Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa mác – lênin về gia đình, chức năng cơ bản của gia đình và vấn đề xây dựng gia đình việt nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.29 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP. HỒ CHÍ MINH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN THI: …………………………………………………………..
CHỦ ĐỀ : …………………………………………………………………
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Diệu
Lớp thứ Năm Tiết 7 – 8
1.

Họ và tên: .........................................................................MSSV: .......................

2.

Họ và tên: .........................................................................MSSV: .......................

3.

Họ và tên: .........................................................................MSSV: .......................

4.

Họ và tên: .........................................................................MSSV: .......................

5.

Họ và tên: .........................................................................MSSV: .......................


TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn
Thị Mỹ Diệu - là người đã truyền đạt kiến thức, tận tình hướng dẫn và đồng hành cùng
chúng em trong suốt q trình học và làm bài tiểu luận. Nhờ có sự quan tâm, giúp đỡ
và những nhận xét quý báu của cơ đã giúp chúng em tích lũy thêm được nhiều kiến
thức và kinh nghiệm để có thể xây dựng bài tiểu luận này một cách hoàn thiện nhất. 
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn chung nhóm đã cùng nhau
thực hiện bài tiểu luận này. Chính những ý kiến xây dựng, những chia sẻ, thấu hiểu và
những sự cố gắng không ngừng nghỉ của các bạn trong suốt thời gian qua chính là
nguồn động lực to lớn, là những sắc màu đa dạng cùng hòa quyện với nhau để tạo
thành một bức tranh lớn toàn cảnh. 
Thêm một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm ơn và lời tri ân sâu sắc tới tất cả mọi
người. Nhưng suy cho cùng, chúng em cũng chỉ là những hạt cát nhỏ bé trong vũ trụ
kiến thức rộng lớn, nên chúng em cũng không thể nào tránh khỏi những sai sót trong
q trình làm bài tiểu luận. Chúng em mong sẽ nhận được những ý kiến đánh giá và
những nhận xét quý báu từ cô cũng như tất cả mọi người để chúng em có thể rút kinh
nghiệm từ những sai sót, từ đó có thể mài dũa và tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích
và kinh nghiệm cho chính bản thân sau này. 
Và cuối cùng, chúng em xin kính chúc cơ nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành
công trên con đường giảng dạy. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2021
Nhóm thực hiện


MỤC LỤC
1.PHẦN MỞ ĐẦU


?

1.1 Lý do chọn đề tài

?

1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

?

1.3 Kết cấu tiểu luận

?

2. NỘI DUNG

?

2.1 Quan niệm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình

?

2.1.1 Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình

?

2.1.1.1 Khái niệm gia đình

?


2.1.1.2 Vị trí của gia đình trong xã

?

2.1.1.3 Chức năng của gia đình trong xã hội

?

2.1.2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa ?
2.1.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội

?

2.1.2.2 Cơ sở chính trị - xã hội

?

2.1.2.3 Cơ sở văn hóa

?

2.1.2.4 Chế độ hơn nhân tiến bộ

?

2.2 Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa

?


2.2.1 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội

?

2.2.1.1 Biến đổi về quy mô, kết cấu của gia đình

?

2.2.1.2 Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình

?

2.2.1.3 Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình

?

2.2.2 Phương hướng cơ bản trong xây dựng và phát triển gia đình Việt
Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

?


2.2.2.1 Đối với nhà nước

?

2.2.2.2 Đối với bản thân

?


KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

?


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trên một cuộc chuyển mình vĩ đại: đơ thị hóa – cơng nghiệp
hóa – kỹ thuật số hóa với quy mơ và tốc độ ngày càng nhanh chóng. Sự phát triển và
tiến bộ của khoa học kĩ thuật là yếu tố đánh giá sự phồn vinh của một quốc gia nhưng
chúng ta cũng không thể phủ nhận sự chi phối bởi hai chiều tác động tích cực và tiêu
cực của nó. Song song vào đó cịn có một thiết chế lâu đời và vững chắc như gia
đình – cũng hết sức nhạy cảm với sự chuyển biến của xã hội. Tốc độ và quy mô của
những sự thay đổi này, đã mang tới cho chúng ta nhiều thay đổi có tính chất phi truyền
thống, điều này đã gây nên tác động tới các giá trị văn hóa gia đình, dấy lên những câu
hỏi từ bối cảnh xã hội luôn ln thay đổi: thực trạng gia đình Việt Nam trong kỉ
nguyên mới này ra sao và những vấn đề như thế nào đang xuất hiện với gia đình Việt
Nam ngày nay?
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, chúng em đã quyết định chọn đề tài:
“Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình, chức năng cơ bản của gia đình và
vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Chúng
em mong muốn mang lại một cái nhìn tổng quát về quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin về gia đình và vận dụng xây dựng gia đình trong công cuộc biến đổi của
chủ nghĩa xã hội. Với mục đích đi tìm câu trả lời thích đáng cho chủ đề, chúng em hy
vọng sự nỗ lực của tập thể cùng với kiến thức và tinh thần tìm hiểu học hỏi, sẽ đem lại
một bài tiểu luận xác đáng với đề tài được đặt ra.
1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, những thay

