Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

tiểu luận môn học dân số và môi trường bước đầu tìm hiểu mối liên hệ dân số - môi trường - phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.16 KB, 41 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

Tiểu luận môn học:
Dân số và môi trường
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU MỐI LIÊN HỆ
DÂN SỐ- MÔI TRƯỜNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
GVHD: TS. Nguyễn Kim Hồng
Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
TP. Hồ Chí Minh, tháng 3/2008
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I. KHÁI QUÁT VỀ DÂN SỐ 1
1.1. Dân số và sự gia tăng dân số 1
1.1.1. Gia tăng tự nhiên 1
1.1.2. Gia tăng cơ học 3
1.1.3. Gia tăng dân số 3
1.2. Gia tăng dân số trên thế giới và Việt Nam 3
1.2.1. Gia tăng dân số thế giới 3
1.2.2. Gia tăng dân số Việt Nam 4
II. TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ LÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
2.1. Mối tưong quan giữa dân số, tài nguyên và môi trường 5
2.1.1. Công thức chung 5
2.1.2. Tóm tắt các ảnh hưởng 7
2.2. Các tác động cụ thể 8
2.2.1. Cạn kiệt tài nguyên 8
2.2.1.1. Cạn kiệt tài nguyên đất 9
2.2.1.2. Cạn kiệt tài nguyên nước 11
2.2.1.3. Suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học 14
2.2.2. Ô nhiễm môi trường 15


2.2.2.1. Ô nhiễm không khí 18
2.2.2.2. Ô nhiễm nước 20
2.2.2.3. Ô nhiễm môi trường đất 22
2.3. Chất lượng cuộc sống giảm 24
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG 28
3.1. Tổng quan về phát triển bền vững 28
3.2. Mối quan hệ giữa dân số, môi trường và phát triển bền vững 30
3.3. Dân số, môi trường và phát triển bền vững ở nước ta 32
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LễỉI Mễ ẹAU
Dõn s, mụi trng v mụi trng trong nhng nm gn õy ó tr thnh
mi quan tõm ca nhiu quc gia v cỏc t chc quc t. Gia tng dõn s ang gõy
sc ộp nng n ti mụi trng ton cu. Quỏ trỡnh hot ng cụng nghip ó ngy
cng lm cho cn kit ti nguyờn, ụ nhim mụi trng v hiu qu cui cựng l lm
suy thoỏi cht lng sng ca cng ng.
ó n lỳc phi thay i li t duy, nhn thc v th gii. Lm cỏch no
ngn nga nhng him ho do chớnh con ngi gõy nờn? Phỏt trin nh th no
"tho món nhng nhu cu hin ti m khụng lm phng hi n kh nng cỏc th
h tng lai"? gi gỡn ti nguyờn v mụi trng trong sch cho muụn i sau?
Trong gii hn bi tiu lun ny, tụi ó tỡm hiu v xin trỡnh by ni dung
bc u tỡm hiu mi liờn h gia dõn s-mụi trng- phỏt trin bn vng.
Ni dung vn thỡ ln nhng khuụn kh kin thc tp tiu lun ny ch cú
hn nờn khú trỏnh khi nhng sai sút, hn ch nờn tụi mong c úng gúp ý kin
t phớa Thy v cỏc bn. Xin chõn thnh cỏm n!
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
I. KHÁI QUÁT VỀ DÂN SỐ
1.3. Dân số và sự gia tăng dân số
Dân số học là khoa học về dân số, nghiên cứu các chỉ tiêu dân số và các điều

kiện môi trường ảnh hưởng lên chúng. Hiện nay người ta quan tâm đặc biệt tới dân
số học loài người, vì sự gia tăng quá nhanh dẫn tới sựbùng nổ dân số như hiện nay.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là tỉ lệ gia tăng dân số thường được
biểu diễn bằng phần trăm (%).
1.3.1. Gia tăng tự nhiên
Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hoặc giảm đi) là do hai nhân tố chủ
yếu quyết định: sinh đẻ và tử vong.
a) Tỉ suất sinh thô
Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số
dân trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính là phần nghìn (‰). Đây là thước đo
được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh.

Trong đó: S: tỉ suất sinh thô
s: số trẻ em sinh ra trong năm
Dtb: dân số trung bình
Có nhiều yếu tố tác động đến tỉ suất sinh làm cho nó thay đổi theo thời gian và
không gian, trong đó quan trọng nhất là các yếu tố tự nhiên – sinh học, phong tục
tập quán và tâm lí xã hội, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách phát
triển dân số của từng nước.
b) Tỉ suất tử thô
Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung
bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính là phần nghìn (‰).

Trong đó: T: tỉ suất tử thô
t: tổng số người chết trong năm
Dtb: dân số trung bình
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
1
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
Tỉ suất tử thô trên toàn thế giới nói chung, ở các khu vực và trong từng nước

nói riêng có xu hướng giảm đi rõ rệt so với thời gian trước đây nhờ các tiến bộ về
mặt y tế và khoa học – kỹ thuật, nhờ sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nhờ
các điều kiện sống, mức sống và thu nhập ngày càng được cải thiện. Các nguyên
nhân dẫn tới tỉ suất tử thô cao chủ yếu là kinh tế - xã hội (chiến tranh, đói nghèo,
bệnh tật…) và thiên tai (động đất, núi lửa, hạn hán, bão lụt…).
Trong tỉ suất tử thô, người ta còn lưu ý đến tỉ suất tử vong trẻ em (dưới 1
tuổi) vì đây là chỉ số dự báo nhạy cảm nhất, phản ánh trình độ nuôi dưỡng và tình
hình sức khoẻ của trẻ em.
Mức tử vong của dân số còn liên quan chặt chẽ đến tuổi thọ trung bình của
dân số một nước. Nhìn chung, tuổi thọ trung bình của dân số trên thế giới ngày
càng tăng và được coi là một trong những chỉ số cơ bản đánh giá trình độ phát triển
con người.
c) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh
thô và tỉ suất tử thô, đơn vị tính là phần trăm (%)

