Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Du thao Bao cao so ket hoc ki I nam hoc 20152016 So GDDT Ha Noi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.59 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Hà Nội, ngày. Số:. tháng 01 năm 2016. /BC-SGD&ĐT (DỰ THẢO). BÁO CÁO SƠ KẾT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016 CẤP THCS ------------------Thực hiện công văn số 4509/BGDĐT-GDTrH ngày 03/9/2015 về việc hướng dẫn nhiệm vụ GDTrH,công văn số 43/BGDĐT – GDTrH ngày 06/01/2016 của Bộ GDĐT về việc báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ GDTrH học kỳ I, năm học 2015-2016, Sở GDĐT Hà Nội báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ GDTrH học kỳ I, năm học 2015-2016 như sau: PHẦN I : ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC KỲ I. I. Việc chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ GDTrH 1. Quy mô phát triển - Tổng số đơn vị: 30 quận, huyện, thị xã với 584 xã, phường và thị trấn - Tổng số trường/lớp/HS: 625 trường THCS(tăng 5 trường so với năm trước), trong đó 557 trường CL, 38 trườngNCL; 9958 lớp với 373653 HS(trong đó có 3860 HS dân tộc, giảm 109 HS). So với cùng kì năm học trước tăng 13368 HS, tăng nhiều nhất là quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy... 2. Tình hình và kết quả triển khai nhiệm vụ chuyên môn a. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Thực hiện chỉ đạo của Bộ về việc điều chỉnh những nội dung dạy học trong chương trình(CT), SGK, Sở chỉ đạo 100% các cơ sở giáo dục rà soát, điều chỉnh theo nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục của CT, SGK theo qui định; không phá vỡ cấu trúc của CT, SGK; đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học; thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại cơ sở giáo dục, cho việc giảng dạy của GV và học tập của HS. Việc rà soát, điều chỉnh phải thực hiện theo một qui trình chặt chẽ: GV bộ môn tự rà soát, tổ chức tổ nhóm trao đổi, hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cho từng môn học, từng lớp(lần 1,2), thực nghiệm ở lớp học, Giám hiệu có ý kiến, thẩm định của phòng và phê duyệt, triển khai thực hiện. Nội dung kiến thức cần điều chỉnh theo 5 nhóm: Nhóm 1 là những kiến thức được viết trong CT-SGK để dạy học ở nhiều môn khác nhau. Nhóm 2 là thứ hai là những nội dung trùng lặp dạy cả ở lớp dưới và lớp trên do chưa lường hết hạn chế của cách xây dưng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm; Nhóm 3 là những bài tập, câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi HS; Nhóm 4 là rà soát, điều chỉnh những kiến thức mang đặc điểm địa phương; Nhóm 5 là những bài học trước đây sắp xếp chưa hợp lý. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Kết quả: 100% các trường THCS đã tiến hành điều chỉnh và xây dựng kế hoạch dạy học của từng tổ nhóm, phân môn của môn học và đã bước đầu tiến hành các hoạt động dạy học theo chuyên đề nhằm định hướng phát triển năng lực người học. Thực hiện chỉ đạo tốt và hiệu quả là các phòng GDĐT Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy...Tuy nhiên việc xây dựng các chuyên đề và dạy học chuyên đề ở các nhà trường còn thực hiện chậm ở các huyện Ba Vì, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín... - Các chủ đề dạy học liên môn đã xây dựng và thực hiện: Sở chỉ đạo các nhà trường phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan. Trong quá trình học tập, các em sẽ được học các môn học bao gồm các môn thuộc khoa học tự nhiên và các môn thuộc khoa học xã hội. Các em sẽ tự rút ra được kiến thức giữa các bộ môn trong cùng nhóm có quan hệ với nhau và bổ trợ lẫn nhau. Phòng GDĐT Mỹ Đức có số chủ đề trường trình thẩm định là 235(năm trước 67), có 68 chủ đề được phê duyệt (năm trước có). Các đơn vị triển khai tích cực và khá hiệu quả tiêu biểu là: THCS Đồng Tâm, Phù Lưu Tế, Tuy Lai, Lê Thanh… Tây Hồ toàn quận đã có 146 chủ đề được thực hiện. - Sở chỉ đạo các nội dung dạy học lồng ghép, nội dung giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống trong các môn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo: + Qua các cuộc tập huấn, hội thảo, 100% các nhà trường đã chỉ đạo những nội dung giáo dục có liên quan được đưa vào quá trình dạy học các môn học như tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, giáo dục Nếp sống Thanh lịch, văn minh; giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh...Làm tốt công tác này là các quận Bắc từ Liêm, Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Thanh Xuân… + Sở chỉ đạo và tập huấn 10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS: tự phục vụ bản thân, xác lập mục tiêu cuộc đời, quản lý thời gian hiệu quả, điều chỉnh và quản lý cảm xúc, tự nhận thức và đánh giá bản thân, giao tiếp và ứng xử, hợp tác và chia sẻ, thể hiện tự tin trước đám đông, đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống, đánh giá người khác. Giáo dục kĩ năng sống phải gắn bó mật với việc xác định giá trị sống. Dạy về giá trị sống là dạy cái gốc rễ của cuộc sống, là dạy cho mọi người cách sống với nhau bằng tình yêu thương và sự tôn trọng. Nhà trường giúp người học hình thành và phát triển 10 giá trị sống cần thiết, không thể thiếu đối với lứa tuổi vị thành niên: Giàu tình yêu thương, Trung thực, Biết quan tâm đến người khác, Ham học hỏi, Siêng năng, Sống tôn trọng luật pháp, Yêu hòa bình, Biết nhận lỗi và biết tha thứ, Sống chủ động, tự tin, Chấp nhận thử thách và luôn vượt khó. Làm tốt công tác này là 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> trường THCS Cầu Giấy, Nam Trung Yên, Nguyễn Siêu, Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy), Tô Hoàng, Tây Sơn(Hai Bà Trưng), Ngô Sỹ Liên, Trưng Vương(Hoàn Kiếm)… Việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) cụ thể được tiến hành theo 8 bước: Xác định nhu cầu: Đặt tên, Xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động, : Lập kế hoạch, Thiết kế chi tiết hoạt động, : Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ. HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. 