Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Du lịch checkin và khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA DU LỊCH HỌC
-----------------------

LÊ HẢI DUYÊN

DU LỊCH CHECK-IN VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH CỦA ĐIỂM ĐẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2016-X

HÀ NỘI, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA DU LỊCH HỌC
-----------------------

LÊ HẢI DUYÊN

DU LỊCH CHECK-IN VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH CỦA ĐIỂM ĐẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2016-X


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THU THỦY

HÀ NỘI, 2020


1

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... 3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. 4
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 5
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 6
5. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 9
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 9
6.1. Phương pháp phỏng vấn ......................................................................................... 9
6.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................... 10
6.3. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 11
7. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .............................................................................. 11
8. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................................... 11
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................ 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 13
1.1. Một số khái niệm liên quan.................................................................................. 13
1.1.1. Khái niệm du lịch................................................................................................. 13
1.1.2. Khái niệm khách du lịch ...................................................................................... 14
1.1.3. Khái niệm điểm đến du lịch ................................................................................. 16
1.2. Du lịch check-in..................................................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................................. 18

1.2.2. Đặc trưng ............................................................................................................. 19
1.3. Khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến .................................................... 19
1.3.1. Khái niệm ............................................................................................................. 19
1.3.2. Vai trò, ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch với điểm đến ............................. 20
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH CHECK-IN TỚI KHẢ NĂNG THU
HÚT CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ............................................................................. 22
2.1. Đặc điểm của đối tượng điều tra nghiên cứu....................................................... 22
2.2. Đặc điểm chuyến đi của các đối tượng điều tra ................................................... 23
2.2.1. Thời gian và tần suất của chuyến đi .................................................................... 24
2.2.2. Kinh phí dành cho du lịch ................................................................................... 25


2

2.2.3. Đặc điểm lưu trú .................................................................................................. 26
2.2.4. Hình thức đi du lịch ............................................................................................. 28
2.2.5. Động cơ đi du lịch ............................................................................................... 30
2.3. Tác động của du lịch check-in tới khả năng thu hút của điểm đến .................... 32
2.3.1. Tác động tích cực ................................................................................................ 32
2.3.2. Tác động tiêu cực ................................................................................................ 39
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA DU
LỊCH CHECK-IN ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG THU HÚT DU KHÁCH CỦA ĐIỂM
ĐẾN ............................................................................................................................... 45
3.1. Đề xuất giải pháp .................................................................................................. 45
3.1.1. Chú trọng công tác xây dựng các sản phẩm du lịch có tính bền vững ............... 45
3.1.2. Phát triển đa dạng các kênh truyền thơng mới ................................................... 45
3.1.3. Hồn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ tại điểm đến ......................................... 46
3.1.4. Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch .................................................................. 46
3.1.5. Giải pháp về quản lý sức chứa tại các điểm du lịch check in ............................. 47
3.1.6. Giải pháp xây dựng sự khác biệt hóa trong sản phẩm du lịch để hấp dẫn

khách .............................................................................................................................. 47
3.2. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................... 48
3.3. Đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai........................................................ 48
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 52
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 54
BẢNG HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 54
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 59


3

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.1. Thông tin về đối tượng được điều tra ........................................................22
Bảng 2.2.3.1. Số ngày lưu trú của du khách ..................................................................27
Bảng 2.2.3.2. Loại hình lưu trú .....................................................................................27


4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.2.1.1: Thời gian đi du lịch .............................................................................24
Biểu đồ 2.2.1.2: Tần suất đi du lịch ...............................................................................25
Biểu đồ 2.2.2.1: Kinh phí dành cho mỗi chuyến du lịch ...............................................26
Biểu đồ 2.2.4.1. Các hình thức đi du lịch (%) ...............................................................28
Biểu đồ 2.4.1.2. Đối tượng đi cùng trong chuyến du lịch .............................................30
Biểu đồ 2.1.5.1. Mục đích đi du lịch của sinh viên Hà Nội .........................................30
Biểu đồ 2.5.1.2. Động cơ kéo du khách đi du lịch. .......................................................31
Biểu đồ 2.3.1.1.1. So sánh điểm du lịch check-in và các điểm đến du lịch khác (%)...32
Biểu đồ 2.3.1.1.3. Đánh giá chi phí tham quan các điểm du lịch check-in ...................34

Biểu đồ 2.2.1.2.1. Mức độ sẵn sàng tới các điểm du lịch check-in có sản phẩm du lịch
tương tự nhau .................................................................................................................36
Biểu đồ 2.3.1.3.1. Mức độ phổ biến của du lịch check-in qua các kênh truyền thông .37
Biểu đồ 2.3.1.2.2. Thời gian chia sẻ ảnh check-in du lịch trên mạng xã hội (%) .........38
Biểu đồ 2.3.2.1.1. Hạn chế của các điểm du lịch check-in (%).....................................40
Biểu đồ 2.3.2.2.1. Khả năng quay lại điểm du lịch check-in ........................................43


