Tải bản đầy đủ (.docx) (197 trang)

Thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----o0o-----

PHAN THỊ ĐỊNH

THÍCH ỨNG TÂM LÝ VỚI TÁI HỊA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA
NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA
VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 9.31.04.01

Hà Nội – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----o0o-----

PHAN THỊ ĐỊNH

THÍCH ỨNG TÂM LÝ VỚI TÁI HỊA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA
NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA
VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 9.31.04.01


Người hướng dẫn khoa học:
PGS, TS. Nguyễn Đức Sơn
TS. Hoàng Anh Phước

Hà Nội – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên
cứu trong luận án là trung thực và chưa từng cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào khác.
Tác giả luận án

Phan Thị Định


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Đức Sơn và TS Hoàng Anh
Phước đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tơi, động viên tơi trong suốt q trình học
tập và nghiên cứu luận án. Nhờ sự giúp đỡ, chỉ dạy sát sao, luôn đưa ra các yêu cầu cao
về chất lượng và tiến độ nghiên cứu mà tôi đã nỗ lực để hồn thành luận án của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm khoa Tâm lý- Giáo dục và
tập thể các thầy, cô, giảng viên khoa Tâm lý- Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
cùng các thầy cơ giáo trong và ngồi khoa đã quan tâm, giúp đỡ và có những ý kiến đóng
góp q báu cho nghiên cứu của tơi.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân; Các đồng
chí lãnh đạo đạo khoa Tâm lý đã tạo điều kiện, hỗ trợ và giúp đỡ, động viên, khuyến
khích tơi trong thời gian tơi làm luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và hỗ trợ tận tâm của các đồng
nghiệp, các đồng chí Cảnh sát khu vực, Cảnh sát Quản lý hành chính, Hiệu trưởng trường

Giáo dưỡng số 2, số 3, các đồng chí thuộc Cục Cảnh sát Quản lý Trại giam, cơ sở giáo
dục bắt buộc và trường giáo dưỡng, các anh/chị làm công tác xã hội ở các địa phương tôi
làm khảo sát, các em đã chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo
dưỡng về địa phương cư trú, trung tâm dạy nghề nhân đạo KOTO đã hỗ trợ, giúp đỡ và
hợp tác với tôi khi tiến hành điều tra, thu thập số liệu cũng như quan sát, phỏng vấn và có
những hoạt động trải nghiệm thực tế tại đây.
Tơi cũng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến những người bạn đã chia sẻ, động viên,
hỗ trợ tơi khi gặp khó khăn trong nghiên cứu cũng như trong cuộc sống; giúp tôi vững
tâm thực hiện nghiên cứu như mong muốn của mình.
Bản thân tơi nhận thấy kinh nghiệm nghiên cứu của mình cịn hạn chế do đó đề tài
của tơi khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi kính mong được các thầy, cơ và đồng
nghiệp đóng góp ý kiến của mình để tơi hồn thiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn


NHỮNG TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Từ, cụm từ
An ninh Quốc gia
Biện pháp xử lý hành chính
Cảnh sát khu vực
Cảnh sát quản lý hành chính
Độ lệch chuẩn
Điểm trung bình
Trật tự an tồn xã hội
Trường Giáo dưỡng

Được viết tắt thành
ANQG
BPXLHC
CSKV

CSQLHC
ĐLC
ĐTB
TTATXH
TGD

MỤC LỤC
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
NHỮNG TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Trang

i
ii
iii


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG TÂM LÝ VỚI TÁI HỊA NHẬP

iv
v
vi
1
8


CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG BIỆN PHÁP XỬ LÝ
HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Hướng nghiên cứu sự thích ứng về nghề nghiệp, thích ứng lao động
1.1.2. Hướng nghiên cứu sự thích ứng với mơi trường văn hóa, thích ứng xã

8
8
10

hội
1.1.3. Nghiên cứu về thích ứng với tái hịa nhập cộng đồng
1.2. Lý luận về tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp

15
20

xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
1.2.1. Người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo

20

dưỡng
1.2.2. Một số đặc điểm tâm lý của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành

22

chính đưa vào trường giáo dưỡng
1.2.3. Khó khăn của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào


24

trường giáo dưỡng
1.2.4. Tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành

26

chính đưa vào trường giáo dưỡng
1.3. Lý luận về thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp

30

hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
1.3.1. Khái niệm thích ứng tâm lý
1.3.2. Thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong

30
41

biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
1.3.3. Biểu hiện và mức độ thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của

44

người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
1.4. Các yếu tố ảnh hướng đến thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của

47


người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
1.4.1. Các yếu tố thuộc về chủ quan
1.4.2. Các yếu tố thuộc về khách quan
Tiểu kết chương 1
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

47
49
51
53
53
53


2.1.2. Khách thể nghiên cứu
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận
2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn
2.2.3. Giai đoạn viết và hoàn thành luận án
2.3. Các phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
2.3.4. Phương pháp quan sát
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
2.3.6. Phương pháp thống kê toán học
2.3.7. Phương pháp chuyên gia
2.3.8. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, lý lịch

2.4. Phân tích các yếu tố dự báo ảnh hưởng thích ứng tâm lý với tái hịa nhập

53
55
55
56
57
57
57
58
61
62
62
63
67
68
68

cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào
trường giáo dưỡng
Tiểu kết chương 2
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ THÍCH ỨNG TÂM

70
71

LÝ VỚI TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG
BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
3.1.Thực trạng thích ứng tâm lý với tái hịa nhập cộng đồng của người chấp


71

hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
3.1.1. Đánh giá chung
3.1.2. Thực trạng thích ứng tâm lý với tái hịa nhập cộng đồng của người chấp

72
74

hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng về mặt nhận
thức
3.1.3. Thực trạng thích ứng tâm lý với tái hịa nhập cộng đồng của người chấp

83

hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng về mặt thái độ
3.1.4.Thực trạng thích ứng tâm lý với tái hịa nhập cộng đồng của người chấp

