Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

KHẢO SÁT CHẾ PHẨM DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG AN THẦN TẠI QUẬN CÁI RĂNG CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.17 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MS: 7720201

KHẢO SÁT CHẾ PHẨM CÓ TÁC DỤNG
AN THẦN NGUỒN GỐC TỪ DƯỢC LIỆU
TẠI QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ NĂM 2018
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
THS. TRÌ KIM NGỌC

SINH VIÊN THỰC HIỆN
VÕ THỊ ÁNH NGUYỆT
MSSV: 16272041115
LỚP: LT CĐ-ĐH DƯỢC 11E

Cần Thơ, năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MS: 7720201

KHẢO SÁT CHẾ PHẨM CÓ TÁC DỤNG
AN THẦN NGUỒN GỐC TỪ DƯỢC LIỆU


TẠI QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ NĂM 2018
Cán bộ hướng dẫn
Ths. TRÌ KIM NGỌC

Sinh viên thực hiện
VÕ THỊ ÁNH NGUYỆT
MSSV: 16272041115
LỚP: LT CĐ-ĐH DƯỢC 11E

Cần Thơ, năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Sức khỏe là tài sản vô giá mà tọa hóa đã ban tặng mỗi con người. Khi khơng có sức
khỏe thì thành cơng gì cũng chỉ là hư vơ. Thế nên ngành chăm sóc sức khỏe là một
ngành khá quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào là không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp
đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Với lòng biết ơn sâu sắc
nhất, e xin cảm ơn quý thầy cô khoa Dược trường đại học Tây Đô, với vốn kinh
nghiệm và tâm huyết của mình đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho em trong
suốt thời gian học tập tại đây. Và đặc biệt em xin chân thành cám ơn cơ Trì Kim Ngọc
đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn em trong khoảng thời gian làm tiểu luận.
Bước đầu kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ, do đó khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của q thầy cơ để
kiến thức của em được hoàn thiện đồng thời khắc phục những mặt hạn chế của bản
thân để trở thành một người dược sĩ tốt trong tương lai. Quan trọng hơn hết phải có
phẩm chất đạo đức tốt, trách nhiệm cao, luôn trung thực, để phấn đấu vươn lên trong
nghề nghiệp sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !


Cần Thơ, ngày…… tháng …..năm 2018
Sinh viên ký tên

Võ Thị Ánh Nguyệt

3


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan:
1. Những nội dung trong bài tiểu luận này điều do em thực hiện dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của cơ Trì Kim Ngọc.
2. Mọi tham khảo dùng trong bài tiểu luận đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên
trang web, tên sách.
3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá, em hoàn toàn
chịu trách nhiệm.

Cần Thơ, Ngày ……….tháng ……..năm 2018
Sinh viên ký tên

Võ Thị Ánh Nguyệt

4


TÓM TẮT
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi chúng ta,bất kể vì nguyên nhân gì
nếu thường xuyên thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, công tác và an tồn. Nhịp sống
căng thẳng có thể khiến chúng ta ngủ không ngon giấc, hoặc làm việc trong thời gian

quá dài hay vui chơi quá mệt mỏi đều ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Có một
số bệnh và nguyên nhân tinh thần cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, phải chú
trọng giấc ngủ, bằng khơng chúng ta phải trả một giá đắt. Vì giấc ngủ là rất quan trọng
dối với sức khỏe con người.
Dưới đây là một số cây thảo dược có cơng dụng hữu hiệu giúp an thần gây ngủ: Cây
sen, lạc tiên, vong nem, táo ta...
Chữa bệnh bằng thảo dược là một trong những lựa chọn của nhiều người. Thảo dược
thiên nhiên có ưu điểm dễ tìm, lành tính. Chúng cịn được bào chế thành các bài thuốc
an thần với dược tính nhẹ, ít độc, ít tác dụng phụ ngoài ý muốn.
"Khảo sát chế phẩm có tác dụng an thần nguồn gốc từ dược liệu tại quận Cái Răng
Thành phố Cần Thơ" là đề tài được tiến hành bằng phương pháp khảo sát nhằm tìm
hiểu các chế phẩm có tác dụng an thần nguồn gốc thảo dược được kinh doanh trên địa
bàn.
Qua thời gian khảo sát kết quả thu được cho thấy 100% nhà thuốc, quầy thuốc được
khảo sát đều kinh doanh các chế phẩm có tác dụng an thần nguồn gốc từ dược liệu và
sự đa dạng về mẫu mã cũng như cơng ty sản xuất.
Từ đó cho thấy nhu cầu sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc dược liệu trong nhân dân
rất cao, là điều kiện để phát triển nuôi trồng, thu hái và chế biến dược liệu phục vụ nhu
cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

