Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.46 KB, 150 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
. Miền núi phía Bắc là khu vực định cư lâu đời và đông đúc của nhiều dân tộc
thiểu số. Cùng với dân tộc Việt, ngay từ những buổi đầu dựng nước, các dân tộc
thiểu số đã tham gia tích cực vào việc xây dựng các truyền thống lịch sử, văn hóa lâu
đời của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong quá trình tạo lập, phát triển cuộc
sống, các dân tộc nơi đây đã sáng tạo ra nền văn hóa, văn học truyền thống có giá trị.
Văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc có những đóng góp quan
trọng đối với văn học dân gian Việt Nam nói chung trong đó đặc biệt phải nói đến
truyện kể dân gian - bộ phận đã sớm được sưu tầm và hiện còn lưu giữ một nguồn
tác phẩm dày dặn. Truyện kể dân gian là sự phản chiếu chân thực cuộc sống lao
động, chiến đấu và sáng tạo của quần chúng nhân dân thông qua những câu chuyện
giàu sức tưởng tượng, giàu yếu tố kỳ ảo. Truyện kể dân gian là bộ phận bao gồm
nhiều thể loại hơn cả trong các loại hình văn học dân gian. Đây cũng là bộ phận văn
học có khả năng phản ánh chân thực, đa dạng nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống
hiện thực, qua đó, phản ánh suy nghĩ, quan niệm và khát vọng của đồng bào các dân
tộc. Truyện kể dân gian còn là bộ phận văn học dân gian gắn bó máu thịt với văn hóa
dân gian, là nơi tích tụ nhiều tầng lớp lịch sử, văn hóa, bản sắc của các dân tộc thiểu
số. Có thể khẳng định, cùng với đồng bào dân tộc ở những nhóm ngôn ngữ, vùng
miền khác, các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đã sáng tạo nên những sản phẩm
văn hóa tinh thần đặc sắc, độc đáo phản ánh đời sống xã hội, quan niệm, tâm tư, tình
cảm, khát vọng cộng đồng.
Công tác sưu tầm, biên soạn về văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền
núi phía Bắc trong đó có truyện kể dân gian đã được nhiều tác giả quan tâm từ những
năm 64 của thế kỷ XX. Từ đó đến nay, nhiều tuyển tập truyện cổ dân gian đã được
xuất bản gắn với tên tuổi các nhà sưu tầm, biên soạn tiêu biểu như Lê Trung Vũ,
Hoàng Quyết, Hoàng Thao, Triều Ân, Cầm Cường…và một số nhóm tác giả của các
viện nghiên cứu như Viện Văn học, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian. Tuy vậy, thực
tế cũng cho thấy những thành tựu nghiên cứu về bộ phận văn học dân gian đặc sắc
này còn khiêm tốn, ít ỏi hơn rất nhiều so với sự tồn tại phong phú của chúng. Nhất là
việc xem xét khám phá các thể loại truyện kể trong mối quan hệ qua lại với nhau,


1
trong mối quan hệ với đời sống tín ngưỡng, với lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa
tộc người vẫn còn bỏ ngỏ. Đây là khoảng đất trống gợi mở cho những người nghiên
cứu muốn tiếp tục góp sức nghiên cứu, tìm ra vẻ đẹp và giá trị trong những câu
chuyện lung linh nhiều sắc màu.
Bản thân những người nghiên cứu chúng tôi hiện đang sinh sống và làm việc
tại khu vực miền núi phía Bắc, có cơ hội được tiếp xúc và tiếp nhận một số giá trị
văn hóa của các dân tộc thiểu số, do đó, chúng tôi có những điều kiện thuận lợi nhất
định khi nghiên cứu vấn đề này. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy ý nghĩa sâu sắc
của công việc mà chúng tôi đã và đang tiến hành. Chúng tôi có điều kiện hiểu sâu
hơn về một bộ phận văn học dân gian các dân tộc thiểu số, có cơ sở chỉ ra và lý giải
một số nét đặc sắc trong truyện kể dân gian các dân tộc nơi đây, từ đó, góp phần giữ
gìn và phát huy vốn văn hóa, văn học quý báu vốn còn ẩn sâu chưa được biết đến.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát, thống kê, phân tích các thể loại, nhóm truyện, type truyện thuộc bộ
phận truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nhằm dựng lại diện
mạo của bộ phận đặc sắc này.
- Chỉ ra mối liên hệ giữa các thể loại truyện kể và một số nét đặc trưng trong
truyện kể của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.
- Tìm hiểu sâu và hệ thống hóa về mối quan hệ giữa đời sống tín ngưỡng dân
gian, thế giới quan, nhân sinh quan và bản sắc văn hóa với quá trình sáng tạo, phản
ánh và lưu truyền truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trên cơ sở tìm hiểu khái quát về khu vực miền núi phía Bắc và các dân tộc
thiểu số cộng cư ở khu vực này, một số vấn đề lý thuyết như lý thuyết thể loại, một
số khái niệm công cụ như khái niệm truyện kể dân gian, type và motif, luận án tiến
hành khảo sát, phân tích ba thể loại truyện kể dân gian tiêu biểu của các dân tộc thiểu
số miền núi phía Bắc: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích qua các nhóm truyện,
type truyện và hệ thống motif.