93

hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng về mặt hành vi
3.1.5. Tương quan giữa các thành phần thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng

106

đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo
dưỡng
3.1.6. So sánh mức độ thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người
chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng theo


109


một số biến nhân khẩu học
3.2. Các yếu tố dự báo ảnh hưởng thích ứng tâm lý với tái hịa nhập cộng đồng

117

của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
3.2.1. Các yếu tố gắn với cá nhân dự báo thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng

118

đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo
dưỡng
3.2.2. Các yếu tố gắn với môi trường (khách quan) dự báo ảnh hưởng thích ứng

134

tâm lý với tái hịa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý
hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
3.2.3. Tổng hợp mơ hình các yếu tố dự báo ảnh hưởng thích ứng tâm lý với tái

145

hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa
vào trường giáo dưỡng
3.3. Nghiên cứu trường hợp thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của
người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
3.3.1. Trường hợp thích ứng tâm lý ở mức độ cao

3.3.2. Trường hợp thích ứng tâm lý ở mức độ thấp
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TÂM LÝ HỌC
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

148
148
152
155
157
161
162
169


DANH MỤC BẢNG
Nội dung
Bảng 2.1
Mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng 2.2
Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của thang và tiểu thang đo
Bảng 2.3
Mức độ thích ứng thể hiện ở các mặt biểu hiện
Bảng 3.1
Mức độ thích ứng tâm lý
Bảng 3.2
Thực trạng thích ứng nhận thức
Bảng 3.3

Thực trạng thích ứng nhận thức với hoạt động học tập
Bảng 3.4
Thực trạng thích ứng nhận thức với hoạt động lao động
Bảng 3.5
Thực trạng thích ứng thái độ trong quan hệ xã hội
Bảng 3.6
Thực trạng thích ứng thái độ trong sinh hoạt
Bảng 3.7
Thực trạng thích ứng thái độ trong hoạt động học tập
Bảng 3.8
Thực trạng thích ứng thái độ trong hoạt động lao động
Bảng 3.9
Thực trạng thích ứng hành vi trong quan hệ xã hội
Bảng 3.10 Thực trạng thích ứng hành vi trong sinh hoạt
Bảng 3.11
Thực trạng thích ứng hành vi trong hoạt động học tập
Bảng 3.12 Thực trạng thích ứng hành vi trong hoạt động lao động
Bảng 3.13 Tương quan giữa các khía cạnh thích ứng tâm lý
Bảng 3.14 So sánh mức độ thích ứng tâm lý
Bảng 3.15a Dự báo từng yếu tố thuộc về chủ quan tác động tới thích ứng tâm lý
Bảng 3.15b Dự báo các yếu tố thuộc về chủ quan tác động tới thích ứng tâm lý
Bảng 3.16a Dự báo từng yếu tố thuộc về khách quan tác động thích ứng tâm lý
Bảng 3.16b Dự báo từng yếu tố thuộc về khách quan tác động thích ứng tâm lý
Bảng 3.17 Tổng hợp mơ hình các yếu tố dự báo

DANH MỤC HÌNH

Trang

53

63
63
72
76
78
80
87
87
89
91
96
96
99
101
106
110
119
127
135
142
146


Hình 1.1

Nội dung
Mơ hình thích ứng tâm lý với tái hịa nhập cộng đồng của người chấp 50

Hình 3.1
Hình 3.2

Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7

hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
Biểu đồ phân bố theo mức độ thích ứng tâm lý
Biểu đồ theo mức độ điểm trung bình thích ứng tâm lý
Biểu đồ phân bố điểm trung bình thích ứng về mặt nhận thức
Biểu đồ điểm trung bình thích ứng về mặt thái độ
Biểu đồ phân bố điểm trung bình thích ứng về mặt thái độ
Biểu đồ điểm trung bình thích ứng về mặt hành vi
Biểu đồ phân bố điểm trung bình thích ứng về mặt hành vi

71
73
75
84
86
94
95

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi loại hoạt động đều tiến hành theo phương thức và nội dung khác nhau, mỗi
cộng đồng xã hội có chuẩn mực xã hội riêng đòi hỏi con người phải tiếp thu tri thức, hình


thành kỹ năng kỹ xảo mới, biến đổi bản thân về các mặt nhận thức, thái độ, hành vi cho

phù hợp với cộng đồng và hoạt động có hiệu quả. Trong Tâm lý học gọi đó là thích ứng
tâm lý. Thích ứng tâm lý là khả năng và phương thức đặc thù để con người có thể tồn tại
và phát triển trong xã hội luôn biến đổi và nhiều thách thức. Thích ứng giúp con người
vượt qua những khó khăn, đạt được mục tiêu đã đề ra.
Với mọi người trong xã hội, thay đổi mơi trường sống đã khó khăn, đối với người
chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD trở về tái hịa nhập cộng đồng lại càng
khó khăn. Họ gặp khó khăn từ gia đình đến xã hội, từ tâm lý đến điều kiện kinh tế, từ vị
thế đến vai trị xã hội [32,tr.48]. Các em khó khăn trong giao tiếp đời thường với cả chính
những người mà trước đây theo họ là “khá thân”, khó khăn trong việc tiếp cận tri thức và
lao động. Về lý luận, đây là giai đoạn có nhiều xáo trộn về mặt tâm lý, đang định hình
nhân cách [27, tr.381]; lại là đối tượng đã thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội do
tâm lý tiêu cực điều khiển nên khi trở về chấp hành theo những chẩn mực xã hội gặp
nhiều khó khăn. Về thực tiễn, những người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào
TGD khi trở về địa phương gặp rất nhiều trở ngại khi gia nhập vào các nhóm xã hội một
phần do tự ti, mặc cảm; một phần là sự kỳ thị của cộng đồng người sống xung quanh
[39,tr.54].
Hướng tới sự thích ứng với hoạt động và môi trường sống, mỗi cá nhân phải hình
thành và rèn luyện những thuộc tính tâm lý cá nhân đảm bảo sự phù hợp với những yêu
cầu và đòi hỏi của một hoạt động và chuẩn mực của cộng đồng nhất định.
Tại các trường giáo dưỡng, dưới sự quản lý, tác động giáo dục, cảm hóa của cán
bộ giáo viên và chương trình giáo dục, học sinh thường xuyên được quan tâm, bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục đặc biệt, giúp họ nhận rõ và sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh về
thể chất và tinh thần, phấn đấu trở thành cơng dân có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo
pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, sớm hịa nhập cuộc sống bình thường trong mái
ấm gia đình và cộng đồng xã hội [44,tr.36]. Tuy nhiên, sau khi chấp hành xong biện pháp
xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng nhiều em vẫn luôn thường trực một tâm lý
tự ti, mặc cảm và "bất cần", sẵn sàng tái phạm trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Theo kết quả thống kê của Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, Cơ sở giáo dục bắt
buộc, trường giáo dưỡng từ năm 2015 đến hết ngày 30/11/2019, tổng số người chấp hành



