Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Kế toán tiền mặt tại công ty cổ phần công nghệ kỹ thuật và vệ sinh môi trường hồng thái chi nhánh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TỐN TIỀN MẶT TẠI CƠNG TY CỔ
PHẦN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT VÀ VỆ SINH MÔI
TRƯỜNG HỒNG THÁI - CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ NGỌC THẠCH
Mã số sinh viên:

1723403010241

Lớp:

D17KT05

Ngành:

KẾ TOÁN

GVHD: THẠC SĨ NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN

Bình Dương, tháng 11 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính tác giả. Các số liệu,
kết quả nêu trong bài báo cáo là trung thực, xuất phát từ thực tế của đơn vị báo cáo.
Bình Dương ngày 25 tháng 11 năm 2020



Tác giả báo cáo

Trần Thị Ngọc Thạch

i


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Quy trình cơng nghệ
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy
Hình 1.3: sơ đồ tổ chức bộ máy kế tốn
Hình 1.4: Sơ đồ hạch tốn kế tốn theo hình thức sổ NKC
Hình 2.1: trình tự lưu chuyển chứng từ thu tiền mặt
Hình 2.2: trình tự lưu chuyển chứng từ chi tiền mặt
Hình 2.3: Giấy nộp tiền
Hình 2.4: phiếu chi 005/010
Hình 2.5: phiếu chi 005/011
Hình 2.6: phiếu chi 006/001
Hình 2.7: phiếu chi 006/003
Hình 2.8: phiếu chi 006/008
Hình 2.9: phiếu chi 006/009
Hình 2.10: Phiếu thu 006/001
Hình 2.11: Giấy rút tiền
Hình 2.12: Phiếu Thu 006/005
Hình 2.13: phiếu chi 006/015
Hình 2.14: sổ nhật ký chung
Hình 2.15: Sổ cái TK 1111
Hình 2.16: Bảng cân đối số phát sinh (tạm tính)
Hình 2.17: Bảng cân đối kế tốn (tạm tính)

Hình 2.18 Phân tích biến động của khoản mục tiền theo chiều ngang
Hình 2.19 Phân tích biến động của khoản mục tiền theo chiều dọc
ii


Hình 2.20 Quan hệ cân đối 1 (2018)
Hình 2.21 Quan hệ cân đối 2 (2018)
Hình 2.22 Quan hệ cân đối 3 (2018)
Hình 2.23 Quan hệ cân đối 1 (2019)
Hình 2.24 Quan hệ cân đối 2 (2019)
Hình 2.25 Quan hệ cân đối 3 (2019)

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Khái quát thông tin chung
Bảng 2.1 Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018
(chiều ngang)
Bảng 2.2 Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018
(chiều dọc)
Bảng 2.3 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang
Bảng 2.4 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc
Bảng 2.5 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh
(chiều ngang)
Bảng 2.6 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư (chiều ngang)
Bảng 2.7 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính (chiều ngang)
Bảng 2.8 Tổng hợp phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ (chiều ngang)
Bảng 2.9 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh
(chiều dọc)

Bảng 2.10 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư (chiều dọc)
Bảng 2.11 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính (chiều dọc)

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 NKC : nhật ký chung
2 TK : tài khoản
3 GTGT : giá trị gia tăng
4 TNHH : trách nhiệm hữu hạn một thành viên
5 MTV: một thành viên
6 TNHH SXTM: trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại
7 BCLCTT : báo cáo lưu chuyển tiền tệ
8 TSCĐ: tài sản cố định
9 TNDN : thu nhập doanh nghiệp
10 VNĐ: Việt Nam đồng
11 TT: Tỷ trọng

v


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
2.1 Mục tiêu tổng quát .............................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................3
3.2 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu.............................................................4
4.1 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................4
4.2 Nguồn dữ liệu: ...................................................................................................4
5. Ý nghĩa đề tài ..........................................................................................................5
6. Kết cấu đề tài ...........................................................................................................5
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ KỸ
THUẬT VÀ VỆ SINH MƠI TRƯỜNG HỒNG THÁI - CHI NHÁNH BÌNH
DƯƠNG ......................................................................................................................6
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật
Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái – Chi Nhánh Bình Dương .............................6
1.1.1

