Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Phát Triển Hoàn thiện Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính Tại Công Ty Cho Thuê Tài Chính - Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.05 KB, 56 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước thì các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Cộng
với sự biến động, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực
các doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc mới. Các doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản hàng loạt, bên cạnh đó những doanh nghiệp ngấp
nghé đứng bên bờ vực phá sản cũng không ít. Con đường để tồn tại lúc này là
phải nhanh chóng đổi mới máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, kỹ thuật
công nghệ lạc hậu với vốn đầu tư thấp, các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả,
manh mún, chưa tạo lập được cho mình một cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ,
vững chắc nhất định để nắm bắt những cơ hội để phát triển kinh tế.
Thực tế đó đã đặt ra nhu cầu cấp bách về việc giải quyết vấn đề vốn cho
các doanh nghiệp. Trong điều kiện các nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, cho thuê
tài chính ra đời với những ưu điểm vốn có đã trở thành giải pháp kịp thời và
đúng đắn góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nước nhà. Tuy buổi đầu
hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam đã có những thành công nhất định song
do mới đi vào hoạt động chưa lâu nên các công ty cho thuê tài chính còn gặp
nhiều khó khăn, bất cập…. Do vậy việc nghiên cứu hoạt động của nó ra sao, tổ
chức như thế nào, hoàn thiện và phát triển hoạt động này như thế nào để đạt
được kết quả cao nhất đang là những vấn đề cấp bách, cần được quan tâm
nghiên cứu.
Trên cơ sở kiến thức được học và nghiên cứu thực tế trong thời gian thực tập tại
công ty cho thuê tài chính. Ngân hàng Công thương Việt Nam nhằm góp phần
nho nhỏ giải quyết các vấn đề nêu trên, em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài:”
Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty
cho thuê tài chính – Ngân hàng Công thương Việt Nam”.
1
MỤC LỤC
CHƯƠNG I


NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Lịch sử hình thành của hoạt động cho thuê
Cho thuê tài sản là một công cụ tài chính đã được sáng tạo ra từ rất sớm
trong lịch sử văn minh nhân loại. Theo các thư tịch cổ thì các giao dịch thuê tài
sản đã xuất hiện từ năm 2800 trước công nguyên tại thành phố Sumenan của
người UR. Các thầy tu giữ vai trò cùng cho thuê, người thuê là những nông dân
2
tự do. Tài sản được đem ra giao dịch bao gồm công cụ sản xuất nông nghiệp,
súc vật kéo, nhà cửa, ruộng đất… và nhiều tài sản rất đa dạng khác.
Trong nền văn minh cổ đại khác như Hylạp – Lamã, Ai Cập cũng đã xuất
hiện các hình thức thuê để tài trợ cho việc sử dụng đất đai, gia súc, công cụ sản
xuất. Tuy nhiên các giao dịch thuê tài sản thời cổ thuộc hình thức thuê mua kiểu
truyền thống (Traditional Lease). Phải cho đến thế kỷ 19, hoạt động cho thuê đã
có sự gia tăng đáng kể về cả số lượng và chất lượng. Đến đầu thập niên 50 của
thế kỷ 20, các giao dịch cho thuê đã có những bước phát triển nhảy vọt, nổi bật
nhất là tại Hoa Kỳ, nguyên nhân của sự phát triển này là do hoạt động cho thuê
đã có những thay đổi về tính chất của giao dịch. Năm 1952, nhằm đáp ứng nhu
cầu vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, một công ty tư nhân của Mỹ là
United States Lrasing Conpration đã sáng tạo ra nghiệp vụ cho thuê trung và dài
hạn (Finasial Lease, Capite Lease). Sau đó nghiệp vụ này đã phát triển sang
Châu Âu với tên gọi “Gedit Bail”. Cũng năm 1960, hội đồng cho thuê đầu tiên
được thảo ra ở Anh có giá trị 18000 bảng Anh.
Bước sang thập niên 70, nghiệp vụ cho thuê tài chính đã có những bước
phát triển mạnh mẽ ở Châu Á và nhiều khu vực khác trên thế giới: Cho đến nay,
nó đã trở thành hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn có tính an toàn cao, tiện lợi
và hiệu quả đối với các bên tham gia và có thể nói là đối với toàn xã hội. Theo
thống kê gần đây cho thấy ngành công nghiệp cho thuê tài chính có giá trị trao
đổi chiếm vào khoảng 350 tỷ USD năm 1994 và 450 tỷ USD vào năm 1998.
Ngày nay, hoạt động cho thuê tài chính đang phát triển rất mạnh mẽ ở các

quốc gia đang phát triển và tầm quan trọng của hình thức này ngày càng được
khẳng định.
2. Các tiêu chuẩn xác định một giao dịch là cho thuê tài chính.
2.1. Theo uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IASC)
Hiện nay phần lớn các nước đưa ra các tiêu chuẩn đều dựa trên các tiêu
chuẩn mà uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế đã quy định để xác định một giao
dịch là thuê tài chính.
3
Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế đã đưa ra 4 tiêu chuẩn mà bất cứ một
giao thuê nào thoả mãn ít nhất 1 trong 4 tiêu chuẩn đó đều được gọi là thuê tài
chính. Bốn tiêu chuẩn đó như sau:
Quyền sở hữu tài sản được giao khi hết thời hạn hợp đồng.
Hợp đồng có quy định quyền mặc cả mua
Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời hạn hoạt động của tài sản.
Hiệu quả của các khoản tiền thuê lớn hơn hoặc phần bằng giá trị của tài
sản.
(Nguồn: International Accountring Standards Conrittee, IAS 17,
1991/1992, P236.)
2.2. Theo quyết định 1205 – CT /CĐKT ngày 14/12/1994 của Bộ trưởng
Bộ tài chính
Ở Việt Nam, theo quyết định này thì 1 giao dịch được gọi là thuê tài chính
phải thoả mãn 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
1- Chuyển sở hữu tài sản thuê cố định thuê được chuyển giao cho bên đi
thuê khi hết hạn hợp đồng.
2- Hợp đồng cho phép bên đi thuê lựa chọn mua tài sản cố định thuê với
giá thấp hơn giá trị của tài sản cố định tại 1 thời điểm nào đó hoặc vào lúc kết
thúc hợp đồng.
3- Ký hợp đồng ít nhất phải bằng 3/4 thời gian hoạt động của tài sản thuê.
4- Giá trị tài sản cố định hiện tại của các khoản chi theo hợp đồng ít nhất
bằng 90% giá trị của tài sản cố định thuê.

