Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Khoá luận tốt nghiệp: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường của thị xã Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.54 KB, 61 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính các thiết của đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai các công nhân và
nhân dân lao động, người lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác, từ cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong
sự nghiệp xây dựng CNXH hiện nay. Một trong những ngun nhân dẫn đến
sự thành cơng đó là cán bộ và công tác cán bộ được Đảng ta coi trọng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước
hết phải con người xã hội chủ nghĩa”. Người còn nhấn mạnh: “Cán bộ là cái
gốc của mọi cơng việc”, “ Mu«n việc thành cơng hoặc thất bại đều do cán bộ
tốt hoặc kém”. Nếu có cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm thì việc xây dựng vµ
thùc hiƯn đường lối sẽ đúng đắn và là điều kiện tiên quyết để đưa sự
nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi, khơng có cán bộ tốt thì dù có đường lối,
chính sách đúng cũng khó có thể biến thành hiện thực được.
Với ý nghĩa như vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ
sở (xã, phường, thị trấn) vững mạnh hiện nay là một việc làm có
ý nghĩa quan träng, bởi lẽ họ là người trực tiếp lãnh đạo và tổ
chức thực hiện thắng lợi đường lối, chđ tr¬ng, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước ở tại cơ sở; ®ồng thời họ là cầu nối
giữa Đảng với nhân dân, thường xuyên phản ánh kịp thời các ý kiến,
nguyện vọng chính đáng của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Sau hơn 20 năm đổi mới, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đạt được những
thành tựu to lớn và quan trọng về kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định về chính
trị. Hiện nay, Đảng đang lÃnh đạo nhân dân đẩy mạnh cụng
nghip hoỏ, hiện đại hố ®Êt níc. Để đáp ứng u cầu nhiƯm vơ này,
đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở các các từ trung ương địa phương
đến c s phi đợc kiện toàn, nâng cao chất lợng mäi mỈt.

1



Thị xã Cao Bằng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của
tỉnh Cao Bằng. Trong những năm qua, nhất là từ năm 1990 trở lại đây, dưới
sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Cao Bằng, Đảng bộ thị xã Cao Bằng đã quán triệt tốt
các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhµ nước, vận dụng linh
hoạt các Nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ, phù hợp với điều kiện thực
tế của địa phương, thị xã Cao Bằng đã có những bước phát triển vượt bậc trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố – xã hội. Đời sống của nhân dân
được cải thiện, dân trí được nâng lên rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự an tồn
xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị được chăm lo cng c kin ton.
Đợc sự quan tâm lÃnh đạo của Thị uỷ Cao Bằng, đi ng
cỏn b ch cht c¸c phường của thị xã Cao Bằng đã có sự phỏt trin,
trng thành cả về phẩm chất và trình độ, năng lực, góp
phần quan trọng vào những thành tựu phát triĨn kinh tÕ - x·
héi cđa ThÞ x·. Tuy nhiên, trớc yêu cầu của tình hình nhiệm vụ
mới, i ng này vẫn bộc lộ những yếu kém, bất cập về trình độ, năng lực.
Bên cạnh đó, một bộ phận bị tác động tiêu cực của kinh tế thị trường nên đã
có biểu hiện suy thối về phẩm chất đạo đức, quan liêu, hách dịch, tham
nhũng, lãnh phí… Những yÕu kÐm ú ó gõy ảnh hởng tiêu cực n uy
tớn v hiệu quả lãnh đạo của Đảng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với
Đảng và Nhà nước, đặt ra yêu cầu bc bỏch phi tiếp tục i mi, nõng
cao cht lng i ng cỏn b này.
Xuất phát từ quan điểm của Đảng và yêu cầu của tình
hình thực tiễn xây dựng i ng cỏn b ch cht các phường
ë thị xã Cao Bằng cho thÊy viÖc nghiên cứu đề tài: Xõy dng
i ng cỏn b ch cht các phường của thị xã Cao Bằng trong giai đoạn
hiện nay” là có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận vµ thùc tiƠn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2



Vấn đề cán bộ nói chung, cán bộ c¬ së nói riêng ln là vấn đề được
nhiều nhà lãnh đạo, các các uỷ Đảng và các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Cã nhiỊu đề tài, cơng trình nghiên cứu, cỏc bi vit về vấn đề
này ó công bô trờn các tạp chí, các luận văn, luận án... tiªu biĨu như:
 Hồ Bá Thâm: “ Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chủ chốt các xã hiện nay” (1994), luận án tiến sĩ triết học
 Phạm Công Khâm: “ Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã vùng
nồng thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” (2000), luận án tiến sĩ
 Bài “Đổi mới công tác đào tạo, nâng cao năng lực lãnh đạo của đội
ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần Nghị quyết trung ương 5 khố IX” - Tạp chí
TT CTTCT số 3/2002 của Th.S Phan Văn Nhẫn.
 Vĩnh Trọng: “Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở” - Tạp chí
xây dựng Đảng số 1 + 2/2004 ...
Tuy nhiờn, n nay vn cha cú công trình no ®i s©u
nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện về x©y dùng đội ngũ
cán bộ chủ chốt phường của thị xã Cao Bằng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của khoỏ lun
- Mc ớch: Làm rõ những cơ sở lý luận, thực tiễn và đề
xuất các giải pháp xõy dng đội ngũ cán bộ chủ chốt c¸c phường
của thị xã Cao Bằng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
- Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, khố luận có nhiệm vụ sau:
+ Luận chứng làm rõ hơn những căn cứ lý luận về xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt c¸c phường ở thị xã Cao Bng trong giai on hin nay.
+ Đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm của
quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt c¸c phường của thị xã Cao Bằng.
+ Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm kiện toàn,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt c¸c phường ở thị xã Cao Bằng
trong giai đoạn hiện nay.


3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng: Đề tài nghiên cứu cán bộ chủ chốt phường bao gồm các
chức danh: Bí thư, phó bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, Chủ
tịch, phó chủ tịch UBND, trưởng các đồn thể thuộc hệ thống chính trị của
phường.
- Ph ạm vi nghiên cứu:
+ Về lý luận: Khoá luận khơng trình bày tồn bộ các vấn đề lý luận về
cán bộ và công tác cán bộ mà tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến
vai trị của đội ngũ cán bộ và những quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ
đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cơ sở.
+ Về thực tiễn: Khoá luận tập trung phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ
chủ chốt và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt c¸c phường của thị xã
Cao Bằng (bao gồm các chức danh theo quan điểm của Hội nghị trung ương 5
khoá IX và Nghị định 114/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ, Quyết
định 04/2004/QĐ-BNV về tiêu chuẩn đối với cán bộ công chức xã, phường,
thị trấn của Bộ trưởng Bộ nội vụ).
5. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chính sách, Nghị
quyết của Đảng ta về cán bộ và công tác cán bộ. Với phương pháp duy vật
biện chứng, phân tích tổng hợp logic, lịch sử kết hợp với phương pháp điều
tra xã hội học, tổng kết thực tiễn để tiếp cận và giải quyết các vấn đề đặt ra.
6. Ý nghĩa thực tiễn của khoá luận
Kết quả nghiên cứu của khố luận có thể sử dụng làm tài liêụ tham
khảo phục vụ cho nghiên cứu, học tập môn xây dựng Đảng ở các trung tâm
bồi dưỡng chính trị các huyện.
7. Kết cấu của khố luận.

