Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tiểu luận giáo dục dân số và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.54 KB, 18 trang )

Hoàng thị Xuân 10sdl
Câu 1: Tại sao phải giáo dục dân số và môi trường cho học sinh và sinh viên?
Dân số và môi trường trong những năm gần đây đã đang và trở thành mối
quan tâm của nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới. Việc gia tăng dân số đã gây
sức ép nặng nề tới môi trường toàn cầu. Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày
càng làm cho tài nguyên bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và hậu quả cuối cùng là
làm suy thoái chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Đã đến lúc phải thay đổi tư
duy và nhận thức về thế giới. Làm thế nào để ngăn ngừa những hiểm họa chính
do con người gây nên? Phát triển như thế nào “ thõa mãn nhu cầu hiện tại mà
không làm phương hại đến khả năng các thế hệ của tương lai? Giữ gìn tài ngyên
và môi trường trong sạch cho muôn đời sau. Đang là vấn đề nhức nhối. Mà một
trong những biện pháp tối ưu ,bền vững nhất là GDDS và MT cho HS, SV đang
được các nước trên thế giới áp dụng và xem như là chính sách hàng đầu trong sự
nghiệp phát triển đât nước.
Dân số chính là nguồn nhân lực, là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh
tế - xã hội. Việc bảo đảm dân số ổn định, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thì
chất lượng cuộc sống của cộng đồng và của mỗi thành viên trong xã hội không
ngừng được cải thiện là mục tiêu và yêu cầu đặt ra đối với mọi dân tộc, mọi đất
nước, nhất là trong thời điểm hiện nay. Theo số liệu thống kê dân số thế giới đã
vượt quá ngưỡng 6 tỉ .Hiện tại, cứ mỗi mỗi giây trên trái đất có 4,4 triệu trẻ em ra
đời ở các quốc gia Nam Á, Trung Đông, và Châu Phi đang ở vị trí dẫn đầu một
cách không mong muốn Theo tốc độ gia tăng dân số như hiện nay liên hợp quốc
dự tính năm 2012 DS thế giới sẽ 7 tỉ người năm 2050 sẽ là 9,2 tỉ người.
Việc dân số tăng quá nhanh đã để lại những hệ lụy hết sức nghiêm trọng. Sự
gia tăng dân số đã gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất
do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu của con
1
Hoàng thị Xuân 10sdl
người. Gia tăng dân số cơ học tạo ra các nguồn rác thải lớn, đồng thời gây ô
nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, nhất là tại khu vực đô thị và các
làng nghề……Ngày nay loài người đang đối mặt với các vấn đề lớn có tính cầu.


bảo vệ hòa bình , dân số, ô nhiếm môi trường, đói nghèo trong đó vấn đề dân số
được xem là nguyên nhân chung của các vấn đề còn lại. Dân số thế giới tăng
nhanh và không đều nảy sinh nhiều vấn đề khó giải quyết.
+ Áp lực đô thị hóa: DS tập trung về đô thị ngày càng nhiều thì nhu cầu về chỗ ở,
công việc, thu nhập, trường học, phương tiện đi lại….Không ít các đô thị đã và
đang phải đương đầu với những khu vực cực kì mất an ninh. Vấn đề giao thông
cũng trở nên quá tải.
+ Áp lực dân số già tại Châu Âu: Việc tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp đã dẫn đến tình
trạng thiếu nguồn lao động bổ sung cho tương lai cũng như các vấn đề về phúc lợi
xã hội, hưu trí chăm sóc cho người già đang là một vấn đề nan giải ở các nước
này.
+ Gia tăng khoảng cách giàu nghèo: Dân số tăng nhanh tình trạng nước nghèo
càng đông hơn Ở châu phi có khoảng 34 trong tổng số 53 nước nghèo nhất trên
thế giới. Theo số liệu thống kê của ngân hàng thế giới ở Mĩ La Tinh tính có
khoảng 260 triệu người nghèo chiếm 60% dân số.
+ Hiểm họa sinh thái gia tăng về môi trường: Bùng nổ dân số gắn liền với việc sử
dụng, khai thác đến cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được
cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường rắn lỏng khí…
Hiện nay chúng ta ai cũng biết rằng dân số tăng quá nhanh đã gây ra những hệ
lụy nghiêm trọng một trong số đó là tác dộng mạnh đến môi trường tất cả đều do
những tác động của con người trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hôi gây
nên. Tác động của con người bắt đầu từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình và xã hội nó
2
Hoàng thị Xuân 10sdl
xảy ra thường xuyên liên tục khắp mọi nơi, mọi chỗ.Tác động đó không chỉ thông
qua các hoạt động kinh tế - xã hội, du lịch, vui chơi, giải trí Vì vậy GDDS Và
GDMT cũng phải được thực hiện ở tất cả các lĩnh vự kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa là quốc sách hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
GDDS theo thuật ngữ của UNESCO dùng để chỉ một chương trình giáo dục
nhằm cung cấp cho người học những tri thức về mối quan hệ giữa dân số, môi