Cần lưu ý rằng trong tiêu chuẩn 4, cụm từ “giá trị tài sản cóo định hiện tại
củacác khoản chi phí” có nghĩa là giá trị hiện tại được tính theo lãi suất. Trong
trường hợp thuê giá trị tương lai là số tiền mà người đi thuê phải trả theo hợp
đồng. Hiện giá của khoản thanh toán tiền thuê được tính theo công thức:
P = + + … +
Trong đó:
P: Hiện giá
4
F: Giá trị tương lai tức là tiền thuê phải trả mỗi định kỳ
i: Lãi suất
n: Số định kỳ thanh toán tiền thuê
2.3. Theo quy định tạm thời về hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam
ban hành theo Nghị định 64CP của CP ngày 9/10/1995
Tại điều 1 của quy chế này đã chỉ ra: cho thuê tài chínhlà một hoạt động
tín dụng trung, dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và một số
động sản khác. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị và động sản theo
yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên
thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê mà hai
bên đã thoả thuận và không được huỷ bỏ hợp đồng trước thời hạn. Khi kết thúc
thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài
sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê.
Cũng theo quy chế này, một giao dịch cho thuê tài chính phải thoả mãn
một trong những điều kiện sau:
1- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền sở
hữu tài sản hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của 2 bên.
2- Nội dung hợp đồng thuê có quy định: khi kết thúc thời hạn thuê, bên
thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê theo giả danh nghĩa thấp hơn giá
trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.
3- Thời hạn cho thuê 1 loại tài sản quy định hoạt động thuê, ít nhất phải
tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.

3. Những bên có liên quan trong một giao dịch cho thuê tài chính
Trong quá trình giao dịch của nghiệp vụ cho thuê trung và dài hạn này
thường có sự tham gia của rất nhiều chủ thể đồng thời giữa các bên có sự liên
đới trong nhiều lĩnh vực theo những chức năng và vai trò nhất định.
3.1. Người cho thuê (Lessor)
Người cho thuê là nhà tài trợ vốn cho người thuê, là người sẽ thanh toán
toàn bộ giá trị mua bán thiết bị theo thoả thuận giữa người thuê và nhà cung cấp
5
và là chủ sở hữu tài sản về mặt pháp lý. Trong trường hợp cho thuê tài sản của
chính họ thì người cho thuê đồng thời cũng là nhà cung cấp thiết bị máy móc,
động sản khác.
Theo điều 2 của quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho
thuê tài chính tại Việt Nam thì bên cho thuê là công ty cho thuê tài chính có tư
cách pháp nhân, được cấp giấy phép hoạt động theo quy chế này.
Công ty cho thuê tài chính là một loại hình công ty tài chính, hoạt động
chủ yếu là cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác.
Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam bao
gồm:
* Công ty cho thuê tài chính do Ngân hàng, công ty tài chính, công ty tài
chính cùng với doanh nghiệp khác của Việt Nam thành lập.
* Công ty cho thuê tài chính liên doanh giữa bên Việt Nam gồm một hoặc
nhiều ngân hàng, công ty tài chính, doanh nghiệp khác với bên nước ngoài gồm
một hoặc nhiều ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các
tổ chức tài chính quốc tế.
* Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài của ngân hàng, Công
ty tài chính, công ty cho thuê tài chính nước ngoái.
3.2. Người thuê (Lessee)
Người thuê là khách hàng thuê thiết bị, tài sản của người cho thuê hay là
người tài trợ tín dụng của công ty cho thuê tàichính.Người thuê cũng là người có
quyền sử dụng, hưởng thụ những lợi ích do tài sản thuê đem lại và có trách

nhiệm trả những khoản tiền thuê theo thoả thuận.
Theo quy định tại quy chế tạm thời về hoạt động của các công ty cho thuê
tài chính tại Việt Nam thì bên thuê (người thuê) là các doanh nghiệp được thành
lập theo pháp luật Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê theo mục đích kinh
doanh hợp pháp của mình. Hiện nay bên thuê bao gồm doanh nghiệp Nhà nước.
Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân.
6
3.3. Nhà cung cấp – nhà ché tạo (Manufacturur or Supplier)
Nhà cung cấp, nhà chế tạo là người cung cấp tài sản, thiết bị theo thoả
thuận với người thuê và các điều khoản mua bán thiết bị đã ký kết với người cho
thuê.
3.4. Người cho vay (Lender)
Người cho vay là một định chế tài chính hay một người nào đó cho người
cho thuê vay một phần của khoản tiền mua sắm thiết bị để cho thuê.
II. CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Cho thuê tài chính là một thoả thuận trong đó người cho thuê đồng ý tài
trợ để người thuê sử dụng thiết bị trong một thời gian nhất định, thông thường
bằng thời hạn khấu hao của tài sản cho thuê. Việc cho thuê này còn gọi là thuê
trả tiền giúp cho người thuê có thể hoàn vốn đầu tư và thu lợi nhuận.
1. Các đặc tính của cho thuê tài chính.
(1) Người thuê có thể lựa chọn thiết bị từ nhà sản xuất hoặc đại lý phân
phối.
(2) Người thuê có thể thương lượng với nhà sản xuất hoặc đại lý phân
phối về phương thức bảo hành, bảo trì, giao nhận, lắp đặt, giá cả và phương thức
thanh toans.
(3) Người cho thuê mua thiết bị trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc đại lý phân
phối.
(4) Người cho thuê vẫn giữ quyền sở hữu đối với thiết bị trong thời gian
sử dụng.Việc cho thuê tài chính cho phép người thuê được lựa chọn mua tài sản