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khoả và phụ lục,
khố luận có 03 chương với 06 tiết.
4


Chương 1
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CÁC PHƯỜNG CỦA
THỊ XÃ CAO BẰNG – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1

Đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường của thị xã Cao Bằng – quan

niệm, vai trò, đặc điểm
1.1.1 Quan niệm về cán bộ chủ chốt và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
phường
1.1.1.1

Quan niệm về cán bộ chủ chốt

Hiện nay đang có nhiều quan niệm khac nhau khi nói về cán bộ chủ
chốt. Để nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ về vấn đề này, cần làm rõ
một số khái niệm sau:
+ Thứ nhất: cán bộ là gì?
Trong đại từ điển Tiếng việt do tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên có đưa
ra khái niệm cán bộ như sau: “cán bộ. dt. 1. người làm việc trong cơ quan nhà
nước. Cán bộ nhà nước. 2. người giữ chức vụ, phân biệt với , không giữ chức
vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước đó” [……….].
Ngồi ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn nêu lên một định nghĩa về cán bộ
hết sức giản dị và dễ hiểu: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, củ
Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình

hình dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách
cho đúng” [……….].
+ Thứ hai, từ “chủ chốt” theo từ điển Tiếng việt – 2000 nghĩa là “quan
trọng nhất, có tác dụng làm nịng cốt. Cán bộ phong trào” [………].
Vậy nói đến cán bộ chủ chốt là nói đến những người có vị trí vai trị
quan trọng trong hệ thống tổ chức và quản lý xã hội. Họ là những người
không chỉ có trình độ chun mơn mà cịn có năng lực và kinh nghiệm hoạt
5


động thực tiễn. Đó là những người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội, có
trọng trách giải quyết các mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp nhân dân
trong cộng đồng xã hội. Trong điều kiện nước ta hiện nay, thì quan trong nhất
là giải quyết mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân trong quá trình
quản lý kinh tế, xã hội nhằm đưa lại những quan hệ lành mạnh, tạo điều kiện
cho sự phát triển của xã hội.
Cán bộ chủ chốt thường gắn liền với hoạt động lãnh đạo, quản lý. Vì
vậy, trong những điều kiện cụ thể, người ta cũng gọi những cán bộ chủ chốt là
“ cán bộ lãnh đạo” hay “ cán bộ quản lý”, “ người quản lý”.
Tóm lại, cán bộ chủ chốt là những người đại diện cho trí tuệ của một
địa phương, một đơn vị hoặc một tổ chức… với tư cách là nhân tố then chốt,
chủ yếu, do bầu cử hoặc được bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động của địa phương đơn vị. Những đặc trưng của “ cán bộ chủ chốt” có
thể được khái quát như sau: đó là những người:
- Giữ vị trí trưởng – phó tổ chức đảng, chính quyền, trưởng các đoàn
thể nhân dân ở các cấp, các ngành, các địa phương.
- Có trách nhiệm chính trong việc triển khai, tổ chức thực hiện mọi chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của cấp trên tại địa
phương, đơn vị mình
- Giữ vai trị quyết định trong việc đề ra nghị quyết, chỉ thị và tổ chức

thực hiện trong phạm vi địa phương, đơn vị, phải chịu trách nhiệm pháp lý
trước địa phương, đơn vị và cơ quan chủ quản cấp trên.
1.1.1.2

Quan niệm về cán bộ chủ chốt cấp phường

Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, hệ thống chính trị cơ sở là cấp
thấp nhất và có bộ máy đơn giản nhất - bộ máy đó được vận hành trước hết
bởi một đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Căn cứ vào nghị quyết lần thứ 5 của Ban
Chấp hành Trưng Ương Đảng khoá IX và khoản g, h điều 1 pháp lệnh số
11/2003/PL – UBTVQH 11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán
bộ, cơng chức thì cán bộ cơ sở gồm những loại sau:
6


+ Một là, những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ
( gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã) có các chức vụ sau: Bí thư, phó bí
thư Đảng uỷ, Thường trực Đảng uỷ ( nơi khơng có phó bí thư chun trách
Đảng), Bí thư, phó bí thư chi bộ ( nơi chưa thành lập Đảng uỷ cấp xã), chủ
tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân,
chủ tịch, phó chủ tịch Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, chủ tịch Hội
phụ nữ, chủ tịch Hội nông dân, chủ tịch Hội cựu chiến binh.
+ Hai là, những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh
chuyên môn nghiệm vụ thuộc Uỷ ban nhân dân xã ( gọi chung là công chức
cấp xã ), gồm: Trưởng cơng an ( nơi chưa bố trí lực lượng cơng an chính
quy ), Chỉ huy trưởng quân sự, Văn phong - thống kê, Địa chính – xây dựng,
Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, văn hoá – xã hội.
Với quan niệm về cán bộ, cán bộ chủ chốt, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
đã nêu ở trên, đặc biệt theo quan điểm của Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX,
Nghị định 114/2003/NĐ – CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ, Quyết định

04/2004/QĐ – BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ nội vụ, xuất phát từ
đặc thù của Cao Bằng, tác giả cho rằng: Đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường
của thị xã Cao Bằng bao gồm:
- Bí thư, phó bí thư Đảng uỷ ( chi uỷ) phường
- Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân phường
- Chủ tịch, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân
- Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc
- Chủ tịch Hội phụ nữ
- Chủ tịch Hội cựu chiến binh
- Chủ tịch Hội nơng dân
- Bí thư Đồn thành niên
Như vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt của phường khồng đồng nhất với cấp
uỷ cơ sở nhưng ít nhất cũng khoảng 2/3 chức danh nằm trong cấp uỷ. Mặt
khác, đội ngũ này chỉ bao gồm những cán bộ chuyên trách ở cơ sở ( theo
7


