Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BC trien khai CD1516

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.34 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH MINH A Số: 57/BCCĐ-CM-THBMA. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bình Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2015. BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ NĂM HỌC 2015 – 2016 Thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016; Thực hiện Nghị quyết Hội nghị CNVC đầu năm của nhà trường; Căn cứ công văn số 430/PGD&ĐT ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015- 2016 cấp Tiểu học; Căn cứ tình hình thực tế, điều kiện và kết quả công tác của đơn vị, Trường Tiểu học Bình Minh A báo cáo công tác triển khai chuyên đề năm học 2015 2016 như sau: I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH: Năm học 2015 – 2016, Trường Tiểu học Bình Minh A có 578 học sinh /14 lớp trong đó có 6 điểm trường (Do nhà trường đang xây dựng, thiếu phòng học phải đi học nhờ ở các nhà văn hóa, đình, nhà dân trong xã). Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường gồm 35 người, trong đó: Ban giám hiệu 03; tổng phụ trách 0; giáo viên 24; nhân viên 08, không có giáo viên dạy các môn học chuyên biệt: Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục. Được chia thành 4 tổ: tổ văn phòng và 03 tổ chuyên môn, tổ 1: có 8 thành viên, tổ 2,3: có 10 thành viên tổ 4,5: có 10 thành viên. Chất lượng dạy học nhà trường ngày càng được nâng cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đang dần dần được hoàn thiện, đồng bộ hơn. 1. Thuận lợi: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương ổn định. Chính quyền, đoàn thể, nhân dân luôn quan tâm đến giáo dục, chất lượng giáo dục của nhà trường. Học sinh chăm ngoan, hiếu học. Cán bộ quản lý, thầy giáo, cô giáo có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tận trung, yêu trường, mến trẻ, luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường. 2. Khó khăn: Do kinh tế còn khó khăn nên vẫn còn phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em, còn giao phó cho nhà trường. Một số học sinh còn chưa chăm học. Trường có nhiều điểm lẻ nên khó khăn trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. Trang thiết bị, cơ sở vật chất còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học của nhà trường. Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều nên vẫn còn khó khăn trong phân công nhiệm vụ. Năm học đầu tiên tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới VNEN cho 2 lớp 3 với nhiều bỡ ngỡ và trăn trở. II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 1. Triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT đối với bậc Tiểu học: - Tiếp tục thực hiện cuộc vân động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” - Tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo theo tinh thần Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 về Ban hành Quy định đạo đức nhà giáo..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 9832/ BGD và ĐT - GDTH ban hành ngày 01/09/2006 cuả Bộ GD - ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5; Công văn 5842/BGDĐTVP ngày 1/9/2011 về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông. - Đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ và các công văn hướng dẫn thực hiện Thông tư 30. 2. Thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng trang thiết bị về đồ dùng dạy học; đánh giá về công tác dạy học các môn tự chọn... - Trong năm học 2015 – 2016, chuyên môn trường luôn bám sát các văn bản chỉ đạo của ngành để tổ chức thực hiện chương trình đầy đủ, đúng thời gian quy định. Dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày cho 14/14 lớp gồm 578/578 học sinh tham gia học đạt 100%. - Trong quá trình giảng dạy đã chú trọng đến công tác đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tích cực sáng tạo, độc lập suy nghĩ của học sinh để học sinh tự mình tìm ra kiến thức cần học. Triển khai vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào một số tiết dạy. Chú trọng sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực tăng cường sự tham gia của trẻ vào quá trình dạy học và quản lý học sinh. Tăng cường công tác rèn kỹ năng sống cho học sịnh. - Trường đã đưa môn tự chọn Tiếng Anh vào giảng dạy cho khối 1, 2 gồm 261 học sinh/ 6 lớp tham gia học. 3. Thực hiện triển khai các chuyên đề trong năm học. Với mục tiêu: - Không ngừng đẩy mạnh hoạt động chuyên môn trong các nhà trường. Giải quyết các vướng mắc trong quá trình giảng dạy của giáo viên đối với các môn học. - Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Thực hiện hiệu quả việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/TT-BGD&ĐT.. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập đạt kết quả tốt. Nhà trường đã làm:. Sinh hoạt chuyên môn toàn trường, giáo viên đưa ra những khó khăn của bản thân khi giảng dạy các môn học sau đó bàn bạc đưa ra ý kiến. Từ những băn khoăn đó. Bộ phân chuyên môn xây dựng kế hoạch triển khai các chuyên đề trong năm học rất cụ thể và chi tiết. Kế hoạch đó được công khai trên trang Website của trường từ đầu năm. Các bộ phận và cá nhân liên quan lên kế hoạch cho mình báo cáo với bộ phận chuyên môn để thực hiện. Việc xây dựng và triển khai chuyên đề chuyên môn rất cần thiết và bổ ích vì nó không những là giải đáp những vướng mắc về PP và hình thức giảng dạy mà còn đồng nhất các bước dạy theo đúng đặc trưng môn học cấp Tiểu học. Đồng thời là cơ hội giao lưu học tập ở các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường về kinh nghiệm, kĩ năng giảng dạy. Đối với các chuyên đề cấp trường tổ chức:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Cá nhân và tổ khối thực hiện theo KH, sau mỗi tiết thực hành hoặc trao đổi về một môn học nào đó mọi người đều đưa ra những ý kiến chủ quan của bản thân. Chỉ ra được những cái đạt được hay những phần, nội dung cần chỉnh sửa cho phù hợp với đối tường học sinh trong từng khối lớp. Đối với các chuyên đề cấp huyện tổ chức: Sau khi tiếp thu chuyên đề về, cán bộ, giáo viên cốt cán sẽ là những giảng viên bồi dưỡng cho giáo viên trong nhà trường. Mọi người chuẩn bị tiết dạy minh họa không phải là tiết đã đi dự mà xây dựng tiết thực hành khác trong môn học đi tiếp thu. Sau mỗi tiết dạy thực hành giáo viên thảo luận rất sôi nổi và thống nhất những nội dung chung theo sự chỉ đạo của PGD. Dự tiết dạy thực tế (minh họa) để thống nhất quy trình, nội dung tiết dạy, sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin,… và phương pháp dạy học trên toàn thành phố, giải đáp vướng mắc, thống nhất chỉ đạo. Ví dụ khi thực hiện chuyên đề PPBTNB: Các tổ khối chuyên môn đã: - Liệt kê các bài học có thể áp dụng PP BTNB. - GV cần chuẩn bị trước các thí nghiệm dự kiến để có kết quả như mong muốn. - Vận dụng tối đa những nguyên vật liệu sẵn có, dễ kiếm. Sử dụng CNTT cho bài dạy áp dụng PP BTNB đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí. - Với một số thí nghiệm đơn giản, GV có thể giao việc cho HS bằng những phiếu giao việc, tự HS chuẩn bị các vật liệu cho nhóm của mình. a. Xây dựng tiết học theo các gợi ý: - Mục tiêu bài học - Hoạt động có thể áp dụng PP BTNB - PP thí nghiệm sử dụng - Thiết bị cần có - Những thí nghiệm có thể thực hiện - Tổ chức lớp học: - Sắp xếp bàn ghế cho phù hợp với số HS. Chia nhóm từ 4-6 em/nhóm. Có chỗ dành riêng để vật liệu lớp học. b. Trong quá trình giảng dạy: - Không sử dụng SGK khi học bằng PP BTNB. - Không nêu tên bài học