Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Chu de gia dinh le thi ngoc tuyetmn hai thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.15 KB, 81 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chủ đề: GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện: 3 tuần (17/10 - 04/11/2016) ----------------------    -------------------I. MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất: * Phát triển vận động : - Hình thành ý thức và kĩ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của bản thân trong gia đình sao cho sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp. - Thực hiện đúng các động tác của bài tập thể dục theo hiệu lệnh, bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp hoặc hiệu lệnh. - Trẻ được rèn luyện và phát triển cơ chân, cơ tay, toàn thân. - Phát triển vận động nhịp nhàng, khéo léo, qua các bài vận động cơ bản: Bò chui qua cổng bước lên bước xuống bậc cao. ném xa bằng một tay. * Dinh dưỡng, sức khỏe: - Biết tên một số món ăn quen thuộc. - Ăn uống hợp lí và đúng giờ. - Tập luyện và giữ gìn sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình. 2. Phát triển nhận thức: * Khám phá khoa học: - Trẻ có khả năng nhận biết được các thành viên trong gia đình, công việc của mỗi thành viên trong gia đình, biết được đặc điểm của ngôi nhà mình ở. - Bước đầu biết nhu cầu của gia đình ( ăn, mặc, ở, mọi người quan tâm lẫn nhau...). - Biết được một số đồ dùng trong gia đình. * Làm quen với toán: - Phân nhóm đồ dùng gia đình theo 1, 2 dấu hiệu cho trước.. - Trẻ biết so sánh cao, thấp giữa 2 ngôi nhà. - Xác định vị trí đồ vật so với bản thân. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Mở rộng kĩ năng giao tiếp của trẻ thông qua việc trò chuyện, thảo luận theo chủ đề. - Trẻ biết mạnh dạn nói một số từ mới và hiểu ý nghĩa của các từ đó, trẻ phát âm đúng không nói ngọng, mạnh dạn trong giao tiếp bằng lời nói với những người xung quanh. - Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi đơn giản ( Ai? Cái gì? Để làm gi?...). - Biểu lộ các trạng thái xúc cảm của bản thân bằng ngôn ngữ. - Nghe hiểu nội dung một số bài thơ, câu truyện về chủ đề “Gia đình”. 4. Phát triển thẩm mỹ: * Làm quen tạo hình: - Trẻ có thể vẽ, tô màu tranh về gia đình. - Trẻ có thể sử dụng một số nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho dạy và học..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Làm quen âm nhạc: - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát trong chủ đề. Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu (Nhanh, chậm, phối hợp). - Chăm chú lắng nghe cô hát, nhận xét về giai điệu nội dung câu bài hát, bản nhạc và thể hiện cảm xúc phù hợp 5. Phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội: - Trẻ biết yêu quý gia đình của mình, các thành viên trong gia đình mình. - Phát triẻn kĩ năng hợp tác, chia sẻ quan tâm đến người khác. - Có thói quen giao tiếp lịch sự, biết lắng nghe người khác nói, biết thưa gửi lễ phép. - Trẻ biết thể hiện cảm xúc, tình cảm về ngôi nhà của mình, những thành viên trong gia đình mình. - Yêu quý giữ gìn đồ dùng trong gia đình. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Tranh, ảnh, truyện, sách về chủ đề “ Gia đình” - Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, bài thơ, câu chuyện ... liên quan đến chủ đề. - Bút sáp màu, đất nặn, bảng, giấy A 3, A4, giấy màu, giấy họa báo... để trẻ làm quen và tô, vẽ, cắt, dán ... - Đồ dùng, đồ chơi lắp ghép, xây dựng. - Đồ dùng, đồ chơi cho góc đóng vai; - Dụng cụ vệ sinh, trang trí góc, lớp. 2. Đồ dùng của trẻ: - Đất nặn, bảng con, vở tạo hình, làm quen với toán, bút sáp màu, giấy A 4, giấy màu, hồ dán, kéo ... - Lô tô về chủ đề “ Gia đình” - Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> III. MẠNG NỘI DUNG: Gia đình tôi - Trẻ biết rõ tên các thành viên trong gia đình. - Trẻ biết công việc của các thành viên trong gia đình. - Biết về quan hệ tình cảm của các thành viên trong gia đình. - Biết gia đình đông con, gia đình ít con.. GIA ĐÌNH. Gia đình sống chung một mái nhà - Trẻ biết nhà là nơi bé sống cùng gia đình, có ý thức giữ gìn vệ sinh, dọn dẹp vệ sinh cho sạch sẽ. - Nhận biết các kiểu nhà khác nhau: nhà nhiều tầng, nhà ngói, nhà tranh, nhà cấp 4. - Biết các vật liệu khác nhau để làm nên ngôi nhà: gạch, gỗ, cát, xi măng... - Biết nhà có sân, vườn.... Nhu cầu gia đình. - Trẻ biết trong gia đình cần rất nhiều nhu cầu: biết đồ dùng gia đình, các phương tiện đi lại trong gia đình. - Biết gia đình là noi mọi người cùng nhau sống vui vẻ, cùng nhau tổ chức các ngày kỷ niệm. - Các thành viên trong gia đình cần được ăn mặc đầy đủ, ăn uống vệ sinh, hợp vệ sinh, - Trẻ biết trong gia đình mọi người phải thương yêu, chăm sóc lần nhau, có trách nhiệm với nhau..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG: Phát triển thể chất: Dinh dưỡng, sức khỏe: - Trẻ nhận ra đợc và không chơi một số đồ vËt cã thÓ g©y nguy hiÓm. - Nhận biết một số món ăn thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe Biết cách giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh đồ dùng đồ chơi trong gia đình một cách đơn giản * Vận động cơ bản: - Bò chui qua cổng. Bò theo đường dích dắc. Ném xa bằng một tay. Bước lên bước xuống bậc cao.. Phát triển nhận thức: * Khám phá khoa học : - Gia đình bé. Những người thân yêu của bé. Các kiểu nhà bé ở. Một số đồ dùng cần thiết trong gia đình. * Toán: - Đếm và so sánh về số lượng thành viên trong gia đình. Nhận biết những thứ 1 và nhiều trong gia đình. So sánh cao, thấp giữa 2 giữa hai thành viên, 2 ngôi nhà. Nhận biết các hình: Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật.. GIA ĐÌNH. Phát triển ngôn ngữ: - Đàm thoại về gia đình,các thành viên trong gia đình . Trò chuyện về công việc của bố mẹ; đồ dùng gia đình * Thơ: - Thăm nhà bà. Gió từ tay mẹ. Em yêu nhà em. Cháu yêu bà, Ấm và chảo. * Truyện: Cô bé quàng khăn đỏ. Quà tặng mẹ. Một bó hoa tươi thắm..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Chủ đề nhánh 1: GIA ĐÌNH TÔI Thời gian thực hiện từ ngày: 17/10 –21/10/2016) ---------------------------------------I. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: HOẠT ĐỘNG. ĐÓN TRẺ. THỂ DỤC SÁNG. Thứ 2. Thứ 3. Thứ 4. Thứ 5. Thứ 6. Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ trẻ hàng ngày, tuyên truyền với phụ huynh về chăm sóc sức khoẻ trẻ và tình hình học tập của trẻ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về bản thân, tuổi, giới tính của trẻ và của bạn Bài tập: Tập kết hợp với bài hát “Cả nhà thương nhau” Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết tập thở sâu, phát triển cơ bắp. - Rèn luyện cho trẻ khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô. - Trẻ hứng thú tham gia tập. Chuẩn bị: - Sân ( sàn nhà ) bằng phẳng, khô ráo. - Quần áo trẻ gọn gàng. Tổ chức hoạt động: 1. Khởi động: - Cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn, vừa đi vừa kết hợp hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”, cô đi ngược chiều với trẻ. Cho trẻ đi các kiểu: Đi thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, về ga...Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn hoặc thành hàng dọc rồi chuyển thành hàng ngang và dãn cách đều. để tập BTPTC 2. Trọng động: Tập kết hợp với bài hát “Cả nhà thương nhau” 4 lần x 4 nhịp - Hô hấp: Cho trẻ làm động tác thổi bóng bay. - Tay: Hai tay dang ngang gập khuỷu tay lên vai “Ba thương con………..con giống ba (4 lần x 4 nhịp). - Chân: Hai tay dang ngang, khụy gối hai tay đưa ra trước “Cả nhà ta………..gặp nhau là cười ( 4 lần x 4 nhịp).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Bụng: Hai tay chống hông, nghiêng người sang hai bên “ba thương con………con giống ba” (4 lần x 4 nhịp). - Bật: Hai tay chống hông nhảy bật tách chân, khép chân “Cả nhà ta……….gặp nhau là cười ( 4 lần x 4 nhịp). * Hồi tĩnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng quanh sân tập. 3. Trò chơi vận động: Bóng tròn to - Cô giới thiệu trò chơi - Cách chơi: cô cho trẻ năm tay nhau thành vòng tròn. Khi cô đọc “bóng tròn to, tròn tròn to” thì trẻ nắm tay lùi ra sau làm vòng tròn to. Khi cô đọc “bóng xì hơi, xì xì hơi” trẻ năm tay nhau đi tiến vào trong. - Cô hướng dẫn trẻ chơi 2 – 3 lần. 4. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân 1 – 2 vòng ĐIỂM DANH. Cô thực hiện dưới nhiều hình thức , nhằm làm cho trẻ biết tên và quan tâm đến nhau. Có thể cô lần lượt gọi tên từng trẻ. Hoặc cô làm cho mỗi trẻ một thẻ tên – kí hiệu.. HOẠT ĐỘNG HỌC. Phát triển nhận thức: MTXQ Trò chuyện về gia đình của bé.. HOẠT ĐỘNG GÓC. Phân vai - Gia đình - Cô giáo - Bác sĩ - Bán hàng. Phát triển thể chất: Thể dục - Bật về phía trước - Trò chơi: Thổi bóng.. Phát triển nhận thức: Tạo hình Tô màu chân dung mẹ. Phát triển ngôn ngữ: Văn học Truyện: Cô bé quàng khăn đỏ. Phát triển thẩm mỹ: Âm nhạc Hát, vận động: Cả Nhà thương nhau. Nghe hát: Cho con Trò chơi: Ai nhanh hơn Xây dựng Học tập Nghệ thuật Thiên - Xây dựng Xem - Tô , vẽ, nặn, nhiên lắp ghép tranh ảnh xé dán tranh - Chăm sóc khu vườn về gia đình theo chủ đề. cây xanh cảu bé -Biểu diễn văn của lớp. nghệ, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề - Làm sách.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. VỆ SINH ĂN TRƯA. NGỦ TRƯA. 1. Hoạt động có mục đích: Trò chuyện tìm hiểu về địa chỉ gia đình. 2. Trò chơi: Trời mưa 3. Chơi tự do. tranh về chủ đề 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát thời tiết. 2. Trò chơi: Chi chi chành chành 3. Chơi tự do. 1. Hoạt 1. Hoạt 1.Hoạt động có động có động có mục đích: mục đích: mục đích: Trò chuyện Vẽ tự do Quan sát về gia đình trên sân cây xanh của bé 2. Trò trong sân 2. Trò chơi: Lộn trường. chơi: Thi cầu vồng. 2.Trò chơi: xem ai 3. Chơi tự Kéo co nhanh. do 3.Chơi tự 3. Chơi tự do do - Giờ ăn tiến hành trong khoảng 60 phút. Cô sắp xếp công việc một cách hợp lí từ khâu chuẩn bị ăn cho đến khâu vệ sinh sau khi ăn. - Hướng dẫn và tạo cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. Lớp có hai cô thì phân công một cô giám sát trẻ lau mặt, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và cô còn lại kết hợp với một số trẻ trực nhật bữa ăn. Sau khi trẻ ăn xong, cho trẻ cùng cô dọn dẹp chỗ ngồi ăn và nhắc nhở trẻ vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chạy, nhảy nhiều sau khi ăn. - Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ. Khi quá số tre vào cô mới cho trẻ nằm để ngủ. Phòng ngủ phải thoáng mát, tránh ánh sáng nhiều. Khi ổn định chỗ ngủ cô có thể hát ru hoặc cho trẻ nghe hát các bài ru, dân ca. Những trẻ khó ngủ cô vỗ về cho trẻ ngủ.. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. Trò - Làm quen - Ôn bài cũ - Ôn bài cũ: - Văn nghệ chuyện, bài mới: Tô - Chơi trò kể lại truyện cuối tuần chơi các trò màu “Chân chơi dân trong chủ đề - Ôn bài cũ chơi về chủ dung mẹ” gian - Chơi tự do ở đề - Chơi tự các góc - Chơi trò do chơi tự do VỆ - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. SINH – - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Cô trả TRẢ trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh tình hình trong ngày của TRẺ trẻ II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI: Thời Tên trò Yêu cầu Chuẩn Tiến hành gian chơi bị 7h – Chơi Trẻ - Các đồ - Cô gợi ý trẻ xem trẻ thích chơi đồ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 8h00 Chơi trong giờ đón trẻ. 8h – 8h40 Chơi trong giờ hoạt động có chủ đích. theo ý thích của trẻ với đồ chơi của lớp.. chơi đoàn kết, biết tự lấy đồ chơi theo ý thích của mình. chơi theo chủ đề ở góc đầy đủ. chơi gì? Chơi ở góc nào? - Khi trẻ chơi cô bao quát chung và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Khen ngợi và khuyến khích trẻ khi trẻ có những sản phẩm đẹp, hành vi tốt. - Trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.. 1. Trò chơi: “Nhà bé ở đâu?” - Cách chơi: Trò chuyện về tên các đường phố hoặc tên làng xã. Cô cầm tất cả các thẻ địa chỉ của một trẻ bất kì cho cả lớp cùng nghe rõ và hỏi “Có ai biết đó là địa chỉ của bạn nào không?”. Sau đó đọc lại địa chỉ và đưa thẻ cho trẻ có đúng địa chỉ đó. Trò chơi tiếp tục như vậy với địa chỉ khác và trẻ khác. 2. Trò chơi: “Ai đấy nhỉ?” - Cách chơi: Cô cho trẻ xem hình ảnh của các thành viên trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, bé…) và hỏi trẻ đó là ai. 3.Trò chơi: “Đuổi bắt bóng” - Cách chơi: Cô chia trẻ thành các nhóm. Mỗi nhóm từ 6 – 8 trẻ và tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm. Cô vừa gọi tên các trẻ vừa đẩy bóng lăn đi theo các hướng khác nhau, trẻ chạy theo và nhặt bóng mang về cho cô. Cô tiếp tục đẩy bóng đi theo một hướng khác để trẻ chạy theo bóng lần 2. Cô tiếp tục chơi với nhóm tiếp theo. 4. Trò chơi: “Ai nhanh hơn” - Cách chơi: Cô có 5 cái vòng và mời 6 bạn lên chơi. Chúng mình cùng đi xung quanh những chiếc vòng và hát 1 bài hát, khi có hiệu lệnh thì các con phải chạy về vòng, 1 vòng chỉ được 1 bạn. - Luật chơi: Ai không tìm thấy vòng thì bạn ấy là người thua cuộc và phải nhảy lò cò. 8h40 – Phân - Trẻ tự - Đồ chơi 1. Ổn định: 9h20 vai chọn gia đình: - Cô hỏi trẻ “Lớp mình đang học Chơi, Cô nhóm Nồi, bát về chủ đề gì?” hoạt giáo, học chơi, về đĩa, trang - Cô và trẻ cùng hát bài hát “Cả động ở sinh. nhóm phục... nhà thương nhau’ các góc - Bác sĩ chơi. - Cô giáo: + Các con vừa hát bài hát gì? Gia - Biết thể Tranh ảnh, - Hôm nay cô có rất nhiều góc đình hiện một đồ chơi, chơi cho các con lựa chọn đấy! Bán vài hành xắc xô... 2. Thỏa thuận trước khi chơi: hàng động chơi - Bác sĩ: - Cô và trẻ đàm thoại: phù hợp ống nghe, - Con thích chơi ở góc nào? với vai tủ thuốc... - Bạn nào cũng thích chơi ở góc mình đóng này? Xây - Trẻ biết Hàng - Còn bạn nào thích chơi ở góc dựng xếp các rào, cổng, khác? - Cô giới thiệu các góc chơi và Xây khối, xếp gạch,.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> khu cạnh, xếp vườn của chồng. bé - Hứng thú tham gia các hoạt động. Học tập Xem tranh trò chuyện về gia đình - Chơi lô tô về các loại đồ dùng đồ chơi trong lớp.. - Trẻ biết về nhóm chơi, biết cầm và giở sách đúng cách. Nghệ thuật Hát một số bài hát theo chủ đề.. Bước đầu có một số kĩ năng vẽ, nặn đơn giản, tạo ra sản phẩm. Thích thú biểu diễn một số bài hát và vỗ đệm bằng các nhạc cụ.. Thiên nhiên - Trồng cây Chăm. - Trẻ biết chăm sóc cây Và thích được. khối. giáo dục trẻ: Các + Phân vai: gia đình, bán hàng, miếng bác sĩ. ghép đồ + Xây dựng: xây khu vườn của chơi. bé. + Nghệ thuật: vẽ, tô, nặn theo chủ đề. Hát, đọc thơ theo chủ đề - Chuẩn bị + Học tập: xem tranh ảnh của gia thêm sách, đình. + Thiên nhiên: chăm sóc cây truyện theo chủ xanh. Bây giờ bạn nào chơi ở góc nào đề. - Báo, tạp thì về góc đó chơi và rủ bạn cùng chí cũ để chơi nhé. trẻ tập làm * Trước khi chơi các con phải quen với lấy đồ chơi nhẹ nhàng và trong việc tự giở khi chơi các con phải chơi đoàn kết với bạn. Khi chơi xong các sách. con phải thu dọn đồ chơi vào đúng nơi quy định nhé! - Cho trẻ tự về góc mình thích , về góc trẻ tự thoả thuận vai chơi 3. Hướng dẫn quá trình chơi: * Góc phân vai: - Đất năn, - Cô gợi ý trẻ nhận vai chơi, nếu đồ chơi cô trẻ chưa biết chơi cô nhập vai nặn mẫu. chơi cùng trẻ. Băng - Ở trường mầm non có những nhạc theo ai? Cô giáo làm những việc gì?... - Cô dạy trẻ các thao tác chơi cơ chủ đề. - Mũ, nhạc bản: Chọn thực phẩm, sơ chế, bày hàng, dạy hát, tập thể dục... cụ... * Góc xây dựng: - Trẻ thực hiện cô bao quát hướng dẫn trẻ - Cô quan sát hướng dẫn, tạo tình huống chơi cùng trẻ. - Trẻ xếp hàng rào, vườn cây trong khu vườn. * Góc Nghệ thuật: - Cô giới thiệu một số sản phẩm tạo hình dể gây hứng thú cho trẻ. Vườn - Hướng dẫn trẻ tạo sản phẩm từ thiên nhiên sạch nhiều loại nguyên liệu. sẽ, an toàn - Lựa chọn một vài bài hát có tiết.