Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

DE CUONG CHUONG TRINH BOI DUONG HOC SINH GIOI LOP 9 CAP DAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.78 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI</b>


<b>MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9</b>


<b>Phần 1: Tiếng Việt.</b>


<b>Phần 2: Văn học trung đại Việt Nam và Thơ Mới.</b>
<b>Phần 3: Thơ hiện đại Việt Nam.</b>


<b>Phần 4: Truyện hiện đại Việt Nam.</b>
<b>Phần 5: Nghị luận xã hội.</b>


<b> 1. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về Tiếng Việt :</b>
<b>Đơn vị </b>


<b>bài học</b> <b>Khái niệm</b> <b>Ví dụ</b>


Từ đơn Là từ chỉ gồm một tiếng Sông, núi, học, ăn,
áo


Từ phức Là từ gồm hai hay nhiều tiếng Quần áo, hợp tác


Từ ghép Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các
tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa


Quần áo, ăn mặc,
dơ bẩn, mỏi mệt
Từ láy Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng Lù mù, mù mờ
Thành ngữ Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa


hoàn chỉnh (tương đương như một từ)



Trắng như trứng
gà bóc, đen như củ
súng


Nghĩa của
từ


Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...)
mà từ biểu thị


Từ nhiều
nghĩa


Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do
hiện tượng chuyển nghĩa


“lá phổi” của
thành phố


Hiện tượng
chuyển
nghĩa của


từ


Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ
nhiều nghĩa (nghĩa gốc -> nghĩa chuyển, nghĩa đen,
nghĩa bóng)



Từ đồng
âm


Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa
khác xa nhau, khơng liên quan gì với nhau


Con ngựa đá con
ngựa đá


Từ đồng
nghĩa


Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống
nhau


Quả - trái,
mất-chết - qua đời
Từ trái


nghĩa


Là những từ có nghĩa trái ngược nhau Xấu – tốt, đúng –
sai, cao – thấp
Từ Hán


Việt


Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của
người Việt



Phi cơ, hoả xa,
chiến đấu


Từ tượng
hình


Là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự
vật


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Từ tượng
thanh


Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người Róc rách, vi vu,
inh ỏi


So sánh Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc
khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi
hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.


Hiền như bụt, im
như thóc


ẩn dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật,
hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt


Uống nước nhớ
nguồn


Nhân hoá Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những


từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm
cho thế giới loài vật trở nên gần gũi...


Con mèo mà trèo
cây cau – Hỏi
thăm chú chuột đi
đâu vắng nhà
-Chú chuột đi chợ
đồng xa – Mua
mắm mua muối
giỗ cha chú mèo
Nói quá Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mơ, tính


chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn
mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm


VD1: Nở từng
khúc ruột.


VD2: Con đi trăm
suối ngàn khe
-Đâu bằng mn
nỗi tái tê lịng bầm
(Tố Hữu)


Nói giảm
nói tránh


Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị,
uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê


sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự


Bác đã lờn đường
theo tổ tiên


Mác, Lênin thế
giới người hiền
(Tố Hữu)


Liệt kê Là sắp xếp, nói tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng
loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những
khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm


Chiều chiều lại
nhớ chiều chiều –
Nhớ người thục nữ
khăn điều vắt vai
Điệp ngữ Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi


bật ý, gây cảm xúc mạnh


Chơi chữ Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo
sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và
thú vị


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>2. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về ngữ pháp:</b>
<b>Đơn vị </b>


<b>bài học</b> <b>Khái niệm</b> <b>Ví dụ</b>



Danh từ Là những từ chỉ người, vật, khái niệm... Bác sĩ, học trò, gà
con


Động từ Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật Học tập, nghiên
cứu, hao mịn...
Tính từ Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành


động, trạng thái


Xấu, đẹp, vui,
buồn...


Số từ Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật Một, hai, ba, thứ
nhất, thứ hai...
Đại từ Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động


tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định
của lời nói hoặc dùng để hỏi


Tơi, nó, thế, ai, gì,
vào, kia, này, đó...
Quan hệ từ Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ


như sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận
của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn


Của, như, vì... nên


Trợ từ Là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong
câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự


vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó


Tình thái từ Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi
vấn, câu cầu khiến, câu cảm và để biểu thị các sắc
thái tình cảm của người nói


A! ôi !


Thán từ Là những từ ngữ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
của người nói hoặc dùng để gọi đáp


Than ơi ! Trời ơi !
Thành phần


chính của
câu


Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu
có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn
(CN – VN)


Mưa / rơi
Súng / nổ
Thành phần


phụ của
câu


Là những thành phần khơng bắt buộc có mặt trong
câu



Thành phần
biệt lập


Là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt
nghĩa sự việc của câu (tình thái, cảm thán, gọi-đáp,
phụ chú)


- Hình như, có lẽ,
chắc chắn; ơi,
chao ơi; này, ơi...
Khởi ngữ Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề


tài được nói đến trong câu


Quyển sách này,
tôi đã đọc rồi
Câu đặc


biệt


Là loại câu khơng cấu thành theo mơ hình chủ ngữ
-vị ngữ


Mưa. Gió. Bom.
Lửa


Câu rút gọn Là câu mà khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số
thành phần của câu nhằm thông tin nhanh, tránh lặp
lại từ ngữ



- Anh đến với ai?
- Một mình !
Câu ghép Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không


bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được
gọi là một vế câu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Nối bằng một quan hệ từ.
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ.
+ Nối bằng phó từ, đại từ.


+ Khơng dùng từ nối, dùng dấu phẩy, hai chấm...


Khoai chăm chỉ
khoẻ mạnh nên
phú ơng rất hài
lịng


Mở rộng
câu


Là khi nói hoặc viết có thể dùng cụm C-V làm thành
phần câu -> CN có C-V, TN có C-V, BN có C-V,
ĐN có C-V, TN có C-V.


Hoa nở -> Những
đóa hoa đầu mùa
đã nở rộ.



Chuyển đổi
câu


Là chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và
ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các
câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.


Chuột bị mèo bắt
-> Mèo bắt chuột.
Câu cảm


thán


Là câu có những từ ngữ cảm thán dùng để bộc lộ
trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết): xuất
hiện trong ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ văn
chương.


VD1: “Nghĩ lạ đến
giờ sống mũi vẫn
còn cay” (Bằng
Việt).


VD2: Than ơi!
Thời oanh liệt nay
cịn đâu!


Câu nghi
vấn



Là câu có những từ nghi vấn, những từ nối các vế có
quan hệ lựa chọn. Chức năng chính là để hỏi, ngồi
ra cịn dùng để khẳng định, bác bỏ, đe doạ...


“Sớm mai này bà
nhóm bếp lên
chưa?” (Bằng
Việt)


Câu cầu
khiến


Là câu có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu
khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên
bảo...


Xin đừng hút
thuốc!


Câu phủ
định


Là câu có những từ phủ định dùng để thông báo,
phản bác...


- Con không về
phép được mẹ à!
Liên kết


câu và


đoạn văn


- Các câu (đoạn văn) trong một văn bản phải liên kết
chặt chẽ với nhau về nội dung: Tập trung làm rõ chủ
đề, sắp xếp theo trình tự hợp lý.


- Sử dụng các phương tiện liên kết (từ ngữ, câu) khi
chuyển từ câu này (đoạn văn này) sang câu khác
(đoạn văn khác) để nội dung, ý nghĩa của chúng liên
kết chặt chẽ.