Giới Thiệu Về Cơng Ty ..........................................................................6

1.1.2 Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh : ..................................................7
1.2 Hình Thức Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý ..............................................................8
1.2.1 Hình thức tổ chức bộ máy quản lý ..............................................................8
1.2.2 Mối Quan Hệ Giữa Các Phòng Ban ..........................................................10
1.3

Tổ Chức Cơng Tác Kế Tốn Tại Cơng Ty ..................................................10

1.4 Chế độ, chính sách và hình Thức Sổ Kế Tốn ................................................13
1.4.1 Cơ sở lập báo cáo tài chính .......................................................................13
vi


1.4.2 Chính Sách Kế Tốn Áp Dụng ..................................................................13
1.4.3 Hình thức kế tốn tại Cơng ty ...................................................................13
2.1 Nội dung: .........................................................................................................16

2.2 Ngun tắc kế toán: .........................................................................................16
2.4 Chứng từ sổ sách kế toán: ................................................................................17
2.5 Các Nghiệp Vụ Kinh Tế Phát Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ
Thuật Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương: ................20
2.5.1 Minh họa số liệu của Tháng 05 + Tháng 06/2020 ....................................20
2.5.2 Minh họa trình tự ghi sổ kế tốn ...............................................................33
2.5.3 Trình bày thông tin tài khoản tiền mặt trên báo cáo tài chính ................38
2.6 Phân tích biến động của khoản mục tiền mặt………………………………40
2.7 Phân tích báo cáo tài chính…………………………………………………. 41
2.7.1 Phân tích bảng cân đối kế tốn giữa tài sản và nguồn vốn………………41
2.7.2 Phân tích tình hình tài chính thơng qua báo cáo kết quả kinh doanh…. 47
2.7.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ ……………………………………………….53
CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP..............................................................63
3.1 Nhận xét ...........................................................................................................63
3.1.1 Về thông tin chung của Công ty ................................................................63
3.1.2 Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Của Công Ty ...................................................63
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán .................................................................64
3.1.4 Về Cơng Tác kế tốn tiền mặt tại cơng ty .................................................64
3.1.5 Về biến động của khoản mục tiền mặt……………………………...….66
3.1.6 Về tình hình tài chính của Cơng ty Cổ Phần Cơng Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ
Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương…………………………...66
3.2 Giải pháp ..........................................................................................................65
3.2.2 Về cơ cấu bộ máy quản lý .........................................................................66
vii


3.2.3 Cơ cấu bộ máy kế tốn ..............................................................................66
3.2.4 Về Cơng tác kế tốn tiền mặt tại Cơng ty .................................................66
3.2.5 Về biến động của khoản mục tiền
mặt…………………………………………………………………………74

3.2.6 Về tình hình tài chính của Cơng ty Cổ Phần Cơng Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ
Sinh Mơi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình
Dương……………………………………………………………………….74
KẾT LUẬN ...............................................................................................................70