100% các nhà trường toàn thành phố tổ chức rất tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Năm nay tiến hành Hội khỏe Phù Đổng các cấp, hoạt động thi đấu các môn TDTT được đặc biệt quan tâm.Nhiều phòng GDĐT chỉ đạo tổ chức các hoạt động phong phú như Giao lưu nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn: Lễ hội trăng rằm, Festival Nôen xanh, hội chợ từ thiện Giáng sinh, Em học sống xanh, Quyền trẻ em, Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng,... Tiêu biểu nhất trong các hoạt động này là các trường THCS của Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm... Tổ chức Festival Tiếng Anh xuyên suốt năm học đến các trường THCS với lịch hoạt động theo tuần nhằm mục đích tạo ra một môi trường sử dụng tiếng Anh thường xuyên trong các nhà trường, góp phần nâng cao khả năng tương tác và giao tiếp bằng tiếng Anh và sự tự tin trong giao tiếp. Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Đống Đa và quận Bắc Từ Liêm...làm rất tốt hoạt động này. - Công tác giáo dục hướng nghiệp; dạy nghề phổ thông và nghề truyền thống của địa phương. Việc thực hiện dạy nghề được Sở chỉ đạo đúng theo chương trình của Bộ và các nhà trường đã phối kết hợp chặt chẽ với các trung tâm KTTHHN, GDTX. Đã có 79784 HS đang kí thi ở 13 nghề phổ thông, trong đó nhiều nhất là Điện dân dụng (49608 HS), Tin học (24720 HS), …Một số nghề mang tính đặc thù địa phương rất cao cũng được các em quan tâm, học và đăng dự thi như chăn nuôi gia cầm ở Đông Anh, Thú y ở Đan Phượng, trồng rau ở Gia Lâm…với tổng số 4528 HS. Sở đã chỉ đạo cơ sở triển khai đầy đủ các chủ đề về GDHN. Trong hoạt động GDHN, với lớp 9 thời lượng HĐGDHN là 9 tiết/năm học, một số nội dung GDHN tích hợp sang HĐGD NGLL ở 2 chủ điểm: “Truyền thống nhà trường” và “Tiến bước lên Đoàn”. Sở đã chỉ đạo các phòng GDĐT và các trường đã quan tâm đến đổi mới tạo bước chuyển mạnh mẽ trong GDHN, tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS cuối cấp, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của GDHN, góp phần phân luồng HS theo Chỉ thị số 33/2003 ngày 23/7/2003 của Bộ. Các hoạt động tư vấn nghề nghiệp trong chương trình được GV tổ chức tự dạy hoặc mời các chuyên gia kinh tế, tâm lí...về các trường tư vấn trực tiếp; tổ chức đi thực tế tham quan các làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, gỗ Chàng Sơn, Liên Hà, miến Cự Khê, cốm Làng 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Vòng, giầy da Phú Xuyên, nón Chuông, đậu bạc Định Công, thêu Quất Động... kết nối cơ sở sản xuất tại địa phương để giới thiệu nghề truyền thống trên địa bàn,... Sở uỷ quyền cho các đơn vị chọn nội dung tích hợp hướng nghiệp và hướng dẫn trường THCS thực hiện cho sát thực tiễn địa phương. b. Công tác chỉ đạo, tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn b1. Đổi mới hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học - Chỉ đạo 100% các đơn vị đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho HS; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực dựa theo chuẩn KT,KN của Chương trình. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc NGLL, ở trong hay ngoài phòng học. Tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường. - Tiếp tục thực hiện ĐMPP triệt để hơn, sâu rộng hơn đến từng CBQL, GV. Sở hướng dẫn 100% cơ sở chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các giải pháp sau: + Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực HS, GV chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của GV, HS; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu. + Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành trong các môn học; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; tăng cường liên hệ thực tế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học. Tăng cường tổ chức “Hội thi thí nghiệm - thực hành của học sinh”, “Hội thi tự làm và sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên”, “Ngày hội công nghệ thông tin”, “Ngày hội sử dụng ngoại ngữ”, “Ngày hội đọc”,… nhằm khuyến khích GV, HS sử dụng hợp lý, khai thác tối đa tác dụng của TBDH, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn, thư viện trường học; tích cực triển khai hoạt động tự làm TBDH; rèn luyện kỹ năng sử dụng ngoại ngữ; chú trọng liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học. + Chú trọng tổ chức hợp lý cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm; GV tạo điều kiện, hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, xây dựng hệ thống câu hái hợp lý, phù hợp với các đối tượng; vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc. - Tăng cường đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng và dự giờ thăm lớp; tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, và hội thi 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> GVDG các cấp. Chú trọng tổ chức cho GV nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến cải tiến; xây dựng đội ngũ GV cốt cán bộ môn. - Tích cực ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài học; thực hiện giáo dục kết hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán trong chương trình ở những môn học liên quan. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài học. Quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán trong việc thực hiện chương trình ở những môn học liên quan. - Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Triển khai thí điểm chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tại địa phương. - Khuyến khích tổ chức, thu hút HS tham gia các hoạt động góp phần phát triển năng lực như trò chơi dân gian và các hội thi năng khiếu văn nghệ, thể dục – thể thao; hội thi tin học, hùng biện ngoại ngữ, ngày hội đọc sách; thi Giải toán trên máy tính cầm tay, Giải toán trên Internet, Olympic Tiếng Anh trên Internet, các hoạt động giao lưu; hợp tác nhằm thúc đẩy HS hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới. - Chỉ đạo các phòng GDĐT tổ chức, quản lý hoạt động đổi mới PPDH; đổi mới SHCM về định hướng các hoạt động chuyên môn ở tất cả các môn học, công văn 10801/SGDĐT – GDTrH về Đổi