- Kế đó, ... Mặt
khác, Ngoài ra...,
ngược lại


Nghĩa
tường minh


và hàm ý


- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt
trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.


- Hàm ý là phần thông báo tuy không diễn đạt trực
tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể xảy ra ở
những từ ngữ ấy.


Trời ơi! Chỉ cịn
có năm phút.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

trực tiếp người hoặc nhân vật, có điều chỉnh hợp lý. Bác là: “ Tụi chỉ
<i>cú một ham muốn</i>
<i>tột bậc là nước ta</i>
<i>được hoàn toàn</i>
<i>độc lập, dõn ta</i>
<i>được hoàn toàn tự</i>
<i>do, đồng bào ta ai</i>
<i>cũng cú cơm ăn,</i>
<i>ỏo mặc, ai cũng</i>
<i>được học hành”</i>
Hành động


nói


Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục
đích nhất định (hỏi, trình bày, điều khiển, báo tin, bộc
lộ cảm xúc...)


<i><b>Phần II:</b></i>

<b> VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ THƠ MỚI</b>


<b>Phần 1: Một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam được học ở lớp 9</b>
1/ Nắm vững những nét tiêu biểu về các tác giả : Nguyễn Dữ, Nguyễn Du,
Nguyễn Đình Chiểu.


2/ Tóm tắt ngắn gọn được các truyện : Chuyện người con gái Nam Xương,
Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên. Nhớ, hiểu nội dung, nghệ thuật đặc sắc của
cả tác phẩm cũng như từng đoạn trích.


3/ Học thuộc lịng các đoạn trích được học, đọc thêm có ở SGK và học thuộc
một số câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu khác trong Truyện Kiều, Truyện Lục Vân
Tiên.



<b>B. KĨ NĂNG:</b>
1/ Phân tích đề.


2/ Vận dụng các kiểu văn bản đã học để viết được bài luận văn theo kiểu văn
bản Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Thuyết minh, Nghị luận. Vận dụng kết hợp các
kiểu văn bản (phương thức biểu đạt) trong một bài văn.


3/ Vân dụng các kiến thức đã học để giải quyết một yêu cầu nào đó của đề bài.
4/ Kĩ năng lập ý, sắp xếp ý, kĩ năng xây dựng hệ thống luận điểm, kĩ năng lập
luận, trình bày bố cục.


5/ Kĩ năng viết phần mở bài, kết bài hay, kĩ năng dùng từ ngữ độc đáo gợi cảm,
giàu hình ảnh, kĩ năng sử dụng đa dạng các kiểu câu.


6/ Kỹ năng liên hệ, so sánh, mở rộng trong khi làm bài.
<b>C. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ:</b>


<b> I. Phần Thơ mới</b>


<b> Ví dụ 1: Dạng đề phân tích cảm nhận về một tác phẩm</b>
<i> Đề 1: Cảm nhận của em về bài thơ “Nhờ rừng” của Thế Lữ.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

“ Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức
mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng đều khiển đội quân Việt
ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”.


Em hiểu như thế nào về ý kiến đó ? Qua bài thơ “Nhớ rừng”, hãy
chứng minh nhận xét của Hoài Thanh.



<i>Đề 3: Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.</i>
<i>Đề 4: Phân tích nét nổi bật về nghệ thuật dùng từ, dùng hình ảnh và các biện </i>
pháp tu từ của


đoạn thơ sau:


… “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
……….
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”...


<i>Đề 5: Viết bài văn giới thiệu về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ “Nhớ rừng” của </i>
ông.


(GV áp dụng những dạng đề trên cho các bài thơ còn lại )


Ví dụ 2: Dạng đề tổng hợp về một cụm bài, một giai đoạn, một trào lưu
<b>văn học.</b>


<i>Đề 6 : Văn học lãng mạn Việt Nam (giai đoạn 1930 – 1945) thường ca ngợi vẻ </i>
đẹp của thiên


nhiên, của “ngày xưa” và thường đượm buồn.


Bằng một số bài thơ đã học và đọc thêm trong phong trào “Thơ mới”, em
hãy chứng


minh nhận định trên.


<i>Đê7 Quê hương, đất nước Việt Nam trong trái tim những nhà Thơ mới.</i>
<i>Đề 8: Mùa xuân trong thơ Việt Nam.</i>



Ví dụ 3:


<b>-</b> Giáo viên có thể vận dụng một số câu hỏi ở phần “Đọc – hiểu văn bản”, các
bài tập ở phần luyện tập, hoặc các đề hướng dẫn kiểm tra một tiết ở SGK để
bồi dưỡng cho HS phương pháp làm bai.


<b> II. Phần truyện trung đại VN </b>


<b> 1. Dạng đề cho từng tác phẩm, từng đoạn trích: Một tác phẩm, một đoạn</b>
trích có thể ra rất nhiều các đề khác nhau:


<b>Ví du : </b>


1. Kể lại truyện Chuyện người con gái Nam Xương bằng lời kể của Trương
Sinh (Chú ý sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, cũng như các hình
thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm).


<i>2.</i> Suy nghĩ của em về thân phận và những phẩm chất tốt đẹp của người phụ
nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ nương ở truyện Chuyện người
<i>con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.</i>


<i>3.</i> Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
<i>4.</i> Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương


của Nguyễn Dữ.


<i>5.</i> Viết bài văn giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều. ( Hoặc Nguyễn
Đình Chiểu và Truyện Lục Vân Tiên.)



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>7.</i> Suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám
<i>Sinh mua Kiều.</i>


<i>8.</i> Phân tich nghệ thuật tả người (tả cảnh thiên nhiên) tài tình của Nguyễn Du
qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều.(Cảnh ngày xuân).


<i>9.</i> Suy nghĩ về hình tượng người anh hùng Lục Vân Tiên trong đọan trích Lục
<i>Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.</i>


<i>10.Phân tích nghệ thuật diễn tả tâm lí nhân vật sâu sắc của Nguyễn Du trong </i>
đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.


<b>2/ Dạng đề tổng hợp về một cụm bài, một giai đoạn: </b>
* Các đề 2,3,4,6,7 SGK Văn 9 Tập 1/134.


* Một số đề bài khác:


11. Xót xa cho số phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến, Nguyễn Du viết:


Đau đớn thay phận đàn bà


Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Em có ý kiến gì về hai câu thơ trên.


12.Nhận xét của em về đặc điểm phong cảnh thiên nhiên trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du .


13.“Nguyễn Du là một bậc thầy về ngơn ngữ . Chưa có ở đâu tiếng
Việt lại đẹp đẽ, trong trẻo, giàu có, hồn hảo như trong Truyện


<i>Kiều”.</i>


Ý kiến của em về nhận xét trên.


14.Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn học cổ điển Việt Nam,
trong đó Nguyễn Du đã sáng tạo được những hình tượng nhân vật
bất hủ. Phân tích hình tượng một nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc
nhất trong em.


15.Trong bài thơ “ Đọc Kiều”, Chế Lan Viên viết:


Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên.


Em hãy chứng minh rằng Thuý Kiều tài sắc mà lắm truân chuyên.
Từ đó bình luận thêm ý hai câu thơ.


16.Nhìn lại cuộc đời đầy sóng gió của Kiều trong tác phẩm Truyện
Kiều của Nguyễn Du, em thấy Kiều có thuỷ chung, tình nghĩa
khơng?