viii


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt
của nhiều thành phần kinh tế khác nhau với sự đổi mới về chính sách tài chính, tín
dụng thì vấn đề quản lý, sử dụng vốn bằng tiền cùng với sự kiểm tra chặt chẽ của tình
hình thanh toán là vấn đề cần quan tâm.
Hằng ngày tại các doanh nghiệp ln ln có các dịch vụ thu chi xen kẽ lẫn
nhau, các khoản thu là để có vốn bằng tiền để chi. Các khoản chi là để thực hiện các
hợp đồng sản xuất kinh doanh, và từ đó có nguồn thu để đáp ứng về khoản chi. Dịng
lưu chuyển tiền tệ diễn ra khơng ngừng. Có thời điểm lượng tiền thu nhiều hơn lượng
tiền chi và ngược lại nhưng bao giờ doanh nghiệp cũng dự trữ một khoảng tiền lớn để
đáp ứng kịp thời các khoản tiền cần thiết. Tuy nhiên, khoảng dự trữ tiền không giống
khoản dự trữ ngun liệu, vật liệu, hàng hóa. Vì các loại tài sản này có thể tồn động
cịn tiền thì phải dự trữ không ngừng trong một đơn vị sản xuất kinh doanh, bất cứ
ngành nghề gì thì vốn tiền vẫn là một thứ tài sản thiết yếu. “Tiền mặt là nguyên tố duy
nhất và quan trọng nhất cho sự tồn tại của doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp cỡ
nhỏ. Chủ doanh nghiệp cỡ nhỏ cho biết khơng có khả năng quản lý luồng tiền mặt là
vấn đề chính yếu nhất của họ. Quản lý tốt luồng tiền mặt sẽ giúp doanh nghiệp vượt
qua giai đoạn khó khăn.” [1]
Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn bằng tiền đối với tình hình sản xuất kinh
doanh của tất cả các cơng ty nói chung và của Cơng Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật

Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương nói riêng, kết hợp với
q trình làm và thực tập tại cơng ty, tác giả chọn đề tài “Kế Tốn Tiền Mặt” tại Cơng
Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh
Bình Dương nhằm mục đích hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán bao
gồm: phải thu khách hàng, phải trả người bán để xác định hiện trạng việc luân chuyển
vốn tại công ty. Từ đó tìm ra ngun nhân để đưa ra biện pháp khắc phục khó khăn,
khai thác có hiệu quả từ việc quản lý vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh tốn tại
cơng ty ngày càng tốt hơn.
1


Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán Vốn bằng tiền, vận dụng kiến thức
đã học kết hợp thực tế quan sát tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ
Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương, tác giả đã chọn “Kế tốn tiền
mặt tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Mơi Trường Hồng Thái Chi Nhánh Bình Dương” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
-

Mục tiêu chung của đề tài này là nghiên cứu cơng tác kế tốn tiền mặt tại Công
Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Mơi Trường Hồng Thái - Chi
Nhánh Bình Dương.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể được triển khai như sau:

-

Tìm hiểu khái quát về Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Mơi
Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương.


-

Phân tích thực trạng cơng tác kế tốn tiền mặt tại Cơng Ty Cổ Phần Công Nghệ
Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương.

-

Phân tích biến động của khoản mục tiền mặt và tình hình tài chính nói chung tại
Cơng Ty Cổ Phần Cơng Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái Chi Nhánh Bình Dương.

-

Đưa ra các nhận xét và kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn tiền mặt và
tình hình tài chính tại Cơng Ty Cổ Phần Cơng Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Môi
Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, tác giả xây dựng các câu hỏi nghiên cứu:

[Q1] Thông tin khái quát về Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh
Môi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương là gì?

2


[Q2] Thực trạng cơng tác kế tốn tiền mặt tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ
Thuật Và Vệ Sinh Mơi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương như thế
nào ?
[Q3] Biến động của khoản mục tiền mặt và tình hình tài chính nói chung tại Cơng Ty
Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi
Nhánh Bình Dương như thế nào ?

[Q4] Các nhận xét và giải pháp nào nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn và tình hình tài
chính tại Cơng Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Môi Trường
Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương ?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là cơng
tác kế tốn tiền mặt tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Mơi
Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương. Trong báo cáo này, tác giả quy
ước từ “Công ty” nghĩa là Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh
Mơi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
-

Không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ

Thuật Và Vệ Sinh Mơi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương.
-

Thời gian

+

Thơng tin chung về công ty Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và

Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương trong niên độ kế
tốn hiện hành tại thời điểm báo cáo.
+

Thông tin thực trạng công tác kế tốn tiền mặt lấy ví dụ minh họa vào


tháng 05 và 06/2020.
+

Dữ liệu thứ cấp về báo cáo tài chính năm của Cơng Ty Cổ Phần Cơng

Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương
được thu thập qua các năm 2018, 2019.
3