đổi và tác dụng của hệ thống xây dựng gia đình lên xã hội trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, đánh giá tác động nhiều mặt của q trình cơng nghiệp hố hiện đại hố
tới gia đình. Từ đó nhằm phục vụ những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về những khái niệm và chức
năng của gia đình đối với sự phát triển của xã hội.
- Nghiên cứu cơ sở xây dựng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cơ sở
thực tiễn xây dựng gia đình Việt Nam.


- Nghiên cứu những phương hướng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1.3 Kết cấu tiểu luận
Tên đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình, chức năng cơ
bản của gia đình và vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội”. Tiểu luận được chia làm 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và
phần tổng kết. Tóm tắt các phần nội dung như sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin trình bày
khái niệm gia đình, vị trí và chức năng của gia đình, từ đó xây dựng lên cơ sở của gia
đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Phần 2: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bao gồm những biến đổi ở nhiều lĩnh vực và phương hướng cơ bản để
phát triển gia đình Việt Nam trong tương lai.


2.PHẦN NỘI DUNG 
  2.1. Quan niệm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình
2.1.1.  Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình 
2.1.1.1. Khái niệm gia đình
Gia đình là hình thức tổ chức đời sống cô ̣ng đồng của con người, mô ̣t thiết chế văn hóa –
xã hô ̣i đă ̣c thù. Hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hê ̣ hôn nhân, quan hê ̣

huyết thống, quan hê ̣ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên. 
Gia đình hình thành rất sớm và trải qua mô ̣t quá trình phát triển lâu dài theo thời gian.
Lịch sử nhân loại có những hình thức hôn nhân khác nhau: tạp hôn, đối ngẫu, mô ̣t vợ mô ̣t
chồng. Các hình thức gia đình: tâ ̣p thể, că ̣p đôi, cá thể và cũng có các loại gia đình: mô ̣t
thế hê ̣, hai thế hê ̣ và nhiều thế hê ̣.
2.1.1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội

 Gia đình là tế bào của xã hội:
Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hô ̣i. Gia đình như mô ̣t tế
bào, đơn vị nhỏ nhất tạo nên xã hơ ̣i. Nếu gia đình khơng tồn tại để tái tạo ra con người thì
xã hô ̣i không tồn tại và phát triển được. Xã hô ̣i tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.
Tác đô ̣ng của gia đình đối với xã hô ̣i phụ thuô ̣c vào bản chất của từng chế đô ̣ xã hô ̣i.
Trong các chế độ xã hô ̣i dựa trên chế đô ̣ tư hữu về tư liê ̣u sản xuất, sự bất bình đẳng trong
quan hê ̣ gia đình, xã hô ̣i đã hạn chế sự tác đô ̣ng của gia đình đối với xã hô ̣i.

 Gia đình là những cầu nối giữa cá nhân và xã hội
Gia đình là một thiết chế cơ sở trong hệ thống cơ cấu tổ chức của xã hội, là cộng đồng xã
hội đầu tiên mà con người tiếp xúc. Mọi hoạt động sinh sống trong gia đình đều ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển của mỗi thành viên. Đây là sự vận động biến đổi


theo quy luật chung của hệ thống, mỗi thành viên gia đình trong từng xã hội, thừa hưởng
nền văn hố khác nhau, sẽ kế thừa những văn hoá truyền thống khác nhau thể hiện trên
tính cách của từng gia đình trong xã hội.

 Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc cho con người
Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc cho mỗi thành viên. Chỉ gia đình mới
thể hiê ̣n mối quan hê ̣ tình cảm thiêng liêng giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái. Gia đình là
môi trường quan trọng hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo tồn và phát huy
văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Gia đình có vai trò quan trọng là tế bào của xã hội, đáp ứng nhu cầu về quan hê ̣ xã hô ̣i
của cá nhân, bất cứ yếu tố xã hô ̣i nào cũng phải qua gia đình để tác đô ̣ng đến mỗi cá nhân.
Sự hạnh phúc gia đình hình thành nhân cách tốt cho những công dân của xã hô ̣i, muốn
xây dựng xã hô ̣i thì phải trọng xây dựng gia đình.
2.1.1.3. Chức năng của gia đình trong xã hội

 Chức năng tái sản xuất ra con người
Chức năng này gồm: tái sản xuất, duy trì nòi giống, cung cấp sức lao đô ̣ng cho xã hô ̣i,
cung cấp công dân mới, người lao đô ̣ng mới, thế hê ̣ mới đảm bảo xã hội loài người phát
triển và tồn tại. Việc sinh đẻ tự nhiên của mỗi gia đình khơng cịn là việc riêng mà là kế
hoạch chung của cả một quốc gia, cần dựa vào trình đô ̣ phát triển kinh tế – xã hô ̣i, sự gia
tăng dân số để có chính sách phát triển nhân lực phù hợp. Nên có một chiến lược hợp lý
lâu dài nhằm phát triển nguồn nhân lực bắt kịp thời tốc độ phát triển của khoa học-kỹ
thuật.

  Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình:


Gia đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra nguồn lao
động cho xã hội; tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra tư liệu sản xuất
và tư liệu tiêu dùng, bao gồm các hoạt đô ̣ng sản xuất kinh doanh và hoạt đô ̣ng tiêu dùng.
Sự tồn tại của kinh tế gia đình còn phát huy hiê ̣u quả mọi tiềm năng về vốn, sức lao đô ̣ng
của từng gia đình, tăng thêm của cải cho gia đình và xã hô ̣i.
Trong thời kỳ quá đô ̣ lên Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, với sự tồn tại của kinh tế nhiều
thành phần, các gia đình đã trở thành mô ̣t đơn vị kinh tế tự chủ. Ở nước ta hiê ̣n nay, Đảng
và Nhà nước có những chính sách khuyến khích, bảo vê ̣ kinh tế gia đình nhằm phát triển
xã hội và đất nước.
 Chức năng giáo dục:
Nô ̣i dung của giáo dục gia đình bao gồm; tri thức, kinh nghiê ̣m, đạo đức, lối sống, nhân

cách, thẩm mỹ… phương pháp giáo dục gia đình chủ yếu là phương pháp nêu gương,
thuyết phục về lối sống, gia phong của gia đình truyền thớng. Gia đình đóng vai trị quan
trọng trong việc giáo dục con người, hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục gia đình
bao hàm cả tự giáo dục.
Giáo dục gia đình là mơ ̣t bơ ̣ phâ ̣n, có quan hê ̣ hỗ trợ, bổ sung cho giáo dục nhà trường và
xã hô ̣i. Dù giáo dục xã hô ̣i đóng vai trò ngày càng quan trọng,song không thể phủ nhận
hiê ̣u quả lớn không thể thay thế được của giáo dục gia đình. Thực hiện tốt chức năng giáo
dục sẽ tạo ra những cơng dân tốt, góp phần phát triển xã hội.
 Chức năng thõa mãn các nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm
Gia đình là chỗ dựa tinh thần cho mỗi cá nhân. Đây là chức năng thường xuyên có tính
văn hóa – xã hô ̣i cao nhất của gia đình nhằm đảm bảo sự cân bằng về tâm lý, sức khoẻ đời
sống của mỗi thành viên. Ngồi ra, gia đình cịn là nơi sáng tạo và thụ hưởng những giá
trị xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước.


Các chức năng của gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hô ̣i. Là
cầu nối của mối quan hệ giữa nhà nước với công dân, có quan hê ̣ mâ ̣t thiết và tác đô ̣ng lẫn
nhau. Cần tránh tư tưởng phân biệt hoặc hạ thấp chức năng gia đình. Mọi quan điểm quá
đề cao hay hạ thấp vai trò của gia đình đều là sai trái.
2.1.2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa. 
2.1.2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội
Bắt đầu bằng quan hệ sản xuất mới với sự phát triển của lực lượng sản xuất tương thích
với trình độ của lực lượng sản xuất. Cốt lõi của mối quan hệ này là chế độ sở hữu chủ
nghĩa xã hội đối với tư liệu sản xuất từng bước hình thành và củng cố thay thế chế độ sở
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
2.1.2.2. Cơ sở chính trị - xã hội
Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội vừa định hướng vừa thúc đẩy quá trình hình
thành gia đình mới trong chủ nghĩa xã hội. Lấy cơ sở chính trị để xây dựng gia đình qua
việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước là cơng cụ xố bỏ những luật lệ cũ, lạc hậu thể hiện rõ