<b>D. GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ BÀI</b>


<i>11.Đề 4 </i><b> ( Phần Văn học trung đại Việt Nam) Phân tích giá trị nhân đạo của </b>
tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.


<b>I. MỞ BÀI</b>


- Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Truyền kì mạn lục”.



- Giới thiệu “Chuyện người con gái Nam Xương” và các giá trị của nó, đặc biệt
là giá trị nhân đạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

1. Giải thích khái niệm nhân đạo?
- Nhân đạo là lòng yêu thương con người.


- Giá trị nhân đạo trong các tác phẩm văn học đặc biệt là văn học trung đại
thường được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nhân đạo là ca ngợi, khẳng
định vẻ đẹp và tài năng của con người. Nhân đạo là bày tỏ lịng xót thương,
thơng cảm chia sẻ với những kiếp người bất hạnh. Là ước mơ cho những người
hiền lành, tốt bụng có được cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. Nhân đạo cịn có
nghĩa là tố cáo, lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên cuộc sống và nhân
phẩm của con người.


2. Phân tích, chứng minh giá trị nhân đạo trong truyện “Chuyện người con
gái Nam Xương”.


a) Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ thường bị coi rẻ, bị ruồng rẫy. Nhưng
bằng tấm lịng nhân đạo của mình, Nguyễn Dữ đã hết lời ca ngợi, khẳng định,
trân trọng những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ thơng qua hình tượng nhân
vật Vũ Nương. Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, Vũ Nương hiện lên là một người
đảm đang, hiếu nghĩa, thuỷ chung, trong trắng.


* Trước kết, Vũ Nương là một người phụ nữ đảm đang.


- Khi chồng đi lính, một mình nàng ni dạy con thơ, ni dưỡng, chăm sóc mẹ
chồng, lo thuốc thang khi mẹ chồng ốm đau, lo ma chay khi mẹ chồng mất. Nếu
không đảm đang, Vũ Nương không thể làm được những việc lớn lao và vất vả
như thế.



* Khơng chỉ đảm đang, nàng cịn là người phụ nữ hiếu nghĩa.


- Đối với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, thương yêu
lo lắng cho mẹ chồng như mẹ ruột của mình (trích dẫn dẫn chứng + phân tích)
- Đối với chồng:


+ Khi mới về nhà chồng, biết tính chồng hay ghen, nàng ln giữ gìn khn
phép, khơng từng để vợ chồng dẫn đến thất hoà.


+ Khi tiễn chồng ra trận, nàng tiễn đưa chồng bằng những lời lẽ hết sức dịu dàng
thắm thiết. Nàng bày tỏ nỗi lo lắng cho sự vất vả, nguy hiểm của chồng và mong
muốn chồng trở về bình yên. (dẫn chứng + phân tích)


+ Khi xa chồng, nàng một lịng thương nhớ, buồn bã, mong ngóng chồng trờ về.
+ Khi bị nghi oan, vì khơng giải được nỗi oan cho mình, nàng cũng đành tìm
đến cái chết.


+ Khi được “sống” ở thuỷ cung, nàng vẫn mong muốn được chồng hiểu nỗi oan
và giải oan cho mình, nghe Phan Lang nhắc đến chồng con, nàng thương nhớ ứa
nước mắt.


Quả thật nàng là một người vợ giàu tình nghĩa, giàu đức hi sinh.
* Vũ Nương còn là một người vợ thuỷ chung, trong trắng.


- Suốt những năm xa chồng, nàng một lịng chung thuỷ, khơng gây ra bất cứ tội
lỗi nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Và
bởi vì nàng thực sự chung thuỷ, trong trắng nên nàng tin lời thề của mình là linh


nghiệm. Và quả thật, vì thương nàng vơ tội, các nàng tiên đã rẽ một đường nước
cứu nàng và cho nàng “sống” sung sướng ở thuỷ cung.


Vũ Nương là người phụ nữ hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, trở thành
truyền thống của phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay. Nhà văn Nguyễn Dữ bằng
trái tim nhân đạo của mình đã thấy được, đã trân trọng và hết lời ca ngợi nàng.
b) Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ còn thể hiện ở thái độ xót xa thương cảm
cho những nỗi bất hạnh của Vũ Nương và lên án tố caùo những thế lực xấu xa
chà đạp, đẩy Vũ Nương đến bước đường cùng.


* Xót xa thương cảm cho Vũ Nương biểu hiện ở việc kể lại cuộc đời bi kịch của
nàng, thể hiện qua từng lời văn, câu chữ.


* Lên án tố cáo chiến tranh phong kiến loạn lạc gây đau khổ cho con người (gây
nên nỗi oan khuất ở Vũ Nương). Lên án tố cáo lễ giáo phong kiến bất công đã
để cho người đàn ơng có quyền ruồng rẫy, đánh đập khiến người vợ thuỷ chung
tình nghĩa phải tìm đến cái chết.


c) Lòng nhân đạo ở Nguyễn Dữ còn thể hiện ở niềm ước mơ của ông là Vũ
Nương sẽ được minh oan và sống sung sướng hạnh phục ở dưới thuỷ cung.
Khơng đành lịng để cho nhân vật của mình chết một cách oan ức như các tác
giả truyện cổ tích dân gian nên Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm đoạn truyện Vũ
Nương được giải oan và sống ở thuỷ cung.


<b>III. KẾT BÀI. </b>


- Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận ở thân bài.
- Suy nghĩ của bản thân.


<b>Đề 5( Phần Văn học trung đại Việt Nam)</b>


<b>I. MỞ BÀI. </b>


- Giới thiệu hai đối tượng cần thuyết minh đó là Nguyễn Du và Truyện Kiều.
<b>II. THÂN BÀI.</b>


1. Giới thiệu (Thuyết minh) về tác giả:


- Năm sinh, năm mất, tên chữ, tên hiệu, quê quán.
- Gia đình:


+ Đại quý tộc, nhiều đời làm quan.
+ Có truyền thống văn học.


- Thời đại xã hội Nguyễn Du sống:


+ Xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng.


+ Bão táp phong trào noâng dân khởi nghĩa khắp nơi.
- Bản thân cuộc đời Nguyễn Du.


- Sự nghiệp văn chương (Tác phẩm lớn về chữ Hán, chữ Noâm)


- Những nhận định đánh giá về Nguyễn Du và danh hiệu cao quý ông đạt được.
2. Thuyết minh về Truyện Kiều.


- Nguồn gốc Truyện Kiều, _thời gian sáng tác?
- Thể loại? Thể thơ? Số lượng câu?


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Đánh giá vai trị, vị trí của Nguyễn Du và Truyện Kiều trong nền văn học dân
tộc.



- Suy nghĩ của bản thân.


17.Đề 12( Phần Văn học trung đại Việt Nam)<b> Nhận xét của em về </b>
đặc điểm phong cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du .


* Phần mở bài và thân bài HS có thể viết bằng nhiều cách khác nhau, miễn là
giơi thiệu được vấn đề cần nghị luận đề yêu cầu.


* Phần thân bài HS cần có các ý sau :


1. Cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều khơng đơn điệu, mờ nhạt, sáo
<b>mịn mà ngược lại nó góp phần diễn tả sự biến đổi của đời sống nhân vật.</b>
<b>Ví dụ:</b>


<b>-</b> Lần đầu tiên, bên nhịp cầu tình yêu, liễu xuất hiện rất duyên dáng:
Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.


