Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.9 MB, 24 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, bên cạnh những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hoá- xã hội thì tình hình tội phạm, tệ nạn ma tuý ở nước ta tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Đáng báo động là các tệ nạn ma tuý trong lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng gia tăng đã và đang trở thành mối lo của toàn xã hội. Tình hình nghiện ma tuý đã ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội, gây tổn hại lớn về kinh tế, làm gia tăng tội phạm, gia tăng người nhiễm HIV/AIDS, phá vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống và chất lượng nguồn nhân lực trẻ của đất nước. Theo thống kê của Văn phòng thường trực phòng chống ma tuý Bộ Công an, từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2009, số người nghiện ma tuý trong độ tuổi từ 15 đến 30 đã tăng từ 3.633 người lên 49.705 người. Số học sinh, sinh viên nghiện ma tuý trong gần 3năm qua là 5.728 người. Đến năm 2015 số người nghiện ma tuý tăng lên 204.400 người. Điều đáng lo ngại là việc sử dụng các chất gây nghiện, sử dụng ma tuý tổng hợp đang gia tăng ở mức báo động trong giới thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, một số thanh thiếu niên còn tham gia tàng trữ, buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý, chất gây nghiện với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, mạo hiểm bất chấp các thủ đoạn bất chấp tính mạng... 1.2. Cơ sở thực tiễn Ma tuý đã huỷ hoại biết bao tâm hồn trẻ, thể xác, hạnh phúc, mái ấm và huỷ hại đến tương lai, giống nòi của dân tộc. Những học sinh bậc THCS, THPT, sinh viên các trường do vô tình hay chủ ý, do sự tò mò hoặc bất cần đã tìm đến ma tuý, gây ra biết bao tang thương, đau buồn cho gia đình và xã hội. Thực trạng đó đòi hỏi mỗi người làm công tác Đoàn, Đội các tổ chức xã hội cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, công tác tuyên truyền phòng chống ma.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> tuý bằng nhiều phương thức thích hợp và đa dạng ... để công tác phòng chống ma tuý thực sự đi sâu vào tâm thức mỗi bạn trẻ, các em học sinh và các gia đình, xã hội và lan toả ra cộng đồng qua đó góp phần làm giảm thiểu tệ nạn ma tuý trong thanh thiếu nhi. Thông qua các hoạt động thực tiễn tại các đơn vị trường học đang xuất hiện nhiều mô hình, hình thức tuyên tuyền phòng chống ma tuý hoạt động có hiệu quả ở các cơ sở trường học và các cụm, địa bàn dân cư... Với thực trạng tình hình hiện nay nạn ma tuý đã và đang là mối hiểm hoạ của loài người, vấn đề ma tuý không đơn thuần mà nó hoàn toàn phức tạp là nỗi lo của mỗi quốc gia mỗi dân tộc trở thành mỗi quan tâm của cả cộng đồng quốc tế. Đặc biệt là sự quan tâm về thế hệ trẻ sự tồn vong của loài người đặc biệt là vấn đề ma tuý học đường. Đây là vấn đề nóng bỏng nhất, nhiều câu hỏi đặt ra là làm gì và làm như thế nào? Để ngăn chặn không cho ma tuý xâm nhập vào trường học và chủ yếu là đối tượng học sinh trong các trường trung học cơ sở. Đây là lứa tuổi đang phát triển và hình thành nhân cách và phát triển tâm lý rõ hơn so với học sinh tiểu học. Trong khi đó ma tuý đang hàng ngày, hàng giờ rình rập để tìm mọi cách lôi kéo các em vào con đường nghiện ngập để đem lại thu nhập không nhỏ cho kẻ buôn bán ma tuý. Trước tình hình nạn ma tuý đang phát triển một cách khó lường hết những hậu quả của nó, không những ở các trường thành thị mà nó còn lan toả và phát rộng ra các trường ở ngoại thành. Trước tình hình đó với cương vị là một giáo viên Tổng phụ trách đội làm nhiệm vụ quản lý về mọi mặt giáo dục nề nếp trong nhà trường, người trực tiếp chỉ đạo công tác tác phong ý thức của các em học sinh, bản thân tôi suy nghĩ là phải làm gì để các em không vấp phải các tệ nạn xã hội, tệ nạn nghiện hút, giúp cho các em có đủ những điều kiện nhận biết về tác hại của ma tuý và hãy tránh xa ma tuý nói không với ma tuý, để các em trở thành con ngoan trò giỏi - những người chủ tương lai của quê hương đất nước. Chính vì những trăn trở đó nên tôi quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp phòng chống ma tuý trong trường học”.