trường, tài nguyên và chất lượng cuộc sống trên cở sở đó hình thành thái độ hành
vi đúng đắn với các vấn đề sinh đẻ có kế hoạch, quy mô gia đình hợp lí, phát triển
dân số hợp lí hiểu biết và tự giác chấp hành các chính sách chủ trương của quốc
gia về dân số.
GDMT là quá trình nhận thức ra giá trị và sáng tỏ các quan điểm, phát triển các
kĩ năng, thái độ cần thiết để hiểu và đánh giá đúng mối tương quan giữa con
người, môi trường văn hóa và môi trường tự nhiên bao quanh. GDMT đòi hỏi thực
hành( áp dụng thực tiễn) trong việc ra quyết định và tự xây dựng nguyên tắc về
hành vi về các vấn đề có lien quan đến chất lượng môi trường.
>> Vậy tại sao phải giáo dục dân số và môi trường cho học sinh và sinh
viên ?
GDDS và GDMT là chính sách chiến lược trong quá trình xây dựng một xã
hội bền vững của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Là
một nước đang phát triển Việt Nam hiện nay sự tăng nhanh dân số đã trở thành
vấn đề gay gắt có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và môi trường.
Trong chiến lược này chúng ta tập trung ưu tiên vào GDMT và GDDS ở trường
học vì đây là nơi thu hút toàn bộ thế hệ trẻ, thế hệ tương lai cả đât nước.
3
Hoàng thị Xuân 10sdl
 Thứ nhất : GDDS và MT cho học sinh, sinh viên không những đạt được kết quả
trước mắt mà còn đạt được những lợi ích lâu dài .
- Bởi lẽ sinh viên, học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước là thế hệ
trẻ được dục ban đầu và các kiến thức này không chỉ có ý nghĩa khi các em còn
ngồi trên ghế nhà trường mà nó sẽ theo mãi các em cho đến sau này khi các em
lập gia đình, trưởng thành .>> Ít tốn chi phí và thời gian cho việc giáo dục dân sô
và môi trường cho các tầng lớp khác (trung niên, trưởng thành hơn) vì đã được
đào tạo ngay từ ban đầu.
- Mặc khác : GDDS và MT đưa vào trong nhà trường có ý nghĩa chiến
lược lâu dài vì ngay từ đầu sẽ hình thành cho học sinh, các chủ nhân tương lai của
đất nước những kiễn thức, thái độ hành vi đúng đắn về vấn đề dân số và môi

trường thấm nhuần tư tưởng rằng hạnh phúc và sự giàu có nằm trong giới hạn
quy mô gia đình và chính đối tượng này sau này sẽ quyết định đến quy mô gia
đình hợp lí có thể là tăng số con đối với quốc gia phát triển, giảm số con đối với
quốc gia đang phát triển phù hợp với cơ cấu dân số từng quốc gia.
 Thứ hai: HS, SV trong nhà trường là bộ phận phù hợp nhất trong xã hội để
GDDS và MT vì các em đang trong quá trình phát triển, nhận thức và hành vi.
GDDS và MT cho thanh thiếu niên, đặc biệt là vị thành niên có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách công dân, đảm bảo cho việc
thực hiện mục tiêu chính sách dân số quốc gia đạt được một cách bền vững.
- GDDS nhằm tạo cho người học có được một kiến thức và sự hiểu biết rộng
rãi hơn về các vấn đề dân số và điều chú ý mang lại sự thay đổi trong thái độ và
hành vi của họ nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.
4
Hoàng thị Xuân 10sdl
- GDDS hiểu theo nghĩa đầy đủ của nó không chỉ là cung cấp một số tri thức,
kĩ năng để nhận biết và phân tích các vấn đề của nhân khẩu học, của kế hoạch
hóa gia đình mà GDDS còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn
diện của người công dân tương lai. Giáo dục dân số - sức khoẻ sinh sản (GDDS
- SKSS), giáo dục giới tính có quan hệ rất mật thiết với giáo dục đạo đức, lối
sống, giáo dục pháp luật.
+ GDDS - SKSS cùng với các mặt giáo dục khác đảm bảo cung cấp cho thanh
thiếu niên những phương thức ứng xử đúng đắn trước mọi vấn đề bức xúc có ý
nghĩa toàn xã hội và toàn cầu; định hướng cho học sinh tiếp thu tốt những
chuẩn mực xã hội trong lĩnh vực này và biến những chuẩn mực đó thành giá trị
trong mỗi học sinh, trên cơ sở đó giúp cho học sinh có khả năng tự kiểm soát
được hành vi của bản thân một cách tự giác.
+ GDDS - SKSS giúp thanh thiếu niên biết sống lành mạnh, tuân thủ những
yêu cầu của đời sống xã hội trong lĩnh vực dân số và giữ vững được bản sắc
văn hoá dân tộc Việt Nam, có khả năng đề kháng để chống lại những biểu hiện
lệch lạc về lối sống trong u thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay.Mặt khác,