<b>-</b> Lần thứ hai, sau khi trải qua ác mộng gặp mộ Đạm Tiên, lòng Kiều thổn
thức hướng về Kim Trọng thì liễu khơng thướt tha màvơ tình dửng dưng :
<i>Ngồi song thỏ thẻ oanh vàng/ Nách tường bông liễu bay ngang trước</i>
<i>mành.</i>


<i><b>-</b></i> Khi gia đình gặp tai biến, Kim Trọng về Liêu Dương , Thuý Kiều lâm vào
gia biến thì liễu cũng trở nên xơ xác: Trơng chừng khói ngất song thưa/
<i>Hoa trơi dạt thăm liễu xơ xác vàng.</i>


<i><b>-</b></i> Khi Kiều tiễn đưa Thúc Sinh về với Hoạn Thư liễu lại xuất hiện : <i>Sông</i>
<i>Tần một dải xanh xanh / Loi thoi bờ liễu mấy cành dương quan.</i>



<i><b>-</b></i> Khi tưởng nhớ song thân thì : Cỏ cao hơn thước liễu gầy vài phân.


Như vậy, cứ mỗi lần lá đổi hoa thay là mỗi lần nhân vật đi vào một chặng
đường mới.


3. <b>Cảnh thiên nhiên luôn thể hiện được chiều sâu tâm trạng nhân vật. </b>
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ chỉ dành riêng thiên nhiên cho một số
nhân vật, đặc biệt Kiều, Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải. Có những nhân vật
đứng trong thiên nhiên nhưng khơng hề thấy thiên nhiên như Sở Khanh,
Hoạn Thư, Mã Giám Sinh.


<b>Ví dụ : </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

+ Khi phải ra đi cùng Mã Giám Sinh, thiên nhiên tăm tối và đầm đìa nước
mắt : Đau lòng kẻ ở người đi/ Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm/ Trời hôm mây
<i>kéo tối rầm/ Dầu dầu ngọn cỏ đầm đầm cành sương. Khi tiễn biệt Thúc sinh:</i>
<i>Người lên ngựa kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.</i>


+ Thiên nhiên trong mắt Thúc Sinh khi từ nhà Hoạn Thư trở về với Kiều là
phong cảnh thoáng đãng, đẹp đến sững sờ : Long lanh đáy nước in trời/
<i>Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.</i>


<b> Đề 16( Phần Văn học trung đại Việt Nam) Nhìn lại cuộc đời đầy sóng gió </b>
của Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, em thấy Kiều có thuỷ
chung, tình nghĩa khơng?


I. MỞ BÀI : Giới thiệu Nguyễn Du, Truyện Kiều


Giới thiệu Kiều và khẳng định nàng là một cô gái thuỷ


chung, tình nghĩa.


II. THÂN BÀI: HS có thể trình bày các ý cơ bản sau:


1/ Suốt cuộc đời truân chuyên, chìm nổi, Kiều bao giờ cũng trọn
<b>tình trọn nghĩa với những người thân yêu hay những ai phúc hậu ra tay </b>
<b>cứu giúp mình</b>


<b>-</b> Từ lúc sa cơ, gia đình bị vu oan, của cải bị cướp sạch, cha và em bị đánh
đập, Kiều đã dứt bỏ tình riêng, bán mình để trả ơn nghĩa sinh thành của cha
mẹ Rồi khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, mọi tình cảm nghĩ suy của nàng
đều hướng về cha mẹ ( Trích dẫn và phân tích thơ). Sau này, Kiều vẫn
khơng bao giờ nguôi ngoai nhớ thương, lo lắng vè mẹ cha như những ngày
mới bước chân xa nhà : Xót thay xn cỗi hun già/ Tấm lịng thương nhớ
biết là có ngi.


<b>-</b> Tình nghĩa mặn mà sâu kín nhất trong đời nàng là mối tình đầu thơ mộng
đối với Kim Trọng mà mãi đến cuối đời nàng vẫn ghi nhớ. Trước khi xa
nhà vì gia biến, đành phải phụ lòng chàng Kim, Kiều đã nhờ cậy em gái lấy
chàng Kim để trả nghĩa cho chàng và khóc tương suốt đêm : Nỗi riêng
riêng n hững bàn hoàn/ Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn.


<b>-</b> Đối v7í Thúc Sinh, mặc dầu chàng kgơng chăm sóc, bảo bọc nàng trọn vẹn,
nhưng đã có ơn đưa nàng thốt khỏi chốn lầu xanh, ân tình ấy nàng ghi
khắc trong lịng. Sau này, khi sơng với Từ Hải, được báo ân, báo oán, nàng
đã đền Thúc Sinh thoả đáng: Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân/ Tạ lịng dễ
xướng báo ân gọi là


<b>-</b> Đối với đã giúp nàng khi nàng ở nhà Hoạn Thư thì : Nghìn vàng gọi chút lẽ
thường/ Mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân.



<b>-</b> Về Từ Hải, ngươì anh hùng đã hết lịng thương yêu, trân trọng nàn, đưa
nàng từ một cô gai lầu xanh về làm vợ, nàng lhông bao giờ quân tình nghĩa
sâu nặng ấy. Nàng đã đau đớn hổ thẹn , ân hận biết bao khi lỡ lầm gây ra
cái chết uất ức cho Từ Hải, nàng đã khóc hết nước mắt và liền đó nhảy
xuống sơng Tiền Đường tự vẫn.


2/ Nàng là người tình thuỷ chung


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>-</b> Khi ở lầu Ngưng Bích, nàng nhớ KT da diết và khẳng định tấm lòng son
sắt của mình khơng bao giờ phai (dẫn chứng, phân tích)


<b>-</b> Qua bao xa cách, qua mấy đời chồng, mặc dầu tình cảm có nhạt dần theo
thời gian, nàng vẫn không quên được chàng Kim: Tiếc thay chút nghĩa cũ
càng/ Dẫu lìa ngó ý cịn vương tơ lòng/ Tấc lòng cố quốc tha hương/
Đường kia nỗi nọ ngổn ngang bời bời.


III. KẾT BÀI


<b>-</b> Khẳng định lại vấn đề nghị luận.


<b>-</b> Suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du dành cho Kiều nói riêng và
người phụ nữ Việt Nam nói chung


<b>* Các đề bài cịn lại, GV xem SGV, các sách tham khảo khác để </b>
<b>hướng dẫn HS lập dàn bài và viết bài.</b>


<i><b> Phần IV:</b></i>

<b> THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM</b>



<b>I. Chủ đề 1: Hình tượng người phụ nữ trong thơ ca hiện đại Việt </b>



<b>Nam.</b>



<i><b>1/ Kiến thức – kĩ năng</b><b> .</b><b> </b></i>
<b>a) Kiến thức: </b>


- Nắm vững hiểu biết về các tác giả (Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan
Viên) và các tác phẩm ( Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ,
Con cò)


- Nắm vững hiểu biết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác tác phẩm
thơ nêu trên.


- Liên hệ, mở rộng tới một số tác phẩm viết về hình tượng người phụ nữ trong
thơ ca hiện đại như “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh; hay trong văn học trung
đại như: “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương; Truyện Kiều của Nguyễn Du,
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ…


<b>b) Kĩ năng: </b>


- Yêu cầu HS nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận.