cho thuê trong tương lai vào thời điểm ký thuê phương tiện,thiết bị.
(5) Cho thuê với thời hạn không thể huỷ ngang cho bên cho thuê thu hồi
được vốn đầu tư cũng như có lãi.
(6) Hao mòn thiết bị do bên thuê chịu.
(7) Bên thuê có quyền sử dụng thiết bị trong suốt quá trình thuê khi bên
thuê đã trả tiền và thực hiện theo điều khoản của hợp đồng cho thuê.
7
(8) Bên thuê chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng và bảo hiểm phương
tiện thiết bị.
(9) Do bên cho thuê mua phương tiện thiết bị theo yêu cầu của bên thuê
nên thiết bị có thích hợp hay không thuộc trách nhiệm của bên thuê.
(10) Cho thuê tài chính thường được ký kết với khách hàng Thương mại
đối với thiết bị dùng cho nhà máy sản xuất, Thương mại, dịch vụ.
(11) Cho thuê tài chính có thể đáp ứng được việc chọn lựa máy móc, thiết
bị nhằm tiếp tục cho tham gia trong quá trình phát mại phương tiện thiết bị.
2. Các phương thức cho thuê tài chính
2.1. Cho thuê tài chính có sự tham gia của hai bên
Theo phương thức này, trước khi nghiệp vụ cho thuê xuất hiện, tài sản
được dùng để tài trợ đã thuộc quyền sở hữu của người cho thuê bằng cách mua
tài sản hoặc tự xây dựng.
Phương thức tài trợ này thường do các công ty kinh doanh bất động sản
và công ty sản xuất máy móc, thiết bị thực hiện, như các nhà đầu tư xây dựng
cao ốc văn phòng, các chung cư, sau đó ký các hợp đồng cho thuê với khách
hàng.
Hình thức tài trợ này có những đặc điểm căn bản sau:
- Hàng hoá thường là những loại tài sản có giá trị không quá lớn và thuộc
các loại máy móc, thiết bị.
- Chỉ có 2 bên tham gia trực tiếp vào giao dịch: người cho thuê và người
đi thuê.
- Vốn tài trợ hoàn toàn do người cho thuê đảm nhiệm.

- Người cho thuê có thể mua lại thiết bị khi chúng bị lạc hậu, lỗi thời.
Phương thức tài trợ này được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Cho thuê tài chính có sự tham gia của hai bên
8
Người cho thuê Người đi thuê
2a
1
2a
3
Người cho thuê và người đi thuê ký kết hợp đồng
(2a) Người cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho
người đi thuê
(2b) Người cho thuê giao tài sản cho người đi thuê
(3) Theo định kỳ người đi thuê thanh toán tiền thuê cho người cho thuê.
Ngoài những đặc điểm chung của phương thức cho thuê, loại hợp đồng này còn
có những đặc điểm đặc thù như sau:
Người cho thuê Người đi thuê
(1) Sử dụng các loại máy móc, thiết
bị của chính họ để cho thuê
(1) Thuê máy móc, thiết bị từ người
có tài sản đó
(2) Đảm nhiệm toàn bộ vốn tài trợ (2) Ký kết với nhà cung cấp 1 phụ
kiện hợp đồng về cung cấp
(3) Cung cấp loại phụ tùng và dịch
vụ bảo tín cùng với thiết bị theo 1
hợp đồng phụ
(3) Trả tiền thuê theo định kỳ,trả
tiền phụ tùng và dịch vụ
(4) Nhận các khoản tiền thuê, khoản
tiền dịch vụ thu từ hợp đồng phụ

(4) Bán lại thiết bị khi chúng bị lạc
hậu và nhận thuê thiết bị mới
(5) Nhận lại tài sản đã lỗi thời và
cung cấp thiết bị thay thế
2.2. Cho thuê tài chính có sự tham gia của ba bên
Theo hình thức này người thuê sẽ thoả thuận với nhà cung cấp về các điều
khoản mua tài sản mình có nhu cầu và sau đó người cho thuê sẽ tiến hành mua
tài sản để cho người đi thuê thuê. Hình thức này thường được các công ty cho
thuê tài chính sử dụng để tài trợ cho các doanh nghiệp. Rõ ràng theo phương
9
thức này, người cho thuê chỉ thực hiện việc mua tài sản theo yêu cầu của người
đi thuê và đã được hai bên thoả thuận theo hợp đồng thuê.
Quy trình của phương thức này như sau:
(1a) Người cho thuê và người đi thuê ký kết hợp đồng thuê tài sản
(1b) Người cho thuê và người cung cấp kết hợp đồng mua tài sản
(1c) Người cung cấp và người đi thuê ký hợp đồng bảo hành bảo dưỡng
(có thể người cho thuê ký với người cung cấp về việc bảo hành bảo dưỡng tài
sản cho người đi thuê)
(2a) Người cung cấp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho người cho
thuê.
(2b) Người cung cấp chuyển giao tài sản cho người đi thuê
(2c) Người cho thuê thanh toán tiền mua tài sản
(2d) Người cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho
người đi thuê.
(3) Theo định kỳ người đi thuê thanh toán tiền cho người cho thuê
phương thức cho thuê tài chính có sự tham gia của 3 bên còn được gọi là thuê
mua thuần (netlease) là phương thức cho thuê tài chính được áp dụng phổ biến
nhất, những ưu điểm nôti bật của nó như sau:
(*) Người cho thuê không phải mua tài sản trước vì thế nên sẽ làm cho
vòng quay của vốn sẽ nhanh hơn vì không phải dự trữ hàng tồn kho.