2
- So sánh và chỉ ra những tương đồng, khác biệt trong mỗi thể loại giữa các
dân tộc trong khu vực, sự tương đồng và khác biệt giữa truyện kể khu vực này với
dân tộc Việt và một số dân tộc thiểu số ở khu vực khác.
- Phân tích mối quan hệ giữa các thể loại truyện kể với đời sống tín ngưỡng,
nghi lễ, giữa các thể loại truyện kể với nhau, chỉ ra nét đặc trưng trong truyện kể của
các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là tập hợp truyện kể được khảo sát
chủ yếu trên những tổng tập, tuyển tập, hợp tuyển truyện kể, truyện cổ của các dân
tộc thiểu số miền núi phía Bắc, cập nhật những tập truyện được sưu tầm và xuất bản
gần đây. Ngoài ra, chúng tôi sẽ sử dụng thêm nguồn tư liệu điền dã chưa được xuất
bản của một số tác giả và nhóm tác giả công bố trong một số luận văn, luận án.
- Chúng tôi cũng hướng tới tìm hiểu một số hình thức sinh hoạt văn hóa, tín
ngưỡng, phong tục trong đời sống có liên quan đến truyện kể dân gian các dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án khảo sát, nghiên cứu ba thể loại tiêu biểu của truyện kể dân gian các
dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích. Chúng
tôi xác định giới hạn miền núi phía Bắc bao gồm hai tiểu vùng miền núi Đông Bắc
và miền núi Tây Bắc (không tính một số tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ), đồng
thời phân định với khu vực miền Trung và Nam Bộ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
+ Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này được sử dụng trong quá
trình khảo sát, thống kê, phân loại các thể loại, nhóm truyện, type truyện dân gian
các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc để có những số liệu, tỉ lệ làm cơ sở triển khai
các nội dung của luận án.
3

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong
việc phân tích nội dung phản ánh, hình thức biểu hiện, các motif tiêu biểu của các
nhóm truyện, type truyện dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.
+ Phương pháp so sánh – loại hình: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để
tiến hành so sánh một số nhóm truyện, type truyện, motif của các dân tộc khu vực
này với truyện kể dân tộc Việt và một số dân tộc thiểu số ở khu vực khác, qua đó,
phát hiện ra những tương đồng cũng như những khác biệt giữa các dân tộc.
+ Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Chúng tôi kết hợp phương pháp
nghiên cứu của các ngành dân tộc học, sử học, văn hóa học để có những lý giải,
khám phá mới về các nhóm truyện, type truyện, motif đặc thù của các dân tộc, cũng
là thấy được giá trị ẩn sâu bên trong của kho tàng truyện kể các dân tộc thiểu số miền
núi phía Bắc.
5. Đóng góp mới của luận án
Qua quá trình tập hợp, khảo sát, nghiên cứu nguồn tư liệu phong phú, luận án
sẽ có những đóng góp sau:
. Là công trình khảo sát một cách hệ thống diện mạo truyện kể dân gian các
dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam theo thể loại, type truyện và hệ thống
motif.
- Chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của truyện kể dân gian khu vực miền núi phía
Bắc trong cái nhìn đối sánh với truyện kể của các dân tộc khác ở các vùng miền
khác.
Chỉ ra mối quan hệ giữa truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi
phía Bắc với đời sống tín ngưỡng và bản sắc văn hóa của các dân tộc.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, Phụ lục, Nội dung chính
của luận án được chia làm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về khu vực miền núi phía Bắc và việc nghiên cứu
truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số
Chương 2: Thần thoại và truyền thuyết các dân tộc thiểu số miền núi phía
Bắc

