Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

SKKN một số mô hình hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt dưới cờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 38 trang )

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Lý do chọn đề tài:
Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây
dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy ở bất cứ quốc gia nào, thời đại
nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ đang lớn lên cũng là trung tâm chú ý của
các nhà lãnh đạo và các thành viên xã hội.
Bác Hồ đã từng nói: “Người có đức mà khơng có tài thì làm việc người gì
cũng khó, người có tài mà khơng có đức thì là người vơ dụng”. Giáo dục đạo
đức nhằm hướng tới mục đích đào tạo những con người khơng chỉ có tài mà cịn
có đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Vậy phải
làm thế nào để giáo dục đạo đức đạt hiệu quả? Chúng ta phải thấy rằng giáo dục
Đức dục khó hơn Trí dục vì giáo dục đạo đức khơng có sẵn giáo án, giáo dục
đạo đức khơng đứng độc lập mà được lồng ghép vào từng bài giảng, thấm sâu
vào học sinh mỗi ngày.
Hiện nay, các nhà trường rất quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho học
sinh nhưng hiệu quả của công tác này chưa cao. Mặt trái của cuộc sống và môi
trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đến những sai phạm đáng tiếc
như: Học sinh đánh nhau, nói tục chửi bậy, vô lễ với thầy cô giáo, ý thức phấn
đấu kém,…Qua thực tế tổ chức các hoạt động của nhà trường, chúng tôi đã tiến
hành nhiều biện pháp giáo dục học sinh. Tuy nhiên trong những biện pháp đó,
biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực nhất thông qua tiết chào cờ đầu tuần. Kết
quả là học sinh rất mong chờ tham gia giờ chào cờ với các hoạt cảnh, câu
chuyện ngắn, những trị chơi sơi nổi, sinh động.
Có thể nói, buổi lễ chào cờ đầu tuần có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
việc giáo dục ý thức học sinh. Đây là một tiết học lớn, một tiết học cộng đồng
nhằm rèn luyện cho các em về tư thế, tác phong của người học sinh, là nội dung
bắt buộc trong các hoạt động giáo dục của mỗi nhà trường. Giờ chào cờ là thời
1




điểm mở đầu cho một tuần học mới, một chủ điểm mới, có tính chất định hướng
tổ chức các hoạt động trong một tuần học mới. Giờ chào cờ có ý nghĩa quan
trọng trong việc giáo dục cho học sinh trân trọng với Quốc kỳ, bồi đắp lòng yêu
nước, tự hào dân tộc, củng cố nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, giá trị
sống, tạo cho học sinh thêm gắn bó với trường lớp, thầy cơ giáo, bạn bè.
Tiết chào cờ đầu tuần góp một phần quan trọng trong việc giúp các em rèn
luyện nhân cách từ những việc nhỏ như: Chăm học, chăm làm, siêng năng, lễ
phép…Nếu tiết chào cờ mỗi sáng thứ hai trở thành những tiết học thú vị thì
chúng sẽ là động lực giúp các em hào hứng bước vào một tuần học mới.
Việc xây dựng lồng ghép những bài học kỹ năng sống, lịch sử, đạo đức
ngay trong tiết chào cờ bằng các hình thức phong phú như hoạt cảnh, chương
trình văn nghệ, cuộc thi vấn đáp,… thu hút đông đảo học sinh tham gia sẽ để lại
ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi học sinh. Giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng
sống thông qua hoạt động này sẽ giúp các em trưởng thành nhanh chóng so với
những kiến thức khác.
Trong thời gian qua, việc đổi mới tổ chức tiết sinh hoạt dưới cờ đã được
nhiều đơn vị trường học trong toàn tỉnh, thành phố quan tâm triển khai thực
hiện. Nhưng thực tế hiện nay tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần ở mỗi trường thực
hiện mỗi khác, đơi lúc cịn cứng nhắc, chưa đổi mới về nội dung, hình thức,
nặng về kiểm điểm, nhận xét đánh giá, phê bình và áp dụng các biện pháp kỷ
luật thiếu tích cực, khơng phát huy được tác dụng giáo dục cho học sinh, đôi lúc
gây nhàm chán. Vì vậy với tình hình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay
chúng ta phải làm thế nào? Và bằng cách nào? để có một tiết chào cờ đầu tuần
hiệu quả nhưng vẫn giữ được tính chất thiêng liêng của một buổi lễ mà vẫn gây
sự chú ý thích thú của học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc,
tạo được sự hứng thú trong học tập, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đồng
thời giúp các em nâng cao kiến thức, hiểu biết mà thực tế các tiết học trên lớp
các em chưa có điều kiện tiếp cận hoặc chưa có điều kiện để ôn lại.

2


Từ ý tưởng đó, những tháng đầu kỳ một của năm học 2014-2015 này,
được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường tơi đã phối hợp với Chi đồn
giáo viên, các anh chị phụ trách lớp xây dựng và thực hiện một số chương trình
hoạt động ngoại khóa chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học, ngoại khóa
giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Và nhận thấy rằng các em đón
nhận một cách tự nhiên, sôi động, hứng thú khi tham gia vào những hoạt động
đó. Chính vì vậy tơi mạnh dạn kiến nghị và đưa ra sáng kiến về:“ Một số mơ
hình hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt dưới cờ”
2. Mục đích nghiên cứu:
Như chúng ta đã biết, nội dung các tiết sinh hoạt Liên đội dưới cờ được
thiết kế gắn liền với các chủ đề, chủ điểm hàng tháng trong chương trình cơng
tác Đội và phong trào thiếu nhi của Liên đội, kế hoạch năm học, hoạt động giáo
dục ngồi giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa của nhà trường, thường tập trung
vào 6 mảng hoạt động chính của Đội:
 Hoạt động giáo dục truyền thống đạo đức, nếp sống: Giúp thiếu nhi nâng
cao hiểu biết về truyền thống cách mạng của dân tộc, Đảng, Bác Hồ, Đoàn
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Giáo dục cho các em tình u q hương đất
nước, lịng tự hào dân tộc, bồi dưỡng cho các em giá trị đạo đức, lòng nhân ái,
nếp sống văn minh, lòng biết ơn với các anh hùng, liệt sĩ, với ông bà, cha mẹ,
thầy cơ giáo.
 Hoạt động hỗ trợ học tập, văn hóa: Giúp thiếu nhi có phương pháp học tập
đúng đắn, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật trong việc thực hiện nền nếp, nội quy
của trường lớp, biết vận dụng và đưa vào cuộc sống những kiến thức đã được
học trong nhà trường. Nhờ đó, có thể củng cố được những kiến thức đã học,
đồng thời mở rộng tầm hiểu biết đối với thế giới xung quanh.
 Hoạt động vui chơi giải trí và phát triển: Tạo điều kiện để các em vui
chơi, giải trí, góp phần rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, nâng cao tinh thần