xong biện pháp XLHC đưa vào TGD trở về tái hịa nhập cộng đồng là 6.970 người [43],
trung bình mỗi năm có 1.394 người trở về cộng đồng. Đây là một bộ phận công dân
"tương lai" của đất nước, bộ phận cơng dân này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực
đến tình hình ANTT nơi họ trở về cư trú, sinh sống. Vì vậy, tái hịa nhập cộng đồng cho
người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD trong những năm qua đã, đang
được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định. Thực tiễn triển khai cơng tác này
cịn nhiều khó khăn, bất cập: tổ chức bộ máy của các cơ quan được giao nhiệm vụ trách
nhiệm giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa
vào TGD đang trong quá trình xây dựng, củng cố, nhất là ở cơ sở chưa được hoàn thiện;
sự phối hợp giữa cơ quan chưa chặt chẽ [32, tr.46], xã hội cịn có định kiến, kỳ thị, phân
biệt đối xử… Đây chính là một trong những lý do cản trở quá trình tái hịa nhập cộng
đồng dẫn đến tình trạng tái phạm ở người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính
đưa vào trường giáo dưỡng. Thực tế trong tổng số 1.040 người chấp hành xong biện pháp
XLHC đưa vào TGD đã có 636 người tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật, bị xử lý hình
sự và xử lý hành chính [44,tr.7]. Do đó, giúp cho người chấp hành xong biện pháp xử lý
hành chính đưa vào trường giáo dưỡng tái hịa nhập cộng đồng xã hội, thích ứng với môi
trường sống vừa "cũ" vừa "mới" đối với họ là hoạt động phịng ngừa có “địa chỉ”, phịng
ngừa trực tiếp nhất, có ý nghĩa trong phịng ngừa tội phạm, tái phạm tội.
Từ những lí do trên, tác giả chọn nghiên cứu: “Thích ứng tâm lý với tái hịa nhập
cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo
dưỡng” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người
chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD, từ đó xây dựng khung lý luận về vấn đề
và đưa ra một số khuyến nghị nâng cao sự thích ứng tâm lý.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ và biểu hiện thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp
hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng.

3.2. Khách thể nghiên cứu


168 Người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường Giáo
dưỡng.
30 người làm cơng tác quản lý, giáo dục người chấp hành xong BPXLHC đưa vào
TGD ở các địa phương nơi họ về sinh sống như: Cảnh sát khu vực, cán bộ Hội phụ nữ,
người thân của họ.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, người chấp hành xong BPXLHC đưa vào TGD về địa phương sinh sống
thích ứng với cuộc sống tại các cộng đồng xã hội chưa cao, biểu hiện ở các mặt nhận
thức, thái độ, hành vi qua các hoạt động học tập, lao động, quan hệ xã hội và sinh hoạt
thường ngày. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác giả nghiên cứu đã xếp vào nhóm những yếu
tố thuộc về chủ quan và nhóm những yếu tố thuộc về khách quan.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng khung lý luận về thích ứng, tái hịa nhập cộng đồng và các biểu
hiện của thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp
XLHC đưa vào TGD .
5.2. Nghiên cứu thực trạng biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích
ứng với tái hịa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào
TGD.
5.3. Đề xuất một số gải pháp về tâm lý học nhằm nâng cao sự thích ứng với tái hịa
nhập cộng đồng của người chấp hành xong BPXLHC đưa vào TGD.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu thích ứng tâm lý như là quá trình chủ động, biến đổi bản thân
cá nhân để có được sự cân bằng với mơi trường sống. Do vậy, đề tài nghiên cứu mức độ
và biểu hiện thích ứng tâm lý với tái hịa nhập cộng đồng ở người chấp hành xong biện
pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng thông qua các mặt: nhận thức, thái độ,
hành vi và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng đó.

6.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu trong 4 năm 2017 - 2020.


7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
- Ngun tắc phát triển
Thích ứng với tái hịa nhập cộng đồng của người đã chấp hành xong biện pháp xử
lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng được xem như là một phạm trù thay đổi trong
từng giai đoạn từ khi họ chấp hành xong Quyết định xử lý hành chính đưa vào trường
giáo dưỡng về sinh sống tại địa phương.
- Nguyên tắc hoạt động
Đề tài được tiến hành phân tích thực tiễn, xuất phát từ quan điểm cho rằng tâm lý
con người được hình thành trong hoạt động và giao tiếp và có nguồn gốc từ mơi trường
sống. Mà thích ứng là một tất yếu đối với người đã chấp hành xong biện pháp xử lý hành
chính đưa vào trường giáo dưỡng tái hòa nhập cộng đồng xã hội. Do đó, muốn tìm hiểu
rõ về thích ứng trong q trình tái hịa nhập cộng đồng của người đã chấp hành xong
Quyết định xử lý hành chính phải nghiên cứu thông qua hoạt động thực tiễn của họ.
- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống
Con người là một thực thể xã hội nên hành vi của họ chịu sự chi phối, ảnh hưởng
của nhiều yếu tố khác nhau- yếu tố tâm lý cá nhân và yếu tố xã hội. Khi nghiên cứu thích
ứng trong q trình tái hịa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý
hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, chúng tôi luôn đặt trong mối quan hệ với mơi
trường, với nhóm xã hội mà họ tham gia với tư cách thành viên.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
Để xác định nội dung các khái niệm cơ bản, hình thành giả thuyết khoa học, khái
quát kết quả thu được từ các phương pháp cụ thể khác, xây dựng mơ hình lý luận của đề
tài nghên cứu chúng tơi tiến hành sưu tầm, đọc, phân tích, tổng hợp hóa và khái qt hóa
những lý thuyết, những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước được đăng tải trên các

sách, báo, tạp chí về những vấn đề liên quan đến thích ứng ở người đã chấp hành xong
biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng trong q trình tái hịa nhập cộng
đồng.


