Tải bản đầy đủ (.ppt) (60 trang)

Chuan nghe nghiep giao vien5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.28 KB, 60 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MÔ ĐUN 5. GIÁO DỤC GIÁ TRỊ. PGS.TS Nguyễn Thanh Bình TS. Nguyễn Thị Thanh Hồng ThS. Trần Thị Cẩm Tú.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> NỘI DUNG.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:  Nêu được quan hệ giữa NLGD giá trị với các tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn 4 “ Năng lực giáo dục”;  Trình bày được cơ chế chuyển giá trị của XH thành giá trị cá nhân;  Nêu được các hoạt động trong chủ đề giáo dục GTS..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. MỤC TIÊU 2.Thái độ:  Trên cơ sở nhận thức được mối quan hệ giữa năng lực giáo dục giá trị với năng lực giáo dục trong Chuẩn nghề nghiệp, GV tự giác phát triển năng lực giáo dục giá trị cho HS;  Tự giác đảm bảo cơ chế, qui trình chuyển giá trị khách quan thành giá trị chủ quan của HS trong hoạt động giáo dục giá trị..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> A. MỤC TIÊU 3. Kĩ năng:.  Biết cách tổ chức hoạt động giáo dục giá trị..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> NỘI DUNG: TẬP TRUNG 3 NỘI DUNG 1. QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VỚI NĂNG LỰC GIÁO DỤC TRONG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC. 2. CƠ CHẾ CHUYỂN GIÁ TRỊ KHÁCH QUAN CỦA XÃ HỘI THÀNH GIÁ TRỊ CÁ NHÂN. 3. THỰC HÀNH MỘT CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> NỘI DUNG 1 QUAN HỆ GIỮA “NĂNG LỰC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ” VỚI “NĂNG LỰC GIÁO DỤC” TRONG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> TIÊU CHUẨN 4 NĂNG LỰC GIÁO DỤC 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục; 17. Giáo dục qua môn học; 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục; 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng; 20. Vận dụng các nguyên tắc, PP, HTTC giáo dục; 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> LÀM BÀI TẬP NHÓM (Mỗi nhóm có 10 phút để hoàn thành BT). 1. Xin mời Thầy/ Cô thực hiện các bài tập cho hoạt động 1. 2. Các nhóm chia sẻ kết quả lựa chọn phương án trả lời và giải thích tại sao?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1.1. Quan hệ giữa “Năng lực giáo dục giá trị” với năng lực “Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục”.  Giữa năng lực giáo dục giá trị và năng lực “ Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục” (Tiêu chí 16 tiêu chuẩn 4) có quan hệ gì với nhau?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1.1.Quan hệ giữa “Năng lực giáo dục giá trị” với năng lực “Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục” Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. GV cần có năng lực xác định những giá trị nào sẽ được giáo dục qua những hoạt động đó để đặt thành mục tiêu cho các hoạt động này..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 1.2. Quan hệ giữa “Năng lực giáo dục giá trị” với năng lực “Giáo dục qua môn học”  Tiêu chí 17 đã yêu cầu giáo dục qua dạy học. Vậy theo Thầy/ Cô năng lực giáo dục giá trị có mối quan hệ như thế nào với tiêu chí này?  