3


trách nhiệm, đồn kết, tình u thương bạn bè. Giúp các em rèn luyện thể chất,
có sức khỏe, óc thẩm mỹ, có nếp sống lành mạnh, biết giao tiếp ứng xử trong xã
hội.
 Hoạt động lao động và sáng tạo: Giúp thiếu nhi làm quen với lao động,
biết yêu lao động, yêu quý và tôn trọng thành quả lao động. Rèn luyện cho các
em kỹ năng tự phục vụ bản thân và gia đình, gắn bó với đời sống xã hội, với quê
hương đất nước, góp phần làm đẹp thêm quê hương, bước đầu hình thành cho
các em ý thức, thái độ và tác phong của người lao động tự giác, có kỷ luật và
sáng tạo.
 Hoạt động xã hội: Giúp các em thiếu nhi xây dựng những tình cảm tốt
đẹp, nâng cao ý thức trách nhiệm của lớp măng non đất nước trong thời kỳ mới,
hình thành cho các em đức hy sinh, lòng nhân ái, vị tha, ý thức chủ động tích
cực góp phần vào việc xây dựng cộng đồng, khơi dậy trong các em ý thức thực
hiện pháp luật, tham gia có hiệu quả cơng tác bảo vệ mơi trường, đảm baỏa an
tồn giao thơng, phịng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
 Hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế: Giúp thiếu nhi
rèn luyện kỹ năng giao tiếp, biết chia sẻ, thăm hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Tạo điều
kiện để các em hiểu biết thêm về tổ chức và hoạt động của các bạn thiếu nhi
quốc tế, nhất là thiếu nhi trong khu vực. Tăng cường tinh thần đoàn kết, hợp tác
ngày một tốt hơn của thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi thế giới.
Để có được những tiết chào cờ thành công, hết giáo viên tổng phụ trách phải
ln có ý tưởng mới, thay đổi hình thức và nội dung các buổi sinh hoạt mang
tính giáo dục cao này. Bên cạnh đó cần phải xác định rõ mục đích, ý nghĩa, yêu
cầu của mỗi tiết sinh hoạt dưới cờ để từ đó lựa chọn hình thức tổ chức và
phương pháp tiến hành phù hợp. Phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức
tổ chức các hoạt động để tăng tính hấp dẫn, tạo được sự bất ngờ trong các hoạt
động nhằm gây hứng thú cho học sinh.

4


Căn cứ vào kế hoạch năm học, chương trình cơng tác Đội và phong trào thiếu
năm học 2014-2015. Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động giáo dục kỹ năng sống,
giáo dục đạo đức trong nhà trường. Trong học kỳ vừa qua tôi đã phối hợp chặt
chẽ với chi đoàn giáo viên, lớp trực tuần cùng xây dựng giáo án, kế hoạch chi
tiết theo từng tuần, từng tháng để tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt Liên
đội dưới cờ đạt hiệu quả cao.

5


II. Giải quyết vấn đề:
1. Thực trạng của vấn đề:
1.1. Thuận lợi:
Liên đội Tiểu học đóng trên địa bàn phường với tổng số học sinh là 1.240
em. Học sinh phần lớn là con em cán bộ, công nhân, viên chức, số ít là con em
các gia đình bn bán vừa và nhỏ. Các em đều ngoan, lễ phép và có ý thức rèn
luyện, phấn đấu trong mọi lĩnh vực, có nhiều điều kiện thuận lợi để phong trào
thiếu nhi của Liên đội Tiểu học tiếp tục phát triển. Liên đội luôn nhận được sự
quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phịng Giáo dục và Đào tạo , Đảng ủy, UBND,
Đồn Thanh niên phường . Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo
nhà trường về điều kiện thời gian, kinh phí, cùng với sự giúp đỡ của Chi đoàn
giáo viên nhà trường và hơn cả là sự đồng tình, ủng hộ của các bậc cha mẹ học
sinh và sự phối hợp nhịp nhàng của giáo viên chủ nhiệm cùng các với toàn thể
cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Nhiều năm liền Liên đội duy trì và giữ vững danh hiệu là đơn vị xuất sắc
có nhiều thành tích trong cơng tác Đội và phong trào thiếu nhi. Cũng từ thành

tích ấy, Liên đội sẽ tiếp tục phát huy tốt để giữ vững các danh hiệu đã đạt được.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị như: nhà đa năng, các thiết bị âm thanh (âm
li, loa đài, míc), trống đội…. phục vụ cho hoạt động đội được nhà trường chú
trọng đầu tư xây dựng và mua sắm đầy đủ. Trường lớp khang trang đẹp đẽ.
1.2. Khó khăn
Đối tượng giáo dục là các em học sinh còn nhỏ, sự chủ động tham gia các
hoạt động cũng như tính tự chủ, độc lập chưa cao, ln phải có sự chỉ đạo,
hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô giáo. Một bộ phận nhỏ phu huynh, do nhận
thức còn hạn chế, chưa nhiệt tình cho con tham gia các hoạt động Đội.