5

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đạt sự tăng trưởng tốt cùng với sự
dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, trong đó tỉ trọng
của khu vực dịch vụ tăng từ mức 39,73% của năm 2015 lên 41,17% vào năm 2018 và
41,64 % trong năm 20191. Khu vực dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng đã có
nhiều phát triển vượt bậc, trong năm 2019, du lịch Việt Nam ước đón 18 triệu lượt khách
quốc tế (tăng 16%); phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (tăng 6%); tổng thu từ khách du
lịch ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng (tăng trên 16% so với năm 2018)2. Cùng với sự phát
triển của hệ thống, nhu cầu du lịch của người dân cũng tăng cao do thu nhập tốt hơn và
xu thế tồn cầu hóa, các hiệp định hợp tác giữa các nước, các khu vực cũng giúp việc di
chuyển trên thế giới ngày càng dễ dàng hơn. Ngày nay, ngồi những loại hình du lịch
truyền thống như du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng,… đã xuất hiện thêm các loại
hình du lịch độc đáo và mới mẻ khác, thu hút được một lượng lớn du khách, đặc biệt là
giới trẻ. Chưa bao giờ cụm từ “check-in” lại xuất hiện trên các diễn đàn du lịch, các
trang mạng xã hội nhiều đến thế và nhanh chóng trở thành một hình thức du lịch phổ
biến, đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Một cuộc khảo sát năm 2018 bởi sàn giao
dịch tiền tệ WeSwap cho thấy 31% giới trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X (những người sinh từ
năm 1980 – 1999) coi việc check-in trên mạng xã hội là quan trọng và 29% sẽ khơng đi
đâu nếu khó khăn trong việc đăng ảnh tức thời khi du lịch. Điều đó cho thấy cùng với

sự phát triển của các trang mạng xã hội thì mục đích du lịch của giới trẻ đã có sự thay
đổi và du lịch cùng nhiếp ảnh gần như đã trở thành hai khái niệm không thể tách rời.Bên
cạnh những lợi thế về thu hút khách, truyền thơng điểm đến thì du lịch check-in cũng
đang dần trở thành thói quen khơng tốt và gây ra những ảnh hưởng tới trải nghiệm du
lịch của khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ. Không chỉ vậy, việc khai thác điểm đến để
phục vụ du lịch check-in ở một số nơi cũng khơng có quy hoạch cụ thể mà chỉ chạy theo
xu hướng nhất thời dẫn đến nhiều tác động tiêu cực, thiếu bền vững tới du lịch nói chung.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài “Du lịch check-in và khả năng thu hút

Theo Báo Điện tử của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, xem tại: truy cập ngày 26/5/2020.
2
Theo Báo Điện tử của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, xem tại: truy cập ngày 26/5/2020.
1


6

du khách của điểm đến” nhằm đánh giá hiệu quả và hạn chế của du lịch check-in đối
với khả năng thu hút du khách của điểm đến, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm
phát huy các mặt lợi thế và hạn chế những điểm yếu của loại hình du lịch đang có xu
hướng phát triển nhanh này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của nghiên cứu: Tìm hiểu được những tác động của du lịch check-in đến
khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc
đẩy hiệu quả của hình thức du lịch check-in này.
- Với mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra như sau:
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch check-in và khả năng thu hút khách du lịch
của điểm đến.
 Phân tích những tác động của du lịch check-in đối với du khách khi đưa ra quyết
định lựa chọn điểm đến.

 Khảo sát, làm rõ mặt tích cực và hạn chế của du lịch check-in.
 Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả của du lịch check-in
đối với điểm đến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hình thức du lịch check-in và khả năng thu hút khách của
điểm đến du lịch
- Phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian: Các điểm đến du lịch check-in tại Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt
Theo những tìm hiểu, tác giả nhận thấy rằng tại Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt có nhiều
điểm đến được xây dựng với mục đích thu hút khách tới du lịch check-in. Đây là những
môi trường thuận lợi để du lịch check-in có thể phát triển một cách mạnh mẽ và là nơi
có điều kiện nghiên cứu tốt nhất cho đề tài này.
 Về thời gian: Từ tháng 8 năm 2018 đến đầu tháng 2 năm 2019.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Nghiên cứu về khả năng thu hút, trên thế giới có các nghiên cứu của Hu và Ritchie
(1993); Azlizam Aziz (2002); nghiên cứu của Vengesayi (2003) và nghiên cứu của Tasci


7

et al (2007). Các nghiên cứu đều tập trung mô tả mơ hình các yếu tố cấu thành khả năng
thu hút tại một điểm đến du lịch.
Hu & Ritchie (1993, 26) cho rằng khả năng thu hút của điểm đến “phản ánh cảm
nhận, niềm tin, và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lịng khách hàng
của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ”. Trong khi đó khái
niệm của Mayo & Jarvis (1981) về khả năng thu hút của điểm đến liên quan đến quá
trình ra quyết định của khách du lịch và những lợi ích cụ thể mà khách du lịch thu được.
Cụ thể, khả năng thu hút của điểm đến như là sự kết hợp của “sự quan trọng tương đối
của các lợi ích cá nhân và khả năng của điểm đến đó mang lại các lợi ích cá nhân cho