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> sóc cây .. chăm sóc Nước, cây khăn lau Bộ đồ chơi làm vườn.. tấu và lời ca đơn giản đẻ trẻ tập biểu diễn. - Dạy trẻ cách sử dụng đúng các nhạc cụ, tập đứng theo đội hình dể biểu diễn, khuyến khích trẻ sáng tạo động tác minh họa đơn giản. * Góc học tập: - Hướng dẫn trẻ xem tranh ảnh và nhận xét về tranh, hướng dẫn trẻ làm sách tranh theo chủ đề, ghép tranh về trường mầm non. - Trẻ về góc thực hiện nhiệm vụ chơi, trong khi trẻ thực hiện cô quan sát gợi ý cách bố trí tranh hợp lý… * Góc thiên nhiên: - Cô chú ý tạo ra nhiều tình huống cho trẻ giải quyết, và giao lưa giữa các góc chơi 4. Kết thúc : - Cô nhận xét nhóm nào hoạt động xong trước rồi đến các nhóm tiếp theo. + Góc phân vai: các cô nội trợ và bán hàng hôm nay đã nấu ăn rất ngon bà bán hàng rất đúng giá đấy + Góc xây dựng: hom nay các bác thợ xây đã xây công viên rất đẹp và chắc chắn đấy + Góc học tập: các con đã biết phân biệt được gia đình ít con, gia đình đông con, các con rất giỏi + Góc nghệ thuật: các nhạc sĩ, ca sĩ hôm nay đã hát rất hay và đúng nhạc đấy + Góc thiên nhiên: à các bạn đã biết cách chăm sóc cây xanh rồi. + Cô nhận xét chung cả lớp và khen ngợi trẻ. - Cho trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 9h20 – 1. Trò chơi: “Trời mưa” 10h00 Mục đích: Chơi - Rèn luyện kỹ năng vận động, phản xạ nhanh. ngoài Chuẩn bị: trời - 1 cái trống lắc. - Xếp ghế thành hình vòng cung, mỗi ghế cách nhau khoảng 30 – 40cm. Số ghế ít hơn số trẻ từ 3 – 4 cái. Cách chơi: Cô quy định mỗi ghế là một “ngôi nhà”. Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Trời nắng, trời mưa”. Khi cô ra hiệu lệnh “Trời mưa” và gõ trống lăc dồn dập thì trẻ phải chạy nhanh dến 1 “ngôi nhà” (ngồi vào ghế) để tránh mưa. Luật chơi: Trẻ nào chạy chậm không có “ngôi nhà” để tránh mưa bị ướt thì phải dừng cuộc chơi. 2. Trò chơi: Thi xem ai nhanh? Mục đích: Phát triển tai nghe, phân biệt và nhận ra giọng hát của bạn . Chuẩn bị: Mũ chóp kín. Luật chơi: Bạn nào đoán sai thì ra khỏi vòng chơi. Cách chơi: - Cô cho một trẻ đội mũ chóp kín. Gọi một trẻ trai hoặc một trẻ gái lên hát. Trẻ đội mũ chóp sẽ phải đoán bạn đang hát là bạn trai hay là bạn gải hoặc tên bạn, tên bài hát. 3. Trò chơi: “Chi Chi Chành Chành” Mục đích: Phát triển ngôn ngữ và rèn luyện phản xạ nhanh cho trẻ. Chuẩn bị: - Số lượng: 5 - 6 trẻ trở lên - Không gian cho trẻ chơi theo nhóm như: Sân trường, lớp học. Luật chơi: Trẻ nào bị ”cái” nắm được ngón tay là thua cuộc. Cách chơi: - Cô cùng trẻ đọc thuộc bài đồng dao “Chi Chi Chành Chành”: “Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương Ba vương ngũ đế Bắt dế đi tìm Ù à ù ập Đóng sập cửa lại” - Một nhóm (khoảng 5 - 6 trẻ) quây tròn lại, một trẻ làm “cái”) xòe bàn tay ngửa lên trên. - Những trẻ khác đặt ngón tay trỏ vào giữa lòng bàn tay “cái”,vừa đánh nhịp đều đặn vừa đọc lời bài đồng dao. Đến tiếng “ập” của câu cuối cùng thì trẻ làm ”cái” phải nắm thật nhanh bàn tay lại, đồng thời các trẻ khác phải rút ngón tay trỏ của mình ra thật nhanh. Trẻ nào rút chậm ngón tay, bị “cái” nắm được là thua cuộc và phải thay “cái” xòe tay ra để các bạn khác chơi tiếp. 4. Trò chơi “Lộn cầu vồng”.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Mục đích: - Phát triển ngôn ngữ và khả năng vận động theo nhịp điệu - Rèn luyện cơ tay và cơ lưng cho trẻ. Chuẩn bị: - Số lượng: từ 2 trẻ trở lên, chơi theo số chẵn. - Không gian cho trẻ chơi theo nhóm như: Sân trường, lớp học Luật chơi: Khi đọc đến tiếng cuối cùng của bài đồng dao thì cả hai trẻ cùng xoay người nửa vòng để lộn cầu vồng. Cách chơi: - Cô và trẻ cùng đọc bài đồng dao “ Lộn cầu vồng” “Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có cậu mười ba Hai chị em ta Cùng lộn cầu vồng” - Hai trẻ đứng đối diện và cầm tay nhau. Trẻ vừa đọc lời đồng dao vừa vừa lần lượt đưa tay sang hai bên. Khi đọc đến tiếng cuối cùng của bài đồng dao thì cả hai cùng giơ cao cánh tay (vẫn nắm tay nhau) rồi cùng xoay người nửa vòng, chui qua tay, quay lưng vào nhau. Sau đó lại tiếp tục chơi như trước, đến câu cuối cùng thì lộn lại tư thế ban đầu. 5. Trò chơi: “Kéo co” Mục đích: Rèn luyện tính bền bỉ, sức dẻo dai và tinh thần đồng đội cho trẻ. Chuẩn bị: - Số lượng: không hạn chế - Một đoạn dây thừng dài và chắc có buộc mảnh vải đỏ ở giữa - Không gian cho trẻ chơi theo nhóm như: Sân trường, lớp học. Luật chơi: Khi ko, người chơi không được thả tay hay bỏ vị trí. Cách chơi: - Chia đều số trẻ làm 2 đội với số lượng trẻ bằng nhau và tương đối đồng đều về thể lực. - Kẻ một vạch làm mốc, 2 đội đứng đối diện nhau cách vạch khoảng 50cm và cùng nắm vào dây để kéo - Khi có hiệu lệnh của người điều khiển, hai đội bắt đầu dồn sức kéo. Đội nào kéo được đối phương qua khỏi vạch ranh giới là thắng. 14h40 – * Cho trẻ - Gíúp trẻ - Sân - Cô giới thiệu trò chơi, cách 1540 chơi với phát triển cơ tập sạch chơi . Chơi, các trò chân, rèn sẽ, - Cho trẻ chơi theo nhóm hoặc cả hoạt chơi: luyện sự thoáng lớp. động Gieo hạt, khéo léo. mát - Cô bao quát chung và giúp đỡ, theo ý Chồng - Trẻ biết Trẻ hướng dẫn cụ thể khi trẻ chưa thích nụ, chơi nhịp đọc biết chơi. chồng nhàng với thuộc - Cô khuyến khích, động viên và hoa nhau bài nhận xét trẻ trong quá trình chơi.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Chơi tự do 15h40 – 17h00 Chơi trong giờ trả trẻ. Chơi theo ý thích ở các góc. - Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi, trẻ chơi hứng thú - Trẻ biết phối hợp với bạn trong quá trình chơi. đồng dao. hoặc sau khi chơi xong.. Đồ dùng đồ chơi trong chủ đề “gia đình”. - Cô trải chiếu hoặc kê bàn, hướng dẫn trẻ ngồi góc chơi và cho trẻ chơi với đồ chơi trẻ thích - Cô bao quát và khuyến khích, nhắc nhở trẻ trong quá trình chơi. ---------------------- --------------HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY CỦA CÔ VÀ TRẺ Thứ 2 ngày 17 tháng 10 năm 2016 A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng - Thực hiện kế hoạch theo tuần. * Đón trẻ: Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : gia đình * Thể dục sáng: Tập kết hợp với bài hát : “Cả nhà thương nhau”. * Điểm danh: - Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ. B. Hoạt động học: Phát triển nhận thức KHÁM PHÁ KHOA HỌC: TRÒ CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH CỦA BÉ. I. Mục đích – yêu cầu : 1. Kiến thức : - Trẻ biết tên các thành viên trong gia đình. - Trẻ biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. 2. Kĩ năng : - Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng trả lời câu hỏi, kĩ năng quan sát. - Trẻ biết trả lời đủ câu, rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ : - Biết nghe lời cô giáo hướng dẫn - Trẻ mạnh dạn, tự tin, có ý thức tổ chức kĩ luật. II. Chuẩn bị : - Tranh ảnh về gia đình..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> * Nội dung tích hợp: Âm nhạc: Cả nhà thương nhau. III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô cùng trẻ hát bài hát “Cả nhà thương nhau” + Các con vừa hát bài hát gì? + Trong bài hát tình cảm của gia đình mình như thế nào? - Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu xem trong gia đình mình có những ai nhé! Hoạt động 2: Nội dung - Cô cho trẻ xem và quan sát ảnh của gia đình bạn Minh. - Cô giới thiệu về gia đình và các thành viên trong gia đình bạn Minh. - Lần lượt cho trẻ tự giới thiệu về gia đình mình. + Trẻ giới thiệu tên bố, mẹ, các anh chị em trong gia đình. + Cô có thể hỏi thêm trẻ các thành viên trong gia đình làm nghề gì. - Sau mỗi lần trẻ giới thiệu cô khái quát lại cho cả lớp cùng nghe. - Các con ạ! Gia đình mà có một con gọi là gia đình ít con. Còn gia đình có 2 con trở lên gọi là gia đình nhiều con đấy. - Cô hỏi một số trẻ gia đình trẻ là gia đình ít hay nhiều con. - Các con ở cùng nhà với ai? - À! Gia đình mà có ông, bà, bố, mẹ, các cháu ở cùng dưới một mái nhà gọi là gia đình nhiều thế hệ đấy. - Vậy tình cảm của mọi người trong gia đình thế nào? - Trong gia đình mọi ngươi yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau đấy. Hoạt động 3: Trò chơi củng cố * Trò chơi “Nhà bé ở đâu” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi cho trẻ. - Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần. * Trò chơi “Ai thể nhỉ?” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi cho. Hoạt động của trẻ. - Trẻ hát cùng cô. - Cả nhà thương nhau. - Yêu thương nhau. - Vâng ạ! - Trẻ quan sát - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe. - Trẻ giới thiệu về gia đình mình.. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Yêu thương nhau. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu trò chơi - Trẻ chơi trò chơi.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> trẻ. - Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần. * Kết thúc: Cô nhận xét giờ học, khen ngợi trẻ tích cực hoạt động, khích lệ trẻ chưa mạnh dạn. C. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bác sĩ, bán hàng. - Góc xây dựng : Xây khu vườn của bé. - Góc học tập : Xem tranh, sách về chủ đề gia đình. - Góc nghệ thuật : Vẽ, tô tranh người thân. Nặn đồ chơi tặng người thân. - Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây. D. Hoạt động ngoài trời: 1. Hoạt động có mục đích: Trò chuyện, tìm hiểu về địa chỉ gia đình. a. Mục đích: - Trẻ biết được địa chỉ gia đình mình. - Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung. b. Chuẩn bị: - Sân trường sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng. c. Tiến hành: - Cô cho trẻ làm những chú chim nhẹ nhàng bay ra ngoài. - Bây giơ cô mời các con tự giới thiệu về địa chỉ gia đình mình nào. + Con tên gì? + Gia đình con sống ở đâu? + Ở thôn nào? Huyện nào? (tỉnh nào?) 2. Trò chơi vận động: “Về đúng nhà” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần 3. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi với những đồ chơi ngoài trời. - Trong khi trẻ chơi, cô quan sát, chú ý an toàn cho trẻ. E. Hoạt động chiều: - Ôn bài cũ: Trò chuyện về gia đình, địa chỉ gia đình trẻ. - Chơi tự do. G. Vệ sinh – trả trẻ; - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi nhanh về tình hình của trẻ trong ngày với phụ huynh. Nhận xét cuối ngày: ................................................................................................................................. ..................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(16)</span> ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. **************************** Thứ 3 ngày 18 tháng 10 năm 2016 A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng - Thực hiện kế hoạch theo tuần. * Đón trẻ: Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : gia đình * Thể dục sáng: Tập kết hợp với bài hát : “Cả nhà thương nhau”. * Điểm danh: - Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ. B. Hoạt động học: Phát triển thể chất: THỂ DỤC: BẬT VỀ PHÍA TRƯỚC. TRÒ CHƠI: ĐUỔI BẮT BÓNG. I. Mục đích – yêu cầu : 1. Kiến thức : - Trẻ biết tên bài tập. - Trẻ biết nhún bật về phía trước và tiếp đất bằng hai mũi bàn chân. 2. Kĩ năng : - Phát triển cơ chân, tạo cho trẻ có thói quen trong bài tập. - Phát triển kĩ năng bật về phía trước. 3. Thái độ : - Biết nghe lời cô giáo hướng dẫn - Trẻ mạnh dạn, tự tin, có ý thức tổ chức kĩ luật. II. Chuẩn bị : - Sân tập khô ráo, sạch sẽ, không vướng chướng ngại vật. - 6 vòng thể dục. * Nội dung tích hợp: Âm nhạc: Cả nhà thương nhau. III. Tiến hành. Hoạt động của cô. Hoạt động của trẻ.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú - Cô và trẻ hát bài hát “Cả nhà thương nhau” - Cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn, vừa đi vừa kết hợp hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”, cô đi ngược chiều với trẻ. Cho trẻ đi các kiểu: Đi thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, về ga...Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn hoặc thành hàng dọc rồi chuyển thành hàng ngang và dãn cách đều. để tập BTPTC Hoạt động 2: Trọng động a) BTPTC - Tay: Hai tay đưa lên cao, đưa ra trước mặt rồi dang ngang. - Trẻ thực hiện. - Trẻ đi các kiểu chân và về vòng tròn. - Trẻ tập BTPTC. - Chân: Hai tay dang ngang, đưa tay về phía trước ngồi khụy gối xuống.. - Lưng – bụng: Hai tay lên cao, cúi người hai tay chạm đất.. - Bật: Nhảy tách chân sang ngang, kết hợp đưa hai tay snag ngang. b) VĐCB: Bật tiến về phía trước - Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện nhau. xxxxxxxxxxxxxx. - Trẻ đứng xếp hàng như hình bên.. xxxxxxxxxxxxxx - Hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình bài vận động cơ bản là: Bật tiến về phía trước. - Bây giờ các con hãy chú ý xem cô làm mẫu nhé! - Trẻ chú ý quan sát cô - Cô làm mẫu 2 lần: làm mẫu. + Lần 1: Không giải thích + Lần 2: Giải thích: Cô đứng trước vạch xuất phát, - Trẻ quan sát và nghe cô.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> hai tay cô chống hông, khi có hiệu lệnh cô bật vào từng vòng liên tiếp cho đến hết. Sau đó cô đi về cuối hàng của mình đứng. - Cô gọi 2 trẻ lên bật và nhận xét sửa sai cho trẻ. - Cô cho lần lượt trẻ ở 2 hàng thực hiện. - Cô cho trẻ ở 2 hàng bật thi đua nhau (cô chú ý quan sát trẻ tập và sửa sai cho trẻ) * Củng cố: cô hỏi trẻ tên bài tập, mời 2 trẻ lên thực hiện c) TCVĐ: “Đuổi bắt bóng” - Cô nêu cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ làm động tác chim bay nhẹ nhàng đi quanh sân 1-2 vòng.. giải thích - 2 trẻ thực hiện - Trẻ lần lượt thực hiện - Trẻ bật thi đua nhau - Trẻ trả lời - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ làm chim bay. C. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bác sĩ, bán hàng. - Góc xây dựng : Xây khu vườn của bé. - Góc học tập : Xem tranh, sách về chủ đề gia đình. - Góc nghệ thuật : Vẽ, tô tranh người thân. Nặn đồ chơi tặng người thân. - Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây. D. Hoạt động ngoài trời: 1. Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về các thành viên trong gia đình. a. Mục đích: - Trẻ biết được các thành viên trong gia đình mình. - Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung, hứng thú tham gia hoạt động. b. Chuẩn bị: - Sân trường sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng. c. Tiến hành: - Cô cho trẻ làm những chú chim nhẹ nhàng bay ra ngoài. - Bây giơ cô mời các con tự giới thiệu để tìm hiểu về gia đình mình nào. + Con tên gì? + Gia đình con sống ở đâu? + Gia đình con có những ai? + Trong gia đình mọi ngươi đối xử tốt hay không tốt với nhau? + Các con nhớ phải yêu thương gia đình mình nhé! 2. Trò chơi vận động: “Thi xem ai nhanh” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần 3. Chơi tự do:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Cho trẻ chơi với những đồ chơi ngoài trời. - Trong khi trẻ chơi, cô quan sát, chú ý an toàn cho trẻ. E. Hoạt động chiều: - Ôn bài cũ: Trò chuyện về các thành viên trong gia đình, địa chỉ gia đình trẻ. - Chơi tự do. G. Vệ sinh – trả trẻ; - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi nhanh về tình hình của trẻ trong ngày với phụ huynh. Nhận xét cuối ngày: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. **************************** Thứ 4 ngày 19 tháng 10 năm 2016 A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng - Thực hiện kế hoạch theo tuần. * Đón trẻ: Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : gia đình * Thể dục sáng: Tập kết hợp với bài hát : “Cả nhà thương nhau”. * Điểm danh: - Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ. B. Hoạt động học: Phát triển nhận thức: TẠO HÌNH: TÔ MÀU CHÂN DUNG MẸ I. Mục đích – yêu cầu : 1. Kiến thức : - Trẻ biết cách cầm bút và chọn màu tô phù hợp với nội dung tranh 2. Kĩ năng : - Rèn kỹ năng cầm bút, di màu 3. Thái độ :.