tiêu chung 6
3.2.Mục tiêu cụ thể 6
4.Nội dung nghiên cứu 6
5.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 6
5.1.Đối tượng nghiên cứu 6
5.2.Khách thể nghiên cứu 6
5.3.Phạm vi nghiên cứu 7
6.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 7
6.1.Ý nghĩa lý luận 7
6.2.Ý nghĩa thực tiễn 7
7.Kết cấu đề tài 7
B.NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
1.Cơ sở lý luận 8
1.1.Lý thuyết lối sống 8
1.2.Thuyết lựa chọn hợp lý 9
2.Các khái niệm 10
2.1.Tiếp cận 10
2.2.Cơ sở y tế 10
2.3.Sức khỏe 10
2.4.Tây y (khám, chữa theo phương thức hiện đại) và y học cổ truyền (khám, chữa theo
phương thức truyền thống) 11
2.5.Khám chữa bệnh 11
3.Nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 11
3.1.Phương pháp thu thập thông tin đinh lượng 11
3.2.Phương pháp thu thập thông tin định tính 11
3.3.Phương pháp thu thập thông tin 12
3.3.1Nguồn dữ liệu 12
3.3.2Thu thập thông tin sẵn có 12
3.4.Phương pháp quan sát 12
4.Câu hỏi nghiên cứu 12
1
CHƯƠNG 2 : SỰ LỰA CHỌN TRONG TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ
KHÁNH HOÀ, U MINH, CÀ MAU 12
1.Sơ lược địa bàn nghiên cứu 13
1.1.Điều kiện kinh tế xã hội 13
1.2.Nông nghiệp 13
1.3.Nuôi trồng thủy sản 13
1.4.Lâm nghiệp 13
1.5.Chăn nuôi và trồng màu 14
1.6.Y tế 14
1.7.Dân số-gia đình 14
1.8.Phương hướng phát triển 14
1.8.1.Về kinh tế 14
1.8.2.Về văn hóa –xã hội 15
1.9.Giáo dục 15
2.Mô tả mẫu nghiên cứu 15
2.1.Nhóm tuổi 15
2.2.Giới tính 16
2.3.Học vấn 18
2.4.Việc làm 19
3.Người dân xã Khánh Hoà có sự lựa chọn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế 20
3.1.Tình hình khám chữa bệnh của người dân xã Khánh hòa 20
3.2.Khoản chi cho việc khám chữa bệnh của người dân cho việc khám chữa bệnh của các
thành viên 21
3.3.Việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh 21
3.4.Người dân đánh giá về mức độ đáp ứng của dịch vụ y tế tại địa phương 23
4.Người dân ngày càng hài lòng khi sử dụng các dịch vụ y tế tại địa phương 26
C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30
1.Kết luận 30
2.Kiến nghị 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
2
A. DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, nên phát triển
nguồn nhân lực luôn được sự quan tâm chú ý trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội nước ta.
“Sức khỏe là vốn quí nhất của con người”. Xã hội muốn có nguồn lực tốt về thể
chất tinh thần phải được chăm sóc tốt từ khi trong bụng mẹ, từng thế hệ nối tiếp, thế hệ sau
phải tốt hơn thế hệ trước về thể chất và tinh thần, để đảm bảo duy trì cho phát triển xã hội,
chăm sóc nâng cao chất lượng dân số là một trong những tiêu chí hàng đầu của quốc gia.
Hồ Chí Minh cũng đã rất coi trọng sức khỏe con người, Người đã từng nói: “Mỗi người
dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe.
Dân cường thì nước thịnh”. Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII cũng đã nêu:
“Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người đồng thời là vốn quý để
tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách
nhiệm của bản thân xã hội”. Sức khỏe là vốn quý, có sức khỏe thì sẽ khỏe mạnh, làm giàu
cho bản thân tạo ra nhiều của cải cho xã hội, thúc đẩy đất nước phát triển.Từ đó có thể thấy
chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh là một nhu cầu cấp thiết của mọi người. Theo chủ
trương xã hội hóa y tế của Nhà nước, mọi người dân đều có quyền được hiểu biết nhiều
hơn về bệnh tật, những yếu tố tác hại đến sức khỏe của mình cũng như quyền được hưởng
các dịch vụ y tế khám chữa bệnh và phòng ngừa bệnh tật.
Bên cạnh đó có một quan điểm cho rằng chăm sóc sức khỏe là quyền lợi và ai cũng có quyền
hưởng thụ theo như mục tiêu nhất quán của y tế Việt Nam từ trước đến nay là “ Mọi người
dân đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe”. Nhưng trên thực tế việc tiếp cận chăm sóc sức
khỏe còn chưa được nhiều người dân sử dụng một cách tốt nhất, đặc biệt là những người dân
ở xã Khánh Hoà, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, khi mà xã Khánh Hoà là một xã thuộc vùng
nông thôn sâu của tỉnh Cà Mau nói chung và của huyện U Minh nói riêng. Đời sống người
dân còn nghèo, trình độ dân trí thấp, thiếu thốn về thông tin chính sách báo đặc biệt là thông
tin Y học. Vậy người dân tiếp cận và sử dụng và tiếp cận các dịch vụ y tế như thế nào? Cũng
3
chính là những câu hỏi băn khoăn đặt ra trên mà tôi chọn đề tài: “Hướng tiếp cận các dịch
vụ y tế của người dẫn xã Khánh Hoà, U Minh, Cà Mau.”