mới SHCM theo định hướng dạy học và KTĐG nhằm phát triển năng lực HS. Tiếp tục thực hiện chủ trương “Mỗi GV,CBQL giáo dục thực hiện một đổi mới trong PPDH và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới PPDH”; triển khai thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG kết quả học tập trong đội ngũ GV. Chỉ đạo mỗi tổ, nhóm chuyên môn có một đổi mới, mỗi GV nỗ lực thực hiện một đổi mới nhằm phát triển năng lực HS. - Tập huấn tới 100% các cốt cán phòng GDĐT về các kĩ thuật dạy học tích cực như Kĩ thuật “Khăn trải bàn”, Kĩ thuật “Các mảnh ghép”, Dạy học theo sơ đồ KWL và bản đồ tư duy, Kỹ thuật "Động não", Kỹ thuật XYZ, Kỹ thuật “bể cá”, Kỹ thuật “ổ bi”, Kỹ thuật tia chớp, Kỹ thuật “3 lần 3”, Lược đồ tư duy… Các đơn vị làm tốt là Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Long Biên… b2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh Tập huấn kĩ càng các phẩm chất phải hình thành và phát triển cho HS chủ yếu là sống yêu thương; sống tự chủ và sống trách nhiệm; đồng thời phải hình thành và phát triển cho HS tám năng lực chung chủ yếu là Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ; năng lực thể chất; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tính toán và năng lực công nghệ thông tin và truyền thông…Từ đó chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu xây dựng ma trận, 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá HS trong việc kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của HS. - Đổi mới KTĐG chú trọng đánh giá quá trình: đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án; bài thuyết trình. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực; coi trọng đánh giá để giúp đỡ HS về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem HS học được cái gì mà quan trọng hơn là biết HS học như thế nào, có biết vận dụng không; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ. Trường THCS Nguyễn Siêu (Cầu Giấy) đã tổ chức thí điểm KTĐG ở bộ môn Tiếng Anh theo cấu trúc đề thi KET, PET gồm 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết (khung tham chiếu châu Âu dành cho THCS). - Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, chỉ đạo GV cần coi trọng việc quan sát và hướng dẫn HS tự quan sát các hoạt động và kết quả hoạt động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định lượng các hoạt động về kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS. - Chủ động kết hợp một cách hợp lý, kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; các môn KHXH và nhân văn cần tăng cường ra các câu hỏi mở; gắn với thời sự quê hương, đất nước để HS được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của HS. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của HS. Chú ý hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. - Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận với các cấp độ nhận thức: Biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao. Chỉ đạo các bài kiểm tra cuối học kì nên dành tối thiểu 50% cho các nội dung thông hiểu, vận dụng; chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi 1 lựa chọn đúng như trước đây; triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra viết môn ngoại ngữ. Tiếp tục nâng cao chất lượng việc kiểm tra cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đối với các môn ngoại ngữ. 100% các trường toàn thành phố đã chú trọng dạy học phân hoá theo hướng tiếp cận năng lực HS dựa theo chuẩn KTKN. - Tăng cường quản lý công tác đổi mới KTĐG, duy trì và giữ vững chất lượng đại trà, quan tâm đến giáo dục mũi nhọn, chỉ đạo coi trọng việc giúp đỡ HS học tập yếu kém, rèn luyện và có những biện pháp thích hợp chống hiện tượng học lệch, đặc biệt là đối với học sinh lớp 9 (chỉ chú ý học những môn thi vào THPT). Đẩy mạnh hoạt động 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> các "Câu lạc bộ môn học yêu thích" nhằm thu hút HS vào các hoạt động trí dục, phát huy năng khiếu; phát hiện và bồi dưỡng HSG. - Chỉ đạo các đơn vị xây dựng được hệ thống ngân hàng đề kiểm tra chung cho các khối lớp ở từng bộ môn, tập huấn cho các cơ sở việc ứng dụng CNTT, từng bước nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho GV, khuyến khích sử dụng hợp lý giáo án điện tử, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành trong các môn học; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; tăng cường liên hệ thực tế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học. - Kết quả xây dựng "nguồn học liệu mở": mỗi phòng GDĐT, mỗi trường THCS toàn thành phố đều có một trang web để GV có thể trao đổi, tham khảo tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, cùng hướng tới sự phát triển giáo dục. Sở chỉ đạo các phòng GDĐT và các nhà trường thường xuyên đưa bài lên trang web, xây dựng "nguồn học liệu mở" góp phần đổi mới PPDH trong trường học hiện nay. Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực học kỳ I, năm học 2015-2016 toàn thành phố. (xem chi tiết từng đơn vị trong phụ lục đính kèm). Kết quả: nhìn chung chất lượng văn hoá được giữ vững và xếp loại khá, giỏi tăng đều qua từng năm. Chất lượng có sự chênh lệch giữa các quận và huyện: tỷ lệ Giỏi cao nhất là Hoàn Kiếm (61%), Thanh Xuân(60,3%), Ba Đình, Nam Từ Liêm(56,3%); thấp nhất là Ba Vì(20,4%), Ứng Hòa(21,3%), Thạch Thất – Phú Xuyên(22%). Tỉ lệ HS yếu, kém nhiều là Đông Anh (7,74%), Ứng Hòa (7,86%), Thạch Thất (6,74%), Hoài Đức(6,3%)… Trong 4 năm học gần đây, chất lượng giáo dục văn hóa đại trà toàn thành phố liên tục phát triển. Đối sánh kết quả: Năm học Giỏi (%) Khá(%) TB(%) Yếu(%) Kém (%) 2012-2013 29,95 38,40 25,29 6,09 0,27 2013-2014 32,60 38,00 23,21 5,50 0,25 2014-2015 35,59 38,15 21,26 4,66 0,28 2015-2016 37,7 37,96 19,79 4,21 0,27 b3. Đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn qua nghiên cứu bài học Về đổi mới SHCM, sở chỉ đạo 100% các đơn vị nâng cao chất lượng SHCM tập trung vào thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS; xây dựng các CĐ dạy học trong mỗi môn học, các CĐ tích hợp, liên môn và kế hoạch dạy học bộ môn phải nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình GDPT, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của HS; kế hoạch dạy học của TNCM. Trong học kỳ I, Đống Đa các chủ đề đã dạy là 115 chủ đề. Ngày chuyên môn được các đơn vị tích cực triển khai tích cực. Bắc Từ Liêm là đơn vị 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> làm tốt với 59 buổi SHCM cho 1718 lượt người, trao đổi với các chuyên gia của Bộ, các Vụ, Viện khoa học, trường Đại học. Ở Hai Bà Trưng, 160 chủ đề chủ đề đã dạy; thực hiện tốt các chủ đề dạy học là THCS Tây Sơn, Quỳnh Mai, Vân Hồ, Ngô Quyền...Chuyên đề đầu tư công phu, tâm huyết mang lại hiệu quả cao như Dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn Ngữ văn (THCS Vinschool); Dạy học Toán theo mô hình THM (THCS Tây Sơn); Dạy học Lịch sử thông qua hoạt động thăm quan ngoại khóa, trải nghiệm di sản tại (THCS Quỳnh Mai);... Nội dung đổi mới sinh hoạt TNCM chỉ đạo theo 2 hướng: nghiên cứu bài học với quy trình thực hiện theo chu trình 4 bước (Chuẩn bị bài dạy minh họa, Dạy minh họa và dự giờ, Thảo luận sau dự giờ, Áp dụng thực tế hàng ngày) và theo chuyên đề theo quy trình 4 bước(Xây dựng các CĐ của bộ môn đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động dạy học cực theo định hướng phát triển năng lực HS/Xác định chuẩn KT,KN,TĐ của CĐ trên quan điểm mới là định hướng phát triển năng lực HS/ Xác định các loại câu hỏi/bài tập theo hướng đánh giá năng lực (KT,KN,TĐ) HS trong CĐ/nội dung theo đặc thù của bộ môn/Thiết kế tiến trình dạy học CĐ). Trong đó bước 3 - Thảo luận sau dự giờ là công việc có ý nghĩa nhất, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của SHCM. TTCM cần phát huy vai trò, năng lực của người chủ trì động viên toàn bộ GV trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài giảng minh họa, không xếp loại giờ dạy và cần nhấn mạnh những điểm nổi bật . Trên cơ sở BGMH, GV nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, suy ngẫm áp dụng vào bài học hàng ngày. Đi đầu và quyết liệt trong hoạt động này là Tây Hồ, Cầu Giấy mà vai trò của lãnh đạo phòng và tổ giáo vụ THCS là không thể phủ nhận. Kết thúc học kì I , Gia Lâm đã có 440 chuyên đề theo hướng NCBH. Tuy nhiên, do chưa thật hiểu bản chất của sự đổi mới, một số GV dự chưa chú ý đến HS; khi suy ngẫm về bài học, nhiều GV phê phán, ca ngợi GV dạy mà chưa thực sự hợp tác cùng nhau xây dựng kế hoạch bài học; chưa thật hòa đồng, bình đẳng sẵn sàng học hỏi, hợp tác làm mất đi tính nhân văn của việc đổi mới SHCM. c. Triển khai mô hình trường học mới đối với lớp 6 - Số liệu: Hà Nội có 19/55 lớp 6 của các trường THCS Lê Lợi (Hoàn kiếm), Thượng Thanh – ĐT Việt Hưng(Long Biên), Thượng Cát - Minh Khai - Phú Diễn(Bắc Từ Liêm), Mai Dịch – Nghĩa Tân-Nguyễn Siêu(Cầu Giấy) với 667/2223 HS lớp 6, 130 GV tham gia giảng dạy của các nhà trường. Kết quả xếp loại HK 1, 100% HS tham gia THM đều xếp lại Đạt về năng lực và phẩm chất. - Đánh giá: THM có cách thức tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường, tạo môi trường giáo dục dân chủ, thân thiện, cởi mở, là cơ hội cho việc vận dụng các PPDH tích cực, lấy hoạt động học tập của HS làm trung tâm; HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của CT. Đánh giá HS theo mô hình THM cấp THCS, trong đó cần phải nhấn mạnh việc đánh giá thường xuyên suốt quá trình dạy học là nhằm mục đích cho HS học tốt hơn, để có kết quả tốt trong các bài kiểm tra định kỳ. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> THM phát huy tính chủ động, tự học, tự quản của HS theo nhóm trong một lớp hoặc theo cặp trong nhóm. Vai trò của GV chuyển đổi từ giảng giải, truyền thụ kiến thức sang tổ chức, hướng dẫn học cá nhân, học theo nhóm...Việc đánh giá sẽ trên tinh thần theo sát quá trình học tập, khích lệ sự tiến bộ và phát huy thế mạnh của cá nhân HS, đa dạng hóa các kênh đánh giá:GV-HS, HS-HS và PHHS-HS. Khó khăn lớn nhất của Hà Nội khi thực hiện THM là CSVC, bàn ghế, diện tích phòng học, sĩ số lớp,…Một số PHHS băn khoăn “đầu ra” khi TS vào THPT… - Các biện pháp đã triển khai nhằm khắc phục khó khăn: tăng cường tập huấn, có kế hoạch dự giờ thăm lớp tổng thể toàn năm, hội thảo và nhất là hình thức tập huấn qua mạng. Hiện nay, Bộ và Sở đã ban hành quy trình tập huấn cũng như đăng tải các bài học minh họa theo mô hình THM để GV tham khảo trên “Trường học kết nối” tại . Đó là một không gian gần gũi, thân thiện, tạo diễn đàn giúp GV tiến bộ và thực hiện tốt công việc. Cùng với những hình thức tập huấn, các nhà trường có thể thay đổi hình thức, nội dung SHCM ; sắp xếp, phân công lao động để GV trong một trường, giữa các trường có thể hỗ trợ, giúp đỡ, học hỏi kinh nghiệm. Giao ban định kì giữa Lãnh đạo Sở - Lãnh đạo quận – Phòng GDĐT – các nhà trường đã từng bước tháo gỡ khó khăn và có những chế tài cần thiết cho THM. d. Tổ chức các cuộc thi - Cuộc thi “Viết về nếp sống thanh lịch văn minh” năm 2015: Tổng số 1357 học sinh tham gia dự thi cấp quận, huyện và tuyển chọn được 180 HS dự thi cấp thành phố(30 đội tuyển/30 quận huyện; mỗi đội tuyển 06 HS). Nội dung thi cấp thành phố gồm 2 phần: thi viết về chủ đề “Thanh lịch văn minh của người Hà Nội” và thi Thuyết trình 05 phút/đội). Kết quả: BTC và BGK đã chấm, chọn và tôn vinh 9 Nhất, 10 Nhì, 25 Ba và 52 KK. Đội tuyển quận Hoàn Kiếm là đơn vị xuất sắc nhất (đạt nhiều giải nhất, trong đó có giải nhất thuyết trình, có học sinh vừa được giải thuyết trình vừa được giải viết). Các đơn vị khác có thành tích tốt là Sơn Tây, Đông Anh… - Cuộc thi Giáo viên Chủ nhiệm giỏi: 30 phòng GDĐT đều tổ chức bài bản, chu đáo đầy trách nhiệm. Tiêu biểu nhất là các phòng GDĐT Hoàn Kiếm, Ba Đình, Thanh Xuân, Long Biên, Cầu Giấy, Phú Xuyên, Ba Đình…, BGK đã giới thiệu lên BCĐ, tôn vinh 59 thầy cô xuất sắc, tiêu biểu cho 13.745 thầy cô làm công tác chủ nhiệm ở 625 trường THCS toàn thành phố, trong đó có 17 giải Nhất, 18 giải Nhì, 19 giải Ba. - Cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” lần thứ 2 có 08 tập thể, trong đó có 06 phòng giáo dục, 02 trường THCS được khen thưởng. Riêng khối THCS có 227/6000 HS đạt giải của Cuộc