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Mục đích đề tài Giúp học sinh tác hại của ma tuý để từ đó các em nâng cao ý thức phòng và tránh xa ma tuý. Bên cạnh đó góp phần ngăn chặn tình trạng ma tuý xâm nhập vào trường học. 3. Lịch sử đề tài Trong tình hình hiện nay nạn ma tuý đã và đang là mối hiểm hoạ của loài người, vấn đề ma tuý không đơn thuần mà nó hoàn toàn phức tạp là nỗi lo của mỗi quốc gia mỗi dân tộc trở thành mỗi quan tâm của cả cộng đồng quốc tế. Đặc biệt là sự quan tâm về thế hệ trẻ sự tồn vong của loài người đặc biệt là vấn đề ma tuý học đường. Đây là vấn đề nóng bỏng nhất, nhiều câu hỏi đặt ra là làm gì và làm như thế nào để ngăn chặn không cho ma tuý xâm nhập vào trường học và chủ yếu là đối tượng học sinh trong các trường trung học cơ sở. Vấn đề này cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và nghiên cứu. Nhưng những đề tài hiện nay chủ yếu tập trung nghiên cứu ở vùng thành thị còn ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có đề tài nào nghiên cứu. Như chúng ta biết, tê nạn ma tuý hiện nay rất phức tạp. Nó đang tìm cách thâm nhập ở mọi nơi, đặc biệt là đang có xu hướng tiến về các vùng nông thôn. Vậy thì, tệ nạn ma tuý diễn ra ở vùng nông thôn ra sao? Nó đang tìm cách vâm nhập vào giới trẻ nói chung và học sinh THCS như thế nào? Đây là câu hỏi khiến tôi suy nghĩ và chọn đề tài này để nghiên cứu. 4. Phạm vi đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thông qua học sinh toàn Trường THCS Vĩnh Thạnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Tìm hiểu về ma tuý. - Diễn biến của tệ nạn ma tuý hiện nay - Giải pháp để phòng chống tệ nạn ma tuý vào trường học. 4.3. Phương pháp nghiên cứu.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Quan sát - Đọc tài liệu. - Tổng kết kinh nghiệm.. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP 1. Thực trạng 1.1. Cơ sở lý luận Giáo dục đạo đức cho các em đội viên, học sinh trong các nhà trường là nhiệm vụ vẻ vang, là tình cảm và trách nhiệm mà Đảng và nhân dân giao cho các.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> nhà trường, các cơ sở giáo dục. Vì vậy giáo đạo đức cho học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Tránh cho các em bị tiêm nhiễm các tệ nạn của xã hội và nguy ngại nhất là tệ nạn nghiện hút ma tuý trong các em học sinh vì nó ảnh hưởng không nhỏ tới đaọ đức, sức khoẻ và việc học tập của các em cũng như ảnh hưởng đến sự giáo dục của nhà trường và gia đình cũng như các tổ chức trong xã hội về thời gian cũng như kinh tế và trật tự an toàn xã hội. Muốn làm tốt được công tác “Giáo dục ma tuý học đường” trong trường trung học cơ sở cần trang bị những kiến thức hiểu biết về ma tuý, cách phòng chống ma tuý, những nguyên nhân điều kiện để ma tuý xâm nhập vào học sinh trung học cơ sở. Bên cạnh đó phải thường xuyên giáo dục tuyên truyền cho các em về tác hại của ma túy. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp và phương hướng và hành động để ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma tuý nói chung cũng như tệ nạn nghiện hút trong các trường trung học cơ sở khi nó đang dần xâm nhập qua nhiều hình thức khác nhau của những kẻ không có lương tâm khi bán buôn ma tuý. Với mục đích như đã nêu trên, tôi mạnh dạn áp dụng đề tài này và giới thiệu với mọi người về mô hình hoạt động, hình thức phòng, chống ma tuý tại trường THCS Vĩnh Thạnh để các đồng chí làm Tổng phụ trách trong các trường tham khảo và áp dụng vào đơn vị mình. 1.2. Thực tiễn Tệ nạn ma tuý đã và đang trở thành một hiểm hoạ lớn của toàn nhân loại tác động xấu trực tiếp đến các quốc gia, dân tộc, nhân loại, các trường học nó gây ra các hậu quả rất nghiêm trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đồng thời là nguyên nhân phát sinh, phát triển các loại tội phạm, làm ảnh hưởng đến sự ổn định, sự phồn vinh và sự trường tồn của đất nước, dân tộc. Hàng năm nước ta có từ 55% đến 65% số vụ phạm pháp hình sự có liên quan đến tệ nạn ma tuý; có tới 45% đến 60% người nhiễm HIV do lây lan từ tiêm chích ma tuý. Vì vậy.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> đấu tranh phòng, chống và kiểm soát ma tuý trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu không chỉ mỗi tổ chức xã hội, các nhà trường, quốc gia, dân tộc mà còn của cộng đồng quốc tế. Hiện nay, tại xã Vĩnh Thạnh cũng có một số thành phần nghiện ma tuý đang hoạt động tại địa phương. Với mục đích là “phòng bệnh hơn chữa bệnh” quyết tâm không để tệ nạn ma tuý xâm nhập vào trường học nên tôi chọn đề tài này để trang bị những kiến thức hiểu biết về ma tuý, cách phòng chống ma tuý, những nguyên nhân điều kiện để ma tuý xâm nhập vào học sinh trung học cơ sở. Trước khi áp dụng đề tài này thì sự hiểu biết của các em về ma tuý qua đợt lấy phiếu điều tra có kết quả như sau STT. LỚP. SĨ SỐ. ĐIỂM <5. ĐIỂM 5-6. ĐIỂM 7-8. ĐIỂM 9-10. 1. 6/1. 27. 11. 8. 5. 3. 2. 6/2. 27. 8. 7. 8. 4. 3. 7/1. 24. 6. 9. 5. 5. 4. 7/2. 23. 9. 6. 8. 0. 5. 8/1. 27. 8. 8. 10. 1. 6. 8/2. 28. 7. 6. 8. 6. 7. 9. 41. 14. 7. 12. 8. Từ kết quả trên cho thấy sự hiểu biết của các em về ma tuý còn rất hạn chế, tạo điều kiện cho tệ nạn ma tuý xâm nhập vào trường học. Theo tôi, kết quả trên chủ yếu do những nguyên nhân sau: -Thứ nhất: Sự hiểu biết nhận thức về tác hại của ma tuý của các em học sinh còn hạn chế trong khi thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này rất tinh vi. -Thứ hai: công tác tuyên truyền giáo dục học sinh còn chưa thất sự hiệu quả..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> -Thứ ba: Đội ngũ cộng tác viên làm nhiệm vụ phối hợp và cung cấp thông tin cho tổng phụ trách còn hạn chế dẫn đến tình trạng nắm thông tin về tệ nạn ma tuý còn chưa thật hiệu quả. -Thứ tư: Sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh còn hạn chế do gia đình thường xuyên đi làm ăn xa không thể giám sát được các em. 2. Nội dung cần giải quyết Từ những nguyên nhân trên, tôi thấy rằng để có thể phòng, chống tệ nạn ma tuý xâm nhập trường học thì cần phải giải quyết một số nội dung chủ yếu sau: -Tăng cường sự hiểu biết của bản thân những kiến thức về ma tuý, tác hại cũng như nguyên nhân gây nghiện. - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh những tác hại của ma tuý. - Phát huy vai trò và khả năng hoạt động của các đội nhóm trong trường học đặc biệt là đội an ninh trường học - Tăng cường phối hợp với gia đình, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh. 3.Giải pháp 3.1. Tăng cường sự hiểu biết của bản thân những kiến thức về ma tuý, tác hại cũng như nguyên nhân gây nghiện Để làm tốt công tác giáo dục “Ma tuý học đường” trước hết bản thân tôi cần phải trang bị cho mình những kiến thức về ma tuý và tác hại cũng như các nguyên nhân gây nghiện Vậy ma tuý là gì ? Tác hại của nó ra sao ? trước hết chúng ta hiểu khái quát về ma tuý là loại hợp chất được tinh chế từ hoa quả của một số cây như Cần xa, cây thuốc phiện…, đặc trưng của nó là khi cơ thể con người hấp thụ sẽ gây nghiện. Ma tuý thông thường là thuốc phiện, moóc phin, hêrôin.Với các loại ma tuý này người nghiện thường dùng dưới nhiều hình thức khác nhau như: hút, hít, tiêm chích . . ..