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Biết nghe lời cô giáo hướng dẫn - Trẻ mạnh dạn, tự tin, có ý thức tổ chức kĩ luật. II. Chuẩn bị : - Tranh mẫu vẽ chân dung mẹ đã tô màu - Tranh vẽ về chân dung mẹ chưa tô màu cho cô và trẻ. - Bút sáp màu đủ cho cô và trẻ * Nội dung tích hợp: Âm nhạc: Cả nhà thương nhau. III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô cùng trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau”. - Cô và trẻ trò chuyện về bài hát + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về tình cảm của ai dành cho ai? - Các con ạ! Trong bài hát “Cả nhà thương nhau” nói về tình cảm bố mẹ dành cho các con. Vậy hôm nay các con hãy cùng cô tô mầu hình của mẹ thật là đẹp nhé! Hoạt động 2: Nội dung a) Quan sát nhận xét mẫu: - Cô đưa ra bức tranh vẽ về chân dung mẹ đã tô màu cho trẻ quan sát nhận xét: - Các con có nhìn xem cô có bức tranh vẽ về ai đây? + Tóc của mẹ được tô bằng màu gì? + Áo của mẹ tô mảu gì? =) Cô nhấn mạnh: Đây là tranh vẽ về chân dung mẹ, tóc của mẹ được tô bằng màu đen. Áo tô màu xanh. Cô di màu thật mịn, không để chệch màu ra ngoài hình vẽ.Các con thấy bức tranh cô tô có đẹp không? Các con có muốn tô được bức tranh chân dung mẹ thật đẹp như vậy. Các con hãy chú ý quan sát cô tô mẫu nhé! b) Cô tô mẫu - Để có bức tranh tô màu chân dung mẹ đẹp cô đã chọn màu để tô. Cô cầm bút bằng tay phải, cô cầm bằng ba ngón tay, cô tô màu thật nhẹ nhàng và cẩn thận không cho màu chườm ra ngoài. Khi tô đầu phải thẳng, tay trái giữ vở. Hoạt động 3: Trẻ tô tranh - Bây giờ các con hãy thi tài xem ai tô tranh đẹp nhất nào! - Cô phát tranh và màu cho trẻ tô - Cô nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút, cô bao. Hoạt động của trẻ. - Trẻ hát - Cả nhà thương nhau - Bố mẹ dành cho con - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát - Vẽ mẹ - Màu đen - Màu xanh - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát và lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> quát giúp đỡ trẻ khi cần thiết - Trong kh trẻ tô cô hỏi một số trẻ: + Con đang tô gì vậy? + Con chọn màu gì để tô hình mẹ? + Tóc mẹ màu gì? Áo mẹ màu gì? + Con cầm bút bằng tay gì? Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm - Trẻ giơ sản phẩm tại chỗ và nhận xét sản phẩm của bạn bên cạnh. + Con thích bài của bạn nào? + Bạn tô tóc mẹ màu gì? Tô áo mẹ màu gì? - Cô nhận xét chung, cô khen và khuyến khích trẻ. - Trẻ tô màu - Tô chân dung mẹ - Màu đen, màu xanh - Màu đen, màu xanh - Tay phải. - Trẻ trung bày và nhận xét.. C. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bác sĩ, bán hàng. - Góc xây dựng : Xây khu vườn của bé. - Góc học tập : Xem tranh, sách về chủ đề gia đình. - Góc nghệ thuật : Vẽ, tô tranh người thân. Nặn đồ chơi tặng người thân. - Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây. D. Hoạt động ngoài trời: 1. Hoạt động có mục đích: Vẽ tự do trên sân. a. Mục đích: - Trẻ biết được cách cầm bút. - Phát triển kĩ năng quan sát, cầm bút cho trẻ. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung, hứng thú tham gia hoạt động. b. Chuẩn bị: - Sân trường sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng. c. Tiến hành: - Cô cho trẻ làm những chú chim nhẹ nhàng bay ra ngoài. - Bây giờ cô mời các con vẽ tự do trên sân nhé. + Con vẽ gì vậy? + Bông hoa này mấy cánh vậy? + Vé hoa con nhớ vẽ thêm lá nhé! 2. Trò chơi vận động: “Lộn cầu vồng” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần 3. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi với những đồ chơi ngoài trời. - Trong khi trẻ chơi, cô quan sát, chú ý an toàn cho trẻ. E. Hoạt động chiều: - Làm quen bài mới: Truyện “Quà tặng mẹ”..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Chơi tự do. G. Vệ sinh – trả trẻ; - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi nhanh về tình hình của trẻ trong ngày với phụ huynh. Nhận xét cuối ngày: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. **************************** Thứ 5 ngày 20 tháng 10 năm 2016 A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng - Thực hiện kế hoạch theo tuần. * Đón trẻ: Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : gia đình * Thể dục sáng: Tập kết hợp với bài hát : “Cả nhà thương nhau”. * Điểm danh: - Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ. B. Hoạt động học: Phát triển ngôn ngữ: VĂN HỌC: TRUYỆN “CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ” I. Mục đích – yêu cầu : 1. Kiến thức : - Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả. - Hiểu nội dung câu truyện (Cô bé vì không nghe lời mẹ dặn nên suýt bị chó sói ăn thịt) 2. Kĩ năng : - Rèn kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ - Trẻ trả lời được các câu hỏi đàm thoại của cô 3. Thái độ :.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Trẻ mạnh dạn, tự tin, có ý thức tổ chức kĩ luật. - Giáo dục trẻ biết nghe lời bố mẹ, ông bà. II. Chuẩn bị : - Hình ảnh (Tranh) minh họa nội dung câu truyện. * Nội dung tích hợp: Âm nhạc: Cháu yêu bà. III. Tiến hành. Hoạt động của cô HĐ1: Ổn định tổ chức – gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài “Cháu yêu bà” - Cô trò chuyện dẫn dắt giới thiệu tên câu truyện cho trẻ nghe + Cô và các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về tình cảm của bà dành cho ai? + Chúng mình phải nghe lời ông bà cha mẹ để không gặp nguy hiểm. Hôm nay cô có một câu chuyện về một bạn nhỏ vì không nghe lời mẹ nên suýt bị chó sói ăn thịt đấy! Câu chuyện có tên “Cô be quàng khăn đỏ” của tác giả Phong Thu HĐ2: Bài mới a) Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe: - Cô kể lần 1 (không tranh) - Cô vừa kể cho các con câu chuyện gì? Tác giả là ai? - Cô kể lần 2 (kết hợp hình ảnh minh họa) - Nội dung: Mẹ nhờ cô bé quàng khăn đỏ mang bánh đến cho bà ngoại đang bị ốm. Mẹ dặn cô bé không được đi đường vòng nhưng cô bé không nghe. Cô bé gặp Sóc và Chó Sói, Chó Sói biết nhà bà cô bé nên đã ăn thịt bà và đợi cô bé đến để ăn thịt. May sao có bác thợ săn đến giải cứu hai bà cháu. b) Đàm thoại – giảng giải - trích dẫn: - Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? - Trong câu truyện có những nhân vật nào? - Vì sao mọi người gọi cô bé là cô bé quàng khăn đỏ? - Mẹ khăn đỏ bảo khăn đỏ đi đâu? - Mẹ dặn khăn đỏ ntn? * Trích “ Ngày xưa, có một cô…………mà chó sói ăn thịt con đấy” - Trên đường đi đến nhà bà ngoại khăn đỏ gặp những ai? - Chó sói hỏi cô bé những gì? *Trích “Vào đến cửa rừng thì cô gặp chó sói…….” - Sói đến nhà bà ngoại và đã làm gì bà ngoại?. Hoạt động của trẻ. - Trẻ hát - Cháu yêu bà - Cho cháu - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe - Cô bé quàng khăn đỏ. Phong Thu - Trẻ lắng nghe. - Cô bé quàng khăn đỏ - Mẹ, cô bé quàng khăn đỏ, sóc, chó sói, bà ngoại, bác thợ săn. - Vì cô bé hay quàng chiếc khăn màu đỏ. - Mang bánh đến cho bà ngoại - Đi đường thẳng, không đi đường vòng - Sóc, Chó sói - Trẻ trả lời.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Ai đã cứu bà và cô bé? *Trích “Chó sói bỏ cô bé quàng khăn đỏ……giả làm bà ngoại bị ốm” - Cô bé tưởng bà ngoại bị ốm nằm trên giường, cô hỏi những gì? *Trích “ Bà ơi! Bà ốm lâu chưa…..mồm bà to để bà ăn thịt cháu đấy” - Từ đó cô bé quàng khăn đỏ có bao giờ làm sai lời mẹ dặn không? =) Các con phải nghe lời người lớn nếu không sẽ găp nguy hiểm đấy. c) Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe lần 3 - Cô khuyến khích trẻ hưởng ứng - Cô hỏi trẻ lại tên truyện - Cô chốt kiến thức * Kết thúc: Cô nhận xét, động viên trẻ. - Ăn thịt bà ngoại - Bác thợ săn - Trẻ trả lời. - Không ạ!. - Trẻ lắng nghe - Cô bé quàng khăn đỏ. C. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bác sĩ, bán hàng. - Góc xây dựng : Xây khu vườn của bé. - Góc học tập : Xem tranh, sách về chủ đề gia đình. - Góc nghệ thuật : Vẽ, tô tranh người thân. Nặn đồ chơi tặng người thân. - Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây. D. Hoạt động ngoài trời: 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát thời tiết. a. Mục đích: - Trẻ biết được thời tiết trong ngày. - Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung, hứng thú tham gia hoạt động. b. Chuẩn bị: - Sân trường sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng. c. Tiến hành: - Cô cho trẻ ra sân cùng hát bài hát “Cháu yêu bà” + Hôm nay trời nắng hay mưa vậy các con? + Trời nắng các con cảm thấy thế nào? + Trời mưa các con cảm thấy thế nào? 2. Trò chơi vận động: “Chi chi chành chành” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần 3. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi với những đồ chơi ngoài trời. - Trong khi trẻ chơi, cô quan sát, chú ý an toàn cho trẻ. E. Hoạt động chiều:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Ôn bài cũ: Truyện “Cô bé quàng khăn đỏ” - Chơi tự do. G. Vệ sinh – trả trẻ; - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi nhanh về tình hình của trẻ trong ngày với phụ huynh. Nhận xét cuối ngày: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. **************************** Thứ 6 ngày 21 tháng 10 năm 2016 A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng - Thực hiện kế hoạch theo tuần. * Đón trẻ: Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : gia đình * Thể dục sáng: Tập kết hợp với bài hát : “Cả nhà thương nhau”. * Điểm danh: - Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ. B. Hoạt động học: Phát triển thẩm mĩ: HÁT, VẬN ĐỘNG: CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU NGHE HÁT: CHO CON TRÒ CHƠI: AI NHANH HƠN. I. Mục đích – yêu cầu : 1. Kiến thức : - Trẻ thuộc lời bài hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả. - Trẻ biết vỗ tay theo nhịp bài hát “Cả nhà thương nhau”.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 2. Kĩ năng : - Phát triển kĩ năng ghi nhớ có chủ đích cho trẻ - Rèn kĩ năng hát đúng nhịp, đúng giai điệu bài hát, thể hiện tình cảm khi hát. 3. Thái độ : - Trẻ mạnh dạn, tự tin, có ý thức tổ chức kĩ luật. - Trẻ hào hứng tham gia học và hưởng ứng cùng cô. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng người thân trong gia đình II. Chuẩn bị : - Hình ảnh gia đình. * Nội dung tích hợp: - MTXQ: Trò chuyện về gia đình III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô cho trẻ quan sát tranh về gia đình, cô trò chuyện và đàm thoại cùng trẻ: + Cô có bức tranh gì đây? + Trong bức tranh có những ai? =) Giáo dục: Tất cả các con ai cũng có ông bà, bố mẹ và rất nhiều người thân, đó chính là những người thân trong gia đình. Gia đình là nơi chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, nơi mà các con nhận đựợc nhiều tình yêu thương nhất. Vì vậy các con nhớ yêu quý gia đình của mình nhé. Cô có một bài hát rất quen thuộc giới thiệu đến các con. Đó là bài hát hát “Cả nhà thương nhau” của nhạc sĩ Phan Văn Minh. Hôm nay cô và các con cùng vận động theo bài hát nhé! Hoạt động 2: Nội dung a) Dạy hát - Cô và trẻ cùng hát bài hát “Cả nhà thương nhau” (1 lần). - Cô và các con vừa hát xong bài hát gì? Do ai sáng tác? - Cô cho trẻ hát 1 lần - Để bài hát hay hơn thì bây giờ cô sẽ vận động vỗ tay theo lời bài hát. Các con chú ý xem cô vỗ tay nhé! b) Dạy vận động - Cô hát và vỗ tay theo nhịp 2 lần. + Cô hát, vỗ tay lần 1: cô vừa hát và vỗ tay xong bài hát gì? Do ai sáng tác? Dạng vận động cô sử dụng trong bài hát là dạng vận động gì? + Cô hát, vỗ tay lần 2 và phân tích: Bài hát “Cả nhà thương nhau” sử dụng nhịp 2/4, khi vỗ. Hoạt động của trẻ. - Trẻ quan sát - Gia đình - Ông, bà, bố , mẹ, cháu - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát - Cả nhà thương nhau. Phan Văn Minh. - Trẻ quan sát và trả lời.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> các con vỗ vào phách mạnh, phách nhẹ thì mở tay ra. - Cô cho cả lớp hát và vỗ tay cùng cô 2 – 3 lần - Cô cho từng tổ hát và vỗ tay - Cô cho nhóm hát và vỗ tay - Cô cho cá nhân trẻ hát và vỗ tay (2-3 trẻ) Hoạt động 3: Nghe hát - Các con ạ! Ba mẹ luôn là người yêu thương, chăm sóc các con, cho dù khó khăn, vất vả ba mẹ vẫn luôn che chở và bao bọc các con, dành tất cả mọi điều tốt đẹp cho các con. Mai này khôn lớn các con phải luôn ghi nhớ công ơn của ba mẹ nhé! Và đó cũng là nội dung bài hát “Cho con” do nhạc sĩ Xuân Giao sáng tác. Bây giờ các con cùng lắng nghe cô hát nhé! - Cô hát cho trẻ nghe 1-2 lần - Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. - Cô mở nhạc cho cả lớp cùng nghe. Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh hơn” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần * Kết thúc: Cô nhận xét giờ học, khen ngợi trẻ tích cực, động viên trẻ rụt rè.. - Cả lớp HVVĐ - Tổ HVVĐ - Nhóm HVVĐ - Cá nhân HVVĐ - Trẻ lắng nghe. - Cho con. Xuân Giao. - Trẻ chơi trò chơi. C. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bác sĩ, bán hàng. - Góc xây dựng : Xây khu vườn của bé. - Góc học tập : Xem tranh, sách về chủ đề gia đình. - Góc nghệ thuật : Vẽ, tô tranh người thân. Nặn đồ chơi tặng người thân. - Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây. D. Hoạt động ngoài trời: 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát cây xanh trong sân trường. a. Mục đích: - Trẻ biết bảo vệ giữ gìn cây xanh. - Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung, hứng thú tham gia hoạt động. b. Chuẩn bị: - Sân trường sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng. c. Tiến hành: - Cô cho trẻ ra sân. + Hôm nay trời nắng hay mưa vậy các con? + Trên sân trường chúng ta có những cây nào? + Cây to hay nhỏ? 2. Trò chơi vận động: “Kéo co”.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần 3. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi với những đồ chơi ngoài trời. - Trong khi trẻ chơi, cô quan sát, chú ý an toàn cho trẻ. E. Hoạt động chiều: - Ôn bài cũ: Truyện “Cô bé quàng khăn đỏ” - Chơi tự do. G. Vệ sinh – trả trẻ; - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi nhanh về tình hình của trẻ trong ngày với phụ huynh. Nhận xét cuối ngày: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. **************************** Nhận xét của BGH: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ****************************. Chủ đề nhánh 2: GIA ĐÌNH SỐNG CHUNG MỘT MÁI NHÀ Thời gian thực hiện từ ngày: 24/10 - 28/10 /2016 I. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 2:.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> HOẠT ĐỘNG. ĐÓN TRẺ. THỂ DỤC SÁNG. Thứ 2. Thứ 3. Thứ 4. Thứ5. Thứ 6. Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ trẻ hàng ngày, tuyên truyền với phụ huynh về chăm sóc sức khoẻ trẻ và tình hình học tập của trẻ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về bản thân, tuổi, giới tính của trẻ và của bạn Bài tập: Tập kết hợp với bài hát “Nhà của tôi” Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết tập thở sâu, phát triển cơ bắp. - Rèn luyện cho trẻ khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô. - Trẻ hứng thú tham gia tập. Chuẩn bị: - Sân ( sàn nhà ) bằng phẳng, khô ráo. - Quần áo trẻ gọn gàng. Tổ chức hoạt động: 1. Khởi động: - Cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn, vừa đi vừa kết hợp hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”, cô đi ngược chiều với trẻ. Cho trẻ đi các kiểu: Đi thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, về ga...Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn hoặc thành hàng dọc rồi chuyển thành hàng ngang và dãn cách đều. để tập BTPTC 2. Trọng động: Tập kết hợp với bài hát “Nhà của tôi” 4 lần x 4 nhịp - Hô hấp: Cho trẻ làm động tác thổi bóng bay. - Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao “Đố bạn biết……nhà của tôi”. - Chân: Hai tay chống hông, ngồi xổm đứng lên “Ngôi nhà đó…..chính là nhà của tôi”. - Bụng: Hai tay chống hông, xoay phải, xoay trái “Đố bạn biết…… nhà của tôi”. - Bật: Bật tiến về trước “Ngôi nhà đó…..chính là nhà của tôi”.