Nghị định 114) mà không bao hàm 2 chức danh chuyên môn, nghiệp vụ là Chỉ
huy trưởng quân sự ( phường đội trưởng) và Trường công an, bởi đây là hai
chức danh được gọi là công chức cấp xã thuộc uỷ ban nhân dân ( nếu như
trương công an chưa được bố trí lực lượng chính quy).
1.1.2 Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường.
Lịch sử từ xưa đến nay cho thấy để tiến hành đấu tranh cách mạng có
hiệu quả cần có những cán bộ để lãnh đạo, tổ chức phong trào. Đúng như
C.Mác và Ph. Ăngghen, những người đã đặt nền móng cho vấn đề cán bộ của
giai cấp vô sản – đã khẳng định “ muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những
con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [………]. Con người mà hai ơng đã
nói chính là cán bộ, những người có nhiệm vụ lãnh đạo quần chúng thực hiện
các cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng. Đối với sự nghiệp đấu tranh của giai
cấp công nhân, dù chưa có thực tế để bàn nhiều về vấn đề cán bộ và công tác

cán bộ Mác và Ăngghen luôn cho rằng cần phải có một đội ngũ vừa có long
trung thành với lý tưởng của giai cấp, vừa có tri thức lý luận và năng lực tổ
chức thực tiễn mới có khả năng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đó.
V.I.Lênin, người kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, đã đặc
biệt coi trọng vai trò của lực lượng cán bộ. Theo Người: vai trò quan trọng
của người cán bộ trước hết là ở chỗ bảo đảm tổ chức thực hiện thắng lợi
đường lối chính trị của Đảng. Bởi họ, tùy theo cương vị của mình - vừa là
người xây dựng đường lối, vừa tiến hành lựa chọn phương pháp, chỉ đạo và
kiểm tra quá trình vận động cách mạng, hướng tới mục tiêu đã đề ra. Vì thế
Lênin đã nhấn mạnh: " mấu chốt là vấn đề người, vấn đề lựa chọn người" và
"kiểm tra việc chấp hành chứ không phải là việc ra nghị quyết"[.............]. Khi
giành được chính quyền, vấn đề cán bộ càng trở nên quan trọng và cấp bách
hơn. Hàng loạt các vấn đề được đặt ra trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
đòi hỏi Đảng phải lãnh đạo, quản lý. Nói cách khác nhiệm vụ mới mẻ đầy khó
khăn của giai cấp cơng nhân và Đảng của nó ở giai đoạn này là quản lý nhà
nước, quản lý kinh tế - xã hội nhằm xây dựng thành công xã hội mới: xã hội
8


xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ đó được tiến hành trên quy mô rộng lớn và phải
là sự nghiệp của tồn dân. Do vậy nó địi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ đóng
vai trị tổ chức các q trình thực tiễn một các có hiệu quả. Lênin đã khẳng
định: " nghiên cứu con người, tìm ra cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là then
chốt, nếu khơng thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy
lộn" [...............]
Là người sáng lập Đảng ta, trong suốt quá trình lãnh đạo đấu tranh cách
mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh ln đặc biệt quan tâm đến cán bộ và công tác
cán bộ, Người coi "cán bộ là cái gốc của mọi công việc" [...............] và Người
cũng đã lý giải một cách cặn kẽ, dễ hiểu vai trò " cái gốc" của người cán bộ
trong nhiều bài nói bài viết cũng như việc làm của Người. Vai trị đó được thể

hiện trong bốn mối quan hệ chủ yếu: cán bộ với đường lối chính sách, cán bộ
với tổ chức bộ máy, cán bộ với công việc, và cán bộ với quần chúng. Trong
quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ khơng chỉ là người vạch ra
đường lối mà cịn có vai trị quyết định trong việc tổ chức thực hiện đường lối
" nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng khơng thể thực hiện được"
[.................]. Bên cạnh đó Người cịn u cầu cán bộ phải biết phản ánh tình
hình đời sống tâm tư nguyện vọng của quần chúng cho Đảng và Nhà nước đề
ra đường lối chủ trương hợp lòng dân. Đối với cán bộ cơ sở, vai trò này càng
quan trọng hơn vì họ là những người hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với dân, có
điều kiện thuận lợi để nắm "tình hình dân chúng" mà đề xuất, kiến nghị cho tổ
chức đảng, nhà nước cấp trên. Do vậy, Người luôn nhắc nhở cán bộ phải quán
triệt quan điểm " sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng ắt phải
từ trong quần chúng mà ra và trở lại nơi quần chúng" [...............]. Nhấn mạnh
vai trò của cán bộ, Hồ Chí Minh cịn nói: "cán bộ là dây chuyền của bộ máy.
Nếu dây chuyền khơng tốt, khơng chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ
máy cũng tê liệt" [...............] và Người kết luận " công việc thành công hoặc
thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [............]. Chính vì vậy trong suốt cuộc
đời hoạt động cách mạng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến
9


công tác cán bộ và Người đã làm tất cả mọi việc để có một đội ngũ cán bộ
khơng ngường phát triển, nối tiếp nhau nhanh chóng trưởng thành đáp ứng
với đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng lâu dài và ngày càng khó khăn ở nước ta.
Quán triệt tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề
cán bộ, từ khi ra đời đến nay, gần 80 năm đấu tranh xây dựng và trưởng thành
trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ
tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, trải qua những năm tháng cam go, khốc
liệt của cuộc đấu tranh giữ nước, bảo vệ nền độc lập cho dân tộc, cả khi đối
mặt với những kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần, hay khi cách mạng đang ở

khúc quanh nghiệt ngã nhất thì Đảng ta dưới sự lãnh đạo và ánh sáng tư tưởng
Hồ Chí Minh vẫn luôn xây dựng được một đội ngũ cán bộ đầy đủ bản lĩnh,
vững vàng cầm lái đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi gian
lao, sóng gió để tiến lên.
Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước địi hỏi Đảng ta phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ ngang
tầm với nhiệm vụ. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cốt
cán các cấp, trước hết là ở cấp chiến lược và cấp cơ sở. Đứng trước đòi hỏi
như vậy, Đảng ta xác định phải " có một đội ngũ cán bộ đầy đủ phẩm chất, có
năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và thực hiện thắng lợi đường
lối đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh của Đảng cầm
quyền"[.....................].
1.1.3 Đặc điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường của thị xã Cao Bằng
Thị xã Cao Bằng có diện tích 44,04km2 và có 56.436 khẩu, nằm gần
như giữa tỉnh và được bao bọc xung quanh bởi huyện Hồ An. Thị xã có 8
đơn vị hành chính xã, phường. Gồm các phường: Hợp giang, Tân Giang,
Sơng Bằng, Sơng Hiến và các xã Hồ Chung, Ngọc Xn, Duyệt Chung, Đề
Thám.
Thị xã Cao Bằng là trung tâm kinh tế ,chính trị, văn hố – xã hội của
tỉnh miền núi cao biên giới, nằm trên trục đường quốc lộ 1A, cách Hà Nội
10