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ma tuý thường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người sử dụng nó làm cho suy giảm sức khỏe và sự miễn dịch của cá nhân sử dụng nó khi “đói thuốc”,gây hại thần kinh suy sụp về tinh thần suy giảm khả năng nhận biết về thời gian khoảng cách, tạo ra những cơn nghiện nếu như không được sử dụng thuốc theo đúng thời gian của cơn nghiện làm cho con người mất tỉnh táo, gây ra những hành vi không thể kìm chế được ( như thô bạo, hiếu chiến, bất chấp luật pháp...) gây ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội,nòi giống bị suy vong… Đặc biệt đối với học sinh trong các trường trung học cơ sở khi mắc nghiện thường có biểu hiện học tập giảm sút, thường xuyên bỏ trốn học tuỳ tiện, hung hãn, gây mất đoàn kết, nói dối, ăn cắp vặt của bạn và của gia đình, làng xóm... Ma tuý xâm nhập vào trường nhọc bằng nhiều con đường khác nhau nhưng thông thường là: Do một số học sinh bị bạn bè ngoài xã hội rủ rê mắc nghiện, sau đó rủ các bạn trong trường hoặc do lợi nhuận thu được từ việc buôn bán ma tuý nên bọn chủ bán ma tuý không từ bỏ một thủ đoạn nào như tẩm hêrôin vào thuốc lá, đồ ăn...rồi đem bán cho học sinh ở các cổng trường học. Cũng như các trường hợp bắt học sinh nghiện rủ rê bạn để trừ nợ khi dã đưa được thêm con nghiện mới nhằm tăng thu nhập cho chủ nghiện. Tóm lại, người tổng phụ trách phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về ma tuý. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng vì nó sẽ hỗ trợ tốt cho tổng phụ trách trong việc tuyên truyền và tư vấn cho học sinh cũng như giải quyết các tình huống liên quan đến ma tuý. 3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh những tác hại của ma tuý Căn cứ về những hiểu biết về ma tuý từ đó đề ra các biện pháp giáo dục cụ thể: Tuyên truyền cho các em học sinh trong nhà trường những hiểu biết cơ bản về tác hại của ma tuý thông qua hệ thống bảng tin, loa đài, các buổi sinh hoạt đội, các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi toạ đàm, các tiết sinh hoạt.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> lớp, sinh hoạt cờ. Qua đó giáo dục cho các em ý thức và sự nhận thức về tác hại của ma tuý , các hình thức xâm nhập vào cơ thể của ma tuý. Từ đó, các em có kiến thức hiểu biết để phòng chống. Để ngăn chặn các hình thức mà bọn buôn bán ma tuý lợi dụng đưa ma tuý vào trong trường học nên phát động phong trào “cấm ăn quà vặt ở cổng trường học và những nơi công cộng”, “3chăm, 5chống, 5 xây” “ 5 không , 5 biết” Mỗi Thầy cô giáo là một tuyên truyền viên tích cực nhất cũng là tấm gương sáng trong việc thực hiện các quy định về nội quy trường học. Bên cạnh đó để phát huy tính tích cực tự giác và tinh thần tự quản của các em là cán sự các lớp thông qua việc quản lý của giáo viên chủ nhiệm và các đồng chí là đoàn viên trong chi đoàn giáo viên. Tổng phụ trách thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền qua các hội thi nhằm thu hút các em học sinh tham gia hoạt động đồng thời lồng ghép các câu hỏi các màn biểu diễn có tính chất tuyên truyền về tác hại của ma túy cách nhận biết, cách phòng chống và phát giác tố cáo…nên phân công các đội các chi đội tự quản để các tổ, các nhóm giúp nhau để thực hiện. Các phong trào trên phải có khen thưởng, phê bình kịp thời để động viên các cá nhân làm tốt trong công tác tự quản cũng như thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường thông qua đánh giá hàng tuần, hàng tháng qua theo dõi của đội ngũ trực cờ đỏ, giáo viên chủ nhiệm các lớp... Ví dụ: Lớp nào có 1học sinh hút thuốc lá, hay ăn quà vặt ngoài cổng trừ 20 điểm thi đua theo thang điểm thi đua. Lớp nào có 2 học sinh vi phạm hạ 1 bậc thi đua. Cá nhân nào vi phạm kỷ luật trước lớp, trước toàn trường. Ai phát hiện ra các bạn vi phạm được cộng điểm thi đua cho lớp đó, giáo viên chủ nhiệm lớp đó và được khen thưởng. Trong các buổi tập huấn cán bộ giáo viên song song với nội dung của cuộc họp sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề ta cần nồng ghép trang bị cho cán bộ.