Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Báo cáo Quản lý sản xuất Công nghệ 5s

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.91 KB, 29 trang )

Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP


CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO QUẢN LÝ SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP
--CÔNG NGHỆ 5S-CÁN BỘ HƯỚNG DẨN

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Ths Trần Thị Thắm

Cần Thơ, ngày 13 tháng 12 năm 2020

MỤC LỤC

VII. Tài liệu tham khảo

1


Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

2




Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

BÁO CÁO QUẢN LÝ SẢN XUẤT CƠNG NGHIỆP
Chủ đề: cơng cụ quản lý chất lượng bằng 5S
I. 5S là gì?
5S là một cơng cụ cải tiến năng suất chất lượng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tên gọi
của 5S xuất phát từ tiếng Nhật: Seiri, Seiton, Seiso, Sheiketsu và Shitsuke, tạm dịch sang
tiếng Việt là Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng. Mục đích của 5S tạo nên và
duy trì một mơi trường làm việc thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả tại mọi vị
trí làm việc từ khu vực văn phòng, nơi sản xuất, kho hàng, nguyên vật liệu hay các vị trí
xung quanh như sân bãi, chỗ để xe… Vì liên quan đến mọi vị trí địa lý trong một tổ chức
nên 5S đòi hỏi sự cam kết, nhận thức và sự tham gia của tất cả mọi người từ ban lãnh đạo
tới công nhân. 5S là hoạt động dành cho tất cả mọi người và khơng loại trừ bất kì ai trong.
Là cơng cụ mang tính nền tảng căn bản, 5S được diễn giải như sau:
* Sàng lọc-S1 (Seiri):
Mọi thứ (vật dụng, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng hỏng,…) không/chưa liên
quan, không/chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực phải được tách biệt ra khỏi
những thứ cần thiết sau đó loại bỏ hay đem ra khỏi nơi sản xuất. Chỉ có đồ vật cần thiết
mới để tại nơi làm việc. S1 thường được tiến hành theo tần suất chu kỳ.
* Sắp xếp-S2 (Seiton):
Sắp xếp là hoạt động bố trí các vật dụng làm việc, bán thành phẩm, nguyên vật
liệu, hàng hóa… tại những vị trí hợp lý sao cho dễ nhận biết, dễ lấy, dễ trả lại. Nguyên tắc
chung của S2 là bất kỳ vật dụng cần thiết nào cũng có vị trí quy định riêng và kèm theo
dấu hiệu nhận biết rõ ràng. S2 là hoạt động cần được tuân thủ triệt để.
* Sạch sẽ-S3 (Seiso):
Sạch sẽ được hiểu là hoạt động vệ sinh nơi làm việc, dụng cụ làm việc hay các khu

vực xung quanh… S3 cũng là hoạt động cần được tiến hành định kỳ.

3


Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

* Săn sóc-S4 (Sheiketsu):
Săn sóc được hiểu là việc duy trì định kì và chuẩn hóa 3S đầu tiên một cách có hệ
thống. Để đảm bảo 3S được duy trì, người ta có thể lập nên những quy định chuẩn nêu rõ
phạm vi trách nhiệm 3S của mỗi cá nhân, cách thức và tần suất triển khai 3S tại từng vị trí
của cán bộ cơng nhân viên chức trong một tổ chức được rèn rũa và phát triển.
* Sẵn sàng-S5 (Shitsuke):
Sẵn sàng được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối với hoạt động 5S.
Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và chủ động kết hợp
nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc đem lại năng suất công việc cá nhân và
năng suất chung của công ty cao hơn.
II. Ý nghĩa của 5S
- 5S là một chương trình nâng cao năng suất rất phổ biến ở Nhật Bản và dần dần trở nên
phổ biến ở nhiều nước khác, hiện nay ở Việt Nam không những doanh nghiệp mà một số
đơn vị hành chính sử dụng cơng cụ 5S cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tốt hơn.
- 5S xuất phát từ nhu cầu:
+ Đảm bảo sức khỏe của nhân viên
+ Dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc
+ Tạo tinh thần và bầu khơng khí làm việc cởi mở
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống
+ Nâng cao năng suất
- Bắt nguồn từ truyền thống Nhật Bản, ở mọi nơi, trong mọi công việc, người Nhật luôn

cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự giác của người thực hiện các
cơng việc đó. Người Nhật ln tìm cách sao cho người cơng nhân thực sự gắn bó với
cơng việc của mình.