6


Giáo viên Tổng phụ trách Đội tuổi nghề còn trẻ, lại là giáo viên kiêm
nhiệm, kỹ năng công tác đội còn chưa nhiều nên việc tổ chức các hoạt động Đội
còn nhiều hạn chế.
2. Các biện pháp giải quyết vấn đề
2.1.

Xây dựng các bước thực hiện chương hoạt động

2.1.1. Lập kế hoạch
Để đảm bảo kiến thức, thời gian, nguồn kiến thức, nguồn lực … để thực
hiện chương trình, Tổng phụ trách và giáo viên bộ mơn hoạt động ngồi giờ lên
lớp lên kế hoạch tổng thể cho chương trình cả năm học, thông qua ban giám hiệu
nhà trường.
Nội dung kế hoạch như sau:


Chương trình sinh hoạt chủ điểm từng tháng trong năm.




Thời gian thực hiện từng hoạt động trong tháng.



Nguồn kiến thức, một số trị chơi.



Cơng tác phối hợp các đồn thể trong nhà trường.



Dụ trù kinh phí giải thưởng cho học sinh trong từng tháng và cả

năm học.
2.1.2. Soạn thảo nội dung hoạt động
Đây là cơng việc rất khó khăn địi hỏi tổng phụ trách phải có kiến thức cơ
bản về tin học, sự chịu khó tìm tịi học hỏi, sự cẩn trọng trong sưu tầm và tổng
hợp nguồn kiến thức từ giáo viên, học sinh, các tạp chí, sách hoạt động ngoài
giờ, mạng internet, các sách tham khảo… tạo thành kho kiến thức chung cho
việc xây dựng chương trình hoạt động. Cụ thể:
7


 Sắp xếp kho kiến thức phải khoa học, theo thứ tự thời gian, theo chủ điểm,
chủ đề để phù hợp với chương trình, chủ điểm từng tháng của năm học.
 Lượng kiến thức, trò chơi phục vụ cho mỗi hoạt động phải phù hợp, không

nặng nề khiến học sinh nhàm chán, không quá dài thời gian làm cho quá tải tiết
chào cờ.
 Giao lưu kiến thức qua các thông tin của đơn vị bạn nhằm làm giàu thêm kho
kiến thức vui học của trường.
 Thường xuyên làm tốt công tác tư vấn với giáo viên bộ môn để đảm bảo
kiến thức vững chắc, tránh sai sót nhầm lẫn khiến học sinh có thể hiểu nhầm,
hiểu lệch.
2.1.3. Thực hiện chương trình
Như chúng ta đã biết, tiết sinh hoạt dưới cờ là một trong những tiết học
luôn gắn liền và hỗ trợ giáo dục các em học sinh rèn luyện đạo đức, tích cực
trong học tập….Và thực tế hiện nay tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần ở mỗi trường
thực hiện mỗi khác, đơi lúc lãng phí thời gian, khơng phát huy tác dụng giáo dục
cho học sinh, gây nhàm chán cho học sinh do thực hiện giáo án một cách khn
mẫu, máy móc
Để thực hiện có hiệu quả cơng tác tổ chức các hoạt động trong giờ chào
cờ cần phải xác định rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, yêu cầu. Nội dung các buổi
sinh hoạt Liên đội dưới cờ phải đảm bảo mục đích giáo dục, được thiết phù hợp
với tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học, dễ thực hiện, góp phần rèn luyện kỹ năng, hình
thành những thói quen có ích cho các em, góp phần củng cố, nâng cao kiến thức
mà các em đã được học ở trên lớp. Tổ chức giờ chào cờ phải đảm bảo tính trang
nghiêm, sinh động, hấp dẫn, gần gũi với học sinh, đồng thời phải đổi mới hình
thức tổ chức sinh hoạt dưới cờ như một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
mang tính giáo dục cao. Phải thường xuyên đổi mới nội dung, sáng tạo hình thức
8


tổ chức các hoạt động để tăng tính hấp dẫn, tạo được sự bất ngờ nhằm gây hứng
thú cho học sinh.
Trên cơ sở đã lập kế hoạch và soạn thảo nội dung hoạt động. Mỗi chương
trình chào cơ đầu tuần TPT đội phải soạn thảo như một tiết dạy trên lớp, hoạt

động chủ điểm theo từng tuần, từng tháng. Hướng dẫn và phân công từng việc
cho Ban chỉ huy Liên đội thực hiện như một phần bắt buộc trong chương trình,
xuyên suốt các buổi chào cờ đầu tuần. Nội dung của buổi sinh hoạt chào cơ
thường có các nội dung như sau:
 Chuẩn bị sân lễ và bàn ghế phục vụ những hoạt động cho tiết chào cờ: lớp
trực tuần hoàn thành trước 15 phút.
 Ổn định tổ chức: 2 Phút
 Nghi lễ chào cờ: 3 Phút
 Đánh giá chung và triển khai công tác trong tuần: 10 phút
Bao gồm thông qua điểm thi đua của các lớp trong trong tuần, trong
tháng. Tuyên dương những cá nhân tập thể xuất sắc, trao cờ luân lưu. Nhận xét
hoạt động trong tuần, đánh giá ưu khuyết điểm.
 Sinh hoạt theo chủ điểm: 25 phút.
2.2.

Nội dung chi tiết từng hoạt động

Nội dung giờ chào cờ gồm 2 phần chính:
 Phần thứ nhất: Nghi lễ: Thực hiện theo quy định chung.