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> giáo viên một số những hiểu biết về ma tuý và những biểu hiện của người nghiện. Qua đó các giáo viên chủ nhiệm cũng như cán sự các lớp sẽ phát hiện và có những thông tin kịp thời về những vấn đề có liên quan tới ma tuý. Đặc biệt sử dụng hệ thống loa đài thông qua các buổi phát thanh măng non của Đội thiếu niên có thể hát các bài hát về phòng chống ma tuý như: “Bạn ơi hãy tránh xa” Hoặc các bài thơ nói về ma tuý như bài “ Tiếng khóc tìm cha” của Lê Thế Vinh. Phát thanh những tiểu phẩm vè tác hại của ma tuý học đường các tiểu phẩm như “ Đại náo thiên cung”, “ Tình thương và trách nhiệm”... thông qua các các buổi sinh hoạt của các lớp nên giúp các em tìm hiểu kỹ hơn về tác hại của ma tuý cũng như về ma tuý học đường thông qua việc thi và trả lời các câu hỏi: Ví dụ: Em hãy cho biết hiện nay xã hội có những tệ nạn gì ? theo bạn là học sinh bạn sợ tệ nạn nào nhất? Em hãy cho biết thuật ngữ mà người nghiện thường dùng? Em hãy cho biết các hình thức người nghiện thường dùng để đưa thuốc vào cơ thể? Ma tuý gây ảnh hưởng gì đến đời sống của con người? Biết được tác hại của ma tuý em thấy mình cần phải làm gì? Tóm lại, công tác tuyên truyền hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định góp phần đẩy lùi tệ nạn ma tuý xâm nhập vào trường học. Bởi vì, chỉ khi nào các em được trang bị đầy đủ những hiểu biết và tác hại của ma tuý thì các em mới không bị kẻ xấu dụ dỗ. Lứa tuổi của các em là lứa tuổi tìm tòi, khám phá và muốn thử mọi thứ. Nếu không trang bị kiến thức cần thiết hoặc chỉ trang bị kiến thức nửa vời thì sẽ càng càng tạo sự tò mò trong các em, lúc đó các em sẽ dễ dính vào tệ nạn ma tuý. Vì vậy, trong công tác tuyên truyền thì tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm phải đặc biệt chú ý là phải tuyên truyền đầy đủ cho các em. 3.3. Phát huy vai trò và khả năng hoạt động của các đội nhóm trong trường học đặc biệt là đội an ninh trường học.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Để có những thông tin kịp thời, chính xác, đảm bảo an toàn cho học sinh khi phát giác các tai tệ nạn xã hội trong học sinh, Tổng phụ trách tham mưu với Ban giám hiệu tổ chức hòm thư mật do Tổng phụ trách đội và Hiệu trưởng quản lý thường xuyên kiểm tra thông tin do đội viên bí mật cung cấp về các tệ nạn các thói hư tật xấu của các đội viên trong Liên đội để từ đó có các biện pháp giáo dục và uốn nắn sửa chữa khuyết điểm cho các em học sinh còn chưa tiến bộ. Bên cạnh đó, Tổng phụ trách cần phải thành lập đội an ninh trường học và quản lý trực tiếp. Đây là bộ phận rất quan trọng sẽ giúp Tổng phụ trách quản lý cũng như nắm bắt những thông tin mà học sinh thường trao đổi ở những nơi mà giáo viên không thể có mặt thường xuyên hoặc đi tới. Ngoài đội an ninh trường học, giáo viên Tồng phụ trách cũng cần phát huy tốt vai trò của đội tuyên truyền măng non. Đây là lực lượng giúp cho Tổng phụ trách trong việc tuyên truyền những kiến thức về các tệ nạn và kịp thời nắm những thông tin từ các học sinh khác, hay tuyên dương, phê phán những hành vi không tốt trên hệ thống phát thanh măng non của trường. Tóm lại, việc phát huy năng lực và khả năng của các đội nhóm trong trường học có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp Tổng phụ trách có thể kịp thời nắm bắt được những thông tin