Tải bản đầy đủ (.pptx) (65 trang)

bai bao bao sinh vat biên dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.33 MB, 65 trang )

BÀI BÁO CÁO NHÓM
HỌC PHẦN: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN BIỂN ĐÔNG
ĐỀ TÀI: SỰ ĐA DẠNG NGUỒN LỢI SINH
VẬT BIỂN ĐÔNG
GVHD:ThS: Lê Thị Thanh Hương
Nhóm : 1
CẤU TRÚC BÀI BÁO CÁO
CẤU TRÚC BÀI BÁO CÁO
A. MỞ BÀIB. NỘI DUNG
I. Khái quát điều kiện tự nhiên biển Đông II. Nguồn lợi sinh vật biển ĐôngIII. Định hướng và biện pháp bảo vệ nguồn lợi sinh vật biển Đông
C. KẾT BÀI
MỞ ĐẦU
Biển và đại dương từ xa xưa đã có rất nhiều ý nghĩa trong tự
nhiên cũng như trong cuộc sống con người trong đó Biển Đông
cũng không nằm ngoài quy luật.Biển Đông có diện tích
3.447.000km2,đứng thứ hai thế giới ,sau biển San Hô.Tài nguyên
trên biển Đông vô cùng phong phú và đa dạng điển hình như tài
nguyên khoáng sản,tài nguyên năng lượng trong đó một nguồn
tài nguyên không thể không nhắc đến đó là tài nguyên sinh vật
biển với các loài sinh vật phù du,sinh vật đáy,cá tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước
NỘI DUNG
I. Khái quát điều kiện tự nhiên biển Đông liên quan đến đời sống sinh vật
1. Vị trí địa lý và địa hình
Vị trí địa lí đã đặt Biển Đông và lưu vực của nó gần như nằm trong
miền nhiệt đới và xích đạo với khí hậu nóng ẩm quanh năm.
Biển Việt Nam mang tính chất một vùng biển rìa, với 2 kiểu địa hình
chính: địa hình đồng bằng của thềm lục địa rìa tây biển đông và địa hình núi ở
vùng sâu Phía đông và đông nam. Thềm lục địa trải rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ,
biển Đông Nam Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu chỉ trong khoảng 40 – 100m, có địa
hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc khai thác hải sản. Khu vực có địa


hình núi ở độ sâu 2000-4000m tạo nên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các
đảo san hô hoặc núi lửa có chỏm san hô.
Tính chất biển nông của vùng thềm lục địa cộng với tính chất quần đảo
vùng biển sâu tiếp giáp cũng như các sinh cảnh khác nhau của các hệ sinh thái
đặc trưng nhiệt đới ven biển như: rừng ngập mặn ven biển, rạn san hô, đầm phá,
cửa sông, đồi cát…đã tạo nên cảnh quan đặc biệt đa dạng cho vùng biển Việt
Nam liên quan tới tính chất đa dạng của sinh vật biển Việt Nam.
2. Điều kiện khí hậu
Biển Đông và lưu vực của nó gần như nằm trong miền nhiệt đới
và xích đạo với khí hậu nóng ẩm quanh năm.
Nhiệt độ TB năm của biển Đông khá cao 26,60 C . Tính chất biển
nóng đã tạo điều kiện môi trường sống đồng đều trong trong tầng nước về
nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng khí
Chế độ mưa hàng năm lớn >2000mm, hình thành các dòng nước
lục địa chảy từ sông lớn nhỏ dọc bờ biển đổ ra biển vào mùa mưa, làm
nhạt đi độ mặn vùng gần bờ tạo nên môi trường sống nước lợ ven biển.
Sự sai khác về điều kiện tự nhiên giữa hai vùng biển phía bắc và
phía nam cùng với những sai khác về các yếu tố khác như khí tượng thủy
văn…đã tạo nên sự khác nhau về thành phần loài sinh vật biển.
Các đặc trưng môi trường sống trên đây của biển Việt Nam đã tác
động tới tính chất cấu trúc thành phần loài, quy luật phân bố, di cư, các
quá trình sinh trưởng, phát triển , biến động số lượng của sinh vật biển
Việt Nam.
2. Lịch sử biển Đông
Theo ý kiến của nhiều nhà cổ địa lý (Sinitsưn 1962), vùng
biển ven bờ Việt Nam chỉ mới được ngập nước chưa lâu, chỉ từ
đợt biển tiến sau cùng vào cuối kì Plextoxen.
Tính chất trẻ về lịch sử hình thành liên quan tới lịch sử
tiến hóa của sinh vật vùng biển này. Đặc biệt là hình thành các
dạng đặc hữu còn rất ít thấy hiện nay trong vùng biển Việt Nam.