9


Tranh 1: Các em học sinh làm lễ chào cờ đầu tuần
 Phần thứ hai: Tổ chức các hoạt động Đội: Tổ chức các hoạt động Đội
phải theo chủ đề, chủ điểm cụ thể. Nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động
đảm bảo đa dạng, bổ ích, gần gũi, thu hút được đông đảo học sinh hưởng ứng,
tham gia. Nội dung phải bám sát các chủ đề, chủ điểm của từng tuần, từng
tháng, các vấn đề mang tính thời sự và thực tiễn của xã hội.
Trường Tiểu học hoạt động giáo dục theo chủ điểm thường vào các

buổi chào cờ thông qua chủ điểm theo từng tháng. Chúng tôi thường lồng ghép
các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về pháp luật, đạo đức, kỹ năng sống, kiến
thức về văn hóa xã hội…cho học sinh thơng qua việc tổ chức các chương trình
văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu, các trị chơi….giữa học sinh các khối lớp.
Ngồi ra, chúng tơi con tổ chức mời các lực lượng xã hội như: Công
an, quân đội, hội Liên hiệp phụ nữ, hội cựu chiến binh, cán bộ đồn ở phường…
tham gia nói chuyện theo chủ đề, chủ điểm.
Xứng danh, tuyên dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất
sắc trong học tập, rèn luyện đạo đức và trong công tác đội. Nêu gương “Người
10


tốt, việc tốt” kèm theo các hình thức mang tính khích lệ như tuyên dương trước
cờ, tặng giấy khen, học bổng…
Việc tổ chức các hoạt động trong giờ chào cờ cần lưu ý nội dung, chủ đề sinh
hoạt phải đa dạng và được thay đổi thường xuyên, cần lựa chọn những chủ đề
được các em học sinh quan tâm, khuyến khích tối đa học sinh tham gia bày tỏ
quan điểm của mình trong các hoạt động.
Để chương trình hoạt động đi theo định hướng nhất định, người biên tập
chương trình cần biên soạn theo biên soạn theo chủ đề cụ thể nhằm tương tác
với môn Hoạt động NGLL do Bộ GD quy định. Tôi đã soạn thảo nội dung chi
tiết chương trình hoạt động từng tuần theo chủ điểm từng tháng. Tơi đã soạn
thảo nội dung chi tiết chương trình hoạt động từng tuần theo chủ điểm từng
tháng. Điển hình một số hoạt động như sau:
2.2.1. Chủ điểm tháng 9 : Mùa thu ngày khai trường
 Nội dung 1: Chúng em với an tồn giao thơng
Để hưởng ứng và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, Liên đội đã phối hợp
với Công an Thành phố, công an phường tổ chức nói chuyện, tun truyền vào
tháng 9 – tháng an tồn giao thông, nhằm tuyên truyền đến các em học sinh
cùng tìm hiểu về luật an tồn giao thơng và thực hiện tốt luật an tồn giao thơng,

đặc biệt là giao thông dưới cổng trường.

11


Tranh 2: Chú công an giao lưu với các em học sinh
Buổi nói chuyện thường chia làm 2 hoạt động lớn:
Hoạt động 1: Tun truyền về an tồn giao thơng
Các vị khách mời thơng qua tranh ảnh, video, màn hình chiếu … đã hướng
dẫn các em học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc chấp hành đúng luật an
toàn giao thông, hướng dẫn các em cách nhận dạng các loại biển báo. Gồm:
Biển chỉ dẫn, Biển cấm, Biển hiệu lệnh … Cách đội mũ bảo hiểm đúng …. Các
em học sinh rất hào hứng và trật tự lắng nghe bài giảng.
Hoạt động 2: Hiểu biết của em về an tồn giao thơng
Kết thúc bài giảng, để giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức, sẽ có một hệ
thống các câu hỏi cho các em học sinh. Các câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm
và trả lời câu hỏi. Cụ thể:
Câu 1: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc
giao thông?
A.
B.
C.
D.

Đi bên phải theo chiều đi của mình;
Đi đúng phần đường quy định
Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
Tất cả các ý trên
12



Câu 2: Tan học, bố đón em về nhà bằng xe máy. Đến ngã tư, đèn vừa
chuyển sang màu đỏ. Khi đó, bố con em sẽ phải làm gì?
 Học sinh 1: Khi đèn chuyển sang màu đỏ, bố em phải dừng xe trước vạch
kẻ trắng để nhường đường cho các xe ở làn đường khác.
 Học sinh 2: Bố con em phải dừng lại đợi cho đến khi đèn chuyển sang đèn
xanh mới được đi tiếp.
Câu 3: Khi đang đi bộ trên vỉa hè, đến lúc muốn sang đường, em cần làm
gì?
 Học sinh 1: Khi đang đi bộ trên vỉa hè, muốn sang đường, em phải đến
điểm vạch trắng cho người đi bộ, và đợi đèn xanh cho người đi bộ.
 Học sinh 2: Nếu khơng có điểm vạch trắng cho người đi bộ, em cần quan
sát hai bên đường, khi nào khơng có xe, hoặc ít xe qua lại, em sẽ cẩn thận sang
đường.
 Học sinh 3: Em sẽ nhờ người lớn ở gần đó đưa sang đường.
Câu 4: Buổi sáng, trên đường đến trường, em thấy các bạn trai lớp mình
đang đi xe đạp dàn hàng ba trên đường, vừa đi, các bạn vừa trêu đùa nhau.
Nếu là em, em sẽ làm gì?
 Học sinh 1: Khi đến lớp, em sẽ lại gần các bạn và khuyên các bạn rằng đi
dàn hàng 3 trên đường là rất nguy hiểm, gây cản trở giao thông.
 Học sinh 2: Em sẽ nói lại với cơ giáo để cơ giáo nhắc nhở các bạn.
 Học sinh 3: Em sẽ nhờ các bạn khác cùng góp ý để các bạn không đi hàng
3 trên đường.
Câu 5: Khi tham gia giao thơng, người lái xe có được phép uống bia rượu
hay khơng? Vì sao?
13


 Học sinh 1: Khi tham gia giao thông, người lái xe khơng được phép uống
rượu bia. Vì rượu bia làm người lái xe không tỉnh táo, dễ gây tai nạn giao thông.