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> * Hồi tĩnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng quanh sân tập. ĐIỂM Cần thực hiện dưới nhiều hình thức , nhằm làm cho trẻ biết tên và DANH quan tâm đến nhau. Có thể cô lần lượt gọi tên từng trẻ. Hoặc cô làm cho mỗi trẻ một thẻ tên – kí hiệu. Khi đến lớp trẻ tự cầm gắn lên bảng thành dãy theo tổ, theo chữ cái đầu của tên. Sau đó, trẻ đếm tên – kí hiệu, phát hiện trẻ vắng mặt hoặc cũng có thể cho trẻ trong tổ quan sát, phát hiện bạn vắng mặt. HOẠT Phát triển Phát triển Phát triển Phát triển Phát triển ĐỘNG nhận thức: thể chất: thẩm mỹ: ngôn ngữ: thẩm mỹ: HỌC Khám phá Thể dục Toán Văn học Âm nhạc khoa học Bò chui qua So sánh cao Thơ: Em yêu Hát, vận Trò chuyện cổng thấp giữa 2 nhà em động: Nhà về ngôi nhà TC: Tung thành viên, của tôi bé ở bóng 2 ngôi nhà NH: Ba ngọn nến lung linh TC: Tai ai tinh HOẠT Phân vai Xây dựng Học tập Nghệ thuật Thiên ĐỘNG - Gia đình - Xây dựng - Xem tranh - Tô , vẽ, nhiên GÓC - Cô giáo lắp ghép ảnh về gia nặn, xé dán - Chăm sóc - Bác sĩ khu vườn đình tranh theo cây xanh - Bán hàng của bé chủ đề. của lớp. -Biểu diễn văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề - Làm sách tranh về chủ đề HOẠT 1. Hoạt 1. Hoạt 1. Hoạt động 1. Hoạt 1. Hoạt ĐỘNG động có động có có mục đích: động có mục động có NGOÀI mục đích: mục đích: Quan sát nhà đích: Quan mục đích: TRỜI Quan sát Quan sát hai tầng sát nhà biệt Quan sát nhà mái nhà mái 2. Trò chơi: thự nhà chung bằng ngói Lộn cầu 2. Trò chơi: cư 2. Trò 2. Trò chơi: vồng Gia đình 2. Trò chơi: Về Dung dăng 3. Chơi tự do ngăn nắp chơi: Chi đúng nhà dung dẻ 3. Chơi tự chi chành 3. Chơi tự 3. Chơi tự do chành do do 3. Chơi tự.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> do VỆ - Giờ ăn tiến hành trong khoảng 60 phút. Cô sắp xếp công việc một SINH cách hợp lí từ khâu chuẩn bị ăn cho đến khâu vệ sinh sau khi ăn. ĂN - Hướng dẫn và tạo cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. Lớp TRƯA có hai cô thì phân công một cô giám sát trẻ lau mặt, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và cô còn lại kết hợp với một số trẻ trực nhật bữa ăn. Sau khi trẻ ăn xong, cho trẻ cùng cô dọn dẹp chỗ ngồi ăn và nhắc nhở trẻ vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chạy, nhảy nhiều sau khi ăn. - Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ. Khi quá số tre vào cô mới cho trẻ NGỦ nằm để ngủ. Phòng ngủ phải thoáng mát, tránh ánh sáng nhiều. Khi TRƯA ổn định chỗ ngủ cô có thể hát ru hoặc cho trẻ nghe hát các bài ru, dân ca. Những trẻ khó ngủ cô vỗ về cho trẻ ngủ. HOẠT Trò - Làm quen - Ôn bài cũ: - Ôn bài cũ: - Văn nghệ ĐỘNG chuyện, bài mới: Toán: so Thơ: Em yêu cuối tuần CHIỀU chơi các trò Toán: so sánh chiều nhà em - Chơi tự chơi về chủ sánh chiều cao 2 ngôi - Chơi trò do đề cao 2 ngôi nhà chơi tự do - Chơi trò nhà - Chơi trò chơi tự do - Chơi trò chơi tự do chơi tự do VỆ - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. SINH – - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Cô trả TRẢ trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh tình hình trong ngày của TRẺ trẻ II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI: Thời gian 7h00 – 8h00 Chơi trong giờ đón trẻ. Tên trò chơi - Chơi theo ý thích của trẻ với đồ chơi của lớp. Yêu cầu. Chuẩn bị. Tiến hành. - Trẻ chơi đoàn kết, biết tự lấy đồ chơi theo ý thích của mình. - Các đồ chơi theo chủ đề ở góc đầy đủ. - Cô gợi ý trẻ xem trẻ thích chơi đồ chơi gì? Chơi ở góc nào? - Khi trẻ chơi cô bao quát chung và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Khen ngợi và khuyến khích trẻ khi trẻ có những sản phẩm đẹp, hành vi tốt. - Trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.. 8h – 8h40 1. Trò chơi: “Thi xem ai nói nhanh” Chơi trong - Cách chơi: Cô cho trẻ lấy rổ đựng lô tô các ngôi nhà có kiểu giờ hoạt động dáng khác nhau và cùng chơi trò chơi. Khi có hiệu lệnh lấy ngôi.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> có chủ đích. nhà, trẻ lấy lô tô theo hiệu lệnh của cô. 2. Trò chơi: “Tìm về đúng nhà” - Cách chơi: Xung quanh lớp có gắn 3 ngôi nhà có kiểu dáng khác nhau. Khi chơi mỗi trẻ chọn 1 lô tô ngôi nhà theo ý thích vừa đi xung quanh lớp vừa hát một bài hát yêu thích. Khi nào có hiệu lệnh “Tìm nhà” trẻ cầm lô tô ngôi nhà và chạy nhanh về đúng với ngôi nhà giống kiểu dáng trong lô tô 3. Trò chơi: “Tung bóng” - Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô hoặc một trẻ khác đứng ở trong giữa vòng tròn sẽ tung bóng cho các bạn ở bên ngoài, lần lượt theo vòng tròn. - Luật chơi: Nếu trẻ nào không bắt được bóng sẽ thua và phạt nhảy lò cò 4. Trò chơi: “Tìm đúng nhà” - Cách chơi: Cô chuẩn bị mỗi trẻ 1 rổ lô tô ngôi nhà màu xanh, ngôi nhà màu vàng. Khi cô hô “ nhà màu xanh”, “nhà màu vàng”, “nhà cao hơn”, “nhà thấp hơn” thì trẻ lấy lô tô theo hiệu lệnh 5. Trò chơi: “Cắm hoa vào lọ” - Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, 1 đội “Hoa to”, 1 đội “Hoa nhỏ”. Khi có tín hiệu trẻ 2 đội phải lựa chọn hoa của đội mình cắm đúng vào lọ (to, nhỏ). - Luật chơi: thời gian là 1 bản nhạc, đội nào cắm đúng và nhiều hoa hơn đội đó chiến thắng. 6. Trò chơi: “Đọc theo hiệu lệnh của cô” - Cách chơi: Cô cho cả lớp đọc bài thơ, khi cô giơ tay về tổ nào thì tổ đó đứng lên đọc. Khi cô giơ tay lên cao thì trẻ đọc to, cô giơ tay xuống thấp thì trẻ đọc nhỏ 7. Trò chơi: “Tai ai tinh” - Cách chơi: Cô mời một trẻ lên đội mũ chóp, mời trẻ khác đứng ở dưới hát một bài hát yêu thích, bạn đội mũ chóp phải lắng nghe kĩ và đoán đúng tên bạn hát. - Luật chơi: Nếu trẻ đội mũ chóp đoán đúng tên bạn hát thì được đổi vai chơi, nếu sai tiếp tục đội mũ chóp.. 8h40 – 9h20 Chơi, hoạt động ở các góc. Phân vai Cô giáo, học sinh. - Bác sĩ Gia đình Bán hàng. - Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. - Biết thể hiện một vài hành động chơi phù hợp. - Đồ chơi gia đình: Nồi, bát đĩa, trang phục... - Cô giáo: Tranh ảnh, đồ chơi, xắc xô.... 1. Ổn định: - Cô hỏi trẻ “Lớp mình đang học về chủ đề gì?” - Cô và trẻ cùng hát bài hát “Cả nhà thương nhau’ + Các con vừa hát bài hát gì? - Hôm nay cô có rất nhiều góc chơi cho các con lựa chọn đấy!.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> với vai - Bác sĩ: mình đóng ống nghe, tủ thuốc... Xây dựng - Xây khu vườn của bé. - Trẻ biết xếp các khối, xếp cạnh, xếp chồng. - Hứng thú tham gia các hoạt động.. Hàng rào, cổng, gạch, khối. Các miếng ghép đồ chơi.. Học tập Xem tranh trò chuyện về gia đình - Chơi lô tô về các loại đồ dùng đồ chơi trong lớp.. - Trẻ biết về nhóm chơi, biết cầm và giở sách đúng cách. - Chuẩn bị thêm sách, truyện theo chủ đề. - Báo, tạp chí cũ để trẻ tập làm quen với việc tự giở sách.. Nghệ thuật Hát một số bài hát theo chủ đề.. - Bước đầu có một số kĩ năng vẽ, nặn đơn giản, tạo ra sản phẩm. - Thích thú biểu diễn một số bài hát và vỗ đệm bằng các nhạc cụ.. - Đất năn, đồ chơi cô nặn mẫu. Băng nhạc theo chủ đề. Mũ, nhạc cụ.... 2. Thỏa thuận trước khi chơi: - Cô và trẻ đàm thoại: - Con thích chơi ở góc nào? - Bạn nào cũng thích chơi ở góc này? - Còn bạn nào thích chơi ở góc khác? - Cô giới thiệu các góc chơi và giáo dục trẻ: + Phân vai: gia đình, bán hàng, bác sĩ. + Xây dựng: xây khu vườn của bé. + Nghệ thuật: vẽ, tô, nặn theo chủ đề. Hát, đọc thơ theo chủ đề + Học tập: xem tranh ảnh của gia đình. + Thiên nhiên: chăm sóc cây xanh. Bây giờ bạn nào chơi ở góc nào thì về góc đó chơi và rủ bạn cùng chơi nhé. * Trước khi chơi các con phải lấy đồ chơi nhẹ nhàng và trong khi chơi các con phải chơi đoàn kết với bạn. Khi chơi xong các con phải thu dọn đồ chơi vào đúng nơi quy định nhé! - Cho trẻ tự về góc mình thích , về góc trẻ tự thoả thuận vai chơi 3. Hướng dẫn quá trình chơi: * Góc phân vai: - Cô gợi ý trẻ nhận vai chơi, nếu trẻ chưa biết chơi cô nhập vai chơi cùng trẻ. - Ở trường mầm non có những ai? Cô giáo làm những việc gì?... - Cô dạy trẻ các thao tác chơi cơ bản: Chọn thực.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Thiên nhiên - Trồng cây Chăm sóc cây .. - Trẻ biết chăm sóc cây Và thích được chăm sóc cây. Vườn thiên nhiên sạch sẽ, an toàn - Nước, khăn lau Bộ đồ chơi làm vườn.. phẩm, sơ chế, bày hàng, dạy hát, tập thể dục... * Góc xây dựng: - Trẻ thực hiện cô bao quát hướng dẫn trẻ - Cô quan sát hướng dẫn, tạo tình huống chơi cùng trẻ. - Trẻ xếp hàng rào, vườn cây trong khu vườn. * Góc Nghệ thuật: - Cô giới thiệu một số sản phẩm tạo hình dể gây hứng thú cho trẻ. - Hướng dẫn trẻ tạo sản phẩm từ nhiều loại nguyên liệu. - Lựa chọn một vài bài hát có tiết tấu và lời ca đơn giản đẻ trẻ tập biểu diễn. - Dạy trẻ cách sử dụng đúng các nhạc cụ, tập đứng theo đội hình dể biểu diễn, khuyến khích trẻ sáng tạo động tác minh họa đơn giản. * Góc học tập: - Hướng dẫn trẻ xem tranh ảnh và nhận xét về tranh, hướng dẫn trẻ làm sách tranh theo chủ đề, ghép tranh về trường mầm non. - Trẻ về góc thực hiện nhiệm vụ chơi, trong khi trẻ thực hiện cô quan sát gợi ý cách bố trí tranh hợp lý… * Góc thiên nhiên: - Cô chú ý tạo ra nhiều tình huống cho trẻ giải quyết, và giao lưa giữa các góc chơi 4. Kết thúc : - Cô nhận xét nhóm nào hoạt động xong trước rồi.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> đến các nhóm tiếp theo. + Góc phân vai: các cô nội trợ và bán hàng hôm nay đã nấu ăn rất ngon bà bán hàng rất đúng giá đấy + Góc xây dựng: hôm nay các bác thợ xây đã xây công viên rất đẹp và chắc chắn đấy + Góc học tập: các con đã biết phân biệt được gia đình ít con, gia đình đông con, các con rất giỏi + Góc nghệ thuật: các nhạc sĩ, ca sĩ hôm nay đã hát rất hay và đúng nhạc đấy + Góc thiên nhiên: à các bạn đã biết cách chăm sóc cây xanh rồi. + Cô nhận xét chung cả lớp và khen ngợi trẻ. - Cho trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định. 9h20 – 10h00 1. Trò chơi: “Về đúng nhà” Chơi ngoài Mục đích: trời - Rèn luyện kỹ năng vận động, phản xạ nhanh. Chuẩn bị: - 1 cái xắc xô. - Vẽ 3 hình tròn màu đỏ, xanh, vàng Cách chơi: Cô cho cả lớp chơi, mỗi trẻ cầm 1 lô tô hình tròn màu đỏ (hoặc xanh, vàng), trẻ sẽ vừa đi vừa hát các bài hát trong chủ đề, khi có hiệu lệnh “Tìm nhà” thì trẻ cầm lô tô hình tròn màu nào chạy vào đúng hình tròn màu đó. Luật chơi: Trẻ nào chạy chậm hoặc chạy vào sai nhà thì phải dừng cuộc chơi và lặt lò cò. 2. Trò chơi: “Dung dăng dung dẻ” Mục đích: Phát triển tai nghe, sự khéo léo. Chuẩn bị: - Trẻ thuộc bài đồng dao “Dung dăng dung dẻ” - Sân tập sạch sẽ. Cách chơi: - Cô đứng giữa, trẻ đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao: “Dung dăng dung dẻ.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Dắt trẻ đi chơi Đến cổng nhà trời Lạy cậu lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Ù à ù ập Ngồi sập xuống đây” Đến câu “Ngồi xập xuống đây” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát, rồi đứng dậy vừa đi vừa hát tiếp. 3. Trò chơi “Lộn cầu vồng” Mục đích: - Phát triển ngôn ngữ và khả năng vận động theo nhịp điệu - Rèn luyện cơ tay và cơ lưng cho trẻ. Chuẩn bị: - Số lượng: từ 2 trẻ trở lên, chơi theo số chẵn. - Không gian cho trẻ chơi theo nhóm như: Sân trường, lớp học Luật chơi: Khi đọc đến tiếng cuối cùng của bài đồng dao thì cả hai trẻ cùng xoay người nửa vòng để lộn cầu vồng. Cách chơi: - Cô và trẻ cùng đọc bài đồng dao “ Lộn cầu vồng” “Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có cậu mười ba Hai chị em ta Cùng lộn cầu vồng” - Hai trẻ đứng đối diện và cầm tay nhau. Trẻ vừa đọc lời đồng dao vừa vừa lần lượt đưa tay sang hai bên. Khi đọc đến tiếng cuối cùng của bài đồng dao thì cả hai cùng giơ cao cánh tay (vẫn nắm tay nhau) rồi cùng xoay người nửa vòng, chui qua tay, quay lưng vào nhau. Sau đó lại tiếp tục chơi như trước, đến câu cuối cùng thì lộn lại tư thế ban đầu. 4. Trò chơi: “Gia đình ngăn nắp” Mục đích: Trẻ biết phân loại đồ dùng theo công dụng Chuẩn bị: Lô tô một số đồ ăn, đồ uống và đồ dễ nấu. Cách chơi: - Cô chia trẻ thành từng nhóm. Trẻ chơi theo nhóm 2 trẻ một, đứng đối diện, cầm tay nhau vừa đưa tay, mỗi nhóm là một gia đình. - Cô đưa ra yêu cầu: Mỗi “gia đình” chọn lô tô một loại đồ dùng có cùng cồn dụng (ví dụ: gia đình thứ nhất chọn đồ cô hô “hai, ba” các gia đình phải giơ lô tô và nói tên các đồ dùng đã chọn. 5. Trò chơi: “Chi Chi Chành Chành”.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Mục đích: Phát triển ngôn ngữ và rèn luyện phản xạ nhanh cho trẻ. Chuẩn bị: - Số lượng: 5 - 6 trẻ trở lên - Không gian cho trẻ chơi theo nhóm như: Sân trường, lớp học. Luật chơi: Trẻ nào bị ”cái” nắm được ngón tay là thua cuộc. Cách chơi: - Cô cùng trẻ đọc thuộc bài đồng dao “Chi Chi Chành Chành”: “Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương Ba vương ngũ đế Bắt dế đi tìm Ù à ù ập Đóng sập cửa lại” - Một nhóm (khoảng 5 - 6 trẻ) quây tròn lại, một trẻ làm “cái”) xòe bàn tay ngửa lên trên. - Những trẻ khác đặt ngón tay trỏ vào giữa lòng bàn tay “cái”,vừa đánh nhịp đều đặn vừa đọc lời bài đồng dao. Đến tiếng “ập” của câu cuối cùng thì trẻ làm ”cái” phải nắm thật nhanh bàn tay lại, đồng thời các trẻ khác phải rút ngón tay trỏ của mình ra thật nhanh. Trẻ nào rút chậm ngón tay, bị “cái” nắm được là thua cuộc và phải thay “cái” xòe tay ra để các bạn khác chơi tiếp. 14h40 – 1540 * Cho - Gíúp trẻ - Sân tập - Cô giới thiệu trò chơi, Chơi, hoạt trẻ chơi phát triển sạch sẽ, cách chơi . động theo ý với các cơ chân, thoáng - Cho trẻ chơi theo nhóm thích trò chơi: rèn luyện mát hoặc cả lớp. Gieo hạt, sự khéo - Trẻ đọc - Cô bao quát chung và Chồng léo. thuộc bài giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể nụ, - Trẻ biết đồng dao khi trẻ chưa biết chơi. chồng chơi nhịp - Cô khuyến khích, động hoa nhàng với viên và nhận xét trẻ trong * Chơi nhau quá trình chơi hoặc sau khi tự do chơi xong. 15h40 – Chơi - Trẻ hiểu - Đồ dùng - Cô trải chiếu hoặc kê bàn, 17h00 theo ý cách chơi đồ chơi hướng dẫn trẻ ngồi góc Chơi trong thích ở và luật trong chủ chơi và cho trẻ chơi với đồ giờ trả trẻ các góc chơi, trẻ đề “gia chơi trẻ thích chơi hứng đình” - Cô bao quát và khuyến thú khích, nhắc nhở trẻ trong - Trẻ biết quá trình chơi phối hợp với bạn trong quá.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> trình chơi. HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY CỦA CÔ VÀ TRẺ Thứ 2 ngày 24 tháng 10 năm 2016 A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng - Thực hiện kế hoạch theo tuần. * Đón trẻ: Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Gia đình * Thể dục sáng: Tập kết hợp lời bài hát “Nhà của tôi” 4 lần x 4 nhịp. * Điểm danh: - Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ. B. Hoạt động học: Phát triển nhận thức: KHÁM PHÁ KHOA HỌC: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÔI NHÀ BÉ Ở I. Mục đích – yêu cầu : 1. Kiến thức : - Trẻ biết miêu tả đặc điểm ngôi nhà của mình và một số quang cảnh xung quanh - Biết được các kiểu nhà khác nhau và các vật liệu khác nhau làm nên ngôi nhà. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định, kĩ năng quan sát cho trẻ - Phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho trẻ, trẻ tự tin trả lời câu hỏi của cô, mạnh dạn đứng trước đám đông 3. Thái độ : - Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình và có ý thức bảo vệ , giữ gìn vệ sinh cho ngôi nhà thật sạch sẽ - Trẻ hứng thú học bài và trả lời câu hỏi của cô II. Chuẩn bị : - Nhạc bài hát: Nhà của tôi - Tranh ngôi nhà mái ngói, nhà 2 tầng, nhà biệt thự, nhà sàn - Lô tô các liểu nhà - Tranh vẽ 3 ngôi nhà có kiểu dáng khác nhau * Nội dung tích hợp: - Âm nhạc: Bài hát “Nhà của tôi”.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> III. Tổ chức hoạt động:.