2. Tình hình nghiên cứu
Sức khỏe là mối quan tâm không chỉ của một vài người mà là của một cộng đồng
người, cả một xã hội, vì thế nó là mối quan tâm của nhân dân , các nhà nghiên cứu , các nhà
chức trách có thẩm quyền. Cũng bởi lẽ đó mà có nhiều đề tài của nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước đề cập đến vấn đề sức khỏe trong đó có việc khám chữa bệnh và sức khỏe
được mổ xẻ ở nhiều khía cạnh bởi những tác giả khác nhau:
Về nội dung ông James Allman đã khái quát thực trạng kinh tế - văn hóa – xã hội
Việt nam từ năm 1945 trở lại đây, trong đó đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc sức khỏe.
Những khó khăn chính vào thời kì này là ngân sách eo hẹp, sự xuống cấp của hệ thống y tế
nói chung…Tuy nhiên từ sau chính sách đổi mới năm 1986 , nhiều tổ chức phi chính
phủ đã chọn Việt Nam làm mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhờ vậy hệ thống chăm
sóc sức khỏe ở Việt Nam ngày một cải thiện.
Sự ra đời của bệnh viện tư cũng tăng thêm cơ hội cho người dân tiếp cận các phương
thức khám chữa bệnh, cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ. Bệnh viện tư còn
khắc phục được những hạn chế của bệnh viện công như: có sự nhanh gọn, thái độ phục vụ ,
thuận tiện, rõ ràng. Bởi vì thế mà nó đánh đúng vào tâm lý của người khám chữa bệnh, của
những người sử dụng các dịch vụ y tế. Người nghèo cũng có thể đến đó để khám chữa và
chăm sóc sức khỏe. Sự ra đời của các bệnh viện tư đó cần xét đến cùng cũng là yếu tố đảm
bảo tính bình đẳng cho phía người cung cấp dịch vụ.( theo Trịnh Hòa Bình và Đào Thanh
Trường, 2004). Cuộc khảo sát của 2 tác giả cho thấy được những mặt tốt của việc khám chữa
bệnh tại bệnh viện tư nhân, còn hạn chế thì 2 tác giả nêu được là chi phí ở các bệnh viện tư
khá cao, đa phần người đến khám nhiều chỉ là những người có thu nhập cao, nghề nghiệp ổn
định, và là dân thành thị nhiều hơn.
Tình hình tiếp cận cơ sở y tế của người nghèo Tp. Hồ Chí Minh còn gặp nhiều khó
khăn đặc biệt là khó khăn về kinh tế. đưa ra được nhưng phương thức khám chữa bệnh của
người nghèo ở TP.HCM. Đề tài cũng chỉ ra được sự đánh giá cao các chương trình chăm sóc
sức khỏe mở rộng định kì vì tính thiết thực và không tốn phí như: chương trình khám thị lực
cho người trung niên và cao niên,chương trình khám dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em,
4
nhưng đề tài chỉ dừng lại ở việc nêu ra các thực trạng chug của người nghèo và quan niệm về
sức khỏe. .( Nguyễn Thị Lê Uyên, khóa 2002-2006).
Cũng liên quan đến nội dung khám chữa bệnh thì tác giả Thái Thị Thảo Uyên ( K10,
ĐH Bình Dương, năm 2011), nói rõ về việc người nông dân nông thôn khám chữa bệnh, đề
tài là một một cái nhìn của người dân tin tưởng vào các cơ sở y tế nhà nước và phương pháp
khám chữa bệnh bằng tay y hơn là phương thức cổ truyền, đề tài nêu ra những khó khăn khi
người dân đi khám chữa bệnh.
Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho đòng bào dân tộc vùng sâu vùng xa
để từ đó đưa ra một số kết luận và khuyến nghị có tính khả thi giúp các nhà hoạch định chính
sách cùng chính quyền địa phương có sơ sở tham khảo để đề ra những chính sách và chương
trình, kế hoạch phát triển để nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu cho dân tộc La Hủ ở địa
bàn Mường Tè nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu xa nói chung cả nước.
Bàn về những bất cập quanh chăm sóc sức khỏe, các tác giả cho rằng nguyên nhân thuộc
kinh tế thị trường. (Trịnh Hòa Bình - Nguyễn Đức Chính, trích theo Thái Thị Thảo Uyên là
sinh viên K10,ĐH Bình Dương).
Bên cạnh tình hình chung về hệ thống chăm sóc sức khỏe cả nước, cũng có những
nghiên cứu quan tâm về sự không công bằng về y tế sức khỏe giữa các vùng miền, nhóm
thu nhập…, đặc biệt là tình hình khám chữa bệnh ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng
xa.
Về phương pháp, mỗi một nhà nghiên cứu sử dụng một phương pháp khác nhau.
Người thì sử dụng một kết quả của một dự án để nói về vấn đề của tác giả quan tâm ( theo
Trịnh Hòa Bình và Đào Thanh Trường, 2004) . Có tác giả thì sử dụng phương pháp phân
tích dữ liệu sẵn có, phương pháp tổng hợp (Nghiên cứu “Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở
Việt Nam của tác giả James Allman). Song thông tin thu được mang tính tổng quát và
nghiêng về lĩnh vực y tế hơn là xã hội học y tế. Bên cạnh đó cũng có những tác giả dùng cả
phương phá định lượng và định tính để làm nổi bật, lí giải vấn đề tác giả quan tâm (Thái Thị
Thảo Uyên là sinh viên K10,ĐH Bình Dương).