 Học sinh 2: Người lái xe không được phép uống nhiều rượu bia, làm ảnh
hưởng tới quá trình lái xe, dễ gây tai nạn giao thơng.
 Nội dung 2: Chào hỏi thầy cô giáo
- Mục tiêu: Giáo dục học sinh ý thức chào hỏi khi gặpthầy cô và người lớn
tuổi.
- Hình thức: Thơng qua tình huống và những câu hỏi vấn đáp
- Cách tiến hành:
Tình huống 1: Hai bạn Nam, Kiên lớp 5A đang cùng chơi ở sân trường thì
cơ giáo Lan, cơ giáo chủ nhiệm lớp 5C đi qua.
Nam bảo: “A! Cơ Lan kìa, chúng mình ra chào cơ đi.”
Kiên kéo tay Nam nói nhanh:
- Ơ hay! Cơ Lan dạy lớp 5C, có dạy lớp mình đâu mà phải chào. Mình
chỉ chào những cơ giáo dạy mình thơi.
Câu hỏi 1: Nếu là Nam em sẽ làm gì?
 Học sinh 1: Nếu là Nam, em sẽ vẫn chạy lại chào cơ Lan. Sau đó, em giải
thích cho Kiên hiểu rằng các cơ dù khơng dạy mình, nhưng chúng mình vẫn tơn
trọng cơ vì cơ là người lớn và cô là cô giáo.
 Học sinh 2: Nếu là Nam, em sẽ giải thích cho Nam hiểu: Chúng mình phải
biết lễ phép, tôn sư trọng đạo, cô là cô giáo, dù khơng dạy mình nhưng cơ dạy
các anh chị mình, các bạn mình. Hơn nữa cơ là người lớn, mình phải tơn trọng
cơ. Có khó gì một lời chào đâu nào?
14


Câu hỏi 2: Theo em, khi gặp các thầy cô giáo và người lớn tuổi hơn chúng
mình cần làm gì?
 Học sinh 1: Theo em, khi gặp các thầy cô giáo và người lớn tuổi hơn,
chúng em cần chào hỏi lễ phép.
 Học sinh 2: Theo em, khi gặp các thầy cô giáo, chúng em cần đứng
nghiêm và chào: - Em chào thầy/ cơ giáo ạ! Hoặc Chúng em kính chào thầy cô

giáo ạ!
 Khi gặp người lớn tuổi hơn, chúng em chào: - Cháu chào bác ạ! – Cháu
chào cơ ạ! ….
Tình huống 2: Huệ, Linh và Bảo đang ngồi đọc bảo ở ghế đá. Thấy bác
Phúc, bác bảo vệ của trường đi ngang qua. Bảo liền bật dậy, hét thật to:
- Cháu chào bác Phúc ạ!
Bảo chào làm bác Phúc giật mình phải đưa tay lên vuốt vuốt ngực mấy cái
rồi mới quay lại mỉm cười, gật đầu với Bảo.
Thấy vậy, Linh nói: - Sao cậu lại chào to như vậy? Cậu sợ bác khơng nghe
tiếng sao?
Bảo nói: - Các cậu không biết sao? Chào hỏi phải chào thật lớn lên mới thể
hiện là mình ngoan.
Huệ nói:
- Theo mình, chỉ cần chào vừa đủ nghe thơi, đừng nói to quá, cũng
đừng nhỏ quá là được.
Câu hỏi: Theo em, Huệ và Bảo, ai nói đúng, ai nói chưa đúng?
 Học sinh 1: Theo em bạn Bảo làm vậy là chưa đúng, khi chào quá to, có
thể làm các bác giật mình, như vậy khơng thể hiện mình là người lễ phép.

15


 Học sinh 2: Em đồng ý với ý kiến của Huệ, chị chào hỏi người lớn, mình
chỉ cần nói giọng vừa phải thôi, đủ để các bác, các cô nghe thấy. Chào to quá
giống như la hét, chào nhỏ q có thể các bác, các cơ khơng nghe thấy.
2.2.2. Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan, học giỏi
 Nội dung 1: Giáo dục học sinh ngày lễ 15/10 và ngày 20/10
- Ngày 15/10/ 1956: Ngày truyền thống Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt
Nam.
Sau khi nước Việt Nam dân chủ Cộng Hồ ra đời, theo chỉ thị của Chủ tịch

Hồ Chí Minh ngày 27/3/1946 sắc lệnh số 37 được ban hành về việc thành lập
Nhà Thanh Niên và thể thao. Đồng thời Ban Thường Vụ Trung Uơng Đảng chỉ
thị cho Tổng Bộ Việt Minh chuẩn bị thành lập Đoàn Thanh Niên Việt Nam,
nhằm đáp ứng yêu cầu đoàn kết, tập hợp hạ tầng lớp thanh niên Việt Nam phục
vụ sự nghiệp “Kháng chiến toàn quốc”.
Với ý nghĩa mở rộng khối đại đoàn kết thanh niên, tăng thêm các thành
viên tập thể của mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên. Đại hội đại biểu toàn quốc
Liên Đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ II từ ngày 8 đến ngày 15/10/1956 tại
Thủ Đổ Hà Nội đã quyết định thành lập Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam
và ngày này hàng năm được xem là ngày truyền thống của Hội.
- Ngày 20/10/1930: Ngày Thành Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam.
Từ Nghị quyết đầu tiên về công tác vận động phụ nữ tháng 10/1939 đến
các Nghị quyết của Đảng về công tác Phụ nữ. Phụ nữ được coi là một tổ chức
quần chúng của Đảng. Qua các thời kỳ tổ chức phụ nữ có tên gọi khác nhau.
Đến tháng 4/1950 Đồn phụ nữ cứu quốc đã được họp nhật vào hội Liên Hiệp
Phụ Nữ Việt Nam. Ngày 20/10/1950, nhân dịp kỉ niệm lần thứ 50 ngày thành lập
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Nhà nước ta đã tặng huân chương Hồ Chí Minh
sao vàng cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
16