4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
-

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu (dữ liệu thứ cấp) của

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái Chi Nhánh Bình Dương để có được thơng tin khái quát về Công Ty Cổ Phần
Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình
Dương. Đây là tài liệu hồn chỉnh được cơng bố từ Công Ty Cổ Phần Công
Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Mơi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương
nên có độ tin cậy khi phân tích trong phạm vi khơng gian nghiên cứu . Từ đó
tác giả trả lời câu hỏi [Q1].
-

Từ nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được liên quan đến các chứng từ như

phiếu chi, phiếu thu, hóa đơn và các sổ ghi cụ thể theo đề tài như sổ cái tài
khoản 111, sổ nhật ký chung tác giả tiếp tục phân tích bằng cách mơ tả kết hợp
diễn giải nhằm phân tích thực trạng cơng tác kế tốn tiền mặt tại Cơng Ty Cổ
Phần Cơng Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh

Bình Dương và trả lời câu hỏi [Q2].
-

Để trả lời cho câu hỏi [Q3], tác giả sử dụng các phương pháp kỹ thuật

chủ yếu trong phân tích báo cáo tài chính, cụ thể: phương pháp so sánh số tuyệt
đối, phương pháp so sánh số tương đối . Tài liệu sử dụng chính cho phần phân
tích này là báo cáo tài chính của Cơng Ty Cổ Phần Cơng Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ
Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương ở các thời kì 2018, 2019
[3] [4] chủ yếu phân tích thơng tin tài chính trên Bảng cân đối kế toán (Phụ lục
08 và 11) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (phụ lục 09 và 12 ). Trong
phần này tác giả chọn phân tích 1 giai đoạn: kỳ gốc là năm 2018, kỳ phân tích
là năm 2019. Ngồi ra trong q trình phân tích, tác giả cịn lưu ý đến các báo
cáo tài chính khác như Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (phụ lục 10 và 13) và các
chính sách, nguyên tắc, chuẩn mực và các chính sách kế tốn của Cơng ty khi
tiến hành lập báo cáo tà chính.
-

Cuối cùng, tác giả thực hiện so sánh lý luận và thực tiễn, từ đó rút ra các

phát hiện chủ yếu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu [Q4].
4.2 Nguồn dữ liệu:
4


-

Dữ liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ nguồn thông tin của Công ty

Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi

Nhánh Bình Dương cụ thể:
+

Tài liệu tổ chức, chính sách: cơ cấu tổ chức của Công ty.

+

Tài liệu tổng hợp: Báo cáo tài chính năm 2018,2019 đã được cơng bố.

+

Tài liệu giao dịch: chứng từ phiếu chi, phiếu thu, hóa đơn là bản giấy

được lưu trữ tại phịng Kế tốn.
+

Tài liệu lưu: Sổ cái tài khoản 111, Sổ nhật ký chung năm 2020 là file

giấy được lưu tại phòng Kế toán.
-

Dữ liệu sơ cấp: tác giả sử dụng phương pháp quan sát.

5. Ý nghĩa đề tài
Qua đề tài “ Kế tốn tiền mặt tại Cơng Ty Cổ Phần Cơng Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ
Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương ” tác giả đã tìm hiểu khái
quát về Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Mơi Trường Hồng
Thái - Chi Nhánh Bình Dương. Phân tích thực trạng cơng tác kế tốn tiền mặt và
phân tích tình hình tài chính tại Cơng Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh
Môi Trường Hồng Thái -Chi Nhánh Bình Dương. Kết quả của đề tài có thể trở

thành tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến đề tài công tác
Kế tốn cùng trong khơng gian nghiên cứu này. Đồng thời đưa ra các nhận xét và
kiến nghị nhằm hoàn thiện cơng tác kế tốn tiền mặt tại Cơng Ty Cổ Phần Công
Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương.
6. Kết cấu đề tài
Ngồi phần mở đầu và kết luận , báo cáo này Gồm 3 chương, cụ thể như sau:
-

Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và
Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương.

-

Chương 2: Thực trạng kế tốn tiền mặt tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ
Thuật Và Vệ Sinh Mơi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương.

-

Chương 3: Nhận xét và giải pháp.

