Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Kĩ thuật môi trường và phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
------

BÁO CÁO MÔN

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Đề tài:
Tìm Hiểu Về Nguyên Nhân Và Tác Hại Gây Ra
Hiện Tượng Mưa Axit Và Mù Quang Hóa
Nhóm: 6
Lớp: 64MEC
GVHD:Ứng Thị Thúy Hà

HÀ NỘI
THÁNG 5 - NĂM 2021


Lời Mở Đầu
Trong khoảng hơn 30 năm trở lại đây, ô nhiễm không khí đã và đang trở thành vấn đề
cấp bách địi hỏi phải quan tâm giải quyết khơng chỉ đối với các nước cơng nghiệp phát
triển, mà cịn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Một trong những hậu quả nghiệm trong của ô nhiễm không khí là mưa axit. Mưa axit đã
gây tác hại nặng nề cho môi trường, hệ sinh thái và con người. Mưa axit được phát hiện
lần đầu tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ XIX, sau đó ở Bắc Mỹ, châu Âu và nhiều nơi
khác trên thế giới. Hiện nay việc nghiên cứu, đặc biệt là monitoring mưa axit ở nhiều
nước trên thế giới đã trở nên rất bài bản và quy củ. Nhiều nước đã có luật liên quan đến
phát thải khí gây mưa axit như nước Mỹ nhiều nước và đang triển khai các mạng lưới
nhằm tìm hiểu và đánh giá mức độ tham gia của các chấtô nhiễm khơng khí đến lưu vực
(chất lượng nước) và sinh thái như ở các nước trong Liên minh châu Âu.
Việt Nam, mặc dù công nghiệp và đô thị chưa ở mức cao trên thế giới và khu vực, nhưng


lại có tiềm năng mưa axit cao đó là do mức tăng trưởng mạnh về kinh tế và mặt khác
nước ta có đường biên giới đất liền và biển rất lớn. Số liệu hoá học nước mưa những
năm gần đây cho thấy đã có dấu hiệu của mưa axit ở một số nơi.
Cùng với hiện tượng mưa axit, Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tượng sương mù
quang hóa - một loại ơ nhiễm khơng khí đặc biệt do sự tương tác giữa bức xạ cực tím của
Mặt Trời, khí thải từ động cơ xe máy, khí thải cơng nghiệp.
Hiện tượng sương mù quang hóa này đã và đang xuất hiện tại hầu hết các trung tâm đô
thị, nhưng đặc biệt rõ nét nhất là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh - nơi có mật độ
phương tiện giao thơng dày đặc, với lượng khí thải lớn.
Riêng tại Việt Nam, hiện tượng sương mù quang hóa đã xuất hiện những năm gần đây,
biểu hiện rõ vào các tháng mùa Hè khi thời tiết khơ nóng. Ngồi ra, các giai đoạn xảy ra
nghịch nhiệt cũng tạo điều kiện để hiện tượng sương mù quang hóa xuất hiện. Hiện tượng
này xuất hiện đặc biệt rõ nét nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Vì vậy nhóm chúng em sẽ làm về đề tài: ‘‘Tìm hiểu về nguyên nhân và tác hại gây ra
hiện tượng mưa axit và mù quang hóa’’.


A. Mưa Axit
1. Khái niệm mưa axit
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), mưa axit hay lắng đọng axit là thuật ngữ chỉ
hiện tượng mưa có chứa các thành phần mang tính axit, chẳng hạn như axit sunfuric hoặc
axit nitric. Hay nói cách khác mưa axit là thuật ngữ dùng để mơ tả lượng mưa có độ pH
thấp hơn 5,6. pH dưới 5,6 (pH=5,6 là mức pH của nước bão hòa CO2) được coi là cơ sở
để xác định mưa axit.
Đây là loại ô nhiễm môi trường là một vấn đề của cuộc tranh luận lớn hiện nay do tiềm
năng của nó gây thiệt hại mơi trường trên khắp thế giới. Trong thập kỷ qua, mưa axit đã
gây ra sự phá hủy hàng trăm hồ và suối ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Mỹ, Canada
và châu Âu. Mưa axit ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng, nguồn nước nhạt, và đất làm
chết côn trùng và thủy sinh, tróc sơn, ăn mịn các kết cấu thép như cầu, và phong hóa các