Qua những đề tài trên cho thấy mỗi tác giả có những cách tiếp cận khác nhau về mảng
y tế, mỗi đề tài đã làm phong phú thêm cho kho tàng nghiên cứu của xã hội học cũng như là y
tế. Trong đó đề tài tác giả cũng học hỏi thêm được những bậc tiền bối đi trước về nội dung
5
cũng như phương pháp qua đó rút kinh nghệm cũng như phát huy thêm các vấn đề mà các đề
tài trước chưa nhắc đến hoặc chưa khai thác sâu
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các hướng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân xã Khánh Hòa, huyện U
Minh, tỉnh Cà Mau.
Tạo cơ sở khoa học cho việc nâng cao chất lượng sử dụng các dịch vụ y tế của người
dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Nêu rõ việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người xã Khánh Hoà ,huyện U Minh, tỉnh Cà
Mau.
Người dân đánh giá về các dịch vụ y tế tại địa phương như thế nào?
Đưa ra các giải pháp, khuyến nghị để nâng cao mức độ sử dụng y tế, và nâng cao chất
lượng y tế tại địa phương.
4. Nội dung nghiên cứu
Trong đề tài này tác giả tập chung vào các nội dung sau:
Hướng tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà
Mau.
Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về các dịch vụ y tế của địa phương.
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hướng tiếp cận y tế của người dân.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Người dân xã Khánh Hoà, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
Cán bộ chính quyền địa phương.
6
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài được thực hiện tại ấp 2, ấp 5, ấp 6, ấp 7, ấp 8, ấp 14 ở xã Khánh
Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
Thời gian: Bắt đầu từ ngày 20 tháng 06 năm 2013.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài thực hiện góp phần vào nghiên cứu về mức độ sử dụng các dịch vụ y tế , đặc
biệt là hướng việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân như thế nào. Việc
vận dụng các cách tiếp cận và lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học, sử dụng các phương
pháp điều tra và xử lý số liệu thuộc lĩnh vực xã hội học, kết hợp với những tài liệu tham khảo
của các nghiên cứu có liên quan. Đồng thời qua nghiên cứu thực nghiệm để làm sáng tỏ và
chứng minh những cách tiếp cận và lý thuyết xã hội học được áp dụng trong quá trình nghiên
cứu.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Với những phân tích trong đề tài này, tôi muốn đem lại một cái nhìn sâu sắc về những
khó khăn trong việc sử dụng và hướng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân xã Khánh Hòa .
Bên cạnh đó là việc đề xuất những hướng giải quyết (nếu có) giúp người dân trong việc tiếp
cận các dịch vụ y tế được tốt hơn. Bản thân cảm thấy đây là một việc làm có ý nghĩa đối với
sự phát triển của địa phương đặc biệt là khi nơi đây người dân còn khá nghèo và tiếp cận các
thông tin về y tế còn hạn chế.
7. Kết cấu đề tài
Đề tài này gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu gồm có: cơ sở lý luận, nguồn dự liệu,
phương pháp nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu.Chương 2: Hướng tiếp cận các dịch vụ y tế của
người dân xã Khánh Hoà, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Gồm có một là đặc điểm tình hình địa
bàn nghiên cứu, hai là mô tả mẫu nghiên cứu, ba người dân xã Khánh Hoà có sự lựa chọn
trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, bốn là người dân ngày càng hài lòng khi sử dụng các dịch
vụ y tế tại địa phương.
7
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Lý thuyết lối sống
Lối sống là một khái niệm có tính đồng bộ và tổng hợp. Nó bao gồm quan hệ kinh tế,
xã hội, tư tưởng, tâm lý, đạo đức, văn hóa và các quan hệ xã hội khác, đặc trưng sinh học của
họ là những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Lối sống được quy định bởi
các điều kiện khách quan và chủ quan
Điều kiện khách quan:
Điều kiện kinh tế xã hội, chính trị xã hội, tư tưởng và văn hóa, điều kiện về nhân khẩu,
điều kiện sinh thái.
Lối sống là phương thức hoạt động của con người bao gồm: Nếp sống, thói quen, phong tục
tập quán, cách sống, cách làm, cách ăn mặc, cách ở, cách sinh hoạt…
Điều kiện chủ quan:
Điều kiện tâm lý xã hội, tình trạng chung của ý thức con người, thái độ của họ đối với
môi trường xung quanh trực tiếp.
Hoạt động sống của con người là tổng thể các khối cơ bản: Lao động, sinh hoạt, văn hóa xã
hội, chính trị xã hội. Khi xem xét một mảng trong tổng thể các khối cơ bản thì không thể bỏ
qua các khối khác. Bởi vì, giữa các khối có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng chịu sự
tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung và hoàn thiện nhau.
Trong đề tài này, tác giả sử dụng lý thuyết lối sống để lý giải được những điều kiện chủ quan
và điều kiện khách quan đã tác động đến nhận thức và hành vi chăm sóc sức của người dân xã
Khánh Hoà. Về điều kiện khách quan về về điều kiện sinh thái, người dân xã Khánh Hoà
sống ở sông nước, vùng sâu, vùng xa phương tiện đi lại khó khăn nên không có cơ hội tiếp
cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; kinh tế người dân xã Khánh Hoà đa số là hộ nghèo
nên ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bản thân và các thành viên
trong gia đình.
8
1.2. Thuyết lựa chọn hợp lý
Thuyết lựa chọn hợp lý (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý) trong xã hội học có
nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Một số nhà triết học đã
cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thoả mãn và lảng tránh nỗi
khổ đau. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động
cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Đặc trưng thứ
nhất có tính chất xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý chính là các cá nhân lựa chọn hành
động.
Thuyết này gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học tiêu biểu như: George
Homans, Peter Blau, James Coleman
Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành động một cách
có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt
được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết
định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thực
hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Phạm vi của mục đích
đây không chỉ có yếu tố vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn có cả yếu tố lợi ích xã hội
và tinh thần.