7.2.2. Phương pháp quan sát
Đề tài sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp từ các hoạt động sống của người
chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD qua các hoạt động học tập, lao động,
quan hệ xã hội và sinh hoạt.
7.2.3. Phương pháp chuyên gia
Trong khuôn khổ luận án, phương pháp chuyên gia được sử dụng cả trong nghiên
cứu lý luận nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh
vực tâm lý học và giáo dục đối tượng đã chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa
vào trường giáo dưỡng về nội dung nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận án.
7.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng mức
độ thích ứng của người đã chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường
giáo dưỡng trong q trình tái hịa nhập cộng đồng; mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới
q trình thích ứng của họ. Trên cơ sở đó xác định yếu tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất
tới q trình thích ứng của họ.
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, lý lịch
Hồ sơ là tài liệu lưu giữ nhiều thơng tin quan trọng, chi tiết như hồn cảnh gia
đình, tiền sự, hành vi vi phạm mà họ đã thực hiện nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu hồ
sơ của một số trường hợp cần thiết phục vụ cho việc phỏng vấn sâu và nghiên cứu điển
hình.
7.2.6 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Mục đích: Nghiên cứu sâu hơn về nhận thức, thái độ và hành vi của người đã
chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng; tìm hiểu ngun
nhân cản trở họ chưa tích cực với cuộc sống, giúp họ tạo dựng được niềm tin vào bản
thân và cộng đồng, tích cực tham gia vào các quan hệ xã hội, học tập và lao động.

- Phương pháp: phỏng vấn sâu, quan sát, tham vấn cá nhân.
- Khách thể: Chúng tôi nghiên cứu 02 trường hợp điển hình (Chọn trong số những
người đã chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng đã được
điều tra bằng bảng hỏi).


- Địa điểm tiến hành: tại địa chỉ cụ thể của người chấp hành xong biện pháp
XLHC đưa vào TGD sinh sống.
7.2.7. Phương pháp phỏng vấn sâu.
Tiến hành phỏng vấn sâu với người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào
TGD, cán bộ là Cảnh sát khu vực, Cảnh sát hình sự, tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ của các
tổ chức đoàn thể ở địa phương nơi cư trú của người chấp hành xong biện pháp XLHC
đưa vào TGD về sinh sống nhằm đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao sự thích
ứng tâm lý, tái hịa nhập cộng đồng của khách thể nghiên cứu.
7.2.8. Phương pháp thống kê toán học
Đề tài được sử dụng phương pháp xử lý số liệu SPSS để xác định mối tương quan
giữa các mặt, ảnh hưởng của các yếu tố, kiểm tra độ tin cậy của các biến, chạy và kiểm
tra tần số, vẽ biểu đồ.
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Về lý luận
- Tác giả khái quát một số xu hướng nghiên cứu về thích ứng nói chung và thích
ứng tâm lý nói riêng, một số nghiên cứu về tái hòa nhập cho các đối tượng cần được chú
ý, giúp đỡ trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó tác giả xây dựng được cơ sở lý luận về
thích ứng tâm lý ở đối tượng có tính đặc thù- người chấp hành xong biện pháp xử lý
hành chính đưa vào trường Giáo dưỡng trong q trình tái hịa nhập cộng đồng. Tác giả
đã chỉ rõ các biểu hiện và nội dung của thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng ở
người chấp hành xong biện pháp XLHC đưa vào TGD. Đề tài xác định được nội dung của
một số yếu tố dự báo thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng ở người chấp hành xong
biện pháp XLHC đưa vào TGD bao gồm các yếu tố thuộc về chủ quan và các yếu tố thuộc
về khách quan.

- Kết quả nghiên cứu của luận án một mặt sẽ cung cấp những thông tin quan trọng
và mới mẻ trong những vấn đề lý luận và khẳng định sự cần thiết về thích ứng nói chung
và sự thích ứng tâm lý với tái hịa nhập cộng đồng cho tất cả các đối tượng chấp hành
xong biện pháp xử lý hành chính.
8.2. Về thực tiễn


Đề tài chỉ ra thực trạng thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng ở người chấp hành
xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng thơng qua các nội dung và
mặt biểu hiện. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng như một tài liệu tham
khảo trong các nhà trường, Học viện Công an nhân dân; các viện nghiên cứu xã hội và
các khoa xã hội, khoa Tâm lý các nhà trường; các nhà nghiên cứu về tâm lý học pháp lý,
tâm lý học tội phạm, cán bộ làm công tác quản lý, giáo dục tại các địa bàn cơ sở... để có
thêm kênh thơng tin và kiến thức về thích ứng tâm lý người chấp hành xong biện pháp
XLHC đưa vào TGD. Từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa khả năng thích ứng tâm lý
của nhóm khách thể này.
9. Cầu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Danh mục cơng trình của tác giả liên quan đến luận
án, tài liệu tham khảo và phần phụ lục Luận án được cấu trúc theo 3 chương:
Chương 1. Lý luận về thích ứng tâm lý với tái hịa nhập cộng đồng của người
chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn thích ứng tâm lý với tái hịa nhập cộng
đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng

Chương 1. LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG TÂM LÝ VỚI TÁI HỊA NHẬP
CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG BIỆN PHÁP
XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG



1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Hướng nghiên cứu sự thích ứng nghề nghiệp, thích ứng lao động
E. A. Ermolaeva năm 1969 nghiên cứu “Đặc điểm của sự thích ứng xã hội và nghề
nghiệp của sinh viên tốt nghiệp trường sư phạm”. Trong cơng trình này tác giả đã đưa ra
khái niệm thích ứng và chỉ số đặc trưng với thích ứng nghề nghiệp của những sinh viên
tốt nghiệp trường sư phạm. Theo bà, “thích ứng nghề nghiệp là một q trình thích nghi
của con người với đặc điểm và điều kiện lao động tập thể nhất định”. Bà đưa ra bốn chỉ
số khách quan và ba chỉ số chủ quan của sự thích ứng nghề nghiệp. Bốn chỉ số khách
quan: chất lượng cơng việc, trình độ tay nghề, uy tín của cá nhân trong tập thể, sự tuân
thủ kỷ luật lao động và ba chỉ số chủ quan là: thái độ hài lịng với cơng việc, điều kiện
làm việc, mối quan hệ với người khác trong tập thể. Bà cũng chỉ ra những thời điểm thích
ứng xuất hiện, đó là: “ Khi làm quen với những điều kiện mới đó kéo theo những sự tiêu
tốn sức lực nhất định”. Mặc dù chỉ nghiên cứu lĩnh vực thích ứng lao động nhưng ý kiến
của E. A. Ermolaeva góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về thích ứng nhất là vấn đề chỉ số
của sự thích ứng [dẫn theo 28].
Năm 1979 A.I Serbacov và A.B. Mudric với cơng trình “Sự thích ứng nghề nghiệp
của thầy giáo” cũng gần giống quan điểm của E.A. Ermolaeva nhưng nhấn mạnh sự làm
quen với điều kiện và đặc điểm lao động cũng được xem là quá trính thích ứng. “Thích
ứng nghề nghiệp của người thầy giáo là q trình thích nghi với những điều kiện thực tế
của hoạt động sư phạm thể hiện ở thầy giáo khi mới vào công tác ở trường phổ thơng”.
Hai tác giả đã đưa ra cái nhìn chung về sự thích ứng tâm lý với nghề dạy học, đồng thời
phân tích các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến thích ứng nghề
nghiệp [dẫn theo 30].
Khi con người thích ứng với nghề nghiệp, họ sẽ chủ động hơn, tích cực hơn trong
cơng việc, an tâm phấn khởi, say mê, dồn hết tâm trí, khả năng của mình vào hoạt động
và lúc này họ sẽ dễ dàng thực hiện công việc, tăng khả năng sáng tạo và hiệu suất lao
động.
Năm 1983 với quan điểm “thích ứng nghề nghiệp là giai đoạn cuối cùng cho việc
hướng nghiệp, quá trình này diễn ra từ khi học phổ thông và bao gồm việc nắm kỹ năng,



kỹ xảo cần thiết, kỹ năng định hướng nhanh chóng quá trình hành động” của N.I.
Klalughin mà về sau hai nhà nghiên cứu tâm lý học là Ia.P. Colomiski và E.A.Panco đã
phân biệt rõ hai loại thích ứng: thích ứng sinh lý và thích ứng tâm lý- xã hội. Thích ứng
sinh lý diễn ra như một tự động hóa khi môi trường thay đổi, sự thay đổi này không kèm
theo hành động có mục đích của chủ thể tâm lý [dẫn theo 66, tr.56]. Thích ứng tâm lý- xã
hội là một q trình biến đổi tích cực mà để có được nó chủ thể cần biểu hiện những nỗ
lực chuyên biệt; mặt khác mối quan hệ giữa con người với mơi trường trong thích ứng
tâm lý- xã hội khác hẳn thích ứng sinh lý, đó là quan hệ hai chiều trong đó khơng chỉ
hồn cảnh tác động lên con người mà con người tác động trở lại hoàn cảnh, tự mình thay
đổi hồn cảnh xã hội.
M.V. Vơlanen- nhà tâm lý học Ba Lan quan tâm đến vấn đề thích ứng nghề nghiệp
và tâm thế xã hội đối với việc làm của thanh niên. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho
thấy giữa việc học và lao động nghề của thanh niên là thời gian chuyển tiếp có thể kéo
dài từ 5 – 7 năm, được đặc trưng bởi hàng loạt các sự kiện như: những công việc tạm
thời, thất nghiệp, thậm chí cả sự thay đổi nghề [dẫn theo 38].
Ở một khía cạnh khác, Holland nghiên cứu sự phù hợp của các hình thái, các kiểu
nhân cách với mơi trường nghề nghiệp tương ứng. Theo ơng tính cách phù hợp với môi
trường nghề tương ứng sẽ hạn chế rất nhiều những rủi ro mà con người gặp phải trong
công việc, đẩy nhanh q trình thích ứng nghề [dẫn theo 38, tr.79].
Năm 1979, A.E.Golomstooc khi nghiên cứu về “Sự lựa chọn nghề nghiệp và giáo
dục nhân cách cho học sinh”, tác giả đã khơng sử dụng thuật ngữ “thích ứng”
(Адаптация) mà sử dụng thuật ngữ “thích hợp” (Пригодностъ) để nói về sự thích nghi
của con người với nghề nghiệp. Trong đó, tác giả xem thích ứng là một q trình bắt đầu
từ nhận thức đến hành động và đặc biệt nhấn mạnh đến mặt thái độ của q trình thích
hợp nghề nghiệp và coi đó như là một thuộc tính của nhân cách. Ơng viết: “ Sự thích ứng
nghề nghiệp được thể hiện ở chỗ con người lĩnh hội và thực hiện lao động có kết quả,
đồng thời thể hiện tình cảm thỏa mãn với cơng việc của mình” [14,tr.121]. Ngồi ra, ơng
cũng nêu lên lý thuyết về sự thích ứng nghề nghiệp phù hợp với những tài liệu thực