tồ nhà và tượng bằng đá cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Mưa axit không nhất thiết phải ướt hoặc ở dạng lỏng mà nó bao gồm bụi, khí, mưa,
tuyết, sương mù và mưa đá. Loại mưa axit có chứa nước được gọi là lắng đọng ướt. Mưa
axit hình thành với bụi hoặc khí được gọi là lắng đọng khơ.
2. Lịch sử
Ảnh hưởng ăn mịn của khơng khí thành phố bị ơ nhiễm và có tính axit lên đá vơi và đá
hoa được ghi nhận vào thế kỷ XVII bởi John Evelyn, ông cho rằng đó là do điều kiện
kém của đá hoa Arundel. Kể từ cuộc cách mạng cơng nghiệp, phát thải khí đioxit lưu
huỳnh và ơxit ni-tơ vào khí quyển đã tăng lên. Năm 1852, Robert Angus Smith là người
đầu tiên đưa ra mối quan hệ giữa mưa a-xít và ơ nhiễm khí quyển ở Manchester, Anh.
Mặc dù mưa axit được phát hiện năm 1853, nhưng mãi đến cuối thập niên 1960 các nhà
khoa học mới bắt đầu quan sát và nghiên cứu hiện tượng này rộng rãi. Thuật ngữ "mưa
axit" được Robert Angus Smith đưa ra năm 1872. Canadian Harold Harvey là một trong
những người đầu tiên nghiên cứu hồ "chết". Việc nâng cao nhận thức cộng đồng về mưa
axit ở Hoa Kỳ được tăng cao trong thập niên 1970 sau khi tờ The New York Times cho
đăng tải các báo cáo về Hubbard Brook Experimental Forest ở New Hampshire về những
tác động tiêu cực đến môi trường vô kể của mưa axit.
Các số liệu pH được ghi nhận thường xuyên trong nước mưa và nước sương dưới 2,4 ở
các khu vực cơng nghiệp hóa. Mưa axit cơng nghiệp là một vấn đề quan trọng đối
với Trung Quốc và Nga và các khu vực dưới hướng gió của chúng. Những khu vực này
đốt các nhiên liệu than chứa lưu huỳnh để cấp nhiệt và phát điện.


Vấn nạn mưa axit không chỉ tăng theo tốc độ phát triển dân số và cơng nghiệp mà cịn
ngày trở nên phân bố rộng rãi hơn. Việc sử dụng các ống khói cao để giảm ơ nhiễm đã
góp phần phát tán mưa axit bằng cách thải khí thải vào khu vực tuần hồn của khí quyển.
Lịch sử mưa axit ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã xuất hiện mưa axit ở bán đảo Cà Mau năm 1998. Tỉnh Cà Mau của Việt
Nam không phải là một khu công nghiệp phát triển, vì vậy ngun nhân gây ra mưa axit
ngồi những tác động cục bộ như: hoạt động giao thông vận tải, nạn cháy rừng, đốt

