Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Thực chất và vai trò của nhận thức luận trong triết học i cantơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.38 KB, 79 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc đối với thầy cô trong khóa luận chính trị, bạn bè và người thân đã tận
tình hướng dẫn giúp đỡ em giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, đặc biệt là thầy Nguyễn Thanh Tân,
giáo viên hướng dẫn.
Mặc dù đã nhiều cố gắng song do kiến thức còn hạn chế, thời gian
không nhiều và những lý do khách quan nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Em kính mong các thầy cô giáo góp ý kiến để khóa luận tốt nghiệp của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện:
Lê Văn Thuấn
1
MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
4
5. Đóng góp của khóa luận
5
6. Kết cấu của khóa luận
5
II. NỘI DUNG
Chương 1: Thực chất của nhận thức luận trong triết học I.Cantơ 6


1.1. Những vấn đề nhận thức luận trong triết học I.Cantơ 6
1.2. Nội dung cơ bản của nhận thức luận trong triết học I.Cantơ
15
1.3. Chương 2: Vai trò của nhận thức luận trong triết học I.Cantơ 33
II.1. Vị trí của nhận thức luận trong triết học I.Cantơ 33
II.2. Ảnh hưởng của nhận thức luận trong hệ thống triết học I.Cantơ 35
II.3. Ảnh hưởng của nhận thức luận của I.Cantơ đối với sự phát triển
triết học nói chung 71
III. KẾT LUẬN 83
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong lịch sử tư thưởng nhân loại, I.Cantơ gìữ một vị trí đặc biệt quan
trọng, là người vừa sáng lập cổ điển Đức, vừa khai mở nhiều vấn đề của
triết học phương Tây hiện đại. Hệ thống triết học phê phán do ông xây dựng
gồm ba bộ phận chủ yếu: Triết học lý luận, triết học thực tiễn và triết học
thẩm mỹ; trong đó triết học lý luận hay lý luận về nhận thức gìữ một vị trí
khởi đầu, có vai trò làm phương pháp luận cho hai bộ phận còn lại. Vì vậy,
về mặt lôgíc , người ta chỉ có thể hiểu được nội dung tư tưởng cũng như
cách lập luận của I.Cantơ trên bình diện hệ thống, khi xuất phát từ triết học
lý luận.
Trong lịch sửu triết học, nhận thức luôn là mối quan tâm lớn và rất
sớm của nhiều nhà triết học. Đến I.Cantơ, nhận thức luận được bàn luận sâu
sắc về phương thức tư duy mang tính chủ thể của I.Cantơ. thực chất của
nhận thức là vấn đề trung tâm đối với nhận thức luận của I.Cantơ. Có thể
thấy rằng cả ở trong các hệ thống của chủ nghĩa duy lý cổ điển lẩn trong học
thuyết của chủ nghĩa kinh nghiệm duy vật, nhận thức luận được xem xét
như là kết quả hoạt động tư duy của chủ thể nhằm thấu hiểu thế giới bên
ngoài. Nếu chủ nghĩa duy lý thiên về nhận thức lý tính, lấy khái niệm, phạm

trù, tư duy lôgíc làm phương tiện chính của nhận thức thì chủ nghĩa kinh
nghiệm, ngược lại, nhấn mạnh vai trò của nhận thức cảm tính, lấy các hiện
tượng, kinh nghiệm và cảm giác chủ quan đơn lẻ làm tiền đề cơ bản cho
nhận thức. I.Cantơ cho rằng: “Không có cảm tính, con người không thể tư
duy, tư tưởng thiếu nội dung thì trống rỗng, trực quan thiếu khái niệm thì
mù quáng”.
Nghiên cứu tư tưởng của I.Cantơ nói chung và nhận thức luận của
ông nói riêng là công việc hết sức khó khăn nhưng lại là thường xuyên của
những người làm công tác triết học. Đối với sinh viên ngành triết học thì
đây là một đòi hỏi không chỉ giúp cho chúng ta nắm được nội dung của vấn
đề nhận thức mà còn làm sáng tỏ vai trò của nhận thức về những cống hiến
và hạn chế của I.Cantơ trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Hơn nữa, thời
3
đại ngày nay “nhận thức luận” đang được xem là vấn đề cốt yếu trong tư
tưởng nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề này trong triết học I.Cantơ
có thể góp phần làm sáng tỏ một số khía cạnh nhất định mà giới nghiên cứu
đang quan tâm.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề Thực chất
và vai trò của nhận thức luận trong triết học I.Cantơ làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp cử nhân ngành triết học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hơn hai thế kỷ trôi qua, kể từ ngày I.Cantơ – người sáng lập ra nền
triết học cổ điển Đức qua đời, lịch sử đã có nhiều biến động, nhân loại đã
nhìn nhận, đánh gìá ông dưới nhiều gốc độ khác nhau. Rất nhiều công trình
nghiên cứu về I.Cantơ trong đó có triết học lý luận, triết học thực tiễn và
triết học thẫm mỹ của ông, khai thác chưa nhiều. Nhìn chung, tài liệu được
dịch ra tiếng Việt có các công trình sau:
- Hội thảo khoa học triết học cổ điển Đức: Nhận thức luận và đạo
đức học, tham luận của các học giả nước ngoài, Hà Nội 2003.
- Hội thảo khoa học triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức

luận và đạo đức học, Hà Nội, 2004. Đây là cuốn sách gồm các tham luận
của các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia. Hội thảo khoa học quốc
tế về vấn đề triết học cổ điển Đức nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của
I.Cantơ – nhà triết học vĩ đại, người sáng lập triết học cổ điển Đức.
- Nguyễn Văn Huyên (1996), “Triết học IMANUIN CANTƠ (1724 –
1804)”, cuốn sách này giới thiệu cùng bạn đọc phần nào những tư tưởng
triết học cơ bản của I.Cantơ. Phần đầu cuốn sách, tác giả trình bày vắn tắt
những tiền đề ra đời và những đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức.
Đánh giá vị trí của nó, coi nó là một trong ba nguồn gốc hình thành chủ
nghĩa Mác, tác giả nhấn mạnh “Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển
mới về chất trong lịch sử tư tưởng Tây Âu và thế giới – nó có ảnh hưởng to
lớn đến triết học hiện đại”. Về triết học I.Cantơ, tác giả khảo xét ở bảy phần
cả thảy. Phần đầu, tác giả xem xét các tư tưởng triết học cơ bản của I.Cantơ
ở hai thời kỳ - tiền phê phán và phê phán. Phần tiếp theo là triết học nhận
thức, tác giả đề cập tới các vấn đề: Thuyết hai thế giới và quan niệm về
nhận thức, học thuyết về tri thức, phán đoán tổng hợp tiên nghiệm, phân tích
tiên nghiệm và biện chứng tiên nghiệm. Tiếp theo, tác giả đề cập tới triết
học thực tiễn của I.Cantơ. Theo tác giả, I.Cantơ có quan điểm duy lý đạo
đức. I.Cantơ cho rằng lý tính chi phối đạo đức của con người thông qua
mệnh lệnh tuyệt đối. Đặc biệt là triết học về con người, theo tác giả, I.Cantơ
4
đã đặt ra các vấn đề hết sức quan trọng. Dù I.Cantơ chưa giải quyết được
các vấn đề này trên cơ sở khoa học, song điều quan trọng là ông đã đặc biệt
quan tâm tới các điều kiện (tự nhiên, xã hội). Tác giả kết luận: “Các quan
điểm của I.Cantơ về tiến trình lịch sử là một trong những bước tiến lớn lao
trên con đường – xây dựng lý thuyết duy vật biện chứng về sự phát triển. Và
cuối cùng, tác giả trình bày vắn tắt một số lập trường cơ bản đối với di sản
triết học của I.Cantơ. Sau đó tác giả đưa ra đánh giá về bản chất nhân đạo và
ý nghĩa của triết học I.Cantơ.
- Trần Thái Đỉnh (2005) Triết học Kant: Cuốn sách này ra đời nhằm

