Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ỨNG DỤNG mô HÌNH THƯƠNG mại điện tử của DOANH NGHIỆP RAKUTEN NHẬT bản 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.89 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................1
I.Tổng quan về thương mại điện tử................................................................2
II.Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới hiện nay.................3
III.Tình hình tăng trưởng thương mại điện tử của Nhật Bản.........................4
IV.Mơ hình thương mại điện tử Rakuten- Website bán hàng trực tuyến lớn
nhất Nhật Bản................................................................................................5
1.Giới thiệu chung về Rakuten.......................................................................5
1.1.Hoàn cảnh ra đời.......................................................................................5
1.2.Ngành nghề kinh doanh, tầm nhìn của cơng ty Rakuten............................6
1.3.Dịch vụ cung cấp.......................................................................................7
1.4.Đối tác và quá trình giao dịch....................................................................7
2.Thực trạng ứng dụng mơ hình thương mại điện tử của Rakuten................8
2.1.Mơ tả mơ hình...........................................................................................8
2.2.Phương thức thực hiện..............................................................................8
2.2.1Mơ hình các cửa hàng bán lẻ trực tuyến.....................................................8
2.2.2Mơ hình doanh thu....................................................................................8
2.3.Cơng cụ, tiện ích........................................................................................9
2.3.1Tổng quan................................................................................................9
2.3.2Giới thiệu một số tiện ích của Rakuten.......................................................9
3.Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của mơ hình................................10
3.1.Thành cơng của mơ hình.........................................................................10
3.2.Ngun nhân thành cơng.........................................................................11
3.3.Bài học kinh nghiệm................................................................................11
3.4.Hạn chế và giải pháp...............................................................................12
3.4.1Hạn chế..................................................................................................12
3.4.2Giải pháp...............................................................................................12
KẾT LUẬN..................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO.......................................................14
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới khoa học, kĩ thuật cơng nghệ thơng tin ngày càng phát


triển, địi hỏi các doanh nghiệp trên thế giới ngày càng phải không ngừng đổi mới để
nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ đó, khái niệm về Thương Mại Điện Tử (TMĐT) dần
dần được mọi người quan tâm và biết đến nhiều hơn. Hầu hết các doanh nghiệp đều
nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT, nó là cơng cụ hỗ trợ thương mại truyền
thông, giúp doanh nghiệp trong việc marketing và tìm kiếm khách hàng với chi phí
thấp. Xem xét ngành thương mại điện tử thế giới không thể không nhắc đến 4 cột trụ
gồm: Amazon, eBay, Alibaba và Rakuten. Trong khi Amazon, eBay là hai cột trụ
phương Tây thì Alibaba, thì Rakuten là cột đỡ phương Đơng. Nhưng so với 3 gã khổng
lồ kia, Rakuten được xem là tập đoàn khá kín tiếng như tính cách của người Nhật Bản.


Chính vì vậy, em đã quyết định chọn Rakuten là doanh nghiệp bán lẻ điện tử để tìm
hiểu cho tiểu luận của mình với đề tài “ Ứng dụng mơ hình thương mại điện tử của
doanh nghiệp Rakuten Nhật Bản”.
1
I.
Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử là việc sử dụng các công nghệ mạng Internet trong các hoạt
động giao dịch thương mại.
TMĐT được chia thành các dạng:
B2B (Business to business): kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
trong đó các doanh nghiệp thực hiện giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa với
nhau thơng qua các trang web.
B2C (Business to Customer): giao dịch giữa doanh nghiệp à khách hàng với
hình thức người tiêu dùng thực hiện mua bán hàng qua trang web.
B2G (Business to Government): TMĐT giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà
nước
C2C (Customer to Cuscomer): TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu
dùng.
Mọi hoạt động của TMĐT như hoạt động giao tiếp hoặc tìm hiểu thơng tin giữa

các cơng nhân viên cức trong các xí nghiệp công ty, giao dịch giữa các bạn hàng
thương mại hoặc các hoạt động hác trên mạng như giáo dục, giảng bài trên mạng,
thông tin về các dịch vụ hoạt động của tư nhân cũng như của Nhà nước…đều sẽ được
“số hóa”. Điều này khơng có nghĩa là việc số hóa nhất thiết sẽ thay thế các hoạt động
giao dịch truyền thống quen thuộc, mà nó có tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ cho các hoạt
động này.
TMĐT sử dụng các phương tiện kĩ thuật điện tử như: điện thoại, máy fax, truyền
hình, các thiết bị thơng tin tự động, mạng nội bộ, liên mạng nội bộ và mạng toàn cầu