4


Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

III. Lợi ích của 5S
- Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn.
- Tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến
- Mọi người trở nên có kỷ luật hơn.
- Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc
- Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an tồn hơn.
- Cán bộ cơng nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp của mình.
- Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn.
❖ Thực hiện tốt 5S sẽ đóng góp cho các yếu tố PQCDSM:

- Cải tiến Năng suất (P – Productivity)
- Nâng cao Chất lượng (Q – Quality)
- Giảm chi phí (C – Cost)
- Giao hàng đúng hạn (D – Delivery)
- Đảm bảo an toàn (S – Safety)
- Nâng cao tinh thần (M – Morale)
➔ Khi thực hiện 5S thành công trong công ty, 5S sẽ đưa lại sự thay đổi kỳ diệu. Những thứ

không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được xếp

ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy móc thiết bị
trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần
tập thể, khuyến khích sự hồ đồng của mọi người, qua đó người làm việc sẽ có thái độ
tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn với công việc.

5


Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

IV. Nội dung cơ bản của 5S
4.1. Nội dung
4.1.1. Sàng lọc
- Kiểm tra tất cả công cụ, nguyên liệu,… trong nhà máy, khu vực làm việc và chỉ giữ
những mục quan trọng. Mọi thứ khác được cất giữ hay vứt bỏ.
4.1.2. Sắp xếp
- Là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp lí để dễ dàng, nhanh chóng cho việc
sử dụng.
- Khi sắp xếp nên sử dụng những phương tiện trực quan một cách rõ ràng, đễ mọi người
dễ nhận biết, tạo nơi làm việc có tổ chức, giảm thiểu thời gian tìm kiếm, loại bỏ những
hành động dư thừa gây lãng phí thời gian.
4.1.3. Sạch sẽ
- Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị để đảm bảo mơi trường, mỹ quan
tại nơi làm việc.
- Tất cả mọi thành viên trong đơn vị đều có ý thức và tham gia giữ gìn vệ sinh, phải có đủ
phương tiện, dụng cụ vệ sinh cho đầy đủ và thích hợp.
- Cơng việc vệ sinh là việc làm thường xuyên của mọi người trong tổ chức, và Ban lãnh
đạo thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc thực hiện.

4.1.4. Săn sóc
- Là duy trì thường xun những việc đã làm, cải tiến liên tục nơi làm việc để đạt được
hiệu quả cao hơn là điều rất quan trọng và cần thiết.
- Xác lập một hệ thống kiểm soát trực quan như dán nhãn hoặc đánh dấu bằng màu sắc.
Tạo mơi trường dễ dàng để duy trì việc sàng lọc, sắp xếp và sạch sẽ.

6


Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

4.1.5. Sẵn sàng
- Giáo dục mọi người có ý thức, tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định
tại nơi làm việc. Hãy biến mọi việc làm tốt đẹp trở thành thói quen, niêm yết kết quả đánh
giá 5S tại nơi làm việc để khuyến khích việc tốt và rút kinh nghiệm việc chưa tốt.
- Kiểm tra định kì với những nguyên tắc đã xác lập, xây dựng và định hình một nền văn
hố trong đơn vị.
4.2. Thực hành 5S
4.2.1. Thực hành S1 - Sàng Lọc
1. Chuẩn bị “KHU VỰC CHỜ XỬ LÝ” để chứa những vật sẽ được loại bỏ.
2. Dán Thẻ đỏ/ Thẻ vàng đối với những vật khơng cần dùng.
3. Chụp ảnh tồn cảnh & cận cảnh trước khi thực hiện Sàng lọc.
4. Di chuyển những vật không cần dùng đến “KHU VỰC CHỜ XỬ LÝ”.
5. Loại bỏ vật KHÔNG CẦN DÙNG theo quyết định của Lãnh đạo Khoa/Phịng.

Hình 4.1: Thực hiện S1 là sàng lọc, phân loại, loại bỏ những vật dụng không cần thiết
4.2.2. Thực hành S2 - Sắp Xếp
1. Chuẩn bị dụng cụ văn phòng để đánh dấu, kẻ vạch … xác định vị trí sắp xếp vật dụng.