4
Chương 3: Truyện cổ tích các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Chương 4: Mối quan hệ và nét đặc trưng của truyện kể dân gian các dân
tộc thiểu số miền núi phía Bắc

5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU
TRUYỆN KỂ DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Truyện kể dân gian nói chung là sản phẩm văn hóa tinh thần sớm được hình
thành từ trong đời sống lao động và sinh hoạt của các dân tộc. Truyện kể dân gian
được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ vùng này sang vùng khác tạo nên sức
sống lâu dài, bền bỉ. Các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là một bộ phận cư dân
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vì thế điều kiện sinh sống tự nhiên, đời sống
văn hóa, tín ngưỡng, phong tục có những tương đồng và không ít khác biệt so với
các dân tộc thiểu số ở khu vực khác. Chính những yếu tố này có tác động quan trọng
và góp phần tạo nên bản sắc cũng như sức sống, sức lưu truyện của truyện kể dân
gian nói riêng, văn học dân gian nói chung. Do đó, trước khi đi vào nghiên cứu cụ
thể kho truyện kể phong phú của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc,
chúng tôi thấy cần thiết phải trình bày khái lược những nội dung có ý nghĩa cơ sở,
nền tảng liên quan như không gian địa - văn hóa khu vực miền núi phía Bắc trong đó
các dân tộc thiểu số là chủ nhân trung tâm, khái quát về văn học dân gian, diện mạo
và tư liệu truyện kể dân gian các dân tộc nơi đây cùng với khái niệm và phương pháp
nghiên cứu truyện kể theo type và motif.
1.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội khu vực miền núi phía Bắc
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Theo các nhà địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế, miền núi phía Bắc là khu vực có
địa hình chủ yếu là đồi núi cao, hiểm trở, được phân chia một cách tự nhiên thành hai
vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Đông Bắc là vùng có nhiều núi cao, cao nguyên xen với
những thung lũng- cánh đồng lòng chảo, những dòng sông dài và nhiều danh lam

thắng cảnh. Đông Bắc nổi tiếng với những ngọn núi cao như Tây Côn Lĩnh, Ngân
Sơn, Mẫu Sơn…với những cao nguyên nằm ở biên giới Việt - Trung như cao nguyên
Bắc Hà, Quản Bạ, Đồng Văn…Bên cạnh đó, vùng Đông Bắc còn chứa cả những
thung lũng với những cánh đồng bằng phẳng như Nước Hai, Lộc Bình, Phủ Thông…
và khá nhiều con sông lớn nhỏ như sông Lô, sông Chảy, sông Bằng Giang, sông Kỳ
Cùng…Khí hậu Đông Bắc cơ bản thuộc về vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ
6
trung bình trong năm là từ 20-22 độ C. Đáng chú ý là nhiệt độ giữa ban ngày và ban
đêm chênh lệch nhau khá nhiều. Cá biệt có những nơi vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp
tạo ra những dải tuyết trắng phủ đầy trên các đỉnh núi. Có thể thấy, về mặt địa lý tự
nhiên, Đông Bắc là vùng có đủ các yếu tố mang tính đại diện cho cả nước. Ở đây, có
núi cao, có sông dài, có vùng thấp vùng cao, có thung lũng, có cánh đồng, có biển, có
biên giới quốc gia. Đó cũng là vùng chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sông Hồng
lên vùng biên giới Đông Bắc. Môi trường tự nhiên cơ bản là điều kiện thuận lợi và có
nhiều ưu đãi cho quá trình xây dựng và phát triển đời sống của cư dân vùng Đông
Bắc nói chung trong đó có các tộc người dân tộc thiểu số.
Cùng với Đông Bắc, Tây Bắc là vùng có điều kiện tự nhiên đặc biệt. Khu vực
này nổi tiếng với các cánh đồng rộng lớn màu mỡ là: nhất Thanh (Mường Thanh-
Điện Biên), nhì Lò (Mường Lò- Văn Chấn- Yên Bái), tam Thanh (Mường Thanh-
Than Uyên- Lai Châu) và tứ Tấc (Mường Tấc- Phù Yên- Sơn La). Ngoài ra, địa bàn
sinh tụ của các nhóm Mường còn nổi danh với bốn mường: nhất Bi (Mường Bi- Tân
Lạc), nhì Vang (Lạc Sơn), tam Thàng (Kỳ Sơn) và tứ Động (Chiềng Động- Kim Bôi)
thuộc tỉnh Hòa Bình. Tây Bắc cũng là khu vực có những ngọn núi cao vào loại nhất
nhì Việt Nam như đỉnh Phanxipăng, dãy Hoàng Liên Sơn…Khí hậu nơi đây là khí
hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi điển hình. Mùa đông lạnh, có sương muối, ít mưa,
mùa hè nóng, nhiều mưa. So với vùng Đông Bắc, nhiệt độ mùa khô ở đây cao hơn từ
1-2 độ C. Như vậy, Tây Bắc cũng là vùng địa lý điển hình và độc đáo với núi non
hiểm trở, trùng điệp, nhiều dòng sông lớn, nhiều cao nguyên và những cánh đồng.
Đây cũng là vùng có đường biên giới với hai nước bạn Lào và Trung Hoa, đặc biệt,
nơi đây có các nhà máy thủy điện lớn cung cấp năng lượng cho cả nước.