du khách” (Mayo & Jarvis, 1981). Do đó, có thể nói một điểm đến cũng có khả năng
đáp ứng nhu cầu của du khách thì điểm đến đó cũng có cơ hội để được du khách lựa
chọn như một điểm đến du lịch tiềm năng. Các khả năng này phụ thuộc vào các thuộc
tính của điểm đến và cũng là những yếu tố thúc đẩy du khách đến với điểm đến
(Vengesayi, 2003; Tasci & cộng sự,2007).
Tuy nhiên các nghiên cứu ngày chỉ mới dừng lại ở khả năng thu hút của điểm đến nói
chung chứ chưa đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của các loại hình du lịch tới tính hấp
dẫn của điểm đến, về du lịch check-in lại càng chưa có.
- Tình hình nghiên cứu trong nước:
Tại Việt Nam, có nhiều cơng trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
hấp dẫn khách du lịch của một điểm đến. Trong đó có thể kể đến luận văn “Khảo sát và
phân tích khả năng thu hút khách tại khu du lịch Dốc Lết” và nghiên cứu “Đánh giá khả
năng thu hút khách du lịch của điểm di tích Đại Nội - Huế”. Nhìn chung, cả hai nghiên
cứu đều chỉ ra và phân tích rất rõ những yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của một điểm
du lịch. Trong đó, luận văn “Khảo sát và phân tích khả năng thu hút khách tại khu du
lịch Dốc Lết” đã trình bày những yếu tố thu hút khách du lịch của một điểm đến như:
nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật, dịch vụ du lịch, chất lượng và phong
cách dịch vụ, sự liên kết giữa các dịch vụ và hoạt động marketting. Luận văn có triển
khai đi sâu vào phân tích từng yếu tố trong khả năng hấp dẫn khách du lịch của điểm
đến Dốc Lết. Trong đó tác giả nhấn mạnh vào những yếu tố như quá trình hình thành và
phát triển, cơ sở vật chất (khu lưu trú, sản xuất, nhà hàng, dịch vụ), cơ cấu tổ chức, tình


8

hình kinh doanh hoạt động của cơng ty trong 3 năm qua, phân tích khả năng thu hút
khách du lịch của Dốc Lết. Cuối cùng, tác giả đề xuất những giải pháp, kiến nghị cho
việc phát triển khu du lịch này. Nhìn chung, luận văn đã khai thác được rõ những yếu tố
trong một điểm đến du lịch Dốc Lết, đóng góp cho sự phát triển trong tương lai với việc
chỉ ra cụ thể và phân tích rõ ràng điểm mạnh, điểm yếu trong sự phát triển của khu du

lịch.
Còn đối với nghiên cứu “Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của di tích Đại
Nội - Huế”, tác giả cũng chỉ rõ và phân tích những yếu tố trong khả năng thu hút khách
du lịch của điểm đến. Tuy nhiên, đây là một điểm đến văn hóa lịch sử với bề dày truyền
thống lâu đời nên tác giả triển khai phân tích theo những tiêu chí: đặc điểm tự nhiên,
đặc điểm vật chất, yếu tố địa lý, yếu tố văn hóa – xã hội và các đặc tính bổ trợ. Trong
đó, ở yếu tố đặc điểm tự nhiên, tác giả phân tích nét đẹp thiên nhiên, phong cảnh độc
đáo và các hoạt động ngoài trời tại điểm di tích Đại Nội - Huế. Trong yếu tố đặc điểm
vật chất, tác giả đưa ra các yếu tố về công viên vui chơi giải trí, kiến trúc, khu vực mua
sắm và các tiện nghi du lịch. Tiếp theo, để trình bày và làm rõ về yếu tố địa lý, tác giả
chỉ ra vị trí, khả năng tiếp cận điểm đến, thời tiết, những đặc trưng cho khí hậu ở đây và
nét độc đáo trong yếu tố địa lý về cảnh quan thiên nhiên. Bên cạnh đó, khi đề cập đến
yếu tố văn hóa – xã hội, tác giả nhắc đến lối sống bản địa của khu di tích, lịng mến
khách của những người dân nơi đây và mức giá cả của địa phương. Cuối cùng, trong
mục các đặc tính bổ trợ, tác giả nhắc đến hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, khu vực
lưu trú và ăn uống cùng các phương tiện di chuyển. Bên cạnh đó, từ nghiên cứu thực
tiễn của mình, tác giả đưa ra so sánh ý kiến đánh giá của các du khách khác nhau về
điểm đến. Để minh họa cho luận điểm của mình, tác giả có đưa ra bảng so sánh giữa các
nhóm du khách về đánh giá các thuộc tính của điểm di tích Đại Nội - Huế với những số
liệu cụ thể, chi tiết. Cuối cùng, tác giả đưa ra những gợi ý trong việc quản lý và phát
triển khu di tích Đại Nội.
Ngồi ra, nghiên cứu “Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến Huế”
cũng đã đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế trên cơ sở ý kiến đánh
giá ở cả phía cung và cầu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: mặc dù các yếu tố tài


9

nguyên du lịch của Huế được đánh giá tương đối nổi trội, nhưng các yếu tố sản phẩm
và dịch vụ du lịch cơ bản vẫn chưa tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho du khách. Do vậy

hạn chế đến khả năng thu hút du khách của điểm đến. Từ đó, các hàm ý quản lý và phát
triển điểm đến Huế phải nhằm vào chiến lược phát triển sản phẩm, cải thiện và nâng cấp
cơ sở hạ tầng du lịch đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách Huế.
Theo tìm hiểu của tác giả, cho đến thời điểm hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu
về du lịch check in cũng như ảnh hưởng của nó tới khả năng thu hút khách du lịch của
điểm đến. Từ việc tìm hiểu tài liệu, phân tích kết quả của những đề tài đã được nghiên
cứu, đánh giá ưu điểm và hạn chế còn tồn tại của các đề tài, tác giả tiếp thu và kế thừa
những ưu điểm, điểm mạnh của từng đề tài và tiếp tục bổ sung, làm rõ vấn đề đã chọn
trong nghiên cứu này.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Khi chọn lựa vấn đề nghiên cứu này, tác giả đặt ra những câu hỏi sau:
- Du lịch check-in ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn điểm đến của du khách
và có tác động ra sao đối với khả năng thu hút du khách tới điểm đến du lịch?
- Du lịch check-in tại Việt Nam đã đảm bảo được tính bền vững hay chưa và làm
thế nào cải thiện các điểm du lịch check-in để phù hợp hơn với nhu cầu của du khách?
Để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu này, tác giả đã quyết định tiến hành khảo
sát, nghiên cứu đối tượng là khách du lịch đã từng đến các điểm du lịch check-in tại
Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt,…để có thể giải quyết được những thắc mắc trong bài nghiên
cứu của mình.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phỏng vấn
Bài nghiên cứu sử dụng một bảng câu hỏi đóng – mở để đánh giá về ảnh hưởng của
du lịch check-in, xu hướng lựa chọn điểm đến du lịch check-in, mức độ phổ biến cũng
như mức độ hứng thú của du khách đối với du lịch check-in
- Xác định quy mơ mẫu:
Kích cỡ mẫu được xác định theo công thức của Cochran (1977):
𝑛=