Khi giảng dạy các môn học, ngoài việc truyền đạt kiến thức và hình thành kỹ năng, thầy cô có nghĩ đến các giá trị cần thiết để định hướng cho người học hay không? Nếu có, thầy cô đã lồng ghép như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 1.2. Quan hệ giữa “Năng lực giáo dục giá trị” với năng lực “Giáo dục qua môn học” Khi dạy học, GV phải thực hiện chức năng giáo dục (Tiêu chí 17), thông qua “dạy chữ” để “dạy người”. Trong đó, giáo viên cần phải tích hợp giáo dục giá trị chân, thiện, mĩ, cũng như các giá trị khác trong các môn học, đặc biệt là những môn học có tiềm năng như: giáo dục công dân, văn học, lịch sử, địa lí…trên cơ sở đó tác động đến xúc cảm, niềm tin của HS về các giá trị chứa đựng trong nội dung học tập..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1.3. Quan hệ giữa “Năng lực giáo dục giá trị” với năng lực “Giáo dục qua các hoạt động giáo dục”.  Giữa năng lực giáo dục giá trị với năng lực “Giáo dục qua các hoạt động giáo dục” (Tiêu chí 18 thuộc tiêu chuẩn 4) có mối quan hệ như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 1.3. Quan hệ giữa “Năng lực giáo dục giá trị” với năng lực “Giáo dục qua các hoạt động giáo dục” Trong năng lực giáo dục qua các hoạt động giáo dục (Tiêu chí 18) phải có kỹ năng xác định những giá trị nào cần được giáo dục trong những hoạt động giáo dục đó, đồng thời thực hiện giáo dục những giá trị đó trên cơ sở đảm bảo cơ chế chuyển giá trị khách quan thành niềm tin của cá nhân vào những giá trị đó..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 1.4. Quan hệ giữa “Năng lực giáo dục giá trị” với năng lực “Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng” Theo các Thầy/ Cô, khi giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng, người GV có cần thiết phải xác định rõ những phẩm chất nào cần và có thể giáo dục cho người học qua các hoạt động đó hay không?  Giữa năng lực giáo dục giá trị và năng lực “ Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng” (Tiêu chí 19 thuộc tiêu chuẩn 4) có mối quan hệ với nhau như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1.4. Quan hệ giữa “Năng lực giáo dục giá trị” với năng lực “Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng” Trong năng lực “Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng” (Tiêu chí 19), người GV phải có năng lực xác định những giá trị nào cần được giáo dục và thực hiện được qua các hoạt động giáo dục trong cộng đồng như: Lao động công ích, hoạt động xã hội….

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1.5. Quan hệ giữa “Năng lực giáo dục giá trị” với năng lực “Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục”.  Trong quá trình giáo dục học sinh, Thầy/ Cô thường có xu hướng vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục như thế nào?  Theo Thầy/ Cô, giữa năng lực giáo dục giá trị với năng lực “Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục” (Tiêu chí 20 thuộc tiêu chuẩn 4) có mối quan hệ gì với nhau?.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 1.5. Quan hệ giữa “Năng lực giáo dục giá trị” với năng lực “Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục” Yêu cầu của năng lực “ Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục” ( Tiêu chí 20) đã hàm chứa khả năng vận dụng các nguyên tắc, phương pháp giáo dục giá trị. Theo đó, trong quá trình giáo dục nói chung, giáo dục giá trị nói riêng cho học sinh, người GV cần có năng lực vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, đáp ứng mục tiêu giáo dục đã đề ra..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 1.6. Quan hệ giữa “Năng lực giáo dục giá trị” với năng lực “Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh”  Có một tiếp cận mới trong đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, đó là chú trọng đánh giá quá trình hơn là đánh giá kết quả. Thầy/ Cô có suy nghĩ gì về vấn đề này?  