Trong đó: Tg: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
S: tỉ suất sinh thô
T: tỉ suất tử thô
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình biến động
dân số và được coi là động lực phát triển dân số.
Sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí ở các nước
đang phát triển đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế - xã
hội và môi trường. Vì vậy, các nước đang phát triển phải giảm tốc độ gia tăng dân
số, điều chỉnh số dân cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở nước
mình.
Ngược lại, một số nước phát triển có tỉ suất gia tăng tự nhiên bằng 0 và âm,
không đủ mức sinh thay thế nên đang vấp phải nhiều khó khăn do không đủ lao
động cho phát triển sản xuất, tỉ lệ người già cao. Ở các nước này, Nhà nước cần
phải có chính sách khuyến khích sinh đẻ, các biện pháp ưu đãi cho gia đình đông

con…
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
2
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
1.3.2. Gia tăng cơ học
Con người không chỉ sinh sống trên một lãnh thổ cố định. Do những nguyên
nhân và mục đích khác nhau, họ phải thay đổi nơi cư trú, di chuyển từ một đơn vị
hành chính này sang một đơn vị hành chính khác, thay đổi chỗ ở thường xuyên
trong một khoảng thời gian xác định. Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận: xuất cư
(những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến nơi cư trú mới). Sự
chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là hiện tượng gia
tăng cơ học.
Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến số dân,
nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia và từng địa phương thì nhiều khi nó lại
có ý nghĩa quan trọng, làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi, giới và các hiện
tượng kinh tế - xã hội.
1.3.3. Gia tăng dân số
Đây là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tinh hình biến động dân số của
một quốc gia, một vùng. Nó được thể hiện bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự
nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học (tính bằng %). Mặc dù gia tăng dân số bao gồm hai
bộ phận cấu thành, song động lực phát triển dân số vẫn là gia tăng tự nhiên.
1.4. Gia tăng dân số trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Gia tăng dân số thế giới
Hiện nay, dân số thế giới gia tăng hàng năm thêm khoảng 90 triệu người, với
tỉ lệ gia tăng là 1,7%. Tỉ lệ gia tăng này khác biệt lớn tùy theo trình độ phát triển
của các nước. Các nước công nghiệp phát triển, tức là các nước giàu thì tỉ lệ này là
0,5%/năm; còn đa số các nước nghèo là 2,1%/năm.
Năm 1950, số lượng người sống ở thành phố chỉ bằng 1/3 của năm 1990 (2,5 tỉ
người). Khi ở các nước phát triển, dân số đô thị chỉ tăng gấp 2 lần thì các nước
đang phát triển tăng lên 5 lần trong cùng thời gian. Bước vào thế kỉ XXI, dân số thế

giới đã vượt quá 6 tỉ người. Theo ước tính 2006 của Cục Dân số LHQ, dân số thế
giới sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người trong 43 năm tới, từ mức 6,7 tỷ người hiện nay - một
sự gia tăng tương đương với tổng dân số thế giới năm 1950
(
Quy mô dân số giữa các nước rất khác nhau. Trong số hơn 200 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới thì 11 quốc gia đông dân nhất có số dân trên 100 triệu
người mỗi nước, chiếm 61% dân số toàn thế giới. Trong khi đó 17 nước ít dân nhất
chỉ có số dân từ 0,01 đến 0,1 triệu người mỗi nước (1,18 triệu người, chiếm 0,018%
dân số toàn thế giới).
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
3
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
Sự gia tăng dân số thế giới sẽ diễn ra chủ yếu tại các nước ít phát triển hơn.
Dân số của các nước này sẽ tăng từ 5,4 tỷ người trong năm 2007 lên 7,9 tỷ trong
năm 2050. Dân số của các nước nghèo như Afghanistan, Burundi, Congo, Guinea-
Bissau, Liberia, Niger, Đông Timor và Uganda dự đoán sẽ tăng ít nhất 3 lần vào
giữa thế kỷ này.
Cứ 4 ngày thì thế giới bổ sung thêm 1 triệu người hay nói cách khác thì mỗi
giây có 3 người chào đời. Chính sự gia tăng dân số làm ảnh hưởng đến sản lượng
lương thực, thực phẩm. Có khoảng 88 nước trên thế giới đang ở tình trạng nghèo
đói, trong đó Châu Phi chiếm tới một nửa.
1.2.2. Gia tăng dân số của Việt Nam
Việt Nam thuộc các nước đang phát triển, dân số gia tăng nhanh. Với sinh
suất 3,8% và tử suất 1,7% như hiện nay thì tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta là
2,1%/năm (1987). Với đà gia tăng này, 33 năm nữa, khoảng năm 2030, dân số nước
ta tăng gấp đôi con số hiện nay (77 triệu), để đạt tới con số 154 triệu người!
Bảng 1.1: Tăng trưởng dân số Việt Nam (1921-2005)
Năm
Số dân
(triệu

người)
Số dân tăng thêm sau
10 năm (triệu người)
Tỷ lệ tăng dân số trung bình hằng năm trong kỳ
(%)
1921
1931
1941
1951
1955
1965
1975
1985
1995
2005
15,5
17,7
20,9
23,1
25,1
35,0
47,6
59,9
72,0
83,1
-
2,2
3,2
2,2
9,9

12,6
12,3
12,1
11,1
-
1,33
1,66
1,00
3,32
3,07
2,29
1,96
1,37
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
4
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
2024
100,5
(Dự báo )
II. TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ LÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
II.1. Mối tưong quan giữa dân số, tài nguyên và môi trường
II.1.1.Công thức chung
Công thức 1: mô tả mối quan hệ giữa tài nguyên và ô nhiễm môi trường như sau:
(1) Rt = Ro ekt
Hoặc
(2)

Rt = Ro : Ro
kt
Trong đó: Rt: tài nguyên của loài người tại thời điểm t cần nghiên cứu –

tính từ khi loài người xuất hiện.
Ro: tài nguyên khi mới xuất hiện loài người.
e: cơ số lg tự nhiên (e= 2,7183).
t: thời gian loài người đã sử dụng tài nguyên.
Khi t=0 có nghĩa là lúc mới xuất hiện loài người, lúc này (1)
hoặc (2) sẽ có Rt = Ro đó là tính đúng đắn của công thức.
k: hệ số tiết kiệm tài nguyên
(3) k= PxF/ γ
Trong đó: P: dân số trên hành tinh. Trong những điều kiện khác nhau nếu dân
số càng đông thì tài nguyên còn lại của loài người càng ít (theo
(1) và (2)).
F: Mức độ ô nhiễm môi trường do con người sản sinh ra:
+ Khi mức độ ô nhiễm càng lớn thì F>1,0
+ Khi môi trường trong lành thì F =1,0
Như vậy: F ≥ 1,0
γ: khả năng khai thác khoa học và tái tạo tài nguyên của con người.
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
5
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
γ ≤ 1,0.
γ = 1,0 khi con người biết khai thác tài nguyên một cách có
khoa học và biết cách tái tạo tài nguyên.
γ < 1,0 khi con người không biết cách tái tạo tài nguyên và khai
thác tài nguyên không khoa học, không hợp lý.
Công thức 2: Tác động môi trường của sự gia tăng dân số có thể mô tả bằng
công thức đơn giản hơn như sau:
I= C.P.E
Trong đó:
C: Sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người.
P: Sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới.