cần thiết mà đặc biệt là giúp ích cho việc tuyên truyền và đẩy lùi các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học trong đó có tệ nạn ma tuý. 3.4. Tăng cường phối hợp với gia đình, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh Việc giáo dục và ngăn chặn tệ nạn ma tuý xâm nhập vào trường học thì không thể thiếu sự phối hợp của gia đình và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Để giáo dục tốt cho học sinh thì cần phải có sự kết hợp của ba môi trường giáo dục đó là gia đình-nhà trường và xã hội. Ở nhà trường các em được các thầy cô hướng dẫn, giáo dục những kĩ năng cần thiết nhưng nếu gia đình và các lực lượng ngoài xã hội không cùng phối hợp với nhà trường thì việc giáo dục các em sẽ.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> không đạt được hiệu quả. Ví dụ như trong công tác giáo dục các em phòng chống tệ nạn ma tuý chẳng hạn, nếu chỉ thực hiện ở nhà trường còn gia đình không quan tâm thì kết quả sẽ không như mong đợi, thậm chí một số gia đình có hiện tượng không hoà thuận, thường xảy ra xung đột thì rất dễ dẫn đến sự chán nản trong các em. Từ đó các em rất dễ bị kẻ xấu lôi kéo và sa vào tệ nạn xã hội đặc biệt là tê nạn ma tuý. Muốn giáo dục các em tránh xa tệ nạn ma tuý, bản thân tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để trao đổi, nắm bắt kịp thời tình hình của học sinh cũng như hoàn cảnh gia đình của các em để có thể tư vấn, nhắc nhở, am ủi các em khi các em cần, không để các em một mình đối mặt với những khó khăn trong cuộc sốg cũng như trong học tập. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phối hợp tốt với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường như Đoàn thanh niên, văn hoá xã hội, công an, y tế…để nắm bắt được những thông tin bên ngoài nhà trường một cách kịp thời để có biện pháp xử lí đúng lúc và chính xác. Tóm lại, việc giáo dục và ngăn ngừa tệ nạn ma tuý vào trường học thì không thể thiếu sự phối hợp với gia đình và các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Đây là biện pháp quyết định cho sự thành công hay thất bại của cuộc chiến chống “nàng tiên nâu” xâm nhập vào trường học. 4.Kết quả Qua phiếu điều tra nhận thức về ma tuý của các em học sinh trong toàn trường đã thu được kết quả sau: STT. LỚP. SĨ SỐ. ĐIỂM <5. ĐIỂM 5-6. ĐIỂM 7-8. ĐIỂM 9-10. 1. 6/1. 27. 1. 3. 5. 18. 2. 6/2. 27. 1. 4. 8. 14. 3. 7/1. 24. 1. 5. 7. 11. 4. 7/2. 23. 0. 6. 8. 9.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> 5. 8/1. 27. 0. 1. 8. 18. 6. 8/2. 28. 1. 5. 7. 15. 7. 9. 41. 0. 7. 12. 22. Thông qua bảng số liệu trên cho thấy sự nhận thức của các em rất tốt từ đó góp phần không nhỏ vào việc phòng chống ma tuý. Một thành công lớn nhất trong công tác này là đến nay toàn trường không một học sinh nào mắc nghiện, không có học sinh mắc các tệ nạn xã hội cũng như vi phạm kỷ luật của nhà trường.. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÂY THUỐC PHIỆN VÀ CHẤT GÂY NGHIỆN. CÂY THUỐC PHIỆN.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> HEROIN. COCAINE. THUỐC LẮC.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> THUỐC LÁ. HÌNH ẢNH TUYEN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TỆN NẠN MA TUÝ TRONG TRƯỜNG HỌC. HỌC SINH THAM GIA TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG MA TUÝ.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> HIỆU TRƯỞNG TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ TRONG TRƯỜNG HỌC. PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp Chúng ta biết rằng nạn nghiện hút gây hậu quả nghiêm trọng, nó không chỉ tàn phá sức khoẻ, ảnh hưởng tới nòi giống , ảnh hưởng và làm xói mòn đạo đức truyền thống của dân tộc. Nó còn là người bạn đồng hành với mại dâm, cờ bạc, trộm cắp ... nguy hại hơn là nguy cơ dẫn đến lây truyền vi rút HIV-căn bệnh của thế kỷ AIDS không phương cứu chữa. Trên cơ sở nghiên cứu của bản thân tôi thấy rằng, để phòng chống tện nạn ma tuý xâm nhập trường học cần thực hiện các giải pháp sau: -Thứ nhất, Tăng cường sự hiểu biết của bản thân những kiến thức về ma tuý, tác hại cũng như nguyên nhân gây nghiện.