Internet.
Các hình thức hoạt động và giao dịch của TMĐT:
Các hình thức hoạt động: thư tín điện tử (e-mail), thanh toán điện tử, trao đổi
dữ liệu điện tử (EDI), trao đổi các dung liệu theo phương thức số hóa , bán lẻ
hàng hóa hữu hình
Giao dịch TMĐT:
+ Người với người: qua điện thoại, fax, thư điện tử.
+ Người với máy tính điện tử: trực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử và qua
Web.
2
+ Máy tính điện tử với máy tính điện tử: qua trao đổi dữ liệu điện tử, thẻ thơng
minh, dữ liệu mã vạch.
+ Máy tính điện tử với người: qua thư tín, fax và thư điện tử.
Những lợi ích của thương mại điện tử:
Phát triển hệ thống thần kinh của nền kinh tế
Giảm chi phí sản xuất, tiếp thị, giao dịch và bán hàng.
Mở rộng cơ hội gia nhập thị trường và thay đổi cấu trúc thị trường.
Thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận “nền kinh
tế số hóa”.
II.

Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới
hiện nay.
Thương mại điện tử hiện trở nên khá sôi động tại các nước cơng nghiệp hóa và
trở thành xu hướng phát triển của kinh tế thế giới. Nhiều chuyên gia cho rằng thương
mại điện tử sẽ là ngành phát triển mạnh nhất trong thế kỉ XXI – kỷ nguyên công nghệ
thông tin. Thương mại điện tử (E-Commerce) đã và đang phát triển mạnh mẽ, khoảng
cách giữa thế giới thực và thế giới ảo ngày càng được thu hẹp hơn. Internet phát triển
sẽ là động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng buôn bán trên phạm vi toàn cầu. Các nước
trên thế giới đã và đang sẵn sàng nhập cuộc. Dự báo trong thời gian tới, thương mại
điện tử sẽ đem lại cho các doanh nghiệp một nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Theo nghiên cứu, hơn 40% dân số trên thế giới đã kết nối trực tuyến. Các chuyên
gia cho rằng, bước sang năm 2016, thương mại điện tử ắt hẳn sẽ có những xu hướng rõ


rệt. Ngài Steve Fusco - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc phân phối Paypal – Bắc Mỹ
đã chia sẻ rằng: tính thương mại trong TMĐT sẽ dần mờ nhạt và không là mối bận tâm
khi các khách hàng tại Mỹ hay một số nước trên thế giới dần coi đây như một thị hiếu,
một nhu cầu thực sự để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Di động sẽ tiếp tục
là công cụ giúp cho thương mại điện tử lên ngôi trong năm 2016, chỉ bằng những thao
tác đơn giản, liền mạch trên màn hình điện thoại như việc vào ứng dụng gọi xe Uber,
nhấn nút tìm kiếm xe và hoạt động thanh toán cũng thuận tiện, nhanh chóng. Chính sự
3
tương tác này đã kéo gần khoảng cách giữa thứ mà khách hàng muốn có và khả năng
đat được nó.
Ngồi ra, ví điện tử sẽ là xu hướng tiếp theo mà các chuyên gia dự đoán khách
hàng quan tâm, sử dụng nhiều hơn. Việc thanh toán qua ví điện tử sẽ hỗ trợ người dùng
dễ dàng thực hiện mà không tốn thời gian, số lượng tài khoản đăng ký sử dụng đang
ngày một tăng dần. Đây là tín hiệu tốt bởi ví điện tử và cổng thanh toán trực tuyến là
nhân tố quyết định trong thị trường thương mại điện tử.
Trên thế giới dã có nhiều doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực thương mại