E: Sự gia tăng tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên được loài
người khai thác.
I: Tác động môi trường của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên quan đến
dân số.
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới
biểu hiện ở các khía cạnh:
Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực,
thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi
trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và
các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển
và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng
giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém
phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.
Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm
cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung
cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô
nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã
hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
II.1.2.Tóm tắt các ảnh hưởng
2.1.2.1 Dân số lên tài nguyên
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
6
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
Số lượng dân xác định nhu cầu tài nguyên, cách thụ đắc, số lượng dùng. Các
nhân tố dân số (trình độ xã hội, kinh tế cuả một nước) có ảnh hưởng lên việc sử
dụng tài nguyên. Các nước công nghiệp có nhu cầu về tài nguyên phức tạp và có
khuynh hướng sử dụng nhiều tài nguyên không thể tái tạo. Các nước đang phát

triển sử dụng nhiều tài nguyên tái tạo được. Sự phân bố dân cư cũng ảnh hưởng lên
sự cung cấp, khai thác và sử dụng tài nguyên.
2.1.2.2 Dân số lên ô nhiễm
Dân số gây ra ô nhiễm qua việc khai thác và sử dụng tài nguyên. Ô nhiễm có
thể xảy ra từ việc sử dụng một tài nguyên như là nơi chứa rác thải sinh hoạt và
công nghiệp. Ngoài ra khai thác tài nguyên (than đá, dầu và khí) gây ra sự suy thoái
môi trường. Khối lượng tài nguyên và cách thức khai thác và sử dụng chúng xác
định khối lượng ô nhiễm.
2.1.2.3 Tài nguyên lên dân số
Tác động dương. Khám phá và sử dụng tài nguyên mới (dầu, than) làm tăng
dân số, cũng như sự phát triển xã hội, kinh tế, công nghệ. Tài nguyên cho phép con
người di chuyển đến các nơi ở mới cũng như việc lấy và sử dụng tài nguyên trước
đây không được dùng. Thêm vào đó sự phát triển tài nguyên tạo nhiều nơi ở trong
các môi trường khó khăn.
Tác động âm. Cạn kiệt tài nguyên làm giảm dân số và làm giảm sự phát triển
xã hội, kinh tế, công nghệ. Suy thoái môi trường (ô nhiễm không khí) có thể làm
giảm dân số hay tiêu diệt quần thể.
2.1.2.4 Tài nguyên lên ô nhiễm
Khối lượng, cách thức khai thác và sử dụng tài nguyên có thể ảnh hưởng lên ô
nhiễm. Càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên thì càng gây nhiều ô nhiễm.
Cạn kiệt tài nguyên có thể làm giảm ô nhiễm.
2.1.2.5 Ô nhiễm lên dân số
Ô nhiễm có thể làm giảm dân số cũng như giảm sự phát triển xã hội, kinh tế
và công nghệ. Ô nhiễm làm gia tăng tử vong và bệnh tật nên ảnh hưởng xấu lên
kinh tế và xã hội. Ô nhiễm có thể làm thay đổi thái độ của con người từ đó làm thay
đổi luật lệ, cách thức khai thác và sử dụng tài nguyên.
2.1.2.6 Ô nhiễm lên tài nguyên
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
7
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng

Ô nhiễm một môi trường có thể gây thiệt hại lên môi trường khác. Các luật
mới nhằm làm giảm ô nhiễm có thể thay đổi sự cung cầu, khai thác và sử dụng tài
nguyên.
Nhìn chung, sự đông dân khiến người ta sử dụng nhiều tài nguyên hơn và làm
suy thoái môi trường nhiều hơn. Chừng nào chúng ta chưa thay đổi cách sống, chưa
ngừng hủy hoại môi sinh và các sinh vật khác thì sự sống sót và sự phát triển cuả
chúng ta còn bị nhiều nguy cơ.
Các thành phố và thị trấn càng phát triển thì càng phụ thuộc nhiều hơn vào các
nguồn tài nguyên cũng như tác động môi trường - mà người ta thường gọi là “dấu
chân sinh thái”. Dấu chân sinh thái của London, Vương quốc Anh rộng gấp 120 lần
diện tích thành phố này. Một thành phố cỡ trung bình của Bắc Mỹ với số dân
650.000 người cần diện tích đất là 30.000 km2 để phục vụ các nhu cầu của thành
phố. Trái lại, một thành phố có diện tích tương tự nhưng kém khả giả hơn ở Ấn Độ
chỉ cần 2.800 km2. Từ 1950, tổng mức tiêu thụ nhiên liệu đã tăng 500%. Mức tiêu
thụ nước tăng gấp đôi tính từ 1960 và công suất đánh bắt hải sản tăng gấp 4 lần.
Một thành phố với 10 triệu dân, như Manila, Cairo hoặc Rio de Janeiro- mỗi ngày
phải nhập ít nhất là 6.000 tấn thực phẩm. Hơn một nửa lượng nước ngọt khai thác
cho con người được sử dụng để cung cấp cho các khu đô thị: công nghiệp, nước
uống và sinh hoạt, hoặc tưới nước cho cây trồng. Có tới 65% lượng nước sử dụng
để tưới bị thất thoát. Nhiệt độ không khí ở đô thị có thể nóng hơn các vùng nông
thôn xung quanh tới 5oC một khi thảm che phủ đất tự nhiên bị thay thế bằng đường
sá và các toà nhà.
II.2. Các tác động cụ thể
II.2.1.Cạn kiệt tài nguyên
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành
và tồn tại trong tự nhiên mà conh người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu
trong cuộc sống. Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các nơi trên
trái Đất, và trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên, tạo ra sự ưu
đãi của tự nhiên đối với từng vùng lãnh thổ, từng quốc gia. Đại bộ phận các nguồn
tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài

của tự nhiên và lịch sử.
Trong khoa học môi trường, người ta chia tài nguyên thiên nhiên ra làm 2
loại:
Tài nguyên tái tạo (renewable resources) như là nước, đất, sinh vật… là loại
tài nguyên mà sau một chu trình sử dụng sẽ trở lại dạng ban đầu, nó có thể tự duy
trì và tự bổ sung nếu được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, các loại tài nguyên
này có thể bị suy thoái nếu sử dụng và quản lý không hợp lý.
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
8
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
Tài nguyên không tái tạo (unrenewable resources) là dạng tài nguyên bị biến
đổi và mất đi sau quá trình sử dụng. Tài nguyên không tái tạo thường giảm dần về
số lượng sau quá trình khai thác của con người. Thí dụ như tài nguyên khoáng sản
và nguồn gen con người là dạng tài nguyên không tái tạo được.
Nhìn chung, tài nguyên là hữu hạn và phải biết khai thác sử dụng và bảo vệ
một cách hợp lý.
Vì dân số thế giới tiếp tục gia tăng, nhiều nguồn tài nguyên cần thiết cho sự
sống còn của con người và hàng triệu sinh vật khác sẽ ít đi. Các nước đang phát
triển thì sử dụng quá đáng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo được, trong khi các
nước phát triển thì tiêu xài quá mức các nguồn tài nguyên không thể tái tạo được.
Theo báo cáo của Quĩ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã (WWF), hiện nay con
người tiêu thụ nhiều hơn 20% so với khả năng tạo ra nguồn tài nguyên mới của trái
đất. Các vùng đất ngập nước, rừng, savan, cửa sông, ngư trường đánh bắt ven biển
và các nơi cư trú khác tham gia vào chu trình khí, nước và chất dinh dưỡng cho tất
cả sinh vật sống trên Trái đất đang bị huỷ hoại.
Do nhu cầu của con người đối với lương thực, nước ngọt, gỗ, sợi và nhiên
liệu, đất đai ngày càng bị khai thác cho nông nghiệp, trong 60 năm qua, diện tích
được khai thác nhiều hơn cả thế kỷ 80 và 90 gộp lại.
Ước tính 24% diện tích bề mặt Trái đất đang được canh tác.
Lượng nước bơm hút lên từ các sông và hồ đã tăng gấp đôi trong thời gian

40 năm qua. Con người hiện nay sử dụng 40-50% lượng nước ngọt có sẵn chảy ra
từ đất liền.
Ít nhất một phần tư trữ lượng thuỷ sản đã bị khai thác quá mức. Tại một số
nơi, sản lượng đánh bắt hiện thấp hơn 100 lần so với trước khi đánh bắt công
nghiệp. Số lượng động vật sống trên cạn, nguồn nước và các loài sinh vật biển đã
được con người sử dụng hết 40% từ năm 1970-2000.
Kể từ 1980, khoảng 35% các khu rừng ngập mặn đã biến mất, 20% các rạn
san hô thế giới bị huỷ hoại và 20% khác bị suy thoái trầm trọng.
Sự tiêu thụ nguồn nhiên liệu liệu như than, khí và dầu lửa cũng tăng khoảng
700% từ năm 1961-2000.
Một số tài nguyên điển hình bị cạn kiệt có thể kể ra như sau:
2.2.1.1. Cạn kiệt tài nguyên đất
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
9
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
Đất là nguồn tài nguyên vô giá đang bị xâm hại nặng nề. Diện tích đất đai bình
quân trên một đầu người ngày càng thu hẹp dần mà nguyên nhân cơ bản nhất chính
là vấn đề tăng dân số một cách nhanh chóng trên toàn thế giới, trong đó các quốc
gia đang phát triển và kém phát triển là có tỉ lệ tăng dân số mạnh mẽ nhất.
Diện tích đất phân bố rất không đồng đều trên toàn thế giới: hiện nay, diện
tích các thành phố trên thế giới chiếm 0,3% diện tích trái đất và 40% dân số thế
giới. Diện tích trên Trái đất với hơn 70% là đại dương còn lại là đất liền nhưng con
người chỉ cư trú được với một diện tích chiếm 32% diện tích đất liền, mặt khác dân
số lại phân bố không đồng đều ở các quốc gia. Các nước kém phát triển hoặc đang
phát triển thì có mật độ dân số cao hơn nhiều so với các quốc gia phát triển.
Số liệu của Liên hợp quốc cho thấy cứ mỗi phút trên phạm vi toàn cầu có
khoảng 10 ha đất trở thành sa mạc. Diện tích đất canh tác trên đầu ngươi giảm
nhanh từ 0,5 ha/người xuống còn 0,2 ha/người và dự báo trong vòng 50 năm tới chỉ
còn khoảng 0,14 ha/đầu người. ở Việt Nam, số liệu thống kê cho thấy sự suy giảm
đất canh tác, sự suy thoái chất lượng đất và sa mạc hoá cũng đang diễn ra với tốc

độ nhanh. Xói mòn, rửa trôi, khô hạn, sạt lở, mặn hoá, phèn hoá, v.v. đang xảy ra
phổ biến ở nhiều nơi đã làm cho khoảng 50% trong số 33 triệu ha đất tự nhiên được
coi là “có vấn đề suy thoái”.
Bảng 2.1. Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới(ha/người)
Năm
tính
-10
6
-10
5
-10
4
0 1650 1840 1930 1994 2010
Dân số
(triệu) O,125 1,0 5,0 200 545 1000 2000 5000 7000
Diện
tích
(ha/ng)
12.10
4
15000 3000 75 27,5 15 7,5 3,0 1,88
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
10
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
Bảng 2.2. Sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ở Việt Nam

Năm Dân số (triệu
người)
Diện tích đất nông
nghiệp (triệu ha)

Bình quân đầu
người(ha /người)
1940
1955
1975
1980
1985
1990
1995
20,2
25,1
47,6
53,7
59,7
65,7
74
5,2
4,7
5,6
7,0
6,8
7,1
7,0
0,26
0,19
0,12
0,13
0,11
0,105
0,095