thi trong đó có 20 Nhất, 51 Nhì, 67 Ba và 89 học sinh đạt giải Khuyến Khích. Đa số các em tham gia Cuộc thi với ý thức tốt, tinh thần quyết tâm rất cao, được đánh máy hoặc viết tay rất sạch - đẹp, có tranh ảnh, tư liệu, video minh họa. Số lượng bài dự thi được đầu tư công phu cho cả kênh hình và kênh chữ, dày hàng trăm trang được trang trí, đóng bìa cứng nhiều hơn năm học trước. Đặc biệt các em HS trường THCS Giảng Võ, Nguyễn Tri Phương –Ba Đình, THCS Cầu Giấy ngoài nội 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> dung bài viết được thể hiện rất tốt, các em còn minh họa bằng một hệ thống kênh hình, phim tư liệu rất đồ sộ, có những em còn thiết kế cả mô hình, sa bàn hoặc vẽ tranh, quay các video minh họa .... Điều đó thể hiện các em đã tham gia với ý thức cao, tinh thần say mê với những tìm tòi sáng tạo thực sự và có những bài thi rất chất lượng. - Cuộc thi Nghiên cứu khoa học kĩ thuật dành cho HS lần thứ 5 có 202 đề tài đăng ký, chấm vòng loại chọn 82 đề tài của 151 HS dự thi chính thức trong đó 32 đề tài THCS. Đây là cuộc thi nhằm thúc đẩy việc thực hành, NCKH, khuyến khích HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn, tạo cơ hội cho HS chia sẻ ý tưởng khoa học, góp phần đẩy mạnh công tác nghiên cứu cho HS và ĐMPP giảng dạy. Theo đánh giá của BTC, nhiều dự án có tính thực tiễn cao, thể hiện sự sáng tạo đi đôi với trách nhiệm xã hội. Phòng GDĐT Cầu Giấy có 7 đề tài, Quốc Oai có 5, Mỹ Đức có 5. Riêng THCS Ái Mộ (Long Biên) có 4 đề tài. Phòng GDĐT quận Cầu Giấy tổ chức rất tốt cuộc thi cấp quận, lựa chọn sản phẩm dự thi đúng với tiêu chí. Khối THCS có trường THCS Cầu Giấy là đơn vị duy nhất/18 sản phẩm được chọn tham dự Quốc gia. - Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho HS; cuộc thi dạy các chủ đề tích hợp dành cho GV cấp quận/huyện, mỗi đơn vị chọn không quá 20 sản phẩm của HS và 20 sản phẩm của GV. Toàn thành phố, BTC đã nhận được 1080 sản phẩm của GV và HS. Các huyện Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thạch Thất không có sản phẩm nào dự thi. (chưa có kết quả cấp thành phố). - Cuộc thi “OLYMPIC tiếng Nhật cấp thành phố là thứ nhất” tổ chức tạo một sân chơi tiếng Nhật lý thú và bổ ích. Sự tự tin vào khả năng Tiếng Nhật sẽ giúp các em mạnh dạn tiếp cận với các tri thức văn hoá mới, các nguồn thông tin phong phú để có những hiểu biết và cách nhìn sâu rộng trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hoá cũng như tăng cường mối quan hệ hợp tác Việt - Nhật trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Vòng 1 có 350 thí sinh tham dự, chọn 50 thí sinh vào vòng 2 và thi cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc viết và đối thoại trực tiếp với các chuyên gia Nhật Bản. Kết quả: BTC đã chọn và trao 04 nhất, 12 giải nhì, 14 giải ba, 20 giải KK. Đơn vị làm tốt nhất là THCS Chu Văn An(Tây Hồ), THCS Thực Nghiệm(Ba Đình), THCS Láng Thượng(Đống Đa), THCS Tô Hoàng(Hai Bà Trưng), THCS Trưng Vương, THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Nguyễn Du (Hoàn Kiếm), THCS Lê Quí Đôn(Cầu Giấy). - Cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp thành phố lần thứ 5 có 1234 HS tham gia vòng 1với đủ thí sinh ở 30 đơn vị (chưa có kết quả cấp thành phố). - Các cuộc thi quốc tế: toàn thành phố trong năm 2015 có tham gia 4 cuộc thi quốc tế với tổng số giải: 01 nhất toàn đoàn, 34 vàng, 57 bạc, 56 đồng, 04 KK. Cụ thể: + Đội tuyển khối THCS trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đạt thành tích xuất sắc: Nhất đồng đội với 41 giải cá nhân gồm 18 giải Nhất, 10 giải Nhì, 13 giải Ba; Đặc biệt, có 2 TS được trao cúp thành tích xuất sắc nhất cuộc thi, trong đó Lê Quang Huy - 7A, quán quân tuổi THCS. + Trường THCS Giảng Võ(Ba Đình): thi Olympiad Toán và Khoa học Quốc tế (IMSO) lần thứ 12, cả 12/12 TS đều giành huy chương, trong đó có 02 Vàng, 06 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Bạc,04 Đồng; thi Vô địch Toán quốc tế (WMTC) lần thứ 6, có 8/8 TS giành huy chương: 04 Bạc, 04 Đồng. + Đội tuyển Hoàn Kiếm: 1 huy chương vàng, 10 huy chương bạc, 5 huy chương đồng, 04 KK. Đặc biệt là em Lương Hoàng Tùng (THCS Trưng Vương) là 01 trong 05 HS xuất sắc nhất của cuộc thi. + Đội tuyển Cầu Giấy: 70 giải, trong đó có 13 vàng, 27 bạc và 30 đồng tại các cuộc thi Toán AMC của Mỹ, Toán giữa các thành phố trên thế giới, Toán ở Bắc kinh, Toán ở Thái Lan. e. Tổ chức, quản lí các hoạt động chuyên môn qua trang "Trường học kết nối" - Số liệu: 602/625(97%) trường THCS có số tài khoản đã sử dụng; 20768/20737 GV(100,15% - một số có GV có 02 tài khoản) đã có tài khoản đã sử dụng; 222010/373653 HS(59,42%) có tài khoản đã dùng; có 3424 tổ nhóm chuyên môn sinh hoạt và 616 sản phẩm sinh hoạt chuyên môn đã hoàn thành. Đơn vị có triển khai công tác tốt, có nhiều HS, GV tham gia và đã tạo được nhiều khóa học trên trường học kết nối là các phòng GDĐT Hà Đông, Chương Mỹ, Quốc Oai. Long Biên có 96% số tài khoản cá nhân GV đã kích hoạt, tham gia diễn đàn; 9661 (71,4%) HS có tài khoản. Các trường đã tổ chức cho GV, HS tiếp cận, khai thác 311 bài học, 420 sản phẩm thảo luận qua SHCM được đăng tải trên không gian trường học. Các đơn vị còn rất ít, thậm chí có trường còn chưa có GV và HS tham gia là Thanh Trì, Thường Tín... - Đánh giá: nhìn chung, nhà trường và GV hào hứng, sôi nổi trao đổi thảo luận chuyên môn, nhiều vấn đề mới, khó đã được bước đầu tháo gỡ. Tuy nhiên, điều kiện CSVC không phải nơi nào cũng đáp ứng được, trình độ và năng lực CNTT của GV còn có bất cập, thao tác còn lúng túng; đường truyền còn rất chậm; việc đưa sản phẩm và trao đổi cộng đồng trên không gian trường học còn khó khăn; nhiều sản phẩm và bài giảng được tạo trên trường học kết nối có chất lượng chưa cao.... 3. Công tác PCGD, xây dựng trường chuẩn quốc gia và dạy học 2 buổi/ngày. - Phổ cập giáo dục 2015: Hà Nội đã triển khai phần mềm hệ thống thông tin quản lí PCGD, xóa mù chữ; việc cập nhật số liệu và tiếp tục triển khai hiệu quả nhiều giải pháp cho công tác PCGD nhằm duy trì và nâng cao kết quả phổ cập TH, THCS. Sở đã tham mưu với chính quyền các cấp biện pháp kiện