5


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ KỸ
THUẬT VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG HỒNG THÁI - CHI NHÁNH BÌNH
DƯƠNG

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ
Thuật Và Vệ Sinh Mơi Trường Hồng Thái – Chi Nhánh Bình Dương

1.1.1 Giới Thiệu Về Công Ty

 Thông tin chung
Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Mơi Trường
Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương được nghiên cứu này, tác giả tóm tắt qua
một số nội dung cơ bản như sau (Xem bảng 1.1)
Bảng 1.1 Khái quát thông tin chung
STT

Thông tin cơ bản

Chi tiết thông tin

1

Tên Công ty (Tiếng Việt )

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ
Thuật Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng
Thái - Chi Nhánh Bình Dương

2

Tên Cơng (Tiếng Anh)

HONG THAI ENVIRONMENT
HYGIENE AND TECHNOLOGY
INDUSTRY JOINT STOCK
COMPANY-BINH DUONG
BRANCH


3

Tên viết tắt

HONG THAI - BINH DUONG
BRANCH

6


4

Mã số thuế

0106476984-001

5

Cơ quan quản lý thuế

Chi cục thuế Huyện Phú Giáo

6

Địa chỉ

Số 24/42 Ấp Bình Thắng, Xã An Bình,

Điện thoại


Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương.
0971600459

7

Người đại diện pháp luật

ĐINH HỒNG VIỆT

8

Loại hình cơng ty

Cơng Ty Cổ phần

9

Vốn điều lệ

20.000.000.000 vnđ
Nguồn: Tác giả tổng hợp

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái Chi Nhánh Bình Dương được thành lập từ ngày 06 tháng 08 năm 2018. Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Bình Dương cấp . Công Ty
Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Mơi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình
Dương được kế thừa từ Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Môi
Trường Hồng Thái sau gần 10 năm hoạt động.

 Hình thức sở hữu vốn

Đến thời điểm báo cáo, Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Mơi
Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương là Cơng ty Cổ phần.

 Hoạt động chính
- Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất công nghiệp.
- Ngành nghề kinh doanh: khai thác xử lý và cung cấp nước, thoát nước xử lý
nước thải, thu gom rác thải độc hại, hút bùn, xử lý tiêu hủy rác thải và cung cấp sửa
chữa thiết bị xử lý nước thải.
1.1.2 Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh :
Cơng Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái Chi Nhánh Bình Dương chuyên khai thác xử lý và cung cấp nước, thoát nước xử lý

7


nước thải, thu gom rác thải độc hại, hút bùn, xử lý tiêu hủy rác thải và cung cấp sửa
chữa thiết bị xử lý nước thải. (xem hình 1.1)
Đấu thầu

Chủ đầu tư

Chuẩn bị thiết kế thi công lắp
đặt

Trúng
thầu

(NVL, Nhân công,..)
Khách
hàng


Thiết bị
đưa vào sử
giao
dụng
Bàn

Nghiệm
thu

Tiến hành
thi cơng

Hình 1.1 Quy trình cơng nghệ
Nguồn: tác giả tổng hợp (2020)
Mơ tả quy trình:
Ở giai đoạn đầu, khi chủ đầu tư ra quyết định mở cuộc đấu thầu, công ty sẽ tham
gia buổi đấu thầu công trình đó. Khi đạt được điều kiện trúng thầu, cơng ty trúng thầu.
Tiếp theo khi có quyết định được nhận thầu, công ty sẽ chuẩn bị thiết kế thi công lắp
đặt thiết bị (chuẩn bị nguyên vật liệu, nhân công, chi phí liên quan đến thầu,…). Sau
đó, sẽ tiến hành thi công lắp đặt thiết bị. khi thiết bị cơ bản hoàn thành sẽ được tiến
hành nghiệm thu.Cuối cùng nếu đạt yêu cầu, xác nhận thiết bị đưa vào sử dụng và bàn
giao cho khách hàng.
1.2 Hình Thức Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý
1.2.1 Hình thức tổ chức bộ máy quản lý
Cơng ty có tổ chức quản lý theo mơ hình hoạt động sau (xem hình 1.2
Giám Đốc