287km và cách cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc 60km, nơi đây là
đầu mối giao thông quan trọng nối liền các huyện trong tỉnh, với Trung Quốc
thị xã Cao Bằng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nhiệt độ trung
bình hàng năm là 21 độ C, độ cao trung bình là 300m so với mực nước biển.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ
Tỉnh, nhân dân các dân tộc trong địa bàn thị xã đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu,
vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà

nước và điều kiện thực tiễn của địa phương, giành được nhiều kết quả đáng
khích lệ đó là:
- Nhịp độ phát triển kinh tế 13,5% , GDP bình quân đầu người đạt
540USD.
- Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp/ ha đạt 17triệu đồng phát triển 6,25%
so với kế hoạch ( số hiệu 2008).
- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả năm đạt 492,32 tỷ đồng, đạt
96,44% so với kế hoạch năm và phát triển 17% so với cùng kỳ năm 2007.
Giá trị kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 1336 triệu USD, bằng 284,25%
- Hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến thương mại với Trung Quốc
tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển thông qua các hoạt động tổ chức hộ chợ
thương mại và hội đồn kết cơng tác quản lý thị trường thường xuyên được
chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, kịp thời phát triển và ngăn chặn các hoạt động
buôn lậu, gian lận thương mại.
- Các tuyến giao thông đường bộ cơ bản thơng suốt và an tồn cho các
phương tiện hoạt động. Dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển
hàng hoá và đi lại của nhân dân. Công tác kiểm tra quá khổ, quá tải được tăng
cường.
- Cơng tác quản lý đầu tư xây dựng có nhiều cố gắng, tuy nhiên vẫn chưa
khắc phục được các tồn tại yếu kém.
- Tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đặt 361,8282 tỷ đồng,
bằng 118,2% dự toán năm, tăng 38,67% so với cùng kỳ năm trước.
11


- Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã góp phần thực hiện có
hiệu quả các biện pháp kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của TW, hoạt động ổn
định, cạnh tranh lành mạnh cùng phát triển, đa dạng hoá dịch vụ, nguồn vốn
tăng trưởng khá tốt, cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế.
- Hệ thống trường lớp tiếp tục được duy trì, củng cố và phát triển với 490

trường học, đáp ứng được khoảng 95% chỗ ngồi học một ca cho học sinh, phù
hợp với đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội địa phương. Toàn tỉnh
đã hoàn thành phổ cập trung học phổ thơng.
- Cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có chuyển biến tích cực, đã thực
hiện được các chương trình y tế quốc gia, phịng trừ dịch bệnh, đặc biệt là
dịch SARS. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và tăng cường, nhiều thầy
thuốc được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Cơng tác dân
số kế hoạch hố gia đình đã làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, củng cố
kiện toàn đội ngũ cộng tác viên.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể
thao chào mừng các ngày lễ, tết, kỷ niệm lớn của đất nước với nhiều hình
thức sơi động và phong phú. Cuộc vận động “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá” tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện trong các tầng lớp nhân dân.
Phong trào thể dục thể thao thường xuyên được duy trì, phát triển với nhiều
môn thể thao, chất lượng từng bước được nâng cao, thu hút đông đảo nhân
dân tham gia. Du lịch phát triển mạnh với nhiều thành phần kinh tế. Di tích
lịch sử Pác – Bó, Khu rừng Trần Hưng Đạo; danh lam thắng cảnh Thác Bản
Giốc, Động Ngườm Ngao, Hồ Thang Hen… được đầu tư, là những điểm thu
hút khách du lịch.
- Mạng lưới bưu chính - viễn thơng ln đảm bảo thông suốt, đáp ứng
nhiệm vụ phát triển xã hội đảm bảo an ninh quốc phịng. Đến nay có 100 các
huyện, thị được phủ sóng di động với 213 trạm thu, mật độ thuê bao điện
thoại 14,59 máy / 100 dân.

12


- Các chính sách, dự án của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
giai đoạn 2006 – 2010, chương trình 135 giai đoạn II tiếp tục được phát triển
khá đồng bộ. Cơng tác chăm lo các đối tượng chính sách được quan tâm thực

hiện, đã có 13.478 hộ được cứu đói tết, cứu đói giáp hạn với số tiền trên 2,3 tỷ
đồng và 750 tấn gạo. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần giảm
tỷ lệ hộ nghèo.
- Là một thị xã biện giới có vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh và của
đất nước, việc bảo vệ quốc phịng, an ninh, bảo vệ tồn vẹn biên giới và lãnh
thổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi
cho kinh tế - xã hội phát triển là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị ở cơ sở cũng
được củng cố một bước. Bộ máy của Đảng, chính quyền và các tổ chức chính
trị xã hội hoạt động tốt đúng với chức năng nhiệm vụ của mình. Các tổ chức
cơ sở đảng đã vươn lên thực sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở tại địa phương
cơ sở, uy tín của Đảng bộ khơng ngừng được nâng cao.
Những thành tựu nói trên là kết quả của nhiều nguyên nhân, trong đó
có nguyên nhân quan trong thuộc về cán bộ và công tác cán bộ, đặc biệt là đội
ngũ cán bộ chủ chốt các phường của thị xã Cao Bằng. Kinh nghiệm thực tế đã
chỉ rõ, sự chính xác của đường lối, chính sách và thành cơng của việc thực
hiện đường lối chính sách đều tuỳ thuộc cuối cùng ở chất lượng cơng tác cán
bộ.
Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung và đội ngũ cán bộ
chủ chốt tại các phường của thị xã Cao Bằng ngang tầm với nhiệm vụ trong
giai đoạn mới là một trong những biện pháp quan trọng thực hiện thành cơng
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá nhằm xây dựng tỉnh biên giới hiện
đại ở Đông Bắc của Tổ Quốc, đưa đời sống của nhân dân các dân tộc trong
toàn tỉnh tiến lên một bước mới cao hơn.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường của thị xã Cao Bằng có những đặc
điểm cơ bản sau:
13


- Đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường được hình thành từ nhiều nguồn:

do điều động, luân chuyển từ các cơ quan của thị xã, tuyển dụng mới. Cán bộ
phường chủ yếu là cán bộ hưu trí, bộ đội, phục viên, tuổi đời cao, sức khoẻ
hạn chế, làm việc theo cơ chế xã trước đây. Trong những năm gần đây, đội
ngũ cán bộ chủ chốt dần được bổ sung, thay thế và được đào tạo, trang bị kiến
thức vê chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị một cách bài bản. Cán bộ
chuyên môn công tác tại cơ quan Đảng, chính quyền, đồn thể phường được
tuyển chọn, sắp xếp đặc biệt đủ về số lượng, bước đầu đáp ứng phần nào yêu
cầu, tiêu chuẩn theo quy định.
- Hiện nay, tổng số cán bộ chủ chốt các phường của thị xã Cao Bằng là
44 đồng chí. Đội ngũ này được bố trí, sắp xếp đảm bảo 4 độ tuổi ( dưới 30
tuổi chiếm 9,1%, từ 31 đến 40 tuổi chiếm 45,5%, từ 41 đến 50tuổi chiếm
31,8%, 51 tuổi trở lên chiếm 13,6%), kết hợp giữa cán bộ có kinh nghiệm
thực tiễn, trách nhiệm, tâm huyết với đội ngũ cán bộ trẻ, có kiến thức, năng
động, sáng tạo.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường của thị xã Cao Bằng có
bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, có
trình độ, kiến thức, khả năng về chun mơn nghiệp vụ, có tinh thần trách
nhiệm trước Đảng, trước dân, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng và
phát triển thị xã Cao Bằng.
1.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường của thị xã Cao Bằng.
1.2.1 Quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường của thị xã
Cao Bằng
Xây dựng đội ngũ cán bộ luôn là vấn đề quan trọng trong tiến trình lịch
sử cách mạng nước ta ở mọi giai đoạn cách mạng, thậm chí trong mọi kỳ Đại
hội Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, vấn đề cán bộ và công tác
cán bộ lại được đưa ra thảo luận, bổ sung và hồn chính hơn về quan điểm,
chủ trương, chính sách cán bộ, Đảng cũng có những nghị quyết riêng về cán
bộ và cơng tác cán bộ phù hợp với tình hình thực tiễn của cách mạng trong
14



từng giai đoạn nhất định. Khi quyết định đường lối đổi mới toàn diện đất
nước, Đại hội Đảng VI của Đảng ta đã xác định: " Đổi mới cán bộ lãnh đạo
các cấp là mắc xích quan trọng nhất mà Đảng phải nắm chắc để thúc đẩy
những công cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng" [................]. Vì thế thắng
lợi của sự nghiệp đổi mới mà cách mạng nước ta đã đạt được có một phần
đóng góp to lớn từ đường lối đổi mới công tác cán bộ của Đảng.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về
chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
chỉ rõ mục tiêu: " xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ trung ương
đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh
chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế
hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
giữ vững độc lập tự chủ, đi lên Chủ nghĩa xã hội".
Theo quan niện hiện nay, có hai cách để xây dựng đội ngũ cán bộ. Thứ
nhất, là căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của một tổ chức, đơn vị mới, phải xây
dựng một đội ngũ cán bộ hoàn toàn mới. Thứ hai, là căn cứ vào đội ngũ cán
bộ hiện có để xây dựng, nó địi hỏi phải phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ
hiện có để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Với phạm vi của đề tài xây
dựng đội ngũ cán bộ được hiểu theo cách thứ hai.
Như vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ là toàn bộ các họat động của Đảng
nhằm chủ động tạo ra đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của
Đảng. Trong từng giai đoạn cách mạng, đội ngũ cán bộ chỉ có thể đảm đương
được nhiệm vụ của mình khi được xây dựng vững mạnh, đồng bộ đảm bảo
được tính kế thừa liên tục và lâu dài. Những vấn đề đó vừa được đặt ra đối với
đội ngũ cán bộ nói chung, cũng đồng thời là yêu cầu cấp bách đối với đội ngũ
cán bộ chủ chốt các phường của thị xã Cao Bằng nói riêng trong q trình
phát triển.


15


Để thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường của thị xã
Cao Bằng hiện nay trước hết phải xuất phát từ những quan điểm của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ trong điều kiện
Đảng cầm quyền. Mặt khác phải căn cứ vào đường lối đổi mới của Đảng nói
chung, đường lối đổi mới, chính đốn Đảng nói riêng thể hiện tập chung ở các
nghị quyết xây dựng Đảng như Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII, Nghị
quyết Trung ương 3, Trung ương 6 (lần 2), Trung ương 7 khóa VIII, những
kết luận của Nghị quyết Trung ương 6 khóa IX kiểm điểm việc thực hiện 3
nghị quyết (Trung ương 3 khóa VII, Trung ương 3, Trung ương 7 khóa VIII)
và các qui định hường dẫn của Trung ương về cán bộ và cơng tác cán bộ. Đó
là những luận cứ quan trọng cần quán triệt và vận dụng một cách sáng tạo vào
điều kiện thực tiễn cụ thể ở Cao Bằng.
Như vậy, quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường của
thị xã Cao Bằng phải quán triệt một số quan điểm sau:
+ Thứ nhất, gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở phường
với yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiêp hóa, hiện đại hóa tại
địa phường. Trong q trình cơng nghiêp hóa, hiện đại hóa tất cả các lĩnh vực
của đời sống kinh tế - xã hội sẽ tạo ra những biến đối và những biến đổi sẽ tác
động trực tiếp đến đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ hiện nay.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ ở
cả nước, xu thế mở cưa giao lưu quốc tế, các quan hệ xã hội, hoạt động của
con người cũng ngày càng được mở rộng phong phú hơn, đa dạng hơn dẫn
đến sự gia tăng về nhu cầu mọi mặt của cuộc sống cả về vật chất và tinh thần.
Đây vừa là một yếu tố kích thích sản xuất và tiêu dùng phát triển lại vừa tạo
ra một sức ép đối với mọi cá nhân và xã hội trong điều kiện chưa cho phép.
Thực tế đó cũng tác động khơng nhỏ đối với cán bộ các phường nếu một khi
chưa đảm bảo được những chế độ chính sách phù hợp. Tất cả những vấn đề