5


MỤC LỤC

6


DANH SÁCH BẢNG


7


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
HÌNH ẢNH CÂY DƯỢC LIỆU

8


MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển của nền công nghiệp hóa dược nhiều loại thuốc mới
rất phong phú nhưng đồng thời cũng xuất hiện nhiều tác dụng không mong muốn khi
dùng thuốc này do đó xu hướng của nhân dân nhiều nước trên thế giới đang ưa thích
trở lại dùng các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên.
Việt Nam trong vùng khí hậu nhiệt đới có nguồn dược liệu rất phong phú và đa
dạng nhiều cây thuốc mới chỉ được dùng theo kinh nghiệm dân gian hoặc chưa được
nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ. Mặt khác các phương tiện phục vụ cho việc
chiết xuất, phân lập các chất trong cây xác định cấu trúc hóa học cũng như việc thử tác
dụng sinh học ngày càng hiện đại tạo điều kiện cho việc nghiên cứu thu được kết quả
cao hơn.
Để góp phần nghiên cứu tiến tới tạo ra các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu sẵn
có trong nước phục vụ cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được chiết xuất
từ những dược liệu có tác dụng trên gan mật trong các cây dược liệu: Tâm sen, lạc
tiên, vong nem, bình vơi, ...
Dược chất tác dụng giúp an thần được tìm thấy nhiều trong các loại thảo dược,
dược liệu. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu bổ sung các dược chất có tác dụng an thần hiện
nay, các công ty dược đã nghiên cứu tạo ra các sản phẩm có tác dụng an thần có nguồn
gốc chiết xuất dược liệu từ tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Do đó, đề tài “Khảo sát chế phẩm có nguồn gốc an thần tại quận Cái Răng”
được nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể như sau:

1. Tìm hiểu về bệnh mất ngủ và một số dược liệu có tác dụng an thần
2. Khảo sát các chế phẩm có tác dụng an thần nguồn gốc từ dược liệu trên các
nhà thuốc, quầy thuốc ở địa bàn quận Cái răng, thành phố Cần thơ

9


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH MẤT NGỦ
Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo định kỳ, khi đó vận động và cảm giác được tạm
hỗn ở mức tương đối. Điều này được thể hiện bởi sự bất động của hầu hết các cơ bắp
và giảm các phản ứng với những kích thích bên ngồi.
Giấc ngủ có vai trị rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm
thấy khoẻ khoắn khi thức dậy... Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo
tuổi, thí dụ như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9 - 10 giờ mỗi
đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ
dưới 6 giờ mỗi đêm.
Mất ngủ thường có những biểu hiện sau đây:
- Khó vào giấc ngủ.
- Khó duy trì giấc ngủ
- Dậy quá sớm
- Ngủ dậy vẫn thấy mệt
- Tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ(mỗi lần 30 phút).
Tác hại của mất ngủ: nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém
linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý.
Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đểu ảnh hưởng đến khả năng làm việc/ học tập,
dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc ...( Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai
Hương, 2018)
Một số nguyên nhân gây mất ngủ:

1.1.1. Trầm cảm
Mất ngủ có thể được gây ra bởi các điều kiện tâm thần như trầm cảm . Đấu tranh tâm
lý có thể làm cho khó ngủ, bản thân chứng mất ngủ có thể mang đến những thay đổi về
tâm trạng, và sự thay đổi về hormone và sinh lý có thể dẫn đến cả vấn đề tâm thần và
mất ngủ cùng một lúc.
Vấn đề về giấc ngủ có thể là triệu chứng trầm cảm và nguy cơ mất ngủ trầm trọng cao
hơn nhiều ở những bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm nặng. Các nghiên cứu cho thấy mất
ngủ cũng có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng ”ien chứng trầm cảm.
Điều quan trọng cần biết là các triệu chứng trầm cảm (như năng lượng thấp, mất hứng
thú hoặc động lực, cảm giác buồn bã hoặc vơ vọng) và mất ngủ có thể được ”ien kết,
và người ta có thể làm cho người khác tồi tệ hơn. Tin tốt là cả hai đều có thể điều trị
bất kể cái nào đến trước. ( Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, 2018)

10


1.1.2. Lo âu
Hầu hết người lớn đã gặp một số khó ”hon khi ngủ vì họ cảm thấy lo lắng hoặc lo
lắng, nhưng đối với một số người, đó là mơ hình cản trở giấc ngủ một cách thường
xun. Các triệu chứng lo âu có thể dẫn đến mất ngủ bao gồm:
- Bị cuốn vào những suy nghĩ về các sự kiện trong quá khứ
- Lo lắng quá mức về các sự kiện trong tương lai
- Cảm thấy bị choáng ngợp bởi trách nhiệm
Một cảm giác chung của việc được nâng lên hoặc đánh giá q cao
Khơng khó để thấy lý do tại sao những triệu chứng lo âu nói chung này có thể gây khó
ngủ. Lo lắng có thể ”hon quan đến chứng mất ngủ khởi phát (khó ngủ) hoặc mất ngủ
duy trì (thức dậy vào ban đêm và không thể quay trở lại giấc ngủ). Trong cả hai trường
hợp, sự yên tĩnh và không hoạt động của đêm thường mang đến những suy nghĩ căng
thẳng hoặc thậm chí là nỗi sợ hãi khiến một người tỉnh táo.
Khi điều này xảy ra trong nhiều đêm (hoặc nhiều tháng), bạn có thể bắt đầu cảm thấy

lo lắng, sợ hãi hoặc hoảng loạn chỉ vì viễn cảnh khơng ngủ được. Đây là cách lo lắng
và mất ngủ có thể ni sống lẫn nhau và trở thành một chu kỳ nên được gián đoạn
”hong qua điều trị. Có những kỹ thuật nhận thức và cơ thể giúp người mắc chứng lo
âu lắng vào giấc ngủ và thực hành giấc ngủ lành mạnh tổng thể có thể cải thiện giấc
ngủ cho nhiều người mắc chứng lo âu và mất ngủ. ( Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai
Hương, 2018)
1.1.3. Lối sống
Mất ngủ có thể được kích hoạt hoặc duy trì bởi hành vi và kiểu ngủ của bạn. Lối sống
không lành mạnh và thói quen ngủ có thể tự tạo ra chứng mất ngủ (khơng có vấn đề
tâm thần hoặc y tế tiềm ẩn nào), hoặc chúng có thể làm cho chứng mất ngủ do vấn đề
khác trở nên tồi tệ hơn. ( Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, 2018)
1.1.4. Thức ăn
Một số chất và hoạt động, bao gồm cả mô hình ăn uống, có thể góp phần vào chứng
mất ngủ. Nếu bạn không thể ngủ, hãy xem lại các yếu tố lối sống sau đây để xem liệu
một hoặc nhiều có thể ảnh hưởng đến bạn:
Rượu là một thuốc an thần. Nó có thể khiến bạn ngủ thiếp đi ban đầu, nhưng có thể
làm gián đoạn giấc ngủ của bạn sau đó trong đêm.
Caffeine là một chất kích thích. Hầu hết mọi người hiểu sức mạnh cảnh báo của
caffeine và sử dụng nó vào buổi ”aff để giúp họ bắt đầu ngày mới và cảm thấy hiệu
quả. Caffeine ở mức độ vừa phải là tốt cho hầu hết mọi người, nhưng caffeine quá mức
có thể gây ra chứng mất ngủ. Một cuộc thăm dò của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia năm
2005 cho thấy những người uống bốn hoặc nhiều cốc / cốc đồ uống chứa ”affeine mỗi