nhất trong hệ thống pháp luật bao gồm cả Luật Hơn nhân và Gia đình, hệ thống chính
sách xã hội đảm bảo lợi ích cho cơng dân và các thành viên trong gia đình.
2.1.2.3. Cơ sở văn hóa
Đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và phát triển gia đình, đảm bảo sự đi đúng
hướng và đạt hiệu quả cao. Xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có những
thay đổi quan trọng: đời sống chính trị, kinh tế, văn hố, tinh thần,.... Sự tiến bộ của hệ
thống giáo dục, khoa học, công nghệ góp phần nâng cao trình độ dân trí, cung cấp cho các
thành viên trong gia đình kiến thức để hình thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều
chỉnh các mối quan hệ gia đình.
2.1.2.4. Chế độ hơn nhân tiến bộ


- Hơn nhân tự nguyện: xuất phát từ tình u nam nữ dẫn đến hôn nhân tự nguyện. Là nền
tảng của gia đình, nếu khơng được xây dựng trên tinh thần tự nguyện thì tình yêu, hạnh
phúc gia đình sẽ bị hạn chế. Theo Ph. Ăngghen: “Nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên cơ sở
tình yêu mới hợp đạo đức thì cũng chỉ riêng hơn trong đó tình u được duy trì, mới là
hợp đạo đức mà thơi…” Ngăn ngừa những trường hợp lợi dụng ly hôn, quyền ly hôn để
vu lợi.
- Hơn nhân một vợ một chồng, vợ chịng bình đẳng. Là kết quả xuất phát từ tình yêu, đảm
bảo được hạnh phúc gia đình, phù hợp với quy luật tự nhiên, tâm lý, đạo đức con người.
Cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ với con cái và quan hệ giữa anh chị
em.
- Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý. Vấn đề quan hệ xã hội khi thực hiện thủ tục pháp lý
trong hôn nhân, thể hiện sự tôn trọng, trách nhiệm trong tình yêu, trách nhiệm của cá nhân
với gia đình và xã hội và ngược lại.
Như vậy cơ sở xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền tảng vững chắc đảm
bảo cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội củ đất nước. Nâng cao trách nhiệm quản
lý, giáo dục nâng cao nhận thức của từng cá nhân, tập thể trong công tác xây dựng một
mái ấm gia đình. Đây là nhiệm vụ mang tính tồn diện, lâu dài mục tiêu là làm cho gia
đình trở thành cầu nối, gắn kết, bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng xã hội

chủ nghĩa vững mạnh
 2.2. Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa 
Sự biến đổi gia đình tạo ra động lực mới thúc đẩy xã hội phát triển dưới tác động của
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Gia đình Việt nam đã có sự biến đổi tương đối tồn
diện về quy mô, kết cấu, các chức năng cũng như quan hệ gia đình.


2.2.1. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội
2.2.1.1. Biến đổi về quy mơ, kết cấu của gia đình
Trong q trình phát triển từ thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các gia đình truyền
thống Việt Nam đã dần bị giải thể, hình thành một hình thức mới: các gia đình hạt nhân,
được xây dựng theo hình thức nhỏ lẻ, số lượng thành viên giảm thiểu với hai thế hệ là bố
mẹ và con cái.  Phần lớn đều xuất phát từ các gia đình tri thức, viên chức, quân đội,…
Bên cạnh rất nhiều điểm tích cực, vẫn cịn những điểm hạn chế khiến cho hình thức xây
dựng gia đình hạt nhân không thể phát triển thành phiên bản tốt nhất. Sự nhỏ lẻ, rời rạc
trong cách thức xây dựng gia đình hạt nhân khiến cho các truyền thống văn hóa gia đình
khó có thể lưu giữ, mối liên kết tình cảm giữa các thành viên cũng bị hạn chế.
2.2.1.2. Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình
- Chức năng tái sản xuất ra con người : Trong xã hội phong kiến xưa,  hầu hết các gia
đình đều theo quan điểm càng đông con càng tốt nhằm tạo ra số lượng lớn lao động đáp
ứng các nhu cầu cho đời sống nông nghiệp, phục vụ cho mục đích kinh tế.Trái với tình
hình đất nước cơng nghiệp hố, việc sinh con để tạo ra lượng lớn lao động khơng cịn tối
ưu bằng việc tạo ra máy móc lao động thay cho người.
 - Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng :
Sự phát triển không ngừng của xã hội đã mang đến những bước tiến vô cùng to lớn cho
kinh tế gia đình: thay đổi từ tự sản thành sản xuất để đáp ứng nhu cầu của xã hội, từ kinh
tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa.
Hiện nay, do sự ảnh hưởng của Covid 19, nền kinh tế gia đình gặp khó khăn trong nền
kinh tế hàng hóa. Các các hoạt động vận chuyển, trao đổi hàng hóa bị hạn chế. Tình hình