<i><b>2/ Các trường hợp vận dụng, ứng dụng kiến thức – kĩ năng trên và các </b></i>
<i><b>phương pháp giải ứng với từng trường hợp.</b></i>


<b>2.1/ Bếp lửa (Bằng Việt)</b>


<i><b>a) Những hiểu biết cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: ( SGK trang 145, Ngữ văn </b></i>
9, tập 1)



- Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu
nước.


Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và ước mơ của
tuổi trẻ nên rất gần gũi với bạn đọc.


- Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học
nghành Luật ở Liên Xơ, trích trong tập “ Hương cây – Bếp lửa”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

* Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu:


- (Những hồi tưởng về bà bắt đầu từ hình ảnh nào? Phân tích hình ảnh ấy?)
+ Sự hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm.


<i> Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.”</i>


“bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia
đình Việt Nam từ bao đời nay. Từ láy gợi hình “ chờn vờn” giúp ta hình dung
làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhịa kí ức theo
thời gian. Từ “ ấp iu” là một sáng tạo của nhà thơ trẻ, gợi bàn tay kiên nhẫn,
khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa .


+ Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945, có mối lo giặc tàn phá
xóm làng, có hồn cảnh chung của nhiều gia đình Việt Nam trong cuộc kháng
chiến ấy: Mẹ và cha công tác bận không về, cháu sống trong sự cưu mang, dạy
dỗ của bà, sớm phải có ý thức tự lập, sớm phải tự lo toan: “ Tám năm rịng cháu
<i>cùng bà nhóm lửa </i>


<i> …….Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó </i>


<i>nhọc…”</i>


Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ ln ln gắn với hình ảnh bếp lửa:
(D/C) Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu
mang, đùm bọc của bà.


+ Bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà lại gợi thêm một liên tưởng khác: sự
xuất hiện của tiếng chim tu hú(D/C) Tiếng chim quen thuộc của cánh đồng quê
mỗi độ hè về, tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều tha thiết, khiến
lịng người trỗi dậy những hồi niệm nhớ mong… Nhà thơ như đang kể chuyện
trực tiếp với bà … rồi chìm đắm trong suy tưởng để trị chuyện với chim tu hú
… trách cứ nó. Những lời thơ tự nhiên mà thật cảm động khi diễn tả tình cảm
chân thành của nhà thơ.


 Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa:


(Những suy ngẫm nào của nhà thơ về bà được bộc lộ? Hình ảnh người bà hiện
lên trong dịng suy tưởng ấy như thế nào?)


+ Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc
đời bà. Hình ảnh bà ln gắn liền với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa; có thể nói bà
là người nhóm lửa lại cũng là người giữ cho ngọn lửa ln ấm nóng và tỏa sáng
trong mỗi gia đình.


+ Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui
sưởi ấm, san sẻ và cịn “ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.”


+ Đứa cháu năm xưa giờ đã khơn lớn, đã được chắp cánh bay xa, nhưng vẫn
không thể nào ngi qn ngọn lửa của bà, tấm lịng đùm bọc, ấp iu của bà.
Ngọn lửa ấy thành kỉ niệm ấm lịng, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu, nâng


bước cháu trên suốt chặng đường dài. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà hiểu
thêm dân tộc mình, nhân dân mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

vậy từ bếp lửa, bài thơ gợi đến ngọn lửa, với ý nghĩa trừu tượng và khái quát: “
Rồi sớm ……..chứa niềm tin dai dẳng..”


Như thế hình ảnh bà khơng phải là người nhóm lửa, giữ lửa mà cịn là người
truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Bếp lửa đã
sưởi ấm một đời người.


<i><b>c) Kiến thức mở rộng, nâng cao: </b></i>


- có nhà phê bình đã nhận xét: “ Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt chứa đựng
một ý nghĩa triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người,
đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời”
Dựa vào bài thơ “ Bếp lửa”, hãy nêu cảm xúc và suy nghĩ của em để làm rõ nhận
xét trên.


+ Gợi ý: - Luận điểm 1: kỉ niệm bếp lửa năm 4 tuổi (đau buồn)


- Luận điểm 2: kỉ niệm tám năm kháng chiến, đi tản cư với bà ( xa
vắng)


- Luận điểm 3: kỉ niệm giặc đốt làng, đốt nhà (đau thương)


- Luận điểm 4: Đọng lại cả tuổi thơ dài là người bà và bếp lửa quê
hương ( sâu sắc)


- Luận điểm 5: Tất cả những kỉ niệm than thiết nhất của tuổi thơ đã
nâng đỡ, tỏa sáng con người suốt hành trình cuộc đời: dù đã đi xa,


cuộc sống đầy đủ những niềm vui, nhà thơ luôn nhớ về bà và bếp
lửa (khổ thơ cuối) Tình u thương và lịng biết ơn bà chính là một
biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, q
hương và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu
đất nước.


- Bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có mối liên hệ như thế nào với bài
thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt?


<b>d) Phần bài tập vận dụng:</b>


<b>Bài tập1. Nêu những suy nghĩ của em về tình cảm bà cháu được thể hiện</b>
<b>trong bài thơ "</b><i><b>Bếp lửa"</b></i><b> của Bằng Việt (bài TLV)</b>


<b>G</b>
<b> ợi ý:</b>


<i><b>* Mở bài:</b></i>


- Giới thiệu tác phẩm và nêu cảm nhận chung về tình cảm bà cháu sâu
đậm của NV trữ tình với người bà kính u khi xa cách.


<i><b>* Thân bài:</b></i>


- PT hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà và những kỉ niệm sâu
sắc, đằm thắm tình bà cháu.


- PT những suy ngẫm của người cháu về sự tần tảo, đức hi sinh của người
bà.



- Nêu cảm nhận về ngọn lửa niềm tin mà người bà đã khơi dậy và truyền
lại cho cháu và mọi người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

+ Kđ tình cảm bà cháu gắn bó u thương.
+ Nêu YN, giá trị của tình cảm gia đình.


<b> Bài tập 2. Trong bài thơ "</b><i><b>Bếp lửa"</b></i><b> nhà thơ BV viết:</b>
"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
<i>Một ngọn lửa, lịng bà ln ủ sẵn</i>


<i>Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..."</i>


- Vì sao ở hai câu cuối, tác giả dùng từ "ngọn lửa" mà không nhắc lại từ "bếp
<i>lửa"</i>? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?


- Viết một đoạn văn ngắn (8 - 10 câu) nêu nhận xét về ý nghĩa tượng
trưng của hình tượng bếp lửa trong bài thơ.


<b>Gợi ý:</b>


+ ở câu đầu dùng "bếp lửa" đây là hình ảnh xuyên suốt bài thơ thể hiện
chủ đề T2<sub> của tác phẩm  là cơ sở để xuất hiện hình ảnh ngọn lửa ở hai câu thơ</sub>
sau.


Nhắc đến bếp lửa là gợi người cháu nhớ đến bà.


+ Trong mỗi lần nhóm bếp lửa, ngọn lửa cháy lên mang ý nghĩa tượng
trưng. Bếp lửa được bà nhen lên khơng chỉ bằng ngun liệu mà cịn được nhen
lên từ ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của sức sống, của lịng u thương niềm
tin. Bà khơng chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà cịn là người truyền lửa sự sống


niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.