Định đề này được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: khi lựa chọn
trong số các cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là tích của xác
suất thành công của hành động đó với giá trị mà phần thưởng của hành động đó là lớn nhất.
Tức là Homans đã nhấn mạnh đến đặc trưng thứ hai của sự lựa chọn hợp lý là quá trình tối ưu
hoá.
Đối với nghiên cứu này tác giả sử dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý nhằm xem xét những
hành vi tiếp cận các dịch vụ y tế như thế nào?
Trong đề tài này, tác giả vận dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý để có thể chứng minh sự
lựa chọn lý của người dân về vấn đề chăm sóc sức khỏe. Người dân có những lựa chọn khác
nhau trước các vấn đề chăm sóc sức khỏe. Như người dân xã Khánh Hoà có thể nhận thức
được việc khám phòng chống bệnh hơn là trị bệnh, nhưng vì kinh tế gia đình nghèo cần phải
9
làm việc để có cái ăn, người dân sẽ lựa chọn làm việc làm việc thay vì việc đi khám bệnh khi
có biểu hiện bệnh.
2. Các khái niệm
2.1. Tiếp cận
Khái niệm tiếp cận trong đề tài này được hiểu là sự lựa chọn và những cách thức mà
người dân thực hiện nhằm sử dụng dịch vụ của các cơ sở y tế khi có nhu cầu. Tiếp cận trong
trường hợp này bao gồm: cách nam giới, nữ giới đi đến cơ sở y tế, sử dụng dịch vụ tại cơ sở y
tế ( khám chữa bệnh, phòng ngừa, tư vấn, phục hồi).
[5]
2.2. Cơ sở y tế
Cơ sở y tế là đơn vị cả hệ thống y tế, giúp thực hiện vai trò và chức năng của hệ thống
y tế. Cơ sở y tế bao gồm cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên y tế. Tùy thuộc vào mỗi cách
phân chia, có nhiều cách gọi cơ sở y tế khác nhau, ví dụ như theo quy mô, có trung tâm y tế,
bệnh viện, phòng khám, trạm y tế hoặc theo quyền quản lý trực tiếp có bệnh viện công,
bệnh viện tư, hoặc theo cách thức chữa trị, lại có cơ sở y tế tây y và cơ sở y tế y học cổ
truyền
[
2
]
.
2.3. Sức khỏe
Theo định nghĩa của Tổ chức y thế giới (WHO- World Health Organization)
[3]
, sức
khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ
là tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật. Như vậy một cá nhân khỏe mạnh phải thỏa mãn 3
yêu cầu: thể chất, tinh thần và xã hội. Trong ba yếu tố trên, chỉ có thể chất được đo lường
định lượng, còn hai yếu tố còn lại: tinh thần và xã hội rất thiên về định tính nhiều hơn, vì vậy,
trên một phương diện nào đó, sức khỏe toàn diện của con người khó kiểm tra bằng chỉ số
định lượng. Bởi vì một lí do đơn giản, không thể định lượng một cách chính xác những niềm
vui, nỗi buồn, niềm phấn khởi, sung sướng và khổ đau , mà nó là yếu tố cấu thành nên sức
khỏe.
[4]
2
]
:nguồn:my opera.com/healthyck/blog/show.dml/10521161.
3]
Theo định nghĩa của tổ chức y thế giới ( WHO –World Hearth Organization, 1947).
4]
www.binhduong.com.vn
[5]
,
[6]
Trích theo tác giả Nguyễn Thị Lê Uyên, khóa 2002-2006, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố
Hồ Chí Minh.
10
2.4. Tây y (khám, chữa theo phương thức hiện đại) và y học cổ truyền
(khám, chữa theo phương thức truyền thống)
Tây y
[6]
là nền y học sử dụng phương pháp khám chữa bệnh hiện đại ( y học hiện đại).
Phương pháp điều trị sử dụng Tây y mang tính định lượng, là ứng dụng từ công nghệ giện đại
và mang lại hiệu quả nhanh.
Y học cổ truyền là nền y học được khai sinh đồng thời với sự xuất hiện loài người. Nó
ba gồm các phương pháp: bắt mạch, kê đơn thuốc, bốc thuốc đông y, châm cứu, xoa bóp bấm
huyệt, vật lý trị liệu, dưỡng sinh. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đánh giá “ hiện nay, y học
cổ truyền vẫn đang hoạt động chăm lo sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
gần
3
/
4
nhân loại, một bộ phận của nhân loại đang chịu nhiều thiệt thòi về kinh tế - xã hội và ít
có cơ may tiếp cận, hưởng thụ những thành quả mới nhất của y học cổ hiện đại”.
2.5. Khám chữa bệnh
Khám chữa bệnh là hành vi tìm đến sự hỗ trợ sức khỏe từ bên ngoài nhằm giúp chăm
sóc và cải tạo lại tình trạng sức khỏe khi sức khỏe bị tổn thương.
Khám chữa bệnh trong nghiên cứu này được hiểu là những lựa chọn và những cách
thức mà người dân thực hiện nhằm sử dụng dịch vụ của các cơ sở y tế khi có nhu cầu bao
gồm đi đến cơ sở y tế, sử dụng dịch vụ cơ sở y tế
3. Nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập thông tin đinh lượng
Với phương pháp định lượng, đề tài này tác giả sử dụng công cụ bảng hỏi bằng những
câu hỏi đóng và những câu hỏi mở để thu thập thông tin tại thực địa. Với 239 bảng hỏi.