giúp ban đọc hiểu Kant, sau bao nhiêu lần triết học đứng trước tình hình
không hẳn là khủng hoảng, nhưng không còn là hướng đi mãnh liệt như hồi
phong trào Hiện sinh (những năm 40 và 50) và phong trào cơ cấu (những
năm 60 và 70). “Vậy phải bắt đầu lại từ đâu? Phải bắt đầu lại với Kant. Tại
sao bắt đầu lại từ đầu là bắt đầu lại với Kant. Chúng ta có ba lần bắt đầu
trong lịch sử triết học, nhưng chỉ với Kant, triết học mới thật sự đi vào đúng
hướng của nó. Nhưng sao Kant lại nói khó hiểu thế? Sao người ta hiểu Kant
sai thế? Người ta nói muốn hiểu một cuốn sách khó, cần phải đọc ngược lại,
“có thể đọc xuôi và đọc ngược”. Đối với Kant cũng thế, cũng vì triết của
Kant quá mới mẻ ,đối với nhiều tác giả cũng đã bị nạn “cây to che khuất cả
rừng” họ vấp phải cuốn phê phán lý tính thuần túy, họ dừng lại ở đó và
dường như coi đó là tất cả của triết học Kant. Ngày nay, sau những nghiên
cứu mới đây của nhiều triết gia và học giả, người ta đồng ý nhau về những
điểm mà xưa kia không thể có sự đồng ý.
- Trịnh Đình Bảy (1998), “Vấn đề niềm tin trong triết học I.Cantơ”,
Tạp chí triết học, số 1 tháng 2 – 1998. Tác giả bàn về vấn đề cơ bản khái
niệm “triết học” của I.Cantơ chứa đựng trong ba tác phẩm “phê phán” nổi
tiếng của ông: nổi bật lên ở khái niệm đó là nội dung nhận thức luận của nó.
Tuy nhiên, theo ông nội dung của nhận thức luận không bao hàm hết nội
dung của triết học, triết học phải dạy cho con người sống như thế nào để trở
thành con người. I.Cantơ viết: “Muốn tồn tại một khoa học thật sự cần thiết
cho con người thì đó là khoa học …, từ đó có thể học được cái điều mà ai
cũng phải học để làm người. Từ đó, ông đò hỏi triết học phải có nhiệm vụ
vượt ra ngoài khuôn khổ hoạt động nhận thức, vì nhận thức không phải là
mục đích tự nó, mà phải phục vụ mục đích nhân đạo, vì con người.
- Phạm Minh Lăng (1996), “Cái tiên nghiệm trong triết học I.Cantơ”,
Tạp chí triết học, số 2, tháng 4 – 1996.
5
- Lê Công Sự (1998), “Quan niệm về “vật tự nó” của I.Cantơ và sự
đánh giá của một số nhà triết học tiêu biểu về quan niệm đó”, Tạp chí triết

học, số 1, tháng 02 – 1998.
- Vũ Văn Viên (1995),Quan niệm của I.Cantơ về bản chất của nhận
thức”, Tạp chí triết học, số 1 tháng 3 – 1995.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài là làm rõ thực chất và vai trò của nhận thức luận
trong triết học I.Cantơ.
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
- Phân tích thực chất của nhận thức luận trong triết học I.Cantơ.
- Phân tích vai trò của nhận thức luận trong triết học I.Cantơ.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
- Cơ sở lý luận của đề tài là những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được áp dụng vào nghiên cứu một
học thuyết triết học.
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sự kết hợp các nguyên tắc
nghiên cứu lịch sử triết học rút ra từ phép biện chứng duy vật với các
phương pháp chung như so sánh, phân tích, tổng hợp, chú giải theo từng
mục và đặc biệt là phương pháp lôgíc và lịch sử.
5. Đóng góp của khóa luận
Thông qua việc nghiên cứu nhận thức luận của I.Cantơ khóa luận đã
góp phần nâng cao trình độ tư duy triết học của bản thân, đồng thời giúp
chúng ta có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về nhận thức luận.
Khóa luận góp phần vào việc làm rõ những vấn đề thực chất, vai trò
với những cống hiến và hạn chế của nhận thức luận I.Cantơ.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận
có hai chương (5 tiết).
6
Chương 1
THỰC CHẤT CỦA NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC
I.CANTƠ

1.1. Những vấn đề của nhận thức luận trong triết học I.Cantơ
Triết học I.Cantơ có một vị trí đặc biệt trong lịch sử triết học thế giới .
ông là người mở đầu cho một thời kỳ phát triễn rưc rỡ của triết học. Triểt
học của I.Cantơ coi nó là một trong ba nguồn gốc hình thành chủ nghĩa
Mác: “Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch
sử tư tưởng Tây Âu và thế giới – nó ảnh hưởng to lớn đến triết học hiện đại.
Tư tưởng triết học cơ bản của I.Cantơ ở hai thời kỳ tiền phê phán và
phê phán. Ở thời kỳ tiền phê phán, I.Cantơ chủ yếu tập trung vào triết học tự
nhiên. Chịu ảnh hưởng của các thành tựu khoa học tự nhiên, I.Cantơ thể
hiện “như một nhà duy vật khoa học tự nhiên” ông đã đưa ra những dự đoán
khoa học có giá trị, đặc biệt là giả thuyết nguồn gốc vũ trụ luận” – nó đem
lại một cách nhìn phát triển lịch sử về thế giới. Ở thời kỳ phê phán I.Cantơ
chú ý tới những vấn đề xã hội. Chính sự định hướng vào con người đã đưa
I.Cantơ tới chổ đặt ra và giải quyết hàng loạt vấn đề mà căn bản đã cho phép
người ta gọi triết học của ông là “cuộc cách mạng Copecnich trong lịch sử
triết học loài người”.
1.1.1. Vấn đề tri thức
I.Cantơ được coi là người đầu tiên trong lịch sử loài người nghiên cứu
về tri thức con người. Tri thức con người thuộc loại tri thức nào? Con người
có thể tri thức những gì? Và không tri thức những gì? I.Cantơ cho rằng tri
thức của con người là do nhận thức của con người mang lại, kết quả nhận
thức của con người về thế giới. Với I.Cantơ thì tri thức là một thể thống nhất
có 2 mặt:
Mặt thứ nhất, để có tri thức trước hết có những quan niệm, khuôn
hình của tri thức nhưng chỉ riêng quan niệm thì đó chỉ là khuôn hình trống
rỗng không có chất liệu nào cả, quan niệm từ chủ thể.
Mặt thứ hai, là cảm giác kinh nghiệm có được từ đối tượng mà ra,tri
thức kinh nghiệm có thể lấy tính xác thực ở đâu ra nếu như tất cả các quy
tắc mà nó tuân thủ, đến lượt mình cũng là do kinh nghiệm mà có [14; 323].
Tri thức do từ chủ thể và khách thể tạo ra, mọi tri thức bắt đầu từ kinh

nghiệm (cảm tính NGN), nhưng cho dù toàn bộ nhận thức của con người
được bắt đầu từ kinh nghiệm thì điều đó hoàn toàn không có nghĩa là tri
thức được sinh ra hoàn toàn từ kinh nghiệm. Vậy, ngoài các thông số kinh
7
nghiệm do các cơ quan cảm giác đem lại thì có tồn tại chăng loại nhận thức
không phụ thuộc vào kinh nghiệm và thậm chí các ấn tượng do cảm giác
đem lại theo I.Cantơ là tri thức tiên nghiệm và nó khác với tri thức kinh
nghiệm. [14; 326].
Tri thức theo quan niệm của I.Cantơ có hai cấp độ: kinh nghiệm cảm
tính và tri thức khoa học. I.Cantơ cho rằng khoa học phải dựa trên những tri
thức tiên nghiệm với hai đặc tính là phổ quát và tất yếu. Trong khi đó thì
mọi sự vật ở thế giới bên ngoài chỉ tồn tại dưới dạng đơn nhất, cá biệt và
ngẫu nhiên. Điều này buộc I.Cantơ phải lựa chọn một trong hai quan niệm:
hoặc thừa nhận tri thức khoa học là sự phản ánh thế giới khách quan thì phải
thừa nhận những tri thức này là tri thức kinh nghiệm, cảm tính, đơn nhất và
ngẫu nhiên, hoặc khẳng định tính tiên nghiệm của chúng, tức là chúng vốn
phổ quát và tất yếu, thì phải thừa nhận rằng chúng không phải là sự phản
ánh sự vật bên ngoài chúng ta, mà là kết quả sáng tạo của riêng trí tuệ con
người [8; 259].
1.1.2. Vấn đề đối tượng
Đây là bộ phận xác định điều kiện, giới hạn và năng lực của nhận
thức từ đó xác định đối tượng nhận thức và các kết quả của nhận thức là tri
thức.
Đối tượng của nhận thức là bản thân thế giới nhưng đây là thế giới tri
thức con người khác với thế giới nói chung. Vào lúc không có con người thì
thế giới đã có rồi. “Thế giới chung” và khi con người đã có thì thế giới cũng
đã có rồi.
Đối tượng nhận thức là thế giới hiện ra của con người chứ không phải
là thế giới chung mà thế giới bằng những năng lực của con người làm cho thế
giới hiện ra.

Ví dụ: Con mắt tôi nhìn một gốc 120°, còn hai bên còn có 20° nữa là
hai gốc mờ, thế phía sau còn có 120° nữa người ta không nhìn được là hai
phần tối nữa. Vậy thì thế giới đó diễn ra thuộc vào năng lực, khả năng cách
nhìn của con người và thế giới thôi. Khả năng con người phản ánh thế giới.
Đó là một phần của thế giới hiện ra trước con người chứ không phải tất cả
của thế giới nói chung. Tôi nhận thức ở đây chỉ là một phần của thế giới
hiện ra, ta có thể nhận thức được, nhưng ta có thể nói rằng trong một lúc
người ta có thể nhìn một cách toàn diện. Trong cách nhìn ấy thì thế iìới có
hai phần.
Phần thế giới hiện ra trước con người, “thế giới hiện tượng” thế giới
này chỉ tồn tại phụ thuộc vào năng lực của con người.
8
Phần thế giới vật tự nó, I.Cantơ cho rằng thế giới nói chung, nguyên
là vật tự nó, thế giới này không phụ thuộc vào con người, không do con
người mà có, nhưng thế giới này tác vào giác quan con người thì lúc này thế
giới này xuất hiện, thế giới hiện tượng nó được sinh ra “tự nó – và sự tồn tại
của giác quan con người”, nhưng thực ra chỉ nhận thức được thế giới thông
qua nhận thức con người mà thôi.
Theo I.Cantơ, thế giới hiện tượng là thế giới hữu hình, hữu hạn, có
giới hạn của nó về mặt không gian và thời gian. Đây là thế giới tuân theo
quy luật, tuần hoàn theo những quy luật tất yếu thì thế giới tuân theo liên hệ
nhận quả, trật tự chi phối. Do vậy, thế giới này không có tự do. Nếu có thì
I.Cantơ cũng chấp nhận một kiểu tự do tương đối khác, nhưng về sau
I.Cantơ mới chấp nhận kiểu tự do tương đối mà thôi. Đây là một thế giới
thường nghiệm, sự sống trãi.
Phần thứ hai của thế giới “thế giới câm”, tự nó mà có, tự bản thân nó
có, tự nó tồn tại, sự vật hữu hình “không có hình hài chứ không phải là siêu
hình”. Cho nên thế giới này không có không gian và thời gian. Khi ta nói
rằng: Một tập hợp số từ 01 đến vô cùng (vô hạn). ( Tồn tại bên ngoài không
gian và thời gian).