7


Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

2. Phác thảo/ dự kiến sơ bộ vị trí, layout và sắp xếp thử vật dụng theo phác thảo/ dự kiến.
3. Điều chỉnh vị trí vật dụng đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu: an toàn + thuận tiện + mỹ
quan.
4. Đánh dấu, kẻ vạch … nhận biết vị trí chính thức của vật dụng đã được sắp xếp.
5. Chụp ảnh toàn cảnh và cận cảnh sau khi thực hiện S1 – Sàng lọc & S2 – Sắp xếp.

Hình 4.2: Thực hiện s2 sắp xếp mọi thứ theo tiêu chí dễ thấy, dễ lấy, dễ trả
4.2.3. Thực hiện S3 - Sạch Sẽ
1. Xác định khu vực, phân công trách nhiệm và lập lịch vệ sinh cụ thể (ngày / tuần/tháng).
2. Chuẩn bị đầy đủ thiết bị dụng cụ vệ sinh phù hợp với vật cần vệ sinh.
3. Thực hiện vệ sinh theo lịch đã xác định. Lưu ý: Loại trừ/ hạn chế nguồn gây dơ bẫn.
4. Mọi vấn đề bất thường được phát hiện phải được xử lý ngay hoặc báo cáo cho cấp trên.
5. Chụp ảnh toàn cảnh và cận cảnh trước và sau khi thực hiện S3 – Sạch sẽ.

8


Quản lý sản xuất cơng nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

Hình 4.3: Làm vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài nơi làm việc
4.2.4. Thực hiện S4 - Săn Sóc

1. Duy trì thực hiện 3S mọi lúc mọi nơi Nguyên tắc 3 Khơng: “Khơng có vật vơ dụng –
Khơng bừa bãi – Khơng dơ bẩn”.
2. Kỹ thuật áp dụng:
• Chấm điểm 5S
• Khen thưởng đơn vị thực hiện tốt
• Cải tiến các nơi chưa đạt yêu cầu

9


Quản lý sản xuất cơng nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

Hình 4.4: Tiếp tục thực hiện 3S trên để duy trì môi trường sạch sẽ, thoải mái
4.2.5. Thực hành S5 - Sẵn Sàng
1. Tạo thành nề nếp, thói quen, tự nguyện, tự giác thực hiện và duy trì 3S: Sàng lọc – Sắp
xếp – Sạch sẽ.
2. Phương pháp thực hiện:
• Thực hiện liên tục sẽ tạo thành thói quen
• Học tập & chia sẻ kinh nghiệm thành cơng
• Xây dựng hệ thống Visual Control System
+ Kiểm sốt bằng mắt
+ Nhìn là biết ngay

10


Quản lý sản xuất cơng nghiệp


GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

Hình 4.5: Tự giác thực hiện và tuyên truyền 5S
V. Cách thực hiện
Các bước thực hiện trong một chu kì, 5S được triển khai thông qua các bước sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị
Sau khi đánh giá thực trạng 5S, Công ty cần lập kế hoạch triển khai 5S để đạt các
mục tiêu đề ra trong khoảng thời gian cho trước. Kế hoạch trong giai đoạn chuẩn bị bao
gồm cả việc thành lập Ban chỉ đạo 5S với chức năng hỗ trợ, giám sát, đánh giá và cải tiến
việc triển khai 5S. Ban chỉ đạo sẽ chịu trách nhiệm việc ban hành chính sách (mang tính
định hướng) và mục tiêu 5S (mang tính cụ thể) cho từng giai đoạn. Ngồi ra, các cán bộ
công nhân viên cần được đào tạo căn bản về khái niệm và lợi ích của 5S. Cụ thể là:
+ Xác định mục tiêu triển khai của 5S.
+ Lập ban 5S nên chọn 1 bộ phận (2 người) để khi nghỉ có người thay thế. Thành viên
lựa chọn những người có tính kỷ luật cao, chức vụ càng cao càng tốt.
+ Cử 1 cán bộ chủ chốt trong ban 5S tham gia các khóa đào tạo về thực hàng 5S ở những
đơn vị có hiệu quả về triển khai cho đơn vị.
- Bước 2: Phát động chương trình