3.2. Phương pháp thu thập thông tin định tính
Ngoài ra tác giả có sử dụng phương pháp thu thập thông tin định tính với 21 cuộc
phỏng vấn sâu và 9 cuộc thảo luận nhóm.
11
3.3. Phương pháp thu thập thông tin
3.3.1 Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu của đề tài này được lấy từ chuyến đi khảo sát tại các ấp 2, ấp 5, ấp 6, ấp
7, ấp 8, ấp 14 ở xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Cùng đó, đề tài sử dụng một số
tài liệu tham khảo trên sách báo và internet. Và các dữ liệu được sử dụng trong đề tài sẽ được
thể hiện trong các phương pháp dưới đây:
3.3.2 Thu thập thông tin sẵn có
Bằng phương pháp này, tác giả thu thập những thông tin sẵn có thông qua các báo cáo
tổng kết của xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Đồng thời tôi có sử dụng một số tài
liệu trên internet và các đề tài luận văn liên quan đến vấn đề việc tiếp cận các dịch vụ y tế
của người dân để làm tiền đề cho tôi trong việc thực hiện đề tài này.
3.4. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin về tình hình cơ sở hạ tầng ở địa
phương, cơ sở vật chất và điều kiện sống của người dân dưới tác động của quá trình thực hiện
chương trình nông thôn mới.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1: Người dân xã Khánh Hoà có sự lựa chọn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế?
Câu 2: Người dân ngày càng hài lòng khi sử dụng các dịch vụ y tế tại địa phương?
CHƯƠNG 2 : SỰ LỰA CHỌN TRONG TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ Y TẾ CỦA
NGƯỜI DÂN XÃ KHÁNH HOÀ, U MINH, CÀ MAU.
12
1. Sơ lược địa bàn nghiên cứu
Xã Khánh Hoà nằm ở phía bắc huyện U Minh, cách trung tâm huyện khoảng 2 km,
ranh giới hành chính được xác định như sau: phía đông giáp thị trấn U Minh, phía tây giáp xã
Khánh Tiến, phía nam giáp xã Khánh Lâm, phía bắc giáp xã Khánh Thuận,.
Diện tích tự nhiên 6.390 ha, chiếm 0,82% diện tích tự nhiên của huyện U Minh. Nằm
trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa ổn định và mang tính đặc trưng phân mùa rõ rệt. Mùa
mưa có từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung
bình trong năm khoảng 2.400 mm, trong đó mùa mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 26,50
0
C, số giờ nắng trung bình năm đạt 2.500 giờ.
1.1. Điều kiện kinh tế xã hội
Cũng như các khu vực khác ở Cà Mau, xã này có địa hình chủ yếu là kênh rạch chằng
chịt, nước lợ. Giao thông thủy thịnh hành. Ngành nghề chủ yếu là trồng lúa và nuôi trồng
thủy sản nước lợ như cua, tôm sú, tôm càng xanh.
1.2. Nông nghiệp
Ước tính tới thời điểm năm 2013 bà con xã Khánh Hòa đã cày ải phơi đất được 180 ha,
gieo xạ tới 22 tháng 5 được 30 ha. Dự tính tới 30 tháng 6 xuống giống vụ lúa hè thu được 60
ha,đạt 33.3% kế hoạch. Số diện tích đất còn lại bị nhiễm mặn không gieo xạ được.
Việc sản xuất còn bị phụ thuộc nhiều vào thời tiết và nguồn giống nên mang lại hiệu
quả chưa cao, chưa có tính bền vững kéo theo thu nhập của người dân thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn
cao.
1.3. Nuôi trồng thủy sản
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2013 của xã Khánh Hòa thì hiện nay có 950 ha/1.410 ha
đạt 63.37% diện tích thả nuôi, năng suất đạt 210kg/ha. Dự tính đến 30/06 là 1.410 ha đạt
100% diện tích thả nuôi, năng suất ước đạt 210kg/ha.
Nuôi trồng thủy sản đạt năng suất cao, tuy nhiên mức độ phát triển chậm và bị hạn chế ở quy
mô gia đình, hàng hóa chủ yếu do thương lái đến tận nhà thu mua nên thu nhập còn thấp.
1.4. Lâm nghiệp
Người dân xã Khánh Hòa có ý thức tích cực chủ động phòng chống cháy rừng, bảo vệ
rừng và môi trường sinh thái
13
1.5. Chăn nuôi và trồng màu
Hiện nay tổng số đàn gia súc gia cầm trên toàn xã Khánh Hòa có 19.300 con/41.040 con,
đạt 47,03%.
Đến thời điểm hiện nay bà con trong xã đã có 5 ha/ 6 ha hoa màu đạt 83.33% kế hoạch đề ra.
Ước tính tới thời điểm 30 tháng 6 đạt 105% kế hoạch (6 ha/6 ha).
1.6. Y tế
Công tác khám và chữa bệnh cho bà con nông dân ở xã Khánh Hòa được thực hiện và duy
trì khá ổn định. Trạm y tế xã được trang bị thuốc men khá đầy đủ,lực lượng bác sĩ y tá có
trình độ chuyên môn giúp quá trình khám và điều trị bệnh cho người dân được diễn ra nhanh
chóng và kịp thời.
1.7. Dân số-gia đình
Nhìn chung xã Khánh Hòa đã phát huy được sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc
trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và những chính sách của Nhà Nước. Đánh giá đúng
vai trò và khả năng của người nông dân trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh xã
hội tại địa phương.
