Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

bảo hộ lao động THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.67 KB, 18 trang )

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC HUẤN LUYỆN
AN TỒN VỆ SINH LAO ĐỘNG
TẠI TỈNH QUẢNG NINH


1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lao động vừa là người sản xuất, vừa là đối tượng phục vụ của sản xuất. Vì vậy,
đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động vừa hoàn thành được mục
tiêu đảm bảo điều kiện làm việc của người lao động theo hướng tiến bộ và nhân đạo,
vừa có ý nghĩa tăng năng suất lao động. Việc bảo vệ người lao động trước những nguy
cơ làm ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của họ trong quá trình lao động là vấn đề
hiện nay mà các doanh nghiệp đang cần quan tâm đến.
Theo số liệu của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội năm 2020, do điều kiện
lao động không an toàn, kém vệ sinh đã làm cho 8.380 vụ tai nạn lao động làm cho
8.610 người lao động thiệt mạng do tai nạn lao động và bệnh liên quan tới công việc.
Trong số những vụ tai nạn lao động, khi điều tra nguyên nhân gây tai nạn lao động
thông qua các biên bản điều tra được lập thì có:
- 17,43% tổng số vụ tai nạn do người sử dụng lao động khơng huấn luyện an
tồn lao động hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động.
- 23,85% tổng số vụ tai nạn do người lao động bị tai nạn vì vi phạm quy trình
quy chuẩn an tồn lao động. Có thể nhận thấy người lao động là đối tượng trực tiếp
chịu ảnh hưởng vấn đề an tồn lao động. Thơng qua những số liệu thống kê trên ta
thấy rằng các doanh nghiệp và người lao động chưa có sự quan tâm đúng mức tới
cơng tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Thực hiện tốt cơng tác huấn luyện an tồn, vệ sinh lao động sẽ giúp nâng cao nhận
thức, kiến thức, kỹ năng cho người sử dụng lao động, người lao động nhằm bảo đảm
an tồn vệ sinh lao động, phịng chống bệnh nghề nghiệp, phòng ngừa rủi ro cho doanh
nghiệp và người lao động, bảo đảm mục tiêu phát triển ổn định, bền vững của doanh


nghiệp. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh nhận thức được tầm quan trọng của công tác đã và
đang cải thiện hơn. Tuy nhiên cơng tác huấn luyện an tồn lao động tại tỉnh cịn gặp
nhiều khó khăn và bất cập . Nhận thấy rõ ràng được tầm quan trọng và tính cấp thiết
của vấn đề nên em chọn đề tài “ Thực trạng cơng tác huấn luyện an tồn vệ sinh lao
động tại tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu.

2


2.

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TỒN VỆ SINH LAO

2.1

ĐỘNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH
Giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh có tổng diện tích trên 12.200km 2 vùng biển và hải đảo là một vùng có
địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hịn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước. Có tài nguyên
du lịch đặc sắc vào bậc nhất của cả nước với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng. Với bờ biển
dài, nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như: Bãi Cháy, Trà Cổ, Quan Lan, Minh Châu…;
nhiều khu du lịch hiện đại tầm cỡ quốc tế, hàng năm Quảng Ninh đã thu hút hàng triệu
lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng và hội thảo.
Tỉnh là trung tâm số 1 của Việt Nam về tài nguyên than đá, có nguồn tài ngun
khống sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn như:
Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ
Long, Cẩm Phả và ng Bí – Đơng Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 40
triệu tấn.
Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh…: Trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp

các địa phương trong tỉnh và là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây
dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay, Quảng Ninh có dân số khoảng 1,2 triệu người, với cơ cấu dân số tương
đối trẻ, trong đó lực lượng lao động chiếm 60%. Năm 2020, tỉnh có gần 20.000 doanh
nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nguy hiểm, độc hại.
Vì là tỉnh tập trung nhiều ngành công nghiệp nặng như: khai thác than, khai thác
đá, sản xuất vật liệu xây dựng, cơng nghiệp đóng tàu, sản xuất xi măng,…Đây là
những ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ
xảy ra tai nạn lao động. Do đó, việc đảm bảo AT-VSLĐ ln được các cấp, các ngành,
các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn đặt lên hàng đầu. Trong đó, cơng tác thanh tra,
kiểm tra cũng là một hoạt động luôn được chú trọng.
2.2 Thực trạng cơng tác huấn luyện an tồn vệ sinh lao
2.2.1
Tình hình tai nạn lao động tại tỉnh Quảng Ninh