P. Kế Tốn

P. Hành Chính

Nhân Sự

P. Kinh
Doanh

8

P. Kỹ
Thuật


Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy
Nguồn: Phịng giám đốc (2020)
Đến thời điểm báo cáo , Cơng ty có 5 phòng ban với các chức năng và nhiệm vụ
được quy định cụ thể :

 Phòng Giám đốc: Chịu trách nhiệm, quyền hạn cao nhất đối với kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh
doanh, tổ chức bộ máy nhân sự kinh doanh. Là người chịu trách nhiệm trước nhà nước
và tập thể cán bộ công nhân viên của cơng ty.

 Phịng kinh doanh: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, phụ trách kinh doanh,
quan hệ đối tác với khách hàng. Dự báo các vấn đề về hàng hóa dịch vụ, đề xuất các
phương án giá cả, và lập kế hoạch kinh doanh cho công ty.

 Phịng kế tốn: Có chức năng tổ chức và kiểm tra cơng tác kế tốn tồn cơng ty,
với chức năng này kế toán trưởng là người giúp việc cho giám đốc về công tác chuyên
môn, thực hiện chức ngăn kiểm sốt tổ chức của cơng ty, giúp giám đốc tổ chức cơng
tác hạch tốn. Tổ chức cơng tác kế tốn, cơng tác thống kê bộ máy kế tốn, phân cơng,
phân nhiệm và chỉ đạo nghiệp vụ cho kế tốn nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ

thống kế tốn. Tính tốn chuyển nộp kịp thời các khoản vay ngân hàng và thanh toán
các hợp đồng vay đáo hạn. Bảo đảm, lưu trữ giữ bí mật các tài liệu hồ sơ kế tốn.
Kiểm tra việc tính tốn, ghi chép và phản ánh chính xác kịp thời mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh. Giám sát việc tiến hành kiểm kê tài sản, vật tư, hàng hóa và đề nghị
xử lý các khoản thừa, thiếu, hư hỏng. Có quyền yêu cầu các bộ phận cung cấp kịp thời
các tài liệu liên quan đến việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn cần thiết cho cơng tác kế
tốn. Giúp Giám đốc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh thường xun. Ký duyệt
chứng từ, các báo cáo kế toán, thống kê các chứng từ có liên quan đến cơng tác thanh
tốn tín dụng hợp đồng. Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê và
quyết toán của cơng ty theo chế độ quy định.

 Phịng kỹ thuật: Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi cơng nhằm
đảm bảo tiến độ, an tồn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn Công
ty. Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất
9


kinh doanh trong tồn Cơng ty. Xây dựng phương án thi công, phương án kỹ thuật cho
các dự án, các loại phương tiện xe máy thiết bị thi công, các sản phẩm khác để tổ chức
thực hiện trong tồn Cơng ty.

 Phịng hành chính nhân sự: Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách
hàng năm, kế hoạch công việc của Phịng từng tháng để trình Tổng giám đốc phê
duyệt. Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc trong Phịng để hồn thành kế
hoạch ngân sách năm, kế hoach cơng việc của phịng/ban đã được phê duyệt từng thời
kỳ. Thực hiện các báo cáo nội bộ theo Quy định của Công ty và các báo cáo khác theo
yêu cầu của Ban điều hành. Xây dựng các quy trình, quy định nghiệp vụ thuộc lĩnh
vực của Phịng; đánh giá hiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế để liên tục
cải tiến, giúp nâng cao hoạt động của Công ty.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ
đạo của Ban điều hành phân công.