- Viết đoạn: Cần đảm bảo định hướng sau:


+ Bếp lửa là hình ảnh quen thuộc, tượng trưng cho tình bà cháu.
+ Bếp lửa là tình yêu thương bà dành cho cháu.


+ Bếp lửa là nơi bà nhóm lên tình cảm khát vọng cho người cháu  ngọn
lửa của tình yêu, niềm tin.


<b>Bài tập 3. Phân tích đoạn thơ sau :</b>


<i>"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa</i>
<i>Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ</i>
<i>...</i>


<i>Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa!"</i>
<b>Gợi ý:</b>


<i><b>* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí, nội dung đoạn thơ:Những</b></i>
suy ngẫm sâu sắc của tác giả về người bà, về bếp lửa.


<i><b>* Thân bài:</b></i>


- Suy ngẫm của người cháu về bà (7 câu đầu)


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

thời gian: đời bà, mấy chục năm, từ láy tượng hình: lận đận, hình ảnh ẩn dụ:
nắng mưa).


+ Bà đã nhóm dậy những gì cao q, thiêng liêng nhất của một con người:


nhóm niềm yêu thương, niềm tin, nghị lực.


- Suy ngẫm của người cháu vì bếp lửa, ngọn lửa (câu cuối) hình ảnh bà
gắn với bếp lửa, ngọn lửa. Bếp lửa vốn thân thuộc trong mỗi gia đình bỗng trở
lên kỳ lạ bởi ngọn lửa bà nhóm lên từ chính ngọn lửa trong lịng bà, ngọn lửa
của sức sống, niềm tin  bếp lửa kì diệu thiêng liêng có sức toả sáng nâng đỡ
tâm hồn cháu trong suốt cuộc đời.


<i><b>* Kết bài: Suy nghĩ và ước mơ của tác giả.</b></i>


<b>Bài tập 4. Trong bài thơ "</b><i><b>Bếp lửa"</b></i><b>, nhà thơ Bằng Việt có viết:</b>
<i>"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen</i>


<i>Một ngọn lửa lịng bà ln ủ sẵn</i>


<i>Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..."</i>
a. Chép chính xác 8 câu thơ tiếp nối đoạn thơ trên.


b. Trong những dịng thơ em vừa chép có hiện tượng dùng từ chuyển
nghĩa. Chỉ ra những từ đó và cho biết ý nghĩa biểu đạt của nó trong câu thơ.


c. Cho những từ: le lói, liu riu. Theo em, những từ này có thể thay thế cho
từ "ủ s<i>ẵn "</i> trong đoạn thơ em vừa chép được khơng? vì sao?


d. Đoạn thơ được trích dẫn là những suy ngẫm sâu sắc và tình cảm chân
thành của nhà thơ đối với người bà vơ cùng u thương và kính trọng.


Hãy triển khai ND trên thành một đoạn văn nghị luận theo phương pháp
lập luận quy nạp (khoảng 12 câu). Trong đoạn có sử dụng câu chưa lời dẫn trực
tiếp và câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc (có gạch chân và ghi chú thích).



<b>Gợi ý:</b>


a. Tự làm.


b. Từ "nhóm" trong hai câu thơ: "Nhóm niêm yêu thương..." và "Nhóm dậy
<i>cả tâm tình..."</i> được dùng với nghĩa chuyển (theo phương thức ẩn dụ)  có nghĩa
là khơi dậy hay gợi lên niềm u thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc
đời con người.


c. Những từ này không thể thay thế cho từ "ủ s<i>ẵn"</i> và:


- Căn cứ vào sự kết hợp với từ sau nó là từ "nồng đượm" thì khơng thể là "le
<i>lói nồng đượm"</i> hay "liu riu nồng đượm"  vô lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

d. Đoạn văn: (Xem đáp án câu 3).


Bài tập 5: “ Bếp lửa sưởi ấm một đời người!” – Bàn về bài thơ “ Bếp lửa” của
Bằng Việt.


Bài tập 6: Cảm nhận của em về tình bà cháu và hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “
Bếp lửa” của Bằng Việt.


<i>* Ghi chú: ( Các bài tập 5,6, … HS có thể dựa vào các gợi ý trên và một số tài </i>
<i>liệu khác để luyện tập.)</i>


<b>2.2/ Con cò (Chế Lan Viên)</b>


<i><b>a) Những hiểu biết cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: ( SGK trang 47, Ngữ văn 9, </b></i>
tập 2)



- Chế Lan Viên (1920 – 1989) là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt
Nam, có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX. Thơ CLV
có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí,
đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.


<i><b>b) Gợi ý phân tích:</b></i>


* Đoạn 1: Hình ảnh con cị thấp thống hiện ra từ các câu ca dao dung làm lời
ru, gợi lên khung cảnh quen thuộc của làng quê, nhịp sống êm đềm, thong thả,
bình yên: “ Con cò bay la – con cò bay lả - con cò Cổng Phủ - con cò Đồng
Đăng)


- Lời ru giản dị dễ đi sâu vào tiềm thức trẻ thơ nhưng vẫn giàu tính biểu tưởng,
tốt lên tình yêu thương ấm áp của mẹ dành cho con.


- Hình ảnh con cị ăn đêm, con cị xa tổ - cò gặp cành mềm, cò sợ xáo măng (ẩn
dụ) Thể hiện sự nhọc nhằn, vất vả của người mẹ trong lúc mưu sinh.


* Đoạn 2:


- Hình ảnh con cị mang ý nghĩa biểu tượng đã đi vào tiềm thức của đứa trẻ. Cò
gần gũi quấn quýt ( làm quen, đứng quanh nôi, vào trong tổ)


- Cò trở thành người bạn đồng hành suốt cuộc đời, gắn liền với những ấp ủ
tương lai (cánh của cị hai đứa đắp chung đơi – con theo cò, cò bay theo …con
làm thi sĩ…cánh cò trắng …trong hơi mát câu văn )


- Điệp khúc “ ngủ yên” (ở đầu đoạn 2) được lặp lại như một điệu ru con quen
thuộc, như tình mẹ tiếp tục vỗ về yêu thương khi con trẻ lớn lên. Điệp ngữ “ Lớn


lên” lặp lại 3 lần, diễn tả nhịp độ trưởng thành của đứa con và bàn chân âm thầm
của mẹ theo con đi tới tương lai.