động tại Quảng Ninh

Công tác huấn luyện AT-VSLĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong những năm vừa
qua có những chuyển biến tích cực về cả phương pháp và nội dung huấn luyện. Đảm
3


bảo học viên được nâng cao trình độ nghiệp vụ thơng qua các khóa huấn luyện, tập
huấn về AT-VSLĐ.
Mục đích của chương trình huấn luyện là nhằm giúp người lao động nhận biết rõ
ràng được cơng việc của mình và có ý thức giữ gìn AT-VSLĐ để đảm bảo an tồn cho
bản thân, tiết kiệm được các chi phí cho doanh nghiệp. Mặc dù đã có sự cố gắng trong
cơng tác huấn luyện AT-VSLĐ nhưng trong thực tế số lượng người tham gia huấn
luyện AT-VSLĐ cịn ít.
Bảng 1: Tình hình tai nạn lao động tỉnh Quảng Ninh năm 2017 – 2020

TT

Chỉ tiêu thống kê

2017

2018

2019

2020

1

Số vụ

570

589

619

599

2

Số nạn nhân

598


603

657

636

3

Số vụ chết người

45

35

45

39

4

Số người chết

43

37

54

41


5

Số người bị thương nặng

338

369

409

392

(Nguồn: Theo báo cáo tình hình TNLĐ của Bộ LĐTBXH)

Dựa theo số liệu bảng 1 ta thấy được trong những năm gần đây với sự phát triển
của nền kinh tế, tình hình tai nạn lao động tại tỉnh Quảng Ninh đa phần các số liệu về
số vụ, số người chết người bị thương đều có xu hướng tăng lên ở các năm 2017, 2018
và 2019 cho đến năm 2020 mới có xu hướng giảm. Năm 2020 giảm với số người chết
năm 2020 giảm 13 người so với năm 2019, số vụ người chết năm 2020 giảm 6 vụ so
với năm 2019. Theo báo cáo của tỉnh nguyên nhân tai nạn lao động xảy ra phần lớn là
do cơng tác huấn luyện AT-VSLĐ cịn yếu, cơng tác thông tin, tuyên truyền chưa được
làm rộng rãi, thường xuyên, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan. Việc phổ
biến và hướng dẫn các văn bản pháp luật ở địa phương chưa xuống tới cơ sở, tới các
doanh nghiệp, người lao động nên khó khăn trong việc tổ chức thực hiện và nâng cao
nhận thức của người lao dộng cũng như người sử dụng lao động. Với thực trạng ấy
tỉnh Quảng Ninh đã có những cố gắng, cải thiện về công tác huấn luyện để đảm bảo an
toàn cho người lao động

4



2.2.2 Thực trạng cơng tác huấn luyện an tồn vệ sinh lao động tại Quảng Ninh
Quảng Ninh hiện có gần 20.000 doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực nguy hiểm, độc hại, tiềm ẩn nguy cơ cao về mất an tồn lao
động. Tồn tỉnh có tổng số trên 300.000 lao động, làm việc tại trên 90% doanh nghiệp
có quy mơ nhỏ và vừa. Do đó, các công tác huấn luyện AT-VSLĐ trên địa bàn tỉnh rất
được quan tâm và các bộ phận có liên quan luôn thường xuyên nhắc nhở, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp của địa phương tổ chức công tác được thuận lợi, nhanh chóng.
Vì đảm bảo an tồn lao động là mục tiêu tiên quyết để doanh nghiệp phát triển bền
vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Là một tỉnh công nghiệp với sự đa dạng về loại hình kinh tế, ngành nghề kinh
doanh, cơ sở hạ tầng, công tác huấn luyện AT-VSLĐ được tỉnh xác định là trách nhiệm
không phải chỉ của người sử dụng lao động mà còn của cả hệ thống chính trị, của tồn
xã hội. Nhiều chủ trương, định hướng của tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo về công tác này
đã được cụ thể hóa bằng các văn bản, kế hoạch. Thời gian qua công tác huấn luyện ATVSLĐ được chú trọng qua các năm.
Theo tạp chí điện tử Lao động và Xã hội, năm 2019, trong Tháng hành động về ATVSLĐ với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc”. Sở LĐ-TB&XH đã tổ chức và hỗ trợ tổ chức:
-

12 lớp huấn luyện AT-VSLĐ cho 698 người lao động, cán bộ quản lý, người

-

sử dụng lao động của 67 doanh nghiệp;
Hướng dẫn triển khai áp dụng hê thống quản lý AT-VSLĐ cho 32 doanh

-

nghiệp;
Tổ chức 08 lớp huấn luyện, hướng dẫn áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý

AT-VSLĐ cho 480 người sử dụng lao động, người làm công tác AT-VSLĐ,

-

người lao động tại 08 doanh nghiệp;
Phối hợp với liên đoàn lao động tỉnh tổ chức các lớp tuyên truyền, huấn
luyện về pháp luật lao động, AT-VSLĐ tại thành phố ng Bí và tổ chức tọa
đàm về nguyên nhân các vụ tai nạn lao động và đưa ra các giải pháp phòng
ngừa

-

Tổ chức 03 lớp huấn luyện về AT-VSLĐ cho 150 người lao động tự do làm
việc không theo hợp đồng lao động tại thị xã Đông Triều;
5


Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song sác doanh nghiệp,
đơn vị đã tổ chức 656 lớp tập huấn, huấn luyện, phổ biến về công tác AT-VSLĐ với
tổng số 70.390 lượt người tham gia. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức
-

07 lớp huấn luyện cho 325 người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm

-

ngặt về AT-VSLĐ của 07 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
Huấn luyện điểm AT-VSLĐ theo Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề
nghiệp - Việc làm và An toàn lao động năm 2020 cho tổng số 300 người lao


-

động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
Tổ chức 14 lớp tập huấn chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, sử dụng nhiều lao động với tổng số 1400 người
là đối tượng người sử dụng lao động, cán bộ quản lý được tập huấn.

Bên cạnh đó, tiến hành hảo sát mơ hình quản lý AT-VSLĐ tại 35 doanh nghiệp và
triển khai xây dựng góc bảo hộ lao động, huấn luyện AT-VSLĐ cho người lao động tại
07 doanh nghiệp được khảo sát.
(Nguồn: laodongxahoi.net)

Hằng năm, Phịng LĐ-TBXH phối hợp với Cơng an huyện, Bảo hiểm xã hội, Liên
đoàn Lao động, Trung tâm Y tế huyện hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện
đúng các quy định của pháp luật về AT-VSLĐ, phòng ngừa tai nạn lao động. Hướng
dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tự kiểm tra công tác AT-VSLĐ, kịp thời xử lý,
khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Nhờ sự phối hợp thực hiện đồng bộ, các doanh
nghiệp trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, có yêu cầu cao
về AT-VSLĐ đều nhận thức tốt về công tác AT-VSLĐ, quan tâm đầu tư, cải thiện điều
kiện mơi trường làm việc, đảm bảo an tồn thiết bị, nhà xưởng, phịng chống cháy nổ,
xử lý khói bụi, khí thải, nước thải, tiếng ồn; tổ chức hệ thống y tế cơ sở chăm lo đời
sống, sức khỏe người lao động.

Số người
chết

Số người bị
thương
nặng


Địa phương

1

Hồ Chí Minh

836

857

95

96

101

2

Quảng Ninh

619

657

45

54

409


3

Hà Nội

452

464

51

52

81

4

Bình Dương

134

149

40

44

15

5


Thái Nguyên

134

136

41

41

23

Số vụ

Số nạn
nhân

Số vụ
chết
người

T
T

6


Bảng 2: Top 5 địa phương có tình hình tai nạn lao động nhiều nhất năm 2019
(Nguồn: Theo báo cáo tình hình TNLĐ của Bộ LĐTBXH)


Bảng 3: Top 5 địa phương có tình hình tai nạn lao động nhiều nhất năm 2020
Số người
chết

Số người
bị thương
nặng

Địa phương

1

Hồ Chí Minh

1016

1041

95

99

136

2

Hà Nội

388


402

59

66

87

3

Đồng Nai

1832

1873

33

42

267

4

Quảng Ninh

599

636


39

41

392

5

Bình Dương

111

115

37

40

7

Số vụ

Số nạn
nhân

Số vụ
chết
người


T
T

(Nguồn: Theo báo cáo tình hình TNLĐ của Bộ LĐTBXH)

So sánh số liệu ở bảng 2 và bảng 3, tỉnh Quảng Ninh thể hiện rõ công tác huấn
luyện AT-VSLĐ có xu hướng khả quan hơn năm trước. Trong top 5 địa phương có tai
nạn lao động nhiều nhất vào năm 2019 tỉnh Quảng Ninh đứng vị trí số 2 chỉ sau thành
phố Hồ Chí Minh tương ứng 619 vụ tai nạn, các số liệu còn lại cũng cao hơn với các
khu vực trọng điểm khác. Với sự nỗ lực của tỉnh năm 2020 hạ xuống vị trí thứ 4, số vụ
tai nạn đã giảm nhiều hơn so với năm 2019. Cho thấy hiệu quả công tác huấn luyện
AT-VSLĐ trong 2 năm gần đây đã được nâng lên; quá trình thực hiện cũng đạt được
nhiều kết quả mong muốn; ý thức của cả người lao động và người sử dụng lao động
cũng đã có sự chuyển biến tích cực làm giảm được tai nạn lao động tại tỉnh Quảng
Ninh. Các doanh nghiệp cũng phối hợp chặt chẽ với tỉnh để cải thiện và thực hiện tốt
các công tác huấn luyện AT-VSLĐ.
Thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mặc dù cịn khó khăn về sản xuất
kinh doanh song vẫn tiếp tục quan tâm, đầu tư cho cơng tác AT-VSLĐ, như:
-