Theo Thầy/ Cô, năng lực giáo dục giá trị có quan hệ gì với năng lực “Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh” (Tiêu chí 21 thuộc tiêu chuẩn 4)?.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 1.6. Quan hệ giữa “Năng lực giáo dục giá trị” với năng lực “Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh” Trong năng lực ”Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh” (Tiêu chí 21) đã hàm chứa năng lực đánh giá sự thống nhất giữa giá trị/ ý thức/ thái độ với hành vi đạo đức của học sinh. Điều đó có nghĩa là khi đánh giá hành vi đạo đức đòi hỏi năng lực nhìn thấy đằng sau/ ở lớp dưới bề mặt của những hành vi có thể quan sát được đó là những giá trị nào được học sinh tin và coi trọng – đã chi phối những hành vi này..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VỚI TIÊU CHUẨN 4  Năng lực giáo dục giá trị thâm nhập vào tất cả các năng lực hợp phần trong năng lực giáo dục thuộc tiêu chuẩn 4;  Năng lực giáo dục giá trị là nền tảng để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục;  Năng lực giáo dục giá trị cũng được xem như một năng lực độc lập để thực hiện thành công nhiệm vụ chuyển các giá trị khách quan của xã hội thành giá trị mà mỗi cá nhân sống trong xã hội đó coi trọng và thực hiện trong cuộc sống..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> CÙNG CHIA SẺ Thầy/ Cô chia sẻ các tình huống khó khăn đã gặp trong quá trình giáo dục giá trị cho HS?.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> NỘI DUNG 2 CƠ CHẾ CHUYỂN GIÁ TRỊ KHÁCH QUAN CỦA XÃ HỘI THÀNH GIÁ TRỊ CÁ NHÂN.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 1) Thầy cô đã thực hiện giáo dục giá trị cho HS như thế nào? 2) Để chuyển những giá trị/ hệ giá trị xã hội khách quan chuyển thành giá trị/ hệ giá trị cá nhân cần thực hiện theo cơ chế nào? 3) Đặc thù của GD giá trị so với quá trình dạy học? Mời thầy/ cô làm bài tập!.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 2. CƠ CHẾ CHUYỂN HỆ GIÁ TRỊ XÃ HỘI THÀNH GIÁ TRỊ CÁ NHÂN. a. Cấp độ nhận thức: - Mức độ biết: ở mức độ giới hạn về các khái niệm, các sự kiện và thuật ngữ. - Mức độ hiểu: hiểu sâu bản chất của GT để thể hiện bằng hành vi phù hợp..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 2. CƠ CHẾ CHUYỂN HỆ GIÁ TRỊ XÃ HỘI THÀNH GIÁ TRỊ CÁ NHÂN. b. Cấp độ tình cảm: - GT được nội tâm hóa và tích hợp với hệ thống vốn kinh nghiệm đã có để trở thành tài sản riêng của mỗi cá nhân; - Qua trải nghiệm các GT được cá nhân đánh giá, lựa chọn, suy ngẫm, khẳng định, nuôi dưỡng trở thành động cơ của hành vi, mục tiêu và lí tưởng..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 2. CƠ CHẾ CHUYỂN HỆ GIÁ TRỊ XÃ HỘI THÀNH GIÁ TRỊ CÁ NHÂN. c. Cấp độ hành động: - Các giá trị được nội tâm hóa phát huy vai trò định hướng hành vi, qua đó giá trị được thể hiện qua hành vi. - Đây chính là bước ứng dụng giá trị vào thực tế..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 2. CƠ CHẾ CHUYỂN HỆ GIÁ TRỊ XÃ HỘI THÀNH GIÁ TRỊ CÁ NHÂN. Từ hiểu biết (qua nhận thức) đến có thái độ, niềm tin vào giá trị (qua trải nghiệm, đánh giá, lựa chọn GT) sau đó định hướng hành động thực tiễn ( cần làm gì và làm như thế nào) = qui trình/ cơ chế chuyển giá trị xã hội thành giá trị cá nhân..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 2. CƠ CHẾ CHUYỂN HỆ GIÁ TRỊ XÃ HỘI THÀNH GIÁ TRỊ CÁ NHÂN.  