kéo dài khiến cho kinh tế gia đình bị ảnh hưởng nặng nề, vật giá đắt đỏ ở những nơi thiếu
nguồn cung và ngược lại, một số nơi thừa thãi hàng hóa thì lại khơng có nguồn tiêu thụ.


- Chức năng giáo dục (xã hội hóa)
Cách giáo dục của gia đình truyền thống hay của các gia đình hiện nay đều hướng đến
mục đích chung là những đức tính tốt đẹp của con người. Các bậc cha mẹ ngày nay không
chỉ dạy con về đạo đức, phẩm giá mà còn trang bị cho chúng những hướng dẫn về kỹ
thuật, cơng nghệ, khoa học… Bên cạnh đó, do sự ảnh hưởng của nền kinh tế hội nhập, trẻ
con ngày nay hầu hết đều được học ngoại ngữ từ rất sớm.
Tuy nhiên sự biến đổi đột ngột ấy cũng khiến cho việc giáo dục ngày càng nằm ngồi tầm
kiểm sốt. Tương tự như các vấn đề về tình dục, thay vì giáo dục rõ ràng, các bậc phụ
huynh ở Việt Nam lại chọn cách ngăn cấm dẫn đến sự tò mò và muốn “trải nghiệm”, dẫn
đến các hậu quả tai hại. Ngồi ra, sự phát triển của gia đình hạt nhân còn khiến các vấn đề
về bạo lực học đường ngày càng gia tăng do sự thờ ơ từ những người thân trong gia đình.
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm
Việc duy trì tình cảm và hạnh phúc gia đình ngày nay đến từ sự hiếu thảo của con cái đối
với ông bà, cha mẹ; sự hòa thuận trong các mối quan hệ anh chị em, sự đảm bảo hạnh
phúc cá nhân, sinh hoạt tự do của mỗi thành viên trong gia đình. Chuẩn mực mới được
hình thành bảo đảm sự hài hồ lợi ích giữa các thành viên trong gia đình cũng như lợi ích
của gia đình và xã hội.
Cơng nghiệp hố và tồn cầu hố tạo nên các áp lực kinh tế,đời sống tâm lý- tình cảm của
mỗi người sẽ kém phong phú hơn. Tuy nhiên, vào thời điểm dịch bệnh Covid như hiện
nay, chức năng này được cải thiện rõ rệt, hầu hết các thành viên đều dành thời gian chăm
sóc, chia sẻ với những người thân trong gia đình. Mặc dù có thể xảy ra các áp lực về kinh
tế hay đời sống cảm xúc, nhìn chung các gia đình đều trải qua và giải quyết cùng nhau.
2.2.1.3. Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình
- Quan hệ hơn nhân và quan hệ vợ chồng



Ngày xưa, trong cấu tạo của một gia đình truyền thống, đàn ơng ln là trụ cột trong gia
đình. Nhưng ngày nay, bình đẳng giới và giá trị của người phụ nữ được đề cao, trụ cột
trong nhà khơng cịn chỉ là cơng việc của người đàn ơng mà cịn là của phụ nữ. Cả vợ và
chồng đều chia sẻ cơng việc, các vấn đề tài chính và cả ni dạy con cái.
- Quan hệ giữa các thế hệ, chuẩn mực, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình
Đối với với gia đình truyền thống, con cái hầu hết đều được ơng bà chăm sóc, ni dạy,
nhờ vào đó mà trẻ con biết hiếu thảo với ơng bà. Ngày nay, sự thay đổi trong hệ thống xã
hội và cấu tạo của gia đình khiến cho các thế hệ sống xa nhau. Sự cách biệt to lớn về thế
hệ dẫn đến sự đối lập về tư tưởng: người già thì sống theo phong cách truyền thống, lứa
trẻ thì chạy theo phong cách mới mẻ hiện đại
2.2.2. Phương hướng cơ bản trong xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2.2.2.1. Đối với nhà nước
Quyết định hướng đến các mục tiêu chung của xã hội như xây dựng gia đình Việt Nam no
ấm, tiến bộ, hạnh phúc để mỗi gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành
mạnh của xã hội.Thể hiện rõ qua các mục tiêu cụ thể
   Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng.
Thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hơn nhân và gia đình,
bình đẳng giới, phịng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm
nhập vào gia đình.
  Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; thực
hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt
đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, ni con nhỏ.
  Nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và
khủng hoảng kinh tế; tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các
hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo theo quy định.