𝑧 2 ∗ (𝑝 ∗ 𝑞)
𝑒2



10

Trong đó:
n = là cỡ mẫu
z = giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (trong trường hợp này
chọn độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96…)
p = là ước tính tỷ lệ % của tổng thể
q = 1-p (thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có
thể xảy ra của tổng thể).
e = sai số cho phép ( ±3%, ±4%, ±5%...). Trong trường hợp này, chọn e =
±10%.
𝑛=

1,962 ∗(0,5∗0,5)
0,12

= 96,04. Như vậy quy mô mẫu là 96 .

Mặc khác, theo Hair và cộng sự, để sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám
phá (EFA) kích thước mẫu tốt khi tỉ lệ quan sát/ biến đo lường là 5 :1 nghĩa là một biến
đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Nghiên cứu sử dụng 26 biến đo lường, kích thước mẫu
tối thiểu là 26*5= 130. Để đảm bảo thu hồi đủ số phiếu tối thiểu, tác giả phát ra 160
bảng hỏi trong quá trình khảo sát.
- Phương pháp chọn mẫu : ngẫu nhiên không lặp.
6.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp thu thập được từ Cổng thông tin điện tử du lịch Tam Đảo, Đà
Lạt, SaPa, các sách báo, internet và các khóa luận, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đã công bố.

- Số liệu sơ cấp
 Thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra bảng hỏi từ khách du lịch nội địa
tại các điểm du lịch check-in. Số liệu sơ cấp từ tháng 06 đến tháng 12 năm 2019.
 Tiến hành phỏng vấn trực tiếp du khách bằng phiếu điều tra (bảng câu hỏi).
 Số lượng phiếu điều tra: 160 phiếu


11

6.3. Quy trình nghiên cứu
Xác định vấn đề
nghiên cứu

Điều tra sơ bộ

Thiết kế
nghiên cứu

Xử lý số
liệu

Thu
thập dữ
liêu liệu

Mã hóa, nhập
và làm sạch
dữ liệu

Thiết kế bảng

hỏi sơ bộ

Điểu tra thử
30 bảng hỏi

Tiến hành điểu
tra chính thức

Chỉnh sửa và
tính cỡ mẫu

Điều tra chính thức

Phân tích
dữ liệu

Kết quả nghiên cứu

Báo cáo
nghiên cứu

7. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Trên phương diện lý thuyết, bài nghiên cứu làm rõ tác động của du lịch check-in tới
khả năng thu hút của điểm đến, những điểm mạnh và hạn chế của mơ hình này. Từ đó
giúp các địa điểm du lịch có thể xây dựng chiến lược phát triển bền vững, bản sắc độc
đáo hơn trong tương lai.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi các phần mở đầu, lời cảm ơn, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khóa
luận bao gồm các chương sau:
Phần I: Phần mở đầu

Phần mở đầu sẽ cung cấp những thông tin về lý do chọn đề tài, mục đích và nhiệm
vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu vấn đề, phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu và cấu trúc bài nghiên
cứu.
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận


12

Chương 1 giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu: các khái niệm liên quan đến
đề tài: du lịch, khách du lịch, điểm đến và mối liên hệ giữa du lịch check-in và khả năng
thu hút khách du lịch của diểm đến.
Chương 2: Tác động của du lịch check-in tới khả năng thu hút du khách của điểm
đến du lịch
Phần này thông qua kết quả điều tra bảng hỏi để trình bày những lợi ích và tác hại
của du lịch check-in tới tính hấp dẫn của điểm đến
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của du lịch check-in đối với
điểm đến du lịch
Dựa trên những kết quả nghiên cứu, chương này sẽ đưa ra những giải pháp thiết
thực nhằm nâng cao hiệu quả của hình thức du lịch check-in đối với khả năng thu hút
của điểm đến
Phần III: Kết luận và Kiến nghị