- Hình tượng con cị lớn lên theo sự khơn lớn của con, lớn lên trong niềm yêu
thương, kì vọng của mẹ đối với con. Cánh cò trắng ở đây là ai? Nếu khơng phải
là hóa thân của người mẹ đi theo con, dìu dắt, nâng đỡ con âm thầm và bền bỉ…
* Đoạn 3:


- Hình ảnh con cị mang biểu tượng của tấm lòng người mẹ ( Dù ở gần con, dù ở
xa con – Lên rừng xuống bể - Cị sẽ tìm con – Cị mãi u con )


- Từ sự thấu hiểu tình yêu thương âm thầm và bền bỉ ấy nhà thơ đã nói lên sức
mạnh mn đời của tình mẫu tử, mãnh liệt và vĩnh cửu như một lời thề: “ Con
dù lớn ……..Đi hết đời ……..Một con cị thơi …… Cũng là cuộc đời …….”
c) Kiến thức mở rộng, nâng cao:


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

“ Gốc nhãn vườn xưa cao khó hái.
<i> Tám mươi, nay mẹ hẳn lưng còng.</i>


<i> Chắp đường Nam – Bắc con thăm mẹ.</i>
<i> Hái một chùm ngon dâng mẹ ăn.</i>
( Gốc nhãn cao)


“ Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế.
<i>Khế trong vườn thêm một tí rau thơm</i>
<i>Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ.</i>


<i>Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm”.</i>
( Canh cá tràu)



- Trái tim, tấm lịng mẹ ln dành trọn cho con với niềm tin yêu và tình cảm tha
thiết nhất. Mẹ là duy nhất đối với mỗi người, sự hi sinh của mẹ là bất tận, vô
biên bởi mẹ ln sẵn sàng đón nhận những vấp ngã lỗi lầm của con, đổi nước
mắt, hạnh phúc để cho con vui sướng. Những lời thơ của CLV nhằm tôn vinh
hình ảnh người mẹ, một nhà thơ đã viết: “ Cổ tích là chuyện con người


<i>Mẹ là cổ tích suốt đời theo con.” </i>


- Cánh cị là mơ típ quen thuộc của ca dao, điệu ru cũng là điệu hát quen thuộc
của dân tộc, của người mẹ. Trong bài thơ theo thể tự do viết về tình mẹ đối với
con. CLV cũng đã vận dụng hình tượng ca dao, lời ru và đã diễn tả được tình
yêu thương vô hạn của mẹ đối với con. Tác giả vận dụng sáng tạo chất liệu ca
dao xưa để tạo nên một bài thơ đậm đà mang tính dân tộc hiện đại trong cả hình
ảnh, thể điệu và giọng điệu, đã kế thừa, mở rộng và nâng cao một tình cảm nhân
bản truyền thống lên một tầm vóc mới. Đó là tình cảm mẹ con gắn bó, hịa hợp
với tình u q hương, đất nước và khát vọng vươn tới tương lai.


- Nhà thơ Nguyễn Duy trong bài thơ “ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa …” cũng đã có
những câu thơ rất hay viết về mẹ:


“Cái cò … sung chát đào chua
<i> Câu ca mẹ hát gió đưa về trời.</i>
<i> Ta đi trọn kiếp con người,</i>


<i> Cũng khơng đi hết mấy lời mẹ ru.”</i>


Đó là suy ngẫm triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi
người


<b>2.3/ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. (Nguyễn Khoa Điềm)</b>



<i><b>a) Những hiểu biết cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: </b><b> (</b><b> SGK trang 153, 154, Ngữ </b></i>
văn 9, tập 1)


<b>* Mở rộng:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Chủ đề của bài thơ: Bài thơ thể hiện thấm thía tình u thương con, ước mong
thiết tha của người mẹ gắn với tình yêu quê hương, đất nước, với khát vọng tự
do trong cuộc kháng chiến bền bỉ, anh dũng của dân tộc.


<i><b>b) Gợi ý phân tích:</b></i>


* Đề bài: Suy nghĩ về tình mẫu tử trong bài thơ “ Khúc hát ru …” của Nguyễn
Khoa Điềm.


a) Mở bài: - Giới thiệu vài nét về tác giả ( Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ thuộc
thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc…)
hoặc giới thiệu chung về hình tượng người phụ nữ Việt Nam anh hùng trong thơ
ca kháng chiến thờ kì chống Mĩ.


- Khái quát nội dung bài thơ: Từ một khúc hát ru mượt mà, chan chứa tình u
thương con của người mẹ Tà Ơi, chúng ta lại hiểu them ý chí, nghị lực, tấm
lòng, trái tim của một người mẹ, một người phụ nữ.


b) Thân bài:


- Ý chuyển: Trong suốt chiều dài của khúc hát ru, hình ảnh của người mẹ Tà ôi
cứ trở đi trở lại. Mỗi lần xuất hiện, ta lại gặp mẹ trong một công việc mới. Và
lần nào cũng vậy, ln có Cu Tai ở bên. Mẹ địu con giã gạo nuôi quân, em theo
mẹ lên rẫy tỉa bắp. Và trong những năm tháng cả nước ra trận, toàn dân là chiến


sĩ, mẹ lại “ địu em đi để dành trận cuối” Chân dung người mẹ cứ đẹp dần lên
bên sự gắn bó với đứa con bé bỏng. Tình yêu thương con của mẹ cứ đầy lên theo
từng âm điệu của lời ru.


<b>* Đoạn 1: Người mẹ hiện lên với dáng hình tần tảo, vất vả với công việc giã gạo</b>
nuôi bộ đội. Mẹ giã gạo em vẫn trên lưng mẹ. Đôi vai gầy sẽ là chiếc gối êm,
tấm lưng nhỏ sẽ là chiếc nơi ru em trọn giấc và tình u con mãnh liệt sẽ mãi là
tiếng hát ngọt ngào ru giấc em say: “ Vai mẹ gầy ……….Lưng đưa nơi ……”
- Mẹ gầy vì cơng việc đánh giặc, mẹ gầy vì ni con. Nhưng trái tim của mẹ hát
về ước mơ: “ Mai sau ……..lún sân”


<b>* Đoạn 2: </b> Nói về việc mẹ lên núi tỉa bắp.


- Chính tình u ấy đã đem đến cho mẹ sức mạnh diệu kì để vượt qua mn vàn
khó khăn: “ Mẹ đang tỉa bắp ………..Lưng núi thì to ……….”


Hình ảnh đối lập được tạo nên giữa “ lưng núi to” và “ lưng mẹ nhỏ”, giữa một
bên vững chắc, kì vĩ và một bên yếu ớt, nhỏ bé. Điều đó làm nổi bật sức mạnh
tiềm tàng của mẹ chống đỡ với gian nan, vất vả, nổi bật tình yêu thương lớn lao
mẹ dành cho con. Hình ảnh người mẹ trở nên vĩnh hằng.


- núi thì to, nương bắp thì rộng mà sức mẹ có hạn. trên lưng mẹ em vẫn ngủ say:
“ Mặt trời của bắp ………/ Mặt trời của mẹ ………” Hình ảnh ẩn dụ trong sự
đối sánh nhiều ẩn ý, giàu giá trị biểu cảm …Em là mặt trời của mẹ, em là hạnh
phúc, là lẽ sống, là ý nghĩa thiêng liêng của những công việc mẹ đang làm. Mẹ
mơ ước về em: “ Mai sau ……Ka – Lưi.”


<b>* đoạn 3: </b>


- Giặc Mĩ đến đánh, đuổi chúng ta phải rời suối, rời nương. Mẹ phải chuyển lán,


đạp rừng, cũng tham gia đánh giặc. Mẹ đến chiến trường em vẫn trên lưng: “ Từ
trên lưng mẹ …em vào Trường Sơn”


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

ước ao thầm kín mà mạnh liệt của người mẹ Tà Ơi. Cứ như thế em sẽ lớn dần
lên trên lưng mẹ, em sẽ lớn dần lên qua từng câu hát ngọt ngào của tình mẹ
mênh mơng.


- Ba đoạn thơ lần lượt thể hiện cơng việc cùng tấm lịng của người mẹ trong
chiến khu gian khổ. Người mẹ ấy có quyết tâm bền bỉ trong lao động, trong
kháng chiến. Người mẹ còn thắm thiết yêu con và cũng năng tình thương bn
làng, q hương, bộ đội và khao khát mong cho đất nước được độc lập, tự do…
- Giọng điệu thơ ở đoạn ba khẩn trương, dồn dập, diễn tả khí thế đầy cam go, vất
vả đánh giặc: “ Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường- Từ trong đói khổ …”

<b>II. Chủ đề 2:</b>

<b>Ca ngợi lãnh tụ</b>

.