10
Người cho thuê
(Lessor)
Người đi thuê
(Lessee)
Người cung cấp
(Supplier)
(2c) 3
(2d)(1a)(1b)
(2a
(1c)
(2b)
(*) Việc chuyển giao tài sản được thực hiện trực tiếp giữa người cung cấp
với người đi thuê và giữa họ cũng chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng hoạt
động của tài sản, cũng như việc thực hiện viẹc bảo hành và bảo dưỡng tài sản.
Như vậy người cho thuê có thể trút bỏ gánh nặng về tình trạng hoạt động của tài
sản.
(*) Người cho thuê không trực tiếp nhận tài sản rồi sau đó chuyển giao
cho người đi thuê và như vậy sẽ hạn chế được rủi ro liên quan đến việc từ chối
nhận hàng của người đi thuê vì do có sự nhầm lẫn về mặt kỹ thuật.
Xuất phát từ những ưu điểm trên đây mà các ngân hàng có các tổ chức tài
chính đã áp dụng chủ yếu phương thức này để tài trợ cho các doanh nghiệp, đặc
biệt đối với cho thuê thiết bị. Trên thế giới có 80% hợp đồng cho thuê tài chính
áp dụng theo phương thức này.
3. Các phương thức tài trợ cho thuê tài chính đặc biệt
3.1. Tái cho thuê (lease back)
Tái cho thuê hay còn gọi là bán và thuê lại là một dạng đặc biệt của
phương thức cho thuê có sự tham gia của 2 bên. Trong hoạt động kinh doanh có
nhiều doanh nghiệp thiếu vốn lưu động để khai thác tài sản cố định hiện có,
nhưng lại không đủ uy tín để vay vốn lưu động ở các ngân hàng. Trong trường

hợp đó họ buộc phải bán lại một phần tài sản cố định cho ngân hàng hoặc công
ty tài chính, sau đó thuê lại tài sản đó để sử dụng và như vậy các doanh nghiệp
sẽ có thêm nguồn tài chính để đáp ưngs nhu cầu vốn lưu động. Đôi lúc ngân
hàng cũng áp dụng phương thức tài trợ này để giải quyết nợ quá hạn mà không
cần phải dùng đến biện pháp thanh lý tức là đề nghị tuyên bố phá sản doanh
nghiệp khi lâm vào tình trạng khó khăn tài chính. Cần lưu ý rằng khi dùng
phương thức này như một biện pháp giải quyết nợ quá hạn ngân hàng còn kèm
theo các biện pháp như: Kiểm soát các khoản thu, khuyến cáo về việc bán các tài
sản chưa cần dùng, tham gia vào quản trị doanh nghiệp.
Phương thức tái cho thuê áp dụng trong hai trường hợp trên đây là sự
chuyển hoá cho vay ngắn hạn sang tài trợ trung và dài hạn. Nhưng tại sáo ngân
11
hàng lại chấp nhận tài trợ trung và dài hạn hơn cho vay ngắn hạn? lý do là vì cho
thuê tài chính là kỹ thuật cấp tín dụng ít rủi ró, do đó mà ngân hàng có thể
sửdụng nó thay thế cho vay ngắn hạn khi mà không còn cách nào khác để giúp
cho doanh nghiệp có thể giải quyết được khó khăn về tài chính. Nếu không giải
quyết bằng cách nàythì doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng phá sản, trong trường
hợp đó ngân hàng có thể bị thiệt hại lớn hơn.
Sơ đồ 3: Tái cho thuê
(1a) Người cho thuê (NH hoặc công ty tài chính) ký hợp đồng mua tài sản
của doanh nghiệp.
(1b) Người cho thuê và người đi thuê ký hợp đồng
(2a) Doanh nghiệp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho
người cho thuê.
(2b) Người cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho doanh
nghiệp
(2c) Người cho thuê trả tiền mua tài sản cho doanh nghiệp. Nếu là biện
pháp giải quyết nợ quá hạn của ngân hàng thì khoản thanh toán này được thu hồi
khoản nợ quá hạn.
Theo định kỳ doanh nghiệp thanh toán tiền thêu cho người cho thuê.

3.2. Hợp đồng cho thuê liên kết (Sundicate Lease)
Hợp đồng cho thuê liên kết là loại hợp đồng gồm nhiều bên tài trợ cho
một người thuê. Sự liên kết này có thể xảy ra theo chiều ngang hay theo chiều
dọc tuỳ theo tính chất của loại tài sản hay khả năng tài chính của nhà trài trợ.
12
2a
Người cho thuê
(NH hoặc
CTTC)
Người đi thuê
(doanh nghiệp )
2b
(1a)
(1b)
(2c)
(3)
Trong trường hợp tài sản có giá trị lớn, nhiều định chế tài chính hay các nhà chế
tạo cùng nhau hợp tác để cùng tài trợ cho người thuê tài chính hay các nhà chế
tạo lớn giao tài sản của họ cho chi nhánh của họ thực hiện giao dịch tài trợ cho
khách hàng thì hình thành sự liên kết theo chiều dọc. Các bước và đặc điểm
trong giao dịch với người thuê của loại hợp đồng này không khác biệt lớn so với
phương thức cho thuê điển hình.
Sơ đồ 4: hợp đồng cho thuê liên kết
Người cho thuê Người thuê
1- Có thể là sự liên kết giữa các định
chế tài chính và các nhà sản xuất
hay giữa công ty mẹ và các chi
nhánh
1- Là một doanh nghiệp nhận tài sản
thuê