2.2.1.2. Cạn kiệt tài nguyên nước
Nước vừa là một nguồn tài nguyên thiết yếu đối với con người vừa là nguồn
tài nguyên đặc biệt, sự phân bố của nó không hề tương ứng với những nhu cầu
đang ngày càng tăng của con người. Trong tổng lượng nước của toàn thế giới, có
tới 97% là nước mặn, và trong số 3% nước ngọt có thể sử dụng, có tới 70% tồn tại
dưới dạng băng ở hai vùng cực và tuyết trên những đỉnh núi cao. Nước ngọt có thể
sử dụng chỉ chiếm 1% tổng lượng nước toàn cầu. Về mặt địa lí, sự phân bố của
nước là không đồng đều. 15% lượng nước ngọt toàn cầu được giữ tại khu vực
Amazon. Ngay trong khu vực Địa trung hải, các nước giàu về tài nguyên nước
(Pháp, Ý, Thổ Nhĩ Kì, Nam Tư cũ) chiếm tới 2/3 lượng nước toàn khu vực. Tình
trạng này dẫn đến sự phân hóa những nước giàu và nghèo tính theo tỉ lệ tài nguyên
nước trên đầu người: giao động từ chưa đến 100m3/năm đến 10.000m3/năm. Dưới
ngưỡng 1000m3/năm/đầu người những căng thẳng bắt đầu xuất hiện và ngưỡng
thiếu nước được xác định ở mức 500m3/năm. Không những thế lượng nước lại có
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
11
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
sự phân bố không đồng đều theo thời gian. Có một sự mất cân đối về lượng nước
giữa mùa khô hạn và mùa mưa và giữa các năm.
Trong vòng một thế kỉ vừa qua, trong khi dân số toàn cầu tăng lên ba lần thì
mức tiêu thụ nước đã tăng lên sáu lần, trong đó nông nghiệp tiêu thụ tới 75% lượng
nước ngọt toàn cầu và nhu cầu tưới tiêu của nông nghiệp lại không ngừng tăng lên
cùng với sự phát triển dân số. Ngay cả những nước có khí hậu ôn hòa như Pháp thì
lượng nước dành cho nông nghiệp cũng chiếm tới 30% tổng lượng nhu cầu.
Tiêu thụ ở những thành phố lớn cũng không ngừng tăng lên, nhất là trong hoạt
động du lịch. Tính trung bình, một khách du lịch trong một khách sạn hạng sang
tiêu thụ từ 500 đến 800l nước/ngày, gấp nhiều lần mức tiêu thụ của cư dân bản địa.
Kèm theo là các dịch vụ giải trí và vệ sinh. Một sân golf hằng năm tiêu thụ khoảng
10.000m
3

nước cho một ha, tương đương với một diện tích trồng trọt trong nông
nghiệp. Thêm vào đó thủy điện và công nghiệp cũng là những kẻ tiêu thụ nước với
số lượng lớn. Cùng với những tác động xấu đến sinh thái và văn hóa – xã hội ở các
khu vực nhà máy. Sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước đã dẫn đến việc cạn kiệt
nguồn nước.
Hình 2.1. Minh họa sự cạn kiệt tài nguyên nước
Theo Liên Hợp Quốc thì một nửa trong tổng số 500 dòng sông lớn nhất thế
giới đang trở nên cạn kiệt và ô nhiễm trầm trọng. Lượng nước của các con sông lớn
nhất thế giới đang sụt giảm làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, các loài
vật và tương lai của cả hành tinh.
Liên Hợp Quốc đã đưa ra cảnh báo về một thảm họa đối với một số con sông
trong số này. Sông Nile ở châu Phi và sông Hoàng Hà ở Trung Quốc từng được
xem là các hệ thống tưới tiêu lớn của thế giới nay đang có lượng nước đổ ra đại
dương ở mức thấp kinh khủng. Tất cả 20 con sông lớn nhất thế giới hiện đang bị
các con đập ngăn chặn.
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
12
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
Hậu quả là 1/5 chủng loài cá hoặc đã tiệt chủng hoặc đang bên bờ tuyệt chủng.
Sông Jordan (bang Utah, Mỹ) và sông Rio Grande (biên giới Mỹ-Mexico) được
xem là 2 con sông cạn nhất so với chiều dài của nó. Tại Anh, 1/4 tổng số 160 con
sông của nước này đang cạn dần do quá nhiều nhà cửa và do các ngành nông
nghiệp, công nghiệp phát triển tạo ra nhiều chướng ngại vật.
Tại Việt Nam, lượng nước sẵn có trên đầu người ngày càng giảm đi. Cùng với
sự phát triển kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số với tỷ lệ tăng dân số hàng năm
1,7% ở nước ta, nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế tăng lên
không ngừng trong khi đó tài nguyên nước trong tự nhiên là có hạn chính vì thế
lượng nước sẵn có theo đầu người có xu hướng giảm dần theo thời gian.
Năm 1943 lượng nước bình quân đầu người của Việt Nam là 16.641 m
3

/người,
nếu dân số nước ta tăng lên 150 triệu người thì chỉ còn đạt 2467 m
3
/người, năm xấp
xỉ với những quốc gia hiếm nước. Hiện nay lượng nước bình quân đầu người của
Việt Nam chỉ khoảng 3.840m
3
/người/năm, thấp hơn 160m3 so với quy định của thế
giới (trên 4.000m
3
/người/năm).
Biểu đồ 2.1: Lượng nước đảm bảo cho cho mỗi người dân trong một năm,
xu hướng thời gian

(Nguồn: GS. Nguyễn Viết Phổ, PGS.TS Vũ Văn Tuấn, PGS. TS Trần Thanh Xuân
– Tài nguyên nước Việt Nam; NXB Nông nghiệp 2003)
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
13
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
2.2.1.3. Suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học
Không gian sống của con người luôn luôn cần mở rộng. Do đó con người luôn
giành giật với sinh vật mà điển hình nhất chính là tình trạng phá rừng diễn ra khắp
nơi trên thế giới.
Nhiều diện tích đất rừng bị phá hoại nghiêm trọng. Con người phá rừng với
các mục đích mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương
thực, trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất,
nhu cầu lấy củi, chăn thả gia súc, khai thác gỗ và các sản phẩm rừng, phá rừng để
trồng cây công nghiệp và cây đặc sản. Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác làm
giảm diện tích rừng là do việc cháy rừng nhưng nguyên nhân sâu xa cũng là do các
hoạt động của con người gây ra cháy rừng.