11


ngày có nhiều khả năng hơn những người uống từ 0 đến 1 cốc mỗi ngày để trải qua ít
nhất một triệu chứng mất ngủ ít nhất một vài đêm tuần.
Caffeine có thể tồn tại trong hệ thống của bạn trong tám giờ, vì vậy các hiệu ứng sẽ
kéo dài. Nếu bạn bị mất ngủ, đừng tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống có caffeine quá

gần giờ đi ngủ.
Nicotine cũng là một chất kích thích và có thể gây mất ngủ. Hút thuốc lá hoặc các sản
phẩm thuốc lá gần với giờ đi ngủ có thể khiến bạn khó ngủ và ngủ ngon suốt đêm. Hút
thuốc có hại cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn hút thuốc, bạn nên dừng lại.
Những bữa ăn nặng gần với giờ đi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Thực
hành tốt nhất là ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Khi bạn ăn quá nhiều vào buổi tối, nó có thể
gây khó chịu và khiến cơ thể bạn khó ổn định và thư giãn. Thực phẩm cay cũng có thể
gây ợ nóng và cản trở giấc ngủ của bạn. ( Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương,
2018)
1.1.5. Não
Trong một số trường hợp, mất ngủ có thể do một số chất dẫn truyền thần kinh trong
não được biết là có liên quan đến giấc ngủ và sự tỉnh táo.
Có rất nhiều tương tác hóa học có thể có trong não có thể cản trở giấc ngủ và có thể
giải thích tại sao một số người dễ bị mất ngủ về mặt sinh học và dường như phải vật
lộn với giấc ngủ trong nhiều năm mà khơng có bất kỳ ngun nhân xác định nào ngay
cả khi họ làm theo lời khuyên về giấc ngủ lành mạnh. ( Bệnh viện tâm thần ban ngày
Mai Hương, 2018)
1.2. DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG AN THẦN
1.2.1 Cây Vông nem
1.2.1.1 Tên khoa học
Erythrina oriantalis (L.) Murr (Đỗ Tất Lợi,2004)
1.2.1.2 Họ
Đậu (Fabaceae) (Đỗ Tất Lợi,2004)

12


Hình 1.1 Cây Vơng nem (Cây thuốc q Hịa Bình, 2018)
1.2.1.3 Mô tả
Cây thân gỗ cao tới 10m, thân và cành có gai ngắn hình nón, cây phân nhánh nhiều.

Lá mọc so le có 3 chét hình tam giác, mép lá nguyên, lá chét ở giữa to hơn lá chét hai
bên và có chiều rộng lớn hơn chiều dài, lá thường rụng vào mùa khô. Hoa màu đỏ tươi
mọc thành chùm dày. Đài hình mo rách dọc tới gốc, ở đỉnh có 5 răng khơng rõ lắm,
tràng hoa xếp theo kiểu tiền khai cờ, cánh cờ to dài 4 – 9cm, rộng 2 -3cm; cánh thìa tự
do dài 1 – 1,5cm, rộng 0,4 – 0,6cm. Có 10 nhị, 9 nhị hàn liền, 1 nhị rời, xếp thành 2
vòng. Chỉ nhị màu tím đỏ. Bao phấn màu vàng, đính lưng có xẻ rãnh. Nhụy dài hơn
nhị và có núm nhụy. Cây có rất ít quả mặc dù có rất nhiều hoa. Quả loại đậu, thắt lại
giữa các hạt. Mỗi quả có 4 – 8 hạt. Hạt hình thận màu nâu hay đỏ. (Đỗ Tất Lợi,2004)
1.2.1.4 Phân bố
Cây vông nem mọc hoang và được trồng phổ biến khắp nơi ở nước ta. Cây còn mọc
nhiều ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Mỹ và chây Phi. Cây có nhiều ở Ấn Độ,
Myanma, Xrilanca, Indonesia, Campuchia và Lào. (Đỗ Tất Lợi,2004)
1.2.1.5 Bộ phận dùng
Lá, vỏ (Đỗ Tất Lợi,2004)
1.2.1.6 Thu hái
Lá được thu hái vào tháng 4 – 5, khi tiết trời khô ráo: Hái lấy lá bánh tẻ không bị sâu,
cắt bỏ cuống, đem phơi nắng thật nhanh rồi hong khô trong râm.