2- Tài sản dùng trong giao dịch
thường là những loại tài sản có giá
trị cao
2- Thực hiện các nghĩa vụ trả tiền
thuê, bảo quản tài sản, chịu rủi ro,
mua bảo hiểm… như trong phương
thức cho thuê
3- Các công ty còn chuyên doanh
cho thuê có trình độ chuyên môn
cao, chuyên sâu trong lĩnh vực công
nghệ hay loại thiết bị cụ thể
13
Các định chế
tài chính các
nhà chế tạo
Các chi
nhánh
Quyền sở hữu tài sản
Tiền thuê
Các mối quan hệ tương tự
thuê mua TC
Người thuê
4- Các đặc điểm khác trong tương tự
như phương thức cho thuê
3.3. Hợp đồng cho thuê bắc cầu
Đây là hình thức đặc biệt của phương thức cho thuê tài chính, chỉ mới
được phổ biến trong thời gian gần đây, xuất phát từ thực tế là các công ty
Leasing có những hạn chế về nguồn vốn không đủ khả năng tự tài trợ cho khách
hàng.
Theo thể thức cho thuê này, người cho thuê đi vay để mua tài sản cho thuê

từ một hay nhiều người cho vay nào đó. Theo luật pháp của một số quốc gia thí
khoản tiền vay này thường được vượt quá 80% giá trị tài sản tài trợ. Vật thế
chấp cho khoản vay nàylà quyền sở hữu tài sản cho thuê và các khoản tiền thuê
mà người đi thuê sẽ trả trong tương lai. Hình thức cho thuê này đem lại lợi
nhuận và mở rộng khả nắng tài trợ ra khỏi phạm vi nguồn vốn của người cho
thuê.
Sơ đồ 5: Thoả thuận cho thuê bắc cầu.
Người cho vay Người cho thuê Người thuê
1- Cấp tín dụng và dài
hạn cho người cho thuê
1- Sở hữu tài sản cho
thuê và nhận được sự
miễn giảm thuế
1- Trả tiền thuê tài sản
cho người cho thuê
2- Nhận tiền trả nợ vay 2- Mượn đối ứng bằng 2- Những đặc đểm
14
Người cho vay
Tiền
trả
nợ
Tiền
cho
vay
Người cho thuê
Tài sản
Tiền thuê
Người thuê
bằng tiền thuê do người
thuê trả theo yêu cầu

của người cho thuê
phần lớn giá trị tài sản
và bảo đảm khoản nợ
vay bằng cả tài sản
cùng với các khoản tiền
cho thuê tài sản đó
không có gì khác biệt
so với một giao
dịchcho thuê điển hình
3- Khoản cho vay được
bảo đảm bằng tài sản
và tiền thuê
3- Trả nợ bằng tiền tài
sản. Phần tiền thuê
vượt số tiền vay được
giữ lại
Hình thức cho thuê này thường được sử dụng trong những giao dịch cho
thuê đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn như: cho thuê một máy bay Thương mại,
một tàu chở lớn, một tổ hợp chuyên ngành lớn…
Cần lưu ý rằng trong hình thức cho thuê này, vốn vay thường chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng số tiền tài trợ, người cho thuê vẫn đóng vai trò chủ sớ hữu
tài sản cho thuê và thông thường người cho thuê phải chế chấp chính tài sản mà
họ đã cho thuê cho người cho vay. Hình thức thế chấp tài sản cho thuê này sé
làm giảm nhẹ rủi ro cho người cho vay.
3.4.Cho thuê giáp lưng(Under Lease)
Cho thuê giáp lưng là phương thức cho thuê mà trong đó, thông qua sự
đồng ý của người cho thuê, người đi thuê thứ nhất cho người đi thuê thứ hai thuê
lại tài sản đó. Trên thực tế thì thực chất người đi thuê thứ nhất chỉ là người trung
gian giữa người cho thuê và người đi thuê thứ hai, nhưng về mắt pháp lý thì
người đi thuê thứ nhất phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng với

người cho thuê.Với phương thức cho thuê này, mặc dù doanh nghiệp không đủ
điều kiện để trực tiếp thuê mua với người cho thuê vẫn có thể sử dụng tài sản
thuê cho sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ 6: cho thuê giáp lưng
15
Người cho thuê
Người đi thuê (I) Người đi thuê (II)
(3b) (2)
(1a)
(3a)
(1b)
(1a) Người cho thuê và người đi thuê (I) ký kết hợp đồng thuê mua.
(1b) Người đi thuê thứ (I) và người đi thuê (II) ký hợp đồng thuê mua.
(2) Người cho thuê chuyển giao tài sản cho người đi thuê thứ (II)
(3a) Người đi thuê (II) trả tiền thuê cho người đi thuê (I)
(3b) Người đi thuê (I) trả tiền thuê cho người cho thuê.
Cần lưu ý rằng tiền thuê mà người đi thuê (II) trả cho người đi thuê (I)
thường cao hơn tiền thuê mà người đi thuê (I) trả cho người cho thuê. Phần
chênh lệch giữa hai khoản này người đi thuê (I) được hưởng, coi như là hoa
hồng. Ngoài ra cho thuê giáp lưng cũng áp dụng trong trường hợp người đi thuê
(I) đã thuê tài sản và sử dụng tài sản đó, nhưng sau đó không có nhu cầu sử dụng
thì có thể cho người khác thuê lại với sự đồng ý của người cho thuê.
4. Quy trình nghiệp vụ cho thuê tài chính
Quy trình nghiệp vụ cho thuê tài chính là văn bản hướng dẫn về tổ chức
thực hiện các nội dung cơ bản của kỹ thuật nghiệp vụ cho thuê tài chính của
công ty cho thuê tài chính từ khi phát sinh đến khi kết thúc mà cán phòng kinh
doanh và cán bộ lãnh đạo công ty có liên quan phải thực hiện.
Nội dung của quy trình nghiệp vụ chothuê tài chính mang tính định hướng
tổng quát và cơ bản. Vì vậy, tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng
nhóm thuê, từng khách hàng để khai thác sử dụng các nội dung trong quy trình