GDDS - SKSS được thực hiện tốt thì chất lượng cuộc sống của cá nhân, của gia
đình, của toàn xã hội được nâng lên. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển nòi giống, đến tương lai của dân tộc.
>> Với những lý do trên, có thể nói GDDS - SKSS là một vấn đề vừa có ý
nghĩa chiến lược lâu dài vừa có tính cấp bách. Thanh thiếu niên trong các nhà
trường cần được tiếp cận GDDS - SKSS một cách có hệ thống với mục tiêu và nội
dung xác định từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi của học sinh. Làm được như vậy, công tác giáo dục - đào tạo trong các nhà
trường sẽ tạo ra những điều kiện vững chắc cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục
5
Hoàng thị Xuân 10sdl
nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ và thực hiện mục tiêu chính sách dân số quốc
gia.
 Thứ ba: HS, SV lại chiếm số đông nhất trong nhóm dân cư nằm trong độ tuổi
lao động sự thành đạt trong tương lai của họ cũng như của một quốc gia phụ
thuộc vào nhiều sự phát triển bền vững về năng lực và trình độ nhận thức của các
em.
- Đối với các nước đang và chậm phát triển HS, SV được xem là lứa tuổi chiếm
tỉ trọng cao trong cơ cấu dân số của mỗi nước. Mà tuổi trẻ chính là lực lượng lao
động hay nói cách khác là động lực của sự phát triển. Sinh thời Chủ Tịch Hồ
Chí Minh đã dành trọn niềm tin vào thế hệ trẻ trong sự nghiệp dựng nước và
giữ nước của dân tộc, Người khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của
nước nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên”.
Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết, Đảng cần phải chăm lo giáo
dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng
chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Vậy nên, Thanh niên chúng ta chính
là nguyên khí của quốc gia, là vận mệnh của dân tộc . Qua đó cho ta thấy được vai
trò to lớn của học sinh, sinh viên họ chính là những chủ nhân tương lai của đất
nước, bắt nhịp cùng thời đại là hạt nhân của xã hội chính vì vậy cần GDDS và

MT cho HS, SV là điều rất cần thiết .
 Thứ tư : Trường học là môi trường thuận lợi nhất để tiến hành GDDS và
GDMT cho các em nó có khả năng tiếp cận tới từng cá nhân của học sinh thông
qua chương trình, kế hoạch học tập một cách có khuôn khổ và quy cũ có hệ
thống trong nhà trường là một biện pháp GDDS và MT cơ bản nhất, vững chắc
và lâu dài nhất vì thế hiệu quả giáo dục mang lại rất cao.
6
Hoàng thị Xuân 10sdl
- Sinh viên và học sinh là những người đang còn ngồi trên ghế nhà trường,
việc tiếp thu những kiến thức mới thông qua thực tiễn cuộc sống và kiến thức
một cách tự lập là một vấn đề rất khó khăn so với những người trưởng thành.
Chính vì vậy GDDS và MT cho các em trong nhà trường sẽ mang lại hiệu quả
cao.
- Chúng ta biết rằng GDDS và MT là một lĩnh vực tri thức tổng hợp có tính
chất liên ngành bao gồm những nội dung khoa học và kiến thức cơ bản được kết
hợp lại dựa trên thành tựu của nhiều nhà khoa học và kĩ thuật khác nhau nên
GDDS và MT được gọi là một hệ thống khoa học tri thức tích hợp trên cơ sỡ các
kiến thức về dân số học, sinh học, tâm lí xã hội.Thông qua các hệ thống kiến thức
đã được chọn lọc và các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng khả năng nhận
thức của học sinh, sinh viên >> Từ đó giúp các em có cái nhìn đúng đắn, nắm bắt
được một cách vững chắc các kiến thức có hệ thống về GDDS và GDMT một
cách có hiệu quả và áp dụng vào thực tiễn tốt hơn.
+ Đối với bậc mầm non: Trang bị cho các em các kiến thức phổ thông sơ
đẳng về dân số và môi trường. Ví dụ như sinh con nhiều sẽ nghèo đói, hay vứt rác
bữa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường >> Hình thành thói quen cho học sinh giữ gìn
vệ sinh cơ thể, lớp học, không nói chuyện hay vứt rác bừa bãi.
+ Đối với bậc trung học cơ sỡ: Phát triển sự hiểu biết của học sinh về những
khái niệm dân số, chính sách dân số quốc gia, môi trường, phát triển môi trường
bền vững
• Phát triển sự hiểu biết của học sinh về mối quan hệ giữa dân số và môi trường.