1.2.2 Mối Quan Hệ Giữa Các Phòng Ban
Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty là mối quan hệ trực tuyến –
chức năng.
Cụ thể cấp trên có quyền chỉ đạo và mệnh lệnh cho cấp dưới, nói cách khác:
+ Giám đốc chỉ thị công tác kinh doanh đều phải được Trưởng các phịng ban và
tồn bộ cán bộ cơng nhân viên nghiêm chỉnh chấp hành. Các Trưởng phòng chỉ thị thì
tồn bộ cán bộ nhân viên trong phịng phải nghiêm chỉnh chấp hành.
+ Các phịng ban có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo tuyến trên trong phạm vi
chức năng và chun mơn của mình.
+ Trong tồn cơng ty trách nhiệm chung của các phịng ban chức năng là phải
hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác
nhằm đảm bảo cho tất cả các lĩnh vực công tác trong công ty được tiến hành đồng bộ.
1.3 Tổ Chức Cơng Tác Kế Tốn Tại Công Ty
Từ kết quả nghiên cứu tài liệu nội bộ về cơ cấu tổ chức, Phịng Kế tốn gồm 5 nhân
viên với đặc thù nhân sự là nữ. Nhân sự được phân nhiệm theo sơ đồ bộ máy kế tốn
(xem hình 1.3) sau:

10


Kế tốn trưởng

Kế tốn
thanh
tốn

Kế tốn
tổng hợp

Kế tốn

cơng nợ

Thủ quỹ

Hình 1.3: sơ đồ tổ chức bộ máy kế tốn
Nguồn: phịng Kế tốn (2020)
Tổ chức bộ máy kế tốn:
Kế tốn trưởng: có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế tốn của
cơng ty, tham mưu cho Giám đốc về hoạt động tài chính, tổ chức kiểm tra kế tốn
trong nội bộ, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động kế tốn tài chính của
cơng ty. Kiểm tra tính trung thực của báo cáo trước khi đưa Giám đốc phê duyệt.
Kế toán tổng hợp: là người hỗ trợ kế toán trưởng trong việc quản lý hệ thống bộ
máy kế tốn của cơng ty, có trách nhiệm hướng dẫn các chế độ, thể lệ quản lý về kế
toán tài chính cho các cán bộ nhân viên có liên quan. Đồng thời làm nhiệm vụ của một
kế toán tổng hợp: tập hợp chi phí theo số liệu phát sinh ngày, tổ chức ghi chép, tổng
hợp các số liệu nhập, xuất, tiêu thụ, các loại vốn, các quỹ của công ty để xác định lãi
lỗ, lập báo cáo tài chính, báo cáo thu chi.
Kế toán thanh toán:
– Thực hiện quản lý, theo dõi các khoản thu trong doanh nghiệp :
+ Trực tiếp thu tiền của các đối tượng bên trong và bên ngồi DN như: thu tiền góp
vốn của cổ đơng. Hàng ngày thu tiền của thu ngân, thu hồi công nợ phải thu đối với
khách hàng.
+ Theo dõi tiền gửi Ngân hàng.
11


+ Theo dõi và có trách nhiệm đơn đốc các khoản phải thu của các cổ đơng. (Đã cam
kết góp nhưng chưa góp), nhân viên thu ngân, khách hàng.
+ Quản lý các nghiệp vụ kế toán liên quan đến thu, chi dòng tiền.
– Thực hiện quản lý, theo dõi các khoản chi trong doanh nghiệp :

+ Thường xuyên lập kế hoạch, vạch ra chiến lược về việc thanh toán các khoản công
nợ với nhà cung cấp.
+ Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt. Hoặc bằng tiền gửi Ngân
hàng cho các nhà cung cấp từ khâu đối chiếu cơng nợ, nhận hóa đơn cho đến xem xét
phiếu đề nghị thanh toán. Và lập phiếu thanh toán (phiếu chi, giấy báo nợ của Ngân
hàng,…).
+ Thanh toán các khoản chi nội bộ như:
Thanh toán tạm ứng, thanh toán lương, thưởng và các khoản phụ cấp cho người lao
động.
– Theo dõi, quản lý chung về quỹ tiền mặt :
Sát sao với thủ quỹ để thu, chi theo đúng quy định cũng như theo dõi. Lập các báo cáo
tồn quỹ cuối mỗi kỳ kế tốn.
Cơng việc của kế tốn thanh tốn phải được kết hợp với các bộ phận kế toán chi tiết
khác. Thì mới hồn thiện tốt cơng tác kế tốn trong DN.
Kế tốn cơng nợ: theo dõi tình hình công nợ phải thu phải trả giữa công ty với
khách hàng, nhà cung cấp. Lập báo cáo về các công nợ để báo cáo lên Kế toán trưởng
và Giám đốc.
Thủ quỹ: đảm nhận công việc thu chi tiền mặt, giao dịch với ngân hàng. Báo cáo
quỹ hằng ngày, cập nhật chứng từ, lưu trữ hồ sơ.