Đây là yêu cầu hết sức quan trọng vì nó sẽ hỗ trợ tốt cho tổng phụ trách trong việc tuyên truyền và tư vấn cho học sinh cũng như giải quyết các tình huống liên quan đến ma tuý..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> -Thứ hai, Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh những tác hại của ma tuý. Công tác tuyên truyền hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định góp phần đẩy lùi tệ nạn ma tuý xâm nhập vào trường học. Bởi vì, chỉ khi nào các em được trang bị đầy đủ những hiểu biết và tác hại của ma tuý thì các em mới không bị kẻ xấu dụ dỗ. Lứa tuổi của các em là lứa tuổi tìm tòi, khám phá và muốn thử mọi thứ. Nếu không trang bị kiến thức cần thiết hoặc chỉ trang bị kiến thức nửa vời thì sẽ càng càng tạo sự tò mò trong các em, lúc đó các em sẽ dễ dính vào tệ nạn ma tuý. Vì vậy, trong công tác tuyên truyền thì tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm phải đặc biệt chú ý là phải tuyên truyền đầy đủ cho các em. -Thứ ba, phát huy vai trò và khả năng hoạt động của các đội nhóm trong trường học đặc biệt là đội an ninh trường học. Việc phát huy năng lực và khả năng của các đội nhóm trong trường học có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp Tổng phụ trách có thể kịp thời nắm bắt được những thông tin cần thiết mà đặc biệt là giúp ích cho việc tuyên truyền và đẩy lùi các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học trong đó có tệ nạn ma tuý. -Thứ tư, tăng cường phối hợp với gia đình, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh. Việc giáo dục và ngăn ngừa tệ nạn ma tuý vào trường học thì không thể thiếu sự phối hợp với gia đình và các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Đây là biện pháp quyết định cho sự thành công hay thất bại của cuộc chiến chống “nàng tiên nâu” xâm nhập vào trường học. 2. Phạm vi áp dụng Đề tài này áp dụng ở Liên Đội trường THCS Vĩnh Thạnh. Bên cạnh đó, có thể áp dụng cho tất cả các trường trong cả nước. Nhưng tùy vào hoàn cảnh của từng trường mà Tổng phụ trách có thể thêm một số giải pháp khác cho phù hợp với đối tượng tham gia. 3. Một số đề xuất, ý kiến Để làm tốt công tác giáo dục phòng chống ma tuý học đường trong trường trung học cơ sở. Tôi xin có một số ý kiến sau:.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1.Các cơ quan ban ngành cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh các bậc học 2.Các cấp bộ đoàn cần trang bị cho tổng phụ trách các trường học nghiệp vụ để phát hiện ma tuý cụ thể hơn nữa. 3.Các cơ quan pháp luật cần phải có hình thức sử phạt nghiêm khắc với những kẻ buôn bán vận chuyển ma tuý. Qua đó mới ngăn chặn được các tệ nạn hút hít.. MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài 1.1.Cơ sở lí luận................................................................................1 1.2.Cơ sở thực tiễn............................................................................1 2.Mục đích đề tài..................................................................................3 3.Lịch sử đề tài.....................................................................................3 4.Phạm vi đề tài....................................................................................3 4.1.Đối tượng nghiên cứu....................................................................3 4.2.Phạm vi nghiên cứu.......................................................................3 4.3.Phương pháp nghiên cứu..............................