ấy đòi hỏi đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường phải có sự hiểu biết, quan tâm
đúng mức để vừa đảm bảo hiệu quả của quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế 16


xã hội ở cơ sở, vừa để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cuả
địa phương, đáp ứng yêu cầu đỏi hỏi của nhiệm vụ mới. Như vậy, nhiệm vụ
chung của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và điều kiện thực tế tại địa
phương chính là cơ sở để xây dựng đội ngũ cán bộ cả về cơ cấu, số lượng,
phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu mới.
Ở các phường, đội ngũ cán bộ trưởng thành, cơng tác cán bộ được đẩy
mạnh có vai trò quyết định việc thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ đã đề
ra. Mặt khác quá trình đẩy mạnh cơng nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước thực
hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương sẽ là
môi trường thực tiễn rèn luỵên, tuyển chọn, đào tạo cán bộ, nâng cao phẩm
chất, kiến thức, năng lực của đội ngũ cán bộ.
+ Thứ hai, quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy
truyền thống yêu nước và đại đoàn kết dân tộc, để đảm bảo thực hiện thắng
lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và những mục tiêu kinh tế - xã
hội của địa phương, đặc biệt là trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri
thức. Cao Bằng phải có khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả tất cả mọi
nguồn lực trong Đảng, ngoài Đảng, ở những địa phương khác và cả những
nguồn lực bên ngồi trong đó có những người Việt kiều quê ở Cao Bằng
mong muốn được gó phần xây dựng quê hương.
+ Thứ ba, gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường với việc
kiện toàn bộ máy và đổi mới cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.
Bộ máy tổ chức và chất lượng cán bộ có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác
động lẫn nhau. Bộ máy tổ chức quy định chất lượng cán bộ, đặt ra yêu cầu,
tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ trong bộ máy, quy định cơ cấu và số
lượng cán bộ cần thiết để bộ máy hoạt động có hiệu quả, cơ chế hoạt động
không rõ ràng, cản trở các hoạt động sáng tạo làm mất khả năng chủ động của

cán bộ, làm bộ máy hoạt động trì trệ, dẫn đến cán bộ quan liêu và phát sinh
nhiều tiêu cực. Ngược lai, một bộ máy gọn nhẹ, hợp lý và một cơ chế hoạt

17


động thích hợp sẽ tạo điều kiện cho cán bộ phát huy tài năng sáng tạo và làm
việc đạt hiệu quả cao.
Nghị định 121/2003/NĐ – CP đã xác định: “ xây dựng đội ngũ cán bộ
phải tiến hành đồng thời với việc đổi mới và củng cố tổ chức đảng, bộ máy
nhà nước, các đoàn thể nhân dân … đổi mới cơ chế chính sách, phương thức,
lề lối làm việc”. […………………].
Hiện nay, quá trình thực hiện chiến lược cán bộ của Đảng trong thời kỳ
mới, hơn lúc nào hết là phải gắn liền với kiện toàn tổ chức bộ máy và đổi mới
cơ chế hoạt động của cả hệ thống chính trị, kiên quyết khắc phục tình trạng
chồng chéo, bao biện và tệ quan liêu, tham nhũng… Chúng ta đang sống
trong quá trình đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách hành
chính, thực hiện dân chủ, đặc biệt là quy chế dân chủ ở cơ sở. Quá trình ấy
phải địi hỏi phải đổi mới đồng bộ cả hệ thống chính trị cơ sở, trong đó: Đảng
bộ phường, với vai trị là người lãnh đạo, chính quyền phường là chủ thể cải
cách trên tất cả các mặt từ thể chế hành chính đến bộ máy và đội ngũ cán bộ
công chức phường theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, chống phiền hà, tiêu cực và
ngăn chặn tham nhũng. Mặt khác, các đồn thể nhân dân ở phường có trách
nhiệm tập hợp quần chúng và bảo vệ mọi quyền lợi chính đáng của nhân dân.
Với vai trị là “trụ cột” là “xương sống” của bộ máy tổ chức ở cơ sở, đồng
thới cơ cấu bộ máy gọn nhẹ, cơ chế hoạt động và sự phối hợp nhịp nhàng với
hệ thống chính sách thoả đáng sẽ là những tác động tích cực trong quá trình
xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các phường.
+ Thứ tư, thông qua hoạt động thực tiễn và quá trình cách mạng của
quần chúng ở phường, nâng cao dân trí để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện và

bồi dưỡng cán bộ.
Để lựa chọn cán bộ chủ chốt ở cơ sở khơng có căn cứ nào xác thực
bằng thông qua các hoạt động thực tiễn, các q trình cách mạng ở cơ sở. Đây
là một mơi trường sinh động để cán bộ rèn luyện, nâng cao phẩm chất và năng
lực của bản thân nhất là năng lực tổ chức thực hiện và vận động quần chúng.
18


Một đòi hỏi đặc biệt quan trọng đối với người cán bộ chủ chốt cơ sở là cấp tổ
chức thực hiện. Do vậy, bên cạnh yêu cầu phải được đào tạo, bồi dưỡng trong
nhà trường, người cán bộ cơ sở phải được lăn lộn, rèn luyện trong thực tiễn
cuộc sống, thực tiễn công tác. Mỗi phường phải quan tâm đến việc nâng cao
dân trí, thơng qua phong trào quần chúng để lựa chọn những cá nhân tích cực,
có uy tín đối với nhân dân, có trình độ và năng lực. Đây là một biện pháp
quan trọng để giải quyết tình trạng hẫng hụt đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay.
Trình độ dân trí cịn là cơ sở để hình thành tính “ tích cực chính trị” cho nhân
dân, là điều kiện để nhân dân có khả năng đóng góp những ý kiến có giá trị
thực tiễn tham gia vào cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền… ở
địa phương.
+ Thứ năm, quán triệt quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác
cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đồng
thời phát huy vai trị, trách nhiệm của chính quyền, các đồn thể và quần
chúng ở phường trong q trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở.
Hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt quyết định đến hiệu quả hoạt
động của tổ chức cơ sở đảng phường, đến hoạt động của chính quyền, các
đồn thể quần chúng và mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc
phịng… của địa phương. Cơng tác cán bộ liên quan trực tiếp đến hoạt động
của từng cán bộ cụ thể gắn với từng chức năng, nhiệm vụ do họ đảm nhiệm
nếu khơng cân nhắc thận trọng sẽ có thể tác động xấu đến cơng tác cán bộ.
Vì vậy, Đảng uỷ phường phải quản lý đội ngũ cán bộ và lãnh đạo công

tác cán bộ của địa phương theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phải
phát huy vai trị tổ chức của chính quyền, các đồn thể quần chúng và nhân
dân địa phương để có những quyết định đúng đắn, sáng suốt, hợp tình, hợp lý,
đúng ý Đảng lịng dân trong q trình xây dựng đội ngũ cán bộ, động viên
quần chúng tích cực đóng góp ý kiến cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trên cơ sở
xây dựng được một cơ chế để đảm bảo thường xuyên hoạt động này.