điện tử. Điển hình của mơ hình này B2B chính là Alibaba. Với 2 website là
alibaba.com và Taobao.com, Alibaba của Jack Ma tạo ra những chợ điện tử và cho các
doanh nghiệp thuê các gian hàng để bán sản phẩm của họ.Điển hình của mơ hình B2C
là Amazon. Một trong 2 cơng ty thương mại điện tử lớn nhất Mỹ. Amazon đưa thông
tin hàng hóa của mình lên internet, khách hàng đặt hàng, Amazon giao hàng đến tận
nơi cho khách hàng. Điển hình của mơ hình C2C chính là eBay.com – cùng với
Amazon là 2 công ty thương mại điện tử lớn nhất Mỹ. EBay tạo ra một chợ “trời” để
người mua, người bán thương thảo, mua bán.
III. Tình hình tăng trưởng thương mại điện tử của Nhật Bản.
Theo báo cáo của đại diện Z.com (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và hạ tầng
Internet của Nhật) quy mô thị trường thương mại điện tử đạt xấp xỉ 120 tỷ USD. Tốc
độ tăng trưởng trong lĩnh vực này của Nhật Bản là15%.Báo cáo cũng cho biết, chỉ số
thâm nhập của TMĐT vào thị trường bán lẻ tại Nhật là 4,7%. Mặc dù Nhật là người
dẫn đầu công nghệ ở nhiều lĩnh vực, nhưng thương mại điện tử lại đi sau phương Tây
khá xa. Người Nhật dường như thích mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng hơn, có thể
bởi vì họ có xu hướng lướt web bằng di động, sản phẩm không phù hợp với mua sắm
trực tuyến như máy tính (có màn hình lớn hơn). Nhưng suy thoái kinh tế những năm
gần đây đã khiến người dân Nhật ít đi lại hơn và dành nhiều thời gian hơn cho việc sử
dụng máy tính ở nhà, điều đó làm thương mại điện tử bùng phát. Thương mại điện tử ở
Nhật còn được sự hỗ trợ của các dịch vận chuyển giá rẻ, chất lượng cao thường chuyển
4


hàng khắp đất nước chỉ trong một ngày. Tiềm năng phát triển ngành thuơng mại điện tử
ở Nhật Bản là rất lớn.
IV.
Mơ hình thương mại điện tử Rakuten- Website bán hàng
trực tuyến lớn nhất Nhật Bản.
1. Giới thiệu chung về Rakuten
Tập đồn RAKUTEN – là một trong những cơng ty lớn nhất về ngành IT của

Nhật Bản sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ Internet. Các sản phẩm nổi tiếng của
RAKUTEN là Viber, Kobo, Viki. Ngoài ra, RAKUTEN cịn là tập đồn phức hợp trong
các lĩnh vực giao dịch thương mại điện tử, thẻ visa card, dịch vụ khách sạn trực tuyến,
chứng khoán, tiền điện tử, thể thao, truyền thông,… đồng thời mở rộng quy mô thông
qua con đường M&A. Được xếp hạng trong top e-G8 forum công ty lớn nhất về Web
Application và Internet Services, RAKUTEN đồng xếp hạng ngang với Facebook và
Google.
1.1.
Hoàn cảnh ra đời.
Năm 1997 Internet bắt đầu bùng nổ ở Nhật nhưng kinh doanh cũng đầy rẫy khó
khăn, nhiều cơng ty mở sàn mua sắm online nhưng đều thất bại thảm hại.
Hiroshi Mikitani đã thành lập công ty thương mại điện tử Rakuten Ichiba vào
tháng Hai năm 1997. Trung tâm mua sắm Rakuten bắt đầu hoạt động vào tháng 5 năm
1997. Vào tháng 6 năm 1999, công ty đổi tên thành Rakuten, từ tiếng Nhật rakuten có
nghĩa là lạc quan.
Năm 2012, doanh thu của công ty đạt 4,6 tỷ USD với lợi nhuận hoạt động khoảng
244 triệu USD. Vào tháng 6 năm 2013, Rakuten có tổng cộng 10,351 nhân viên trên
tồn thế giới.Năm 2005, Rakuten bắt đầu mở rộng ra bên ngoài Nhật Bản, chủ yếu
thông qua việc mua lại và liên doanh. Việc mua lại của công ty bao gồm Buy.com (nay
là Rakuten.com Shopping ở Mỹ), Priceminister (Pháp), Ikeda (nay là Rakuten Brasil),
Tradoria (nay là Rakuten Deutschland), Play.com (Anh), Wuaki.tv (Tây Ban Nha) và
Kobo (Canada).Vào năm 2015, Rakuten đã chuyển trụ sở công ty từ Shinagawa tới khu
Tamagawa của Setagaya để hợp nhất các văn phòng tại Tokyo và để hỗ trợ tăng trưởng
5
trong tương lai.Vào ngày 16 tháng 11 năm 2016, Rakuten đã ký hợp đồng trị giá 200
triệu đô la với sự bảo trợ toàn cầu với câu lạc bộ Tây Ban Nha FC Barcelona đến năm
2020.
Hơn 13 năm qua, Hiroshi Mikitani đã gây dựng Rakuten với 6 thành viên trở
thành thương hiệu Internet nổi tiếng nhất ở Nhật Bản.
1.2.