11


Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

+ Đại diện Lãnh đạo phát biểu trước toàn thể cán bộ công nhân viên về ý nghĩa, tầm
quan trọng và mong muốn nhằm thể hiện cam kết đối với sự thành cơng của chương trình
5S
+ Sau đó tiến hành các hoạt động tuyên truyền quảng bá về 5S trong toàn cơng ty thơng

qua các biểu ngữ, hình ảnh ở khắp mọi nơi.
+ Ban 5S có thể phối hợp với các chuyên gia bên ngoài mở các lớp đào tạo về 5S để tất
cả mọi người cùng nhận thức đúng, nắm rõ quy trình và cách thức triển khai. Lưu ý là
100% cán bộ nhân viên phải tham gia.
- Bước 3 :Tiến hành tổng vệ sinh
Sau khi lãnh đạo phát động chương trình 5S, cơng ty sẽ tổ chức “ngày tổng vệ
sinh”. Tồn thể cán bộ cơng nhân viên sử dụng một hoặc nửa ngày làm việc để tiến hành
vệ sinh nơi làm việc của mình. Các cơng việc cần làm là chia vùng, phân cơng nhóm làm
cơng việc từng mảng cụ thể. Cung cấp dụng cụ và các thiết bị cần thiết cho ngày tổng vệ
sinh. Thực hiện tổng vệ sinh tồn bộ cơng ty để sàng lọc mọi thứ không cần thiết và
chuẩn bị thực hiện 5S.
- Bước 4 Tiến hành sàng lọc ban đầu:
Ngay trong ngày tổng vệ sinh, các CBCNV khơng chỉ vệ sinh mà cịn tiến hành
sàng lọc sơ bộ để loại bỏ các thứ không cần thiết tại nơi làm việc của mình. Trước đó, Ban
5S cần chuẩn bị khu vực để tạm các thứ đã được sàng lọc trước khi tiến hành xử lý (loại
bỏ/lưu trữ). Các đồ vật xác định được lưu trữ cần phải có dấu hiệu nhận biết rõ ràng sau
khi sàng lọc.Để thực hiện bước “Sàng lọc”, mỗi bộ phận cần đưa ra các tiêu chí để xác
định những loại vật dụng/tài liệu/hồ sơ nào cần loại bỏ. Sau bước sàng lọc sơ bộ, có thể
phân loại các vật dụng thành những loại như sau:
+ Những vật dụng/tài liệu sử dụng thường xuyên cần được để thuận tiện cho việc sử
dụng và dễ dàng.
+ Những vật dụng không thường xuyên được lưu giữ ở những nơi thích hợp, có chỉ dẫn
và nhận biết thích hợp để có thể lấy được khi cần sử dụng.
12


Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm


+ Những vật dụng không cần thiết cũng cần được để riêng và phân loại để xử lý.
- Bước 5: Duy trì sàng lọc, sắp xếp và sạch sẽ:
Việc tiến hành, triển khai và duy trì 5S được dựa trên các quy định/hướng dẫn về
Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ tại các khu vực. Quy định/hướng dẫn này thông thường do
Ban chỉ đạo 5S biên soạn và sẽ được thay đổi nội dung theo hướng cải tiến để phù hợp và
hiệu quả hơn. Tại bước này, các thông tin 5S thường được cập nhật và tun truyền thơng
qua góc 5S tại từng đơn vị. Nội dung trong quy định/hướng dẫn thường hướng về các vấn
đề liên quan đến việc đảm bảo tính an tồn trong sản xuất, giảm lãng phí trong các hoạt
động và các hướng dẫn/quy định công việc mang tính trực quan (sử dụng hình ảnh, màu
sắc, âm thanh). - Thực hiện bước “Sắp xếp”:
+ Dựa trên nguyên tắc này, từng bộ phận cần thống nhất trong nội bộ hình thức sắp xếp
các đồ vật, máy móc, tài liệu sao cho mọi thứ có thể dễ dàng sử dụng.
+ Các đồ vật nên sắp xếp theo thứ tự ưu tiên có dán nhãn và đánh số nếu cần thiết để có
thể dễ dàng nhận biết. Lưu ý cần làm cho ai cũng biết, chứ không phải chỉ riêng người
phụ trách mới biết. Cụ thể:
- Thực hiện bước “Sạch sẽ”:
+ Việc thực hiện vệ sinh được thực hiện qua ngày tổng vệ sinh cũng như lịch làm vệ
sinh hàng ngày tại nơi làm việc. Luôn kiểm tra để bàn làm việc, máy móc, sàn nhà sạch
sẽ, khơng bị bụi bẩn. Tốt nhất là dành thời gian từ 5 đến 10 phút để làm vệ sinh trước và
sau giờ làm việc, tạo thói quen ngăn nắp và sạch sẽ. Làm thế nào để duy trì sạch đẹp khi
đang làm việc. Tuyệt đối khơng được có suy nghĩ như sẽ dọn lại sau, khi xong cơng việc,
có kiểm tra thì mới sạch sẽ… vì như vậy sẽ chỉ theo đuổi sự sạch đẹp trên hình thức,
phong trào.
+ Sạch sẽ khơng chỉ là làm sạch mà cịn tìm ra ngun nhân gây bẩn và tìm cơ cấu
phịng ngừa bụi bẩn.
- Thực hiện bước “Săn sóc”:

13



Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

Yêu cầu của bước này là thực hiện đúng theo qui định các hoạt động Serri – Seiton
– Seiso. Nơi làm việc nhờ vậy sẽ trở nên sạch sẽ và ngăn nắp. Để duy trì và nâng cao 5S,
nên sử dụng các phương pháp hiệu quả như sau:
+ Tiêu chuẩn hoá việc thực hiện 5S trong tổ chức để duy trì kỷ luật.
+ Tiến hành hoạt động đánh giá 5S.
+ Tạo sự thi đua giữa các bộ phận/phòng ban.
- Thực hiện bước “Sẵn sàng”
Việc thực hiện các bước trên một cách tự giác và tạo thành thói quen cũng như văn
hố của tồn tổ chức. Khi đó chúng ta đã đạt được bước Shitsuke - Sẵn sàng. Để đạt được
điều này, người phụ trách từng bộ phận, phòng ban cần gương mẫu và đi đầu trong việc
thực hiện 5S. Mọi nhân viên tuân thủ các qui định chung, thực hiện tự giác và coi nơi làm
việc như ngôi nhà chung. Việc rèn luyện ý thức tự giác cần phải có thời gian và cố gắng
của mọi thành viên trong tổ chức.
- Bước 6: Tiến hành đánh giá nội bộ
Dựa trên tần suất hợp lý, Ban chỉ đạo 5S đánh giá hoạt động 5S tại các khu vực để
xem xét hiệu quả duy trì và triển khai 5S. Hoạt động đánh giá nội bộ dựa trên quy
định/quy trình đánh giá nội bộ và bộ tiêu chí đánh giá 5S tại các khu vực. Kết quả đánh
giá thông thường được thể hiện qua hình ảnh và điểm số đánh giá. Kết quả này sẽ là căn
cứ để Ban chỉ đạo đưa ra các kế hoạch cải tiến cho thời gian tiếp theo cũng như các hình
thức khen thưởng các cá nhân/đơn vị làm 5S tốt. Sau khi một hoạt động đánh giá kết thúc,
đó sẽ là đầu vào để các cán bộ cơng nhân viên tiếp tục các hoạt động Sàng lọc, Sắp xếp và
Sạch sẽ tốt hơn.
10 điều gợi ý để thực hiện thành công 5s
- Hai cái đầu luôn tốt hơn một cái đầu, phát huy tối đa phương pháp huy động trí não.
- Ln ý thức tìm ra các điểm khơng thuận tiện để cải tiến.
- Ln ý thức tìm ra những nơi làm việc không ngăn nắp để cải tiến.

- Tìm ra những khu vực làm việc khơng an toàn để cải tiến.
14


Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

- Tìm ra những nơi làm việc khơng an tồn và chưa sạch sẽ để cải tiến.
- Tìm ra các điểm lãng phí để loại bỏ.
- Mở rộng phạm vi vệ sinh bề mặt máy móc.
- Chú ý tới các khu vực công cộng như: căng tin, nhà vệ sinh, vườn, hành lang ngoài và
bãi đỗ xe.
- Chỉ ra những bằng chứng mà nhân viên cần phải tăng cường hoạt động 5S.
-Sử dụng hữu hiệu cách thức kiểm soát bằng trực quan.
VI. Áp dụng 5S doanh nghiệp/nhà máy
6.1 Kế hoạch triển khai
6.1.1 Thành lập ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện
Biết được những lợi ích to lớn mà 5S đem lại, công ty đề ra mục tiêu trong việc thực
hiện 5S. Lên kế hoạch khảo sát, học hỏi kinh nghiệm từ các công ty đã áp dụng thành
công 5S và chọn lọc hiệu quả để áp dụng đúng với tình hình cơng ty.
Thành lập ban chỉ đạo 5S bao gồm các thành viên trong ban lãnh đạo công ty, người
đứng đầu các phịng ban hoặc người có uy tín, có sức ảnh hưởng đối với các thành viên
khác trong công ty. Ban chỉ đạo 5S được chia làm 3 nhóm để thực hiện các chức năng:
quảng bá về 5S, đào tạo 5S và đánh giá về 5S.
Ban lãnh đạo công ty thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá các hoạt động về 5S
cho tất cả các thành viên trong công ty nắm rõ. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá có
thể được thể hiện qua biểu ngữ, pano, áp phích hoặc các khẩu hiệu ngắn gọn được treo ở
nơi dễ thấy.
6.1.2 Tổ chức ngày tổng vệ sinh cho toàn thể tổ chức