13


Vỏ thân thu hái vào tháng 5, bóc lấy vỏ cây có gai, cắt thành từng mảnh dài khoảng
60cm, rộng 30cm, phơi khô (Đỗ Tất Lợi,2004).
1.2.1.7 Bào chế
Dùng lá tươi phơi hoặt sấy khô hoặt vỏ thân phơi hay khô của cây vơng nem. (Đỗ Tất
Lợi,2004)
1.2.1.8 Thành phần hóa học
Lá, vỏ thân và hạt đều chứa alcaloid. Hàm lượng alcaloid toàn phần trong lá: 0,10,16%, vỏ thân là: 0,06 – 0,09%, hạt: 2%
Trong lá và thân alcaloid là erysotrin, erysodin, erysovin, erysonin, erythranin,
erysopin, erythrinin, erythralin. Trong hạt có erythralin và hypaphorin.

Ngồi ra trong lá vả vỏ thân cịn có saponin như mygarin; tanin, flavonoid. Trong hạt
có chất béo, protein và các chất vơ cơ. (Đỗ Tất Lợi,2004)
1.2.1.9 Cơng dụng
Lá có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ
huyết áp, co bóp các cơ, sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp.
Vỏ cây vơng nem có tác dụng khư phong thơng lạc, sát trùng, làm tê liệt, trấn tĩnh. (Đỗ
Tất Lợi,2004)

14


1.2.1.10 Cách dùng, liều dùng
Lá vông nem uống 5 – 10g/ngày, dạng thuốc sắc hay hãm hoặc dùng phối hợp với Lạc
tiên ở dạng cao lỏng. Vỏ vông nem Uống 5 – 10g/ngày, bằng cách sắc, tán thành bột
hoặc ngâm rượu. Dùng ngoài da trị ghẻ, ngứa. (Đỗ Tất Lợi,2004)
1.2.2 Cây Bình vơi
1.2.2.1 Tên khoa học
Stephania glabra (Roxb.) Miers. (Đỗ Tất Lợi. 2004)
1.2.2.2 Họ
Tiết dê Menispermaceae (Đỗ Tất Lợi. 2004)

Hình 1.2 Cây Bình vơi (Cây thuốc q Hịa Bình, 2018)
1.2.2.3 Mơ tả
Phần gốc thân phát triển thành củ to, có củ rất to, hình dáng thay đổi tuỳ theo nơi cù
phát triển, vỏ ngoài màu nâu đen, khi cạo vỏ ngồi có màu trắng xám. Hoặc đã thái
thành miếng to, nhỏ khơng đêu. có màu trang xám, vị đắng. (Đỗ Tất Lợi. 2004)
1.2.2.4 Phân bố
Các lồi bình vơi ở nước ta phân bố khá rộng trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Thường
gặp ở các vùng núi đá vôi: Tuyên Quang, Hồ Bình, Cao Bằng, Thanh Hố, Lâm
15



Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu… Một số loài thường chỉ gặp ở các vùng núi đất và biển
như S. pierrei, S. brachyandra, S. haianensis. Riêng loài S. pierrei Diels tập trung chủ
yếu ở các tỉnh ven biển Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận. (Đỗ Tất Lợi. 2004)
1.2.2.5 Bộ phận dùng
Rễ củ
1.2.2.6 Thu hái
Được thu hái, chế biến quanh năm, đào lấy củ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng,
phơi hay sấy khô. (Đỗ Tất Lợi. 2004)
1.2.2.7 Bào chế
Củ sau khi thu hái về, rửa sạch, cạo bỏ vỏ đen, tháo lát mỏng mang đi phơi hoặt sấy.
Ngày uống 3-6g dạng thuốc sắc. Có thể tán bột ngâm rượu 400 tỉ lệ một phần bột năm
phần rượu. Uống 5-10ml rượu/ngày, có thể thêm đường cho dể uống. (Đỗ Tất Lợi.
2004)
1.2.2.8 Thành phần hóa học
Củ chứa alcaloid với hàm lượng rất khác nhau từ vết đến 2,5% trong từng loài. Các
alcaloid là L-tetrahydropalmatin (rotundin), stepharin, roemerin, cycleanin. Cịn có
tinh bột, đường khử oxygen, acid malic, men oxydase. (Đỗ Tất Lợi. 2004)
1.2.2.9 Công dụng
An thần, tuyên phế. Chủ trị: Mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau dạ dày, ho nhiều đờm,
hen suyễn khó thờ (Đỗ Tất Lợi. 2004)
1.2.2.10 Cách dùng và liều dùng
Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc rượu thuốc. (Đỗ Tất Lợi.
2004)
1.2.3 Cây Lạc tiên
1.2.3.1 Tên khoa học
Passiflora foetida L. (Đỗ Tất Lợi. 2004)
16