hợp lý và có hiệu quả. Nội dung cơ bản quy trình nghiệp vụ cho thuê tài chính
bao gồm:
4.1. Tiếp xúc và thẩm định sơ bộ khách hàng.
16
Cán bộ kinh doanh có trách nhiệm tiếp thị, giới thiệu hoạt động của công
ty với khách hàng, chủ động lựa chọn tìm kiếm khách hàng để xem xét cho thuê
tài chính và hướng dẫn các thủ tục cần thiết.
Sau khi nhận được đề nghị xin thuê của khách hàng, cán bộ thẩm định
tiến hành các bước thẩm định sơ bộ theo các nội dung cơ bản.
-Năng lực pháp lý.
- Tình hình kinh doanh
- Các thông tin liên quan đến dự án
- Các điều kiện liên quan đến dự án
Cán bộ thẩm định có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo phòng về những nội
dung thẩm định sơ bộ và đề xuất ý kiến tiếp tục thẩm định hay từ chối cho thuê
và trả lời khách hàng. Trường hợp có ý kiến trái ngược giữa cán bộ thẩm định và
lãnh đạo phòng thì trình ban giám đốc xem xét, quyết định.
4.2. Thẩm định dự án thuê tài chính.
* Thu thập hồ sơ xin thuê:
Cán bộ được giao thẩm định dự án yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ
hồ sơ xin thuê, cán bộ thẩm định có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ.
* Thu thập các thông tin có liên quan đến dự án thuê tài chính
Căn cứ vào nội dung, yêu cầu của từng dự án, cán bộ thẩm định thu thập
thông tin từ khách hàng, từ thị trường và từ các nguồn thông tin khác tuỳ theo
từng dự án có thể.
* Phân tích và xử lý thông tin
Trên cơ sở các thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định tiến hành phân
tích và xử lý đảm bảo tính trung thực, khách quan.
* Lập tờ trình thẩm định.
Sau khi thẩm định, cán bộ thẩm định lập tờ trình thẩm định dự án theo

mẫu tờ trình thẩm định, nội dung tờ trình gồm 2 phần chính sau:
Phần I: Thẩm định khách hàng
+ Thẩm định tư cách pháp nhân
17
+ Thẩm định tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
Phần II: Thẩm định về dự án xin thuê.
Thời gian thẩm định chậm nhất là 25 ngày kể từ ngày doanh nghiệp đi
thuê nộp đủ hồ sơ.
Kết quả thẩm định phải đánh giá trên mọi phương diện và ghi rõ ý kiến
của cán bộ thẩm định cho thuê hay không cho thuê, lý do? Nếu đồng ý ghi đề
nghị cụ thể về tổng giá trị tài sản khác, lãi suất cho thuê, thời hạn cho thuê, các
điều kiện về biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng: ký quỹ, bảo lãnh, thế chấp,
số tiền doanh nghiệp trả ngay.
Toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định dứan sau khi cán bộ thẩm định sẽ
được chuyển cho trưởng phòng kinh doanh (hoặc phó phòng được uỷ quyền) để
thẩm định lại và ghi rõ ý kiến của mình về những nội dung:
+ Đồng ý hay không đồng ý cho thuê?
+ Tổng giá trị cho thuê?
+ Lãi suất, giá cho thuê?
+ Thời hạn cho thuê?
+ Kỳ hạn thanh toán tiền thuê?
+ Điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng?
Thời gian xem xét thẩm định lại của trưởng phòng kinh doanh là 5 ngày
làm việc. Sau đó trình giám đốc hoặc phó giám đốc được uỷ quyền cho quyết
định.
* Trường hợp dự án thuộc đối tượng phải đưa ra hội đồng kiểm định dự
án cho thuê.
Trưởng phòng kinh tế hoặc phó phòng được uỷ quyền đề nghị chủ tịch hội
đồng triệu tập hợp.
Trường hợp từ chối cho thuê.

Trong quá trình thẩm định nhận thấy dự án xin thuê không đủ điều kiện
cho thuê, cán bộ thẩm định trình trưởng phòng, trưởng phòng trình giám đốc
18
quyết định. Sau đó chậm nhất là 2 ngày làm việc phải thông báo cho khách hàng
biết.
4.3. Ký hợp đồng cho thuê tài chính
Sau khi tờ trình cho thuê tài chính được giám đốc duyệt, cán bộ thẩm định
phối hợp cán bộ luật của công ty cùng với khách hàng soạn thảo 1 hợp đồng cho
thuê tài chính trên cơ sở của hợp đồng mẫu trình trưởng phòng. Sau khi kiểm tra
lại, nếu đồng ý trưởng phòng ký nháy vào bản hợp đồng trước khi trình giám
đốc giải quyết. Mỗi hợp đồng cho thuê tài chính được lập thành 4 bản.
Sau khi hoàn tất việc mua máy móc, thiết bị về cho thuê, cán bộ thẩm
định dự án phải lập văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng để xác định:
+ Tài sản cho thuê
+ Hồ sơ tài sản thuê
+ Tổng giá trị tài sản cho thuê
+ Lịch thanh toán tiền thuê
+ Lịch viết hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính
+ Cá điều khoản khác cần sửa đổi, bổ sung.
4.4. Thực hiện biện pháp bảo lãnh, thế chấp.
Nhằm đảm bảo an toàn cho việc đầu tư vốn, xét thấy cần thiết yêu cầu
doanh nghiệp thuê phải có bão lãnh, thế chấp bằng tài sán. Cán bộ thẩm định
tiến hành làm các thủ tục bảo lãnh, thế chấp theo hướng dẫn củ Nghị định
178/1999/NĐ- CP ngày 29/12/1999 của chính phủ.
4.5. Thực hiện hợp đồng mua bán tài sản cho thuê
* Ký hợp đồng mua bán tài sản cho thuê.
Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng uỷ thác nhập khẩu được lập trên cơ sở
văn bản thoả thuận mua bán tài sản thuê được ký giữa nhà cung cấp và doanh
nghiệp thuê. Cán bộ thẩm định cùng cán bộ kỹ thuật lập hợp đồng. Trong quá
trình lập hợp đồng cần chú ý các điều khoản sau:

+ Tên, loại tài sản, giá cả, thông số kỹ thuật.
+ Điều khoản thanh toán có phù hợp với chế độ thanh toán hiện hành?
19
+ Thời gian giao hàng và điều kiện bảo hành, lắp đặt, hướng dẫn kỹ thuật.
* Tạm ứng tiền mua tài sản cho thuê.
Căn cứ điều khoản thanh toán của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng uỷ
thác nhập khẩu đã ký, cán bộ thẩm định tạm ứng tiền mua tài sản và theo dõi
quá trình hợp đồng mua.
* Xác nhận về giao – nhận tài sản
Bên thuê được nhận trực tiếp tài sản từ nhà cung cấp. Sau khi nhận tài sản
cán bộ thẩm định yêu cầu bên thuê xác nhận bằng văn bản đã nhận dủ và đúng
tài sản theo hợp đồng mua bán và hợp đồng cho thuê tài chính đã ký kết giữa
bên thuê và gửi cho công ty thuê tài chính.
Trong trường hợp cần thiết lãnh đạo phòng kinh doanh hoặc giám đốc yêu
cầu sẽ cử cán bộ thẩm định, cán bộ kỹ thuật đến trực tiếp nơi giao nhận tài sản
để chứng kiến việc giao – nhận tài sản thuê.
* Thanh lý hợp đồng mua bán tài sản
Sau khi hợp đồng mua bán tài sản đã thực hiện đầy đủ, cán bộ thẩm định
tiến hành thủ tục thanh lý hợp đồng theo các bước:
Thu thập hoá đơn chứng từ
Thanh lý hợp đồng
4.6. Đính ký hiệu sở hữu và đăng ký sở hữu
Sau khi bên thuê đã nhận được tài sản, cán bộ thẩm định và cán bộ kỹ
thuật thực hiện việc đính ký hiệu sở hữu tài sản.
Trường hợp tài sản phải đăng ký sở hữu, đăng ký lưu hành, cán bộ thẩm
định có trách nhiệm làm đầy đủ thủ tục đăng ký theo quy định hiện hành.
4.7. Mua bảo hiểm tài sản cho thuê.
Tài sản cho thuê bắt buộc được bảo hiểm kiểm kê thời điểm chuyển giao
tài sản thuê cho bên thuê.Việc mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê có thể do
bên cho thuê hoặc bên thuê mua trên cơ sở thống nhất giữa hai bên về loại bảo

hiểm sẽ mua.
4.8. Hoàn tạm ứng tài sản cho thuê.
20
Việc hoàn tạm ứng để hạch toán tài sản cho thuê tài chính được thực hiện
sau khi hoàn tất việc mua tài sản và các chi phí liên quan để đưa tài sản vào sử
dụng. Cán bộ thẩm định phải thu thập các chứng từ để hoàn tạm ứng gồm:
+ Văn bản thoả thuận giữa bên thuê và nhà cung cấp
+ Hợp đồng mua bán tài sản
+ Hoá đơn mua tài sản
+ Bản xác nhận về việc nhận tài sản thuê của bên thuê
+ Biên bản thanh lý hợp đồng mua
+ Hoá đơn chứng từ về mua bảo hiểm
+ Các chứng từ cần thiết khác (nếu có)
4.9. Theo dõi và xử lý việc thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính
Trưởng phòng hoặc phó phòng kinh doanh được uỷ quyền chịu trách
nhiệm giám sát đôn đốc thực hiện, kịp thời đề xuất biện pháp giải quyết các
vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng. Ngược lại, cán bộ thẩm định
cũng có những trách nhiệm cụ thể, theo dõi hợp đồng cho thuê tài chính từ khi
hợp đồng cho thuê được ký kết cho đến khi kết thúc.
4.10. Thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng thế chấp, bảo
lãnh khi chấm dứt hợp đồng, hai bên đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thì tiến hành
làm thủ tục thanh lý hợp đồng và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Các
phòng ban phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình.
Đồng thời với việc thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, cán bộ thẩm
định tiến hành thủ tục thanh lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh theo quy định của
pháp luật hiện hành.
4.11. Lưu hồ sơ
Sau khi thanh lý các hợp đồng, các phòng ban có liên quan phải lưu lại hồ
sơ theo quy định, gồm có lưu phòng kinh doanh, lưu phòng kế toán, giao cho
khách hàng và đăng ký ngân hàng nhà nước.

III. CHO THUÊ VẬN HÀNH VÀ CHO THUÊ KHÁC
21
Trong thoả thuận về thuê vận hành, người thuê không hoàn lại được toàn
bộ giá trị của thiết bị từ tiền thuê duy nhất của một người thuê như trong trường
hợp cho thuê mua. Thuê vận hành thường với thời hạn thuê ngắn hơn nhiều so
với tuổi thọ của thiết bị và 2 bên có thể huỷ bỏ thoả thuận. Người cho thuê căn
cứ theo giá trị của thiết bị để hoàn thành từng phần vốn đầu tư khi cho thuê và
có lãi. Nhằm vào mục đích này, người cho thuê bắt buộc phải cho thuê thiết bị
cho nhiều bên thuế, quá thời hạn tuổi thọ của thiết bị hoặc người cho thuê có thể
bán đi giá trị còn lại của tài sản để lấy tiền. Cho thuê vận hành thường hạn chế
trong các phương tiện thiết bị có độ sử dụng lâu dài hoặc có 1 thị trường nhất bị
cũ năng đống. Thiết bị thường được cho thuê trong thời hạn ngắn từ 6 tháng đến
1 năm hoặc 2 năm.
Người cho thuê vận hành thường là các nhà sản xuất gắn bó với thiết bị
cho thuê, nên họ dễ dàng hơn trong việc đảm nhiệm rủi ro của hao món thiết bị,
vì họ nắm được thiết kế kỹ thuật của thiết bị cho thuê. Như vậy, hoạt động của
người cho thuê giới hạn trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Điều này cho
phép người thuê đưa được ra những điều khoản hấp dẫn như: Giảm giá mua, chi
phí bảo trì thấp, và kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động.
Cho thuê vận hành thu hút các doanh nghiệp khi có nhu cầu sử dụng thiết
bị trong thời gian ngắn. Vì các doanh nghiệp muốn có các loại maý móc thiết bị
nên các thiết bị và thị trường là tiêu chuẩn bắt buộc cho dịch vụ thuê vận hành.
Ngoài ra để tăng thu lợi tức người ta còn sử dụng những loại cho thuê
khác như: cho thuê hợp tác…
IV. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ
1. Nhóm nhân tố cơ chế, chính sách, luật pháp
Hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp có tác động rất lớn đến hoạt động
của các doanh nghiệp nói chung và đến các doanh nghiệp hoạt động trong những
lĩnh vực cho thuê nói riêng. Nó tạo ra hành lang pháp lý cho mọi hoạt động của
các doanh nghiệp. Hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp điều chỉnh hoạt động