19


1.2.2 Nội dung viêc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường của thị xã
Cao Bằng.
Căn cứ vào đòi hỏi của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thị xã
Cao Bằng hiện nay, từng phường phải phân tích đúng đắn, khách quan thực
trạng của đội ngũ cán bộ hiện có để xây dựng những phương án phát triển đội
ngũ này phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Đồng thời phải căn cứ vào
nội dung công tác cán bộ của Đảng để xác định những quan niệm cụ thể,
quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt các nguyên tắc Đảng ta đã đề ra trong xây
dựng đội ngũ cán bộ cấp phường, đặc biệt là các quan điểm đã nêu trong Nghị
quyết Trung ương 3 khoá VIII, Nghị quyết Trung ương 5,6 khoá IX.Bao gồm
những nội dung chủ yếu:
- Thứ nhất, cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ cấp xã được quy định trong
Quy định 04/2004 ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng bộ Nội vụ phù hợp với
điều kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thị xã Cao Bằng hiện nay.
Tiêu chuẩn cán bộ là hệ thống những căn cứ, tiêu chí, chuẩn mực để đánh giá,
lựa chọn, sử dụng cán bộ…Xác định tiêu chuẩn cán bộ là khâu đầu tiên để
tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm đòi hỏi của nhiệm vụ trong
từng thời kỳ, xác định tiêu chuẩn cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ
của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, qn triệt quan điểm giai
cấp cơng nhân của Đảng. Đặc biệt phải căn cứ vào các tiêu chuẩn chung của

đội ngũ cán bộ được quy định trong Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII,
Nghị định 114/2003/NĐ – CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tiêu chuẩn
chung đối với cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn. Xác định được tiêu
chuẩn cán bộ một cách đúng đắn mới có thể xây dựng được một đội ngũ cán
bộ tốt vì tiêu chuẩn cán bộ chính là những qui định chuẩn, là tiền đề và cơ sở
để tiến hành công tác cán bộ ở mọi khâu như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đánh
giá tuyển chọn, bố trí, đề bạt cán bộ… mọi cán bộ phấn đấu, rèn luyện cũng
phải căn cứ vào các tiêu chuẩn đó. Khơng xây dựng tiêu chuẩn cán bộ hoặc
xây dựng tiêu chuẩn cán bộ sai sẽ không thể tạo ra một đội ngũ cán bộ vững
20


mạnh. Bên cạnh đó, việc xác định đúng các tiêu chuẩn cán bộ trong từng thời
kỳ cụ thể còn là cơ sở, là căn cứ đề rà sốt, bố trí, sắp xếp lại cán bộ cho phù
hợp với yêu cầu của tình hình, của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn đó,
đồng thời loại bỏ những cán bộ cơ hội biên chất, thối hố và yếu kém khơng
cịn đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ mới.
- Thứ hai, qui hoạch, tuyển chọn cán bộ chủ chốt các phường của thị
xã Cao Bằng.
Qui hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm
bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng
được cả nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài. Đây là quá trình thực hiện
đồng bộ các chủ trương biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ,
đặc biệt là đội ngũ cán bộ đứng đầu, có đủ phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển
tiếp liên tục, vững vàng giữa các thể hệ cán bộ để thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ chính trị của địa phương trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể.
Qui hoạch cán bộ phường ở thị xã Cao Bằng hiện nay phải căn cứ vào
nhiệm vụ chính trị của cơ sở, phương hướng vận động phát triển của địa
phương để dự báo nhu cầu cán bộ, đáp ứng nhiệm vụ những năm trước mắt và

cả những năm tiếp theo, đảm bảo sự chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ. Mặt
khác, quy hoạch cán bộ cũng phải được tiến hành trên cơ sở thực trạng đội
ngũ cán bộ của cơ sở và những điều kiện thực tế khác của địa phương để đảm
bảo tính khả thi và hiệu quả trong qui hoạch.
Tuyển chọn cán bộ là nhằm tìm kiếm, phát hiện những cán bộ có đức
có tài, đủ phẩm chất và năng lực phù hợp để đảm trách nhiệm vụ. Với yêu cầu
của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thì phải lựa chọn cán bộ khơng chỉ
đáp ứng nhiệm vụ trước mắt mà còn phải lựa chọn một cách “ có tầm nhìn lâu
dài” đối với lực lượng cán bộ dự bị. Tuyển chọn để bố trí, sử dụng đề bạt và
để làm cho công tác cán bộ giữ được thế chủ động và có tính kế hoạch cao.

21


- Thứ ba, đánh giá bố trí sủ dụng cán bộ chủ chốt các phường của thị
xã Cao Bằng.
Đánh giá cán bộ là khâu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là
cơ sở để lựa chọn bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng và thực
hiện chính sách cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ mới có thể phát huy được tiềm
năng của từng cán bộ và của cả đội ngũ cán bộ. Ngược lại, đánh giá không
đúng sẽ dẫn đến lựa chọn nhầm những cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực
để giao những cương vị trọng trách, dẫn đến hỏng việc, hỏng người gây tổn
thất cho tổ chức, địa phương, đơn vị thậm chí cịn ảnh hưởng đến phạm vi cả
nước.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khố VIII tại Đại hội
IX của Đảng nhấn mạnh: “Đánh giá và sử dụng cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn
lấy hiệu quả cơng tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ
yếu” [……………].Đánh giá cán bộ phải đảm bảo quan điểm khách quan,
toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển phải đúng nguyên tắc tập trung dân
chủ đảm bảo đúng nội dung, quy trình phương pháp đánh giá được qui định

trong Quy chế 50QC/TƯ và Hướng dẫn 11 HD/TCTW ngày 15/11/1997 của
Ban tổ chức Trung ương.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn nhắc nhở phải thường xuyên xem xét cán bộ
“ mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt thì tìm thấy nhân tài mới, một mặt
khác thì những người hủ hố cũng lòi ra” [………….]. Người còn dậy rằng:
“ Xem xét cán bộ khơng chỉ xem ngồi mặt mà cịn xem tính chất củ họ,
không chỉ xem một việc, một lúc mà cịn phải xem tồn cả lịch sử, tồn cả
cơng việc của họ. Có người lúc phong trào cách mạng cao họ vào Đảng,họ
làm việc rất hăng nhiệt, lúc phong trào hơi khó khăn thì đâm ra hoang mang.
Lúc gặp nguy hiểm thậm chí họ phản cách mạng… nếu ta khơng xem xét rõ
ràng thì lầm nó là cán bộ tốt. [………………..]
Bố trí, sử dụng cán bộ phai căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng chức
danh công tác để xem xét, đánh giá, so sánh yêu cầu đó với phẩm chất, đạo
22