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô cùng trẻ hát bài hát “Nhà của tôi” - Cô trò chuyện cùng trẻ: + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về điều gì? - Trong mỗi chúng ta ai cũng có một ngôi nhà để ở. Hàng ngày sau mỗi giờ tan học, bố mẹ đón chúng ta về với ngôi nhà. Vì vậy để ngôi nhà luôn sạch sẽ các con phải giữ vệ sinh và giúp bố mẹ chăm sóc ngôi nhà cho thật đẹp nhé! Hoạt động 2: Tìm hiểu về các ngôi nhà. - Bây giờ, cô cho các con cùng xem hình ảnh về những ngôi nhà nhé! Chúng mình cùng xem các ngôi nhà có điều gì thú vị và mới lạ nào * Tìm hiểu về ngôi nhà mái ngói 1 tầng: - Các con xem cho cô biết đây là bức tranh vẽ về gì đây? - Ngôi nhà có mấy tầng? - Mái nhà có dạng hình gì? Có màu gì? - Tường nhà có dạng hình gì? Được sơn màu gì? - Muốn ra vào ngôi nhà phải có gì? Ngoài cửa ra vào ngôi nhà còn có cửa gì nữa? - Xung quanh ngôi nhà này có gì? => Cô chốt lại: Đây là ngôi nhà 1 tầng, mái nhà lợp bằng ngói đỏ tươi, tường nhà xây bằng gạch được quét vôi màu trắng, của ra vào và cửa sổ màu xanh, xung quang ngôi nhà có cây cối hoặc sân nhỏ. - Bạn nào được sống trong ngôi nhà giống như ngôi nhà này? *Tìm hiểu về ngôi nhà mái bằng có 2 tầng: - Nào bây giờ chúng mình cùng tìm hiểu thêm 1 ngôi nhà nữa xem có điều gì thú vị nhé! - Cho trẻ xem tranh ngôi nhà 2 tầng - Mái của ngôi nhà có dạng hình gì? Có màu gì? - Ngôi nhà này có mấy tầng? - Tường nhà được sơn màu gì? - Xung quanh ngôi nhà này có gì? Cửa ra vào và cửa sổ màu gì? => Cô chốt lại: Ngôi nhà này là nhà mái bằng, có 2 tầng trông rất cao, tường nhà quét vôi màu trắng và màu vàng, cửa sổ bằng kính, xung quanh ngôi nhà có hàng rào, có cây xanh, có sân chơi - Bạn nào được ở ngôi nhà cao tầng như ngôi nhà. - Trẻ hát cùng cô - Nhà của tôi - Ngôi nhà - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát. - Ngôi nhà - 1 tầng - Hình tam giác. Màu đỏ - Hình chữ nhật. màu trắng - Cửa ra vào. Của sổ - Cây cối, sân nhỏ - Trẻ lắng nghe. - Trẻ giơ tay. - Trẻ quan sát - Hình tam giác. Màu đỏ - 2 tầng - Màu trắng - Cây cối, hàng rào, sân chơi. Màu trắng.. - Trẻ trả lời.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> C. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Bán hàng, mẹ con, bác sĩ. - Góc xây dựng : xây khu vườn của bé. - Góc học tập : xem tranh ảnh về gia đình. - Góc nghệ thuật : Tô màu tranh, nặn quà tặng cô và người thân - Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây xanh. D. Hoạt động ngoài trời: 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát nhà mái bằng a. Mục đích: - Trẻ biết được đặc điểm của ngôi nhà mái bằng - Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ - Trẻ hứng thú hoạt động, chơi trò chơi thành thạo b. Chuẩn bị: - Tranh nhà mái bằng - Sân trường sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng. c. Tiến hành: - Cô cùng trẻ ra sân hát bài hát “Nhà của tôi” - Các con vừa hát bài hát gì? Bài hả nói về điều gì? - Nhà để làm gì? Bức tranh ngôi nhà cô cầm trên tay là kiểu nhà gì? - Mái nhà có dạng hình gì? Màu gì? - Tường nhà có dạng hình gì? Màu gì? - Muốn cho ngôi nhà luôn sạch sẽ các con phải làm gì? 2. Trò chơi “Về đúng nhà ” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần 3. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi với những đồ chơi ngoài trời. - Cô quan sát và bao quát trẻ chơi E. Hoạt động chiều: - Ôn bài cũ: Trò chuyện về ngôi nhà của trẻ - Chơi tự do. G. Vệ sinh – trả trẻ; - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Những trẻ chờ đợi cho trẻ hát, đọc thơ hoặc xem ca nhạc về chủ đề “Gia đình”. Nhận xét cuối ngày: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ..................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Thứ 3 ngày 25 tháng 10 năm 2016 A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng - Thực hiện kế hoạch theo tuần. * Đón trẻ: Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Gia đình * Thể dục sáng: Tập kết hợp lời bài hát “Nhà của tôi” * Điểm danh: - Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ. B. Hoạt động học: Phát triển thể chất: THỂ DỤC: BÒ CHUI QUA CỔNG TRÒ CHƠI: TUNG BÓNG I. Mục đích – yêu cầu : 1. Kiến thức : - Trẻ biết tên bài tập - Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng - Trẻ biết chơi trò chơi 2. Kĩ năng : - Rèn thao tác khéo léo, phối hợp nhịp nhàng tay chân, tay, mắt cho trẻ để chui qua cổng không bị chạm cổng - Phát triển kĩ năng bật về phía trước 3. Thái độ : - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động - Biết nghe lời và làm theo hiệu lệnh của cô II. Chuẩn bị : - Sân tập khô ráo, sạch sẽ, đảm bảo an tòan cho trẻ khi chơi - 10 vòng tập thể dục * Nội dung tích hợp: - Âm nhạc: Bài hát “Nhà của tôi” III. Tổ chức hoạt động : Hoạt động của cô Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Cô và trẻ hát bài hát “Nhà của tôi” - Các con vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói về điều gì? - Vậy để cho ngôi nhà luôn xinh đẹp và sạch sẽ, các con phải giữ vệ sinh ngôi nhà. Để làm được điều đó,. Hoạt động của trẻ - Trẻ hát - Nhà của tôi - Ngôi nhà - Trẻ lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> các con phải có cơ thể khỏe mạnh đấy. Bây giờ cô và các con cùng làm đoàn tàu hát bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh nào - Cô đi ngược chiều với trẻ. Cho trẻ đi các kiểu: Đi - Trẻ thực hiện thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, về ga...Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn hoặc thành hàng dọc rồi chuyển thành hàng ngang và dãn cách đều để tập BTPTC Hoạt động 2: Trọng động a. BTPTC - Tay: hai tay đưa ra trước, lên cao. - Chân: hai tay chống hông ngồi khụy gối. - Bụng: hai tay chống hông, quay người sang 2 bên. - Bật: bật tiến về phía trước. b. VĐCB: Bò chui qua cổng - Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau x x x xx x x x x x x x x - Trẻ đứng như hình bên x x x x x x xx x x x x x - Hôm nay cô sẽ dạy cho chúng mình bài vận động cơ bản là: Bò chui qua cổng - Cô làm mẫu 2 lần + Lần 1: Không giải thích + Lần 2: Giải thích - Trẻ quan sát và lắng - Các con chú ý quan sát và lắng nghe cách thực hiện nghe vận động” Bò chui qua cổng” nhé. Hai chân cô để sát sàn, hai tay để dưới sàn, mũi bàn tay hướng về phía trước, mắt nhìn trước lưng thẳng, khi có hiệu lệnh cô bò về phía trước mát nhìn thẳng, hai bàn tay khép, chân sát sàn, đến gần cổng cúi đầu thấp chui qua cổng mà không chạm cổng. Sau khi qua cổng đứng lên và đi về phía cuối hàng của mình..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Cô gọi 2 trẻ lên bò và sửa sai nhận xét - Trẻ thực hiện + Cô cho lần lượt trẻ ở 2 hàng thực hiện + Cô cho trẻ thi đua nhau (Cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ) * Củng cố: Cô hỏi trẻ tên bài tập, mời 2 trẻ lên thực hiện. c. TCVĐ: “Tung bóng” - Cô nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ làm động tác chim bay nhẹ nhàng đi quanh sân 1-2 vòng. - Trẻ thực hiện. - Trẻ chơi trò chơi. C. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Bán hàng, mẹ con, bác sĩ. - Góc xây dựng : xây khu vườn của bé. - Góc học tập : xem tranh ảnh về gia đình. - Góc nghệ thuật : Tô màu tranh, nặn quà tặng cô và người thân - Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây xanh. D. Hoạt động ngoài trời: 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát nhà mái ngói. a. Mục đích: - Trẻ biết được đặc điểm của ngôi nhà mái bằng - Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ - Trẻ hứng thú hoạt động, chơi trò chơi thành thạo b. Chuẩn bị: - Tranh nhà mái ngói - Sân trường sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng. c. Tiến hành: - Cô cùng trẻ ra sân hát bài hát “Nhà của tôi” - Các con vừa hát bài hát gì? Bài hả nói về điều gì? - Nhà để làm gì? Bức tranh ngôi nhà cô cầm trên tay là kiểu nhà gì? - Mái nhà có dạng hình gì? Màu gì? - Tường nhà có dạng hình gì? Màu gì? - Muốn cho ngôi nhà luôn sạch sẽ các con phải làm gì? 2. Trò chơi: “Dung dăng dung dẻ ” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần 3. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi với những đồ chơi ngoài trời. E. Hoạt động chiều:.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Làm quen bài mới: Toán: So sánh cao, thấp giữa 2 thành viên, 2 ngôi nhà. - Chơi tự do G. Vệ sinh – trả trẻ; - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Những trẻ chờ đợi cho trẻ hát, đọc thơ hoặc xem ca nhạc về chủ đề “ ”. Nhận xét cuối ngày: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Thứ 4 ngày 26 tháng 10 năm 2016 A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng - Thực hiện kế hoạch theo tuần. * Đón trẻ: Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Gia đình * Thể dục sáng: Tập kết hợp lời bài hát “Nhà của tôi” * Điểm danh: - Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ. B. Hoạt động học: Phát triển nhận thức: TOÁN: SO SÁNH CAO, THẤP GIỮA 2 THÀNH VIÊN, 2 NGÔI NHÀ I. Mục đích – yêu cầu : 1. Kiến thức : - Trẻ nhận biết được sự khác biệt rõ nét về chiều cao giữa hai đối tượng 2. Kĩ năng : - Trẻ sử dụng đúng các từ: cao hơn - thấp hơn . - Rèn luyện và phát triển tư duy, khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định . 3. Thái độ : - Trẻ chú ý trong giờ học. - Giáo dục trẻ yêu quý gia đình, giữ gìn ngôi nhà sạch sẽ. II. Chuẩn bị : - Của cô: Hai ngôi nhà ( Một ngôi nhà to mầu vàng, một ngôi nhà nhỏ mầu xanh) - Lô tô ngôi nhà, hoa to màu vàng, hoa nhỏ màu xanh, lo hoa (to, nhỏ) * Nội dung tích hợp:.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - MTXQ: Trò chuyện về gia đình trẻ. III. Tổ chức hoạt động : Hoạt động của cô Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Con thỏ” - Thỏ ăn gì? - Con thỏ sống ở đâu? - Còn các con, các con sống ở đâu? - Gia đình các con cùng sống chung với nhau trong một ngôi nhà đấy các con ạ! - Vậy gia đình các con có những thành viên nào? - Mọi người cùng sống ở đâu? - Cô củng cố giáo dục trẻ: Gia đình chúng ta sống cùng nhau trong một ngôi nhà. Trong mỗi gia đình có các thành viên như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em… Mỗi gia đình sẽ có một ngôi nhà khác nhau đấy các con ạ! Hoạt động 2: Nội dung a) Trẻ nhận biết “Cao hơn, thấp hơn” - Các con ơi! hôm nay gia đình bạn Mai đếm thăm cô cháu mình và xem cô cháu mình học có ngoan và giỏi không đấy! - Các con đếm xem gia đình bạn có tất cả bao nhiêu người? - Cô hỏi trẻ trong gia đình bạn ai cao nhất? Ai thấp nhất? Tại sao con biết? - Cô chỉ vào thành viên cao nhất trong gia đình nhà bạn và cho trẻ đọc “ Cao” - Cô chỉ vào thành viên thấp nhất trong gia đình nhà bạn và cho trẻ đọc “ Thấp”. - Cô hỏi lại trẻ ai cao? Ai thấp? - Gia đình nhà bạn Mai mời cô cháu mình cùng đến thăm quan nhà bạn. - Cô cháu mình cùng xem ngôi nhà của bạn có đẹp không nhé! - Cô cho trẻ làm động tác “ Gà đi ngủ”. - Cô hỏi trẻ: đây là cái gì? - Ngôi nhà này cao hay thấp? - Còn ngôi nhà này thấp hay cao? - Cô đặt ngôi nhà thấp ra đằng sau ngôi nhà cao. Sau đó cô hỏi trẻ + Vì sao con biết ngôi nhà màu vàng cao hơn? (Nếu. Hoạt động của trẻ. - Trẻ chơi - Ăn cỏ - Hang - Nhà - Ông, bà, bố, mẹ…. - Nhà. - Trẻ đếm - Trẻ trả lời - Trẻ đọc. - Nhà - Trẻ trả lời.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> trẻ không trả lời được cô cung cấp ngôi nhà màu vàng cao hơn ngôi nhà màu xanh vì ngôi nhà màu vàng che lấp được ngôi nhà màu xanh) Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập * Tìm đúng nhà - Cô nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi và luật chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần * Cắm hoa vào lọ - Cô nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi và luật chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần * Kết thúc: Cô nhận xét, khen trẻ học tốt, động viên tre chưa mạnh dạn.. - Trẻ chơi trò chơi. C. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Bán hàng, mẹ con, bác sĩ. - Góc xây dựng : xây khu vườn của bé. - Góc học tập : xem tranh ảnh về gia đình. - Góc nghệ thuật : Tô màu tranh, nặn quà tặng cô và người thân - Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây xanh. D. Hoạt động ngoài trời: 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát nhà 2 tầng a. Mục đích: - Trẻ biết được đặc điểm của ngôi nhà 2 tầng - Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ - Trẻ hứng thú hoạt động, chơi trò chơi thành thạo b. Chuẩn bị: - Tranh nhà 2 tầng - Sân trường sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng. c. Tiến hành: - Cô cùng trẻ ra sân hát bài hát “Nhà của tôi” - Các con vừa hát bài hát gì? Bài hả nói về điều gì? - Nhà để làm gì? Bức tranh ngôi nhà cô cầm trên tay là kiểu nhà gì? - Mái nhà có dạng hình gì? Màu gì? - Tường nhà có dạng hình gì? Màu gì? - Muốn cho ngôi nhà luôn sạch sẽ các con phải làm gì? 2. Trò chơi: “Lộn cầu vồng ” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần 3. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi với những đồ chơi ngoài trời. E. Hoạt động chiều:.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> - Ôn bài cũ: So sánh cao, thấp 2 thành viên, 2 ngôi nhà - Làm quen bài mới: Thơ “Em yêu nhà em” - Chơi tự do G. Vệ sinh – trả trẻ; - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Những trẻ chờ đợi cho trẻ hát, đọc thơ hoặc xem ca nhạc về chủ đề “Gia đình ”. Nhận xét cuối ngày: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ----------------------    -------------------Thứ 5 ngày 27 tháng 10 năm 2016 A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng - Thực hiện kế hoạch theo tuần. * Đón trẻ: Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Gia đình * Thể dục sáng: Tập kết hợp lời bài hát “Nhà của tôi” * Điểm danh: - Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ. B. Hoạt động học: Phát triển ngôn ngữ: VĂN HỌC: THƠ – EM YÊU NHÀ EM I. Mục đích – yêu cầu : 1. Kiến thức : - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả - Trẻ hiểu nội dung bài thơ 2. Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ và chú ý có chủ định cho trẻ - Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô 3. Thái độ : - Trẻ hứng thú trong giờ học - Giáo dục trẻ biết yêu thương ngôi nhà của mình II. Chuẩn bị : - Tranh minh họa nội dung bài thơ.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> - Nhạc bài hát “Nhà cả tôi” * Nội dung tích hợp: - Âm nhạc “Nhà của tôi” - MTXQ: Trò chuyện về gia đình trẻ III. Tổ chức hoạt động : Hoạt động của cô Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú - Cô và trẻ hát bài hát “Nhà của tôi” - Các con vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói về điều gì? - Ngôi nhà dùng để làm gì? - Để ngôi nhà luôn sạch đẹp các con phải làm gì? - Ngôi nhà là nơi mọi người trong gia đình sinh sống và làm việc. Vì vậy chúng ta phải có ý thức giữ gìn vệ sinh ngôi nhà luôn sạch đẹp, thu dọn đồ chơi gọn gàng khi chơi xong, các con nhớ chưa nào? Các con biết không? Có một em bé đã nhớ và yêu ngôi nhà của mình, đó là em bé trong bài thơ “Em yêu nhà em” sáng tác của cô Lam Luyến đấy. Bây giờ cả lớp chú ý xem cô đọc nhé! Hoạt động 2: Nội dung - Cô đọc lần 1: Đọc tình cảm, chậm rãi kết hợp điệu bộ, nét mặt - Cô đọc lần 2: Đọc cùng tranh minh họa bài thơ - Nội dung: Bạn nhỏ trong bài thơ rất yêu quý ngôi nhà của mình, ngôi nhà chính là nơi bạn sinh ra và lớn lên cùng những cảnh vật quen thuộc, thân thương. Dù đi đâu bạn nhỏ vẫn luôn nhớ về ngôi nhà của mình. - Đàm thoại: + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? + Bài thơ do ai sáng tác? + Ngôi nhà bạn nhỏ yêu quý có những con vật nào? Loại cây nào? + Cây chuối, cây ngô được tác giả miêu tả như thế nào? + Trong bài thơ bạn nhỏ nhắc đến một nhân vật cổ tích, đó là ai nhỉ? + Bạn nhỏ trong bài thơ có yêu quý ngôi nhà của mình không? + Chúng ta yêu quý ngôi nhà của mình thì phải làm gì?. Hoạt động của trẻ. - Trẻ hát - Nhà của tôi - Ngôi nhà của bé - Dùng để ở - Giữ gìn vệ sinh - Trẻ lắng nghe. - Em yêu nhà em - Lam Luyến - Chim sẻ, gà, ếch on, dế mèn. - Cây ngô, cây bầu, cay bắp - Có - Giữ gìn sạch sẽ ngôi nhà.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Giáo dục: Các con yêu quý ngôi nhà của mình thì phải thường xuyên giúp bố mẹ quét dọn, lau chùi nhà - Trẻ lắng nghe cửa, chơi đồ chơi xong phải cất gọ gàng, các con nhớ chưa? * Trẻ đọc thơ - Cả lớp đọc theo cô 2-3 lần - Trẻ đọc - Cô cho từng tổ đọc - Cho 2-3 nhóm đọc - Cho 5-6 trẻ đọc cùng cô (Khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ) Hoạt động 3: Trò chơi * Đọc theo hiệu lệnh của cô - Cô nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi trò chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần * Kết thúc: - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ - Cô cho trẻ hát bài hát “Cả nhà thương nhau” C. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Bán hàng, mẹ con, bác sĩ. - Góc xây dựng : xây khu vườn của bé. - Góc học tập : xem tranh ảnh về gia đình. - Góc nghệ thuật : Tô màu tranh, nặn quà tặng cô và người thân - Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây xanh. D. Hoạt động ngoài trời: 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát nhà biệt thự a. Mục đích: - Trẻ biết được đặc điểm của biệt thự - Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ - Trẻ hứng thú hoạt động, chơi trò chơi thành thạo b. Chuẩn bị: - Tranh nhà biệt thự - Sân trường sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng. c. Tiến hành: - Cô cùng trẻ ra sân hát bài hát “Nhà của tôi” - Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về điều gì? - Nhà để làm gì? Bức tranh ngôi nhà cô cầm trên tay là kiểu nhà gì? - Mái nhà có dạng hình gì? Màu gì? - Tường nhà có dạng hình gì? Màu gì? - Ngôi nhà này có nhiều phòng hay ít phòng? - Muốn cho ngôi nhà luôn sạch sẽ các con phải làm gì? 2. Trò chơi: “ Gia đình ngăn nắp” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần 3. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi với những đồ chơi ngoài trời. E. Hoạt động chiều: - Ôn bài cũ: Thơ “Em yêu nhà em” - Chơi tự do G. Vệ sinh – trả trẻ; - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Những trẻ chờ đợi cho trẻ hát, đọc thơ hoặc xem ca nhạc về chủ đề “ Gia đình ”. Nhận xét cuối ngày: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ----------------------    -------------------Thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2016 A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng - Thực hiện kế hoạch theo tuần. * Đón trẻ: Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Gia đình * Thể dục sáng: Tập kết hợp lời bài hát “Nhà của tôi” * Điểm danh: - Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ. B. Hoạt động học: Phát triển thẩm mĩ: ÂM NHẠC: HÁT, VÔ TAY THEO NHỊP: NHÀ CỦA TÔI NGHE HÁT: BA NGỌN NẾN LUNG LINH TRÒ CHƠI: TAI AI TINH I. Mục đích – yêu cầu : 1. Kiến thức : - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả - Trẻ biết vỗ tay theo nhịp bài hát ‘Nhà của tôi’ 2. Kĩ năng : - Phát triển kĩ năng ghi nhớ có chủ đích cho trẻ - Trẻ thuộc lời bài hát.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> - Rèn kĩ năng hát đúng nhịp, đúng giai điệu bài hát, thể hiện tình cảm khi hát 3. Thái độ : - Trẻ hứng thú tham gia học bài - Giáo dục trẻ ngôi nhà là nơi để ở, mọi người trong gia đình sống hạnh phúc với nhau. Vì vậy cần giữ gì sạch sẽ ngôi nhà II. Chuẩn bị : - Tranh ảnh về một số kiểu nhà - Mũ chóp - Đĩa nhạc: Nhà của tôi, Ba ngọn nến lung linh * Nội dung tích hợp: - MTXQ: Trò chuyện về gia đình III. Tổ chức hoạt động : Hoạt động của cô Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú - Hôm nay cô có một số bức tranh về ngôi nhà, chúng ta cùng xem nhé - Các con cho cô biết chúng ta vừa xem gì? - Nhà dùng để làm gì? - Các con sống cùng ai trong ngôi nhà? - Giáo dục trẻ: Ngôi nhà là nơi các con sống cùng ông, bà, bố, mẹ nên để ngôi nhà được sạch sẽ các con phải giữ gìn vệ sinh cho ngôi nhà nhé. Hoạt động 2: Nội dung a. Dạy vỗ tay theo nhịp - Có một bài hát nói về bạn nhỏ giới thiệu ngôi nhà co các bạn xem. Đó là bài hát “Nhà của tôi” do chú Trần Ngọc sáng tác đấy - Các con ngồi ngoan nghe cô hát nhé - Lần 1: Cô hát - Lần 2: Cô mời cả lớp hát cùng cô - Chúng mình vừa hát bài hát gì? - Bài hát do ai sáng tác? - Nội dung: Bài hát “Nhà của tôi” nói về bạn nhỏ muốn giới thiệu về ngôi nhà của mình cho mọi người xem, đó là nơi bạn nhỏ sống hạnh phúc, gần gũi, thân thương cùng mọi người - Để bài hát thêm sinh động cô có cách là chúng mình cùng vỗ tay theo nhịp bài hát nhé - Lần 1: Cô hát, vỗ tay theo nhịp - Lần 2: Cô hát, vỗ tay theo nhịp kết hợp phân tích. Các con chú ý nhé, bài hát “Nhà của tôi hát theo nhịp 2/4, do đó khi chúng ta vỗ tay sẽ vỗ vào từ “đố” và. Hoạt động của trẻ. - Trẻ quan sát - Ngôi nhà - Dùng để ở - Ông, bà, bố, mẹ, con… - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát - Nhà của tôi - Trần Ngọc. - Trẻ lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> xòe tay ra ở từ “bạn”, tiếp tục vỗ tay vào từ “biết”. Cứ như vậy cho đến hết bài - Cô mời cả lớp hát, vỗ tay theo nhịp cùng cô 2 lần (Cô bao quát, khích lệ trẻ hát, sửa sai cho trẻ) - Mời từng tổ hát, vỗ tay theo nhjp (nếu trẻ chưa thực hiện tốt cô cho trẻ hát cùng tổ tiếp theo) - Mời nhóm bạn trai, bạn gái hát, vỗ tay theo nhịp - Mời cá nhân trẻ hát, vỗ tay theo nhịp Hoạt động 3: Nghe hát “Ba ngọn nến lung linh” - Các con ạ! Tình yêu của cha mẹ và con cái dành cho nhau thật bao la. Hôm nay cô có 1 bài hát nói về tình cảm thiêng liêng ấy. Bài hát có tên “Ba ngọn nến lung linh” sáng tác của chú Ngọc Lễ - Cô hát cho trẻ nghe lần 1 - Cô vừa hả bài hát gì? Do ai sáng tác? - Cô hát lần 2 cùng nhạc - Cô cho trẻ xem video về bài hát Hoạt động 4: Trò chơi “Tai ai tinh” - Cô nêu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần * Kết thúc: - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Cả lớp HVVĐ - Tổ HVVĐ - Nhóm HVVĐ - Cá nhân HVVĐ - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. C. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Bán hàng, mẹ con, bác sĩ. - Góc xây dựng : xây khu vườn của bé. - Góc học tập : xem tranh ảnh về gia đình. - Góc nghệ thuật : Tô màu tranh, nặn quà tặng cô và người thân - Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây xanh. D. Hoạt động ngoài trời: 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát nhà chung cư a. Mục đích: - Trẻ biết được đặc điểm của nhà chung cư - Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ - Trẻ hứng thú hoạt động, chơi trò chơi thành thạo b. Chuẩn bị: - Tranh nhà chung cư - Sân trường sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng. c. Tiến hành: - Cô cùng trẻ ra sân hát bài hát “Nhà của tôi” - Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về điều gì? - Nhà để làm gì? Bức tranh ngôi nhà cô cầm trên tay là kiểu nhà gì? - Ngôi nhà này có nhiều phòng hay ít phòng? Nhiều tầng hay ít tầng?.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> - Muốn cho ngôi nhà luôn sạch sẽ các con phải làm gì? 2. Trò chơi: “ Chi chi chành chành” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần 3. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi với những đồ chơi ngoài trời. - Trong khi trẻ chơi cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ. E. Hoạt động chiều: - Ôn bài cũ: hát và vận động “Nhà của tôi” - Nêu gương bé ngoan - Chơi tự do G. Vệ sinh – trả trẻ; - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Những trẻ chờ đợi cho trẻ hát, đọc thơ hoặc xem ca nhạc về chủ đề “Gia đình ”. Nhận xét cuối ngày: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................. NHÁNH 3 : NHU CẦU GIA ĐÌNH ( Thực hiện từ ngày: 31/10- 04/11/2016) I. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: HOẠT ĐỘNG ĐÓN. Thứ 2. Thứ 3. Thứ 4. Thứ5. - Cô đến sớm 15 phút để chuẩn bị phòng nhóm.. Thứ 6.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> TRẺ THỂ DỤC SÁNG. - Trẻ cất đồ dùng cá nhân, cô trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh. - Cô hướng trẻ vào các hoạt động mà trẻ thích. - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề mới : “ Nhu cầu gia đình” Bài tập: Tập kết hợp với bài hát “ Chiếc khăn tay” Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết tập thở sâu, phát triển cơ bắp. - Rèn luyện cho trẻ khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô. - Trẻ hứng thú tham gia tập. Chuẩn bị: - Sân ( sàn nhà ) bằng phẳng, khô ráo. - Quần áo trẻ gọn gàng. Tổ chức hoạt động: 1. Khởi động: - Cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn, vừa đi vừa kết hợp hát bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu”, cô đi ngược chiều với trẻ. Cho trẻ đi các kiểu: Đi thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm...Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn hoặc thành hàng dọc rồi chuyển thành hàng ngang và dãn cách đều. 2. Trọng động: Tập kết hợp với bài hát “ Chiếc khăn tay” 4 lần x 4 nhịp. - Tay - vai : Hai tay dang ngang gập khiểu tay lên vai. Kết hợp lời hát: “ Chiếc khăn tay ………………………. thêu con chim”. - Chân : Hai tay dang ngang khuỵ gối hai tay đưa ra trước.Kết hợp lời hát: “Em sướng vui…………………………sạch hàng ngày”. - Bụng : Hai tay chống hông ngiêng người sang hai bên. Kết hợp lời hát: “Chiếc khăn tay……………………………thêu con chim”. - Bật : Hai tay chống hông nhảy bật tách chân khép chân. Kết hợp lời hát: “Em sướng vui……………………….sạch hàng ngày”.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 3. Trò chơi vận động: “Về đúng nhà”. - Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi. - Cô hướng dẫn trẻ chơi 2 - 3 lần. 4. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân 1 - 2 vòng ĐIỂM DANH HOẠT ĐỘNG HỌC. HOẠT ĐỘNG GÓC. Cô thực hiện dưới nhiều hình thức , nhằm làm cho trẻ biết tên và quan tâm đến nhau. Có thể cô lần lượt gọi tên từng trẻ. Hoặc cô làm cho mỗi trẻ một thẻ tên - kí hiệu. Phát triển Phát triển Phát triển Phát triển Phát triển nhận thức: thể chất: nhận ngôn ngữ: thẩm mỹ: Khám phá Thể dục: thức: Văn học Âm nhạc khoa học: Ném xa Toán: Thơ: Tập Dạy hát: Bé - Một số đồ bằng một Nhận làm nội quét nhà. dùng cần thiết tay biết những trợ Nghe hát: Cho trong gia đình thứ 1 và con dùng để ăn, nhiều Trò chơi: Ai uống. trong gia nhanh chân đình.. - Góc xây dựng: Xây nhà, khu vườn của bé... - Góc phân vai: Gia đình, mẹ - con, nấu ăn, bế em, bán hàng - Góc nghệ thuật: + Vẽ, nặn theo chủ đề. + Tô tranh theo chủ đề. + Hát bài hát theo chủ đề. - Góc hoạc tập – sách: + Xem sách, tranh, ảnh về chủ đề. + Cắt, dán để làm sách tranh. - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây; Chơi với nước, cát.... HOẠT 1. Hoạt động có mục đích: ĐỘNG Quan sát: Đồ dùng phòng khách; đồ dùng phòng ngủ; đồ dùng phòng NGOÀI tắm; đồ dùng nhà bếp... TRỜI 2. Trò chơi: Trò chơi vận động: Ai nhanh hơn. Trò chơi học tập: Gia đình ngăn nắp. Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành. 3. Chơi tự do - Cho trẻ chơi theo ý thích của trẻ. Cô bao quát chung và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. VỆ - Giờ ăn tiến hành trong khoảng 60 phút. Cô sắp xếp công việc một SINH cách hợp lí từ khâu chuẩn bị ăn cho đến khâu vệ sinh sau khi ăn. ĂN - Hướng dẫn và tạo cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. Lớp TRƯA có hai cô thì phân công một cô giám sát trẻ lau mặt, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và cô còn lại kết hợp với một số trẻ trực nhật bữa ăn..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Sau khi trẻ ăn xong, cho trẻ cùng cô dọn dẹp chỗ ngồi ăn và nhắc nhở trẻ vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chạy, nhảy nhiều sau khi ăn. - Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ. Khi quá số tre vào cô mới cho trẻ NGỦ nằm để ngủ. Phòng ngủ phải thoáng mát, tránh ánh sáng nhiều. Khi TRƯA ổn định chỗ ngủ cô có thể hát ru hoặc cho trẻ nghe hát các bài ru, dân ca. Những trẻ khó ngủ cô vỗ về cho trẻ ngủ. HOẠT - Trò chuyện về nhu cầu gia đình. ĐỘNG - Làm quen bài mới. CHIỀU - Chơi trò chơi dân gian - Tô màu trong vở toán, tạo hình. - Ôn bài thơ: Tập làm nội trợ. - Hát bài hát về chủ đề “ Gia đình”. - Nêu gương cuối tuần. VỆ - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. SINH – - Trả trẻ ; cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. TRẢ Những trẻ chờ đợi cho trẻ hát, đọc thơ hoặc xem ca nhạc về chủ đề “ TRẺ Gia đình”. II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI: Thời gian 7h00 – 8h00 Chơi trong giờ đón trẻ. Tên trò chơi Chơi tự do ở các góc, chơi theo ý thích.. - Trò chơi: “Về đúng nhà”.. 8h – 8h40. Yêu cầu. Chuẩn bị. Tiến hành. - Trẻ biết trò chuyện trao đổi với nhau, chơi đoàn kết.. - Các đồ dùng, đồ chơi về chủ đề. - Đồ chơi ở các góc.. Cô hướng trẻ vào các họat động thuộc chủ đề mà trẻ thích. - Cô đón các nhóm chơ trò chuyện hướng dẫn, tạo tình huống cho trẻ chơi.. - Phát triển ngôn ngữ, đoàn kết.. - Tranh hình ảnh đồ dùng đại diện cho các ngôi nhà.. - Cô cho trẻ đi tự do và hát, khi nào có hiệu lệnh về nhà có hình ảnh nào thì trẻ chạy nhanh về ngôi nhà có hình ảnh đó. Ví dụ: Về ngôi nhà có hình cái bát thì trẻ chạy nhanh về hình ảnh có cái bát.Ai không về đúng phải lặc lò có.. 1. Trò chơi: Ai giơ nhanh * Cách chơi:.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Chơi trong giờ hoạt động có chủ đích. 8h40 – 9h20 Chơi, hoạt động ở các góc. - Cô phát cho mỗi trẻ một rổ lô tô hình đồ dùng... Khi cô nói đồ dùng nào thì trẻ nhanh tay chọn đồ dùng đó giơ lên, Trẻ giơ lên cô kiểm tra xem trẻ nào giơ chưa đúng cô cho trẻ tìm và giơ lại. Sau khi trẻ giơ lên cô cho trẻ nhắc lại tên đồ dùng đó và nói tác dụng của đồ dùng. - Ví dụ: Cô nói: “Cái bát” thì trẻ nhanh tay tìm lô tô cái bát giơ lên. 2. Trò chơi: Tìm đúng nhà * Cách chơi: Cô treo các hình ảnh đồ dùng có một và nhiều tượng trưng cho hình ảnh ngôi nhà. Cho trẻ đi tự do và hát, khi có hiệu lệnh “tìm nhà” có số lượng nhiều hoặc một thì trẻ phải tìm được hình ảnh có số lượng mà cô yêu cầu. Trò chơi: Ai nhanh chân * Cách chơi: Cô đặt 5 vòng và cho 6 bạn lên đi xung quanh vòng và hát, khi nào cô có hiệu lệnh “nhanh chân tìm vòng” thì trẻ phải nhanh chân nhảy vào vòng, ai không có vòng bị loại lần chơi. Mỗi bạn chỉ vào một vòng. Phân vai Gia đình, mẹ - con, nấu ăn, bế em, bán hàng. - TrÎ biÕt nhËn vai vµ ph©n vai ch¬i. - TrÎ biÕt c¸ch ch¨m sãc con. - TrÎ biÕt c¸ch trao đổi thông tin khi mua s¶n phÈm. Xây - TrÎ biÕt dựng sö dông c¸c nguån vËt Xây liÖu kh¸c nhà, khu nhau mét c¸ch s¸ng vườn của bộ... tạo để xây dùng nhà, khu vườn. - TrÎ biÕt x©y dùng hoµn chØnh c«ng tr×nh víi nhiÒu khu vùc kh¸c nhau. Học tập - TrÎ hiÓu râ thªm vÒ - Sách nhu cầu gia + Xem đình. sách,. - Đồ dùng bán hàng. - Mét sè thùc phÈm… - Bộ đồ nấu ¨n. 1. Ổn định: - C« cho trÎ h¸t bµi h¸t :"Bé quét nhà" hoặc bài thơ: “ Tập làm nội trợ”... C« cho trÎ trß chuyÖn vÒ néi dung bµi h¸t, bài thơ.. + C¸c con võa h¸t ( đọc) bµi g×? - Hái trÎ vÒ mét số nhu cầu gia đình. *Gi¸o dôc: Các con luôn nhớ - Gạch, giữ gìn đồ dùng gia đình ngao, ốc, luôn sạch sẽ. hàng rào, 2. Thỏa thuận trước khi khối, chơi: đường đi, cây, hoa… - Cô và trẻ đàm thoại: - Con thích chơi ở góc nào? - Bạn nào cũng thích chơi ở góc này? - Còn bạn nào thích chơi ở góc khác? - Cô giới thiệu các góc chơi và giáo dục trẻ: Khi chơi các con phải chơi đoàn kết với - Tranh ¶nh nhau, không tranh giành đồ vÒ nhu cầu chơi, khi chơi xong phải cất gia đình đồ chơi đúng nơi quy định. - L« t« - Cho trẻ tự về góc mình nh÷ng đồ.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> tranh, ảnh về chủ đề. + Cắt, dán để làm sách tranh.. Nghệ thuật - Vẽ, nặn theo chủ đề. - Tô tranh theo chủ đề. - Hát bài hát theo chủ đề. Thiên nhiên - Chăm sóc cây; Ch¬i víi c¸t, níc. .. 9h20 – 10h00 Chơi ngoài trời. - TrÎ biÕt tªn gäi, t¸c dông cña mét sè đồ dùng. - BiÕt c¸ch t« mµu vµ lµm s¸ch tranh đẹp, hµi hßa.. dùng gia đình.. thích , về góc trẻ tự thoả thuận vai chơi 3. Qu¸ tr×nh ch¬i: - Khi trẻ chơi cô đến các góc vµ nhËp vai ch¬i cïng trÎ: - Cô đến góc xây dựng và hái: + C¸c b¸c ®ang x©y dùng c«ng tr×nh g× thÕ ? + Trong vườn cã nh÷ng khu vùc nµo ? + Khi x©y dùng c¸c b¸c cÇn chó ý ®iÓm g× ? - TrÎ biÕt - Tranh vẽ + Khu bên kia bác định xây c¸ch t« dùng g× ? các đồ - ë gãc ph©n vai : tranh theo dùng gia + Hôm nay bác định dẫn chủ đề. đình, giấy ch¸u ®i ®©u vËy? - TrÎ biÕt A4, bót + Gia đình mình đang chế c¸ch gi÷ g×n s¸ch vë. màu, kéo… biÕn mãn ¨n g× thÕ ? Gia đình mình đã đi chợ chưa? - BiÕt thÓ - §Õn gãc nghÖ thuËt: hiÖn n¨ng + B¸c ¬i h«m nay b¸c lµm g× hiÕu ©m vËy? nh¹c + Bác tô đồ dùng gì? + Bác vẽ đồ dùng gì? + B¸c ®ang h¸t bµi g× thª? Trong bµi h¸t nh¾c đến điều gì? - Trẻ nhËn - Đất, ra đợc sự nước, bình - §Õn gãc häc tËp - sách: + B¸c ¬i h«m nay b¸c lµm g× ph¸t triÓn hµng ngµy tưới, xẻng, thÕ? cña c¸c lo¹i kéo, giẻ + Đây đợc gọi là đồ dựng gì? c©y. lau. - Tơng tự cô đến các góc - Thích thú - Cát, thau. ch¬i kh¸c vµ nhËp vai ch¬i cïng trÎ. khi chơi - Mét sè C« chó ý xö lÝ t×nh huèng. lo¹i c©y với cát và Nh¾c trÎ liªn kÕt c¸c gãc xanh. nước. ch¬i, nhãm ch¬i víi nhau. 4. NhËn xÐt ch¬i: - Gần hết giờ, cô đến bên góc chơi nào đã hoàn thành rồi để nhận xét và khen ngợi trẻ. - Cô động viên khuyến khích trÎ lÇn sau ch¬i tèt h¬n. - Cho trẻ tự cất đồ chơi tại gãc ch¬i cña m×nh.. 1. Trò chơi vận động: “ Ai nhanh hơn” Mục đích: - Giúp trẻ rèn luyện và phát triển vận động tay chân - Phát triển sự nhanh nhẹn và ghi nhớ có chủ định..