Đưa ra các ví dụ cụ thể cho học sinh hiểu thông qua tranh ảnh và video. Ví dụ
như chặt phát rừng gây lũ lụt. Dân số tăng nhanh gây ô nhiễm môi trường….
7
Hoàng thị Xuân 10sdl
• Cung cấp cho học sinh các vấn đề về hôn nhân, sinh sản từ đó hình thành cho học
sinh nhận thức về việc sinh đẻ có kế hoạch thông qua các bộ môn như sinh học,
GDCD…
+ Đối với bậc phổ thông: Học sinh cấp ba đã có ý thức cao hơn, các em đã có sự
thay đổi lớn về mặt cơ thể và nhận thức chính vì vậy cần:
• Cung cấp cho học sinh các kiến thức về lý thuyết dân số, chính sách dân số và môi
trường quốc gia. Mối quan hệ của nó đối với sự phát triển kinh tế với môi
trường và tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ như các chính sách phát triển kinh tế
bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường. Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và bền vững.
• Phát triển sự hiểu biết của học sinh sâu hơn về vấn đề sức khỏe sin sản, AIDS
bệnh lây truyền vì đây là lứa tuổi có ảnh hưởng rất lớn, các em đã có sự phát triển
hoàn thiện về cơ thể ,cũng như quan hệ tình dục.
Ví dụ. Tố chức các hoạt động trong nhà trường liên quan đến vấn đề SKSS vị
thành niên để các em trực tiếp trao đổi kinh nghiệm, ý kiến của nhau từ đó có
biện pháp phòng tránh kịp thời.
• Cuối cùng một trong những việc cần, rất quan trọng để trang bị cho các em “
học phải đi đôi với hành” trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết chuyển
hóa lí thuyết thành hành động. Ví dụ tích cực tham gia dọn vệ sinh khu vực
mình đang sống, tham gia phong trào tuyên truyền giáo dục dân số và môi
trường.
+ Đối với sinh viên: Sau khi các em đã được trang bị các kiến thức , kĩ năng ở
các lớp dưới. Như thế không có nghĩa là đủ mà lên đến giảng đường đại học các
em sẽ còn tiếp tục được thấy cô giáo cung cấp thêm nhiều kiến thức về dân số và
môi trường lồng ghép qua các bộ môn như tâm lí, giáo dục giới tính, giáo dục dân
8

Hoàng thị Xuân 10sdl
số và môi trường và quan trọng hơn là các em sẽ được thực hành và cọ xác với
thực tiễn nhiều hơn.
• Sinh viên sẽ được nhà trường tạo điều kiện nhiều hơn để tìm hiểu các vấn đề
về dân số và môi trường thông qua các câu lạc bộ, các tổ chức dân số và môi
trường trong nước và trên thế giới.
• Sinh viên cũng sẽ được tiếp xúc trực tiếp, trao đổi các vấn đề dân số và môi
trường với các chuyên gia trong và ngoài nước từ đó có cái nhìn sâu sắc và
toàn diện hơn vấn đề dân số và môi trường.
• Sinh viên biến kiến thức lý thuyết sang thực hành bày tỏ quan điểm, biện pháp
giáo dục dân số và môi trường thông qua các đề tài nghiên cứu có tính thực
dụng cao……
>>> Như vậy chúng ta có thể thấy rằng việc GDDS và MT cho HS SV trong
nhà trường rất quan trong. Là nơi truyền tải kiến thức hợp lí, khoa học để các em
nắm vững một cách dễ dàng, khoa học và hợp lí. Đặc biệt có tính bền vững cao.
 Thứ năm: Đưa GDDS vào trường học ngay từ nhỏ thực chất là một biện pháp
GDDS cho toàn thể công nhân tương lai của đất nước.
GDDS và MT cho thanh thiếu niên đặc biệt là vị thành niên có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc hình thành nhân cách công nhân, đẩm bảo thực hiện chính sách
phát triển kinh tế với dân số và môi trường một cách bền vững.
 Thứ sáu : GDDS và MT trong nhà trường tạo cơ hội để những kiến thức và
chính sách dân số đến tận từng gia đình vì hầu hết các gia đình đều có con em
đi học ở các nhà trường.
- Đối với những nước nghèo và kém phát triển khả năng đến trường của học
sinh là rất ít vì cuộc sống vẫn còn khó khắn. Con số đó mới chỉ tăng trong những
9
Hoàng thị Xuân 10sdl
năm gần đây còn những lứa tuổi trước do hoàn cảnh khó khăn không được đến
trường. Như vậy thông qua Trường học một mặt có thể giáo dục dân số cho các
em học sinh mặc khác thông qua học sinh có thể truyền đạt lại cho các thành viên