4. Đặc điểm sông ngòi ven bờ
Do điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên số lượng
sông ngòi ở đây rất phong phú, mật độ sông ngòi cao với các
cửa sông lớn như: S.Hồng, s.Mêkông, s.Mênam, s.Tây Giang…
Sông ngòi và biển có mối quan hệ chặt chẽ đặc biệt là ở vùng
cửa sông và vùng biển nông ven bờ. Đó là các quá trình tuần
hoàn và trao đổi vật chất và năng lượng mà cụ thể là các cân
bằng về nước, nhiệt, ion…
Mối quan hệ này có tác dụng rất quan trọng đến sự tồn
tại và phát triển của sinh vật biển.
4. Dòng biển
Dòng thẳng đứng: là các vùng nước trồi từ dưới sâu đi
lên, đây là một hiện tượng độc đáo và rất quan trọng, có thể làm
thay đổi môi trường nước (nhiệt độ, độ mặn) liên quan đến
năng suất sinh học, vì các sinh vật đơn bào giàu silic, trùng tia,
tảo khuê sinh trưởng rất nhanh chóng ở những vùng nước trồi
cuốn theo nhiều chất dinh dưỡng từ dưới sâu lên mặt nước. Nên
khu vực nước trồi cá tập trung phong phú.
Hải lưu: Các dòng biển từ Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương chảy vào thường mang theo nhiều sinh vật, trong đó chủ
yếu là các loài cá và sinh vật phù du.
II. Nguồn lợi sinh vật biển Đông
1. Đặc điểm tiêu biểu sinh vật biển Đông
Từ các điều kiện tự nhiên trên, biển Đông có một nguồn tài nguyên sinh vật vô
cùng phong phú với các đặc điểm tiêu biểu sau:
- Sinh vật cổ đại: trong biển vẫn tồn tại một số sinh vật xa xưa. Đó là sam biển,
giá biển, chân tơ, chân đầu
- Sinh vật nhiệt đới điển hình: là hải miên hình chén, vẹn, trai tai tượng, ốc xà cừ,
ốc kim khôi và nhất là san hô: san hô sáu ngăn, san hô nước.
- Sinh vật đặc hữu địa phương đó là các sinh vật của biển Đông. Ở nước ta có:

ngâu, hến, nhạn nhỏ, rong mứt Việt Nam, rong cao Việt Nam, tu hài, cá heo Mã Lai,
nhạn Sumatra
- Sinh vật di nhập là sinh vật từ các nơi đến và thích nghi với môi trường địa
phương: don, chò đãi, cá lượng, cá thu Nhật, tôm he Nhật Bản, choi choi Châu Á, các
voi Châu Úc, cá chim Ấn Độ, tôm he Ấn Độ, chim nhiệt đới, lức, ốc lợn, cá voi biển
bắc
- Sinh vật trú đông đó là các loài chim từ các vùng ôn đới và hàn đới về tránh rét:
rẽ trán trắng, mòng biển đầu trắng, vịt biển.
=> sinh vật biển Đông có một đa dạng sinh học điển hình trên thế giới
2. Nguồn lợi sinh vật biển Đông
Sinh vật phù du:
Có 1194 loài( TV: 537 loài, ĐV: 657 loài) là loài sinh vật sống kí sinh trên mặt biển, có số lượng đông đảo, sinh vật
phú du trôi theo dòng nước, toàn thân đều trong suốt, đa số sinh vật phù du chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi.
- Cơ thể hình trụ,đế
bám vào giá thể.Đối
diện với đế là lỗ
miệng, xung quanh có
các tua, tua vừa là cơ
quan bắt mồi, vừa
giúp cho thủy tức vận
chuyển.
- Số lượng xúc tu thay
đổi tùy loài
Thủy tức
Một vài hình ảnh về thủy tức
Sứa có hình dù, hình chuông hoặc hình đĩa, tầng trung giao chiếm ưu thế, thích ngi với
đời sống trôi nổi, một số ít có màu và phát sáng trong đêm
Sứa biển
Sứa đĩa(Semaeostomeae)