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Chuẩn bị: - Lô tô về đồ dùng trong gia đình Luật chơi: - Trẻ nào cầm 2 đồ dùng thì sẽ bị loại khỏi vòng chơi. Cách chơi: - Cho trẻ chơi theo tổ. - Cô chia trẻ làm 2 tổ, mỗi tổ một rổ lô tô đồ dùng trong gia đình. Khi có hô bắt đầu thì trẻ phải chạy thật nhanh lên và cầm một đồ dùng chậy nhanh về ngôi nhà của mình và chạy về cuối hàng đứng. Cho trẻ chơi đến hết. - Cho trẻ 2- 3 lần. 2.Trò chơi học tập: “ Gia đình ngăn nắp” Mục đích : - Trẻ biết phân nhóm đồ vật, đồ dùng của gia đình theo công dụng và chất liệu. Chuẩn bị : - Đồ chơi, lô tô… Luật chơi : - Tổ nào sắp xếp không gọn gang ngăn nắp thì sẽ bị loại khỏi vòng chơi. Cách chơi : - Trẻ chơi thành nhóm, mỗi nhóm là một gia đình. - Mỗi gia đình chọn một loại đồ dùng theo công dụng của nó: đồ dùng nấu bếp, đồ ăn, đồ uống.. - Sau đó chọn theo chất liệu rồi giới thiệu tên gọi và công dụng của các đồ vật có cùng chất liệu. - Sắp xếp gọn gang, ngăn nắp đồ vật, đồ dùng của gia đình. 3.Trò chơi dân gian: “Chi chi chành chành” * Mục đích : - Phát triển ngôn ngữ và khả năng vận động theo nhịp đồng dao * Chuẩn bị: - Sân ( sàn ) sạch sẽ. - Dạy trẻ bài đồng dao “Chi chi chành chành” * Tiến hành : - Một người đứng xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón tay trỏ đặt vào lòng bàn tay của người đó đọc nhanh " Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương Ba vương ngũ đế Bắt dế đi tìm Ù à ù ập" Đến chữ "sập" thì người đó nắm tay lại còn mọi người cố rút tay thật mạnh, ai rut không kịp bị nắm trúng thì xòe ra đọc câu đồng dao cho người khác chơi. - Cho trẻ chơi 3 - 4 lần..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 14h40 – 1540 Chơi, hoạt động theo ý thích 15h40 – 17h00 Chơi trong giờ trả trẻ. - Chơi trò chơi có luật. - Giải các câu đố.. - Chơi trò chơi có luật. - Giải các câu đố.. - Đồ dùng sẵn có trong các góc lớp. - Cô hướng dẫn trẻ chơi, bao quát trẻ chơi và hướng trẻ thể hiện đúng chủ đề bài dạy, chủ đề. - Cô đọc các câu đố và chủ đề cho trẻ giải đố.. - Chơi tự do ở các góc, chơi theo ý thích.. - Trẻ biết trò chuyện trao đổi với nhau trong quá trình chơi, chơi đoàn kết. - Các đồ dùng, đồ chơi về chủ đề.. - Cô hướng trẻ vào các hoat động thuộc chủ đề mà trẻ thích. - Cô đón các nhóm chơ trò chuyện hướng dẫn, tạo tình huống cho trẻ chơi.. ---------------------- --------------HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY CỦA CÔ VÀ TRẺ Thứ 2: Ngày 31 tháng 10 năm 2016 A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng - Thực hiện kế hoạch theo tuần. * Đón trẻ: Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Gia đình * Thể dục sáng: - Tập kết hợp với bài hát: “ Chiếc khăn tay”. * Điểm danh: - Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ. B. Hoạt động học: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH: Một số đồ dùng cần thiết trong gia đình dùng để ăn, uống. I. Mục đích – yêu cầu: 1. Kiến thức : - Trẻ biết gọi tên, chết liệu,cách xử dụng của một số đồ dùng trong gia đình. - Trẻ biết được đặc điểm, đặc trưng của từng loại đồ dùng: Hình dáng, chất liệu, công dụng. 2. Kỹ năng : - Phát triển kỹ năng tư duy và ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Trẻ biết so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai loại đồ dùng. 3. Thái độ : - Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng sạch sẽ, gọn gang, cẩn thận. II. Chuẩn bị :.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> - Cửa hàng có đồ dùng: Bát, thìa, phích, ấm.... - Hai ngôi nhà có vẽ đồ dùng để ăn uống. * Nội dung tích hợp: Bài đồng dao: Đi cầu đi quán + Toán: Đếm số lượng đồ dùng III. Tổ chức hoạt động : Hoạt động của cô Hoạt động 1 : Ổn định gây hứng thú - Cho trẻ đọc bài đồng dao “Đi cầu đi quán”. + Các con vừa đọc bài đồng dao gì? + Trong bài đồng dao bé mua được gì? - Bạn trong bài đồng dao mua được rất nhiều thứ như: Xoang, dưa, lược chải tóc, …Hôm nay cô đi chợ cũng mua được nhiều đồ dùng, các con nhìn xem cô mua được gì nào. Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại - Chú ý! Chú ý! * Quan sát cái bát : - Cô cũng mua được một đồ dùng, các con chú ý lên cô xem đó là đồ dùng gì nhé ! - Cô mua được gì đây ? - Cô cho trẻ nhắc lại từ “cái bát”. - Cái bát dùng để làm gì ? - Các con quan sát thấy miệng bát giống hình gì ? - Các con cho cô biết bát này được làm bằng gì ?( Cô giới thiệu bát được làm bằng sứ, ngoài ra còn có bát được làm bằng thuỷ tinh, nhựa… Đó là những đồ dùng trong gia đình dùng để cơm ăn. Cái bát là vật dễ vỡ nên khi xử dụng các con phải cầm cẩn thận nhé). * Quan sát cái đĩa : - Ngoài ra cô còn mua được một đồ dùng nữa đấy, các con nhìn xem cô đã mua gì nhé ! - Đây là gì ? - Cái đĩa dùng để làm gì ? - Cô cho trẻ phát âm từ “Cái đĩa “ - Cái đĩa giống hình gì các con ? - Đĩa này được làm bằng gì ? (Đĩa được làm bằng sứ dùng để đựng thức ăn, ngoài đĩa sứ còn có đĩa nhựa, thuỷ tinh nữa đấy các con ạ. Cái đĩa cũng dễ vỡ nên khi bưng bê thì các con phải cẩn thận và dùng xong phải rửa sạch sẽ và cất đúng nơi quy định nhé !) * Quan sát cái ấm :. Hoạt động của tre. - Đọc theo cô. - Đi cầu, đi quán - Giơ tay kể - Trẻ chú ý lắng nghe.. - Cái bát - Trẻ phát âm - Dùng để đựng cơm - Hình tròn - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu. - Cái đĩa - Đựng thức ăn - Trẻ phát âm - Hình tròn - Làm bằng sứ.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> - Trời tối trời tối. Trời sáng rồi. - Đây là cái gì các con ? - Phích dùng để làm gì ? * Đúng rồi, muốn có nước nóng thì chúng mình bỏ nước vào ấm và nấu cho sôi lên. - Vỏ ấm được làm bằng gì ? ( Vỏ ấm được làm bằng đuy nox). * Khi dùng ấm các con phài nhờ người lớn, vì ấm đựng nước sôi nên rất nguy hiểm. * So sánh : Các con hãy quan sát và cho cô biết điểm giống và khác nhau giữa cái bát, cái đĩa và cái phích. - Giống : Đều là đồ dùng trong gia đình để ăn uống, dễ vỡ. + Cái bát và cái đĩa thì được làm bằng sứ… Miệng bát và cái đĩa có dạng hình tròn - Khác : + Cái bát dùng để đựng cơm + Cái đĩa dùng để đựng thức ăn + Cái ấm dùng để đựng nước sôi, vỏ được làm đuy nox. * Mở rộng : Ngoài những đồ dùng này còn có những đồ dùng trong gia đình mình nữa hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe? - Ngoài ra trong gia đình còn nhiều đồ dùng khác nữa đểăn như: thìa, môi... Đồ dùng để uống như ấm pha trà, chén... * Giáo dục : Để có những đồ dùng trong gia đình mình thì bố mẹ các con phải vất vả kiếm tiền để mua chúng. Vì thế mà khi dùng những đồ dùng này các con phải cẩn thận và nhẹ tay nhé, khi dùng xong phải rửa sạch sẽ và cất vào nơi quy định nhé ! Hoạt động 3 : Luyện tập - Cho trẻ chơi : Ai giơ nhanh + Cô nêu tên trò chơi, cách chơi + Cho trẻ chơi 1 – 2 lần - Trò chơi : Về đúng nhà + Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. + Cho trẻ chơi 1 - 2 lần (lần 2 đổi nhà cho nhau) * Kết thúc : Cô nhận xét, tuyên dương và cho trẻ cất đồ dùng. C. Hoạt động góc: - Phân vai: Gia đình, bán hàng.. - Cái ấm - Đựng nước - Trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ so sánh. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ kể.. - Vâng ạ - Trẻ nghe cô giới thiệu trò chơi - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ nghe cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Trẻ chơi trò chơi.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> - Xây dựng: Xây nhà, hàng rào khu vườn. - Nghệ thuật: Vẽ, tô nặn đồ dùng trong gia đình - Học tập: Trẻ xem và làm sách về đồ dùng trong gia đình. D. Hoạt động ngoài trời: 1, Hoạt động có mục đích: Quan sát đồ dùng phòng khách a, Mục đích: - Trẻ biết tên gọi, chất liệu, công dụng của từng loại đồ dùng. - Giáo dục trẻ biết giữ gì, cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp đồ dùng trong gia đình mình. b. Chuẩn bị: - Tranh vẽ phòng khách : Bàn ghế, tủ, ti vi… c. Tiến hành: - Cho trẻ hát bài : ‘ Nhà của tôi’ và trò chuyện về chủ đề nhánh : Nhu cầu gia đình. - Cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại. + Các con nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì đây ? + Trong bức tranh có những đồ dùng gì đây ? + Đây là gì ? Dùng để làm gì ? + Nó được làm bằng gì ? >> Đây là hình ảnh đồ dùng ở phòng khách. Để đồ dùng này luôn sạch đẹp thì các con phải lau chùi sạch sẽ. 2. Trò chơi vận động: Ai nhanh hơn - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần. 3. Chơi tự do: - Chơi vơi đồ chơi ngoài trời G. Hoạt động chiều: - Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình. - Chơi tự do. E. Vệ sinh – trả trẻ; - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi nhanh về tình hình của trẻ trong ngày với phụ huynh. Nhận xét cuối ngày: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ..................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(65)</span> ----------------------  -----------------Thứ 3 ngày 01 tháng 11 năm 2016 A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng - Thực hiện kế hoạch theo tuần. * Đón trẻ: Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Gia đình * Thể dục sáng: - Tập kết hợp với bài hát: “ Chiếc khăn tay”. * Điểm danh: - Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ. B. Hoạt động học Phát triển thể chất: THỂ DỤC: NÉM XA BẰNG MỘT TAY TRÒ CHƠI: VỀ ĐÚNG NHÀ I. Mục đích – yêu cầu : 1. Kiến thức : - Trẻ biết cầm bóng ném mạnh cho bóng bay xa về trước ở điểm tay cao nhất. - Trẻ biết chơi trò chơi vận động. Biết chơi đúng luật, đúng cách. 2. Kĩ năng : - Phát triển cơ chân, tay, bụng cho trẻ. - Rèn sự khéo léo, chú ý cho trẻ. Phát triển thể chất cho trẻ. - 3. Thái độ : - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. - Biết nghe và làm theo hiệu lệnh của cô II. Chuẩn bị : - Sân tập khô ráo, sạch sẽ, không vướng chướng ngại vật - Một số quả bóng nhỏ. - hình ảnh hai ngôi nhà có gắn hình đồ dùng. * Nội dung tích hợp: - Thơ: Bà và cháu. - Âm nhạc : Đoàn tàu tí xíu. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô. Hoạt động của trẻ. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú, khởi động. - Cô đố các con chúng mình đang làm quen với chủ đề gì? - Gia đình - Trong chủ đề có bài thơ “Bà và cháu” rất hay, cô và các con đọc lên nào. - Đọc thơ + Bài thơ các con đọc có tên là gi? - Bà và cháu.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> + Bà và cháu làm gì? + Tập thể dục giúp cơ thể như thế nào? - Hôm nay cô và các con cùng học thể dục cho cơ thể khỏe mạnh hơn. * Cho trẻ nối đuôi nhau đi vòng tròn, vừa đi vừa hát: “ Đoàn tàu tí xíu” - Trẻ thực hiện các kiểu đi: Đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, khom lưng, chạy nhanh, chạy chậm, sau đó tàu về ga ( đứng theo vòng tròn ) tập bài tập phát triển chung. Hoạt động 2: Trọng động: a, Bài tập phát triển chung Tập kết hợp với bài hát “ Chiếc khăn tay” 4 lần x 4 nhịp. - Bây giờ cô cùng các con tập bài tập phát triển chung. - Tay - vai : Hai tay dang ngang gập khiểu tay lên vai. Kết hợp lời hát: “ Chiếc khăn tay ………………………. thêu con chim”. - Tập thể dục - Khỏe mạnh. - Trẻ thực hiện theo yêu cầu. - Trẻ tập bài tập phát triển chung. - 2 lần x 4 nhịp. - Chân : Hai tay dang ngang khuỵ gối hai tay đưa ra trước.Kết hợp lời hát: “Em sướng vui…………………………sạch hàng ngày” - 2 lần x 4 nhịp. - Bụng : Hai tay chống hông ngiêng người sang hai bên. Kết hợp lời hát: “Chiếc khăn tay……………………………thêu con chim” - 2 lần x 4 nhịp. - Bật : Hai tay chống hông nhảy bật tách chân khép chân. Kết hợp lời hát: “Em sướng vui……………………….sạch hàng ngày” - 2 lần x 4 nhịp..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> b, Vận động cơ bản: Ném xa bằng một tay - Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau. xxxxxxxxxxx x - Trẻ đứng xếp hàng như hình bên. x xxxxxxxxxxxx - Hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình bài vận động cơ bản mới đó là: Ném xa bằng một tay - Bây giờ các con hãy chú ý xem cô làm mẫu nhé! + Lần 1: Không giải thích - Trẻ chú ý quan sát + Lần 2: giải thích: Cô đứng chân trước, chân sau ở vạch xuất phát. Một tay cầm bóng, đưa tay - Trẻ xem và nghe cô giải vòng từ trước xuống dưới ra sau, lên cao và ném thích mạnh về trước ở điểm tay cao nhất. - Cô gọi 2 trẻ lên ném và nhận xét - 2 trẻ thực hiện - Cô cho lần lượt trẻ ở 2 hàng thực hiện. - Lần lượt hai hàng ra thực hiện - Cô cho trẻ 2 hàng ném thi đua nhau. - Trẻ thi đua nhau - Cô chú ý quan sát trẻ tập và sửa sai cho trẻ * Củng cố: Cô hỏi trẻ tên bài tập, cách thực hiện - Trẻ trả lời và xem bạn sau đó mời 2 - 3 trẻ lên thực hiện lại. thực hiện lại c, Trò chơi vận động: Về đúng nhà - Hôm nay các con đã học rất ngoan, tập thể dục rất giỏi vì vậy cô sẽ thưởng cho các con một trò - Trẻ lắng nghe chơi có tên : Về đúng nhà . + Cho trẻ chơi 2 – 3 lần - Luật chơi: trẻ nào không thổi được bóng lên - Trẻ chơi trò chơi theo cao hoặc nhóm nào làm rơi bóng phải nhảy lò cò. hướng dẫn của cô Hoạt động 3: Hồi tĩnh. Cho trẻ làm động tác chim bay nhẹ nhàng đi quanh sân 1 – 2 vòng. - Trẻ đi nhẹ nhàng C. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Gia đình, bán hàng. - Góc xây dựng : Xây nhà, khu vườn. - Góc học tập : Xem tranh, sách về chủ đề. - Góc nghệ thuật : Tô màu đồ dùng gia đình. - Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây. D. Hoạt động ngoài trời: 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát đồ dùng phòng ngủ.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> a. Yêu cầu : - Trẻ biết tên gọi, chất liệu, công dụng của từng loại đồ dùng. - Giáo dục trẻ biết giữ gì, gọn gàng, ngăn nắp đồ dùng trong gia đình mình. b. Chuẩn bị: - Tranh vẽ phòng ngủ : Giường, tủ… c. Tiến hành: - Cho trẻ hát bài : “Bé quét nhà” và trò chuyện về chủ đề nhánh : Nhu cầu gia đình. - Cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại. + Các con nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì đây ? + Trong bức tranh có những đồ dùng gì nào ? + Đây là gì ? Dùng để làm gì các con ? + Giường được làm bằng gì ? >> Đây là hình ảnh đồ dùng ở phòng ngủ, để đồ dùng luôn sạch đẹp các con luôn nhớ phải giữ gìn, không được làm bẩn. 2. Trò chơi đân gian: “Chi chi chành chành” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần 3. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi với những đồ chơi ngoài trời. G. Hoạt động chiều: - Cho trẻ tập tô vở tạo hình. - Chơi tự do. E. Vệ sinh – trả trẻ; - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi nhanh về tình hình của trẻ trong ngày với phụ huynh. Nhận xét cuối ngày: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ----------------------  -----------------Thứ 4 ngày 02 tháng 11 năm 2016 A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng - Thực hiện kế hoạch theo tuần. * Đón trẻ: Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Gia đình * Thể dục sáng: Tập kết hợp với bài hát : “ Chiếc khăn tay”. * Điểm danh: - Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ. B. Hoạt động học Phát triển nhận thức: TOÁN: Nhận biết những thứ 1 và nhiều về đồ dùng trong gia đình. I. Mục đích – yêu cầu : 1. Kiến thức : - Trẻ biết phân biệt, nhận biết được nhóm đồ dùng có một và nhóm đồ dùng có nhiều. - Trẻ biết chơi trò chơi thành thạo. 2. Kĩ năng : - Rèn kỹ năng phân biệt, nhận biết một và nhiều cho trẻ. - Biết chơi trò chơi đúng luật, đúng cách. 3. Thái độ : - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. - Biết nghe và làm theo hiệu lệnh của cô - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng luôn sạch sẽ. II. Chuẩn bị : - Đồ dùng, đồ chơi có số lượng một và số lượng nhiều. - Đồ cho trẻ: Ấm và cốc làm bằng lô tô. - Hình ảnh hai ngôi nhà: có đồ dùng có số lượng là một và nhiều. * Nội dung tích hợp: - Âm nhạc : Bé quét nhà III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ: Ấm và chảo và kết hợp cho trẻ xem tranh. Cô hỏi trẻ: + Các con nhìn xem trong tranh có gì? + Ấm và chảo là đồ dùng ở đâu? + Có mấy cái ấm? + Có mấy cái chảo? - Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về đồ dùng có số lượng một và nhiều. Hoạt động 2: Cung cấp biểu tượng một và nhiều * Cung cấp biểu tượng một và nhiều: - Các con nhìn xem trên đây có mấy cái bàn. Các con cùng đếm nào! - Các con nhìn xem có mấy cái ghế đặt bên cái bàn. Các con cùng đếm xem?. - Nghe cô đọc - Ấm, chảo - Trong gia đình. - Đếm: 1 - Đếm: 1. - Nhìn về phía cô đếm: 1 - Đếm: Nhiều.