13

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1. Khái niệm du lịch
Trước thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX du lịch vẫn được coi là đặc quyền của tầng
lớp nhà giàu có, quý tộc và người ta chỉ coi đó như là một hiện tượng cá biệt trong đời
sống kinh tế- xã hội. Từ giữa thế kỷ XIX, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay
đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du
lịch của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Khái niệm
du lịch là một trong những đặc điểm của ngành du lịch với tư cách là đối tượng nghiên
cứu của du lịch học, phản ánh mối quan hệ bản chất bên trong, làm cơ sở cho việc nghiên
cứu các xu hướng và các quy luật phát triển của nó.. Bằng nhiều cách khác nhau, sau
đây là một số quan niệm du lịch theo các phương pháp tiếp cận khác nhau:
- Theo Mill và Morrison: “Du lịch là một hoạt động xảy ra khi con người vượt qua
biên giới một nước, hay ranh giới một vùng, một khu vực để nhằm mục đích giải trí
hoặc cơng vụ là lưu lại đó ít nhất 24h nhưng không quá một năm.” [19]
- Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO (1980) đưa ra khái niệm: “Du lịch bao gồm tất
cả mọi hoạt động của người du hành, tạm trú, với mục đích tham quan, khám phá và tìm
hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng khơng q một
năm, ở bên ngồi mơi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích
chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống
khác hẳn nơi định cư.” [20]
- Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới WTTC (2001) đã đưa ra khái niệm: “Du
lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, với mục đích tham
quan, khám phá hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích kinh
doanh và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng khơng q một năm
ở bên ngồi mơi trường sống định cư.” [11]


14

- Theo WTO3: “Du lịch bao gồm tất cả những hoạt động của cá nhân đến và lưu lại

ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài (hơn một năm) với những mục đích
khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền.” [12]
- Theo Luật du lịch Việt Nam 2017: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định.” [7]
Như vậy, có thể hiểu du lịch là một hiện tượng, du lịch cũng là một hoạt động du
lịch, các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh
doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và đón tiếp
khách du lịch. Du lịch còn là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong
các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó
khơng thành cư trú thường xun và khơng dính dáng đến hoạt động kiếm lời. Theo Tổ
chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt
động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm
hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một
năm, ở bên ngồi mơi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích
chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống
khác hẳn nơi định cư.
1.1.2. Khái niệm khách du lịch
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khách du lịch đứng ở trên các góc độ khác nhau.
Một số khái niệm tiêu biểu về khách du lịch có thể liệt kê như sau:
- Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa khách du lịch như những người “đi du lịch đến
và ở lại, ở những nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong hơn 24 giờ và
không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các mục đích khác khơng liên
đến những nhân viên, hướng dẫn viên du lịch của tổ chức thực hiện việc du lịch đó”.

Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO) là một tổ chức quốc tế đặt
trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo
các quy tắc thương mại.
3



15

- Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (Tiền thân của tổ chức du lịch thế giới):
“Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải trí, nghỉ
ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”.
- Uỷ Ban tài nguyên Quốc gia của Mỹ đưa ra định nghĩa: “Du khách là người đi ra
khỏi nhà ít nhất 50 dặm vì cơng việc giải trí, việc riêng trừ việc đi lại hàng ngày, khơng
kể có qua đêm hay không”.
- Địa lý du lịch Việt Nam định nghĩa: “Du khách từ bên ngoài đến địa điểm du lịch
chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức với môi trường xung quanh, tham gia vào
các hoạt động thư giãn, giải trí, thể thao, văn hố kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự
nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du lịch”.
- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm
việc để nhận thu nhập ở nơi đến. (Theo luật du lịch Việt Nam 2017).
- Các loại khách du lịch:
 Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
 Khách du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi cư trú ở Việt Nam
đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
 Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
 Khách du lịch ra nước ngồi là cơng dân Việt Nam và người nước ngồi cư trú ở
Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài.
(Theo luật Du lịch Việt Nam 2017)
- Khách du lịch nội địa:
Bất kỳ người nào ngụ tại một quốc gia nào, bất kể quốc tịch gì đi du lịch đến một nơi
khác với chỗ thường trú của mình trong phạm vi quốc gia trong thời gian 24 giờ hay
một đêm và vì bất kỳ lý do nào khác hơn là thực hiện một hoạt động trả công tại nơi đến

thăm.


16

Một người đáp ứng được các tiêu chuẩn của khách du lịch nội địa nhưng không ở qua
đêm được gọi là khách tham quan nội địa.
1.1.3. Khái niệm điểm đến du lịch
Các nước phát triển du lịch đều mong muốn thu hút nhiều khách đến tham quan và
du lịch. Vì thế ngoài việc tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch với mục tiêu xây
dựng hình ảnh của đất nước như một điểm đến du lịch độc đáo và hấp dẫn, người ta còn
tham gia vào các hội chợ du lịch quốc tế nổi tiếng thế giới và khu vực để quảng cáo và
xúc tiến điểm đến. Trong những hội chợ này, ngồi việc xây dựng hình ảnh cho đất nước
cịn có các địa phương, các khu du lịch tổ chức loại hình du lịch khác nhau nhằm ký kết
hợp đồng với các hãng lữ hành thu hút và đưa khách tới. Điểm mà khách đi đến du lịch
được gọi là điểm đến du lịch.
Trong tiếng Anh, từ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểm đến du
lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa ra quan niệm về điểm đến du lịch: “Điểm đến du
lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản
phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới
hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh
trên thị trường”.
Theo Tourism destinatiom management (The George Washington University, 2007)
một khái niệm khác trong du lịch, đó là điểm tham quan du lịch, trong tiếng Anh gọi là
tourist attraction. Điểm đến du lịch là một điểm thu hút khách du lịch, nơi khách du lịch
tham quan, thường có các giá trị vốn có của nó hoặc trưng bày các giá trị văn hóa, ý
nghĩa lịch sử hoặc được xây dựng, cung cấp các dịch vụ về phiêu lưu, mạo hiểm, vui
chơi giải trí hoặc khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ.
Điểm tham quan du lịch về cơ bản có những điểm giống như định nghĩa về điểm đến
du lịch, nhưng khác cơ bản với điểm đến du lịch đó là khách chỉ đến tham quan sử dụng

các dịch vụ tại đây, nhưng không ngủ lại một đêm. Mặt khác, điểm tham quan du lịch
thường nằm trong một điểm đến du lịch và điểm tham quan du lịch rất đa dạng, phụ
thuộc vào sự sáng tạo của những người làm du lịch.