2.2.2.2. Đối với bản thân
 Đặt gia đình là động lực cuộc sống

Mỗi thành viên trong gia đình đều phải tơn trọng lẫn nhau. Sự thiếu tôn trọng lẫn nhau
giữa các thành viên có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến sự tan rã.
Gia đình luôn là nơi để quay về, là điểm tựa tinh thần, chia sẻ cảm xúc. Việc luôn quan
tâm và chia sẻ đối với các thành viên trong gia đình sẽ giúp giảm thiểu tối đa các vấn đề
trong xã hội. Ngồi ra, thường xun trị chuyện và chia sẻ cũng giúp gắn kết mối quan hệ
vợ chồng, con cái, giúp vợ hoặc chồng cùng nhau chia sẻ những vấn đề áp lực cuộc sống.
 Nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam
Bản thân là một công dân Việt Nam, cần sớm nhận thức rõ vai trị quan trọng của gia
đình. Sống phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Đặt chữ “Hiếu” lên đầu
đối với cha mẹ, kính trọng ơng bà, tơn trọng anh, chị em. Tích cực phịng chống bạo lực
gia đình, xố bỏ phong tục, tập qn lạc hậu về hơn nhân và gia đình.
Là một sinh viên của HUFLIT, cần phải rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa,
ứng xử văn minh; có trách nhiệm cơng dân, ý thức chấp hành pháp luật; phịng, chống tệ
nạn xã hội. Tích cực học tập, nâng cao trình độ kiến thức, nghiên cứu, ứng dụng khoa học
cơng nghệ vào thực tiễn. Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, thể thao;
bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Đối với đại dịch Covid hiện nay, việc củng cố và phát triển mối quan hệ tình cảm gia đình
là điều được đặt lên hàng đầu của mỗi con người. Để có thể vượt qua bệnh tật, việc tập
luyện và chăm sóc sức khỏe là điều khơng thể thiếu, bên cạnh đó, cần phát triển tinh thần,
giữ vững tâm trí, phải biết quý trọng tình cảm gia đình nhiều hơn.


3. PHẦN KẾT LUẬN 
Gia đình là tế bào của xã hội,  góp phần phát triển hài hồ xã hội. Xã hội phát triển dựa
trên hai loại sản xuất quyết định: trình độ phát triển của lao động vàtrình độ phát triển của
gia đình.
Gia đình là tổ chức cơ sở, thiết chế xã hội nhỏ nhất nhưng lại đa dạng phong phú trong
quá trình vận động và phát triển, tuân thủ quy luật và cơ chế chung của xã hội. Là cầu nối
giữa con người với xã hội kết nối thông tin và cảm xúc đối với thế giới bên ngoài.
Gia đình là nơi mang đến sự kết nối cảm xúc, giúp đỡ nhau về mặt vật chất và tinh thần,

xây dựng tính giáo dục cho mọi thành viên. Quan hệ sống tình cảm được diễn ra hằng
ngày sâu đậm, đồng cảm và nâng đỡ nhau trong cuộc sống. Khi mà ở xã hội khơng giải
quyết được vấn đề thì gia đình là nơi có thể giải quyết hiệu quả. Gia đình êm ấm, hạnh
phúc thì sự quyết định, sức sáng tạo của một cá nhân mới đạt hiệu quả. Xây dựng gia đình
là nghĩa vụ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đặc biệt là
trong q trình cơng nghiệp hố- hiện đại hố đất nước


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Nguyễn Nhật Quang, 2020, Gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2. Thủ tướng Chính phủ, 2012, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020,
nghị định số 629/QĐ-TTG
 
/>fbclid=IwAR27BWv5b7veQFjUAwmTbE1woqLMHjwbdeiVVBKbBauXKeXFscSZWSepsU#
/>docid=1314&substract=&strutsAction=ViewDetailAction.do



×