Tất cả các thành viên trong công ty, từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên cấp dưới
đều phải thực hiện ngày tổng vệ sinh. Để ngày tổng vệ sinh đem lại ý nghĩa cao, đòi hỏi

15


Quản lý sản xuất cơng nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

phía ban lãnh đạo cần có sự phân cơng cụ thể, cung cấp đầy đủ các dụng cụ, phương tiện
vệ sinh. u cầu tồn thể các thành viên cơng ty thực hiện nghiêm túc và kĩ càng.
6.1.3 Thực hiện SÀNG LỌC
Mục đích của cơng tác sàng lọc là xem xét, phân loại xem cái cần dùng thì giữ lại,
cái khơng dùng thì loại bỏ.
Sàng lọc là bước đầu tiên trong tiến trình thực hiện 5S. Cơng tác sàng lọc được thực
hiện theo các yêu cầu sau:
- Quan sát môi trường làm việc cũng như tất cả ngõ ngách trong công ty(bàn làm việc,
phịng thí nghiệm, phịng làm việc,…) để có những xem xét, đánh giá và xác định
những vật dụng, thiết bị cần thiết hay không cần thiết cho công việc.
- Xây dựng tiêu chí cho những vật dụng, thiết bị không dùng đến. Bằng cách tự đặt và
tự trả lời các câu hỏi: Vật dụng này có cần thiết khơng? Nếu cần, thì số lượng là ít hay
nhiều? Nếu cần, thì tần suất sử dụng như thế nào? Nên đặt chúng ở đâu? Ai là người
chịu trách nhiệm chính cho vật dụng hoặc thiết bị đó? ==> Việc tự trả lời các câu hỏi
đặt ra giúp cơng ty có cơ sở để thực hiện công tác sàng lọc được hiệu quả.
- Thực hiện phân chia vật dụng thành 2 nhóm: Nhóm vật dụng cần thiết và nhóm vật
dụng khơng cần thiết. Việc phân chia sẽ tùy thuộc vào mức độ sử dụng, sự cần thiết.
+ Nhóm vật dụng cần thiết là những vật dụng hoặc thiết bị thường xuyên sử dụng,
chúng có thể được sử dụng hàng giờ hoặc hàng ngày. Yêu cầu cho nhóm vật dụng cần
thiết là nên để trong tầm với thuận tiện cho việc dùng. Nơi cất đồ nên dễ thấy và đánh

dấu rõ ràng tiện cho việc quản lý.
+ Nhóm vật dụng khơng cần thiết bao gồm các vật dụng hoặc thiết bị ít hoặc hiếm khi
sử dụng. Các vật dụng này nên đặt ở nơi xa hơn, có thể là một gốc xa tầm với hoặc kho
để tiết kiệm không gian dành cho vật dụng cần thiết. Những thứ đem vào kho cần giữ
gìn và bảo quản cẩn thận, nếu thật sự b không cần thiết cần có biện pháp thanh lý hoặc
bán; trường hợp vật dụng đã bị hỏng, khơng an tồn hoặc vơ giá trị thì thực hiện tiêu
hủy.
16


Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

6.1.4 Thực hiện SẮP XẾP
Mục đích của sắp xếp là giúp bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp, theo một trật tự nhất
định, tiện lợi khi sử dụng, đảm bảo rằng mỗi vật dụng “đều có vị trí của nó”.
Dựa vào nguyên tắc này, yêu cầu các phòng ban cần có sự trao đổi để thống nhất trong
nội bộ về việc sắp xếp các vật dụng, thiết bị, tài liệu, máy móc sao cho dễ dàng sử dụng.
Vì thế, các phịng ban cần xem xét lại quy trình làm việc của mình, tự đặt câu hỏi Where?
Nhằm quyết định thứ nào để ở đâu. Tương tự, đặt ra hàng loạt câu hỏi: Cần gì để làm
việc? Đặt vị trí nào là hiệu quả nhất? Số lượng cần bao nhiêu? ==> Tất cả câu trả lời của
các câu hỏi trên sẽ giúp định vị vật dụng cần thiết để dễ dàng lấy chúng khi cần trong
vòng 30 đến 60 giây hoặc có thể chỉ là vài bước chân tối thiểu.
Khi sắp xếp, các đồ vật nên sắp xếp theo thứ tự ưu tiên có nhãn dán, đánh số hoặc kí
hiệu nếu cần.
6.1.5 Thực hiện SẠCH SẼ
Mục đích của sạch sẽ là vệ sinh loại bỏ những yếu tố như chất bẩn, rác thải, và những
chất gây ô nhiễm khác ở nơi làm việc.
-


Công tác vệ sinh đã được thực hiện ngay từ ban đầu “Ngày tổng vệ sinh” và công
tác này cần được thực hiên đều đặn hàng ngày. Bằng cách luôn kiểm tra bàn làm
việc, giữ cho sàn nhà, máy móc sạch sẽ, khơng bị bám bụi. Thực hiện thường xuyên
trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc công việc với thời gian không nhiều chỉ khoảng
10 đến 15 phút mỗi ngày.

-

“Sạch sẽ” phải gắn với thói quen. Tức là phải dọn dẹp vệ sinh mỗi ngày và biến
chúng thành thói quen trong mỗi ngày. “Sạch sẽ” giúp cho các khuyết tật, hư hỏng
được lộ rõ, giúp dễ dàng phát hiện và loại bỏ tận gốc.

6.1.6 Thực hiện SĂN SĨC
Mục đích của việc săn sóc là đảm bảo những gì đã làm trong 3 bước đầu tiên của 5S
sẽ trở thành chuẩn mực (tiêu chuẩn hóa).
Để duy trì và nâng cao 5S, doanh nghiệp cần thực hiện các phương pháp sau:
17


Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

- Kiểm tra 3S trước xem đã tiến hành hợp lý chưa. Sau đó, tạo một lịch trình và tiêu chuẩn

thực hành để lặp lại thường xuyên và hệ thống lại 3 bước đầu tiên của 5S. Việc này, tạo
tiền đề cho săn sóc đạt hiệu quả tốt nhất.
- Tiến hành hoạt động đánh giá 5S. Ban chỉ đạo 5S tiến hành kiểm tra, ghi nhận các vấn đề,


tổng hợp các góp ý, chấm điểm và đánh giá một cách tổng thể, khách quan những điểm
mạnh, điểm yếu của từng bộ phận, đơn vị để đưa ra những nhận xét đánh giá và kế
hoạch cần cải tiến trong tháng tiếp theo. Việc kiểm tra được thực hiện đột xuất để có
kết quả trung thực hơn.
- Phát động phong trào thi đua giữa các phịng ban trong cơng ty về hoạt động 5S. Hàng

tháng sẽ chọn ra các đơn vị xuất sắc để khen thưởng và chọn làm mơ hình điểm. Đồng
thời cũng chỉ ra các đơn vị thực hiện chưa tốt để nhắc nhở và theo dõi sát sao hơn.
6.1.7 Thực hiện SẴN SÀNG
- Để 5S thành cơng thì việc duy trì thói quen là điều vơ cùng quan trọng. Một thói quen tốt

sẽ hạn chế nhiều nhầm lẫn, rủi ro, sự cố nguy hiểm trong việc điều trị do thiếu tập
trung gây ra giúp công tác khám chữa bệnh nhanh hơn, giảm thời gian tìm kiếm hồ sơ
sổ sách, quá trình phát thuốc sẽ nhanh và hiệu quả hơn, …
- Để đạt được điều này cần có sự chung tay từ phía tất cả mọi người từ cấp cao đến cấp

thấp:
+ Phía lãnh đạo cơng ty, những người chịu trách nhiệm ở các khu vực, phòng,
ban sẽ là những người làm gương đầu tiên. Họ sẽ là người đề ra những phương
pháp, kế hoạch, điều hướng tốt nhất cho bệnh viện. Ngồi ra, lãnh đạo cần có biện
pháp động viên, khuyến khích để nâng cao ý thức và tạo mơi trường làm việc thoải
mái, vui vẻ cho tất cả mọi người.
+ Phía nhân viên ở các phịng ban: lắng nghe ý kiến của lãnh đạo, tuân thủ các
yêu cầu thực hiện đã đặt ra, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong công việc và tự
giác nâng cao ý thức trách của bản thân trong công cuộc thực hiện 5S.