1.2.3.2 Họ
Lạc tiên (Passifloraceae). (Đỗ Tất Lợi. 2004)

Hình 1.3 Cây Lạc tiên (Cây thuốc q Hịa Bình, 2018)

17


1.2.3.3 Mơ tả
Là một đoạn dây leo thân cỏ, có thể có lẫn hoa và quả. Thân và lá có nhiều lông.
Cuống lá dài 3 cm đen 4 cm. Phiển lá mỏng màu lục hay hơi vàng nâu, dài và rộng
khoảng 7 cm đến 10 cm, chia thành 3 thùy rộne. đầu nhọn. Mép lá có răng cưa nơng,
gốc lá hình tim. Lá kèm hình vẩy phát triển thành sợi mang lông tiết đa bào, tưa cuốn
ở nách lá. Qủa hình trứng dài 2-3cm, khi chin có màu vàng cam đến màu đỏ, có nhiều
hạt màu đen. (Đỗ Tất Lợi. 2004)
1.2.3.4 Phân bố
Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta, nhất là các tỉnh Hịa Bình, Thái Ngun, Bắc
Giang, Quảng Nam, Đà Nẵng. (Đỗ Tất Lợi. 2004)
1.2.3.5 Bộ phận dùng
Toàn cây gồm lá, dây và quả đều được dùng làm thuốc (Đỗ Tất Lợi. 2004)
1.2.3.6 Thu hái
Thu hoạch vào mùa xuân, hạ. (Đỗ Tất Lợi. 2004)
1.2.3.7 Bào chế
Cắt lấy dây, lá hoa lạc tiên thái ngắn. Dùng tươi hoặc đem đi phơi, sấy khơ (Đỗ Tất
Lợi. 2004)
1.2.3.8 Thành phần hóa học
Quả, hạt và lá chứa một chất không bền vững cho acid cyanhydric và aceton. Quả chín
có muối Ca, P, Fe. (Đỗ Tất Lợi. 2004)
1.2.3.9 Công dụng:

An thần, giải nhiệt, mát gan, suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, mất ngủ, ngủ mơ. (Đỗ
Tất Lợi. 2004)
1.2.3.10 Cách dùng và liều dùng
Ngày dùng từ 20 g đến 40 g, dạng thuốc sắc. Ngồi ra có thể uổng cao lịng, siro, rượu
thuốc với lượng tương ứng. Nên uống trước khi đi ngủ. (Đỗ Tất Lợi. 2004)
18


1.2.4 Cây Sen
1.2.4.1 Tên khoa học
Nelumbo nucifera Gaertn (Đỗ Tất Lợi,2004)

19


1.2.4.2 Họ
Sen (Nelumbonaceae) (Đỗ Tất Lợi,2004)

Hình 1.4 Cây Sen (Cây thuốc q Hịa Bình, 2018)
1.2.4.3 Mơ tả
Sen là một loại thực vật mọc dưới nước, thân rễ có hình trụ, mọc trong bùn thường
được gọi là ngó sen. Lá mọc lên khỏi mặt nước. Cuống của lá dài, có gai nhỏ. Phiến lá
hình khiên, to, đường kính khoảng 60-70cm có gân toả thành hình trịn. Hoa to, có
màu đỏ hồng hoặc trắng; đều lưỡng tính. Đài 3-5, và có màu lục. Tràng sen bao gồm
rất nhiều cánh màu hồng hoặc trắng một phần, những cánh bên ngồi cịn có màu lục
như lá và đài. Nhị nhiều, bao phấn 2 ô, nứt theo một kẽ dọc. Trung đới mọc dài ra
thành một phần hình trắng thường gọi là gạo sen dùng để ướp chè. Nhiều lá noãn rời
nhau đựng trong một đế hoa loe ra thành hình nón ngược gọi là gương sen hay liên
phịng. Mỗi lá nỗn có 1-2 tiểu nỗn. Quả (hay cịn gọi là hạt sen) chứa một hạt không
nội nhũ. Hai lá mầm dày. Chồi mầm (liên tâm) gồm 4 lá non gập vào phía trong. (Đỗ