Chân biến đổi nhiều,
một phần thành xúc tu,
phần còn lại giữ dạng
đế nhưng cuốn lại
thành phễu, thích nghi
với lối vận chuyển
nhanh trong nước, có
hai vây hai bên, nhiều
loài có giá trị kinh tế
cao
Mực thẻ (Loligo edulis)

Sao biển(Asteroida)
Cơ thể hình sao, có đối
xứng toả tròn thường
bậc 5, gồm có 1 đĩa trung
tâm và 5 hay nhiều cánh
xếp xung quanh.
Sao biển sống ở đáy bùn
cát, ít di động, nhạy cảm
với ánh sáng và độ mặn
của nước, nó di chuyển
bằng hệ thống chân ống
ở dưới mỗi cánh
Cầu gai
Rong:
Có 662 loài( rong đỏ: 310 loài, rong nâu: 124 loài, rong lục: 151 loài, tảo lam:
77 loài):
+ Tảo lam: rong sợi ngắn
+ Rong lục: rong giấy, rong cải biển hoa, rong cải biển lỗ, rong cải biển nhăn,

rong bún thắt, rong bún nhiều nhánh, rong bún dài, rong bún rụt, rong guột chum,
rong bó…
+ Rong nâu: rong nái, rong võng gân, rong bóng trơn, rong mắt lưới, rong quạt
4 lớp, rong loa, rong mơ mềm, rong mơ nhánh bò, rong mơ sợi, rong mơ lá cứng,
rong mơ chum dẹp, rong mơ lá kép, rong mơ mảnh, rong mơ thỏ gai, rong mơ lá
hẹp, rong mơ chổi, rong mơ lá tiêm, rong mơ thỏi chùm…
+ Rong đỏ: rong mức tròn, rong mức hoa, rong mức Việt Nam, rong sừng,
rong thạch sợi, rong thạch chạc, rong san hô thuốc, rong đá cong, rong chủn dẹp,
rong chủn chân rết, rong chủn nhánh, rong cơm chạc, rong cơm cứng, rong bìm
thon, rong kì lân, rong sụn, rong câu dẹp, rong câu dẹp gai, rong câu ngắn, rong
câu giòn, rong câu thắt, rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt, rong câu mảnh…
Tảo lam
Rong nâu
Tảo Đỏ
Rong mơ
Rong câu chỉ vàng
Sinh vật đáy:
Có 6377 loài (giáp xác 1647 loài, thân mềm 2523 loài, ruột khoang
714 loài, giun đất 734 loài, da gai 384 loài)
- Giáp xác chủ yếu là tôm, cua.
+Tôm: trong vùng biển Việt Nam hiện nay có khoảng trên 200 loaì
tôm biển thuộc các họ khác nhau. Các loài có giá trị kinh tế cao
như: tôm he, tôm hùm, tôm vỗ, tôm bể bể, tôm moi…
- Thân mềm gồm: nhóm ốc, nhóm trai hầu, nhóm song kinh và
nhóm đào, nhóm chân đầu.
+ Nhóm ốc: ốc đụn, ốc xà cừ, ốc rút, ốc ngọt, ốc mút, ốc tai, ốc
soắn vách, ốc tay phật, ốc sứ, ốc heo, ốc tù, ốc long, ốc gai, ốc
bong, ốc hương, ốc nón, ốc tù….
+ Nhóm trai hầu: trai macten, trai môi vàng, trai môi đen, trai ngọc
nữ, trai bản mai, trai tai tượng, nghao, nghêu, hến, ba khía, trìa,

điệp bạc…
+ Chân đầu: chủ yếu các họ sepiidae, loliginidae, oclopodid
Tôm hùm(Enoplometopus
Hình dạng đối xứng hai bên, cơ thể được bao bọc với một bộ
xương ngoài bằng kitin,đây là loài có giá trị dinh dưỡng và kinh
tế
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
Tôm bác sỹ (Lysmata amboinensis)
Đây là những loài tôm lau dọn, chúng sẽ thiết lập một nhà ga làm sạch ở
đầu khu vực đá sống và sẽ phát sóng ăngten qua những chiếc râu cho tới
khi một con cá lớn dừng lại và chúng sẽ bắt dầu nhiệm vụ thu dọn của
mình
Ốc cối (limpet-like)
Ốc cối(limpet-like)
Ốc cối(limpet-like)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×