Tuy nhiên xã Khánh Hòa vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn như : còn tồn tại một
số loại tội phạm khiến cho tình hình an ninh trong xã gặp nhiều khó khăn, việc huy động vốn
đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Đời sống người dân còn thấp nhưng một số ít
lại không chủ động làm ăn mà phụ thuộc nhiều vào các chính sách của nhà nước. Địa bàn xã
rộng, kênh rạch chằng chịt giao thông gặp nhiều khó khăn. Dịch vụ và thương mại phát triển
chậm, một số mô hình kinh tế mang lại hiệu quả chưa cao.
1.8. Phương hướng phát triển
1.8.1. Về kinh tế
Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã vận động người dân phát triển sản xuất,
không bỏ trống ruộng đất, đảm bảo sản lượng lương thực đạt chỉ tiêu, đặc biệt quan tâm tới
việc tiến hành gieo xạ lúa hè thu và cấy lúa trên đất nuôi tôm 100%.
Vận động người dân tiếp tục cải tạo đất để trồng màu và trồng cây ăn trái mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
14
Xã cũng đã đưa ra những chương trình xin hỗ trợ vốn, kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu
sản xuất của bà con.
1.8.2. Về văn hóa –xã hội
Xã tiếp tục vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện nếp sống văn
minh, duy trì và nâng cao chất lượng gia đình văn hóa.
1.9. Giáo dục
Xã Khánh Hòa tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý cơ sở vật chất để đảm bảo các
điều kiện cho năm học mới. Tăng cường các hoạt động của hội khuyến học,ưu tiên tạo những
điều kiện thuận lợi cho hộ thuộc diện gia đình chính sách, nghèo được đi học. Định hướng
chính sách phổ cập giáo dục trên toàn địa bàn xã.
2. Mô tả mẫu nghiên cứu
Mẫu cho đề tài này là 239 mẫu. Dung lượng mẫu là 239. Trong phần này sẽ trình bày
khái quát một vài đặc điểm về mẫu nghiên cứu trong đề tài như: Trình độ học vấn, việc làm,
giới tính và tuổi. Nhưng phân tích sâu hơn sẽ được trình bày trong phần quá trình chuyển đổi
việc làm của người dân thông qua các phiếu khảo sát với người dân và phỏng vấn sâu với cán
bộ xã.
2.1. Nhóm tuổi
Trong 239 hộ gia đình khảo sát, trên 1020 nhân khẩu, độ tuổi chiếm tỷ lệ cao tập
trung vào nhiều nhất vào nhóm từ 18 - 35 tuổi chiếm tỉ lệ 34,2%, tiếp theo nhóm tuổi cao thứ
hai là từ 36 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ 30.7% , các nhóm tuổi chiếm tỷ lệ tương đối thứ nhất là
nhóm dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ là 26.96%, và nhóm tuổi thấp nhất là trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ
8.1%, qua đó ta thấy được những nhóm tuổi có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế ở địa
phương khá cao tập trung chủ yếu vào 2 nhóm tuổi là thanh niên với tỷ lệ 34.2% và nhóm tuổi
15
trung niên chiếm tỷ lệ là 30.7% đây là hai nhóm tuổi có khả năng nhận thức rõ ràng về các
vấn đề về y tế.
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện nhóm tuổi .
(Nguồn: Lối sống của người dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, năm 2013)
2.2. Giới tính
Nhìn chung tỷ lệ nam nữ trong mẫu khảo sát tương đối cân bằng : Nam chiếm 51%, nữ
chiếm 49% tỷ lệ nam và nữ trong các nhóm tuổi không có sự chênh lệch đáng kể, tập chung
cao nhất ở nhóm thanh niên từ 18 – 35 và nhóm trung niên từ 36 – 60.
16
17
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện giới tính người dân nơi khảo sát.
(Nguồn: Lối sống của người dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau,
năm 2013)
2.3. Học vấn
Đối với một xã nghèo, cơ sở hạ tầng còn chưa được phát triển, đặc biệt do đặc thù là vùng
sông nước nên xã Khánh Hoà, còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giáo dục những qua số
liệu khảo sát được, nhìn chung trình độ học vấn của người dân cũng không quá thấp. Điều đó
thể hiện qua tỷ lệ cao nhất là trung học cơ sở chiếm tới 37.8%, tiếp đến là tiểu học chiếm
33%, đứng thứ 3 đó là trung học phổ thông chiếm 10.4%, ngoài ra cao đẳng đại học cũng
chiếm tỷ lệ tương đối 4.9%, tiếp đến là không học (mù chữ) cũng chiếm tỷ lệ là 4.9%. thể
hiện việc chăm lo cho việc giáo dục được địa phương được quan tâm và phát triển .
Bảng 1: Bảng thể hiện trình độ học vấn của người dân.
Học vấn Số lượng Phần trăm (%)
Chưa bao giờ đi học 50 4.9
Tiểu học 336 33
Trung học CS 386 37.8
Trung học phổ thông 106 10.4
Cao đẳng/ đại học hoặccao hơn 50 4.9
Dưới 6 tuổi 92 9.9
Tổng 1020 100
(Nguồn: Lối sống của người dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, năm 2013)
18
2.4. Việc làm
Là một vùng đất thuần nông với nghề nghiệp chính là nghề nông điều đó thể hiện qua số
liệu khảo sát được, với nghề nông chiếm tỷ lệ 43.73%, tiếp theo là học sinh/sinh viên chiếm
tỷ lệ khá cao 17.8%, đứng thứ ba đó là thất nghiệp chiếm tỷ lệ 7.55%, ngoài ra còn có làm
thuê chiếm tỷ lệ 5.69%, cán bộ công nhân viên chức chiếm tỷ lệ 3.82%, ngư nghiệp chiếm tỷ
lệ 3.33%, buôn bán, dịch vụ chiếm 2.76%. Nhìn chung, việc làm của người dân tại địa bàn
khảo sát tương đối nhiều và đa dàng tạo điều kiện cho người dân có nhiều lựa chọn nhằm
nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống. Nhưng nghề nông nghiệp vẫn là nghề chủ đạo tại địa
phương.