toàn, xây dựng kế hoạch, kinh phí để thực hiện mục tiêu PCGD; đưa tiêu chí phổ cập vào việc đánh giá toàn diện trong thi đua. Các cơ sở đã xây dựng kế hoạch, kiện toàn Ban Chỉ đạo; ưu tiên dành kinh phí để đầu tư huy động các lực lượng XH đầu tư CSVC cùng chăm lo thực hiện các mục tiêu PCGD đúng tiến độ. Sở đã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cơ sở tiến hành điều tra, tự kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn của Bộ; tổ chức các đợt tập huấn. Các quận, huyện, thị xã, hỗ trợ kinh phí cho công tác PCGD; kiểm tra và công nhận đạt chuẩn phổ cập cho các phường, xã, thị trấn. Đến hết 2015, theo Nghị định 20/2014 của Chính phủ, Hà Nội có 30/30 quận, huyện, thị xã với 584/584 phường, xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1, 26/30 quận huyện đạt chuẩn mức độ 2. Các đơn vị Ba 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Vì (3/31 xã), Phúc Thọ (3/23 xã), Sóc Sơn (2/26 xã), Ứng Hòa (9/29 xã) có số xã chưa đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2. Toàn thành phố có 13 đơn vị đơn vị đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3, tiêu biểu là Nam Từ Liêm, Thanh Trì, Hà Đông.... Các đơn vị như quận Hai Bà Trưng, huyện Sóc Sơn...thực hiện PCGD còn nhiều lúng túng, công tác điều tra, cập nhật số liệu còn nhiều sai sót, công tác chỉ đạo chưa thật sâu sát. - Trường chuẩn quốc gia: tính đến tháng 12/2015, Sở có kế hoạch bổ sung đủ 5 tiêu chuẩn, vừa đúng với quy định của Bộ, vừa đảm bảo tính toàn diện trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tiếp tục phát động nâng cao nhận thức sâu sắc trong nội bộ và xã hội tạo ra phong trào thi đua rộng, mạnh. Rà soát quy hoạch mạng lưới trường, xác định ưu tiên đầu tư CSVC cho những trường ổn định, sớm đầu tư trang thiết bị hợp lý, chất lượng. Kiên quyết khắc phục tình trạng CBQL, GV thừa, thiếu; nhằm sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia của UBND thành phố giao. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền các địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình xây dựng trường CQG gắn với thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục; đưa chỉ tiêu xây dựng trường CQG vào nghị quyết của cấp uỷ, HĐND các cấp; phân công trách nhiệm cho các cơ quan, địa phương liên quan, trên cơ sở thực tế lập kế hoạch, xác định thời gian, biện pháp và nguồn lực thực hiện; công tác báo cáo, thanh tra, kiểm tra ở các cấp được duy trì thường xuyên… Sở GDĐT đã chủ động tham mưu cho tỉnh chỉ đạo triển khai và chủ trì phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan lồng ghép thực hiện chương trình xây dựng trường CQG và các chương trình, đề án giáo dục trên địa bàn đạt hiệu quả, nhất là xây dựng CSVC giáo dục thuộc đề án GDPT, đề án kiên cố hoá trường lớp học, chương trình xây dựng NTM. Sở còn quan tâm tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra định kỳ, kiểm tra công nhận lại trường CQG; thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, luân chuyển đội ngũ CBQL, GV mua sắm thiết bị dạy học… đã đảm bảo tốt điều kiện hoạt động của các trường CQG. Năm 2015, thành phố đã kiểm tra, công nhận 40 trường THCS đạt chuẩn quốc gia(đạt 40/31 trường đăng ký). Đó là Hoài Đức 3, Chương Mỹ 3, Ba Vì 3, Mỹ Đức 3,.... Biểu dương các đơn vị đã hoàn thành kế hoạch xây dựng trường đạt CQG năm 2015 là Long Biên 16/16 trường (100%), Nam Từ Liêm 15/15 trường (100%)…Trong năm 2015, hoàn thành vượt chỉ tiêu có Quốc oai (4), Chương Mỹ(4). Bên cạnh đó, một số đơn vị chưa có một trường nào được công nhận mới như Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thạch Thất, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm... Nhìn chung công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia được các phòng GDĐT tham mưu tốt, các trường chuẩn Quốc gia được trang bị các thiết bị đồng bộ hơn và diện tích nhiều trường đạt gần 20 m2/HS. Học kì 1, thành phố đã kiểm tra công nhận lại 52 trường đã đạt chuẩn đăng ký kiểm tra. Tuy nhiên các phòng GDĐT cần tham mưu hiệu quả hơn nữa để việc đầu tư, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia được tiến hành kiểm tra công nhận trong cả năm.. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Với các trường đã đạt chuẩn, chú ý việc khai thác sử dụng có hiệu quả các CSVC và phát huy vai trò của trường chuẩn Quốc gia, đồng thời tiếp tục củng cố các điều kiện nhất là về CSVC, trang thiết bị để đạt chuẩn giai đoạn sau. - Chỉ đạo, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hoặc trên 6 buổi/tuần theo công văn số7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010. Do đặc thù các trường, việc thực hiện dạy 2 buổi/ngày đã được khuyến khích và triển khai ở nơi có điều kiện. Hà Nội hiện có 107 trường THCS(17,37%) có 100% lớp học 2 buổi/ngày, 120 trường(19,48%) có một số lớp học 2 buổi/ngày, tổng số có 2898 lớp(29,1%) học 2buổi/ngày. Như vậy, toàn thành phố có 107800 HS(28,85%) được học 2 buổi/ngày, trong đó cao nhất là Mê Linh(87,21%), Thanh Trì(80,42%), Đông Anh(78,95%). Các huyện Ứng Hòa, Thanh Oai, Thạch Thất, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Hoài Đức, Chương Mỹ không có HS học 2 buổi/ngày. Nội dung dạy học 2 buổi/ngày tập trung vào phụ đạo HS yếu, kém; bồi dưỡng HSG; giãn thời gian với các nội dung dài, khó dưới sự hướng dẫn của GV; tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục NGLL; hoạt động văn nghệ, thể thao phù hợp đối tượng HS. Việc dạy 2 buổi/ngày ở phần lớn các trường được PHHS, HS ủng hộ. Phòng GDĐT Cầu Giấy đã chỉ đạo dạy bơi cho HS trong chương trình tăng cường, tự chọn (THCS Cầu Giấy, Nghĩa Tân). 