Nếu như thế giới hiện tượng tuân theo tự do thì ở thế giới này không
tuân theo quy luật, không có liên hệ nhân quả, thì thế giới tự do “tự do nó”
không bị ràng buộc.
Thế giới này gọi là siêu nghiệm không thể sống trải và chúng ta
chẳng có kinh nghiệm nhận ra.
1.1.3 Vấn đề năng lực nhận thức
Nếu tri thức thuộc vào đối tượng thì tri thức chỉ là đơn nhất thôi. Đối
tượng phải phụ thuộc vào tri thức của ta “lập trường duy tâm”. Xuất phát từ
quan điểm đó ta nói đến năng lực nhận thức là cái gì?
Theo I.Cantơ thì con người ta nhận thức bằng lý tính, lý luận “lý tính
tiên thiên” năng lực này có 3 cấp độ. Đó là cảm năng, trí năng và lý năng.
Lý tính tiên thiên trong nhận thức gọi là lý tính nhận thức.
Cảm năng là năng lực, khả năng đem lại cho con nguời ta tri thức
kinh nghiệm cảm tính. Đây là tri thức về những hình thức không gian và
thời gian. Gọi là tri thức kinh nghiệm bên ngoài “tri thức không gian”, còn
tri thức thời gian “trình tự, trật tự của các đối tượng” gọi là tri thức bên
ngoài.
Cấp độ lý tính luận thực chất là lý tính tiên thiên được đưa vào lĩnh vực
nhận thức.
9
Trí năng là năng lực đem lại cho con người những tri thức khoa học
với hai đặc tính phổ quát và tất yếu. Tri thức này là tri thức về quy luật, tính
liên hệ tất yếu, nhân quả nên nó tất yếu.
Lý năng: đây không phải là năng lực tri thức mà đây là năng lực đem
lại cho con người những ý tưởng, cái tuyệt đối, không phải là cái hữu hình
nằm ngoài quy luật, cái tuyệt đối chính là vật tự nó, tuyệt đối siêu nghiệm,
đó là những ý niệm siêu nghiệm. Đối với I.Cantơ những ý niệm về tuyệt đối
thì chỉ là những ước vọng của con người về cái tuyệt đối, cho nên nó không
cho con người ta bất kì một hiểu biết nào, không cung cấp hiểu biết nào.
1.1.4 Quá trình nhận thức

Con người ta có tri thức là nhờ vào hoạt động của năng lực nhận thức,
nhưng có hay không là nhờ vào quá trình nhận thức đó là quá trình thực
hiện, triển khai phát huy năng lực này thì mới có tri thức. Còn có năng lực
nhận thức nhưng chưa có thể phát huy được năng lực ấy.
Từ đó cho rằng năng lực phát sinh ra quá trình nhận thức, chủ thể
nhận thức năng lực của mình,mọi tri thức con người không do kinh nghiệm
nhưng nó lại đi liền với kinh nghiệm.
Quá trình hoạt động của cảm năng bằng cảm tính, kết quả của tri thức
kinh nghiệm cảm tính đó là tri thức không gian và thời gian.
Để tạo ra tri thức không gian, thời gian phải làm những gì? Nếu tôi
biết được trật tự các sự vật xuất hiện trong không gian thì tri thức ấy gọi là
tri thức thời gian, nó phản ánh không gian, thời gian của sự vật. Tri thức đó
cách thừa nhận giửa Mác và I.Cantơ là giống nhau.
Đối tượng ban đầu thể hiện ra trước mắt con người dưới dạng những
cảm giác mờ mờ mịt mịt, không có khuôn hình, không có trật tự, tức là cảm
giác không phản ánh được không gian của sự vật và không phản ánh được
thời gian của sự vật. Nên những cảm giác đó chưa phải là tri thức, chưa có
trật tự nhưng khi cảm năng hoạt động thì nó vốn có một bộ máy tiên thiên
“bộ công cụ tiên thiên của nhận thức thì được gọi là tiên nhiệm”, bộ công cụ
này được đưa vào trong nhận thức. Và quá trình cảm tính đã áp dụng bộ
công cụ này vào cảm giác vô hình vô định đó, làm cho những cảm giác từ
chổ vô hình trở nên có khuôn hình, hình hài cụ thể, từ chổ không có trật tự
trở nên có trật tự. Từ chổ thế gi`ới xuất hiện trước con người vô hình, vô
định giờ người ta đã có cảm giác nhờ vào quá trình áp dụng bộ công cụ
không gian tiên thiên và thời gian tiên thiên. Từ bộ máy công cụ không gian
và thời gian, xuất phát từ quan niệm nhìn đối tượng với gốc độ không gian,
thời gian vốn không phải của đối tượng mà bằng cảm giác, từ chổ các cảm
10
giác chưa có khuôn hình, trật tự, từ làm như thế nào để có trật tự thì phải áp
dụng bộ công cụ để bằng cảm giác áp dụng vào làm cho cảm giác từ không

có trật tự trở nên có khuôn hình, trật tự.
Bộ công cụ được áp dụng trong quá trình nhận thức là bộ công cụ
không gian và thời gian tiên thiên. Bộ công cụ không gian và thời gian là
những kinh nghiệm của con người đã có về không gian và thời gian, không
và thời gian ấy vốn không phải là cái hiện thực. Để có khuôn hình thì cần
đưa không gian và thời gian vào cảm giác để nó có khuôn hình và có trật tự.
Vậy không gian từ chủ thể mà ra, không gian và thời gian từ chủ thể mà ra khi
người ta biết đưa công cụ tiên thiên vào cảm giác, cảm giác có khuôn hình trật
tự, cảm giác kinh nghiệm, tri thức kinh nghiệm.
Tri thức không gian và tri thức thời gian “cái tự nó”. Thế giới này tự
thân nó tồn tại thì nó không thể mất đi là “vật tự nó”. Còn thế giới nếu có sự
phụ thuộc cái khác thì nó sẻ mất đi.
Tri thức kinh nghiệm cảm tính không gian và thời gian. Đối tượng
hiện ra không có không gian và thời gian thì ngay ban đầu nó là “vật tự nó”.
Do đâu mà nó có không gian và thời gian, thế giới hiện tượng khi nó sản
sinh ra khi nó tác động vào cảm giác con người, lúc đó có sự lệ thuộc của
con người.
Thế giới ban đầu xuất hiện là “vật tự nó” không thuộc vào ai cả, vậy
làm như thế nào để biết được thế giới bằng không gian và thời gian. Thì khi
đó thế giới được phản ánh thông qua bộ công cụ phụ thuộc vào cảm năng
của con người. Khi con người ta có cảm năng thì con người đã có bộ công
cụ cảm năng ấy rồi. Thế khi đứng trước thế giới thì những cảm giác đó
không có không gian và thời gian thì bộ cảm giác đó chưa cho ta biết gì cả.
Khi đưa quan niệm không gian, thời gian vào cảm giác “có khuôn hình” quá
trình cảm tính. I.Cantơ đúng ở chỗ nào? Đó là những năng lực nhận thức,
các cảm giác, tri thức phải có khuôn hình và nội dung, những tri thức mà
kinh nghiệm cảm tính là những tri thức khuôn hình có trật tự, I.Cantơ sai ở
chỗ khi thừa nhận không gian-thời gian thuộc về chủ thể “không cần nhận
thức mà có” mà nó có sẵn.
Quá trình họat động của trí năng gọi là giác tính kết quả là tri thức