Tất Lợi,2004)
1.2.4.4 Phân bố
Sen được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để ăn và dùng làm thuốc. (Đỗ Tất Lợi,2004)
1.2.4.5 Bộ phận dùng

20


Hạt Sen – Semen Nelumbinis là hạt còn màng lụa hồng bên ngồi, phơi khơ, cịn gọi là
liên nhục.
Quả Sen – Fructus Nelumbinis là quả già phơi khơ, cịn gọi là liên thạch.
Tâm Sen – Embryo Nelumbinis là chồi mầm phơi khơ, cịn gọi là liên tâm.
Tua Sen – Stamen Nelumbinis là nhị hoa, còn gọi là liên tu.
Lá Sen – Folium Nelumbinis, hái vào mùa hè và mùa thu, phơi khơ bỏ cuống.
Ngồi ra người ta cịn dùng gương sen tức là đế hoa gọi là liên phịng, ngó sen là thân
rễ gọi là liên ngẫu. (Đỗ Tất Lợi,2004)
1.2.4.6 Thu hái
Được thu hoạch vào mùa thu, các tháng 7-9. (Đỗ Tất Lợi,2004)
1.2.4.7 Bào chế
Điều chỉnh giảm nhỏ lửa trong bếp lị, đun nóng chảo rồi cho tâm sen vào sao, đảo đều
tay đến khi bề mặt tâm sen có màu vàng, ngửi thấy mùi thơm, bẻ thử thấy khô giịn,
bên trong có màu xanh lục là được (Đỗ Tất Lợi,2004)
1.2.4.8 Thành phần hóa học
- Hạt Sen chứa nhiều tinh bột (60%), đường raffinose, 1% chất đạm, 2% chất béo và
có một số chất khác như canxi 0,089%, phosphor 0,285%, sắt 0,0064%, với các chất
lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine.
- Tâm Sen có 5 alcaloid, tỷ lệ tồn phần là 0,89% - 1,06%, như liensinine,
isoliensinine, neferine; lotusine, motylcon, paline; cịn có nuciferin, bisclaurin
(alcaloid) và betus (base hữu cơ).
- Gương Sen có 4,9% chất đạm, 0,6% chất béo, 9% carbohydrat và một lượng nhỏ

vitamin C 0,017%.
- Tua nhị Sen có tanin.
- Lá Sen có tỷ lệ alcaloid tồn phần là 0,21-0,51%, có tới 15 alcaloid, trong đó chất
chính là nuciferin 0,15%; cịn roemerin coclaurin, dl-armepavin, O-nornuciferin
liriodnin, anonain, pronuciferin, còn các acid hữu cơ, tan vitamin C.
- Ngó Sen chứa 70% tinh bột, 8% asparagin, arginin, trigonellin, tyrosinglucose,
vitamin C, A, B, PP, tinh bột và một ít tanin. (Đỗ Tất Lợi,2004)
21


1.2.4.9 Công dụng
Dùng để chữa di tinh, mộng tinh, mất ngủ, tim hồi hộp. (Đỗ Tất Lợi,2004)
1.2.4.10 Cách dùng và liều dùng
Uống 4-10g tâm sen khô một ngày dưới dạng thuốc pha hoặc thuốc sắc, nếu muốn dễ
uống có thể thêm đường. (Đỗ Tất Lợi,2004)
1.2.5 Cây Táo ta
1.2.5.1 Tên khoa học
Ziziphus mauritiana (Đỗ Tất Lợi, 2004)