17

Gatrell (1884) định nghĩa: “Điểm đến là những vùng địa lý có những thuộc tính, tính
năng, sự hấp dẫn và dịch vụ để thu hút người sử dụng tiềm năng”. [19]
Trong cách nhìn chiến lược, Buhalis (2000) cho rằng: “Điểm đến là hỗn hợp của các
sản phẩm dịch vụ, cung cấp tích hợp kinh nghiệm cho người tiêu dùng”. [19]
Rubies (2001) định nghĩa: “Điểm đến là một khu vực địa lý trong đó chưa đựng một
nhóm các nguồn lực về du lịch và các yếu tố thu hút, cơ sở hạ tầng, thiết bị, các nhà
cũng cấp dịch vụ, các lĩnh vực hỗ trợ khác và các tổ chức quản lý mà họ tương tác và
phối hợp các hoạt động để cung cấp cho du khách các trải nghiệm họ mong đợi tại điểm
đến mà họ lựa chọn”. [19]
Trong Luật Du lịch (2005): “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục
vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”. [7]
Điểm đến du lịch còn là nơi đón tiếp và phục vụ khách du lịch trong thời gian họ nghỉ
ngơi và tham quan du lịch tại điểm đến này. Là nơi mở rộng được các loại hoạt động
dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch, thực hiện “xuất khẩu vơ hình” các
tài nguyên du lịch và “xuất khẩu tại chỗ” dịch vụ hàng hóa của địa phương với mục tiêu
thu được nhiều ngoại tệ và tạo ra nhiều công ăn, việc làm.
Theo ý kiến của PGS.TS. Nguyễn Bách Khoa và Th.S Nguyễn Viết Thái thì "Các
điểm đến du lịch cũng được coi là một dạng thức sản phẩm, thị trường du lịch đặc biệt
theo tiếp cận quản trị kinh doanh và marketing du lịch. Điểm đến du lịch của một quốc
gia là tập hợp những điểm đến riêng lẻ của từng vùng trong quốc gia đó. Tại từng thời
điểm nhất định và theo một ý định và chủ đề cụ thể, một vài hoặc nhiều điểm đến riêng
lẻ được đầu tư đặc biệt, được đại diện và đưa vào nội dung xúc tiến quảng bá du lịch
của quốc gia đó”. Hay theo Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Đình Hịa: “Điểm đến du lịch

là một địa điểm mà chúng ta có thế cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý,
đường biên giới về chính trị, hay đường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp
dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của du khách”.
Như vậy, điểm đến du lịch có một phạm vi nhất định về cở sở và dịch vụ cụ thể cho
du khách. Do đó, ngày nay nhiều tỉnh, thành phố liên tục duy trì, cái tiến cơ sở của mình
để duy trì lợi thế cạnh tranh, qua đó điểm đến du lịch phát triển thị trường của mình.


18

1.2. Du lịch check-in
1.2.1. Khái niệm
“Check-in” là cụm từ vốn thuộc về ngôn ngữ Anh nhưng lại được giới trẻ người Việt
sử dụng rộng rãi. “Check” là động từ, dịch ra tiếng Việt nghĩa là kiểm tra, đánh dấu, gửi.
Hiểu theo nghĩa đen, từ này được sử dụng để diễn tả hành động kiểm tra hay bắt các sự
vật, hiện tượng khác thường, không được di chuyển. Giới từ “in” dịch ra có nghĩa là ở
trong, bên trong. Khi kết hợp với giới từ in thì “check-in” mang nghĩa là kiểm tra, đánh
dấu, ghi danh, đăng ký vào, .... Về cơ bản, nghĩa của từ check-in được sử dụng để diễn
tả nhân vật, đồ vật nào đó có mặt tại một địa điểm hoặc nơi cụ thể.
Check-in có rất nhiều nghĩa, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà chúng thể hiện các
thơng điệp khác nhau. Ví dụ như khi vào các khách sạn hay lên máy bay thì phải làm
thủ tục check in nhận phịng, nhận chỗ. Ngồi ra, check-in trên các trang mạng xã hội
(Facebook, Instagram, Zalo,…) đã trở thành một trào lưu được giới trẻ ưa chuộng.
Check- in trên mạng xã hội để xác nhận vị trí mà một người dùng đang ở hoặc đang đến,
thông qua chức năng định vị GPS, kèm với ảnh, video, dòng trạng thái mơ tả việc họ
đang làm, món ăn họ đang thưởng thức, phong cảnh đẹp nơi họ đến để chia sẻ với bạn
bè, người dùng khác.
Hoạt động check-in ngày càng trở nên thường xuyên và hầu như được giới trẻ sự
dụng mọi lúc mọi nơi..Ngay khi chuẩn bị đi ngủ, ăn một thứ gì đó, ngồi học bài, thử đồ
khi đi mua sắm hay đến siêu thị, quán cà phê,... cũng có thể check-in. Việc check-in để

có những bức hình đăng tải lên mạng xã hội không cố định thời gian và địa điểm. Xu
hướng check-in mọi lúc mọi nơi, đặc biệt khi đi du lịch dần trở thành một hành động
khơng thể thiếu khi đến một điểm đến. Vì vậy, các điểm đến cũng dành nhiều sự quan
tâm hơn đến hình ảnh, đầu tư xây dựng nhiều điểm tham quan bắt mắt, độc đáo hoặc bắt
chước những biểu tượng của các địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới, để tạo thành
các điểm “du lịch check in”. Một số điểm du lịch check-in gần đây mới được xây dựng
và thu hút được nhiều du khách có thể kể đến như: Sapa secret garden (Sapa), Dalaland
(Đà Lạt), Sake Garden (Tam Đảo),….
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát về khái niệm điểm du lịch check-in là
các điểm đến du lịch được xây dựng, định hướng phát triển theo xu thế mới với các