rừng,… cần phải xem xét đến những tác động khác như khói cơng nghiệp, hoạt động của
núi lửa và cả những nguyên nhân xuất phát từ các vùng lân cận như Indonesia, Philipines,
Malaysia,… do gió mang đến. Hiện nay, tình trạng mưa axit đang tăng lên đáng kể. Mưa
axit tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn cũng là các khu công nghiệp, khu chế xuất: Hà
Nội, Hải Phịng, Việt Trì, Đà Nẵng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,… +
Tại khu vực thành phố Cần Thơ, tần suất xuất hiện mưa axit trung bình trong mười năm
đã lên đến 58% + Ở Tây Ninh tần suất xuất hiện mưa axit trung bình trong mười năm
cũng ở con số 57,9%
3. Nguyên nhân
Thuật ngữ mưa axit được đặt ra vào năm 1852 bởi nhà hóa học người Scotland, Robert
Angus Smith, người được Hiệp hội Hóa học Hoàng gia gọi là "cha đẻ của mưa axit".
Smith đã đặt ra thuật ngữ này trong khi kiểm tra thành phần hóa học trong nước mưa gần
các thành phố cơng nghiệp ở Anh và Scotland. Ơng đã viết về những phát hiện của mình
vào năm 1872 trong cuốn sách "Air and Rain: The Beginnings of a Chemical
Climatology".
Trong những năm 50, các nhà khoa học ở Mỹ bắt đầu nghiên cứu hiện tượng này. Và
vào những năm 60 và đầu những năm 70, mưa axit đã trở thành một vấn đề mơi trường
có sức ảnh hưởng đến khu vực Tây Âu và Đông Bắc Mỹ.
Mặc dù các chất ô nhiễm nhân tạo hiện đang có tác động mạnh mẽ nhất đến lượng mưa
nhưng thiên tai cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng. Ví dụ, núi lửa có thể gây ra mưa
axit bằng cách giải phóng các chất ơ nhiễm vào trong khơng khí. Những chất độc hại này
có thể lan rộng khắp thế giới thơng qua luồng khí quyển hẹp và biến thành mưa axit ở các
khu vực cách xa ngọn núi lửa.
Theo một bài báo được công bố vào năm 2014 trên tạp chí Nature Geoscience, sau khi
lồi khủng long bị xóa sổ bởi một tiểu hành tinh vào 65,5 triệu năm trước, lưu huỳnh


trioxit đã được thổi vào khơng khí. Khi bay vào khơng khí, nó biến thành axit sunfuric và
tạo ra một trận mưa axit.
Thậm chí trước đó, hơn 4 tỷ năm trước, người ta đã nghi ngờ rằng trong khơng khí chứa

lượng khí cacbon điơxit gấp 10.000 lần hiện nay. Các nhà địa chất từ Đại học WisconsinMadison đã sao lưu lý thuyết này và xuất bản các kết quả nghiên cứu trong một ấn bản
năm 2008 của tạp chí Earth và Planetary Science Letters."Với mức độ cacbon điôxit này,
sẽ xuất hiện mưa axit và hiệu ứng nhà kính khốc liệt. Nó thậm chí có thể ăn mịn cả đá",
thành viên nhóm nghiên cứu John Valley cho biết.
Ngày nay, nguyên nhân lớn nhất gây ra mưa axit chính là con người. Con người đốt
nhiều than đá, dầu mỏ mà trong than đá dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn
trong khơng khí lại chứa rất nhiều khí nitơ. Ngun nhân của hiện tượng mưa axit là sự
gia tăng lượng oxit của lưu huỳnh và nitơ ở trong khí quyển do hoạt động của con người
gây nên. Ơtơ, nhà máy nhiệt điện và một số nhà máy khác khi đốt nhiên liệu đã xả khí
SO2 vào khí quyển. Nhà máy luyện kim, nhà máy lọc dầu cũng xả khí SO2. Trong khí xả,
ngồi SO2 cịn có khí NO được khơng khí tạo nên ở nhiệt độ cao của phản ứng đốt nhiên
liệu. Các loại nhiên liệu như than đá, dầu khí mà chúng ta đang dùng đều có chứa S và N.
Khi cháy trong mơi trường khơng khí có thành phần O2, chúng sẽ biến thành SO2 và NO2,
rất dễ hòa tan trong nước. Trong quá trình mưa, dưới tác dụng của bức xạ môi trường, các
oxit này sẽ phản ứng với hơi nước trong khí quyển để hình thành các axit như H2SO4, axit
Sunfurơ, axit Nitric. Chúng lại rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa hay lưu lại trong
khí quyển cùng mây trên trời. Chính các axit này đã làm cho nước mưa có tính axit.