đức, tri thức năng lực, sở trường và đúng với chuyên môn đào tạo của cán bộ
nhằm đảm bảo cho cán bộ phát huy được năng lực sở trường cá nhân, sử dụng
chuyên môn đã được đào tạo trong quá trình cơng tác và đảm bảo hiệu quả
cao nhất khi thực thi nhiệm vụ. Việc bố trí sử dụng cán bộ phải được thực
hiện trên cơ sở qui hoạch cán bộ và đúng với chuyên môn nghiệp vụ đã đào
tạo, kiên quyết tránh tình trạng bố trí sử dụng khơng gắn với qui hoạch, không
nằm trong qui hoạch và không đúng chuyên môn.
Đề bạt cán bộ phải đảm bảo đúng lúc, đúng người, đúng việc, đảm bảo
cương vị công tác tương ứng với phẩm chất đạo đức tương ứng với phẩm chất
đạo đức tài năng của cán bộ, điều đó vừa đảm bảo hiệu quả cao nhất cho công
việc lại vừa tác động tích cực đến cán bộ, làm cho họ càng càng trưởng thành
hơn, và nhiệt tình hăng hái hơn đối với công tác. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã dậy: phải cất nhắc cán bộ cho đúng, không nên làm như “giã gạo”
nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ, khi cất nhắc rồi không giúp đỡ

họ. Khi họ sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá thì cất nhác lên. Một cán
bộ mà bị nhấc lên hạ xuống như thế ba lâng là hỏng cả đời.
- Thứ tư, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường của
thị xã Cao Bằng.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là khâu then chốt của công tác cán bộ. Trên
cơ sở qui hoạch cán bộ phải sử dụng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kể cả đào
tạo lại cán bộ theo các chức danh, chú ý lực lượng cán bộ kế cận và cán bộ dự
nguồn. Công tác cán bộ, bồi dưỡng cán bộ phải chú ý cả hai mặt học tập và
rèn luyện, nhằm vừa nâng cao trình độ năng lực, vừa bồi dưỡng phẩm chất
chính trị, đạo đức cho cán bộ, khắc phục tình trạng nặng lý thuyết nhẹ thực
hành, đặc biệt đối với cán bộ cơ sở cần nâng cao năng lực thực tiễn, xử lý tình
huống, khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong q trình đào tạo. Khuyến
khích quá trình tự học, tự nâng cao trình độ của cán bộ. Đồng thời thực hiện
chế độ đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, đề bạt, khắc phục tình trạng
đắc cử, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo.
23


- Thứ năm, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ chủ chốt các
phường của thị xã Cao Bằng.
Bổ nhiệm là việc cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, quy định của các
điều luật có liên quan về các yêu cầu, điều kiện của việc bổ nhiệm và thơng
qua các trình tự theo luật định để quyết định bổ nhiệm cán bộ vào một chức
vụ nào đó. Việc bổ nhiệm này có thể là thăng chức, hạ chức hay chuyển ngang
chức trong nộI bộ tố chức hay vượt ra ngoài phạm vi tổ chức.
Bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử cán bộ chủ chốt các phường phải tuân
theo quy trình bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức
lấy phiếu tín nhiệm và hỏi ý kiến theo trình tự: nêu yêu cầu, tiêu chuẩn, lập
danh sách, bỏ phiếu kín. Phiếu tín nhiệm khơng có giá trị như phiếu bầu cử,
song có giá trị tham khảo quan trọng.

Bổ nhiệm luôn là một công tác qn trọng trong cơng tác cán bộ, góp
phần xây dựng một độI ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi đủ sức gánh vác các
nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị. Đại hội Đảng X đã xác
định: “ Nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trước
hết là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược và người đứng đầu tổ chức các cấp, các
ngành của hệ thống chính trị. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, trước
hết là của Ban Chấp hành TW, Bộ Chính trị, cần có kế hoạch chu đáo, giải
pháp đồng bộ, cụ thể, có hiệu lực để thực hiện” [Đảng cộng sản VN: Văn kiện
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, nxb Chính trị quốc gia, hn, 2006 tr293 ]
- Thứ sáu, quản lý cán bộ chủ chốt các phường của thị xã Cao Bằng.
Quản lý cán bộ là hoạt động chủ động, thường xuyên của cơ quan quản
lý cán bộ. Quản lý cán bộ là tác động có định hướng vào đội ngũ cán bộ và
từng cán bộ nhằm bồi dưỡng, rèn luyện phát huy khả năng của cán bộ, làm
cho tổ chức ngày càng vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Cân phải
nắm chắc tình hình, phân tích mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ cán bộ. Trong
phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của mình đề xuất nhiệm vụ chủ trương,

24


chính sách, biện pháp và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bố trí đội ngũ cán
bộ. Xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ.
Thường xuyên theo dõi, giúp đỡ, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
nhiệm vụ của cán bộ, kịp thời động viên khi họ hoàn thành tốt nhiệm vụ và
giúp đỡ họ sửa chữa khi có sai lầm, khuyết điểm. Định kỳ lấy ý kiến đóng góp
của cản bộ đảng viên và quần chúng đối với cán bộ trên cơ sở mức độ hoàn
thành nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức, lối sống… cở cả cơ quan công tác và ở
nơi cư trú. Quản lý cán bộ chặt chẽ chính là phương pháp hữu hiệu để bảo vệ
cán bộ giúp họ miễn nhiệm đối với mọi sai phạm tiêu cực trong công tác và
cuộc sống.

- Thứ bẩy, thực hiện các chính sách đối với cán bộ chủ chốt các phường
của thị xã Cao Bằng.
Thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với cán bộ là yếu tố quan trọng để
thu hút nguồn lực cán bộ từ lực lượng trẻ có trình độ, được đào tạo cơ bản trong
các trường đại hoc, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về công tác tại phường.
Chính sách cán bộ hợp lý sẽ tác động trực tiếp đến đội ngũ cán bộ, tạo ra tính
tích cực hăng hái trong công tác của cán bộ đồng thời tạo điều kiện để mọi cán
bộ phấn đấu nâng cao trình độ đáp ứng với địi hỏi của nhiệm vụ được giao.
Chính sách cán bộ là một hệ thống những qui định thống nhất, đồng bộ
trên tất cả các mặt của cơng tác cán bộ từ chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính
sách sử dụng, quản lý, chính sách đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần, đảm bảo
sự cơng bằng đối với đóng góp của từng chức danh trong đội ngũ cán bộ cơ sở.
Trong đó, chính sách đào tạo bồi dưỡng và chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh
thần đối với cán bộ là đòn bẩy rất quan trọng tác động trực tiếp đến tính tích cực
và “ tự nâng cao” của mọi cán bộ, góp phần hạn chế những tiêu cực và sự thối
hố về tri thức phát sinh trong q trình cơng tác của cán bộ.
Như vậy, có thể nói, chính sách cơng tác cán bộ tốt là phải đảm bảo tính đồng
bộ, sự kết hợp hợp lý giưa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, phải là địn bẩy nâng cao
chất lượng cán bộ và góp phần chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí tại cơ sở.
25


×