Kiện tồn, tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ làm cơng tác AT-VSLĐ;
Xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở các bộ phận sản xuất, kinh doanh,

-

hoạt động nề nếp theo nội quy;
Phân định rõ chế độ trách nhiệm của các bộ phận trong công tác AT-VSLĐ;
7



-

Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra người lao động thực hiện AT-VSLĐ, đặc biệt là

-

quy trình vận hành, sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ;
Đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc, tăng
năng suất lao động, đã được chủ doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Nhờ đó, đời
sống vật chất, tinh thần của người lao động đã từng bước được nâng cao.

Các ngành LĐ-TB&XH, Công Thương, Công an tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng
ban hành, thực hiện công tác huấn luyện AT-VSLĐ, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp, người lao động. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến cơng
tác đảm bảo AT-VSLĐ.
Thí dụ như cơng ty Cổ Phần Than Núi Béo. Ơng Nguyễn Hịa Bình, Phó Chủ tịch
Cơng đồn cho biết cơng ty hiện có trên 2.300 người làm việc trực tiếp dưới hầm lò,
trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm; gần 50% cơng nhân trình độ nhận thức chưa
cao. song những năm gần đây, công ty đều tổ chức huấn luyện an toàn cho người lao
động. "Số lượng kiến thức, kỹ năng huấn luyện được chia theo từng nhóm đối tượng
khác nhau, phù hợp với yêu cầu công việc. Không chỉ chú trọng huấn luyện đối với
nhóm đối tượng là cơng nhân mới tuyển dụng, học sinh thực tập, mà với người lao
động đã công tác lâu năm vẫn được huấn luyện đảm bảo cập nhật những kiến thức, kỹ
năng mới"
Hay như tại Công ty Công ty Cổ Phần Nước sạch Quảng Ninh, có đến 1.126 cơng
nhân lao động trực tiếp. Với đặc thù địa bàn trải dài khắp cả tỉnh, Cơng ty cũng đã xây
dựng mạng lưới an tồn vệ sinh viên với 81 thành viên. Đây đều là những người có
chun mơn, nghiệp vụ chắc, có tinh thần trách nhiệm, tuân thủ nghiêm các quy định
của pháp luật và đặc biệt gương mẫu, có uy tín đối với đồng nghiệp.
Trong thời gian qua các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, doanh

nghiệp đã quan tâm triển khai thực hiện công tác AT-VSLĐ ngày càng hiệu quả; nhận
thức, ý thức chấp hành các quy định pháp luật về AT-VSLĐ của người sử dụng lao
động, người lao động từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã
đạt được thì cơng tác AT-VSLĐ trên địa bàn tỉnh vẫn cịn nhiều khó khăn vướng mắc.
Ơng Thái Văn Anh, Bí Thư Cơng đồn Cơng ty CP Than HM cho biết: Khó khăn
lớn hiện nay của cơng ty chính là lực lượng lao động, gần như tồn bộ công nhân hầm
8


lị đều là tuyển mới. Trong tình trạng tuyển dụng lao động khó khăn như hiện nay, có
đến gần 50% công nhân xuất thân từ vùng cao, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Bắc.
Trình độ nhận thức của người lao động không cao, không đồng đều, nhu cầu được học
tập, huấn luyện của công nhân tại công ty khơng cao đơi khi cịn chạy theo sản lượng
chứ hồn tồn khơng chú ý đến an tồn đó chính là những thách thức của công ty cũng
như rất nhiều doanh nghiệp ngành than trong việc thực hiện huấn luyện AT-VSLĐ.
Một số doanh nghiệp khác do mới hình thành và bắt đầu kinh doanh làm chi phí
cơng tác huấn huyện khơng đảm bảo gây cản trở cho người lao động tại doanh nghiệp
không được huấn luyện kịp thời. Trên địa bàn tỉnh với quy mơ, loại hình doanh nghiệp
đa dạng, phong phú các cấp chính quyền khơng nắm bắt được nhanh chóng, cơng tác
hỗ trợ về chi phí, hoạt động đánh giá huấn luyện AT-VSLĐ khó khăn.
2.3 Đánh giá cơng tác huấn luyện
2.3.1
Thuận lợi
• Về quan điểm lãnh đạo

an tồn vệ sinh lao động tại Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh luôn đặt mục tiêu mang lại lợi ích nhiều nhất cho người lao
động, chính vì vậy cơng tác, huấn luyện AT-VSLĐ tại tỉnh luôn được tạo điều kiện
thuận lợi nhất để thực hiện, triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về