Đám mây mưa axit có thể phát triển trên SO2 phát thải từ nhà máy lọc dầu, như đã thấy
ở Trung Quốc


4.Quá trình tạo nên mưa axit
Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu
huỳnh, cịn trong khơng khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại
như: lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hịa tan với hơi nước trong
khơng khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric(HNO3). Khi trời mưa, các
hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ
pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hồ tan được
một số bụi kim loại và ơxit kim loại có trong khơng khí như ơxit chì,... làm cho nước mưa

trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật ni và con người.
Q trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học sau đây:


Lưu huỳnh:
S + O2 → SO2;
-Q trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điơxít.
SO2 + OH· → HOSO2·;
-Phản ứng hố hợp giữa lưu huỳnh điơxít và các hợp chất gốc hiđrôxit.
HOSO2· + O2 → HO2· + SO3;
-Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2· và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2· và
SO3 (lưu huỳnh trioxit).
SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l);
-Lưu huỳnh triơxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra axit sulfuric H2SO4. Đây
chính là thành phần chủ yếu của mưa axit.


Nitơ:
N2 + O2 → 2NO;
2NO + O2 → 2NO2;
3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k);
Axít nitric HNO3 chính là thành phần của mưa axit.

5. Tác hại của mưa axit
Về Con Người: Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Mưa axit gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người tiêu biểu như:
 Khi sử dụng nước mưa chứa nhiều axit trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày có
thể gây viêm da, mển ngứa, nấm,.. Nếu dùng để ăn uống sẽ gây ảnh hưởng lớn cho
hệ tiêu hóa
 Đặc biệt có khả năng gây hại cho mắt rất cao



 Mưa axit dẫn đến việc hình thành các hợp chất độc hại bằng cách phản ứng với các
hợp chất hóa học tự nhiên. Sau đó, nó có thấm vào nước uống, thậm chí là vào trong
chuỗi thực phẩm. Khi ăn phải thực phẩm ơ nhiễm này có thể gây tổn hại thần kinh ở
trẻ em hay làm tổn thương não, nghiêm trọng hơn có thể tử vong.
 Ngồi ra, nếu sử dụng loại nước mưa này thường xuyên người dùng dễ mắc các bệnh
về đường hô hấp. Bên cạnh đó, nó cũng có khả năng làm giảm sức đề kháng.
Về Tự Nhiên :
- Đối với thực vật :
 Khi có mưa axit, nước mưa sẽ thấm sâu vào đấy hịa tan các chất độc hại có trong
đất, được rễ cây hấp thụ gây ảnh lớn đến cây trồng. Đồng thời, nó cũng hịa tan các
khống chất có lợi cùng các chất dinh dưỡng trong đất, gây ra sự thiếu hụt chất dinh
dưỡng ở cây và cây sẽ chết dần nếu không được bổ sung kịp thời.
 Mưa axit cũng ăn mòn lớp phủ bảo vệ sáp của lá, làm lá dễ hư hỏng, gây mất khả
năng sản sinh đủ lượng dinh dưỡng cho cây, làm giảm khả năng quang hợp của cây

Lá cây bị ảnh hưởng bới nước mưa axit


-Đối với động vật:
 Gây độc cho hệ sinh thái xung quanh môi trường sống của chúng
 Gây độc cho các nguồn thức ăn và nguồn của động vật , khi ăn phải thức ăn đố rất có
khả năng gây chết
 Gây nên các dạng bệnh đột biến gien trên các lồi động vật
 Làm ảnh hưởng đến q trình phát triển ,sinh sản (làm biến dạng xương cũng như
suy yếu cột sống đối với sinh vật biển ) của các lồi động vật
 Làm giảm hơ hấp , hấp thụ chất dinh dưỡng , muối đối với sinh vật biển
 Mưa axit sẽ làm giảm khả năng hỗ trợ sự sống của các loại thủy hải sản đang sinh
sống trong sơng ngịi, ao hồ. Do nó làm axit hóa, gây giảm độ pH trong nước sông hồ,

khiến các sinh vật sống trong đó bị suy yếu hay chết hồn tồn

Cá chết do độ pH trong nước giảm khi có mưa axit
-Đối với đất:
 Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngấm xuống đất làm tăng độ chua của
đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), magiê (Mg)...
làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm,
mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp.
 Làm hịa tan các khống chất trong đất làm mất các chất dinh dưỡng trong đất