12


1.4 Chế độ, chính sách và hình Thức Sổ Kế Tốn
1.4.1 Cơ sở lập báo cáo tài chính
 Chế độ kế tốn: Báo cáo tài chính năm được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt
Nam, Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan
đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Cho đến thời điểm báo cáo, Cơng ty áp
dụng Chế độ kế tốn căn cứ theo Thơng tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014
 Cơ sở đo lường: Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích theo nguyên tắc giá

gốc. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập theo phương pháp trực tiếp.
 Kỳ kế toán năm bắt đầu từ 01/01 đến 31/12
 Đơn vị tiền tệ: đồng Việt Nam (“VNĐ”) cũng là đơn vị tiền tệ được sử dụng cho
mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính.
1.4.2 Chính Sách Kế Tốn Áp Dụng
Sau đây là những chính sách kế tốn chủ yếu được Công ty áp dụng trong việc lập báo
cáo tài chính trong trường hợp Cơng ty đáp ứng giả định hoạt động liên tục gồm:
 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: tính trị giá xuất kho theo giá bình quân.
 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: theo phương pháp khấu trừ.
Đơn vị tiền tệ áp dụng trong kế toán: đồng Việt Nam ( VNĐ).
 Nguyên tắc ghi nhận chi phí tài chính là tổng chi phí tài chính phát sinh trong kỳ.
 Phương pháp tính khấu hao: phương pháp đường thẳng.
Và tác giả mô tả đầy đủ nội dung chính sách kế tốn liên quan đến đề tài kế tốn tiền
mặt.
1.4.3 Hình thức kế tốn tại Cơng ty
Cơng ty áp dụng hình thức nhật ký chung (NKC) để ghi sổ kế toán. Đặc điểm chủ
yếu của loại sổ kế toán này là nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chứng từ gốc đều được
ghi vào sổ NKC theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản, sau đó lấy
số liệu ở sổ NKC để ghi vào sổ cái và các tài khoản liên quan.
13


Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký chung

Sổ kế toán chi tiết
-


Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Hình 1.4: Sơ đồ hạch tốn kế tốn theo hình thức sổ NKC
Nguồn: Phịng Kế tốn (2020)

Đặc Trưng cơ bản của hình thức kế tốn nhật ký chung :
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà
trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh
tế (định khoản kế tốn) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi
Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
Sổ Nhật ký chung;
14


Sổ Cái; Sổ kế tốn chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn Nhật ký chung:
Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ ( vd
như hóa đơn, ủy nhiệm chi, hóa đơn …), trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật
ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo

các tài khoản kế tốn phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế tốn chi tiết thì đồng thời với
việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết
liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát
sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng
hợp chi tiết được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh
Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát
sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.

15


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TỐN TIỀN MẶT TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHỆ KỸ THUẬT VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG HỒNG THÁI - CHI NHÁNH
BÌNH DƯƠNG

2.1 Nội dung:
- Khoản mục này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh
nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt,
thực tế nhập, xuất, tồn quỹ. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân
hàng (không qua quỹ tiền mặt của doanh nghiệp) thì khơng ghi vào bên Nợ TK 111
“Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”. [5]
-Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ
ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo
quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập
quỹ, xuất quỹ đính kèm.
- Kế tốn quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép
hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt,
ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.

- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ
quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế
tốn tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế tốn và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định
nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
2.2 Nguyên tắc kế toán:
- Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh
các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân
hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
- Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế
độ chứng từ kế toán.
2.3 Tài khoản sử dụng

16


×