Qui trình đó cũng góp phần hình thành phẩm chất nhân cách. Vì tổ hợp tri thức/ hiểu biết về giá trị (thu được ở cấp độ nhận thức), thái độ, niềm tin vào giá trị (thu được ở cấp độ tình cảm) và hành vi được định hướng bởi giá trị ( thể hiện ở cấp độ hành động) tạo thành một thể thống nhất chính là phẩm chất nhân cách.  Phẩm chất thể hiện một giá trị nào đó chỉ có khi có sự thống nhất giữa nhận thức, thái độ và hành vi..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> So sánh giáo dục giá trị và hoạt động nhận thức So với hoạt động nhận thức thì quá trình chuyển hóa các giá trị xã hội thành giá trị cá nhân có điểm khác biệt- mang tính đặc trưng sau:  Quá trình nhận thức chỉ qua bước nhận thức và thực hành, vận dụng; còn quá trình chuyển hóa các giá trị xã hội thành giá trị cá nhân đặc biệt cần có bước trải nghiệm, đánh giá, lựa chọn các giá trị để tác động đến cảm xúc, hình thành thái độ, tin vào giá trị thì mới có thể chi phối hành vi theo định hướng giá trị..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> SƠ ĐỒ QUI TRÌNH GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG B1. B1. Bầu Bầu không không khí khí dựa dựa trên trên nền nền tảng tảng CÁC CÁC GIÁ GIÁ TRỊ TRỊ. B2. B2. Yếu Yếu tố tố hỗ hỗ trợ trợ khám khám phá phá CÁC CÁC GIÁ GIÁ TRỊ TRỊ. Suy Suy ngẫm ngẫm các các hoạt hoạt động động tưởng tưởng tượng tượng và và suy suy ngẫm,... ngẫm,.... Tiếp Tiếp nhận nhận thông thông tin tin qua qua suy suy ngẫm ngẫm ,, trải trải nghiệm, nghiệm, sách sách vở,...,... vở,...,.... Khám Khám phá phá các các giá giá trị trị qua qua thực thực tế tế cuộc cuộc sống sống (câu (câu chuyện, chuyện, trò trò chơi, chơi, thông thông tin tin môn môn học,...) học,...). B3. B3. Thảo Thảo luận luận đi đi sâu sâu vào vào khám khám phá phá các các trải trải nghiệm nghiệm hiểu hiểu biết, biết, đồng đồng cảm,... cảm,.... B4. B4. Khám Khám phá phá các các ýý tưởng tưởng Đ thảo thảo luận luận rộng rộng hơn, hơn, tự tự suy suy ngẫm, ngẫm, lập lập bản bản đồ đồ tư tư duy,... duy,.... Thể Thể hiện hiện hiểu hiểu biết biết và và cảm cảm nhận nhận về về giá giá trị trị một một cách cách sáng sáng tạo. tạo.. Đ. Phát Phát triển triển kỹ kỹ năng năng. Các kỹ năng xã hội và cảm xúc cá nhân. Các kỹ năng giao tiếp, ứng xử,.... B5. Đưa các giá trị vào cuộc sống các hành vi, ứng xử dựa trên nền tảng giá trị. Về Về môi môi trường, trường, xã xã hội hội ,, thế thế giới,... giới,....

<span class='text_page_counter'>(33)</span> CƠ CHẾ CHUYỂN GIÁ TRỊ KHÁCH QUAN THÀNH GIÁ TRỊ CÁ NHÂN TRONG QUI TRÌNH GIÁO DỤC GTS. Các cấp độ nhận thức, thái độ/ đánh giá giá trị đan xen và thâm nhập lẫn nhau trong mọi bước của qui trình giáo dục giá trị sống.  Cấp độ nhận thức: thể hiện rõ nhất trong các bước khám phá về ý nghĩa của giá trị, về bản thân giá trị, các biểu hiện của giá trị.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> CƠ CHẾ CHUYỂN GIÁ TRỊ KQ THÀNH GT CÁ NHÂN TRONG QUI TRÌNH GIÁO DỤC GTS.  Cấp độ tình cảm, thái độ/ đánh giá giá trị: thể hiện. rõ nhất trong thời gian suy ngẫm, cũng như khi khai thác những trải nghiệm cá nhân về giá trị.  Cấp độ hành động thể hiện rõ nhất ở cuối bài khi mỗi người chia sẻ thu hoạch và nêu lên những dự định vận dụng giá trị trong cuộc sống..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> HĐ 3: NHẬN BIẾT CÁC BƯỚC, NỘI DUNG , PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG QUA XEM VIDEO. 