khoa học có tính phổ quát, tất yếu thuộc về quy luật tất yếu nhân quả.
Vậy bằng cách nào trí năng sản sinh ra. Bản thân trí năng đã có sẵn
một bộ công cụ tiên thiên “những phạm trù tiên nghiệm” có trước kinh
nghiệm, không được sinh ra từ kinh nghiệm.
11
Phạm trù tiên thiên này làm cơ sở; chất lượng;số lượng;tương quan;trí
thức. Với những phạm trù của tính năng, bộ công cụ này chưa phải là trí
thức những phạm trú, những khuôn hình trống rỗng chưa có nội dung.
Ví dụ: khi nói rằng một kiến trúc sư vẽ ra bản vẽ về ngôi nhà nhưng
chưa trở thành ngôi nhà vì chưa có vật liệu.
Ngay trong phạm trù tiên thiên có tính phổ quát và tính tất yếu “trong
bản thân sự vật rồi” khi giác tính áp dụng các phạm trù và những tri thức
kinh nghiệm cảm tính thì những tri thức kinh nghiệm cảm tính trở thành
những tri thức phổ quát và tất yếu. Từ tri thức kinh nghiệm cảm tính là sản
phẩm tri thức không gian thời gian. Đây là những tri thức có thể đơn nhất
không phải tri thức về quy luật, quan hệ nhận quả vì nó thiếu tính phổ biến.
Thế nhưng với I.Cantơ tri thức kinh nghiệm phổ biến, những tri thức này là
cá thể đơn nhất cho nên nó phải phổ biến. Các phạm trù tiên thiên khi áp
dụng vào tri thức kinh nghiệm cảm tính từ đơn nhất trở thành phổ quát “tiên
thiên”. Các “quy luật tất yếu nhận quả” có được từ các phạm trù tiên thiên.
Có được do ta gắn cho nó khi ta nhìn được sự vật.
I.Cantơ đã đúng khi cho rằng tri thức phải có nội dung, đã nói tri thức
khoa học là quy luật, liên hệ nhân quả, thừa nhận rằng các phạm trù là công
cụ nhận thức của con người, khi giác tính áp dụng các phạm trù vào kinh
nghiệm cảm tính thì từ cái đơn nhất trở thành cái phổ biến, lúc đó mọi tri
thức xuất hiện.
I.Cantơ đã sai khi lý giải nguồn gốc tri thức khoa học từ chủ thể, và
coi quy luật quan hệ nhân quả do bản thân nó, và cho rằng những phạm trù
là có sẵn.
Quá trình hoạt động lý năng được coi là quá trình nhận thức, nhưng

coi quá trình nhận thức phải đem lại tri thức, thì hoạt động lý năng không
đem lại tri thức.
Quá trình đem lại cho con người ta một kết quả, kết quả này không
đem lại cho con người ta tri thức thì gọi là lý tính. Lý tính khẳng định về cái
tuyệt đối “siêu nghiệm” tôi chẳng bao giờ không có một sự sống trãi thì
không có cái tuyệt đối. Lý năng không có bất kỳ một công cụ nào,vì những
ý niệm này chẳng phải tri thức.
Ý niệm về cái tuyệt đối có 3 phương diện.
Ý niệm về cái tuyệt đối ở bên ngoài ta “có cái tuyệt đối ở ngoài ta” lý
năng hướng tới cái tuyệt đối bên ngoài con người, vươn vượt hết thảy mọi
không gian, thời gian, vượt hết thảy mọi khuôn hình, mọi trật tự, đạt tới vũ
trụ vô hạn “không có giới hạn” không có khởi đầu và kết thúc. Yêu cầu lý
năng phải vượt ra khỏi không gian và thời gian đó, nên anh bị đóng khung
12
trong giới hạn không gian và thời gian. Khi anh có thể đưa lý năng vươn
vượt qua cái không gian và thời gian đó “có nghĩa là vũ trụ này không có
không gian và thời gian”.
Lý năng hướng tới cái tuyệt đối ở trong ta, nhưng vượt hết thảy mọi
cảm giác khách thể “thì đạt đến linh hồn bất tử”. Ta không bao giờ có một
cuộc sống kinh nghiệm vũ trụ vô hạn cả, mà chỉ có một vũ trụ kinh nghiệm
của một vũ trụ giới hạn mà thôi. Thế thì linh hồn là cái gì? Có thấy được
không? Anh có quan niệm về linh hồn bất tử là linh hồn không có giới hạn
về thời gian “linh hồn bất tử anh chỉ có ý niệm mà thôi” , tôi có linh hồn bất
tử nhưng tôi không chứng minh được, vì chứng minh nó thì tôi phải có tri
thức!
Cái tuyệt đối cả trong ta và ngoài ta, khi lý năng hướng đến cái trong
ta và ngoài ta, khi vươn vượt mọi quan hệ nhận quả thì có nguyên nhân nào
đó, bản thân nó là kết quả nào đó.
Vật tự nó chính là vũ trụ vô hạn, linh hồn bất tử và chúa trời. I.Cantơ
cho rằng con người có ý niệm về vật tự nó nhưng lý tính một mặt chỉ đem

lại cho người ta cái tuyệt đối, mà lý tính còn có sự ham muốn hiểu biết về
cái tuyệt đối.
Lý tính tạo ra cái mường tượng mà nó còn có sự ham muốn về sự có
tri thức về cái tuyệt đối nhưng không chỉ ước vọng như thế mà muốn thực
hiện nó nên nó muốn thực hiện ham muốn này thì phải tìm kiếm công cụ,
nhưng công cụ đã có sẵn đâu? Do vậy nên phải mượn lại bộ công cụ của các
phạm trù lí năng “công cụ không phải để nhận thức cái tuyệt đối” mà để
nhận thức hiện tượng thôi “không phải là công cụ để nhận thức cái tự nó
được”. Ở đây, nó nảy sinh mâu thuẩn, vấp phải những Antromia “những
mâu thuẩn của lý tính”. Do chổ những công cụ này không phù hợp ấy, do
vậy gặp phải Antromia mâu thuẩn của lý tính, vấp phải những mệnh đề toàn
thể phủ định nhau nhưng có thể chứng minh đúng hoặc sai như nhau:
A=1 và Ā=1 theo lôgic hình thức
A=0 và Ā=0 A=1 thì Ā=0
A=0 thì Ā=1
Đây là những sai lầm của lý tính, những cái gốc của sai lầm đó là sử
dụng công cụ không phù hợp với đối tượng. Nên I.Cantơ nói vật tự nó là bất
tri, tức là con người không có tri thức về nó. Không có khả năng nhận thức
về nó nhưng lại khả tri “khả niệm” ý niệm về nó. Mọi lý thuyết trước đây
chứng minh về sự tồn tại của chúa trời, của linh hồn bất tử đều là lý thuyết
giả dối.
13
Vì sao tri thức về vật tự nó, con người ta muốn có tri thức về vật tự
nó, nhưng khi sử dụng công cụ thì gặp phải Antromia, lý tính rơi vào sai
lầm. Anh chỉ có tri thức sai, không có tri thức đúng, do vậy không nhận thức
được vật tự nó. Bởi vì lý năng không tự nó có bộ công cụ của mình, do vậy
nó mượn công cụ, ý tưởng là ý tưởng mới mà không có công cụ do vậy phải
mượn công cụ, do vậy nó sai.
Vật tự nó là vật bất khả tri. Con người đến bây giờ vẫn bất lực trước
vật tự nó. Lập trường của I.Cantơ duy tâm tiên nghiệm “tri thức có trước

năng lực” I.Cantơ cho rằng con người có khả năng nhận thức trước khi nhận
thức. Khác với Hêghen “muốn tập bơi thì phải nhảy xuống nước”. Đến
Hêghen và Mác thì không có vật tự nó, các sự vật đều có không gian và thời
gian. Ở I.Cantơ và Hêghen “vật tự nó” không phải là vật chất, không được
hiểu theo nghĩa “vật tự nó” tồn tại khách quan, ngoài ý thức con người là vật
chất”.
I.Cantơ xuất phát từ lập trường nhất nguyên nhưng lại rơi vào nhị
nguyên, ở chổ thế giới theo I.Cantơ vừa là thế giới hình tượng vừa là vật tự
nó. Nhị nguyên ở công cụ nhận thức, ở nguồn gốc tri thức, ở tính bất khả tri.
Vì I.Cantơ nói tôi mượng tượng được chúa trời là có, là tồn tại nhưng tôi
không chứng minh được, nên ông mới bác bỏ hết các lý thuyết trước đây về
sự tồn tại của chúa trời. Vì bất khả tri mà ông đã biết được những cái mà
người khác không biết được. Với I.Cantơ chỉ mường tượng, ông không thể
chứng minh được nó. Từ quan niệm của I.Cantơ chúng ta hiểu gì? Và có
nhận xét gì ở đây.
Quan niệm của Hêghen khi đánh gìá về I.Cantơ: Hêghen khi đưa ra
quan niệm về “vật tự nó” thì quả nhiên bao chứa trong đó vật tự nó không
thể nhận thức được vật tự nó. Vì sao? Là vì vật tự nó ở ngoài không gian và
thời gian, vật tự nó nằm ngoài quan hệ nhân quả, vật tự nó không có quy luật thì
làm gì mà tìm quy luât.
Hêghen nhận xét rằng: không có vật tự nó kể cả tinh thần của ta đều
nằm trong không gian và thời gian, tuân theo quy luật không gian mà mọi
người hiểu chỉ là một không gian có hình hài cụ thể. Nhưng có những không
gian không có hình hài cụ thể “siêu hình” có hình hài nhưng không cụ thể.
Con người chỉ nhận thức được hiện tượng chứ không nhận thức được
vật tự nó. I.Cantơ hy vọng con nguời ta đạt đến tự do, đến vật tự nó có điều
không bằng con đường nhận thức.
1.2. Nội dung cơ bản của nhận thức luận trong triết học I.Cantơ
14
I.Cantơ là nhà triết học vĩ đại của thời cận đại, là người mở đầu cho