Vào thời kỳ tiền sử diện tích rừng đạt tới 8 tỷ ha (2/3 diện tích lục địa), đến thế
kỷ 19 còn khoảng 5,5 tỷ ha và hiện nay chỉ còn khoảng 2,6 tỷ ha. Năm 1991 diện
tích rừng bị phá của toàn thế giới lên tới 17 triệu hecta so với 11,3 triệu hécta của
10 năm trước đó. . Việc chặt phá rừng ở vùng nhiệt đời bắt đầu diễn ra mạnh từ thế
kỷ XVIII và XIX do mở rộng diện tích trồng cây nông nghiệp và cây công nghiệp,
đặc biệt là từ năm 1945. Theo FAO thì khoảng 50% rừng nhiệt đới bị phá huỷ từ
năm 1950, nhiều nhất ở Trung Mỹ (66%), tiếp đến là Trung Phi (52%), Nam Phi và
Đông Nam Á tương ứng là 37 và 38%. Số liệu thống kê cho thấy diện tích rừng
đang suy giảm với tốc độ chóng mặt (mỗi phút mất đi khoảng 30 ha rừng) và theo
dự báo với tốc độ này chỉ khoảng 160 năm nữa toàn bộ rừng trên trái đất sẽ biến
mất.
Nước ta rừng cũng đã từng suy giảm nhanh. Đầu thế kỷ 20 độ che phủ đạt
khoảng 50% sau đó suy giảm mạnh đến cuối những năm 80 chỉ còn gần 30%. Năm
1943 ước tính có khoảng 14 triệu ha, với tỉ lệ che phủ là 43%, năm 1995 còn
khoảng 8 triệu ha và tỉ lệ che phủ là 28%, diện tích rừng bình quân cho một người
là 0,13 ha (1995), thấp hơn mức bình quân ở vùng Đông Nam Á (0,42 ha/người).
Trong thời kỳ 1945 – 1975 cả nước mất khoảng 3 triệu ha rừng, bình quân 100.000
ha/năm. Quá trình mất rừng diễn ra nhanh hơn ở giai đoạn 1975 – 1990: Mất 2,8
triệu ha, bình quân 140.000 ha/năm. Nguyên nhân chính làm mất rừng ở giai đoạn
này là do dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy tràn lan, quá trình khai hoang
lấy đất trồng các cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su và khai thác gỗ xuất khẩu.
Trung bình mỗi năm nước ta chỉ trồng được trên 72.000 ha rừng, trong khi tỉ lệ
mất rừng hiện nay từ 120.000 đến 150.000 ha/năm. Không chỉ người dân lén lút
phá rừng mà các xí nghiệp thực hiện việc khai thác theo chỉ tiêu pháp lệnh thường
thực hiện quá chỉ tiêu cho phép.
Rừng bị mất đi gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với đất và nước. Đất bị xói
mòn, thoái hoá tới mức cây trồng không cho năng suất, đất bị bỏ hoang, ảnh hưởng
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
14
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng

đến sản xuất nông lâm nghiệp. Bên cạnh đó, mất rừng còn làm giảm đa dạng sinh
học, gây mất cân bằng sinh thái và con người phải nhận hậu quả về thiên tai , lũ lụt
do không có rừng bảo vệ.
Cùng với rừng, đa dạng sinh học cũng đóng vai trò quan trọng đối với con
người và thiên nhiên. Từ nhiều thập kỷ nay, hoạt động của con người đã tác động
mạnh tới thế giới sinh vật, được xem là tương đương hoặc thậm chí lớn hơn nhiều
so với các đợt tuyệt chủng lớn nhất trong thời tiền sử. Hơn 11.000 loài động vật và
thực vật hiện đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng, 12% loài chim, 25% loài động
vật có vú, 32% loài lưỡng cư v.v đang có nguy cơ tuyệt chủng, khoảng 1/3 dải
san hô sẽ biến mất trong vòng 30 năm tới. Tốc độ giảm đa dạng sinh học do hoạt
động của con người trong 50 năm qua nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử
và số loài động thực vật tuyệt chủng trong 100 năm qua đã tăng cao gấp 1.000 lần.
Trữ lượng cá trên thế giới đã giảm tới 90% so với thời kỳ bắt đầu khai sinh ngành
công nghiệp đánh cá. Các loài cá nước ngọt đang bị đe doạ tuyệt giống với khoảng
20% của chúng ở 20 nước đã được IVCN-Sách Đỏ của Liên Minh Bảo tồn Thế giới
đánh giá một cách toàn diện. Vào khoảng 35% các loài rùa cũng bị đe doạ như vậy.
Việt Nam là nước có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ 10 thế giới nhưng tốc
độ suy giảm được xếp vào loại nhanh nhất. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị xâm
phạm, suy giảm diện tích. Trong không đầy 50 năm, diện tích rừng ngập mặn suy
giảm gần 3/4. Sự giảm sút nhiều loài động vật trên đồng ruộng đã làm mất căn
bằng sinh thái, dẫn đến bùng phát dịch bệnh. Hiện Việt Nam còn trên 800 loài động
vật và thực vật hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng, dễ bị tổn thương hay đang bị đe dọa.
II.2.2.Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi chất lượng môi trường theo chiều hướng
tiêu cực đối với mục đích sử dụng môi trường. Ô nhiễm môi trường là sự làm thay
đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn MT. Chất gây ô nhiễm là những
nhân tố làm cho MT trở thành độc hại.
Môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm bởi các loại chất thải do hoạt
động cuả con người. Dân số càng tăng thì mức độ ô nhiễm càng cao và chính con
người là chủ thể tạo ra ô nhiễm do các hoạt động của mình.