-Đối với nước:
 Mưa axit sẽ làm giảm khả năng hỗ trợ sự sống của các loại thủy hải sản đang sinh
sống trong sơng ngịi, ao hồ. Do nó làm axit hóa, gây giảm độ pH trong nước sơng hồ,
khiến các sinh vật sống trong đó bị suy yếu hay chết hoàn toàn.
 Ngấm xuống các mạch nước ngầm gây nguy hại cho nguồn nước đang cấp cho người
sử dụng
- Ảnh hưởng đến các cơng trình kiến trúc:


Mưa axit có thể làm hỏng các tịa nhà, di tích lịch sử, và những bức tượng, đặc biệt là
những người làm bằng đá, như đá vơi và đá cẩm thạch, có chứa một lượng lớn canxi
cacbonat. Axit trong mưa phản ứng với các hợp chất canxi trong đá để tạo ra thạch
cao.

 Mưa axit làm giảm tuổi thọ các cơng trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của
các công trình.
6. Các biện pháp khắc phục
Những cơn mưa đầu mùa có nguy cơ chứa nhiều chất bẩn nhất, trong đó có các axit
H2SO4, HNO3 … Do đó, chúng ta khơng nên hứng nước mưa đầu mùa để sinh hoạt. Một

điều nghịch lý là chính các biện pháp chống ơ nhiễm, áp dụng ở khu vực xung quanh
những cơ sở sản xuất điện, lại góp phần gieo rắc mưa axit trên diện rộng. Do các nhà máy
buộc phải xây ống khói thật cao nhằm tránh ô nhiễm cho môi trường địa phương, các hóa
chất gây mưa axit đã lan tỏa đi xa hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km khỏi nguồn
Giải pháp kỹ thuật:
 Đốt tầng sôi cũng làm giảm lượng lưu huỳnh phát ra từ sản xuất năng lượng.
 Kiểm sốt khí thải xe cộ làm giảm lượng khí thải của các oxit nitơ từ xe có động cơ.
 Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phát thải nhằm hạn chế tối đa phát tán SOx
và NOx vào khí quyển.


 Nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại bỏ triệt để lưu huỳnh và nitơ
có trong dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng.
 Tìm kiếm và thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu sạch như
hydro, sử dụng các loại năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường.
 Đối với các phương tiện giao thông, tiến hành cải tiến các động cơ theo các tiêu chuẩn
EURO để đốt hoàn toàn nhiên liệu, gắn hộp xúc tác để khử NOx (DeNOx) và SOx
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lượng khí thải ra.

B. Mù quang hóa
1. Khái niệm sương mù quang hóa.
Sương mù thơng thường là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong
lớp không khí sát mặt đất, nó giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1km.
Mù quang hóa hay sương mù quang hóa ( khói mù quang hóa) được gọi dưới tên Smog
- sương khói ( fog sương, smoke khói) là hỗn hợp các chất phản ứng và các sản phẩm
sinh ra khí Hidrocacbon và các oxit Nito cùng có trong khơng khí dưới tác dụng của bức
xạ mặt trời để hình thành những hợp chất như andehit, ozon, PAN.
Sương mù quang hóa xẩy ra ở tầng đối lưu của khí quyển, nơi tập trung phần lớn các
chất ơ nhiễm của khí quyển như NOx, các hợp chất VOC...