triết học cổ điển Đức-một trong những cội nguồn của triết học Mácxít. Lý
luận nhận thức chiếm một vai trò quan trọng trong hệ thống triết học
I.Cantơ, chính ở đó ông đã có nhiều cống hiến, đã đặt ra nhiều vấn đề mà
cho đến tận ngày nay chúng ta vẫn cần phải trở lại nghiên cứu. Một trong
những vấn đề cốt yếu mà I.Cantơ đề cập đến là vấn đề thực chất của nhận
thức.
Thực chất của nhận thức là vấn đề trung tâm đối với nhận thức luận
trước I.Cantơ. Có thể nhận thấy rằng cả ở trong các hệ thống chủ nghĩa duy
lý cổ điển lẫn trong các học thuyết chủ nghĩa kinh nghiệm duy vật, nhận
thức được xem như kết quả hoạt động tư duy của chủ thể nhằm thấu hiểu thế
giới bên ngoài. Nhưng nếu như chủ nghĩa kinh nghiệm cố gắng nghiên cứu
những tư tưởng của con người từ phía nội dung của chủ nghĩa duy lý cổ
điển lại chú trọng nghiên cứu khía cạnh lôgíc của các tư tưởng, các hình
thức khác nhau của nó. I.Cantơ muốn tổng hợp những thành tựu đó. Đặt cho
mình nhiệm vụ này. I.Cantơ nhận thấy sự khác nhau giữa kinh nghiệm và tư
duy lôgíc khái niệm trùng với sự khác nhau giữa nội dung và hình thức lôgíc
của tri thức. Vậy I.Cantơ đặt ra vấn đề mới phải làm gì để tìm ra những hình
thức lôgíc mà nhờ lý tính của con người nắm bắt được nội dung của nhận
thức nhờ kinh nghiệm [17].
Theo I.Cantơ, triết học trước ông là giáo điều với nghĩa rằng nó tiếp
cận đến các vấn đề nhận thức xuất phát từ các tiền đề và các phán đoán đã
có sẵn mà không nghiên cứu chính bản thân hoạt động nhận thức và giới
hạn của nó. Khác hẳn với những người đi trước, I.Cantơ cho rằng để hiểu
được bản chất của nhận thức thì phải nghiên cứu chính bản thân tri thức.
Xuất phát từ điều này ông đã xây dựng nên một quan niệm mới về nhận
thức và có ý định làm cho quan điểm nhận thức của mình trở thành quan
niệm đối với triết học nói chung [17].
Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, I.Cantơ đã đặt ra vấn đề tính
khách quan ở chủ thể hiện nhận thức.
Trong tác phẩm phê phán lý tính thuần túy, một trong những nội dung

cơ bản của triết học lý luận được I.Cantơ nêu ra là: tri thức khoa học chân
chính có khả năng đến đâu? Hay “các mệnh đề tiên nghiệm xuất phát như
thế nào?”. Với cách đặt vấn đề này, I.Cantơ muốn tìm xem tư duy khoa học
duy lý có những hạn chế của nó hay không? Và để trả lời, I.Cantơ cụ thể
hóa vấn đề này thành ba nội dung riêng biệt: khả năng của toán học? Khả
15
năng của vật lý học (khoa học tự nhiên) và khả năng của siêu hình học (triết
học)? [14; 300].
Với ba lĩnh vực này, I.Cantơ đã nêu ra ba định hướng quan niệm khác
nhau về khả năng của chúng. I.Cantơ tin tưởng sâu sắc vào tính chất khoa
học của toán học và các khoa học tự nhiên. Ông tìm cách giải thích tính
khoa học của khoa học đó trong sự chi phối và quy định của tư duy kinh
nghiệm và nhận thức ở trình độ kinh nghiệm. Nhưng với siêu hình học, tức
là với triết học thì I.Cantơ đã đặt ra câu hỏi liệu siêu hình học nói chung có
khả năng tồn tại như là khoa học hay không? Và ông đã trả lời phủ định với
câu hỏi này. I.Cantơ viết “Siêu hình học từ trước tới giờ luôn ở trong tình
trạng bấp bênh không đáng tin cậy và mâu thuẫn chỉ bởi một nguyên do là
nhiệm vụ (xác định khả năng của tri thức khoa học) và thậm chí cả việc tìm
ra sự khác biệt giữa các suy lý phân thích và tổng hợp cũng vẫn chưa được
bàn đến ”.
I.Cantơ cho rằng, tính xác thực của tri thức khoa học nghĩa là có thể
tin cậy được và đó chỉ có thể tri thức khách quan, tức là mang tính khách
quan. Tính khách quan ở đây mang tính đồng nhất với tính phổ quát và tất
yếu. Do vậy tri thức muốn đạt tới sự xác thực thì nó cần phải đạt tới trình độ
tất yếu và phổ quát, có gìá trị chung mang tính phổ biến.
Về tính khách quan của tri thức, theo I.Cantơ được quy định bởi cấu
trúc của chủ thể siêu nghiệm, bởi những thuộc tính và phẩm chất siêu cá
nhân của chủ thể nhận thức. I.Cantơ lý giải, mỗi chủ thể đang nhận thức,
trong bản tính của mình, luôn vốn có một trình độ nhất định của nhận thức
thiên bẩm (tiền kinh nghiệm), điều này đã được I.Cantơ phân tích kỹ thông

qua các khái niệm không gian, thời gian.v.v mà ông coi là những hình thức
chủ quan tiền kinh nghiệm của nhận thức cảm tính. . I.Cantơ phân biệt,
không gian là hình thức bên ngoài còn thời gian là hình thức bên trong của
kinh nghiệm cảm tính. Các biểu tượng không gian, theo ông, là cơ sở của tri
thức, hình học, thời gian – của các tri thức số học và đại số.
Vấn đề là ở chỗ, những vấn đề làm nên tính xác thực của tri thức,
theo I.Cantơ, được tạo ra bởi những hình thức tiền kinh nghiệm của nhận
thức cảm tính. Đó là trình độ nhận thức thứ nhất của nhận thức [14; 301].
Theo I.Cantơ nhận thức kinh nghiệm là khởi đầu của nhận thức quy
nạp, nhưng tính xác thực của các khái quát quy nạp nhờ kinh nghiệm lại
không nằm trong kinh nghiệm mà ở lý trí (nó mang tính tiên nghiệm). Nếu
một phán đoán nào đó có tính phổ biến một cách nghiêm ngặt, có nghĩa là
không cho phép có ngoại lệ, thì nó không được rút ra từ kinh nghiệm mà là
16
các phán đoán tiên nghiệm một cách vô điều kiện. Theo I.Cantơ, thì “ tính
tất yếu và tính phổ biến nghiêm ngặt thực chất là những dấu hiệu đầu tiên
của tri thức tiên nghiệm và chúng liên quan mật thiết, không tách rời nhau”.
I.Cantơ đã đặt ra câu hỏi: Tri thức kinh nghiệm có thể lấy tính xác thực ở
đâu ra nếu như tất cả các quy tắc mà nó tuân thủ, đến lượt mình, cũng là do
kinh nghiệm mà có? Do vậy nó cũng ngẫu nhiên? Để thoát khỏi vòng luẩn
quẩn này theo I.Cantơ, cần giả định là có khả năng nhận thức thuần túy của
chúng ta cùng vơi những dấu hiệu đặc trưng của nó, và không chỉ trong các
phán đoán, mà thậm chí cả trong các khái niệm cũng có thể tìm thấy nguồn
gốc tiên nghiệm của một số trong chúng. Khái niêm “kinh nghiệm” ở đây,
theo I.Cantơ, chính là kết quả của nhận thức cảm tính (màu sắc, mùi vị, độ
nặng nhẹ, tính thẩm thấu ), tất cả những tính chất mà chúng ta nhận biết
được nhờ kinh nghiệm. Do vậy ta không thể lấy đi ở nó một tính chất mà ta
suy nghĩ về nó như một bản thể, hay như cái gì đó gắn vào bản thể. Bởi vì ta
phải thừa nhận rằng nó hiện diện trong khả năng nhận thức của chúng ta
một cách tất yếu và xác thực [14; 323 – 324 ].