Hằng năm, ngày 20/10 là ngày nhằm tôn vinh vai trò của người Phụ nữ
xứng đáng với lời khen ngợi của Bác Hồ Phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang”.
 Nội dung 2: Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Giáo dục học sinh thông qua chương trình Phát Thanh
Măng Non.
Bao gồm các thơng tin câu hỏi về lịch sử và cuộc đời hoạt động cách
mạng của Bác từ khi đặt chân đến bến Nhà Rồng đến khi về lãnh đạo đất
nước đấu tranh giải phóng dân tộc và giây phút cuối đời của Bác. Những

thông tin và câu hỏi được đưa ra trong chương trình Phát thanh Măng non
diễn ra vào Phòng phát thanh của Liên Đội Trường Tiểu Học .
Câu 1: Bác Hồ đi tìm đường cứu nước trong bao nhiêu năm?
A. 28 năm

B. 29 năm

C. 30 năm

D. 32 năm

Câu 2: Tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra một tờ báo
với tên gọi thế nào?
A. Báo Cứu Quốc.
B. Báo Thanh niên.
C. Báo Tiền phong.
Câu 3: Bạn hãy cho biết những công việc đầu tiên của Bác khi về nước
năm 1941 là gì?
A. Quyết định thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất, mang tên
Việt Namđộc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh)
B. Xây dựng thí điểm các đồn thể cứu quốc
C. Xây dựng thí điểm các đồn thể cứu quốc và Quyết định thành lập
Mặt trận dân tộc thống nhất, mang tên Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt
là Việt Minh)
17


Câu 4: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ.
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Đoạn trích trên trong bài viết nào của Bác
Hồ?

A. “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường “(1945)
B. “Lời kêu gọi đầu năm học mới” (1947).
C. “Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp
đến”(1946).
Câu 5: Một trong 8 đoàn viên đầu tiên được tham gia tổ chức Hội Việt
nam cách mạng Thanh niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập tại Quảng
Châu- Trung Quốc có câu nói nổi tiếng “Con đường của thanh niên chỉ có
thể là con đường cách mạng và khơng thể là con đường nào khác”. Đó là ai?
A. Nguyễn Văn Trỗi

B. Lý Tự Trọng

C. Nguyễn Thái Bình

D. Võ Thị Sáu

Câu 6: Trước tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã tham gia những
hoạt động yêu nước nào ở tỉnh Thừa Thiên Huế?
B. Phong trào đấu tranh của công nhân.
C. Phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên.
A. Cuộc biểu tình chống thuế của nơng dân.
Câu 7: Để tránh cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp, Bác Hồ đã
tiến hành những hoạt động ngoại giao nào sau đây?
A. Ký Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) với Pháp
B. Ký bản tạm ước (14/9/1946) với Pháp
C. Gửi nhiều thư, điện cho Liên hợp quốc; Chính phủ Pháp; Tổng thống và
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; Tưởng Giới Thạch; gửi đến nhân dân và Chính phủ
nhiều nước trên thế giới để hiểu rõ thiện chí hồ bình của Việt Nam.
D. Cả A,B,C
Câu 8: Bạn hãy cho biết, trong 24 năm ở cương vị Chủ tịch nước Bác Hồ

đã ký lệnh tặng thưởng bao nhiêu Huân chương lao động cho cán bộ, nhân
dân Lào Cai?
18


A. 1 lần

B. 3 lần

C. 5 lần

D. 7 lần

Đáp án: B (3 Huân chương lao động gồm: xã Thanh Bình (Mường Khương),
xã Bản Phố (Bắc Hà), huyện Sa Pa)
Câu 9: Bạn hãy cho biết vào thời gian nào sau đây Đoàn ta được vinh
dự mang tên “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh”
A. 2/1970

B. 5/1975

C. 01/1976

D. 12/1976

Hoạt động 2: Giáo dục học sinh thông qua hoạt động tuyên truyền ngoại
khố.
Chào mừng ngày 20/10: Ngồi việc tổ chức cho học sinh biểu diễn một số
tiết mục văn nghệ chào mừng, tơi cịn cho 2 em học sinh làm MC dẫn chương
trình cùng giao lưu với các bạn nhằm ơn lại ngày Thành lập Hội liên hiệp Phụ

nữ Việt Nam thông qua việc đặt câu hỏi cho các bạn trả lời:
MC nữ: Chào mừng các bạn đến với buổi hoạt động ngoại khoá chào mừng
Ngày Phụ Nữ Việt Nam của Liên đội trường Tiểu học ngày hôm nay.
MC nam: Mời các bạn cùng tham gia trả lời các câu hỏi thú vị của chúng
mình nhé:
Câu 1: Các bạn học sinh thân mến! các bạn có biết hơm nay là ngày gì
khơng?
- Ngày 20/10 – Ngày phụ nữ Việt Nam.
Câu 2: Đố các bạn biết, ngày Phụ nữ Việt Nam ra đời vào năm nào?
- Ngày 20/10 /1930 .
Câu 3: Các bạn có biết ý nghĩa của ngày 20 tháng 10 là gì khơng?
- Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ,
được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm ở Việt Nam. Vào dịp này, phụ nữ
19