AT-VSLĐ. Trên địa bàn tỉnh thường xuyên tăng cường công tác quản lý, thanh, kiểm
tra về AT-VSLĐ, đồng thời đôn đốc thực hiện hiệu quả, nghiêm túc các kế hoạch của
công tác tuyên truyền, huấn luyện AT-VSLĐ tại cơng ty. Nhờ có sự ủng hộ của mọi
doanh nghiệp nên các hoạt động của công tác huấn luyện AT-VSLĐ diễn ra thuận lợi.
Hàng năm các cấp cơng đồn cũng đẩy mạnh các phong trào thi đua bảo đảm an
toàn vệ sinh lao động tại nhiều doanh nghiệp ở tỉnh. Qua đó, một mặt nâng cao ý thức,
nhận thức cho người lao động về quyền và trách nhiệm của họ trong việc bảo đảm an
toàn vệ sinh lao động, mặt khác tham gia với lãnh đạo chuyên môn các đơn vị trong
việc xây dựng, tổ chức đôn đốc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm.


Về cơ sở vật chất

Trang bị đầy đủ các thiết bị như máy chiếu, hệ thống loa đài. Tỉnh Quảng Ninh
khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp sử dụng chính các trang thiết bị máy móc tại
nơi làm việc của mình làm giáo cụ trực quan giúp người lao động có cảm giác gần gũi,
9


bài giảng không xa rời thực tiễn. Điều này giúp người lao động tiếp thu nhanh chóng
và hiệu quả các kiến thức về AT-VSLĐ và có khả năng ứng dụng vào cơng việc hiện
tại mang lại những hiệu quả tích cực và rõ rệt. Chính vì vậy trong các hoạt động giảng
dạy, huấn luyện AT-VSLĐ luôn được đánh giá cao trong các kỳ kiểm tra đánh giá.
Trong khai thác hầm lị tỉnh đã tích cực đầu tư bổ sung thêm nhiều máy móc
thiết bị hiện đại phục vụ khoan nổ mìn, xúc bốc và các phương tiện vận chuyển hoặc
hỗ trợ cho người đi lại trong lò, các lò chợ giá thủy lực di động để khai thác các vỉa
dầy nhằm tăng cường khả năng chống giữ, tăng năng suất lao động, giảm thiểu rủi ro,
cải thiện điều kiện làm việc cho cơng nhân, nâng cao mức độ an tồn trong sản xuất.
Đã duy trì tốt việc vận hành và đảm bảo việc truyền dữ liệu từ xa qua mạng Internet
các hệ thống giám sát khí mỏ phục vụ tốt cho việc quản lý và điều hành



Về đội ngũ cán bộ giảng viên

Công tác huấn luyện AT-VSLĐ là công tác địi hỏi sự lâu dài, có tinh thần trách
nhiệm với công việc, nếu làm không chặt chẽ, không đảm bảo thì hậu quả để lại sẽ là
rất lớn. Đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản qua trường học, có nghiệp vụ chun
mơn, kiến thức về an tồn vệ sinh lao động, chịu trách nhiệm toàn bộ về nội dung,
chương trình kế hoạch huấn luyện của doanh nghiệp.
Ngồi ra cịn phải kể đến đội ngũ An tồn viên tại doanh nghiệp, đội ngũ an toàn
viên được tập hợp từ những kỹ sư, công nhân lành nghề của doanh nghiệp với nhiệm
vụ tham mưu chuyên môn và trực tiếp tham gia cơng tác huấn luyện tại doanh nghiệp.
2.3.2


Hạn chế
Về người sử dụng lao động và người lao động

Quá trình điều tra, phân tích, kết luận từ các vụ tai nạn lao động, cơ quan chức
năng chỉ ra nhiều nguyên nhân do lỗi của người lao động và người sử dụng lao động.
Trong đó, nhóm các ngun nhân chính, gồm: Trình độ, kinh nghiệm, tác phong cơng
nghiệp của cơng nhân cịn hạn chế, thiếu thận trọng trong thao tác; chưa chấp hành
nghiêm túc nội quy kỷ luật lao động; chủ quan, vi phạm quy trình, quy định kỹ thuật
an tồn; sự phối hợp cơng việc trong nhóm thợ chưa tốt dẫn đến tai nạn cho bản thân
và đồng đội.