19

điểm tham quan thu hút phần đa du khách đến để tham quan chụp ảnh, tuy nhiên xu
thế này dễ khiến các điểm đến rơi vào định hướng phát triển không bền vững, không
tạo được sự độc đáo bản sắc riêng biệt mà chỉ tập trung đầu tư những thứ được giới trẻ
ưu chuộng để check-in hoặc học theo một khn mẫu nào đó đã thành cơng.
1.2.2. Đặc trưng
Tại Việt Nam, du lịch check-in chưa thật sự trở thành một loại hình du lịch riêng
biệt như du lịch phượt, du lịch tham quan, mà nó thường cùng xuất hiện khi khách du
lịch thực hiện các loại hình du lịch khác. Tuy nhiên, du lịch check-in cũng có những đặc
trưng cơ bản có thể kể đến như sau:
- Du khách thường lựa chọn các điểm đến đẹp, có nhiều “tọa độ sống ảo”- những
cảnh đẹp để chụp ảnh, xuất hiện nhiều trên mạng xã hội.
- Lưu trú tại các homestay, khách sạn có kiến trúc đẹp, hút mắt.
- Thời gian di chuyển giữa các điểm đến nhanh hơn để có thể chụp ảnh ở nhiểu địa
điểm khác nhau.
- Lịch trình chuyến đi được xây dựng dựa trên số lượng các điểm check-in.
- Không tham gia nhiều vào các hoạt động ăn uống, tham quan, khám phá, nghỉ

dưỡng.
1.3. Khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến
1.3.1. Khái niệm
Khả năng thu hút của điểm đến chính là yếu tố thúc đẩy việc du khách đến thăm, ở
lại điểm đến hoặc di chuyển từ điểm đến này sang điểm đến khác. Theo Hu và Richie
(1993), khả năng thu hút của điểm đến “phản ánh cảm nhận, niềm tin và ý kiến mà mỗi
cá nhân có được về khả năng là hài lịng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với
nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ”. Có thể nói một điểm đến càng có khả năng đáp ứng
nhu cầu của du khách thì điểm đến đó càng có cơ hội để được du khách lựa chọn.
Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Mayo và Jarvis (1981) cho rằng khả năng
thu hút của điểm đến là “khả năng của điểm đến mang lại các lợi ích cho du khách”.
Các khả năng này phụ thuộc vào các thuộc tính của điểm đến và cũng là những yếu
tố thúc đẩy du khách đến với điểm đến (Vengesayi, 2003, Tasci, 2007).


20

Như vậy, khả năng thu hút của điểm đến có thể được nhận thức bởi du khách mỗi khi
họ được tiếp cận thông tin về điểm đến mà không nhất thiết phải có trải nghiệm thực tế
ở điểm đến. Có thể thấy rằng điểm đến càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách
thì điểm đến đó càng dễ dàng được du khách chọn lựa.
1.3.2. Vai trò, ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch với điểm đến
- Vai trò
Nhu cầu đi du lịch kết hợp với các mục đích khác như thăm thân, nghỉ ngơi, tìm hiểu
cơ hội đầu tư, làm ăn, … của con người ngày càng tăng cao và nguồn thu từ hoạt động
du lịch là rất đáng kể. Chính vì có sự nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng mang tính
chiến lược của du khách đối với hiệu quả du lịch nên các nhà quản lý, kinh doanh du
lịch và các hãng lữ hành đã có rất nhiều nỗ lực trong việc quảng bá các điểm đến. Các
chính sách được hoạch định rõ ràng và tập trung vào các nội dung như xây dựng, thực
hiện các hoạt động marketing điểm đến, tổ chức các chiến dịch quảng bá thương hiệu.

Bên cạnh đó coi trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, coi
trọng việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Vấn đề thu hút khách du lịch đóng vai trị rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của bất kỳ điểm đến nào. Bởi lẽ, đặc thù của “sản phẩm du lịch” là không thể vận
chuyển đem đi bán ở nơi khác mà đòi hỏi người khách hàng phải đến trực tiếp tại nơi
bán để tiêu dùng. Do đó cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động thu hút, thúc đẩy khách tìm
đến với điểm đến du lịch. Khi lượng du khách được thu hút càng nhiều thì sẽ giúp đảm
bảo được sự tồn tại và phát triển, phát huy được giá trị của điểm đến. Góp phần làm tăng
doanh thu, đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục và hình thành các cơ
hội phát triển tại điểm đến đó. Đồng thời giúp tạo ra nhiều việc làm, cải thiện đời sống
cho các cán bộ công nhân viên làm việc tại điểm đến…
- Ý nghĩa
 Về mặt kinh tế
+ Tăng GDP cho đất nước. Du lịch phát triển sẽ góp phần tăng tỷ trọng GDP của
nghành du lịch trong khu vực dịch vụ, theo đó làm tăng GDP của nền kinh tế quốc dân.
+ Hoạt động du lịch còn tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ
thúc đẩy các ngành khác phát triển.