2. Nguyên nhân.
Cuộc cách mạng công nghiệp là nguyên nhân chính làm tăng các chất gây ô nhiễm
không khí trong suốt 3 thế kỷ qua.
Trước năm 1950, ngun nhân chính gây ơ nhiễm khơng khí là do sự đốt than đá để sản


sinh năng lượng, để nấu nướng và để vận chuyển.
Ngày nay việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, năng lượng hạt nhân và thủy điện có thể
gây nên sương mù quang hóa.

3. Q trình tạo nên sương mù quang hóa
Dựa vào các nghiên cứu khoa học, người ta có thể kết luận rằng: Sương mù quang hóa
được tổng hợp từ NO, NO2, HNO3, CO, các nitrat hữu cơ (PAN), O3 và các chất oxi hóa
quang hóa. Vì thế cơ chế hình thành nên sương mù quang hóa cũng là cơ chế hình thành
nên các hợp chất trên, đồng thời đó cũng là điều kiện khiến các hợp chất này tồn tại trong
khí quyển.
Sự quang phân NO2 khởi đầu cho sự hình thành sương mù quang hóa.
NO2 + hv → NO + O
Oxi nguyên tử được hình thành kết hợp với Oxi phân tử trong khơng khí để tạo thành
ozon
O + O2 + M → O3 + M
Ozon sinh ra tái kết hợp với NO để tạo thành NO2 và O2.
O3 + NO → NO + O2
NO2, O2 và hidrocacbon kết hợp với nhau dưới tác dụng của bức xạ mặt trời.
Điều kiện hình thành:
Các chất gây sương mù quang hóa: Phải có nguồn tạo ra Nito oxit và VOC ( các chất
hữu cơ dễ bay hơi)
Thời gian trong ngày: thời gian trong ngày là yêu tố rất quang trọng về lượng sương mù
quang hóa.
Vào lúc sáng sớm, các chất ơ nhiễm tăng cao được thải ra từ lượng xe cộ chúng ta đi

làm.
Vào giữa buổi sáng, lượng xe cộ ít đi, các khí NOx và VOC bắt đầu phản ứng với nhau
tạo thành NO2.


Vào giữa trưa, khi ánh nắng mặt trời trở nên gay gắt, NO2 bị phá vỡ hình thành các sản
phẩm phụ của nó và làm tăng nồng độ O3 trong khơng khí. Cùng lúc đó một số phần
tử NO2 được sinh ra có thể phản ứng với các chất hữu cơ dễ bay hơi để sinh ra các chất
hữu cơ độc hại như PAN
Khi mặt trời lặn, việc sản sinh O3 tạm dừng lại, lượng O3 còn tồn tại trong khơng khí
được tiêu tốn trong các phản ứng khác nhau.

Hiện tượng đảo nhiệt có thể làm tăng sự nghiêm trọng của sương mù quang hóa. Thơng
thường trong ngày, lớp khơng khí gần mặt đất bị đốt nóng và bốc lên mang theo các chất
ô nhiễm lên cao. Tuy nhiên nếu sự đảo nhiệt hình thành thì các chất ơ nhiễm k được đẩy
lên cao mà được giữ lại ở gần mặt đất. Các quá trình đảo nhiệt làm giảm sự trộn lẫn
khơng khí vì vậy làm giảm sự khuếch tán chất ô nhiễm theo chiều thẳng đứng.


Điều kiện địa hình cũng rất quan trọng trong việc ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng
của sương mù quang hóa. Các khu vực dân cư tập trung ở các thung lũng dễ bị ảnh hưởng
bởi sương mù quang hóa vì những đồ núi bao quanh có khuynh hướng làm giảm dịng
khơng khí do đó làm tăng nồng độ các chất ơ nhiễm. Thêm vào đó các thung lũng thường
có sự đảo nhiệt tương đối mạnh.
4. Tác hại sương mù quang hóa
Sương mù quang hóa xảy ra khiến tầm nhìn bị giảm đi. Nguy hại hơn là tác động có hại
đến sức khỏe con người. Hiện tượng này là giảm chức năng của phổi, gây các bệnh về hôi
hấp, gây chết tế bào mô và ung thư. Sương mù quang hóa làm tiêu hao nhiên liệu, gây hại
cho cây trồng.
-Đối với sức khỏe con người:

 Con người sống trong môi trường bị sương mù quang hóa kéo dài có thể mắc phải
các bệnh đường hơ hấp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm tăng
tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp hiện nay.
 Chức năng của phổi bị suy giảm và phổi bị tổn thương nặng nề. Con người tiếp
xác với khơng khí bị ơ nhiễm, phổi sẽ phải hoạt động nhiều, quá tải, chất độc hại
có thể bị tích tụ lại. Khi đó, mơ phổi bị tổn thương, lâu ngày sẽ xảy ra tình trạng
lão hóa phổi, gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
 Nguy cơ bị bệnh viêm phế quản, ho kéo dài, tức ngực, khó thở, hen phế quản.
 Phù phổi, co thắt, tê liệt đường hơ hấp do hít phải các khí độc hại. Lâu ngày, phế
quản và phổi bị tổn thương nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư cho
con người.
-Đối với hệ sinh vật tự nhiên:
 Hệ sinh vật trong môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng trầm trọng. Khí ozone ở tầng
thấp sẽ khiến các mơ thực vật bị tổn thương. Chẳng hạn như:
 Hủy hoại lá cây, làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của toàn bộ hệ thực
vật.
 Cây cối bị mất khả năng tự vệ trước mầm bệnh, côn trùng. Nguy hại hơn có thể bị
tiêu diệt sự sống của cây trồng.
 Những loại cây nhạy cảm với khí ozone như cà chua, rau bina… sẽ bị đốm nâu
trên bề mặt lá, sau chuyển sang màu vàng.
 Như vậy, sương mù quang hóa xảy ra lâu ngày, kéo dài sẽ làm tăng nồng độ khí
O3 dẫn đến phá hủy hệ thực vật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người. Do đó, cần phải có phương pháp khắc phục, ngăn ngừa sự ảnh hưởng của
hiện tượng này.


5. Biện pháp khắc phục sương mù quang hóa
Cách đơn giản nhất để giảm hiện tượng sương mù quang hóa là mưa và gió.
 Mưa là ngưng tụ các chất có hại, rửa trơi khỏi khơng khí mang lại sự trong lành
cho khơng khí.

 Gió thổi sương mù quang hóa đi xa, luồng khơng khí cũ sẽ được thay mới. Tuy
nhiên, nơi khác sẽ phải nhận sương mù quang hóa với nồng độ thấp hơn.
Mặc dù là cách đơn giản nhất nhưng lại không chủ động được, phải phụ thuộc vào yếu tố
thời tiết. Vì thế, để ngăn ngừa và kiểm sốt được hiện tượng sương mù quang hóa thì về
lâu dài cần phải giảm được lượng khí hyđrocacbon và nitrogen oxides thải ra từ động cơ
xe, quá trình sản xuất công nghiệp. Đây là vấn đề nan giải cần nghiên cứu, có chính sách
phù hợp hiện nay.
Những biện pháp phịng ngừa hiện tượng sương mù quang hóa trên bị phụ thuộc khơng
thể chủ động được. Do đó, cách tốt nhất là con người cần có các biện pháp ngăn chặn,
giảm thiểu những tác động của sương mù quang hóa lên cơ thể. Có thể thực hiện một số
biện pháp đơn giản sau đây:
 Trồng cây xanh
Cây xanh giúp cho bầu khơng khí ơ nhiễm được trong lành, dễ chịu hơn. Để ngăn ngừa
sương mù quang hóa, hãy trồng nhiều cây xanh ở không gian sống.