10


Về phía người sử dụng lao động tại một số doanh nghiệp chưa thực sự quan

tâm, chú trọng đầu tư cho công tác AT-VSLĐ; bộ máy làm công tác AT-VSLĐ ở một
số doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả trong khi lực lượng lao động tại đây phần
nhiều chưa có tác phong công nghiệp, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.


Về chi phí

Trong số chi phí để chi trả cho các hoạt động về thực hiện Bảo hộ Lao động tại
tỉnh, thì chi phí dành cho cơng tác huấn luyện, tuyên truyền AT-VSLĐ còn rất thấp.
Đây là một hạn chế rất lớn đối với việc triển khai thực hiện các chương trình huấn
luyện, bởi lẽ khi triển khi thực hiện rất cần đến kinh phí để mua các trang thiết bị phục
vụ cho việc huấn luyện, như standee, áp phích, loa đài, vv.. Vì vậy để đạt hiệu quả
trong tiến hành tổ chức huấn luyện, triển khai các chương trình tỉnh cần cung cấp đủ
kinh phí để các hoạt động khơng bị gián đoạn.
Ngồi ra kinh phí dùng để chi trả, hỗ trợ bồi dưỡng cho đội ngũ an tồn viên
trong tỉnh cịn hạn hẹp, thường xun bị thiếu, nợ ( thơng qua khảo sát kín) điều này
dẫn đến tình trạng khơng nhiệt tình trong cơng việc hay nói cách khác là thiếu động
lực để làm việc. Đa số làm việc là vì trách nhiệm được cấp trên phân công chứ không
dựa trên tinh thần tự nguyện do đó các cơng việc thƣờng diễn ra theo cách áp đặt làm
hạn chế đi tính sáng tạo của an tồn viên.


Về xác định nhu cầu được huấn luyện

Kế hoạch thực hiện các chương trình huấn luyện AT-VSLĐ dù đã mời được
giảng viên chất lượng, đầy đủ các trang thiết bị phục vụ học tập, người lao động lại có
ý thức học tập, tuy nhiên trong quá trình đánh giá lực lượng lao động tham gia học tập
huấn luyện thì cán bộ tổ chức lại chưa tìm hiểu kỹ lưỡng về mong muốn học tập của
người lao động cụ thể như thế nào.
Chính vì vậy trong q trình huấn luyện vẫn có những trường hợp giảng dạy

những nội dung khơng đúng với những nội dung mà người lao động mong muốn học
tập, do vậy khi tham gia học tập, huấn luyện thì người lao động thường có những biểu
hiện khơng hào hứng với chương trình học dẫn tới xao nhãng, gây lãng phí thời gian
học tập, chi phí thực hiện chương trình đào tạo, huấn luyện.

11




Về hoạt động đánh giá quá trình huấn luyện và học tập

Hoạt động đánh giá kết quả học tập cho người lao động được tổ chức sau mỗi quá
trình học tập, tham gia huấn luyện AT-VSLĐ. Tuy nhiên cịn có những hạn chế như:
-

Kết quả đánh giá huấn luyện chưa gắn liền với trách nhiệm đối với người học.
Khi học xong khóa học, học viên chỉ được cấp bằng chứng nhận đã hồn thành
khóa học AT-VSLĐ, sau đó khơng có những văn bản mang tính rằng buộc rõ
ràng để người lao động ý thức được trách nhiệm của mình cần làm gì sau khi
kết thúc khóa huấn luyện. Các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá với những người
được huấn luyện chưa có gì khác với việc đánh giá những lao động chưa được

-

huấn luyện.
Kết quả đánh giá chưa mang tính phân loại học viên cao. Sau khi kết thúc khóa
huấn luyện, học viên chỉ được đánh giá là đạt hoặc không đạt. Việc đánh giá
như vậy sẽ không mang lại hiệu quả động viên, thúc đẩy người học phấn đấu.


3.

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TỒN VỆ
SINH LAO ĐỘNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Đối với công tác AT-VSLĐ nói chung, tỉnh Quảng Ninh ln thực hiện đúng chủ
trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước. Với quan điểm coi
trọng tiềm lực con người, coi yếu tố người lao động là một trong những nhân tố hàng
đầu đảm bảo sự thành công của tỉnh trong q trình phát triển, chính vì vậy đối với
việc bảo đảm AT-VSLĐ cho người lao động luôn được tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm
túc, vì mục tiêu mang lại mơi trường an tồn cho người lao động n tâm làm việc để
đạt được năng suất hiệu quả cao nhất mang lại lợi ích cho bản thân người lao động.
Cơng tác AT-VSLĐ được tỉnh Quảng Ninh chú trọng bởi lợi ích mà công tác này
mang lại là rất lớn, vừa giúp hạn chế những rủi ro trong quá trình lao động của người
lao động đồng thời tiết kiệm được những chi phí phát sinh khi xảy ra những sự cố
trong quá trình làm việc.