21

+ Thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề có liên quan, đặc điểm của du lịch là sự kết
hợp giữa nhiều ngành sản phẩm dịch vụ của nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội.
+ Hoạt động du lịch văn hóa đã góp phần tạo sự tăng trưởng nhanh của các ngành
công nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, thương mại, công nghệ thông tin và ngành
nông lâm thủy sản….
 Về mặt xã hội
+ Giải quyết công ăn việc làm cho người dân, giải quyết được tình trạng thiếu việc
làm, tạo thu nhập cho người dân địa phương.
+ Giảm q trình đơ thị hóa, thơng thường tài ngun du lịch thiên nhiên có nhiều ở

các vùng núi trung du, việc thu hút khách du lịch sẽ tạo được sức hút đối với các nhà
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng….làm thay đổi, bộ mặt xã hội.
+ Là cơ hội để các cấp ban ngành quan tâm, đầu tư cải tạo di tích, điểm đến du lịch,
phát huy được tối đa các điểm mạnh của điểm đến.
Có thể phải thêm vao đây Mối quan hệ giữa du lịch check-in va khả năng thu hút
khách của điểm đế


22

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH CHECK-IN TỚI KHẢ
NĂNG THU HÚT CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
2.1. Đặc điểm của đối tượng điều tra nghiên cứu
Số lượng mẫu điều tra: Số phiếu được phát ra trong quá trình điều tra là 160 và thu về
130. Sau khi lọc mẫu thì số mẫu nghiên cứu hợp lệ còn lại là 121. Như vậy số phiếu được
sử dụng trong quá trình nghiên cứu là 121 phiếu.
Đặc điểm của đối tượng khảo sát được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1.1. Thông tin về đối tượng được điều tra
Số lượng

Tỉ lệ(%)

Nam

50

41.3

Nữ


70

57.9

Khác

1

0.9

Dưới 18

1

0.9

Từ 18-22

81

65.9

Từ 23-35

39

32.2

Sinh viên


75

61.9

Hành chính văn phịng

35

28.8

Khác

11

9.3

Tiêu chí

Giới tính

Độ tuổi

Ngành nghề

(Nguồn: Xử lí số liệu điều tra năm 2020)
Qua q trình nghiên cứu, một số đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, nghề
nghiệp) ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá của du khách. Do vậy, cần nghiên cứu đặc
điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu, làm cơ sở cho việc đánh giá và đề ra
giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách của các điểm du lịch check-in. Đối
tượng du khách nghiên cứu có những đặc điểm sau:



23

- Về giới tính
Trong 121 người được phỏng vấn, du khách nam chiếm 41.3%, du khách là nữ chiếm
57.9 %. Kết quả cho thấy số lượng khách du lịch giữa nam và nữ khơng có sự chênh
lệch q nhiều.
- Về độ tuổi
Du khách từ 18-22 tuổi chiếm 65.9%, đối tượng du khách này chủ yếu là sinh viên,
những bạn trẻ ưa sự trải nghiệm, khám phá những điều độc đáo, mới mẻ khi đi du lịch.
Khách du lịch từ 22-35 tuổi chiếm 32.2%, đây thường là những khách hàng có công việc
ổn định, nhu cầu du lịch rất cao và sẵn sàng chi trả khi đi du lịch. Như vậy, đối tượng
quan tâm đến chủ đề khảo sát đa phần là những người trẻ, khơng có đối tượng khách
trung niên hoặc người già tham gia khảo sát này.
- Về nghề nghiệp
Chiếm tỷ trọng lớn nhất là học sinh, sinh viên (61.9%), đối tượng khách mong muốn
được hiểu biết thêm, mở rộng sự hiểu biết và có nhiều thời gian. Khách du lịch có nghề
nghiệp là hành chính văn phịng (24.7%) và khách du lịch làm việc trong môi trường
nhà nước chiếm 4.1%. Đây là 2 nhóm đối tượng khách tri thức có nhu cầu cao về các
chương trình du lịch, ngoài những giờ việc lao động căng thẳng họ muốn nghỉ ngơi, giải
trí. Ngồi ra, khách du lịch thuộc những ngành nghề khác cũng chiếm 9.3%, họ là lao
động tự do, thời vụ hay thậm chí là thất nghiệp,… nhưng vẫn có nhu cầu đi du lịch và
mong muốn tận hưởng kì nghỉ của mình một cách trọn vẹn. Như vậy, phần lớn trong số
những người tham gia khảo sát đều là những người phổ thông, đại học trở lên, chỉ có số
ít đang ở trình độ phổ thơng, nên ta có thể tin tưởng vào chất lượng của các câu trả lời
của người tham gia khảo sát.
2.2. Đặc điểm chuyến đi của các đối tượng điều tra
Đây là nhóm câu hỏi thứ 2, khảo sát về thói quen đi du lịch của người tham gia khảo
sát. Mục đích của nhóm câu hỏi này để thấy được hành vi đi du lịch của người tham gia

khảo sát, từ đó có thể khai thác được thông tin trả lời các câu hỏi “Mục đích chuyến đi
của họ là gì?”, “Họ đi với ai?”, “Đi như thế nào?”, “Đi trong bao lâu?”. Những câu trả
lời đó khơng chỉ có vai trị quan trọng trong việc trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu của
đề tài mà những câu trả lời này còn có ý nghĩa là một tài liệu tham khảo cho những


×