nghiệm của tâm lí học hiện đại. Tuy nhiên, ơng cũng chỉ mới đề cập tới vấn đề thích hợp
nghề nghiệp nói chung chứ khơng đi vào một nghề cụ thể [14, tr.66].
Một số nghiên cứu thích ứng với nghề nghiệp trong nước có thể điểm qua như sau.
Tác giả Nguyễn Thúy Bình với “Sự thích ứng của người giáo viên trẻ”, Nguyễn Thị Minh
Huyền có “Sự thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên các
trường sư phạm”, Nguyễn Nguyệt Cầm “Sự thích ứng với nghề chế biến ăn uống của học
sinh ngành chế biến ăn uống trường trung học Thương mại và Du lịch” [dẫn theo 23].
Các cơng trình trên làm rõ khái niệm “thích ứng”, chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng
đến sự thích ứng nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, cịn có “Kế hoạch đường đời và tự xác định nghề nghiệp của thanh
niên- sinh viên” của tác giả Nguyễn Thạc đề cập đến sự thích ứng nghề nghiệp và chỉ ra ý
nghĩa của nó đối với việc chọn nghề của sinh viên. Tác giả cho rằng thích ứng tốt sẽ tạo
ra sự ổn định nghề nghiệp, có sự tin tưởng vào sự đúng đắn của việc lựa chọn nghề. Đó là
cơ sở để khẳng định nhân cách và củng cố xu hướng nghề nghiệp của cá nhân .
1.1.2. Hướng nghiên cứu sự thích ứng với mơi trường văn hóa mới, thích ứng
xã hội.
H. Spencer (1820- 1903) khi nghiên cứu về sự thích ứng của con người với mơi
trường, ơng đã chỉ ra con người sống trong xã hôi, cũng giống như các lồi vật trong mơi
trường tự nhiên, đấu tranh để tồn tại và chỉ những người thích ứng với mơi trường sống
mới sống sót. Mơi trường ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa: cả môi trường tự nhiên, cả
môi trường xã hội. Và sự thích ứng với điều kiện sống của mơi trường nào cũng đều cần
thiết và có ý nghĩa với chủ thể, trong đó thích ứng tâm lý với môi trường xã hội là vấn đề
nghiên cứu của tâm lý học. Chính vì vậy, những nghiên cứu về sự thích ứng xã hội của
con người chủ yếu là những nghiên cứu về sự thích ứng với mơi trường xã hội với tư
cách con người là thành viên của xã hôi và tham gia vào các mối quan hệ xã hội nhất
định.
K. Oberg, nhà nhân chủng học người Mỹ, đưa ra khái niệm “sốc văn hóa”. Theo
ơng, khi con người nhập vào một nền văn hóa mới ln kèm theo những vấn đề về sức



khỏe tinh thần, cảm giác đánh mất bạn bè, những cảm xúc tiêu cực, địa vị, khơng thoải
mái, sự khó khăn trong định hướng giá trị và mâu thuẫn nội tâm [66,tr.178].
Vấn đề sốc văn hóa sau đó được một số tác giả quan tâm nghiên cứu, chẳng hạn
như: P.S. Adler, E.H. Jacobson, A.C. Garza – Guerrero... và mặc dù, mỗi tác giả độc lập
nghiên cứu và đưa ra những giai đoạn khác nhau của sốc văn hóa nhưng tất cả đều cho
rằng triệu chứng của sốc văn hóa rất khác nhau: từ sự bất an thường xuyên về chất lượng
thực phẩm, điều kiện vệ sinh, nước uống, sợ tiếp xúc với người khác, mất ngủ, thiếu tự
tin cho đến rối loạn tâm thể, thậm chí tự tử.
Những cơng trình nghiên cứu khác về vấn đề sốc văn hóa cho thấy sốc văn hóa
cũng để lại những hiệu quả tích cực, đó là đưa con người tới những sự nỗ lực để tiếp nhận
những giá trị và những mơ hình hành vi mới; những mơ hình hành vi này sẽ giúp họ phát
triển nhân cách của bản thân. Nhà tâm lý học Berry J.W đã đề xuất thuật ngữ “stress
acculturation”- trạng thái căng thẳng do tiếp nhận và biến đổi văn hóa.
Ngày nay, thế giới đang phát triển trong xu thế tồn cầu hóa với những sự giao
thoa của các nền kinh tế đã kéo theo quá trình giao thoa, giao lưu văn hóa giữa các quốc
gia, giữa các cơng dân giữa các quốc gia. Trong sự phát triển của tồn cầu hóa, một cơng
cụ để thích ứng với q trình này là phát triển trí tuệ xun văn hóa (Gertesen &
Soderberg, 2010). Những người sống ở nước ngoài (những nền văn hóa khác) học cách
thích ứng với các kỳ vọng và mối quan tâm khác nhau ở nơi làm việc, tầm quan trọng của
các chuẩn mực vị thế để phát triển các mối quan hệ hiệu quả ở công ty/ tổ chức.
Cơng trình nghiên cứu về thích ứng trong quá trình đào tạo nghề năm 1956, trong
cuốn “ Colonial Studens” (Sinh viên nước thuộc địa), Carey A.T nghiên cứu sự thích ứng
với q trình học tập của sinh viên nước ngồi trong mơi trường văn hóa mới. Ơng phân
tích q trình thích ứng với nền văn hóa Anh của sinh viên (chủ yếu là từ các nước Châu
Phi và Châu Á) các nước thuộc địa đến Anh học tập [54]. Trong phân tích của mình,
Carey A.T chú ý nhiều đến những khó khăn gắn liền với cuộc sống sinh viên và thái độ
của sinh viên Anh đối với họ.
Một số nhà tâm lý học nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên nước ngồi khi học
tập trong một mơi trường văn hóa mới. A. Anumonye phỏng vấn 150 sinh viên châu Phi