trong gia đình mà các em học được ở nhà trường. Từ đó góp phần giáo dục dân số
có hiệu quả và sâu rộng hơn.
 Thứ bảy : GDDS và MT trong nhà trường làm cho giáo viên, cán bộ, công
nhân viên chức trong nhà trường có hiểu biết về DS – KHHGD giúp họ có thái
độ và hành vi sinh sản phù hợp với chính sách dân số nhà nước.
- Thông qua việc GDDS và MT trường cho HS , SV giáo viên cũng sẽ có khả
năng học hỏi, tiếp thu trau dồi kinh nghiệm. Trang bị cho mình hơn nữa
những kiến thức về dân số và môi trường bổ sung những kiến thức còn thiếu
để từ đó điều chỉnh những hành vi của minh sao cho đúng đắn phù hợp với
hoàn cảnh đất nước và xã hội .Đồng thời là tấm gương sáng để học sinh noi
theo.
- Ví dụ: Thông việc giảng dạy cho học sinh kiến thức về SKSS, kế hoạch hóa gia
đình thì giáo viên cần hiểu và chủ động. Tuân thủ theo chính sách của nhà nước
mỗi gia đình chỉ nên sinh 2 con. Có kế hoạch sinh đẻ phù hợp. Giáo viên thực
hiện tốt khi đó học sinh mới tôn trọng và thực hiện tốt >> việc GDDS và MT mới
mang lại hiệu quả cao.GDDS và MT đóng vai trò then chốt để đạt được cuộc
sống có chất lượng thông qua sự hình thành con người lương tâm trách nhiệm
Dân số và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ chúng tác động qua lại với
nhau và đặc biệt hơn đây là hai nhân tố có hưởng nghiêm trọng đến đời sống
kinh tế - xã hộ con người Báo cáo của UNICEF đã viết: "Sự tăng trưởng dân số
10
Hoàng thị Xuân 10sdl
thế giới đã làm tăng thêm sự nghiêm trọng cho khả năng bảo vệ cuộc sống của
hành tinh chúng ta". Trước tình hình cấp bách như hiện nay việc đây mạnh GDDS
và MT là một việc làm đúng đắn. Đặc biệt với lứa tuổi HS, SV là rất thiết thực
nhất , mang lại hiệu quả nhất .Từ những nguyên nhân đã phân tích trên chúng ta
cần thấy rõ tầm quan trọng của việc GDDS và MT cho HS và SV.
Câu 2: Để GDDS và MT có hiệu quả cao thì GV, HS, nhà trường cần phải
có được những điều kiện gì?
Nói GD thôi là chưa đủ mà công việc đó diễn ra như thế nào , được tiến hành