Ngành nghề kinh doanh, tầm nhìn của cơng ty Rakuten
Rakuten đã theo đuổi chiến lược xây dựng trung tâm mua sắm trực tuyến, cung
cấp tất cả các dịch vụ cho phép các công ty bán lẻ lập cửa hàng của họ trên website để
quảng cáo, bán hàng và xử lý các giao dịch thanh tốn. Mơ hình này của Rakuten giúp
đơn giản hóa việc mua bán giữa người bán hàng và người mua. Nhật hiện có khoảng
90 triệu người sử dụng Internet trong số 130 triệu dân, trong đó khoảng 2/3 người dùng
Internet ở nước này sử dụng Rakuten.Bán lẻ trực tuyến mặc dù phát triển nhanh nhưng
vẫn còn quá nhỏ ở Nhật với khoảng 30 tỷ USD doanh thu mỗi năm (gồm cả kinh doanh
tải nội dung số) nhưng Rakuten đã xử lý gần 1/3 tổng số giao dịch bán lẻ trực tuyến ở
quốc gia Mặt trời mọc này. Hiện nay, cơng ty này đang có kế hoạch mở rộng ra thị
trường nước ngoài.
Năm 2005, Rakuten bắt đầu mở rộng ra bên ngồi Nhật Bản, chủ yếu thơng qua
việc mua lại và liên doanh. Việc mua lại của công ty bao gồm Buy.com (nay là
Rakuten.com Shopping ở Mỹ), Priceminister (Pháp), Ikeda (nay là Rakuten Brasil),
Tradoria (nay là Rakuten Deutschland), Play.com (Anh), Wuaki.tv (Tây Ban Nha) và
Kobo (Canada). Vào năm 2015, Rakuten đã chuyển trụ sở công ty từ Shinagawa tới
khu Tamagawa của Setagaya để hợp nhất các văn phòng tại Tokyo và để hỗ trợ tăng
trưởng trong tương lai. Vào ngày 16 tháng 11 năm 2016, Rakuten đã ký hợp đồng trị
giá 200 triệu đô la với sự bảo trợ toàn cầu với câu lạc bộ Tây Ban Nha FC Barcelona
đến năm 2020.
Hãng đã thông báo liên doanh với Global Mediacom, tập đồn truyền thơng lớn
nhất của Indonesia để đưa mơ hình của Ratuken vào thị trường này. Ratuken cũng đã
hợp tác với gã khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc Baidu để phát triển thương mại điện tử ở
thị trường Trung Quốc.Và mới đây nhất là mua lại ứng dụng tin nhắn đình đám Viber
6
với hơn 300 triệu người dùng, chỉ để tạo một kênh liên lạc tiện ích cho khách hàng khi
muốn nhắn tin trao đổi với người bán về giá cả và chất lượng sản phẩm.
Hiroshi Mikitani, hy vọng sẽ đưa mơ hình thương mại điện tử của hãng này đến

10 thị trường trong năm 2010 và tương lai sẽ mở tới 30 thị trường.Có thể thấy tất cả
những vụ thâu tóm này đều nhằm mang lại cho người sử dụng Rakuten những trải
nghiệm mua sắm tốt nhất, trên nhiều phương diện. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ và
sự tỉ mỉ trong việc chăm sóc cảm giác của khách hàng, Rakuten vẫn giữ vững vị thế
của một trong những website thương mại điện tử hàng đầu thế giới, bất chấp có rất
nhiều tên tuổi khác đang trỗi dậy.
Ratuken đang trên đà phát triển với tham vọng vượt qua những đối thủ quốc tế
lớn như Google, Amazon và eBay.
1.3.
Dịch vụ cung cấp