Khi nói về sự khác nhau giữa trực quan tiên nghiệm thuần túy với
trực quan kinh nghiêm. Và theo I.Cantơ “trực quan thuần túy nằm trong cơ
sở của trực quan kinh nghiệm, và vì vậy tự chúng không bao giờ có thể bị
loại bỏ, nhưng vì chúng là những trực quan thuần túy và điều đó đã chứng
minh rằng chúng thực chất chỉ là những hình thức của giác tính chúng ta.
Những hình thức trước đó có bất kì trực quan kinh nghiệm nào, có nghĩa là
nó có trước tri giác về các sự vật thực [14; 325].
I.Cantơ cho rằng, sở dĩ toán học thuần túy có thể có được chỉ vì rằng:
“nó có quan hệ đặc biệt với các đối tượng cảm tính mà trực quan kinh
nghiệm về chúng dựa trên trực quan kinh nghiệm thuần túy (về không gian,
thời gian) và hơn nữa nó có thể xây dựng dựa trên trực quan thuần túy như
vậy vì rằng trực quan đó chỉ là hình thức của giác tính – hình thức có trước
hiện thực của các sự vật ”.
Khái niệm “tiên nghiệm” được nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm: có
nghĩa là tiên nghiệm có trước kinh nghiệm, nó không vượt ra khỏi khuôn
khổ kinh nghiệm, không vượt cao hơn kinh nghiệm. Nhưng tiên nghiệm lại
được áp dụng với kinh nghiệm (cảm tính) làm cho kinh nghiệm có thể có
được gìống như phương pháp, cách thức hệ thông hóa tri thức kinh nghiệm
thành tri thức khoa học.
I.Cantơ khẳng định rằng: mọi nhận thức đều bắt đầu từ kinh nghiệm
(cảm tính). Nhưng, cho dù toàn bộ nhận thức của con người được bắt đầu từ
17
kinh nghiệm, thì điều đó không hoàn toàn không có nghĩa là tri thức được
sinh ra hoàn toàn từ kinh nghiệm. Có nghĩa ngoài các thông số kinh nghiệm
do các quan cảm giác đem lại thì có tồn tại chăng loại nhận thức phụ thuộc
vào kinh nghiệm và thậm chí vào các ấn tượng do cảm giác đem lại. Tri
thức loại đó theo I.Cantơ là tri thức tiên nghiệm và nó khác với tri thức kinh
nghiệm.
Từ việc phân tích khái niệm tiên nghiệm là cơ sở để I.Cantơ trả lời
câu hỏi: toán học thuần túy và khoa học tự nhiên thuần túy có được như thế

nào? Bởi vì chúng mới cho phép chúng ta hình dung đối tượng trong trực
quan và thông qua nó, trong trường hợp nhận thức có thể chỉ ra tính chân
thực của nó hoặc tương ứng giữa nó với khách thể [14; 327].
Vậy với câu hỏi: toán học có thể có như thế nào? Trước tiên I.Cantơ
coi toán học là một môn khoa học có tương lai và tri thức của nó có tính xác
thực cao nhất, và không dựa vào bất cứ kinh nghiệm nào – đó là sản phẩm
của lý tính tính thuần túy và nhận thức mang tính tổng hợp - tiên nghiệm.
Toán học cần thể hiện các khái niệm của mình trong trực quan thuần túy mà
không phải là kinh nghiệm – do vậy các phán đoán toán học luôn mang tính
trực giác. Cho nên, trong cơ số của toán học cần có một sự trực quan thuần
túy. Trực quan thuần túy tiên nghiệm là cơ sở của các phán đoán tổng hợp
tiên nghiệm mà do vậy nó có tính tất yếu xác thực; còn các phán đoán tổng
hợp kinh nghiệm thì chỉ xác thực về mặt kinh nghiệm, vì nó chỉ chứa các sự
kiện gặp trong kinh nghiệm ngẫu nhiên.
Vấn đề đặt ra: trực quan thuần túy có thể thực hiện bằng cách nào?
Khi nói đến trực quan đó là biểu tượng liên quan trực tiếp đến một đối
tượng nào đó? Do vậy, dường như không có trực quan thuần túy. Vì khi đó,
trực quan được thực hiện mà không có đối tượng nào. Nhưng I.Cantơ cho
rằng, có những khái niệm mà chúng có thể hình thành một cách thuần túy
mà không có bất kì mối quan hệ trực tiếp nào với đối tượng. Ví dụ như các
khái niệm độ lớn, nguyên nhân nhưng cả những khái niệm như vậy để có
nghĩa cũng cần đến một sự áp dụng vào vấn đề trực quan nào đó mà đem lại
cho chúng ta một đối tượng nào đó. I.Cantơ đặt ra: làm thế nào có thể trực
quan một đối tượng có trước chính đối tượng? Vậy, I.Cantơ cho rằng: để
trực quan của ta có trước sự vật như là một nhận thức thuần túy, thì chỉ có
thể có một trường hợp duy nhất, nếu sự trực quan này không chứa bất cứ cái
gì ngoài giác tính – những hình thức có chứa bất kì ấn tượng nào trong chủ
thể của chúng ta. Như vậy, chúng ta có thể trực quan một đối tượng nào đó
một cách apriori chỉ bằng cách nhờ vào hình thức trực quan cảm tính, mà
18

trong đó chúng ta có thể nhận thức đối tượng chỉ như là nó hiện ra cho cảm
giác của chúng ta, mà không phải như nó vốn có. Các hình thức giác tính đó
là không gian và thời gian – đối tượng của những trực quan mà toán học
thuần túy đưa vào các phán đoán của mình. Vì đó là những phán đoán đúng
một cách tất yếu [14; 328].
Theo I.Cantơ, không gian và thời gian như là cơ sở của toán học và
khoa học tự nhiên thuần túy “không thể là các tính chất của các sự vật như
nó vốn có, mà chỉ là các hình thức của giác tính chúng ta tất cả các sự vật
trong không gian thực chất chỉ là các hiện tượng, có nghĩa là không phải sự
vật như nó vốn có, mà chỉ là những biểu tượng trực quan cảm tính của
chúng ta”
1
, tính khách quan của không gian, thời gian có được không phải
do chúng ta tồn tại ngoài và độc lập với ý thức chúng ta, mà do chúng có
tính phổ biến và tất yếu [14; 329].
Để trả lời cho câu hỏi: khoa học tự nhiên thuần túy có thể có được
bằng cách nào, trước hết I.Cantơ xác định rằng chúng ta quả thực đã chiếm
lĩnh được khoa học tự nhiên thuần túy, khoa học đó cho chúng ta biết về các
quy luật điều khiển giới tự nhiên. Mà ở đây được I.Cantơ đồng nhất với toàn
bộ các đối tượng của kinh nghiệm có thể có. I.Cantơ viết: “nhưng ở đây
chúng ta không thể nói đến các sự vật như nó vốn có (chúng tôi gạt chúng
sang một bên cùng với tất cả các tính chất của chúng) mà chỉ nói đến các sự
vật như là các đối tượng của kinh nghiệm có thể có, và tổng thể của tất cả
các đối tượng này là cái mà chúng ta ở đây gọi là giới tự nhiên” [14; 330].
Vấn đề về khả năng của nhận thức kinh nghiệm (kinh nghiệm khoa
học) đối với tự nhiên này, làm thế nào có thể nhận thức quy luật tất yếu của
các sự vật như là đối tượng của kinh nghiệm một cách Apriori? Ở đây giới
tự nhiên được coi như là một đối tượng toàn vẹn của toàn bộ kinh nghiệm
có thể có (giới tự nhiên ở đây là hiện tượng, chứ không phải là các sự vật
như nó vốn có). Vấn đề là bằng cách nào mà những điều kiện tiên nghiệm

thực chất là những nguồn gốc mà từ chúng tất cả các quy luật của giới tự
nhiên cần phải rút ra.
I.Cantơ thừa nhận có hai trình độ của kinh nghiệm; một kinh nghiệm
được xây dựng trên cơ sở những tri giác cảm tính, nhưng để kinh nghiệm có
ý nghĩa là kinh nghiệm khoa học thì kinh nghiệm cảm tính cần phải được
kết hợp với những khái niệm đặc biệt có nguồn gốc nguyên thủy của mình
hoàn toàn Apriori trong lý trí thuần túy. Mỗi tri giác đầu tiên cần phải được
đem đối chiếu với những khái niệm của lý trí thuần túy và khi đó các khái
niệm – tri giác mới có thể biến thành kinh nghiệm khoa học. Như vậy theo
19
I.Cantơ, thì “ý nghĩa khách quan và tính phổ biến, tất yếu thực chất là những
khái niệm đồng nhất, dù chúng ta không biết khách thể như nó vốn có là
như thế nào, nhưng khi ta cho phán đoán tính phổ biến và thông qua nó là
tất yếu, thì chúng ta đã cho nó ý nghĩa khách quan”, tính khách quan đó có
được theo I.Cantơ là nhờ các khái niệm của lý trí thuần túy [14; 332].
Để đảm bảo tính tất yếu và phổ biến của tri thức khoa học và tri thức
triết học, theo I.Cantơ thừa nhận sự vật phải phù hợp với nhận thức của
chúng ta chứ không phải nhận thức của chúng ta phải phù hợp với vật. Luận
điểm có tính chất nền tảng trong nhận thức luận của I.Cantơ là: “tư tưởng
thiếu nội dung thì trống rỗng, mà trực quan thiếu khái niệm thì mù quáng”.
Luận điểm này cho thấy I.Cantơ tìm cách dung hòa giữa hai quan niệm.
Theo ông, tri thức vừa có nguồn gốc từ lý trí tiên nghiệm vừa có nguồn gốc
từ kinh nghiệm, để bảo đảm tri thức có nội dung từ hiện thực khách quan.
Điều đó buộc . I.Cantơ phải thừa nhận “vật tự nó” là nguồn gốc tạo ra các
kinh nghiệm. Nhưng đó chỉ là hiện tượng thể hiện sự tồn tại của “vật tự nó”
chứ không phải là bản thân “vật tự nó”. Về nguyên tắc theo . I.Cantơ thì tri
thức không phản ánh được “vật tự nó” và chỉ phản ánh được hiện tượng do
“vật tự nó” sinh ra [14; 336].
Sự lĩnh hội của ta về cái đa tạp của hiện tượng bao giờ cũng có tính
tiếp diễn. Những biểu tượng về các bộ phận tiếp diễn nhau trật tự. Nhưng