ra sao? Tất cả các chiến lược trên giấy tờ lý thuyết được áp dụng vào thực tiễn sao
cho có hiệu quả và thành công lại là một vấn đề khác. Để thực hiện tốt chính sách
GDDS và MT mang lại hiệu quả cao và ý nghĩa thực tiễn cho mỗi quốc gia thì
mỗi giáo viên, học sinh và cả nhà trường cần phảo có sự phối hợp với nhau, trang
bị cho mình những điều kiện cần và đủ.
Đối với giáo viên: Là người đứng ra tổ chức, hướng dẫn các hoạt động GDMT
và DS trong nhà trường. Vai trò của người giáo viên đặc biệt quan trọng, họ không
những là một người giáo viên mà còn là nhà DS học, GDMT trong lĩnh vực
chuyên môn của mình. Để làm được hai nhiệm vụ cùng một lúc người giáo viên
phải trang bị cho mình những kĩ năng và điều kiện sau:
- Hiểu biết, nắm vững không chỉ kiến thức chuyên môn mà cần phải có hiểu
biết sâu , rộng những kiến thức về DS và MT.
+ Ví dụ như đối với giáo viên Sinh Học bên cạnh kiến thức chuyên môn của
mình là quá trình phát triển sinh vật, hệ tuần hoàn…thì giáo viên cần phải học hỏi,
cung cấp trang bị thêm cho mình những kiên thức về DS chẳng hạn như SKSS,
hôn nhân, tình trạng và hậu quả bùng nổ dân số. Cũng như các kiến thức cơ bản về
11
Hoàng thị Xuân 10sdl
khái niệm môi trường bền vững, các biện pháp môi trường >> Kiến thức đó phát
triển sâu rộng để nắm vững kiến thức từ đó mới có khả năng thực hiện việc GDDS
và MT cho HS mang lại hiệu quả.
- Sự thuần thục về các phương pháp dạy học và nắm vững các phương pháp
GDMT và DS, đặc biệt là các phương pháp lấy người học làm trung tâm:
+ Đầu tiên giáo viên cần xác định rõ những mục cần tích hợp và lồng ghép một
cách phù hợp nhất. Cấu trúc chương trình các môn học thay đổi phù hợp với việc
đưa GDDS và MT vào chương trình .Nội dung GDDS và MT trở thành một bộ
phận kiến thức không thể thiếu được của bộ môn . Chương trình môn học
không thay đổi. Chỉ bổ sung các ví dụ, các tư liệu có liên quan đến nội dung
GDDS và MT. Ví dụ như đối với Bài 11 Khí quyển. sự phân bố nhiệt độ không
khí trên trái đất. ở mục 1 cấu trúc của khí quyển. trong phần này chúng ta có thể

lồng ghép: tầng đối bình lưu có lớp ozon được xem như tấm áo giáp của trái đất
ngăn không cho các tia cực tím vào bề mặt trái đất cũng như điều hòa nhiêt độ >>
tuy nhiên lỗ thũng ozon càng lớn vì vậy chúng ta cần có các biện pháp bảo vệ môi
trường…
+ Sau khi xác định chính xác các cơ hội lồng ghép trong bộ môn học giáo viên
sẽ tiến hành lựa chọn các phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao. Đối với
mỗi bài sẽ có phương pháp dạy khác nhau. Ví dụ Bài 24 Vấn đề phát triển thủy
sản và lâm nghiệp chúng ta có thể tiến hành phương pháp trực quan cho HS xem
các video ,hình ảnh của hậu quả gia tăng dân số đến môi trường từ đó đề ra biện
pháp thiết thực. hay Bài con người ở đới nóng chúng ta có thể sử dụng phương
pháp đàm thoại gợi mở để nói lên hậu quả của dân số đông và môi trường suy
thoái từ đó đề ra biện pháp….
12
Hoàng thị Xuân 10sdl
- Có đầu óc và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động GDMT và DS để có thể lựa
chọn được các hoạt động phù hợp với tâm lí lứa tuổi và phát huy được năng lực
độc lập sáng tạo của học sinh.
+ Trên cơ sỡ lí thuyết thì mỗi giáo viên cần tích cực học hỏi, sáng tạo ra những
hoạt động, trò chơi nhằm GDMT và DS sao cho phù hợp từng lứa tuổi mang lại
hiệu quả cao. Hoạt động nào phù hợp với lứa tuổi mầm non, hoạt động nào phù
hợp với lứa tuổi phổ thông và các hoạt động giáo dục đề ra phải được HS thực
hiện chủ động, phát huy tính sáng tạo của các em nhằm giáo dục có hiệu quả.
+ Ví dụ: Đối với học sinh mần non thì giáo viên sẽ tiến hành tổ chức các hoạt
động nhỏ và đơn giản như : cuộc thi kể chuyện về bảo vệ môi trường hay tham gia
trò chơi ghép tranh (nội dung dân số).
+ Đối với học sinh trung học phổ thông. Ở lứa tuổi này các em đã có khẳ năng
nhìn nhận, nhận thức rõ các hành vi sai trái của con người đến vấn đề dân số và
môi trường. Nên giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động GDDS và MT ở mức độ cao
hơn. Tố chức các buổi ngoại khóa hay các cuộc thì trao đổi tìm hiểu về vấn đề
SKSS vị thành niên. Hay phát động phong trào học sinh thiết kế và chế tạo các sản