1) Hãy chỉ ra những bước và những phương pháp nào đã được sử dụng trong các VIDEO về GD Giá trị sống. 2) Hãy nhận dạng những vấn đề được đặt ra (nội dung) trong từng chủ đề Mời thầy/cô xem băng và làm bài tập!.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> NỘI DUNG 3 THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ TRUNG THỰC.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Mục tiêu 1.Kiến thức  Trình bày và phân tích được giá trị trung thực là gì, các biểu hiện của nó.  Nêu được những nguyên nhân của thiếu trung thực và những rào cản của trung thực. 2. Thái độ  Nhận thức được ý nghĩa và lợi ích của trung thực để củng cố niềm tin vào giá trị này và thực hành gía trị trung thực trong cuộc sống. 3. Kĩ năng  Biết cách rèn luyện tính trung thực.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Nội dung  Khám phá về giá trị trung thực.  Ý nghĩa của giá trị trung thực  Nguyên nhân thiếu trung thực và những rào cản của trung thực  Xây dựng tính trung thực và sự tin cậy  Giá trị trung thực trong thực tiễn cuộc sống Tổng kết và đánh giá..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Khởi động Chơi trò “Hãy làm theo tôi nói đừng làm theo tôi làm”  Hãy phát hiện những biểu hiện trung thực và chưa trung thực trong trò chơi này?.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu về giá trị Trung thực a. Mục tiêu  HV trải nghiệm thế nào là trung thực và kết quả tốt đẹp của trung thực. b. Các bước tiến hành Bước 1. Làm việc cá nhân 1.Tại sao Hoàng đế lại chọn cô bé gái để trao cả vương quốc? 2. Hồi tưởng lại tình huống mà bạn cảm phục trước sự trung thực của người nào đó và tình huống mà bạn tự hào trước sự trung thực của chính mình?.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Tìm hiểu về giá trị Trung thực  Bước 2. Chia sẻ theo cặp  Bước 3: Thảo luận nhóm 1. Hãy đưa ra quan niệm Trung thực là gì? 2.Vẽ biểu tượng trung thực của nhóm mình  Bước 4. Làm việc chung cả lớp Các nhóm treo kết quả thảo luận nhóm tại nơi nhóm ngồi.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> c.Kết luận Trung thực là một giá trị sống và là phẩm chất cần thiết của con người. Trung thực là luôn nói đúng sự việc xảy ra/ hay nói sự thật. Trung thực có nghĩa là không có mâu thuẫn hoặc thiếu nhất quán trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Những suy nghĩ, lời nói và hành động trung thực tạo nên sự hài hòa, thống nhất giữa biểu hiện bên ngoài và suy nghĩ bên trong. Trung thực không chỉ với mọi người, mà còn với bản thân - trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không tồn tại thói đaọ đức giả hay sự giả tạo. Trung thực không có nghĩa là ta cần phải “thổ lộ” hết lòng mình cho tất cả mọi người biết, không cần tiết lộ những chi tiết cá nhân cho những người mà mình không muốn chia sẻ. Hoặc đôi khi có thể chấp nhận sự không nói thật để tránh làm tổn thương người khác..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> HOẠT ĐỘNG 2. Ý nghĩa của giá trị trung thực a. Mục tiêu  HV nhận thức được vai trò của giá trị trung thực trong sự xây dựng giá trị của bản thân, tạo dựng sự tôn trọng, hạnh phúc, đồng thời góp phần xây dựng xã hội công bằng, không có tệ nạn lừa đảo, trộm cướp, tham nhũng. b.Các bước tiến hành  Bước 1. Làm việc cá nhân: suy ngẫm những thông điệp về giá trị trung thực đã được rút ra từ hoạt động1..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Ý nghĩa của giá trị trung thực Bước 2. Làm việc theo nhóm  Hãy hồi tưởng xem có lúc nào đó nếu bạn thiếu trung thực thì sẽ tác động gì đến cơ thể và tâm trí?  