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP 1.Thực trạng 1.1. Cơ sở lý luận..............................................................................5 1.2.Thực tiễn.....................................................................................5 2. Nội dung cần giải quyết...................................................................7.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> 3. Giải pháp.........................................................................................7 3.1. Tăng cường sự hiểu biết của bản thân những kiến thức về ma tuý, tác hại cũng như nguyên nhân gây nghiện..........................7 3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh những tác hại của ma tuý..................9 3.3. Phát huy vai trò và khả năng hoạt động của các đội nhóm trong trường học đặc biệt là đội an ninh trường học..........................11 3.4. Tăng cường phối hợp với gia đình, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh.................12 4.Kết quả............................................................................................13 PHẦN III. KẾT LUẬN 1.Tóm lược giải pháp.........................................................................17 2.Phạm vi áp dụng.............................................................................18 3.Một số đề xuất, ý kiến.....................................................................18.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO Cẩm nang cho người phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh- HĐĐTW Kĩ năng sinh hoạt tập thể- HĐĐTW Tìm hiểu thực tế ở nhà trường và các trường trong tỉnh Tìm hiểu qua sách báo, Internet. Kỹ năng nghiệp vụ công tác đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của nhà xuất bản Hà Nội..
<span class='text_page_counter'>(21)</span> ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ TRƯỜNG *Ưu điểm: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ............................................................................................................................ ...................................................................................................................................... ............................................................................................................................ *Hạn chế: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(22)</span> ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP HUYỆN *Ưu điểm: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ............................................................................................................................ ...................................................................................................................................... ............................................................................................................................ *Hạn chế: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(23)</span> ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ................. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP TỈNH *Ưu điểm: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ........................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ............................................................................................................................. *Hạn chế: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(24)</span> ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ..............................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(25)</span>