phẩm môi trường….
- Điều quan trọng nữa mà mỗi người giáo viên cần có đó là có tâm huyết, lòng
say mê nghề nghiệp và tình yêu. Yêu nghề, yêu học sinh, yêu quê hương, yêu đất
nước. Có như thế giáo viên mới mang hết tâm tình, lòng say mê., nhiệt huyết vào
bài giảng.
Đối với học sinh: Không phải là người trực tiếp tổ chức các hoạt động học
nhưng học sinh chính là người trực tiếp thực hiện các hoạt động đó. Học sinh là
nhân tố trung tâm trên cơ sỡ các yếu tố, kiến thức mà giáo viên đã đề ra học sinh
13
Hoàng thị Xuân 10sdl
sẽ có nhiệm vụ khai thác và làm sáng tỏ các vấn đề đó một cách chủ động, sáng
tạo và độc lập. Để thực hiện tốt hoạt động học về lĩnh vực GDDS và MT học sinh
cần có những điều kiện sau:
- Đầu tiên học sinh cần có thái độ học tập một cách nghiêm túc, tôn trọng giáo
viên, tôn trọng môn học không nên xem nhẹ các kiến thức về dân số và môi
trường (vì cho các kiến thức đó không có ích, không liên quan sau này thi cử). Đa
số các em chỉ quan tâm đến nội dung chính của môn học mà bỏ quên các kiến
thức mà thầy cô giáo muốn lồng ghép vào. Ví dụ khi học môn Toán các em chỉ
quan tâm đến các con số và thường không quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm môi
trường……Hay các em khối A sẽ không qua tâm các môn khối C (cơ hội lồng
ghép nhiều hơn).
- Tích cực tham gia học tập, phát biểu xây dựng bài, không ngừng sáng tạo từ
đó nhận thức được các kiến thức cần thiết về dân số và môi trường .
+ Biết được tình hình dân số và môi trường hiện nay của nước ta nói riêng và
thế giới nói chung.
+ Mối quan hệ giữa DS và phát triển kinh tế - xã hội – tài nguyên – môi trường
– chất lượng cuộc sống, gia đình xã hội trong hiện tại và tương lai.
+ Các phương pháp chính sách GDDS và MT.
- Phát triển các kĩ năng bảo vệ gìn giữ môi trường, phát triển chất lượng cuộc
sống gia đình. Tích cực học tập thường xuyên thu thập cập nhật thông tin mới nhất

về các vấn đề dân số và môi trường để bổ sung các kiến thức cần thiết cho mình.
- Học trên cơ sỡ lý thuyết thôi là chưa đủ mà cần chuyển các kiến thức lý thuyết
vào thực tiễn vận dụng chúng sao cho phù hợp là một vấn đề vì vậy học sinh cần:
14
Hoàng thị Xuân 10sdl
+ Tích cực tham gia vào những hoạt động khôi phục, giữ gìn bảo vệ môi trường
hay các chính sách về dân số.
+ Có ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các chính sách dân số mà nhà
nước đề ra như. Trẻ em không được quan hệ tình dục. Mỗi gia đình chỉ sinh hai
con. Hay không được săn bắn các động vật hoang dã một cách trái phép…
+ Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khỏe của
con người với chất lượng cuộc sống của chúng ta phát triển thái độ tích cực với
môi trường.
Đối với nhà trường: Để có đội ngủ giáo viên đầy đủ các năng lực về kiến thức
lẫn thực tiễn cũng như sự cộng tác tích cực của học sinh, sinh viên trong việc
GDDS và MT thì vai trò của nhà trường là rất quan trọng. Chính nhà trường là cở
sỡ để tổ chức các hoạt động học và dạy diễn ra có hiệu quả lâu dài và vững chắc.
Để làm được điều đó về phía nhà trường cần phải có đầy đủ những điều kiện sau.
- Đối với nhà trường sư phạm: có vai trò to lớn nhất .Bên cạnh việc đào tạo
năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm về đạo đức, nhân cách của nhà giáo còn
phải đào tạo ra những giáo sinh có hiểu biết về MT và DS, nắm vững các phương
pháp và sự hiểu biết về tổ chức các hoạt động GDMT và DS.
+ Cần loại bỏ quan niệm nhìn nhận GDDS như một môn học phụ bằng cách
sử dụng các hình thức dạy học hấp dẫn, tổ chức các hoạt động dạy - học phù hợp,
lôi cuốn sự tham gia tích cực, tự giác của mỗi thành viên trong lớp học.
+ Triển khai đồng bộ, thường xuyên công tác GDDS trong nhà trường, đặc
biệt ở các trường đại học và trường ĐHSP sẽ góp phần quan trọng đảm bảo kiểm
soát về số lượng và nâng cao chất lượng dân số nước ta trong tương lai.
15
Hoàng thị Xuân 10sdl