Tập đoàn Rakuten là nhà cung cấp các dịch vụ kinh doanh trực tuyến đa dạng,
gồm 6 lĩnh vực chính:
♣ Thị trường thương mại điện tử
♣ Tín dụng và thanh tốn
♣ Cổng Thơng tin và Truyền thơng
♣ Du lịch, hoạt động đặt phịng khách sạn
♣ Chứng khốn, các dịch vụ như mơi giới chứng khốn trực tuyến.
♣ Thể thao chun nghiệp
1.4.
Đối tác và q trình giao dịch
Rakuten đưa ra mơ hình kinh doanh dựa trên liên hệ trực tiếp giữa người bán và
khách hàng.
Trang web của công ty hoạt động như một sàn mua sắm trực tuyến dành cho hơn
35.000 nhà bán lẻ của Nhật Bản.
Website tính phí thành viên hàng tháng các thương nhân trên website và giữ lại từ
2-5% giá trị hàng hóa được bán. 80% doanh thu của Rakuten đến từ phí thành viên,
10% là doanh thu từ quảng cáo và phần còn lại đến từ bán đấu giá.
7

Năm 2000, Rakuten đã tính phí các nhà bán lẻ 475 USD/năm xuất hiện trên trang
web của công ty.
2. Thực trạng ứng dụng mơ hình thương mại điện tử của Rakuten.
2.1. Mơ tả mơ hình
Mơ hình B2B2C - thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh
nghiệp với người tiêu dùng.Họ cung cấp các giải pháp thương mại điện tử toàn diện
cho các doanh nghiệp (B2B) và cung cấp nơi mua sắm lý tưởng nhất cho người dùng
(B2C). Khi cả hai mơ hình kết hợp, chúng trở thành B2B2C.
Rakuten cung cấp dịch vụ chính là loạt cửa hàng trực tuyến - cho các nhà bán lẻ
thuê cửa hàng và bán các hàng hóa dịch vụ của họ trên đó.
2.2. Phương thức thực hiện
2.2.1 Mơ hình các cửa hàng bán lẻ trực tuyến
Rakuten xây dựng trung tâm mua sắm trực tuyến: cho phép các công ty bán lẻ
(40.000 nhà bán lẻ) lập cửa hàng của họ trên website để quảng cáo, bán hàng và xử lý
các giao dịch thanh tốn
◊ Ưu điểm: dễ tìm kiếm, dễ xem và đặt hàng; nhiều thông tin về sản phẩm,
danh mục sản phẩm rộng, phong phú, giá thấp hơn các cửa hàng truyền
thống
2.2.2 Mơ hình doanh thu
- Phí thành viên
♣ 80% : phí thành viên


♣ 10% : quảng cáo
♣ 10% : bán đấu giá
♣ Tính phí thành viên hàng tháng và giữ lại từ 2-5% giá trị hàng hóa được
bán
♣ Tính phí các nhà bán lẻ xuất hiện trên trang web của Rakuten và các chuỗi
cửa hàng ảo khác
◊ Ưu điểm: giá rẻ

Dịch vụ khách hàng
♣ Các cửa hàng được giám sát chặt chẽ : đảm bảo quyền lợi của khách hàng
♣ Hệ thống ý kiến đánh giá của khách hàng: cho phép khách hàng đưa ra các
2.3.
lựa chọn chính xác và nâng cao lịng tin của khách hàng
Cơng cụ, tiện ích
8
2.3.1 Tổng quan
- Internet shopping mall service (Rakuten Ichiba): Dịch vụ mua bán hàng hóa
trực tuyến.
Online auction service for individuals (Rakuten Auction): Dịch vụ đấu giá trực
tuyến dành cho các cá nhân.
E- commercial consulting service: Dịch vụ tư vấn về thương mại điện tử.
Online book, CD/DVD purchase service ("Rakuten Books"): Dịch vụ mua
CD/DVD, sách trực tuyến (một trong những mơ hình thành cơng, đã đánh bật
người khổng lồ Amazon.com tại Nhật bản).
Digital contents provision service ("Rakuten Download"): Dịch vụ cung cấp
các nội dung công nghệ số.