Nếu ai đó thiếu/ không trung thực thì tác động gì đến quan hệ giữa người đó với mọi người?  Nếu mọi người đều trung thực thì xã hội sẽ như thế nào? Bước 3. Làm việc chung toàn lớp.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> c.Kết luận 1. Khi thực hiện những hành vi thiếu trung thực tâm trạng của con người thường là: Lo lắng, bất an vì sợ bị phát hiện.  Tổn hao năng lượng để che đậy điều dối trá so với một phút can đảm nói lên sự thật. Dù có chiếm đoạt được cái gì đó để thỏa mãn lòng tham nhưng cũng không hạnh phúc (ăn cơm mắm cáy thì ngáy o o, ăn cơm thịt bò thì lo.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> c. Kết luận 2.Ý nghĩa và ích lợi của trung thực ◦ Trung thực giúp con người cảm thấy lòng thanh thản. ◦ Trung thực là trở nên công bằng với người khác. ◦ Trung thực giúp mọi người trở thành bạn hữu. ◦ Trung thực với bản thân và với mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có nghĩa là ta gieo niềm tin trong lòng người khác và xứng đáng nhận được sự tin yêu. ◦ Trung thực sẽ làm cho xã hội không còn tệ nạn trộm cắp, cướp giật, lừa đảo. ◦ Mọi người đều trung thực sẽ triệt tiêu được tệ nạn tham nhũng. ◦ Trung thực giúp xây dựng xã hội công bằng.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> HOẠT ĐỘNG 3. Nguyên nhân thiếu trung thực / rào cản của trung thực. a.Mục tiêu HV nhận biết được nguyên nhân và những rào cản của sự thiếu trung thực, từ đó có thể phòng tránh và vượt qua. b.Các bước tiến hành Làm việc cá nhân: Suy ngẫm về những nguyên nhân của thiếu trung thực và những rào cản con người thể hiện giá trị trung thực.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> c.Kết luận Nguyên nhân và rào cản dẫn đến hành vi thiếu trung thực bao gồm: Lòng tham là gốc rễ của sự thiếu trung thực. Thiếu can đảm thừa nhận lỗi/sai lầm nên nói dối để tránh rơi vào tình trạng lúng túng (tránh bị trừng phạt vì làm điều sai trái). Đôi khi có những áp lực, hoặc bị cám dỗ khiến ta trở nên thiếu trung thực và việc chống lại áp lực đó là hết sức khó khăn. Sĩ diện, sự kiêu ngạo, muốn tạo giá trị ảo cho mình, vì cái tôi của mình Làm cho người khác bị tổn thương, tuy nhiên vẫn nên đưa ra điều tích cực trước, sau đó nêu cụ thể, rõ ràng những điều nếu khắc phục được thì sẽ tốt hơn …….

<span class='text_page_counter'>(49)</span> HOẠT ĐỘNG 4. Xây dựng tính trung thực và sự tin cậy a.Mục tiêu HV trải nghiệm những tình huống cần thể hiện giá trị trung thực, từ đó nhận thấy cách/ biện pháp củng cố giá trị trung thực và xây dựng sự tin cậy của mọi người đối với bản thân. b. Các bước tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm: xây dựng kịch bản thể hiện tình huống Bước 2. Làm việc chung toàn lớp Các nhóm sắm vai thể hiện tâm trạng trong từng tình huống.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Xây dựng tính trung thực và sự tin cậy Bước 3: Làm việc cá nhân HV liệt kê những việc cần làm để xây dựng lòng trung thực và niềm tin của mọi người vào những tấm bìa. Bước 4. Làm việc chung toàn lớp  HV mang các tấm bìa của mình lên và dính vào bảng..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> c.Kết luận ◦ Biện pháp xây dựng lòng trung thực -Mỗi hành vi, hành động, việc làm đều trung thực vì lợi ích của bản thân, cộng đồng, lợi ích lâu dài - Dũng cảm thừa nhận sai lầm, hoặc lỗi. Nếu chấp nhận sẽ thấy cần phải sửa lỗi và không bị áp lực về tâm lí vì đã dối trá - Mỗi việc làm đều kiểm tra sự trung thực của mình để tránh bóp méo sự thật - Kết hợp các biện pháp trên sẽ tránh được sự hình thành nét tính cách thiếu trung thực.