Bảng 2: Bảng thể hiện việc làm của người dân
Nghề nghiệp
Nghề chính Nghề phụ
Số lượng % Số lượng %
Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) 446 43.73 42 4.12
Lâm nghiệp 3 0.29 1 0.01
Ngư nghiệp
34 3.33 5 0.49
Buôn bán, dịch vụ 28 2.76 16 1.57
Cán bộ, viên chức nhà nước 39 3.82 1 0.01
Công nhân
15 1.47 0 0
Tiểu thủ công nghiệp
6 0.59 1 0.01
Làm thuê 58 5.69 31 3.04
Nghề khác 1 0.01 2 0.11
Học sinh/ sinh viên 182 17.8 4 0.39
Về hưu/già yếu không làm việc 21 2.06 4 0.39
Không việc 77 7.55 809 79.31
Dưới 6 tuổi 110 10.78 104 10.11
Tổng 1020 100 1020 100
(Nguồn: Lối sống của người dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, năm 2013)
19
3. Người dân xã Khánh Hoà có sự lựa chọn trong việc tiếp cận các dịch vụ y
tế
3.1. Tình hình khám chữa bệnh của người dân xã Khánh hòa
Khi gặp phải vấn đề sức khỏe như bị bệnh thì vấn đề khám chữa bệnh của người dân là
tất yếu. Nhưng cũng tùy thuộc vào các loại bệnh, mức độ và tính chất của từng căn bệnh mà
người dân có đi khám chữa hay không. Trong số liệu khảo sát được số người trả lời cho câu
hỏi này là 239 người chiếm tỷ lệ 23.43% và số người không trả lời là 781 người chiếm tỷ lệ
76.75 %, số người trả lời trong gia đình một tháng qua có người bệnh với 122 / 239 người
chiếm tỉ lệ 12% số người trả lời trong một tháng qua trong gia đình không có người bị bệnh
là 117 / 239 người chiếm tỷ lệ là 11%.
Biểu đồ 3: Gia đình trong một tháng qua có ai đau ốm không.
(Nguồn: Lối sống của người dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh
Cà Mau, năm 2013)
Như vậy, nhìn chung tình việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân còn hạn chế, khi được
hỏi thì người dân còn e ngại khi đề cập đến vấn đề sức khỏe điều đó thể hiện qua việc người
dân không muốn đề cập và trả lời với tỉ lệ 781 người chiếm tỷ lệ 76.57% người không trả lời
cho câu hỏi này.
20
3.2. Khoản chi cho việc khám chữa bệnh của người dân cho việc khám
chữa bệnh của các thành viên
Từ số liệu khảo sát mức chi cho việc khám chữa bệnh của người dân cho các thành
viên trong gia đình. Chúng ta có một cái nhìn tổng quát về tình hình người dân nơi đây, phải
chi cho việc khám chữa bệnh của các thành việc trong gia đình là tương đối lớn khi so sánh
với mức thu nhập và việc làm của người dân là tương đối lớn khi với với 446 người chiếm tỷ
lệ 43.73% người với nghề chính là nghề nông, và không có việc làm là 77 người chiếm tỷ lệ
7.3 % người không có việc làm. Với mức chi cho việc khám chữa bệnh của các thành viên từ
100 ngàn - 1 triệu chiếm 123 người chiếm tỷ lệ 12.1% ngoài ra mức chi từ 1 triệu – 5 triệu
chiếm 22 người chiếm tỷ lệ 2.2% và trên 6 triệu 23 chiếm tỷ lệ là 2.3%, cũng tương đối lớn.
Bảng 3: Mức chi tiêu cho việc khám chữa bệnh của người dân trong 6 tháng
Mức tiền Số lượng Phần trăm (%)
Dưới 100 ngàn 70 6.86
Từ 100 ngàn - 1 triệu 123 12.1
Từ 1 triệu - 5 triệu 22 2.2
Trên 6 triệu 23 2.3
Tổng 238 23.3
Không trả lời 782 76.7
Tổng 1020 100
(Nguồn: Lối sống của người dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, năm
2013)
Như vậy, việc chi cho việc khám chữa bệnh của người dân nơi đây tương đối lớn so
với mức thu nhập và công việc hiện tại của người dân. Như vậy, người dân phải có những
hiểu biết và về các dịch vụ y tế như thế nào để có thể vừa chăm lo cho sức khỏe và có thể hạn
chế được được những khoản chi cho việc khám chữa bệnh được giảm đi. Vậy người dân ở
đây đã đã có những hướng chọn lựa như thế nào để đảm bảo sức khỏe và giảm chí phi khi
khám và chữa bệnh?
3.3. Việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân xã Khánh Hòa, huyện
U Minh
Trạm y tế tại địa phương là nơi gần gũi và là nơi người dân dễ tiếp cận đầu tiên cho
việc giải quyết các khó khăn khi mà gặp vấn đề về sức khỏe. Với số liệu khảo sát tại địa
21
phương khi được hỏi “Khi trong nhà có người bị bệnh, thông thường gia đình Ông (Bà)
thường làm thế nào để họ khỏi bệnh?” thì ưu tiên đầu tiên của người dân đó là trạm y tế xã
với 149 người chiếm tỷ lệ 23.14%.