12


3.1 Huy động và tăng cường chi phí cho cơng tác huấn luyện AT-VSLĐ tại
doanh nghiệp
Trong nền kinh tế đang suy thối hiện nay, các cơng ty doanh nghiệp ln muốn cắt
giảm chi phí để tăng lợi nhuận, đây là một điều bất lợi đối với các hoạt động tuyên
truyền, huấn luyện AT-VSLĐ. Hiện nay chi phí dành cho các hoạt động tuyên truyền,
huấn luyện chủ yếu dựa vào nguồn lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, tuy nhiên vì
tình hình kinh tế suy giảm nên việc đầu tư cho cơng tác tun truyền, huấn luyện ATVSLĐ có thể là một thách thức đối với doanh nghiệp nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói
chung.
Khuyến khích các doanh nghiệp huy động mọi nguồn lực có thể có từ trong cơng ty
để thành lập quỹ riêng dành cho hoạt động tuyên truyền, huấn luyện. Quỹ này hoạt

động với sự hạn chế tối thiểu sự phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Tức là dù
lợi nhuận của cơng ty có giảm thì chi phí dành cho hoạt động này vẫn khơng bị ảnh
hưởng.
Bằng nhiều cách khác nhau để thành lập quỹ riêng, song song với q trình lập quỹ
cần hạch tốn cụ thể rõ ràng các khoản chi phi dùng cho hoạt động gì, sau khi tổ chức
xong sẽ đánh giá cụ thể hiệu quả mang lại đã phù hợp với chi phí bỏ ra hay chưa để có
biện pháp điều chỉnh, đồng thời thông tin đến người lao động về các khoản chi phí đầu
tư để học tự ý thức trong quá trình tham gia học tập, huấn luyện.
3.2 Lựa chọn giảng viên huấn luyện đào tạo phù hợp
Cần lựa chọn giảng viên huấn luyện cho phù hợp với từng đối tượng học viên sao
cho chương trình học khơng nhàm chán, cuốn hút được học viên và phải nâng cao kiến
thức, kỹ năng cho người học.
Khi tiến hành lựa chọn giáo viên cần tham khảo nhiều nguồn thông tin để xác minh
chính xác trình độ chun mơn, kiến thức, kỹ năng của giáo viên để mời làm giảng
viên hướng dẫn. Ngoài ra cịn cần lưu ý đến tính cách của các giảng viên, xem liệu họ
có khả năng lơi cuốn được học viên hay khơng
Giảng viên có trình độ nâng cao, có kiến thức thơng qua q trình huấn luyện các
khóa chuyên sâu, qua các cuộc hội thảo trong và ngoài nước. Liên tục cập nhật nội
13


dung tài luyện huấn luyện và đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp từng đối tượng,
vùng miền trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng một phần nhỏ.
3.3 Hoàn thiện quy trình đánh giá kết quả huấn luyện học viên
Xây dựng các văn bản nhằm gắn kết quả đánh giá huấn luyện với trách nhiệm của
mỗi học viên tham gia để học viên có ý thức trách nhiệm đối với việc tham gia học
tập, tránh tình trạng học chống đối gây lãng phí cho doanh nghiệp mà hiệu quả lại
khơng cao.
Đổi mới phương pháp đánh giá để đánh giá chính xác hơn và đòi hỏi học viên tư
duy nhiều hơn, vận dụng được nhiều khả năng của bản thân hơn, rèn luyện khả năng