<i><b>1/ Kiến thức – kĩ năng.</b></i>
<b>a) Kiến thức: </b>


- Nắm vững hiểu biết về tác giả Viễn Phương và tác phẩm “Viếng lăng Bác”
- Nắm vững hiểu biết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.


- Liên hệ, mở rộng tới một số tác phẩm ngợi ca Hồ Chí Minh trong văn học hiện
đại như: thơ Tố Hữu, Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật …


- Nắm vững những hiểu biết về vẻ đẹp tâm hồn và cuộc đời hoạt động cách
mạng của Bác Hồ.


<b>b) Kĩ năng: </b>


- Yêu cầu HS nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.


- Vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận.


<b>2/ Các trường hợp vận dụng, ứng dụng kiến thức – kĩ năng trên và các </b>
<b>phương pháp giải ứng với từng trường hợp.</b>


<b>2.1/ Viếng lăng Bác (Viễn Phương)</b>


<i><b>a) Những hiểu biết cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: ( SGK trang 59, Ngữ văn 9, </b></i>
tập 2)


* Bổ sung: Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng
ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường ( ví dụ các bài Mắt sáng
<i>học trị, Đám cưới giữa mùa xuân) khá quen thuộc với bạn đọc hồi kháng chiến </i>
chống Mĩ.


- Chủ đề: Bài thơ thể hiện lịng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ
và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.


- Giá trị nghệ thuật: Bài thơ có giọn điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh
ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngơn ngữ bình dị mà cơ đúc.


<i><b>b) Gợi ý phân tích:</b></i>


<b>* Cảm xúc khi ở ngoài lăng Bác ( 2 khổ đầu) </b>


- Câu thơ mở đầu: “ Con ở …” như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở
về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của
đồng bào chiến sĩ miền Nam đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc


mạc, thanh cao. Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự
hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của
Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn ngàn năm lịch sử.


- Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời
(Liên hệ, mở rộng………)


Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo đem đến cho ta nhiều liên tưởng
thú vị: “ Ngày ngày mặt trời ……..” Hai câu thơ sóng đơi, hơ ứng nhau. Một
mặt trời thiên nhiên rực rỡ, vĩnh hằng” ngày ngày đi qua trên lăng” và “ một mặt
trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lịng yêu
nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác.


- Hòa nhập vào dòng người đến thăm lăng Bác, nhà thơ xúc động bồi hồi: “
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa …” Viễn Phương đã
ví dịng người vơ tận đến viếng lăng Bác như “ Kết tràng hoa …” Mỗi người
Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lịng thành kính và biết ơn vô hạn. Ai
cũng muốn đem đến dâng lên người những thành tích tốt đẹp, những bơng hoa
thắm tươi nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn
người, hương hoa của dân tộc kính dâng lên người. Cách nói của Viễn Phương
rất hay và xúc động: Lòng tiếc thương, kính yêu Bác gắn liền với niềm tự hào
của nhân dân ta – nhớ Bác và làm theo di chúc của Bác.


<b>* Cảm xúc khi ở trong lăng Bác ( khổ 3)</b>


- Vào trong lăng Bác, cảm giác của nhà thơ là: “ Bác nằm trong …” Khi đứng
trước linh cửu của Người mà nhìn ngắm Bác, nhà thơ xúc động bùi ngùi, tưởng
như Bác vẫn còn đó. Bác đang ngủ một “ giấc ngủ bình n” sau một ngày làm
việc, giấc ngủ của Bác có ánh trăng vỗ về. Sinh thời Bác rất yêu trăng, gần gũi
trăng, xem trăng như bạn tri âm, tri kỉ. Và trong giấc ngủ vĩnh hằng Người vẫn


có ánh trăng làm bạn.


- Dẫu biết rằng Bác vẫn cịn sống mãi cùng non sơng đất nước, cùng mn vạn
cháu con, nhưng khi đứng đối diện với sự thật – Bác đã mãi mãi đi vào cõi vĩnh
hằng, tấm lòng nhà thơ thổn thức, quặn đau: “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi-
Mà sao …….” Một nỗi đau nhức nhối tận tâm can! Nỗi đau của nhà thơ cũng là
nỗi đau chung của cả dân tộc: “ Bác Hồ ơi những xế chiều,


<i> Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu!” ( Bác ơi – Tố Hữu)</i>
<b>* Cảm xúc khi rời xa lăng Bác (khổ cuối)</b>


Khổ thơ cuối nói lên cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Biết bao lưu luyến, buồn
thương. Nhà thơ muốn hóa thân làm “ con chim”, làm “ đóa hoa tỏa hương”,
làm “ cây tre trung hiếu” để được đền ơn đáp nghĩa Người. Ý thơ sâu lắng,
hình ảnh thơ đẹp và độc đáo, cách biểu hiện cảm xúc “ rất Nam Bộ” : “ Mai
về miền Nam ...Muốn làm cây tre ...” Điệp ngữ “ muốn làm” được
láy lại ba lần nói lên ước mong tha thiết được hóa thân để gần gũi bên Bác.
Ước muốn khiêm tốn nhưng thể hiện trách nhiệm của người công dân: “
<i>trung với nước, hiếu với dân” đã trở thành lẽ sống, là tâm huyết của nhà thơ.</i>
<i><b>c) Kiến thức mở rộng, nâng cao: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

nhân ái và nền độc lập. Hình ảnh mặt trời làm sáng cả câu thơ. Bác là nguồn
ánh sáng làm hồi sinh sự sống. Nhờ có Bác mà dân tộc Việt Nam đã “ rũ bùn
<i>đứng dậy sáng lòa”, đất nước khơng cịn cảnh: “ Con đói lả ơm lưng mẹ khóc</i>
<i> Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi.” ( Tố Hữu)</i>


Người người biết ơn Bác, đời đời ngợi ca Bác bằng những lời ca, ý thơ đẹp
đẽ:


“ Người rực rỡ một mặt trời cách mạng


<i> Còn đế quốc là loài dơi hốt hoảng</i>


<i> Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.” </i>
( Tố Hữu)


Hay: “ Mặt trời lặn, mặt trời mang theo nắng


<i> Bác ra đi để ánh sáng cho đời.” ( Phạm Tiến Duật)</i>


Cảm động sao những tấm lòng thành kính. Những tấm lịng như tấm lịng của
Viễn Phương: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một ……..”


- Khi phân tích hình ảnh ẩn dụ thứ hai trong khổ 2 ( Ngày ngày dòng người
đi….Kết tràng hoa ….” Liên hệ tới câu thơ của nhà thơ Thu Bồn trong bài
thơ “ Gửi lòng con đến cùng cha”: “ …Gửi lòng con đến cùng cha.


<i> Chiến công đất nước kết hoa triệu vịng”</i>


<i>- Khi phân tích hình ảnh “ Ơi hàng tre xanh xanh Việt Nam” liên hệ tới thơ </i>
của Nguyễn Duy: “ Ở đâu tre cũng xanh tươi


<i> Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu</i>
<i> … Rễ siêng không ngại đất nghèo</i>


</div>

<!--links-->

×