trước khi học (với những bài thể hiện nội dung bài học ở đề bài). - Lựa chọn hoạt động phù hợp với PP BTNB để áp dụng, không nhất thiết hoạt động nào cũng áp dụng PP. VD: - Một thí nghiệm chỉ nên trả lời cho một câu hỏi hay một vấn đề kiến thức. - Để đảm bảo thời gian: sau khi HS đề xuất thí nghiệm, GV có thể thực hiện một thí nghiệm chung để cả lớp quan sát thay vì tiến hành ở các nhóm học sinh. - Sử dụng PP thường xuyên để rèn thói quen cho HS. - Rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn để đảm bảo thời gian. - Sưu tầm tài liệu, sách, tranh ảnh …. phục vụ cho bài học..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> c. Lựa chọn phương pháp thí nghiệm phù hợp: -PP quan sát tranh ảnh, quan sát vật thật -PP mô hình -PP nghiên cứu tài liệu -PP thí nghiệm trực tiếp d. Thống kê các bài dạy có thể áp dụng PHƯƠNG PHÁP BTNB 1. Lớp 1: TN-XH STT Bài. Tên bài dạy. 1. 22. Cây rau. 2. 23. Cây hoa. 3. 24. Cây gỗ. 4. 25. Con cá. 5. 26. Con gà. 6. 27. Con mèo. 7. 28. Con muỗi. 8. 31. Thực hành: Quan sát bầu trời. 9. 32. Gió. 10. 34. Thời tiết. 2. Lớp 2:TN-XH STT. Bài. Tên bài dạy. 1. 1. Cơ quan vận động. 2. 2. Bộ xương. 3. 3. Hệ cơ. 4. 5. Cơ quan tiêu hóa. 5. 6. Tiêu hóa thức ăn. 6. 24. Cây sống ở đâu?. 7. 25. Một số loài cây sống trên cạn. 8. 26. Một số loài cây sống dưới nước. 9. 27. Loài vật sống ở đâu?. 10. 28. Một số loài vật sống trên cạn. 11. 29. Một số loài vật sống dưới nước. 12. 31. Mặt trời. 13. 32. Mặt trời và phương hướng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 14. 33. Mặt trăng và các vì sao. 3. Lớp 3:TN-XH STT. Bài. Tên bài dạy. 1. 1. Hoạt động thở và cơ quan hô hấp. 2. 6. Máu và cơ quan tuần hoàn. 3. 7. Hoạt động tuần hoàn. 4. 10. Hoạt động bài tiết nước tiểu. 5. 12. Cơ quan thần kinh. 6. 13,14. 7. 40. Thực vật. 8. 41,42. Thân cây. 9. 43,44. Rễ cây. 10. 45. Lá cây. 11. 46. Khả năng kì diệu của lá. 12. 47. Hoa. 13. 48. Qủa. 14. 50. Côn trùng. 15. 51. Tôm, cua. 16. 52. Cá. 17. 53. Chim. 18. 58. Mặt trời. 19. 60. Sự chuyển động của trái đất. 20. 61. Trái đất là 1 hành tinh trong hệ mặt trời. 21. 62. Mặt trăng là vệ tinh của trái đất. 22. 63. Ngày và đêm trên trái đất. Hoạt động thần kinh. 4. Lớp 4: Khoa học STT. Bài. Tên bài dạy. 1. 2,3. Trao đổi chất ở người. 2. 20. Nước có những tính chất gì?. 3. 21. Ba thể của nước. 4. 22. Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 5. 23. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 6. 27. Một số cách làm sạch nước. 7. 30. Làm thế nào để biết có không khí?. 8. 31. Không khí có những tính chất gì?. 9. 32. Không khí gồm những thành phần nào?. 10. 35. Không khí cần cho sự cháy. 11. 36. Không khí cần cho sự sống. 12. 37. Tại sao có gió?. 13. 41. Âm thanh. 14. 42. Sự lan truyền âm thanh. 15. 45. Ánh sáng. 16. 46. Bóng tối. 17. 47. Ánh sáng cần cho sự sống. 18. 50,51. 19. 52. Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt. 20. 55,56. Ôn tập: Vật chất và năng lượng. 21. 57. Thực vật cần gì để sống?. 22. 60. Nhu cầu không khí của thực vật. 23. 61. Trao đổi chất ở thực vật. 24. 62. Động vật cần gì để sống. 25. 64. Trao đổi chất ở động vật. Nóng lạnh và nhiệt độ. 5. Lớp 5: Khoa học STT. Bài. Tên bài dạy. 1. 29. Thủy tinh. 2. 30. Cao su. 3. 31. Chất dẻo. 4. 35. Sự chuyển thể của chất. 5. 36. Hỗn hợp. 6. 37. Dung dịch. 7. 38,39. Sự biến đổi hóa học. 8. 46,47. Lắp mạch điện đơn giản.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 9. 51. Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. 10. 53. Cây con mọc lên từ hạt. 11. 54. Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. Trên đây là báo cáo tổng kết việc triển khai chuyên đề của nhà trường trong năm học 2015 -2016. PHÓ HIỆU TRƯỞNG. Thái Thị Minh Thi.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×