ở Việt Nam, cũng như tại các nơi khác trên thế giới, được nhiều người bày tỏ sự
quan tâm và tơn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa
hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng.
Câu 4: Bạn hãy kể tên những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam?
- Trả lời: Đảm đang, đức hi sinh, cần cù, chịu thương chịu khó, …
Câu 5: Đố các bạn biết 8 chữ vàng mà Bác Hồ kính yêu đã gửi tặng những
người phụ nữ Việt Nam?
- Trả lời: Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang
Câu 6: Bạn hãy kể tên những người phụ nữ nổi tiếng từng được ghi danh
trong sử sách nước ta?
Trả lời: Chị Võ Thị Sáu, Chị út Tịch, Chị Nguyễn Thị Minh Khai, Chị Trần Thị
Lý. Những tấm gương hy sinh anh dũng tuyệt vời của các mẹ ,các chị đã tô thắm
trang sử vàng chói lọi của dân tộc.
2.2.3. Chủ điểm tháng 11: Tơn sư trọng đạo

 Nội dung 1: Chúng em tìm hiểu về truyền thống Tơn sư trọng đạo
Thơng qua chương trình Phát thanh Măng non, Liên đội tuyên truyền tới các
bạn học sinh về truyền Thống Tôn sư trọng đạo vào mỗi buổi sáng truy bài hàng
ngày.
MC nữ: Cách đây 57 năm, kể từ ngày 30/8/1957 tại Thủ đô Ba Lan. Tổ chức
Liên hiệp Cơng đồn giáo giới Quốc tế đại diện cho hơn 10,5 triệu giáo viên trên
thế giới công bố một bản hiến chương các nhà giáo quyết định lấy ngày 20/11
hằng năm là ngày hiến chương các nhà giáo. Trong nội dung bản hiến chương đã
nêu rõ phương hướng và nhiệm vụ của các nhà giáo, phấn đấu cho một nền giáo
dục tiến bộ, dân chủ, khoa học, đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi khinh nghề
dạy học. Đặc biệt nêu cao nghề dạy học và những người dạy học.
MC nam: Cũng chính từ sự thay đổi đó, ngày 28/9/1982 Hội đồng bộ trưởng
nước ta có quyết định lấy ngày 20/11 hằng năm là ngày nhà giáo Việt Nam.
20


MC nữ: Ngày 20 tháng 11 năm 1982, là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta, và từ đó dến nay, đây là ngày
để học trị thể hiện tình cảm q mến, kính trọng với thầy giáo, cơ giáo – những
người đã dày công vun đắp cho chúng ta – những cây đời mãi mãi xanh tươi.
MC nam: Các bạn học sinh thân mến !
Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có truyền thống “ Tơn sư trọng đạo”, ngày nay
cũng vậy dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào của đất nước, Đảng và Nhà nước ta
luôn quan tâm và coi sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu.
MC nữ: Bởi vậy mới có câu thơ:
Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lơn khôn thế này
Công cha, áo mẹ chữ thầy
Làm sao cho bỏ những ngày ước ao”
MC nam: Vâng, cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta kiến thức. Là người, làm

sao chúng ta quên được công ơn sinh thành của cha mẹ, dưỡng dục của thầy cơ
MC: Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sơng của mẹ đường cày của cha
MC nam: Vâng, thầy cô là những chiến sĩ thầm lặng, ngày đêm miệt mài
góp nhặt kiến thức để vun tưới cho thế hệ mai sau được nở hoa, kết trái. Là
những con người vĩ đại, vững vàng trí lực ngày ngày chống chèo bao chuyến đò
đưa lữ khách qua sông mong cập bến bờ vinh quang.
MC nữ: Những công lao trời biển của thầy cô giáo làm sao chúng ta đền đáp
được. Vậy trong khơng khí hân hoan của toàn xã hội đang chào mừng kỷ niệm
32 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Chúng ta là thế hệ học trị
cần phải làm gì để tỏ lịng thành kính, tri ân đối với thầy cô giáo?
MC nam: Phải chăng, các bạn cần phải ra sức thi đua, rèn luyện trên mọi lĩnh
vực, cố công gắng sức trong học tập . Ở chi đội, cần xây dựng phong trào giúp
đỡ học tập như đôi bạn cùng tiến, giúp bạn vượt khó học tốt, đẩy mạnh phong
21


trào học tổ, học nhóm. Các bạn cần phấn đấu dành những con số điểm tốt thay
những bông hoa tươi thắm nhất kính dâng tặng q thây cơ.
 Nội dung 2: Bài ca tặng Thầy
Chào mừng ngày 20/11: Tôi tổ chức cho các em học sinh trong liên đội
cùng đi tìm Ơ chữ đặc biệt về ngày Nhà giáo Việt Nam. Để tìm ra ơ chữ
đặc biệt thì các em phải mở được các ơ chữ bí mật. Mỗi ơ chữ bí mật sẽ là
một câu hỏi có nội dung xoay quanh trường lớp, thầy cô giáo, bạn bè…Để
thu hút, khuyến khích các em học sinh tham gia và làm cho khơng khí
thêm sơi nổi hào hứng hơn, sau mỗi một câu hỏi tơi có chuẩn bị những túi
q nhỏ để thưởng cho các em đưa ra đáp án đúng. Nội dung các câu hỏi
như sau:

- Ô chữ thứ nhất : Gồm 8 chữ cái. Thầy cô giáo truyền đạt cho chúng ta những
gì?
TL: KIẾN THỨC
- Ơ chữ thứ hai : Gồm 10 chữ cái. Đối với học sinh cái gì được ví như ngơi nhà
thứ hai của mình ?
TL: NGÔI TRƯỜNG
- Ô chữ thứ ba : Gồm 7 chữ cái. Mình là một vật xuất hiện trong các lớp học,
mình thường có hình chữ nhật, to, thầy cơ dùng mình để giảng bài cho cac bạn?
đố biết mình là vật gì?
TL: CÁI BẢNG
- Ơ chữ thứ tư : Gồm 7 chữ cái. Để bạn bè trong lớp luôn yêu thương, giúp đỡ
lẫn nhau thì các em phải làm gì ?
TL: ĐỒN KẾT
- Ơ chữ thứ năm : Gồm 6 chữ cái. Những vật dụng này là người bạn thân thiết
của các em ở trong lớp ?
BÀN GHẾ
- Ô chữ thứ sáu : Gồm 8 chữ cái. Bài hát “Em yêu trường em” của nhạc sĩ nào ?
TL: HOÀNG VÂN
- Ô chữ thứ bảy : Gồm 5 chữ cái. Để cho tiết học được sơi nơỉ thì các em phải
22


phát biểu cái gì ? TL: Ý KIẾN
- Ơ chữ thứ tám : Gồm 8 chữ cái. Ở trên lớp, thầy cô giáo không thể thiếu vật
này khi giảng bài cho các em ? TL: VIÊN PHẤN
- Ô chữ thứ chín : Gồm 6 chữ cái. Đây là tên của một mơn học, mơn học này
dạy chúng mình cách cư xử, dạy chúng mình những điều hay lẽ phải trong cuộc
sống. TL: ĐẠO ĐỨC
- Ô chữ thứ mười : Gồm 10 chữ cái. Người ta ví những thầy cơ giáo như ai ?
NGƯỜI LÁI ĐỊ

Nội dung câu hỏi từ khố: Các em đã có các chữ cái được tơ màu đỏ trong ơ
chữ. Bây giờ các em hãy tìm từ khố trong có trong ơ chữ : Đây là một việc làm
của học sinh nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 !
Đáp án: TRI ÂN THẦY CÔ
Ô CHỮ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

 Nội dung 3: Giúp bạn vượt khó đến trường

23


Để phát huy tinh thần “Tương thân, tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”
ngoài việc phát động phong trào quyên góp, ủng hộ như: Phong trào mua tăm
ủng hộ người mù thành phố, phong trào quyên góp ủng hộ trung tâm người
khuyết tật Hà Nội, phong trào “ Áo ấm tặng bạn”, phong trào “Giúp bạn vượt
khó đến trường” nhằm quyên góp ủng hộ cho em học sinh trong trường mắc
bệnh hiểm nghèo…Tơi cịn củng cố, khắc sâu cho học sinh bằng việc kể những
câu chuyện về tấm gương sáng vượt lên số phận, điển hình là câu chuyện về
“Cậu bé viết bằng chân – Nguyễn Ngọc Ký”. Sau khi kể chuyện cho các em
nghe, tôi dùng phương pháp pháp vấn đưa ra một số câu hỏi để giúp các em học

sinh khắc sâu nội dung câu chuyện và mục đích giáo dục qua câu chuyện này:
Câu 1: Nhân vật chính của câu chuyện là ai?
Câu 2: Cậu bé Ký được kể là người như thế nào?
Câu 3: Cậu đã làm gì để vượt lên số phận của mình?
Câu 4: Em có suy nghĩ gì trước nghị lực phi thường của cậu bé?
Câu 5: Sau khi được nghe câu chuyện này, em có thái độ, suy nghĩ gì với
những người có số phận kém may mắn này?
Câu 6: Em nghĩ mình sẽ làm gì để giúp đỡ, chia sẻ với họ?
Qua hoạt động này tôi muốn giáo dục cho các em học sinh kỹ năng biết chia sẻ,
biết quan tâm giúp đỡ mọi người.
2.2.4. Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
 Nội dung 1: Tim hiểu về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
và ngày Quốc phòng tồn dân 22/12
- Các em tìm hiểu về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày
Quốc phòng tồn dân 22/12 thơng qua sách báo, các phương tiện truyền thông,
internet.
24


- Giáo dục các em lòng biết ơn, tự hào sâu sắc với các thế hệ cha anh đã hy
sinh xương máu của mình để bảo về hồ bình cho tổ quốc.
 Nội dung 2: Hành trình về nguồn: Tìm hiểu về lịch sử địa phương
- Các em học sinh tham gia tim hiểu về khu di tích lịch sử Đền Hùng, sưu
tầm tranh ảnh và các câu chuyện lịch sử.
- Mỗi em là một hướng dẫn viễn du lịch, giới thiệu cho các thầy cơ giáo về
khu di tích lịch sử đền Hùng
- Củng cố cho các em học sinh kiến thức lịch sử về khu di tích lịch sử cảu
địa phương
- Giáo dục các em lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước.
 Nội dung 3: Bố em làm Bộ đội.

Chào mừng ngày 22/12: Tôi tiến hành cho các em học sinh tìm hiểu về
ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng tồn
dân 22/12 cũng với hình thức pháp vấn đưa câu hỏi và học sinh trả lời.
Tơi cịn cho một em học sinh kể một câu chuyện ngắn nói về kỷ niệm và
tình cảm của một bạn nhỏ với bố mình là bộ đội. Để sinh động hơn, tôi
mời 2 em học sinh trong trường có bố là chiến sĩ làm nhiệm vụ ở biển đảo
Việt Nam lên giao lưu nói chuyện với các bạn học sinh về những khó
khăn của gia đình khi bố phải cơng tác xa nhà cũng như niềm tự hào về
người bố là chiến sỹ hải đảo.
Để giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong giờ sinh hoạt dưới
cờ tôi cũng đưa nội dung tuyên truyền về Biển đảo tới các thầy cô giáo và các
em học sinh trong trường nhằm cung cấp cho các em một số hiểu biết về kiến
thức địa lý, tự nhiên về biển đảo. Cũng trong giờ sinh hoạt này, Chi đoàn giáo
viên và Liên đội đã trao tặng 2 xuất quà cho 2 em học sinh có bố là chiến sỹ làm
nhiệm vụ ở biển đảo.
25


×