liệu chúng có tiếp diển nhau ở bên trong đối tượng hay không là điểm thứ
hai cần phải suy nghĩ vì điểm thứ nhất. Sự lĩnh hội chưa chứa đựng sẵn điều
này. Tất nhiên người ta có thể gọi tất cả, kể cả từng biểu tượng hay chừng
mực ta có ý thức về nó,là đối tượng “đối tượng” này có ý nghĩa là gì? nơi
những hiện tượng-không phải trong trong chừng mực nó là những đối tượng
(như là những biểu tượng) mà chỉ biểu thị (bản thân) một đối tượng. Vậy
trong chừng mực chúng chỉ như là những biểu tượng – đồng thời là những
đối tượng của ý thức, chúng không có gì khác biệt với sự lĩnh hội, tức là sự
tiếp thu vào trong sự tổng hợp của trí tưởng tượng, và như vậy phải nói rằng
“cái đa tạp của những hiện tượng luôn luôn được tạo ra một cách tiếp diễn
trong tâm thức ta”. Còn nếu những hiện tượng là những vật tự thân, chắc
chắn không ai có thể - từ sự tiếp diễn của những biểu tượng và cái đa tạp
(trong tâm thức) – lượng đoán chúng được nối kết với nhau như thế nào
trong đối tượng (vật – tự - thân). Bởi vì, ta chỉ làm việc với những biểu
tượng của ta thôi, còn vật tự thân như thế nào (không xét đến những biểu
tượng qua đó chúng tác động vào ta) là hoàn toàn nằm ngoài phạm vi nhận
20
thức của ta. Thế thì mặc dù những hiện tượng không phải là những vật tự
thân nhưng lại là cái duy nhất có thể mang lại cho ta để trở thanh nhận thức.
Vậy thì, ở đây loại kết nối nào trong thời gian thuộc về cái đa tạp nơi bản
thân của những hiện tượng, trong khi biểu tượng về cái đa tạp này trong sự
lĩnh hội bao giờ cũng có tính tiếp diễn. Ví dụ: sự lĩnh hội về cái đa tạp trong
hiện tượng một ngôi nhà đang đứng trước mắt tôi là có tính tiếp diễn (tôi có
thể nhìn ở gốc độ khác nhau, từ nóc xuống nền, từ ngoài vào trong, ). Vậy
cái đa dạng có tiếp diễn trong bản thân ngôi nhà không, nhưng nếu tôi nâng
khái niệm của tôi về một đối tượng lên một ý nghĩa siêu nghiệm về nó ta
thấy rằng ngôi nhà không phải là vật tự thân, mà chỉ là một hiện tượng, tức
là biểu tượng, còn đối tượng siêu nghiệm của nó không thể biết được. Ở đây
(trong trường hợp ngôi nhà) cái gì nằm ở trong sự lĩnh hội tiếp diễn của tôi
được xem là biểu tượng, còn hiện tượng (ngôi nhà) được mang lại cho tôi dù

không gì khác hơn là một tổng thể của những biểu tượng này được xem là
đối tượng của những biểu tượng ấy. Và khái niệm của tôi (về ngôi nhà)
được rút ra từ những biểu tượng của sự lĩnh hội phù hợp với đối tượng. Vì
nhận thức phải trùng hợp với đối tượng mới tạo nên chân lý. Nếu hiện tượng
phục tùng một quy luật phân biệt nó với sự lãnh hội khác làm cho phương
cách kết nối cái đa tạp trở nên tất yếu. Ở hiện tượng, cái chứa đựng điều
kiện cho quy luật tất yếu của sự lãnh hội, đó chính là đối tượng [9; 460 –
461].
I.Cantơ chỉ ra muốn nắm được cái hệ thống, cái toàn thể của đối
tượng nào thì phải giả định các khái niệm, biểu tượng của chúng ta là thống
nhất, mà sự thống nhất này phải có cơ sở của nó là sự đồng tính (hay gọi là
tính đồng nhất về chất) của toàn bộ hệ thống, của tất cả các khái niệm, biểu
tượng. I.Cantơ nói: “Trong sự thâu gồm một đối tượng vào trong một khái
niệm, biểu tượng về đối tượng phải đồng tính với khái niệm, có nghĩa là,
khái niệm cần bao chứa cái đã được hình dung ra bằng biểu tượng trong đối
tượng được thân gồm”
1
, tức là nhận thức khái niệm về đối tượng, thì phải
tìm ra cái chung, cái bản chất trong tất cả những mặt, những thuộc tính đa
dạng của nó, chứng tỏ được sự đồng tính của những cái đa dạng. Tuy nhiên
ở đây cần phải làm thế nào để phát hiện ra sự đồng tính, đồng chất, tức là
cái chung, cái bản chất ấy, nghĩa là phải bắt đầu từ đâu. Theo I.Cantơ “làm
thế nào để thâu gồm trực quan vào khái niệm thuần túy, tức là làm sao có
thể áp dụng các phạm trù vào những hiện tượng được?” và I.Cantơ đã tìm
câu trả lời: “Câu hỏi rất tự nhiên, nhưng rất nghiêm trọng ấy chính là lý do
21
cho thấy sự cần thiết của học thuyết siêu nghiệm về năng lực phán đoán, vì
nó sẽ chỉ ra khả năng làm thế nào để áp dụng các khái niệm thuần túy của
giác tính vào những hiện tượng nói chung”. Nó có nghĩa tìm ra các khởi
điểm để từ đó tiến lên nắm được cái chung bản chất và cuối cùng nắm được

toàn bộ đối tượng. Theo I.Cantơ cho rằng: con đường tổng hợp là quá trình
diễn ra theo nguyên tắc nhân quả, tiến dần từ yếu tố khởi điểm ấy đến chổ
đạt được cái thống nhất, cái chỉnh thể. Theo I.Cantơ tổng hợp là năng lực
riêng của lý tính, một quá trình không có nguồn gốc hiện thực. Mà đây là
quá trình lý tính tự triển khai, tự đặt sự thống nhất của các khái niệm, các
biểu tượng bên trong nó. Chính năng lực này đưa lại khả năng nhận thức
được sự thống nhất của cái đa dạng của các đối tượng kinh nghiệm (hiện
thực) [14; 103 – 104].
Song I.Cantơ còn giải thích, làm thế nào chủ thể lại có thể nhận thức
cả đối tượng hiện thực, sau khi đã tạo ra trong tư duy siêu nghiệm khái niệm
tiên nghiệm về “đối tượng nói chung”. Thực vậy, vì “đối tượng nói chung”
được tạo ra bởi tư duy siêu nghiệm, tức là bởi cái gì đó thuần túy tư tưởng.
Trong khi đó đối tượng kinh nghiệm tồn tại hiện thực ngoài tư duy và các
khái niệm về nó: Điều này nói đến mối quan hệ giữa các đối tượng với “các
đối tượng nói chung”, thì trong triết học I.Cantơ mọi đối tượng chỉ tồn tại
như là đối tượng của ý thức, còn tất cả những gì nằm ngoài khuôn khổ ấy
đều được I.Cantơ coi là “vật tự nó”. Vì thế mọi đối tượng đối với I.Cantơ
đều là hiện tượng, tức là sản phẩm của ý thức con người. Vậy thì thế giới đó
diễn ra phụ thuộc vào năng lực, khả năng cách nhìn của con người về thế
giới thôi, khả năng con người phản ánh thế giới. Đó là một phần của thế giới
hiện ra trước con người chứ không phải tất cả (của thế giới nói chung). Bởi
vì thế giới nói chung, nguyên là vật tự nó thì thế giới này không lệ thuộc
vào con người, không do con người mà có, nhưng khi thế giới này tác vào
giác quan con người thì lúc này thế giới xuất hiện, thế giới hiện tượng nó
được sinh ra “tự nó” – và sự tồn tại của giác quan của con người, nhưng
thực ra chỉ nhận thức được thế giới thông qua nhận thức con người mà thôi.
Bởi vì, luận điểm cơ bản của I.Cantơ là: Có một “vật tự nó” ở bên ngoài tầm
nhìn lý tính của chúng ta, chúng ta phải có cách nhận thức khác (ngoài lý
tính) mới có thể hiểu được bản chất sâu xa của sự vật. Theo bản chất của
góc nhìn, thì lý tính của con người chỉ có sức mạnh và có hiệu lực cao trong