- Đối với hệ thống nhà trường nói chung : Để giáo dục mang lại hiệu quả cao
thì công tác thực hiện các kế hoạch, các chương trình phải rõ ràng, phù hợp và sát
với chương trình Bộ giáo dục đề ra.
+ Nhà trường cần chỉ đạo việc GDMT và DS thông qua các môn học. Tùy
thuộc vào từng đặc thù của từng môn học mà số lượng nội dung tích hợp và lồng
ghép là khác nhau. Ví dụ các môn có khả năng lồng ghép DS và MT nhiều như
Sinh Học, Địa lí. Các môn ít có cơ hội lồng ghép như Toán, Anh Văn.Vậy tùy theo
đặc tính từng môn mà nhà trường sẽ bố trí số lượng tiết học và nội dung lồng ghép
khác nhau.
+ Nhà trường chỉ đạo các tổ bộ môn tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục:
Triển khai các hoạt động chung, xác định nội dung lồng ghép và tích hợp trong
các bộ môn, phối hợp ban chỉ đạo và các bộ môn khác trong việc xây dựng hình
thức tổ chức, phân công nhiệm vụ trách nhiệm và tiến hành kiểm tra nội bộ tổ.
+ Nhà trường cần tổ chức các câu lạc bộ giáo dục ý thức như bảo vệ môi trường
hay SKSS vị thành niên: Bên cạnh việc học tập thông qua các kiên thức trên lớp
nhà trường còn có nhiệm vụ phối hợp với các giáo viên các em học sinh để tiến
hành tổ chức các câu lạc bộ nhằm mở rộng và chuyển kiến thức lí thuyết sang
thực tiễn.
+ Nhà trường cần tạo điều kiện tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt
động tuyên truyền cộng đồng, tham gia vào các hoạt động trực tiếp ở trong gia
đình, nhà trường và địa phương.
+ Một vấn đề không thể bỏ qua đối với nhà trường trong việc GDDS và MT
mang lại hiệu quả cao đó là khen thưởng, kỉ luật, ngăn ngừa những hành vi phá
hoại môi trường, vi phạm các quy luật chính sách dân số.
16
Hoàng thị Xuân 10sdl
• . Việc khen thưởng đóng vai trò quan trọng nó giúp cho các em học sinh có
thêm niềm tin, phấn khích, cổ động tinh thần và khích lệ các kết quả mà các
em đạt được từ đó học sinh sẽ không ngừng ra sức thi đua , phấn đấu đạt
nhiều thành tích cao trong học tập nói chung và GDDS và MT nói riêng.

• . Nhà trường chính là hệ thống kiểm soát chặt chẽ hành vi của các em qua
từng ngày từng giờ không những trong trường mà còn bên ngoài. Nhà
trường phối hợp với gia đình và xã hội để quản lí các hành vi của các em.
Vì vậy đối với nhứng hành vi sai trái nhà trường sẽ có biện pháp giáo dục
lại phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em giúp các em có cái nhìn nhận đúng
hơn về DS và MT.
GDDS và MT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, không chỉ vì cuộc sống hiện tại, mà hơn hết là vì sự phát triển của xã hội
tương lai. Người cán bộ quản lý nhà trường cần phải nhận thức được tầm quan
trọng của hoạt động này, nhất là vai trò của nó đối với sự hình thành, phát triển
nhân cách, ý thức công dân của người lao động trong tương lai đối với học sinh,
sinh viên. Hoạt động GDDS và MT phải được hoạch định và thực hiện có kế
hoạch, có tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá có nề nếp như các hoạt động
17
Hoàng thị Xuân 10sdl
chuyên môn khác trong nhà trường. Bên cạnh đó sự phối hợp giữa giáo viên và
học sinh là nhân tố không thế thiếu. Vì vậy để GDDS và MT cho học sinh, sinh
viên mang lại hiệu quả cao thì bản than giáo viên, học sinh , nhà trường cần trang
bị cho mình những điều kiện cần có như nói ở trên. Vì một cuộc sống bình yên và
hạh phúc.
18

×