 Tránh đi ra ngồi khi trời nắng nóng oi bức
Ánh sáng mặt trời là nhân tố để khí NOx, CnHm xảy ra các phản ứng hóa học hình thành
ozone, PAN và aldehit. Do đó, khi thời tiết nắng nóng tốt nhất khơng ra ngồi để bảo vệ
sức khỏe. Nếu bắt buộc phải đi ra ngồi thì cần phải che chắn ánh nắng cẩn thận, mặc
trang phục chống nóng dày dặn để giảm sự ảnh hưởng của hiện tượng sương mù quang
hóa
 Đeo khẩu trang khi ra ngồi
Khơng khí ơ nhiễm, để ngăn chặn cơ thể ảnh hưởng thì nên đeo khẩu trang mỗi khi đi ra
ngồi. Đây là thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình. Nên chọn khẩu trang
loại chống bụi bẩn cao.

 Bổ xung dinh dưỡng cho cơ thể
Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ
sức khỏe tốt hơn. Nên ăn nhiều rau củ quả, hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn. Qua

đó, giảm được một phần khí thải độc hại thải vào môi trường.


KẾT LUẬN:
Mưa axit và mù quang hóa đã và đang có xu hướng tăng lên trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa- hiện đại hóa ở nước ta và cả trên tồn thế giới.
Tại Việt Nam, mưa axit ở một số nơi đã có biểu hiện rõ rệt, vượt ngưỡng cho phép. Trên
tổng thê, tại khu vực miền Bắc và miền Trung có tần suất xuất hiện mưa axit từ 15 đến
85%. Trong đó, lượng mưa axit cao nhất đã đo được ở trạm Đà Nẵng (tần suất hơn
83,1%), tiếp theo là Cúc Phương, Ninh Bình (tần suất 55%) và Hịa Bình (34,9%). Hà
Nội và TP. Hồ Chí Minh có nồng độ mưa axit thấp hơn nhiều so với những địa phương
trên.
Kết quả đánh giá chất lượng khơng khí thơng qua chỉ số chất lượng khơng khí giai đoạn
2011-2015 cho thấy, tại các đơ thị lớn, số ngày có thơng số ơ nhiễm ở mức kém và xấu
chiếm tỷ lệ khá lớn. Điển hình như tại đường Nguyễn Văn Cừ (Gia Lâm, Hà Nội), số
ngày trong năm 2014 có thơng số ơ nhiễm ở mức kém chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số ngày
quan trắc trong năm. Thậm chí, có những ngày chất lượng khơng khí suy giảm đến
ngưỡng xấu và nguy hại.
Hiện nay, toàn bộ miền Bắc và miền Trung Việt Nam được đánh giá là chịu tác động
đáng kể từ các nguồn phát thải khu vực phía đơng, đơng bắc và đông nam Trung Quốc,
Đài Loan. Một số kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy có sự vận chuyển các chất ơ
nhiễm theo gió mùa đơng bắc trong mùa đơng, đóng góp một lượng khí ơ nhiễm và bụi
mịn vào khơng khí miền Bắc Việt Nam.
Mưa axit và mù quang hóa đã và đang là vấn đề nóng bỏng trên tồn thế giới chứ khơng
chỉ mình nước ta. Để bảo vệ hành tinh tươi đẹp không phải nhiệm vụ của riêng ai mà là
nhiệm vụ chung của toàn nhân loại. Vì vậy hãy chung sức bảo vệ mơi trường bảo vệ hành
tinh sống của chúng ta.


Nhóm 6:

Trưởng nhóm: Trần Hữu Hào
Nội dung:
1.Trần Hữu Hào - 1652864: Khái niệm, nguyên nhân, quá trình hình thành mưa axit
2.Trần Văn Duy - 42964: Tác hại, biện pháp khắc phục mưa axit
3.Nguyễn Trung Thành - 185064: Khái niệm, nguyên nhân, q trình hình thành sương
mù quang hóa
4.Nguyễn Minh Hiếu - 77864: Tác hại, biện pháp khắc phục sương mù quang hóa58864
5.Tống Ngọc Đức - 58864: Mở đầu, kết luận bản báo cáo



×