phạm vi 160˚, ngược lại là “điểm mù” của lý tính cũng chiếm 160˚, còn lại
là “giải tần mờ” đó là điểm chuyển hóa giữa phạm vi thấy được của lý tính
22
và điểm mù của nó. Nhận thức của con người luôn mở rộng, nhưng vì gốc
nhìn của lý tính là một hằng số nên lý tính càng mở rộng thì điểm mù của nó
(cũng là một hằng số) cũng càng mở rộng. (càng biết nhiều thì càng biết
rằng còn nhiều điều mình chưa biết)[14; 319].
Vậy từ quan điểm đó ta nói đến năng lực nhận thức là cái gì? “Tôi có
thể nhận biết được cái gì?”. Nếu trả lời được câu hỏi này thì sẽ tạo tiền đề lý
luận cơ bản để đi tới việc trả lời câu hỏi “Con người là gì”.
Theo quan điểm của I.Cantơ, sai lầm của các nhà siêu hình học củ kể
từ Arixtốt đến Đềcáctơ, Lépnít là ở chổ, khi nhận thức thế giới, họ rơi vào
chủ nghĩa kinh nghiệm, tuyệt đối hóa vai trò của cảm giác, của kinh nghiệm
trong quá trình nhận thức; hoặc rơi vào chủ nghĩa duy lý, đề cao vai trò lý
tính, của tư duy trong quá trình nhận thức. Nếu dừng lại ở chủ nghĩa kinh
nghiệm, chúng ta không bao giờ đạt được tri thức mang tính phổ quát, tất
yếu bởi kinh nghiệm bao giờ cũng chỉ cho chúng ta biết những tri thức
mang tính ngẫu nhiên, đơn lẻ. Nếu dừng lại ở chủ nghĩa duy lý, chúng ta sẽ
rơi vào tình trạng phủ nhận sự tồn tại khách quan của đối tượng nhận thức
của thế giới nói chung[14; 312].
Từ đối tượng của nhận thức, nảy sinh năng lực nhận thức thế nào?
Được thực hiện nhờ khả năng nhận thức ở trình độ nhận thức lý tính. Ở trình
độ này lý trí đó chính là tư duy với hệ thống các khái niệm và các phạm trù
của mình đã thực hiện các phán đoán để xây dựng đối tượng nhận thức. Đối
tượng không phải là nguồn gốc của tri thức về nó dưới dạng các khái niệm,
phạm trù. Ngược lại, chính các hình thức của lý trí đã kiến tạo nên đối tượng
của nhận thức. Điều này còn là lý do giải thích tại sao con người chỉ có thể
hiểu được những gì do nó sáng tạo ra, tức hiểu được những gì nằm trong
phạm vi bao quát của hệ thống phạm trù tiên nghiệm vốn có của con người.
Vươn vượt ra khỏi giới hạn đó hiện thực thuộc về thế giới “vật tự nó”. Theo

I.Cantơ khái niệm, phạm trù cơ sở chỉ mang tính phổ quát và tất yếu, bởi vì
trước hết chúng không phụ thuộc vào ý thức cá nhân (được hình thành bởi
kinh nghiệm). Chúng chính là những hình thức siêu nghiệm của nhận thức.
Tri thức vì thế theo I.Cantơ luôn là cơ sở cho chính nó, có sẵn dưới dạng các
tri thức siêu nghiệm, nó được làm gìàu thêm, được phát triển thêm cũng nhờ
chính bản thân của tri thức kinh nghiệm và siêu nghiệm. Quá trình đó nằm
ngoài và không phụ thuộc vào ý thức cá nhân, cá thể. Do vậy I.Cantơ cho
rằng tri thức có tính khách quan.
23
Quan niệm của I.Cantơ, lý tính điều chỉnh tri giác của con người
trong suốt quá trình nhận thức, dẫn dắt tri giác vào khuôn khổ của các hình
thức tất yếu và phổ quát của nhận thức. Lý tính quy định tính khách quan
của tri thức, nhưng cái gì đã tạo ra khả năng đó của lý tính? Tại sao lý tính
lại có thể đưa tri giác vào các hình thức tiên nghiệm như vậy. Và cuối cùng
thì cái gì đã gắn kết các phạm trù và các khái niệm vào một chỉnh thể trong
hiện thực? Theo I.Cantơ: tất cả những thao tác đó là do đặc thù của chủ thể
quy định cơ sở sâu xa tạo nên sự thống nhất trong nhận thức luận mà nếu
thiếu sự thống nhất đó thì lý tính không thực hiện được chức năng của nó –
đó là hành vi tự nhận thức của chủ thể: cái tôi đang tư duy. I.Cantơ gọi hành
vi này là sự thống nhất siêu nghiệm của tri giác hay sự kết hợp của các tri
giác nằm ngoài giới hạn của kinh nghiệm.
Vậy, lý tính, theo I.Cantơ cũng là khả năng của chủ thể ở trình độ
cao. Khả năng này quy định và điều khiển mọi hoạt động tư duy của con
người, thậm chí còn đặt ra mục đích nhận thức cho con người. Còn tư tưởng
theo quan niệm của ông, đó là bản chất siêu cảm giác của sự tồn tại hiện
thực của lý tính, tư tưởng được hiện hình bằng những quan niệm về mục
đích, về nhiệm vụ mà nhận thức của chúng ta đặt cho nó và hướng tới nó và
thông qua tư tưởng, lý tính thực hiện chức năng điều chỉnh đối với hoạt
động nhận thức và đánh thức chủ thể vươn vượt ra ngoài giới hạn của kinh
nghiệm, để vươn tới cái tuyệt đối, không phải là cái hữu hình, nằm ngoài

quy luật “cái tuyệt đối chính là vật tự nó” tuyệt đối với cái siêu nghiệm, đó
chính là những ý niệm siêu nghiệm[14; 303].
Theo I.Cantơ có lẽ trong tâm tưởng sâu xa của ông không hoàn toàn
đánh gìá thấp khả năng nhận thức của con người, mặc dù ông cho rằng các
khái niệm và các phạm trù, tức là những hình thức tư duy không có khả
năng làm cho chủ thể vượt ra ngoài giới hạn của kinh nghiệm. Về hình thức
thì quan niệm này dường như hạ thấp sức mạnh của tư duy con người,
nhưng thực chất thì quan niệm này cho phép nhìn thẳng vào những nan giải
to lớn của nhận thức và làm lộ ra những mâu thuẫn vốn có thuộc về bản chất
của tư duy. Mặc dù I.Cantơ là một đại biểu của chủ nghĩa bất khả tri, nhưng
bất khả tri của I.Cantơ là ở điểm tận cùng của nhận thức, là bất khả tri của
những tham vọng nhận thức và cải tạo không có điểm dừng, không có giới
hạn đối với thế giới. Đây là cách thể hiện độc đáo những ước mơ, khao khát
của ông hướng tới trình độ sâu sắc hơn nữa của những nhận thức con người.
24
Đồng thời qua đây ông cũng nói lên những giới hạn có thật đối với tư duy
và nhận thức[14; 304].
Ở giai đoạn nhận thức lý tính tư duy con người bắt gặp ba ý niệm cơ
bản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Linh hồn -
đối tượng nghiên cứu chủ yếu của tâm lý học duy lý; vũ trụ - đối tượng
nghiên cứu chủ yếu của siêu hình học duy lý; thượng đế - đối tượng nghiên
cứu chủ yếu của thần học tiên nghiệm. Khi lý tính muốn đi sâu tìm hiểu bản
chất của ba đối tượng này thì nó vấp phải những antinomi (luật tương phản
hay nghịch lý của nhận thức) mà vế chính đề được khái quát lên từ các quan
điểm duy tâm – thần học, còn vế phản đề, được khái quát lên từ các quan
điểm duy vật – vô thần. Cả hai vế antinomi tuy đối lập nhau nhưng nó có
căn cứ gìống nhau, chúng có thể cùng đúng hoặc cùng sai, chứ không phải
hoàn toàn phủ định nhau. Theo lý giải của I.Cantơ, các antinomi lý tính là
những mâu thuẩn phản ánh bản chất lý tính của con người khi muốn vươn
lên nhận thức những đối tượng tối cao tuyệt đối. Cơ sở để lý giải những mâu

thuẫn đó không phải là chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm, cũng
không phải chủ nghĩa kinh nghiệm hay chủ nghĩa duy lý, mà là chủ nghĩa
duy tâm tiên nghiệm, dựa trên phương pháp luận của thuyết bất khả tri, với
quan điểm nhìn nhận thế giới như một thế giới lưỡng phân. Thế giới hiện
tượng là thế giới của các sự vật, hiện tượng khả nghiệm, khả giác. Thế giới
vật tự nó là thế giới các sự vật, hiện tượng khả niệm, bất khả giác.
Vậy, linh hồn, vũ trụ, thượng đế ba đối tượng của siêu hình học, mà
lý tính – cấp độ cao nhất của nhận thức con người đã nhiều lần muốn vươn
tới nhưng gặp phải antinomi. Điều đó chứng tỏ rằng nhận thức con ngườ có
giới hạn và con người chỉ nhận thức được những gì nằm trong khuôn khổ
của thế giới hiện tượng, vượt ra ngoài thế giới đó là vương quốc của thế giới
vật tự nó. Đó là lời giải đáp cho câu hỏi: “Tôi có thể nhận biết được cái
gì?”[14; 314–315].
Theo I.Cantơ hiểu “vật tự nó” theo các cái nghĩa sau: thứ nhất, đó là
những hiện tượng (được I.Cantơ đồng nhất với các kinh nghiệm), mà chúng
ta chưa nhận thức được; thứ hai, đó là bản chất của mọi sự vật tồn tại bên
ngoài chúng ta, thuộc về lĩnh vực siêu nghiệm và về nguyên tắc chúng ta
không thể nhận thức được; thứ ba, “vật tự nó” là những lý tưởng, chuẩn
mực của mọi sự hoàn hảo tuyệt đối mà con người không thể đạt được, là
những điều mà nhân loại hằng mơ ước – đó là chúa, tự do, sự bất tử của linh
hồn[14;336].
25

×