22


1.2.5.2 Họ
Táo (Rhamnaceae) (Đỗ Tất Lợi, 2004)

Hình 1.5 Cây táo ta ( Cây thuốc q Hịa Bình, 2018)
1.2.5.3 Mơ tả
Là một cây nhỏ,có gai, cành thõng xuống. Lá hình bầu dục ngắn hơi thon dài; mặt trên
xanh lục và nhẫn, mặt dưới có lơng, mép có gân cưa, có 3 gân dọc theo chiều lá. Hoa
trắng, mọc thành xim ở khẽ lá, trục chính 3.7mm . quả hạch có vỏ quả ngoài nhẫn,

màu vàng xanh, vỏ quả giửa dày, vị ngọt, hạch cứng xù xì. Đập hạch ra sẽ dược nhân
hạt táo, phơi khô gọi là táo nhân. (Đỗ Tất Lợi, 2004)
1.2.5.4 Phân bố
Được trồng khắp nơi trong nước ta để lấy quả ăn (Đỗ Tất Lợi, 2004)
1.2.5.5 Bộ phận dùng
Nhân (chính là hạt táo), lá, quả, vỏ cây (Đỗ Tất Lợi, 2004)
1.2.5.6 Thu hái
Vào tháng 2-3. (Đỗ Tất Lợi, 2004)
1.2.5.7 Bào chế
Vào tháng 2-3 hái quả về, bỏ thịt lấy hạch xay ra được nhân, phơi hay sấy khô. Khi
dùng để dống hay sao đen. Nếu dùng sống phải dùng liều thấp (Đỗ Tất Lợi, 2004)
23


1.2.5.8 Thành phần hóa học
Trong táo nhân có 2 loại phytosterol, thành phần chủ yếu là axit betulinic tinh thể hình
phiến. Ngồi ra cịn có nhiều vitamin C. Trong lá táo có rutin và quexetin. (Đỗ Tất Lợi,
2004) (Đỗ Tất Lợi, 2004)
1.2.5.9 Cơng dụng
Vị thuốc có tác dụng trấn tĩnh và gây ngủ rõ rệt, toan táo nhân có vị ngọt, tính bình,
vào 4 kinh tâm, can, đởm và tỳ. Có tác dụng bổ can, đởm, định tâm. an thần. Dùng
chữa hư phiền không ngủ được, hồi hộp hay quên, tân dịch ít, miệng khơ, người yếu ra
nhiều mồ hơi. Những người có thực tà, uất hoả khơng dùng được. (Đỗ Tất Lợi, 2004)
1.2.5.10 Cách dùng và liều dùng
Người lớn uống 15-20 hạt (tương đương với 0,8g - l,8g) thì có cơng hiệu. Dùng q
liều có thể bị trúng độc và mất tri giác, hôn mê. Nếu dùng liều cao (6 - 15g) như các
sách cổ, cần sao đen đi vì sao đen có lẽ là một hình thức để giảm chất độc đi.
1.2.6 Cây Long nhãn
1.2.6.1 Tên khoa học
Euphoria longan (Lour.) Steud ( Đỗ Tất Lợi 2004 )

1.2.6.2 Họ
Bồ hòn (Sapindaceae) ( Đỗ Tất Lợi 2004 )

24


Hình 1.6 Cây Nhãn ( Cây thuốc q Hịa Bình, 2018)
1.2.6.3 Mơ tả
Cây cao 5–10 m. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi
quanh năm. Lá kép hình lơng chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7–20 cm,
rộng 2,5–5 cm. Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm
ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ơ. Quả trịn có vỏ ngồi
màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. ( Đỗ Tất
Lợi 2004 )
1.2.6.4 Phân bố
Nhãn được trồng nhiều ở Việt Nam, nhất là tỉnh Hưng Yên, miền Hoa Nam, Thái
Lan, Ấn Độ, và Indonesia. ( Đỗ Tất Lợi 2004 )
1.2.6.5 Bộ phận dùng
Vị thuốc là áo hạt (thường gọi là cùi) đã chế biến khô của quả cây Nhãn. ( Đỗ Tất Lợi
2004 )
1.2.6.6 Thu hái
Mùa quả vào tháng 7-8 ( Đỗ Tất Lợi 2004 )

25


×