4. Công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ - Việc triển khai tập huấn nhân rộng các nội dung do Bộ GDĐT tổ chức tập huấn đối với CBQL, GV nhằm định hướng phát triển năng lực HS; tập huấn qui trình ra đề thi, kiểm tra; bồi dưỡng chương trình chuyên môn sâu cho cốt cán các phòng GDĐT; bồi dưỡng giáo dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống cho GV và việc thực hiện đối với các trường THCS. Cuối hè năm học 2014-2015, Sở đã chỉ đạo trường BDCBGD Hà Nội và các quận huyện bồi dưỡng nâng cao năng lực CBQL và TTCM các trường với nhiều chuyên đề về đổi mới PPDH&KTĐG, quản lí, bản đồ tư duy, ứng dụng CNTT.... Chỉ đạo các phòng GDĐT cử GV tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL cấp chứng nhận, chứng chỉ; Bồi dưỡng chuyên đề cho CBQL; Bồi dưỡng chuyên đề cho GV với lớp 24 lớp, tổng số học viên 2495 và số lượt học viên 4651 - Tiếp tục rà soát đánh giá năng lực GV ngoại ngữ (tiếng Anh), tổ chức bồi dưỡng theo chuẩn quy định của Bộ đáp ứng việc triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Những GV chưa đạt chuẩn năng lực tiếng Anh hoặc chưa được bồi dưỡng về PPDH được bố trí đi học để đạt chuẩn/yêu cầu. Trong học kỳ vừa qua, thành phố đã tổ chức được 80 lớp bồi dưỡng với khoảng 2000 GV được tham gia bồi dưỡng, tổ chức được 30 lớp bồi dưỡng về PPGD với trên 600 GV, 60 lớp bồi dưỡng bồi dưỡng online với gần 2000 người tham gia theo học. - Các phòng GDĐT tổ chức tốt việc chú ý tập huấn tại địa phương về nội dung dạy học và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS; Dạy học toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh; Tìm hiểu về kinh doanh; Tổ chức hoạt động hướng nghiệp;.... 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> đã được tiếp thu trong các đợt tập huấn của Bộ, Sở GDĐT;…. Tăng cường các hình thức bồi dưỡng và hỗ trợ hoạt động dạy học và quản lý qua mạng internet. Ngoài ra, Sở còn chỉ đạo bồi dưỡng đã tập trung vào những nội dung thiết thực mà các trường đang cần và quan tâm như bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ quản lý, công tác quản lý tài chính cho CBQL, tập huấn công tác bảo vệ, thiết bị, đồ dùng, thư viện cho nhân viên các trường học...Ngoài việc tổ chức các chương trình bồi dưỡng, Sở cũng chỉ đạo phòng GDĐT đã tổ chức nhiều cuộc Hội thảo về Đổi mới công tác quản lý nhằm trang bị thêm kiến thức thực tế cho các CBQL qua đó giới thiệu các mô hình sáng tạo như hội thảo Công tác quản lý tài chính; Quản lý thu chi ngoài ngân sách; ứng dụng CNTT trong công tác quản lý; Công tác quản lý bán trú trong các nhà trường; hội thảo Nâng cao chất lượng HS lớp 9 thi vào lớp 10 THPT.... - Bồi dưỡng thông qua các chuyên đề về bồi dưỡng về đổi mới nội dung, phương pháp, về KTĐG, xây dựng CĐ dạy học theo hướng chú trọng phát triển năng lực HS; kết thúc học kì, các quận huyện đã tổ chức được rất nhiều chuyên đề ở các bộ môn. - Các đợt tập huấn khác do Sở GDĐT tổ chức: Bồi dưỡng về công tác tổ chức và quản lý các hoạt động CM qua mạng trực tuyến cấp THCS với 625 học viên, 25 lớp cho LĐ, CV các phòng GDĐT, CBQL, GV các nhà trường; tập huấn về PCGD cho 750 người(15 lớp, 3 đợt), tập huấn và rà soát, cấp chứng chỉ 746 học viên Toán, Lý, Hóa, Sinh cấp THCS toàn thành phố. Tập huấn về mô hình THM cho Cơ quan Sở và lãnh đạo chuyên viên THCS của 30 phòng GDĐT, cho 100% GV của 9 trường tham gia THM. 5. Hoạt động đổi mới quản lí giáo dục - Sở cũng chủ động tham mưu với UBND Thành phố có kế hoạch chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng các kế hoạch liên ngành, triển khai thí điểm và trong toàn ngành, tổ chức các cuộc Hội thảo để tìm biện pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng bạo lực học đường và công tác phòng, chống ma túy trong HS. - Tổ chức chọn Ngày pháp luật là 01 ngày đầu tuần trong tuần 1 hàng tháng của năm học; Tổ chức triển khai công tác tuyên truyền phổ biến GDPL tới CBQL các trường. Thực hiện tốt và hiệu quả sâu sắc phải kể tới công tác tổ chức và chỉ đạo của phòng GDĐT Cầu Giấy, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân.... - Tiếp tục chỉ đạo tổ chức Ngày chuyên môn hàng tháng ở 30 quận, huyện, thị xã; giao quyền tự chủ cho trường THCS thực hiện xây dựng chương trình nhà trường. Các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình (có văn bản báo cáo phòng GDĐT), các tổ/nhóm chuyên môn, GV được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các CĐ dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chuyên đề và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp HS vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> chuyên môn, GV phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra. Việc thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi CĐ không nhất thiết phải theo bài/tiết trong SGK, được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc NGLL. Ngoài việc tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở ngoài lớp học và ở nhà. - Tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng ở cơ sở về THM đối với các đơn vị tham gia thí điểm mở rộng mô hình này. II. Đánh giá chung 1. Kết quả, ưu điểm nổi bật - Quy mô phát triển, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tương đối ổn định, phát triển, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao. Các tiêu chí đánh giá của Bộ đề ra đều đạt được ở mức độ cao. Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của ngành, cụ thể hóa bằng những văn bản hướng dẫn của Hà Nội. - Phong trào “Hai không” được triển khai rộng khắp và thực hiện đúng kế hoạch nên các đơn vị đã thực chất hơn trong đánh giá. Thực hiện tốt cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức đức Hồ Chí Minh. Xây dựng nhà trường theo tiêu chuẩn “Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục thông qua kỉ niệm các ngày lễ lớn, đặc biệt các hoạt động kỉ niệm 70 năm thành lập nước, chào mừng Đại hội Đảng các cấp; các chỉ thị về phòng chống ma tuý, TNXH và ATGT… - Tăng cường, đổi mới việc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ GDTrH với cơ sở; thực hiện chỉ đạo sâu sát ở các bộ môn thông qua các đợt tập huấn, các chuyên đề chuyên sâu cấp thành phố. Triển khai cụ thể việc thực hiện Hướng dẫn cho điểm và xếp loại, tổ chức thi GVDG, HSG đúng quy chế. Quản lý chặt chẽ điểm THCS bằng phần mềm phục vụ cho công tác tuyển sinh. Tổ chức các kỳ tuyển chọn nghiêm túc, đạt kết quả tốt, đặc biệt là tuyển chọn các đội tuyển Hà Nội thay mặt Việt Nam dự thi các môn văn hóa và khoa học trẻ quốc tế. - Tổ chức thành công thi Cuộc thi “Viết về nếp sống thanh lịch văn minh” năm 2015; hội thi Giáo viên Chủ nhiệm giỏi; thi nghiên cứu khoa học HASEF cho HS cấp quận huyện và thành phố lần 5; thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” cho HS; thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn cho HS và thi Giáo án tích hợp liên môn cho GV trung học. Tham mưu cho UBND thành phố về chuẩn bị tốt cho việc rà soát GV ngoại ngữ theo đề án 2020 và cuộc thi khác. 2. Khó khăn, hạn chế. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Một vài huyện ở vùng xa còn khó khăn, chất lượng giáo dục đạt được chưa được như mong muốn. Việc ứng dụng CNTT của một số đơn vị hiệu quả chưa cao, còn hình thức. - Công tác phổ cập giáo dục còn chưa hoàn thành, báo cáo chậm do thực hiện phần mềm mới gặp nhiếu khó khăn, nghẽn tắc mạng thường xuyên. - Số lượng trường THCS được công nhận trường chất lượng cao chưa nhiều. Việc tập huấn đại trà và thực hiện cập nhật dự án “Trường học kết nối” còn chậm. Việc quản lí, kiểm tra sử dụng ĐDDH và trang thiết bị dạy học, phòng chức năng…ở một số đơn vị còn yếu - Sự chỉ đạo công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, dạy học theo chuyên đề ở một vài đơn vị vẫn chưa quyết liệt, hiệu quả. Việc thực hiện tự chủ trong xây dựng kế hoạch dạy học ở từng tổ nhóm chuyên môn ở từng nhà trường còn thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả. - Việc mở các lớp tập huấn cấp thành phố được tổ chức nghiêm túc. Tuy nhiên do đội ngũ chuyên viên bộ môn ở các phòng GDĐT còn thiếu, tính ổn định chưa cao, chưa thực sự sắc sảo về chuyên môn và công tác chỉ đạo nên việc triển khai nội dung tập huấn, bồi dưỡng những nội dung mới về chuyên môn, nhất là việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ở các quận huyện còn chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. 3. Biện pháp - Tham mưu, tư vấn với các đơn vị để cơ sở tham mưu UBND có kế hoạch, kinh phí để tăng cường CSVC cho việc cải tạo một số hạng mục đã xuống cấp, củng cố CSVC cho các nhà trường; rà soát và luân chuyển GV giữa các trường của đơn vị để giảm thiểu tối đa việc thừa/thiếu cục bộ và dạy chéo môn. - Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện NVNH, dự giờ, thăm lớp tại các phòng GDĐT, trường THCS; thực hiện nghiêm túc Ngày chuyên môn ở các đơn vị; quán triệt phương châm sâu sát cơ sở; tư vấn hiệu quả cho các nhà trường về đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS và sử dụng sáng tạo ĐDDH tối thiểu và ĐDDH tự làm. - Giao cho các phòng GDĐT phải xây dựng kế hoạch ôn tập, xây dựng ma trận đề kiểm tra, các đề kiểm tra định kỳ (bài một tiết trở lên và bài học kỳ) của 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, tổ chức chấm chéo giữa các nhà trường và thông báo kết quả về cơ sở theo kế hoạch. - Tiếp tục tập huấn việc ứng dụng CNTT. Tăng cường công tác tập huấn, giao tài khoản tới từng nhà trường, GV, HS thực hiện “Trường học kết nối”. PHẦN II: NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM HỌC KỲ II. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1. Xây dựng kế hoạch đón Tết an toàn, vui vẻ, tiết kiệm, đảm bảo chế độ chính sách cho GV và HS, đặc biệt quan tâm đến công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, chống đốt pháo… trong dịp Tết Bính Thân. 2. Đẩy mạnh phong trào Xây dựng nhà trường thân thiện, HS tích cực. Chỉ đạo tổ chức tốt các ngày kỉ niệm lớn như 3/2, 8/3, 26/3, 30/4, 1/5, 19/5 … Tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ và các cuộc vận động "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm", xây dựng "Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch" và cuộc vận động Hai không và đưa hoạt động này trở thành thường xuyên. 3. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới SHCM, đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS, tăng cường vận dụng, thực hành và hoạt động trải nghiệm; tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và các chuyên đề của từng tổ nhóm chuyên môn; thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; đổi mới công tác thi và kiểm tra theo yêu cầu thực chất trong đánh giá. 4. Tổ chức tốt Hội thi GVDG thành phố môn Vật lí, Sinh học, Tiếng Anh; thi HSG thành phố với văn hoá và kỹ thuật; thí điểm thi IJSO cấp thành phố lần I; Giải Toán trên máy tính cầm tay; Toán Hà Nội mở rộng bằng tiếng Anh; giải Toán, tiếng Anh qua internet cho các lớp cấp Quốc gia. Nâng cao chất lượng dạy học tự chọn, buổi học thứ 2. Quản lý tốt việc dạy thêm, học thêm. Thực hiện hiệu quả thực hiện “Trường học kết nối”. 5. Thực hiện nghiêm túc Quy chế 58/2013 về Hướng dẫn đánh giá xếp loại HS và công văn 4669/BGDĐT-GDTrH ngày 27/10/2015 về việc kiểm tra, đánh giá với đối với HS theo mô hình THM ở các đơn vị tham gia; làm tốt công tác xét tốt nghiệp THCS và chuẩn bị tốt cho tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2016-2017. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống choHS. Hội thảo Nâng cao chất lượng giảng dạy Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống văn minh – thanh lịch” cho HS qua 5 năm thực tiễn dạy học và tiếp tục triển khai hiệu quả việc dạy Bộ tài liệu này. 6. Tập trung bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, thực hiện Mỗi thày cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo. Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học. Triển khai Đề án dạy ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020 của Bộ; triển khai dạy tăng cường ngoại ngữ, tin học ở một số trường có điều kiện. 7. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn Quốc gia; xây dựng thư viện đạt chuẩn, đầu tư và phát huy hoạt động hiệu quả của công tác thư viện. Quản lý, sử dụng tốt TBDH, khuyến khích tự làm ĐDDH; động viên CBGV viết và phổ biến SKKN. 8. Thực hiện XHH giáo dục, xây dựng mô hình dịch vụ giáo dục chất lượng cao ở một số trường có điều kiện. Tuyệt đối chấp hành các qui định về thu chi tài chính. 9. Kiểm tra và xét duyệt danh hiệu thi đua của tập thể và cá nhân. Hướng dẫn tổ chức hoạt động hè 2016. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×