Online golf course reservation service ("Rakuten GORA": Dịch vụ đặt chỗ
các khóa golf trực tuyến
Online DVD/CD rental service: Dịch vụ thuê CD/DVD trực tuyến
Internet marketing service: Dịch vụ quảng cáo trực tuyến
Third-party logistics service for Internet shopping mall’s merchants: Dịch vụ
logistic với tư cách bên thứ ba cho các doanh nghiệp có shop trên Rakuten
B2B business matching service (“Rakuten Business”): Dịch vụ kết nối giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B
2.3.2 Giới thiệu một số tiện ích của Rakuten
- Q trình xem hàng, đánh giá hàng, mua hàng, thanh toán và vận chuyển hàng

trên khắp các châu lục trên thế giới
Bước 1: Khách hàng đăng kí 1 tài khoản.
Bước 2: Chủ shop email thơng báo tổng chi phí. Khách hàng kiểm tra lệnh mua
hàng, thanh tốn thơng qua thẻ tín dụng.
Bước 3: Chủ shop sẽ email thông báo đã chuyển hàng
Bước 4: Hàng được chuyển đến địa chỉ yêu cầu
Tiện ích “Rakuten super points” và “Rakuten Card”:
Với một lần mua hàng khách hàng sẽ tích lũy được một số điểm nhất định và ở
lần mua hàng sau với số điểm đã tích tương ứng một điểm khách hàng sẽ được giảm
giá 1 n Nhật. . Điểm tích lũy này khơng chỉ có giá trị khi mua hàng online trên trang
9
web cơng ty mà cịn có thể sử dụng khi mua hàng truyền thống và nhiều trải nghiệm
khác một cách linh hoạt trong hệ sinh thái hàng loạt dịch vụ khác của Rakuten.
Trang “Information Security Measures” : nâng cao mức độ bảo mật cho thông
tin của khách hàng.
hệ thống Rakuten blog: đăng các thông tin về các chế đọ bảo mật thông tin


khách hàng
3. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của mơ hình
3.1. Thành cơng của mơ hình
- Tháng 4/2000: Rakuten được đưa lên sàn chứng khoán Jassdaq của Nhật Bản,
huy động được 430 triệu USD. Mức vốn hóa thị trường của công ty đã tăng
lên 6 tỷ USD.
Năm 2008:
♣ Doanh thu bán hàng của Rakuten trong đã tăng đến 16,8%, lên mức 250 tỷ
Yên.
♣ Doanh thu từ thương mại điện tử của Rakuten đã chạm con số 92 tỷ Yên
và đóng góp con số kỷ lục 26 tỷ Yên trong lợi nhuận hàng năm của công
ty.

♣ Rakuten Travel đã thu hút được 25 triệu khách du lịch trong nước trong
năm 2008
Quý I năm 2009:
♣ Rakuten công bố nguồn lợi nhuận 259 triệu USD trong tổng doanh thu 628
triệu USD.
♣ Doanh số bán hàng ra thế giới thông qua thương mại điện tử đã đạt tổng
cộng 263 triệu USD.
♣ Đấu giá trực tuyến Ichiba và công ty quảng cáo Internet - LinkShare, mang
lại lợi nhuận kinh doanh 30% cho công ty.
Năm 2010:
♣ Doanh thu năm là 4,23 tỉ USD , với dòng vốn lưu chuyển tiền tệ tổng cộng





vào khoảng 369.98 tỉ USD.
Rakuten mua lại Buy.com với số tiền 250 triệu USD.
Tháng 6/2010 mua lại Priceminister với 200 triệu USD.
Rakuten là một cổ đông quan trọng trong Ctrip.
Rakuten đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với Baidu ở Trung Quốc.
Rakuten hiện thu hút khoảng 70 triệu lượt xem một tháng, chỉ đứng thứ hai
sau cổng trực tuyến Yahoo! Japan của Softbank.


10
3.2. Ngun nhân thành cơng
- Mơ hình mà Rakuten áp dụng: mơ hình B2B2C khơng cần có chức năng nhập
kho.
Chính sách giá cả cạnh tranh và sự đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động.