22
cho thuê có hoàn chỉnh có hoàn thiện thì hoạt động này mới có môi trường pháp
lý thuận lợi để hoạt động.
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, hệ thống cơ chế, chính sách, luật
pháp khá hoàn thiện do vậy đã tạo đìeu kiện tốt cho các công ty cho thuê tài
chính hoạt động và đạt được những kết quả cao nhất.
2. Nhóm nhân tố thuộc về công ty cho thuê
Các nhân tố thuộc về bản thân công ty cho thuê có ảnh hưởng đến hoạt
động cho thuê rất nhiều. Cụ thể các nhân tố đó như: quy mô vốn, khả năng tài
chính của các công ty cho thuê, vị thế của công ty, lĩnh vực hoạt động truyền
thống của công ty, trình độ nghiệp vụ của cán bộ trong công ty… mỗi nhân tố
này sẽ tác động tới hoạt động cho thuê với các mức độ khác nhau nhưng đều ảnh
hưởng trực tiếp đến doanh số cho thuê của công ty. Chính vì vậy mà các công ty
cho thuê cần phải kiểm soát chặt ché các yếu tố này để làm sao đạt được hiệu
quả cao nhất.
3. Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp đi thuê
Một giao dịch cho thuê bao giờ cũng phải có ít nhất 2 bên tham giá, bên
cho thuê và bên đi thuê. Vì vậy mà trong số các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động cho thuê còn có cả các nhân tố thuộc về phía các doanh nghiệp đi thuê
như: sự hiểu biết của doanh nghiệp về phương thức tài trợ bằng đi thuê, tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ cán bộ của công ty…
23
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TẠI CÔNG TY CHO THUÊ
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
CHO THUÊ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Hoạt động cho thuê tài chính đã hình thành từ đầu thế kỷ 19, phát triển
mạnh mẽ ở Châu Mỹ vào những năm 50, ở Châu Á vào thập kỷ 70 như một số
quốc gia: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore… đáp ứng nhu cầu phát

triển của một nền kinh tế với ý nghĩa cho thuê tài chính là một hình thức đầu tư
vốn có tính tài trợ an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả đối với các bên tham gia.
Tại Việt Nam, nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế theo tinh thần
nghị quyết Đại hội Đảng IX, tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế theo cơ chế thị
trường định hướng XHCN, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nền kinh tế đất nước, hầu hết các doanh nghiệp đều rất cần vốn để đầu tư đổi
mới năng lực sản xuất, máy móc thiết bị và thông qua một kênh dẫn vón mới,
linh hoạt hơn so với cho vay của ngân hàng đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh
doanh nói chung. Từ đòi hỏi bức xúc đó, chính phủ đã ban hành Nghị định
64/CP ngày, 9/10/1995 về việc “ban hành quy định tạm thời về tổ chức và hoạt
động của Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam”, đánh dấu sự ra đời và phát
triển của hoạt động đầu tứ, có vai trò “đòn bẩy” đối với nền kinh tế đó là hoạt
động cho thuê tài chính.
Trên cơ sở đó tháng 7/ 1995 Ngân hàng Công thương Việt Nam thành lập
phòng tín dụng thuê mua, ban đầu có chức năng: khai thác tài sản bắt nợ, thực
hiện các dự án liên doanh, nghiên cứu các văn bản về tín dụng thuê mua để thực
hiện các dự án cho thuê. Đến tháng 10/1995 sau khi có Nghị định 64/CP ra đời
24
thì phòng tín dụng thuê mua – Ngân hàng Công thương Việt Nam ngoài việc
tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao thì còn chuẩn bị mọi cơ sở vật chất và
điều kiện để thành lập Công ty cho thuê tài chính.
Ngành 26/1/1998 Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết
định só 53/1998/NĐ - NHNNVN về việc thành lập công ty cho thuê tài chính
Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Tên tiếng việt: Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt
Nam
Tên viết tắt bằng tiếng việt: CTCTTC
Tên tiếng anh: Leasing Company of Industrial and Comnercial Bank of
Việt Nam
Tên viết tắt bằng tiếng anh: LCICBVN.

Vốn điều lệ: 55 tỷ đồng
Trụ sở: số 18 Phan Đình Phùng, Quận Ba Đình – Hà Nội.
Tại điều 2 của quyết định số 53/QĐ - NH5 quy định: “Công ty cho thuê
tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam là một thành viên hạch toán độc lập
của Ngân hàng Công thương Việt Nam, được ngân hàng cấp vốn điều lệ, có
quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và
nghĩa vụ đối với ngân hàng công thương Việt Nam theo quy định tại điều lệ của
Ngân hàng Công thương Việt Nam. Vốn điều lệ được cấp là 55 tỷ đồng Việt
Nam”.
Sơ đồ 7: sơ đồ của Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương
Việt Nam.
25
Ban giám đốc
Phòng kinh doanh Phòng tổng hợp Phòng kế toán

×