làm việc nhóm.
Thực hiện các phương pháp đánh giá mới như: Thi vấn đáp, bảo vệ đề tài nghiên
cứu.
Xây dựng thang đánh giá chất lượng mang tính chất phân loại trình độ học viên cao
hơn. Nên có các mức đánh giá như: Tốt, Khá, Trung bình – Khá, Trung bình và Kém Thơng qua người quản lý trực tiếp để đánh giá ý thức thực hiện của người lao động sau
khi huấn luyện, kết quả sản xuất được phân tích thơng qua các báo cáo về năng suất
lao động
3.4 Một số giải pháp khác
Tích cực tuyên truyền cho người lao động hiểu rõ và nhận thức được sự đúng đắn,
tích cực và những lợi ích mà cơng tác huấn luyện AT-VSLĐ mang lại khi đó người lao
động sẽ thoải mái học tập, hăng say phấn đấu học hỏi.
Cam kết với người lao động bằng văn bản về bảo đảm quyền lợi và các chế độ đối
với họ trong quá trình học viên tham gia huấn luyện, như vậy tạo động lực học tập cho
học viên.
Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức rà sốt lại cơng tác
AT-VSLĐ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về AT-VSLĐ
Tăng cường công tác quản lý, thanh, kiểm tra về AT-VSLĐ, đặc biệt trong lĩnh vực
khai thác khống sản, thi cơng cơng trình giao thơng, xây dựng có ý nghĩa rất quan

14


trọng, nhất là một tỉnh trọng điểm về công nghiệp khai thác than và đang phát triển
mạnh mẽ như Quảng Ninh.
KẾT LUẬN
Thực tế không phải tất cả người lao động hay tất cả người sử dụng lao động đều ý
thức và chấp hành nghiêm những quy định về kỹ thuật an tồn, xây dựng mơi trường
làm việc an tồn. Những vụ tai nạn lao động vẫn diễn ra, có thể giảm về số lượng
nhưng thiệt hại về người và tài sản lại có nguy cơ tăng ca. Cho nên cơng tác huấn
luyện AT-VSLĐ là tầm quan trọng đối với hoạt động sản xuất và sức khỏe, tính mạng

con người và đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Quảng Ninh đang mong muốn
được cải thiện tốt hơn, phát triển tốt vai trị của cơng tác huấn luyện AT-VSLĐ trong
doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác về AT-VSLĐ
trong doanh nghiệp nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Những nội dung đã phân tích ở trên cho ta nhận thấy được thực trạng của của công
tác huấn luyện trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt mặc dù các doanh nghiệp của tỉnh
còn gặp nhiều khó khăn trong qua q trình thực hiện, một số doanh nghiệp khác cịn
coi nhẹ vấn đề khơng hết sức quan tâm chỉ làm cho có hịng qua mặt. Bên cạnh đó cịn
nhiều hạn chế làm cho việc thực hiện cơng tác gặp nhiều khó khăn. Nhưng tỉnh Quảng
Ninh cũng đã phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm sốt, nắm rõ, quan tâm và ln
hồn thành hết sức có thể cơng tác huấn luyện AT-VSLĐ. Làm cho người lao động và
người sử dụng lao động hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác và lợi ích đem lại
của cơng tác góp phần giảm tai nạn lao động và phát triển tỉnh Quảng Ninh ngày càng
tốt hơn.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Tất Thắng (2013), Công tác an toàn vệ sinh lao động và định hướng phát triển,
Bộ Lao động – Thương binh Xã hội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và ILO (2011), Kết quả khảo sát về an toàn,
vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, do phối hợp thực
hiện, Nxb Lao động, Hà Nội.
3. Hà Tất Thắng (2012), Xây dựng văn hoá AT-VSLĐ ở Việt Nam.
4. Vũ Công Hiếu (2016), Công tác tuyên truyền, huấn luyện AT-VSLĐ tại cơng ty cổ
phần khí cụ điện 1 – VINAKIP.
5. Ths. Diệp Thành Nguyên (2011): An toàn lao động, vệ sinh lao động, công bố
6. Phương Minh ( 2019), Quảng Ninh: đẩy mạnh công tác huấn luyện về AT-VSLĐ.
/>7. Vinacomin (2018), vùng mỏ tăng cường nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp.

16


/>8. Trần Ngọc Duy (2021), Ngành Than: Mỗi người lao động đều phải trở về nhà an
tồn.
/>9. Cổng thơng tin Quảng Ninh
/>10. Minh Hiền (2021), Quảng Ninh nâng cao nhận thức về AT-VSLĐ, bảo hiểm an
toàn lao động, bệnh nghề nghiệp.
/>11. Phạm Cử (2018), Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện AT-VSLD định kỳ.
/>TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ

AT-VSLĐ

An toàn, vệ sinh lao động

LĐ-TB&XH

Lao động – Thương binh và Xã Hội

TNLĐ

Tai nạn lao động

17


PHỤ LỤC BẢNG

Bảng 1: Tình hình tai nạn lao động tỉnh Quảng Ninh năm 2017 – 2020
Bảng 2: Top 5 địa phương có tình hình tai nạn lao động nhiều nhất năm 2019
Bảng 3: Top 5 địa phương có tình hình tai nạn lao động nhiều nhất năm 2020

18



×