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> c.Kết luận 2.Những việc cần làm để tạo dựng lòng tin gồm: Giữ lời hứa. Can đảm nói đúng sự việc xảy ra/ bảo vệ sự thật, không gây sai lệch, bóp méo sự thật. Dù trong tình huống bị áp lực hay cám dỗ đều cần nói sự thật. Tỉnh táo để chiến thắng lòng tham, để là người công bằng. Nói và làm luôn nhất quán, thống nhất. Nuôi dưỡng và phát triển các giá trị, lòng tự trọng..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> HOẠT ĐỘNG 5. Sự trung thực và coi trọng sự trung thực trong cuộc sống.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Sự trung thực và coi trọng sự trung thực trong cuộc sống.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Tổng kết chủ đề 1) Những thu hoạch của bản thân về nhận thức, KN sau khi học chủ đề này (chỉ nêu những ý kiến không trùng lặp với người đã nói trước). Khuyến khích HV sử dụng sơ đồ tư duy) 2) Nhận dạng các bước trong quy trình thực hành chủ đề, các phương pháp đã sử dụng và các kĩ năng được phát triển qua chủ đề?.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Tổng kết Trung thực là một giá trị sống và là phẩm chất cần thiết của con người. Trung thực là luôn nói đúng sự việc xảy ra/hay nói sự thật. Trung thực có nghĩa là không có mâu thuẫn hoặc thiếu nhất quán trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Trung thực không chỉ với mọi người, mà còn với bản thân. Nguyên nhân của sự không trung thực: Lòng tham là gốc rễ của sự thiếu trung thực, thiếu can đảm thừa nhận lỗi/sai lầm nên nói dối để tránh rơi vào tình trạng lúng túng, đôi khi có những áp lực, hoặc cám dỗ khiến con người trở nên thiếu trung thực hoặc sĩ diện, muốn tạo giá trị ảo cho mình..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Tổng kết Mỗi người cần xây dựng được lòng tin cậy của mọi người bằng cách giữ lời hứa, can đảm nói đúng sự việc xảy ra/bảo vệ sự thật, không gây sai lệch, bóp méo sự thật, dù trong tình huống bị áp lực hay cám dỗ đều cần nói sự thật, tỉnh táo để chiến thắng lòng tham, để là người công bằng, nhất quán, thống nhất lời nói và việc làm, nuôi dưỡng và phát triển các giá trị, lòng tự trọng. Trung thực giúp con người cảm thấy lòng thanh thản, trở nên công bằng với người khác, gieo niềm tin trong lòng người khác và xứng đáng nhận được sự tin yêu. Trung thực giúp xây dựng xã hội công bằng, không còn tệ nạn tham nhũng, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 3. Các nội dung được đề cập trong chủ đề giáo dục giá trị 1. Giá trị đó là gì? 2.Tầm quan trọng/ ý nghĩa của giá trị ? 3. Các rào cản thể hiện giá trị? 4. Biện pháp xây dựng/ hình thành giá trị ở cá nhân? 5. Vận dụng giá trị vào cuộc sống..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> TỔNG KẾT MÔ ĐUN -Phân tích mối quan hệ giữa năng lực giáo dục giá trị với các năng lực thuộc năng lực giáo dục trong tiêu chuẩn 4 của Chuẩn nghề nghiệp GVTrH -Phân tích bản chất của giáo dục giá trị và cách thực hiện giáo dục giá trị cho học sinh -=> nhận thức được sự tất yếu phải rèn năng lực giáo dục giá trị và biết cách phát triển năng lực giáo dục giá trị cho bản thân.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> TRÂN TRỌNG CÁM ƠN. CHÚC THẦY/ CÔ THÀNH CÔNG!.

<span class='text_page_counter'>(61)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×