Bảng 3: Nơi khám bệnh khi có vấn đề về sức khỏe.
(Nguồn: Lối sống của người dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, năm 2013)
Hỏi: Nếu nhà mình bị ốm thì thường mình đi khám ở đâu chú?
Đáp: Trạm y tế xã.
(Nguồn: trích từ PVS, trường hợp nhà bị tốc mái, nam, 53 tuổi, người dân.)
Hỏi: Thường thì khi bị bệnh thì mình khám bệnh ở đâu cô?
Đáp : Thì khám ở huyện mình nè, không thì ở xã.
(Nguồn: trích từ PVS, trường hợp phụ nữ nghèo không có đất, nữ, 36 tuổi, người dân.)
Hỏi: Dạ, thế còn mức thu phí của bệnh viện huyện và trạm y tế xã thì sao ạ ?
Đáp: Lên xã thì nó giảm hơn còn ra huyện thì chỉ có hộ nghèo mới được giảm, còn không
có hộ nghèo thì cũng vậy à !
(Nguồn: trích từ PVS, trường hợp hộ có con xuất cư, nữ, 54 tuổi, người dân.)
Như vậy, ưu tiên hàng đầu khi người dân gặp vấn đề về sức khỏe người dân thường ra
trạm y tế xã để được chăm sóc về vấn đề sức khỏe. Vậy người dân nơi đây có xu hướng tiếp
cận các dịch vụ y tế tại địa phương.
22
Nơi khám Số lượng Phần trăm (%)
Ra trạm xá khám bệnh 149 14.609
Ra hỏi hiệu thuốc 38 3.7259
Tự chữa bằng thuốc nam 4 0.3929
Mời thầy đến cúng 0 0
Cách khác (ghi cụ thể) 41 4.0197
Tổng 236
23.14
không trả lời 788 76.863
Tổng 1020 100
Ngoài ra, theo số liệu khảo sát thì ngoài tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tại trạm y tế
xã người dân còn có hướng tiếp cận các nguồn chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh như:
bệnh viện tuyến trên, bệnh viện huyện, bệnh viện tư nhân, tự khám ở nhà… Như vậy việc tiếp
cận các dịch vụ y tế của người dân nơi đây khá nhiều lựa chọn nhằm đảm bảo cho sức khỏe
của mình.
Bảng 4: Tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh khác.
Nơi khám Số lượng Phần trăm (%)
Bệnh viên huyện 18 1.765
Bệnh viện tư nhân 26 2.549
Con làm bác sĩ nên tự khám ở nhà 1 0.01
Tự khám ở nhà 1 0.01
Không trả lời 974 95.49
Tổng 1020 100
(Nguồn: Lối sống của người dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, năm 2013)
3.4. Người dân đánh giá về mức độ đáp ứng của dịch vụ y tế tại địa
phương
Tuy rằng, xu hướng chính của người dân là sử dụng các dịch vụ tại chính địa phương
là làm phương thức chăm sóc sức khoẻ của mình nhưng một thực trạng đang điễn ra là các
trạm y tế xã vẫn chưa đáp ứng tốt trong phục vụ và chăm sóc sức khỏe của người dân. Sự hạn
chế về quy mô và trình độ của các y bác sĩ tại địa phương :
Hỏi: Chị có biết về dịch vụ trong trạm y tế xã không, chị có thường đến trạm y tế xã không?
Đáp: Ít bệnh, với lại xã nó không đầy đủ như là dưới huyện, đa số người ta bệnh người ta chỉ
ra bác sĩ tư nhiều hơn là trong xã.
(Nguồn: trích từ PVS, trường hợp Nhà bị xập hoàn toàn, nữ, 20tuổi, người dân.)
Hỏi : Khi mà cô đưa các thành viên trong gia đình của cô đi khám bệnh thì cô thấy khu vực
làm bảo hiểm y tế thì người ta có làm tốt trách nhiệm của người ta không cô ?
Đáp : Tốt gì có tốt đâu, bắt đầu còn ấy còn có khám qua loa rồi sau mấy cái người làm bảo
23
hiểm y tế có khám đâu, tuy là hỏi xong ghi vô đó rồi lấy thuốc.
(Nguồn: trích từ PVS, trường hợp hội người dân tộc khơme và người nghèo không có đất, nữ,
40 tuổi, người dân.)
Hỏi: Vậy chú thấy giữa huyện với xã thì cái dịch vụ nó như thế nào ạ? Từ sự phục vụ, bác sĩ,
thuốc men nữa?
Đáp: Cái ở chỗ xã thì nói thật ra, nó không bao giờ bằng huyện rồi nhưng mà về cái vấn đề
thầy thuốc hay thuốc men không bao giờ bằng rồi.
(Nguồn: trích từ PVS, trường hợp người cao niên và đại diện 12 hộ bến tre, nam, 53 tuổi,
người dân.)
Tuy rằng người dân vẫn ưu tiên cho việc khám và chữa bệnh tại các cơ sở trạm y tế
của xã nhưng mức đánh giá về khả năng phục vụ và cung cấp dịch vụ của các trạm y tế tại địa
phương là trung bình với số liệu khảo sát được tại địa phương với sự đánh giá về mức độ đáp
ứng của các dịch vụ y tế tại xã với mức độ trung bình cao nhất với 46%. Như vậy, cơ sở hạ
tầng và khả năng đáp ứng các trong việc khám và chữa bệnh của các cơ sở y tế tại địa phương
còn tương đối hạn chế.
24
Tiểu kết:
25
Biểu đồ 4: Mức đánh giá về dịch vụ y tế của xã.
(Nguồn: Lối sống của người dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà
Mau, năm 2013)