học tập ở Anh và đưa ra những nguyên nhân gây hẫng hụt của sinh viên trong môi
trường sống mới. Trong số này, những nguyên nhân về văn hóa chiếm phần lớn. Theo
ơng, chính sự khơng thích ứng với mơi trường sống khiến sinh viên châu Phi gặp nhiều
những khó khăn trong thời gian học tập tại Anh) [50, tr.62].
Nhà nghiên cứu Triandic H. khi nghiên cứu về quá trình thích ứng gắn sốc văn hóa
với đường cong chữ U của q trình thích ứng. Ơng cho rằng q trình thích ứng văn hóa
có 5 giai đoạn: 1- Giai đoạn “ trăng mật” đặc trưng bởi sự khâm phục, say mê, nhiệt
huyết của người đến và thái độ thân thiện, lịch sự của đại diện văn hóa mới; 2- Giai đoạn
“khủng hoảng” là những dị biệt về tư tưởng, ngôn ngữ, giá trị làm xuất hiện cảm giác
khơng tương thích, bất an, hẫng hụt, không thân thiện; 3- Giai đoạn khủng hoảng cao độ:
sốc văn hóa phát triển đến đỉnh điểm với những bệnh lý trầm trọng và trạng thái bất lực;
4- Giai đoạn “phục hồi” với nỗ lực của bản thân, con người lĩnh hội ngôn ngữ và tiếp thu
nền văn hóa của nước di cư đến; 5- Giai đoạn “thích ứng”: con người thâm nhập vào mơi
trường sống mới và nhận được từ đó sự “chấp nhận”[79, tr. 25]. Nhiều nhà tâm lý học
khác hướng sự chú ý vào vấn đề sức khỏe tinh thần khi con người chuyển sang môi
trường sống mới. Chẳng hạn, R. Still khi tiến hành khảo sát sức khỏe tinh thần ở sinh
viên Anh và sinh viên nước ngồi tại Hồng Kơng nhận thấy tỉ lệ sinh viên có vấn đề về
tâm lý như sau: Nigiênia: 28.1%; Aicập: 22.5%; Thổ Nhĩ Kỳ: 21%; Ấn Độ: 17.6% và
Anh là 14%.
Tác giả Singh A.K. đã chỉ ra 3 nhóm vấn đề mà sinh viên Ấn Độ học ở Anh gặp
phải, đó là những vấn đề về học tập, cảm xúc và thích ứng. Kết quả “ nghiên cứu cho
thấy sẽ là sai lầm nếu cho rằng sinh viên Ấn Độ là nhóm ít phân hóa. Sự thích ứng của họ
với các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như xã hội, cá nhân và học tập phụ thuộc vào
nhiều yếu tố mà trước hết là địa vị xã hội, lứa tuổi, phẩm chất cá nhân, cấp học, loại
trường và thời hạn cư trú” ) [72, tr. 161].
Như vậy, những nghiên cứu về thích ứng với mơi trường văn hóa mới đã được các
tác giả đề cập tập trung hướng tới mô tả sự thay đổi của con người cho phù hợp với sự
thay đổi của mơi trường văn hóa mà trong đó họ là thành viên- chủ thể sẽ góp phần tạo ra

và làm phong phú những giá trị văn hóa đó.


Những nghiên cứu trên cho thấy thích ứng mơi trường văn hóa, mơi trường xã
hội đều có điểm chung là: những chiều cạnh khác nhau của tâm lý con người khi có sự
thay đổi về mơi trường xã hội, mơi trường văn hóa cũng như hệ quả của việc khơng thích
ứng sẽ xảy đến trong đời sống tâm lý cũng như hoạt động của các cá nhân rằng: những
mặt khác nhau của đời sống tâm lý con người khi thay đổi môi trường sống mới với
những chuẩn mực xã hội khác; việc khơng thích ứng với nó sẽ dần dẫn đến hậu quả tiêu
cực trong đời sống và hoạt động của con người. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa các
nghiên cứu trên là có tác giả đề cập đến vấn đề sốc văn hóa như là biểu hiện của kém
thích ứng với mơi trường văn hóa; có tác giả lại đưa ra các giai đoạn khác nhau của của
quá trình thích ứng khi sống trong những điều kiện thay đổi về vật chất.
Đây cũng là một trong những hướng nghiên cứu phổ biến tại Việt Nam về vấn đề
thích ứng. Các cơng trình theo hướng này chủ yếu tập trung vào sự thích ứng tâm lý với
điều kiện sống mới như: sự thích ứng với mơi trường tập thể, thích ứng tâm lý với điều
kiện sống mới... có thể kể đến cơng trình của Lã Văn Mến: “Tìm hiểu sự thích ứng đối
với đời sống tập thể của sinh viên năm thứ nhất”. Trong cơng trình này tác giả đã phát
hiện thực trạng sự thích ứng với điều kiện tập thể của sinh viên năm thứ nhất và vai trò
của các yếu tố trong q trình đó. Tác giả đề xuất những biện pháp nhằm đẩy mạnh sự
thích ứng của sinh viên với đời sống tập thể trong thời gian năm thứ nhất [dẫn theo 31, tr.
41].
Hoặc nghiên cứu về thay đổi mơi trường sống có tác giả Chu Văn Đức với luận án
tiến sĩ về “Sự thích ứng của phạm nhân với chế độ sinh hoạt và chế độ lao động tại trại
giam”. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đa số phạm nhân mới nhập trại chỉ đạt mức độ
thích ứng trung bình với chế độ sinh hoạt và lao động. Thực trạng thích ứng của phạm
nhân với chế độ sinh hoạt và lao động ít biến đổi theo giới tính nhưng biến đổi mạnh theo
trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân và mức án của phạm nhân. Q trình thích ứng của
phạm nhân với chế độ sinh hoạt và chế độ lao động trong những năm đầu ở trại giam diễn
ra liên tục với cường độ không như nhau ở những giai đoạn khác nhau. Kết quả nghiên

cứu cũng cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng của phạm nhân, trong đó
có 3 yếu tố: niềm tin vào tương lai, sự quan tâm của gia đình và mối quan hệ phạm nhân-


