Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DHTH BK4 Nguyen Thi Thuong KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.7 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON. Ý TƯỞNG: TỔ CHỨC MỘT BÀI DẠY TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Dương Quốc Hòa Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thương Lớp: đại học tiểu học b – k4 Mã số SV:1141070152. Đồng Nai- 25/11/2016.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tuần :13 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường Ý tưởng : TỔ CHỨC MỘT BÀI DẠY.  Bài sẽ chia thành 3 hoạt động  Mục tiêu: Học sinh - Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường. - Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường.  Chuẩn bị : tranh. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.  GV sẽ bắt cái cho cả lớp hát bài “ em yêu cây xanh”. GV khen HS hát hay và dẫn vào bài: trong bài có nói đến trông cây xanh để cho con chim nhảy nhót trên cành, sân chơi nhiều bóng mát, cho trường muôn hoa đẹp xinh nè… trồng cây là một hành động bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta. Trong tiết luyện từ và câu hôm nay cô sẽ dạy các em mở rộng vốn từ: bảo vệ môi trường. Hoạt động 2: Thực hành 1. Qua đoạn văn sau, em hiểu “khu bảo tồn đa dạng sinh học” là gì? Rừng nguyên sinh Nam cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học với ít nhất 55 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim 40 loài bò sát, rất nhiều loài lưỡng cư và cá nước ngọt…Thảm thực vật ở đây rất phong phú. Hàng trăm loài cây khác nhau làm thành các loại rừng: rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng tre, rừng hỗn hợp. - Rừng nguyên sinh: rừng hình thành một cách tự nhiên, chưa có tác dộng của con người. - Loài lưỡng cư : động vật có xương sống, sinh đẻ dưới nước nhưng sống trên cạn, như ếch, nhái… - Rừng thường xanh: rừng cây quanh năm xanh tốt - Rừng bán thường xanh: rừng cây có mùa rụng lá..  GV yêu cầu học sinh đọc bài, nói yêu cầu đề bài.. Hết !.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>  GV hỏi: - Vì sao rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học ?  HS trả lời: - Rừng nguyên sinh Nam cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có nhiều động vật , thảm thực vật phong phú.  GV nhận xét, cho học sinh xem tranh. Động vật có vú. Các loại chim.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Rừng tre. Rừng thường xanh.  Khu bảo tồn đa dạng sinh học là: nơi lưu giữ được nhiều động vật và thực vật.. 2. Xếp từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp. a. Hành động bảo vệ môi trường b. Hành động phá hoại môi trường (phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, phủ xanh đồi chọc, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã)  Với mỗi hành động gắn với một bức tranh tương ứng. GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi : ai nhanh hơn ai”.  GV chia lớp thành 2 đội, đưa từng tranh ứng với mỗi hành động, HS của đội nào giơ tay trước thì được trả lời.  Luật chơi:mỗi lượt sẽ có 30 giây suy nghĩ và trả lời,nếu đọi giơ tay không trả lòi được thì đội còn lại được trả lời. Và đội trả lời đúng được 2 điểm, trả lời sai bị trừ 1 điểm; đội nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.. Hành động phá hoại môi trường. Hành động bảo vệ môi trường.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Phá rừng. Đánh cá bằng mìn. Trồng cây. Xả rác bừa bãi. Trồng rừng. Đốt nương. Phủ xanh đồ trọc. Săn bắn thú rừng. Săn bắn thú rừng bừa bãi. Đánh cá bằng điện.  GV hỏi: ngoài những hành động trên, bạn nào giỏi cho cô biết: các em thấy mình làm những việc gì bảo vệ môi trường, và những hành động nào chưa bảo vệ môi trường nào?  HS trả lời.  GV khen HS và nêu một số hành động bảo vệ môi trường, và những hành động phá hoại môi trường mà học sinh không được làm.. 3. Chọn một trong các cụm từ ở bài tập 2 làm đề tài( M: phủ sanh đồi trọc), em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.  GV gợi ý cho HS chọn cụm từ” trồng cây” hoặc “xả rác bừa bãi” để viết đoạn văn khoảng 5 câu ( vì các hành động trên gần gũi với các em hơn)..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>  GV yêu cầu HS viết vào vở bài tập trong 7 phút.  GV yêu cầu một số HS đọc bài viết của mình.  GV gọi HS nhận xét và nhận xét. Hoat động 3: Dặn dò - củng cố.  GV nhận xét tiết học.  GV yêu cầu HS nào chưa xong thì về nhà hoàn thành. Hết !.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×