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> -> Có 1 cái bàn nhưng có những 4 cái ghế. Nên nhóm đồ dùng bàn chỉ có một và nhóm ghế được gọi là nhóm nhiều. * Cho trẻ nhận biết và trải nghiệm: - Các con nhìn lên bảng xem cô lại có gì nào? ( Cô gắn hình cái ấm lên bảng). - Đây là cái gì? - Cái ấm này dùng làm gì? + Đây là ấm pha trà. - Các con đếm xem có mấy cái ấm? - Ấm có rồi thì phải có cốc để rót nước, các con nhìn xem cô có mấy cái cốc ( Cô gắn cóc theo hàng ngang bên dưới ấm). - Các con cùng đếm nào? - Có một ấm nhưng có rất nhiều cốc. - Bây giờ các con cũng có đồ dùng, Các con lấy xem mình có đồ dùng gì? ( Cho trẻ lấy đồ hoặc cô phát cho trẻ) - Các con lấy ấm trong rổ và đặt ấm ra ngoài nào? - Các con đếm xem mình có mấy cái ấm? + Cho 3 – 4 trẻ nhắc lại. - Các con lại đặt hết số cốc phía dưới ấm nào. ( Cho trẻ xếp theo hàng ngang phía dưới ấm). - Các con đếm xem mình có bao nhiêu cốc nào? ( Cho cả lớp đếm 2 – 3 lần). + Cho 2- 3 trẻ nhắc lại. - Hàng ngày để đồ dùng này luôn sạch đẹp các con phải làm gì? - Các con nhớ rửa và lau chùi cẩn thận nhé! Các con nhớ lau chùi từng cái một. - Bây giờ cô cùng các con thực hiện cất dần cốc trước ( Cho trẻ cất dần số cốc, vừa cất vừa đếm) . - Nhiều cốc đã cất rồi. Chúng mình cất ấm đi nào. Mấy cái ấm được cất. - Tất cả đồ dùng đã được cất cẩn thận rồi. Cô có trò chơi thưởng cho các con. Hoạt động 3: Luyện tập * Trò chơi 1: “Đội nào nhanh nhất” - Cách chơi: Cô chia trẻ thành hai đội. Nhiệm vụ của mỗi đội sẽ hội ý nhìn lên bảng chọn ra nhóm đồ dùng có số lượng một và nhiều. - Luật chơi: Phải theo yêu cầu của cô, không được đưa đáp án trước tiếng xắc xô * Trò chơi 2: “Về đúng nhà”. - Cách chơi: Trẻ đi chơi xung quanh lớp khi có hiệu. - Cái ấm - Đếm: 1. - Đếm: Nhiều cốc - Lấy đồ dùng.. - Đếm: 1 - Đếm: 1 - Đếm: Nhiều cốc - Đếm: Nhiều cốc - Giữ gìn - Cất theo cô - Cất ấm. - Chơi theo yêu cầu của cô.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> lệnh về đúng nhà có số lượng là một trẻ chạy về - Chạy về nhà theo yêu đúng ngôi nhà có số lượng là một, và khi có hiệu cầu của cô. lệnh về đúng nhà có số lượng là nhiều thì trẻ chạy về đúng nhà có số lượng là nhiều. - Luật chơi: Bạn nào chạy về không đúng nhà sẽ ra ngoài một lượt chơi. * Kết thúc: - Vỗ tay - Cô tuyên dương, khen ngợi trẻ. C. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Gia đình, bán hàng. - Góc xây dựng : Xây nhà, khu vườn. - Góc học tập : Xem tranh, sách về chủ đề. - Góc nghệ thuật : Tô màu đồ dùng gia đình. - Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây. D. Hoạt động ngoài trời: 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát đồ dùng trong bếp a. Yêu cầu : - Trẻ biết tên gọi, chất liệu, công dụng của từng loại đồ dùng. - Giáo dục trẻ biết giữ gì, gọn gàng, ngăn nắp đồ dùng trong gia đình mình. b. Chuẩn bị: - Tranh vẽ phòng ăn : Bát, đũa, xoong, chảo… c. Tiến hành: - Cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại. + Các con nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì đây ? + Trong bức tranh có những đồ dùng gì nào ? + Đây là gì ? + Bát dùng để làm gì các con ? + Bát được làm bằng gì ? + Ngoài bát bằng sứ ra còn có những loại bát nào nữa ? * Cô giáo dục : Những đồ dùng trong gia đình rất cần thiết đối với chúng ta, vì vậy khi sử dụng các con phải cẩn thận, rửa sạch sẽ và cất cẩn thận nhé. 2. Trò chơi học tập: Gia đình ngăn nắp - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. 3. Chơi tự do: - Chơi vơi đồ chơi ngoài trời. G. Hoạt động chiều: - Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình. - Chơi tự do. E. Vệ sinh – trả trẻ; - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi nhanh về tình hình của trẻ trong ngày với phụ huynh..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Nhận xét cuối ngày: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ----------------------  -----------------Thứ 5 ngày 03 tháng 11 năm 2016 A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng - Thực hiện kế hoạch theo tuần. * Đón trẻ: - Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Gia đình * Thể dục sáng: - Tập kết hợp với bài hát : “ Chiếc khăn tay”. * Điểm danh: - Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ.. B. Hoạt động học Phát triển ngôn ngữ: VĂN HỌC: THƠ “ BÉ TẬP LÀM NỘI TRỢ ” I. Mục đích – yêu cầu : 1. Kiến thức : - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng ghi nhớ và chú ý có chủ định cho trẻ - Biết thể hiện tình cảm khi đọc thơ, biết trả lời các câu hỏi của cô. 3. Thái độ : - Biết nghe lời cô giáo - Trẻ mạnh dạn, tự tin, có ý thức tổ chức kĩ luật. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ. II. Chuẩn bị : - Tranh minh họa nội dung bài thơ * Nội dung tích hợp: - Âm nhạc : Hát: “Bé quét nhà”..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> - Môi trường xung quanh: Đồ dùng gia đình III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Bên cô, bên cô! - Cô và các con hát bài: “Bé quét nhà”. + Các con vừa hát bài gì? + Bà làm gì cho bé quét nhà? - Ở nhà bé còn làm được nhiều việc khác nữa như xếp bát, đĩa, ghế ngồi...Đó cũng là việc làm của bé trong bài thơ “Bé tập làm nội trợ”. Bây giờ cô sẽ đọc cho các con nghe. Hoạt động 2: Nội dung * Cô đọc thơ: “Bé tập làm nội trợ”. - Cô giới thiệu tên bài thơ: - Cô đọc thơ lần 1: Đọc tình cảm, chậm rãi , kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. - Cô hỏi; Cô vừa đọc bài thơ gì? - Cô đọc thơ lần 2: Đọc cùng tranh minh họa bài thơ * Giảng nội dung: Các con ạ! Trong bài thơ nói về bé khi đi học về bé cũng thích làm người lớn giống mẹ. Thể hiện qua việc làm của bé đó là nhặt rau, nhặt đỗ, nhặt cà... Bé còn biết xếp đồ dùng như bát, đĩa ra cho mẹ để cơm và đồ ăn, bé còn biết xếp ghế ngồi ngay hàng thẳng lối. Bé rất là ngoan biết sắp xếp đồ dùng, các con cũng luôn nhớ khi sắp xếp đồ dùng nên gọn gàng và nhẹ nhàng. * Đàm thoại: - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Bài thơ do ai sáng tác? - Bé nhặt gì giúp mẹ? - Bé xếp cái gì cho mẹ? - Bé xếp ghế ngồi như thế nào? - Mẹ khen bé như thế nào? - Các con ở nhà cũng như thế nào? >> Giáo dục: Các con ở nhà luôn nhớ giúp mẹ làm các công việc nhỏ như lau chùi bát đĩa, xếp bát, chia đũa cho mọi người khi ăn cơm... Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ - Cả lớp cùng đọc cùng cô 2 - 3 lần. - Cô cho từng tổ đọc - Cô cho 2 - 3 nhóm đọc. Hoạt động của trẻ - Trẻ bên cô - Hát cùng cô - Bé quét nhà - Chổi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe cô đọc - “Bé tập làm nội trợ”. - Xem tranh và nghe cô đọc thơ - Trẻ lắng nghe. - “Bé tập làm nội trợ”. - Nhặt rau - Xếp bát, đĩa - Ngay hàng thẳng lối - Bé ngoan. - Cũng ngoan - Vâng ạ - Cả lớp đọc - Tổ đọc - Nhóm đọc.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> - Cô cho cá nhân trẻ đọc * Khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ do ai sáng tác? - Cho cả lớp đọc lại bài thơ lần nữa. * Kết thúc - Cho trẻ hát bài “Bé quét nhà” - Cô nhận xét giờ học, khen ngợi những trẻ tích cực, động viên những trẻ chưa mạnh dạn.. - Cá nhân đọc - “Bé tập làm nội trợ”. - Đọc thơ cả lớp - Trẻ hát. C. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Gia đình, bán hàng. - Góc xây dựng : Xây nhà, khu vườn. - Góc học tập : Xem tranh, sách về chủ đề. - Góc nghệ thuật : Tô màu đồ dùng gia đình. - Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây. D. Hoạt động ngoài trời: 1.Hoạt động có mục đích: Quan sát đồ dùng phòng tắm a. Mục đích - Yêu cầu : - Trẻ biết tên gọi, chất liệu, công dụng của từng loại đồ dùng. - Giáo dục trẻ biết giữ gì, gọn gàng, ngăn nắp đồ dùng trong gia đình mình. b. Chuẩn bị: - Tranh vẽ phòng tắm : Bàn chải đánh răng, gương, lược. c. Tiến hành: - Cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại. + Các con nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì đây ? + Trong bức tranh có những đồ dùng gì nào ? + Đây là gì ? + Gương dùng để làm gì các con ? + Gương được làm bằng gì ? + Ngoài gương còn có gì nữa? * Giáo dục trẻ : Gương và lược là những đồ dùng của chúng ta dùng hằng ngày đấy. Nhờ có nó mà đầu tóc chúng mới gọn ngàng được. 2. Trò chơi vận động: Ai nhanh hơn - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần. 3. Chơi tự do: - Chơi vơi đồ chơi ngoài trời G. Hoạt động chiều: - Ôn bài thơ: Bé tập làm nội trợ. - Chơi tự do. E. Vệ sinh – trả trẻ; - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi nhanh về tình hình của trẻ trong ngày với phụ huynh. Nhận xét cuối ngày: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ----------------------  -----------------Thứ 6 ngày 04 tháng 11 năm 2016 A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng - Thực hiện kế hoạch theo tuần. * Đón trẻ: - Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Nhu cầu gia đình * Thể dục sáng: Tập kết hợp với bài hát : “ Chiếc khăn tay”. * Điểm danh: - Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ. B. Hoạt động học Phát triển thẩm mĩ: Hoạt động giáo dục âm nhạc. D¹y h¸t : BÐ quÐt nhµ Nghe h¸t: Cho con Trò chơi : Ai nhanh chân I. Mục đích - Yêu cầu: 1. KiÕn thøc - TrÎ thuéc bµi h¸t, hiÓu néi dung bµi h¸t. - ThÓ hiÖn bµi h¸t mét c¸ch hµo høng, tù nhiªn tho¶i m¸i. - Nghe h¸t bµi: “Cho con” mét c¸ch say xa. HiÓu néi dung bµi h¸t. - TrÎ hiÓu luËt trß ch¬i vµ biÕt c¸ch ch¬i trß ch¬i hµo høng. 2. Kü n¨ng - Trẻ hát đúng, hát rõ lời theo nhịp điệu bài hát. - Trẻ gõ đệm theo nhịp bài hát. - Trẻ nghe và cảm nhận đợc giai điệu mợt mà của bài hát “Cho con” - Chú ý lắng nghe để phát hiện đúng âm thanh của đồ dùng. 3. Thái độ - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Trẻ yêu gia đình mình, tôn trọng tình cảm của ông bà, bố mẹ dành cho mình. II. ChuÈn bÞ: - Tranh bé quét nhà. - Một số đồ dùng gia đình để chơi trò chơi. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động 1: Gây hứng thú giới thiệu tên bài h¸t. - TrÎ ngåi quanh c« - Cô ra câu đố: Cái gì đợc tết bằng rơm BÐ dïng quÐt bÕp, quÐt s©n, quÐt nhµ? - C« cho trÎ xem h×nh ¶nh mét em bÐ ®ang quÐt nhµ vµ trß chuyÖn: + Em bÐ ®ang lµm g×? + Bé dùng cái gì để quét nhà? - Em bé thật ngoan dù bé nhng đã biết làm đợc việc tốt để giúp đỡ ngời lớn rồi! - §Ó thëng cho nh÷ng em ch¨m chØ, biÕt v©ng lêi ngời lớn nhạc sỹ Hà Đức Hậu đã sáng tác bài hát “ Bé quét nhà” để dành tặng cho những em bé ngoan đấy. Bây giờ chúng mình cùng lắng nghe bµi h¸t nãi lªn ®iÒu g× nhÐ! Hoạt động 2: Ca hát và biểu diễn: Bé quét nhà - Cô giới thiệu xong cô hát cho trẻ nghe lần 1. - Hỏi trẻ: Cô vừa hát bài gì? + Do ai sáng tác? - Cô hát lần 2 thể hiện tình cảm khi hát. + Cô vừa hát bài gì? - Giảng nội dung: Tõ nh÷ng sîi r¬m vµng qua bàn tay khéo léo của bà đã trở thành những cái chổi rất đẹp. Nhờ nó mà nhà cửa lúc nào cũng sạch tinh tơm đấy. - Đàm thoại: Để đáp lại công ơn của bà chúng m×nh cïng h¸t tÆng bµ bµi h¸t nµy nhÐ. + Chóng m×nh võa h¸t bµi g×? + Bà đã bện chổi bằng gỡ? + Chổi to bà để làm gì? + Chæi nhá bµ cho ai? Lµm g×? - B¹n nhá trong bµi h¸t rÊt ngoan vµ ch¨m chØ chúng mình cùng hát bài hát này để tặng cho bạn nhá nhÐ! Cho cả lớp hát 2 - 3 lần. - Cô mời từng tổ hát. - Cô mời nhóm hát. - Cô mời cá nhân hát. - Chóng m×nh ai còng cã nh÷ng ngêi th©n yªu. §Ó cho «ng bµ bè mÑ lu«n lu«n yªu quý chóng m×nh, chóng m×nh ph¶i lµm như thế nào?. Hoạt động của trẻ. - Ngồi bên cô - Cái chổi - Quét nhà - Chổi. - Lắng nghe cô nói. - Nghe cô hát - Bé quét nhà - Chú Đức Hậu - Nghe cô hát - Bé quét nhà. - Hát cùng cô - Bé quét nhà - Rơm - Quét sân kho - Cho bé quét nhà - Hát cả lớp - Hát theo tổ - Hát theo nhóm.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> >> Giáo dục: Các con luôn chăm ngoan và phải biết vâng lời. Hoạt động 3: Nghe hát: Cho con - Gia đình là nơi chúng mình đợc sinh ra và lớn lên. ở nơi đó có cha mẹ ngày ngày yêu thơng ch¨m sãc chóng ta kh«n lín trëng thµnh: “ Ba sÏ lµ c¸nh chim... mÑ sÏ lµ nhµnh hoa...”. §ã chÝnh lµ nh÷ng lêi ca mît mµ s©u l¾ng trong ca khóc: “ Cho con”. - C« h¸t cho trÎ nghe. + Chóng m×nh võa nghe c« h¸t bµi g×? - Cô hát lần hai kèm điệu bộ minh họa, cho trẻ cùng hưởng ứng. - Giới thiệu nội dung: Bài hát nói về tình cảm gia đình. Bố mẹ luôn yêu thương các con, mong các con khôn lớn mỗi ngày. Ba mẹ luôn che chở cho con để con vững tin trong suốt cuộc đời. + Sau đây chúng mình cùng đến thăm gia đình b¹n Xu©n Mai qua ca khóc: “ Cho con” nhÐ! - Cô mở đĩa cho trẻ nghe hát và hởng ứng theo giai ®iÖu bµi h¸t. Hoạt động 4: Chơi trò chơi: Ai nhanh chõn - C« phæ biÕn luËt ch¬i c¸ch ch¬i vµ tæ chøc cho trÎ ch¬i. * KÕt thóc: C« vµ trÎ cïng cÇm tay nhau h¸t “ BÐ quÐt nhµ”. - Cá nhân hát - Vâng lời. - Nghe cô giới thiệu. - Nghe cô hát - Cho con - Nghe cô hát cùng nhún theo lời bài hát. - Nghe cô giới thiệu. - Nhún theo nhạc - Chơi trò chơi - Hát cùng cô C. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Gia đình, bán hàng. - Góc xây dựng : Xây nhà, khu vườn. - Góc học tập : Xem tranh, sách về chủ đề. - Góc nghệ thuật : Tô màu đồ dùng gia đình. - Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây. D. Hoạt động ngoài trời: 1.Hoạt động có mục đích: Quan sát đồ dùng để uống a. Yêu cầu : - Trẻ biết tên gọi, chất liệu, công dụng của từng loại đồ dùng. - Giáo dục trẻ biết giữ gì, gọn gàng, ngăn nắp đồ dùng trong gia đình mình. b. Chuẩn bị: - Ấm nấu nước, phích, ấm pha trà, cốc. c. Tiến hành: - Cho trẻ quan sát t và đàm thoại..

<span class='text_page_counter'>(78)</span> + Các con nhìn xem cô có gì đây ? + Đây là những đồ dùng gì nào ? + Đây là gì ? + Ấm dùng để làm gì các con ? + Phích dùng để làm gì các con ? + Cốc dùng để làm gì các con ? + Cái cốc này được làm bằng gì ? + Ngoài cốc thủy tinh ra còn có những loại cốc nào nữa ? * Cô giáo dục : Những đồ dùng trong gia đình rất cần thiết đối với chúng ta, vì vậy khi sử dụng các con phải cẩn thận, rửa sạch sẽ và cất cẩn thận nhé. 2. Trò chơi : Chi chi chành chành - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần. 3. Chơi tự do: - Chơi vơi đồ chơi ngoài trời G. Hoạt động chiều: - Ôn bài hát trong chủ đề. - Chơi tự do. - Nêu gương cuối tuần. E. Vệ sinh – trả trẻ; - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi nhanh về tình hình của trẻ trong ngày với phụ huynh. Nhận xét cuối ngày: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ----------------------  -----------------Nhận xét của ban giám hiệu: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ..................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(79)</span> ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ----------------------  ------------------.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TĨNH GIA TRƯỜNG MẦM NON HẢI THANH. **********************. GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH GIÁO VIÊN: LÊ THỊ NGỌC TUYẾT LỚP: MẪU GIÁO BÉ A1.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> NĂM HỌC: 2016 – 2017.

<span class='text_page_counter'>(82)</span>

×