18


Quản lý sản xuất công nghiệp


GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

6.2 Ứng dụng 5S trong điều kiện của doanh nghiệp
6.2.1 Giới thiệu cơng ty Cổ phần Phong Phú
6.2.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Quốc Tế Phong Phú là một trong những đơn vị thành viên của
Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú được thành lập và hoạt động từ năm 2007 – Một trong
những doanh nghiệp đầu đàn của ngành Dệt May Việt Nam. Trong những năm gần đây,
cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ tại Việt Nam theo xu hướng hội nhập quốc tế.
Công ty Cổ Phần Quốc Tế đã không ngừng lớn mạnh cả về lượng lẫn về chất trong hệ
thống ngành dệt may.
Sau khoảng thời gian tổ chức lại hệ thống may mặc cũng như khởi động hàng loạt
các dự án may mặc để nâng cao năng suất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng. Đầu năm 2012 đánh dấu một bước phát triển mới của công ty khi tiếp tục duy trì và
phát triển lên tầm cao mới các chi nhánh/ nhà máy đã được đưa vào xây dựng và hoạt
động như:
- Xưởng May Phong Phú Guston Molinel
- Chi nhánh Tp. HCM
- Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Long An
- Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Nha Trang
- Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Đà Nẵng
- Nhà Máy Thời Trang Phong Phú
- Nhà Máy Thời Trang Phong Phú – Thủ Đức
- Nhà máy May Jean Xuất Khẩu (Khu A – Khu B)
Song song đó trong năm 2012 lần lượt cho ra đời các nhà máy:
- Nhà máy May Thun Xuất Khẩu Phong Phú sài Gòn
- Nhà máy Phong Phú – Phú Yên
19



Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

- Điểm nghiên cứu ứng dụng và phát triển thời trang Phong Phú
Cùng với sự chuyển mình của các ngành cơng nghiệp nói chung và ngành may
mặc nói riêng, cơng ty đã dần thay đổi công nghệ sản xuất số liệu sang công nghệ sản
xuất Lean tinh gọn, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho cán bộ - cơng nhân viên.
6.2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Hình 5.1: Sơ đồ tổ chức

20


Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

6.2.1.3 Quy trình sản xuất

Hình 5.2: Sơ đồ quy trình sản xuất

21


Quản lý sản xuất công nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm


6.2.2 Áp dung 5S
* Sàng lọc: loại bỏ vải vụn, chỉ thừa ra khỏi xưởng, loại bỏ những hồ sơ, các loại giấy tờ
lâu ngày không cần dùng tới ra khỏi phịng làm việc.

Hình 5.3: Trang bị thùng chứa vải vụn

Hình 5.4: Loại bỏ những hồ sơ, giấy tờ không dùng tới

22


Quản lý sản xuất cơng nghiệp


GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

Sắp xếp: Sắp xếp các nguyên liệu riêng, phụ liệu riêng, bán thành phẩm riêng theo
từng đơn hàng, sắp xếp máy móc, thiết bị trong xưởng theo thứ tự phù hợp để cơng
việc diễn ra một cách liên tục.

Hình 5.5: Phân chia khu vực để nguyên liệu

23


Quản lý sản xuất cơng nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm


Hình 5.6: Phân chia khu vực để phụ liệu



Sạch sẽ: mỗi ngày cách hai tiếng sẽ có lao động đến quét dọn. Trước khi ra về
công nhân phải dọn dẹp sạch sẽ chỗ mình làm. Mỗi vị trí làm việc đều có trang bị
thùng rác.

24


Quản lý sản xuất cơng nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thắm

Hình 5.7: Cơng dọn vệ sinh nơi làm việc

Hình 5.8: Trang bị thùng rác mỗi khu vực

25


×