Rác thải, nước thải và các khí thải từ các khu dân cư, nhà máy công sở, trường
học, bệnh viện hàng ngày làm cho môi trường ngày càng xấu đi. Trong các loại
chất thải, có nhiều chất rất độc, khó hay không bị phân hủy sinh học.
Một ví dụ, ở Thái Lan có 80 ngàn nhà máy, trong đó có 20 ngàn nhà máy nằm
ở Bangkok và các thành phố lân cận. Các chất thải độc hại năm 1986 là 1,2 triệu
tấn. Tính đến năm 2001, lượng chất thải sẽ tăng lên 6 triệu tấn/năm.
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
15
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
Mưa acid, mỏng màn ozon, thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả đáng ngại của
sự phát triển của xã hội loài người. Cùng với ô nhiễm nước, đất và không khí chúng
kìm hãm và đe doạ sự phát triển của con người.
Bảng 2.3. Lượng các tác nhân ô nhiễm trên toàn thế giới năm 1992
(Đơn vị: triệu tấn)
Nguồn gây ô nhiễm Tác Nhân ô nhiễm chính
CO Bụi SO
4
C
n
H
m
NO
x
1.Giaothôngvậntải
-Ôtô chảy xăng 53,5 0,5 0,2 13,8 6,0
-Ôto chảy dầu diezen 0,2 0,3 0,1 0,4 0.5
-Máy bay 2,4 0,0 0,0 0,3 0,0
-Tàu hỏa và các loại
khác
2,0 0,4 0,5 0,6 0,8

Cộng 58,1 1,2 0,8 15,1 7,3
2.Đốt nhiên liệu
-Than 0,7 7,4 18,3 0,2 3,6
-Dầu,xăng 0,1 0,3 3,9 0,1 0,9
-Khí đốt tự nhiên 0,0 0,2 0,0 0,0 4,1
-Gỗ,củi 0,9 0,2 0,0 0,4 0,2
Cộng 1,7 8,1 22,2 0,7 8,8
3.Quá trình sản xuất
công nghiệp
8,8 6,8 6,6 4,2 0,2
4.Xử lý chất thải rắn 7,1 1,0 0,1 1,5 0,5
5.Hoạt động khác
-Cháy rừng 6,5 6,1 0,0 2,0 1,1
-Đốt cácsản phẩm 7,5 2,2 0,0 1,5 0,3
-Đốt rác thải 1,1 0,4 0,5 0,2 0,2
-Hàn đốt xây dựng 0,2 0,1 0,0 0,1 0,0
Cộng 15,3 8,8 0,5 3,8 1,6
Nguoàn gaây oâ nhieãm Taùc Nhaân oâ nhieãm chính
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
16
Dân số và mơi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
CO Bụi SO
4
C
n
H
m
NO
x
1.Giaothôngvậntải

-Ôtô chảy xăng 53,5 0,5 0,2 13,8 6,0
-Ôto chảy dầu
diezen
0,2 0,3 0,1 0,4 0.5
-Máy bay 2,4 0,0 0,0 0,3 0,0
-Tàu hỏa và các loại
khác
2,0 0,4 0,5 0,6 0,8
Cộng 58,1 1,2 0,8 15,1 7,3
2.Đốt nhiên liệu
-Than 0,7 7,4 18,3 0,2 3,6
-Dầu,xăng 0,1 0,3 3,9 0,1 0,9
-Khí đốt tự nhiên 0,0 0,2 0,0 0,0 4,1
-Gỗ,củi 0,9 0,2 0,0 0,4 0,2
Cộng 1,7 8,1 22,2 0,7 8,8
3.Quá trình sản xuất
công nghiệp
8,8 6,8 6,6 4,2 0,2
4.Xử lý chất thải rắn 7,1 1,0 0,1 1,5 0,5
5.Hoạt động khác
-Cháy rừng 6,5 6,1 0,0 2,0 1,1
-Đốt cácsản phẩm 7,5 2,2 0,0 1,5 0,3
-Đốt rác thải 1,1 0,4 0,5 0,2 0,2
-Hàn đốt xây dựng 0,2 0,1 0,0 0,1 0,0
Cộng 15,3 8,8 0,5 3,8 1,6
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-mơi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
17
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
Ô nhiễm môi trường làm cho chất lượng môi trường nói chung xuống cấp.
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh thường dẫn đến ô nhiễm các thành

phần môi trường như nước, đất và không khí…nhiều vấn đề vệ sinh môi trường
phức tạp đã phát sinh ở các khu vực thành thị.
Năm 1950, cứ 3 người thì có gần một người sống ở thành phố hay thị trấn.
Hiện nay, gần nửa dân số thế giới sống ở đô thị. Đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ là hơn
60%. Trong một phần tư thế kỷ tới, tăng dân số hầu hết diễn ra ở các đô thị thuộc
các nước kém phát triển. Tăng dân số nhanh nhất sẽ diễn ra ở các đô thị có số dân
dưới 500.000 người chứ không phải là các thành phố lớn hơn.
Năm 2000, thế giới có 402 thành phố với số dân từ 1 đến 5 triệu người; và 22
thành phố có số dân từ 5 đến 10 triệu người. Năm 1950, New York là thành phố
duy nhất có số dân hơn 10 triệu. Đến năm 2015, có 23 thành phố như New York,
trong đó 19 thành phố ở các nước đang phát triển.
Tại các nước phát triển hơn, 75% dân số sống trong đô thị. Ở châu Á, tỷ lệ này là
dưới 40%, nhưng số dân đô thị của cả khu vực này là 1,5 tỷ người, nhiều hơn châu
Âu, Châu Mỹ La tinh, châu Đại dương và Bắc Mỹ cộng lại. Châu Phi là châu lục có
tốc độ đô thị hoá thấp nhất, song dân số đô thị tăng nhanh nhất.
Đô thị hoá và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ
lệ phát sinh chất thải tính theo đầu người tăng lên. Dân thành thị ở các nước phát
triển phát sinh chất thải nhiều hơn các nước đang phát triển 6 lần.
Dân số và lượng rác tỷ lệ thuận với nhau, tuy với hệ số rất cao. Theo một
nghiên cứu thì tỷ lệ tăng dân số (tự nhiên) khoảng 2%/năm, trong khi tỷ lệ tăng rác
lại đến 30-40%/năm, như vậy có thể xác định dân số cứ tăng 1% thì lượng rác tăng
tương ứng 15-20% (cách tính trên chưa xét đến yếu tố tăng dân số cơ học). Các
thành phố có thể phải chi đến hơn 30% ngân sách để tiêu huỷ chất thải, chủ yếu chi
phí cho việc vận chuyển. Các khoản chi này thường đội lên rất nhiều do diện tích
đất thích hợp bị thu hẹp khi mà các khu đô thị mở rộng và giá đất tăng lên. Chi phí
quản lý chất thải rắn ở các nước đang phát triển có thể lên tới 50% ngân sách hàng
năm. Ngoài ra, còn thiếu cơ sở hạ tầng để xử lý an toàn chất thải. Khoảng 30% đến
60% lượng chất thải rắn đô thị không được thu gom và chỉ có dưới 50% dân số đô
thị được cung cấp dịch vụ thu gom.
2.2.2.1. Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất trong khí quyển sinh ra từ hoạt
động của con người hoặc các quá trình tự nhiên và nếu nồng độ đủ lớn và thời gian
đủ lâu, chúng sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái, dễ chịu, sức khỏe hoặc lợi ích của
con người hoặc môi trường.
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
18
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
Các hoạt động của con người gây ô nhiễm không khí chính là ô nhiễm do đốt
nhiên liệu và do các phát triển cá ngành công nghiệp.
Quá trình đốt nhiên liệu xảy ra ở khắp mọi nơi. Trong sản phẩm cháy do
nhiên liệu sản sinh ra khi cháy có chứa nhiều loại khí độc hại cho sức khỏe con
người, nhất là khi quá trình cháy không hoàn toàn. Các loại khí độc hại đó là: SO2,
CO2, NOX, hydrocacbon và tro bụi. Người ta phân biệt các nguồn gây ô nhiễm do
đốt nhiên liệu thành các nhóm: Các phương tiện giao thông; Do đun nấu; Các nhà
máy nhiệt điện; Do đốt các loại phế thải đô thị và sinh hoạt (rác thải).
Ô nhiễm do các ngành công nghiệp: công nghiệp gang thép, luyện kim
màu, công nghiệp sản xuất ximăng, công nghiệp hóa chất, công nghiệp lọc dầu.
Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt.
Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau,
làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Hàng năm có: 20 tỉ
tấn cácbon điôxít,1,53 triệu tấn SiO2, Hơn 1 triệu tấn niken, 700 triệu tấn bụi, 1,5
triệu tấn asen, 900 tấn coban, 600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì
(Pb) và các chất độc hại khác.
Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như:
CO2, NOX, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí
quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng
nhà kính, CH4 là 13%, ozon tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở
tầng bình lưu là 3%.
Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì
trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes).

Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ
thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiẹt độ trung bình
của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C.
Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái
Đất tăng 0,40°C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà
khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất
sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc
phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ozone.
CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ozon. Sau khi chịu tác động của khí CFC và
một số loại chất độc hại khác thì tầng ozon sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không còn
làm tròn trách nhiệm của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ UV-B, làm
cho lượng bức xạ UV-B tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và
các sinh vật sống trên mặt đất.
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
19
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
2.2.2.2. Ô nhiễm nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước
gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự
thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô
nhiễm đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước hầu hết là do hoạt động sản xuất và
sinh hoạt của con người tạo nên như: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp,
nước thải nông nghiệp thường cuốn theo chất rắn, chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, phân
bón gây ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm, nước biển…
Dấu hiệu đặc trưng của nguồn nước bị ô nhiễm:
Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy
nguồn.
Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ…)

Thay đổi thành phần hoá học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và vô
cơ, xuất hiện các chất độc hại…)
Lượng oxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá để
oxy hoá các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
Các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lượng. Có xuất hiện các vi trùng
gây bệnh.
Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thuỷ sinh vật và việc sử
dụng nguồn nước vào mục đích cấp nước hoặc mỹ quan của thành phố. Khối lượng
lớn nước thải này đang và sẽ làm nhiều nguồn nước trên phạm vi cả nước ô nhiễm
nghiêm trọng, đặc biệt là các sông, hồ trong các đô thị lớn.
Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ
đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ.
Sau đây là vài thí dụ tiêu biểu:
Anh Quốc: Đầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ
thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi
người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán, nhiều sông rộng lớn, nhưng vấn đề
cũng không khác bao nhiêu. Cuối thế kỷ 18. các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi
không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm
mãn tính.
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
20
Dân số và môi trường GVGD: TS. Nguyễn Kim Hồng
Hoa Kỳ: Vùng Đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt
nghiêm trọng.
Mới đây ngày 13/1/2005, vụ nổ nhà máy hóa dầu ở thành phố Cát Lâm
(Trung Quốc) gây ô nhiễm sông Tùng Hoa với chất benzen, mức độ ô nhiễm dầu
gấp 50 lần mức độ cho phép.
Tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam

Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các
đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các
mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dùng để tưới lúa và hoa
màu, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông
dược và phân bón hoá học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn.
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một
loại nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu
thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp
Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hoá chất, thuốc
trừ sâu, giấy, dệt… xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khu công
nghiệp Biên Hoà và TP.HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất
lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do tăng dân
số và các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở
tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước
ta.
Các loại nước thải hầu hết đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua
xử. Theo số liệu thống kê, hàng năm có khoảng hơn 500 tỷ m3 nước thải (trong đó
phần lớn là nước thải công nghiệp) thải vào các nguồn nước tự nhiên và cứ sau 10
năm thì chỉ số này tăng gấp đôi. Khối lượng nước thải này đã làm ô nhiễm hơn
40% lưu lượng nước ổn định của các dòng sông trên trái đất.
Ở nhiều đoạn sông, kênh rạch đã bị bẩn vượt quá tiêu chuẩn cho phép, ảnh
hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống, đến các hệ sinh thái nước ngọt. Ví dụ khu
vực Hà Nội nước các sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu rất bẩn, màu sẩm, mùi thối,
tanh, hàm lượng ôxy hòa tan rất thấp nhiều khi bằng 0, lượng BOD5 cao trên
50mg/l, NH4+ trên 10mg/l, NO2- cũng tăng vọt, H2S gần 30mg/l. ở khu vựcthành
phố Hồ Chí Minh nước kênh Tham Luông màu đen xẫm, thối, chất hữu cơ cao
COD có khi tới 596 mg/l, BOD5 184,5mg/l. Hàm lượng oxy hòa tan thường bằng
0. Nước sông Sài Gòn có hàm lượng CO2 giảm, NH4+ tăng sau khi nhận nước của

kênh Tham Luông và rạch Thị Nghè, kênh Bến Nghé. ở khu Lâm Thao - Việt Trì
Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
21

×