Hệ thống thu hút khách hàng trung thành.
Hoài bão, sự dũng cảm và quyết tâm kinh doanh, phân tích chiến lược tỉ mỉ và
lập luận thấu đáo.
Tăng cường cam kết của nhân viên về "các Mục tiêu Rakuten" và cải thiện sự
thực hiện của họ.
- Những nguyên tắc thành công do Rakuten đề ra:
♣ Luôn luôn cải thiện, luôn luôn nâng cao.
♣ Luôn chuyên nghiệp và nhiệt tình.
♣ Ln đưa ra Giả thuyết -> Thực hành -> Xác nhận.
♣ Tối đa hóa sự hài lịng khách hàng.
♣ Tốc độ, tốc độ và tốc độ.
3.3. Bài học kinh nghiệm
- Hiểu tâm lý của người tiêu dùng.
- Nghiên cứu những khác biệt văn hóa cũng như cơ sở hạ tầng của thị trường
hướng đến.
Bí quyết thành cơng ở Nhật Bản của Rakuten có thể tóm gọn trong 3 ý:
♣ Xâm nhập nhanh
♣ Tơn trọng người sử dụng
♣ Tìm kiếm một đối tác địa phương
Nghiên cứu kỹ thị trường và nắm bắt thời cơ đúng lúc.
Nghiên cứu những mơ hình TMĐT đã thành công để học hỏi kinh nghiệm.
◊ Liên tục đổi mới, đưa ra những chiến lược cải tiến thích hợp và sáng tạo
trong từng giai đoạn và điều kiện phát triển.
Kinh doanh phải can đảm và chinh phục những mục tiêu bất khả thi
◊ Chấp nhận thử thách có thể làm bạn trở thành người hùng.


Mỗi quyết định lớn và sáng tạo đều phải được phân tích chiến lược tỉ mỉ và
lập luận thấu đáo.
3.4. Hạn chế và giải pháp

3.4.1 Hạn chế
- Ít được biết đến ở nước ngồi do quy mơ chưa mở rộng nhiều ra tồn cầu.
- Chưa có nhiều chiến lược tiếp cận thị trường thế giới.
- Hạn chế từ việc sử dụng tiếng Anh trong nội bộ và ngoài doanh nghiệp
3.4.2 Giải pháp
- Rakuten phải nỗ lực trong chiến lược mở cửa thị trường nước ngoài, thực hiện
chiến lược dùng tiếng Anh là ngơn ngữ chính trong giao tiếp cơng sở.Hết năm
11
2012, mọi nhân viên trong công ty, các hoạt động trong công ty đều phải sử
dụng tiếng Anh thay cho tiếng Nhật.
Khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài phải đưa ra một phiên bản dành
riêng cho quốc gia đó trước khi một doanh nghiệp địa phương đánh bại.
Hợp tác với công ty địa phương là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro.
12
KẾT LUẬN
Rakuten đã xây dựng một mô hình thương mại điện tử B2B2C khơng cần có chức
năng nhập kho, cung cấp các dịch vụ chính là loạt cửa hàng trực tuyến cho các nhà bán
lẻ thuê cửa hàng và bán các hàng hóa, dịch vụ của họ trên đó,người bán phải tự quản lý
kho bãi, vận chuyển và chăm sóc khách hàng. Website của Rakuten với những ưu điểm
dễ tìm kiếm, dễ xem và đặt hàng, nhiều thông tin về sản phẩm, danh mục sản phẩm
rộng, phong phú và giá cả thấp hơn các cửa hàng truyền thống đã thu hút lượng lớn
khách hàng có nhu cầu mua sắm. Khơng chỉ vậy, Rakuten cịn có dịch vụ chăm sóc
khách hàng tốt đảm bảo quyền lợi khách hàng, cho phép khách hàng đưa ra đánh giá
thông qua hệ thống tiếp nhận ý kiến, phản hồi của khách hàng. Rakuten có thể xem là
hình mẫu thành cơng điển hình nhờ việc am hiểu văn hóa địa phương và thói quen
người tiêu dùng, ln tìm tịi nghiên cứu kỹ thị trường và nắm bắt thời cơ đúng lúc.
Rakuten cũng là một nền tảng thương mại điện tử mở nhưng so sánh với Alibaba và
Amazon, Rakuten lại xây dựng dựa trên nền tảng sự trung thành của các thành viên và
họ sẽ nhận được những lợi ích trực tiếp bằng tiền mặt nhờ vào "siêu điểm thưởng"



Rakuten Super Points.
Bằng sự khác biệt và chuyên nghiệp trong mơ hình hoạt động thương mại điện tử
của mình, Rakuten trở thành doanh nghiệp thành công và đáng để học hỏi.
13

DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Sách giáo trình “ Thương mại điện tử căn bản” – trường đại học Ngoại
thương. Chủ biên PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Hồng; TS: Nguyễn Văn
Thoan. Năm 2012.
2. Bài giảng thương mại điện tử, trường đại học Ngoại thương, Nguyễn Văn
Thoan (2009).
3. />4. />5. />6. />


×