phạm nhân có ảnh hưởng đáng kể đến thực trạng thích ứng của phạm nhân với chế độ
sinh hoạt và chế độ lao động, trong đó niềm tin vào tương lai là yếu tố ảnh hưởng mạnh
nhất [5, tr.121].
Theo hướng nghiên cứu này có các hướng nghiên cứu tập trung vào những nhóm
khách thể như sinh viên hay học sinh đầu, những người thay đổi môi trường sống. Tiêu
biểu như một số tác giả Trần Hồng Yến “Sự thích ứng học tập của học sinh lớp 1”,
Hồng Trần Dỗn “sự thích ứng trong hoạt động học tập của sinh viên”, Nguyễn Minh
Đức có “sự thích ứng hoạt động học tập của học sinh lớp 6”. Các cơng trình trên đã hệ
thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động học tập của những nhóm khách thể
có đặc điểm tâm lý đặc trưng. Qua đó tìm hiểu thực trạng sự thích ứng với hoạt động học
tập và xác định nguyên nhân ảnh hưởng tới thích ứng học tập của nhóm khách thể này
[dẫn theo 33].
Cơng trình của tác giả Phạm Thị Thục Oanh “Thích ứng tâm lý với quá trình chấp
hành án tại trại giam của phạm nhân nữ”. Trong luận án này tác giả đã làm rõ khái niệm
thích ứng dựa trên 3 mặt đó là: Nhận thức, cảm xúc và hành vi của phạm nhân trong quá
trình chấp hành án tại một số trại giam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã kết
luận phạm nhân có sự thích ứng về hành vi cao hơn thích ứng về mặt nhận thức và cảm
xúc [32, tr.151].
Năm 2012, tác giả Vũ Dũng với cuốn sách “Thích ứng xã hội của các nhóm xã hội
yếu thế ở nước ta hiện nay”đề cập đến là nhóm người cao tuổi, nhóm người mắc bệnh
hiểm nghèo, nhóm trẻ em lang thang, cơ nhõ. Các nhóm xã hội này gặp nhiều khó khăn,
bất cập và thách thức trong cuộc sống và khả năng thích ứng, cũng như những thiếu hụt
về kinh nghiệm sống, về sức khỏe và khả năng thu nhập. Trong khi đó sự thích ứng xã
hội là một trong những điều kiện hàng đầu giúp con người sống và tồn tại. Sự thích ứng
là điều kiện giúp con người vượt qua những khó khăn trở ngại, hịa nhập và tồn tại một
cách hiệu quả với môi trường sống. Cuốn sách cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy

đủ về “nhóm xã hội yếu thế” như những khó khăn, thuận lợi trong cuộc sống và đặc biệt
là những khó khăn trong việc hòa nhập vào cuộc sống xã hội hiện đại [9]. Thích ứng xã
hội là vấn đề cần được nghiên cứu sâu và có hệ thống dưới góc độ Tâm lý học.


Trong một số cơng trình nghiên cứu thích ứng với mơi trường văn hóa và xã hội có
tác giả lại chỉ tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của thích ứng văn hóa và xã hội tới kết
quả học tập và những trạng thái tâm lý căng thẳng của con người. Mặc dù các kết quả thu
được có giá trị cao về mặt học thuật và thực tiễn nhưng chỉ tập trung vào mô tả các biểu
hiện và các chỉ số cụ thể của sự thích ứng hoặc khơng thích ứng với mơi trường văn hóa,
mơi trường xã hội mà chưa chú ý đến đưa ra những hướng cụ thể, chỉ ra cơ chế làm sao
con người có thể thích ứng được với những thay đổi của môi trường văn hóa, mơi trường
xã hội một cách nhanh và hiệu quả.
1.1.3. Nghiên cứu về thích ứng với tái hịa nhập cộng đồng
Trong cơng trình "Evidence-Based Review of Stroke Rehabilitation Community
Reintegration" tháng 3/2018 (Đánh giá dựa trên bằng chứng về phục hồi đột quỵ trong
Tái hịa nhập cộng đồng) của nhóm tác giả Tiến sĩ Katherine Salter PhD, Laura Allen
MSc, Marina Richardson MSc, Andreea Cotoi MSc, Alice Iliescu BSc, Breanne Carr
BRLS, Robert Teasell MD đã chỉ rõ tái hòa nhập cho các bệnh nhân phục hồi đột quỵ sẽ
đạt kết quả tốt khi có sự hỗ trợ xã hội. Và hỗ trợ xã hội được tìm thấy là có lợi trong việc
cải thiện tâm trạng, tương tác xã hội và thậm chí kết quả chức năng. Bệnh nhân đột quỵ
được hưởng lợi nhiều nhất từ hỗ trợ xã hội và hỗ trợ cảm xúc cao. Mạng lưới hỗ trợ xã
hội lớn có ảnh hưởng tích cực đến sự phục hồi thể chất và chất lượng cuộc sống của
người sống sót sau đột quỵ. Mặc dù các tổ chức xã hội quản lý, chăm sóc và hỗ trợ người
bệnh tại nhà có thể giúp cải thiện kiến thức và sự hài lòng giúp người bệnh nâng cao chất
lượng cuộc sống hoặc tâm trạng được cải thiện [62].
Trong cơng trình "Offender Reentry: Correctional Statistics, Reintegration into the
Community, and Recidivism" (Tái hòa nhập của Người phạm tội: Thống kê tương đối, tái
hòa nhập cộng đồng và phòng ngừa tái phạm) của tác giả Nathan James Analyst in Crime
Policy, tháng 1/ 2015

Trong cơng trình này, tác giả nêu rõ thống kê số người bị giam giữ ở Hoa Kỳ tăng
trưởng đều đặn trong gần 30 năm. Con số đã giảm dần kể từ năm 2008, nhưng đến năm
2012 vẫn còn hơn 2 triệu người bị giam trong các nhà tù khắp đất nước. Gần 5 triệu
người phạm tội dưới một số hình thức dựa vào cộng đồng giám sát. Các phạm nhân được


×