Điều kiện tự nhiên vừa có phần hùng vĩ, thơ mộng vừa có phần khắc nghiệt,
hiểm trở ấy đã chi phối đến đời sống xã hội, văn hóa và văn học dân gian các dân tộc
thiểu số trên nhiều phương diện. Những núi, những sông, những cánh đồng rộng dài
bát ngát đã ghi dấu ấn trong nhiều truyện kể dân gian các dân tộc. Các loài động thực
vật phong phú đa dạng đã được đồng bào các dân tộc thể hiện sinh động trong các
truyện thần thoại và cổ tích. Đặc trưng khí hậu rét vào mùa đông, mưa nhiều vào
mùa hè và ấn tượng về những đại nạn trong tự nhiên như hạn hán, lũ lụt chính là cơ
7
sở cho sự hình dung và miêu tả về những chàng người khỏe, những nhân vật khổng
lồ ngăn nước, đắp mương trong truyện kể.
1.1.2. Đặc điểm xã hội
Miền núi phía Bắc là nơi trú cư lâu đời của rất nhiều dân tộc thiểu số như Tày,
Nùng, Thái, Mường, Hmông, Dao, Giáy, Cao Lan, Sán Dìu, Hà Nhì, Lô Lô, Khơ
Mú, Xinh Mun, Pu Péo… thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau như: Việt- Mường,
Tày- Thái, Hmông- Dao, Tạng- Miến, Môn- Khơme. Theo số liệu tổng điều tra dân
số năm 2009, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 62% tổng dân số của cả khu vực
miền núi phía Bắc. Xét về mặt hành chính, miền núi phía Bắc bao gồm 15 tỉnh Hà
Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái
Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.
Tuy nhiên, sự phân bố cư dân các dân tộc thiểu số ở các tỉnh này có sự chênh lệch rõ
rệt. Ví dụ ở tỉnh Cao Bằng, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 95% nhưng ở Quảng
Ninh đồng bào thiểu số chỉ chiếm khoảng 11% số dân. Những địa phương có dân tộc
thiểu số cư trú đông tập trung ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên
Quang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên. Vì
lẽ đó, trong luận án, chúng tôi tập trung khảo sát nghiên cứu truyện kể các dân tộc
thiểu số cư trú ở các tỉnh đã kể trên. Trong các dân tộc thiểu số khu vực miền núi
phía Bắc có những nhóm dân tộc di cư, du nhập và liên hệ rất mật thiết với một số
dân tộc miền Nam Trung Quốc và một số dân tộc Đông Nam Á. Tiêu biểu là các dân
tộc Hmông, Dao có nguồn gốc phương Bắc, di cư vào nước ta ở những thời kỳ lịch
sử khác nhau như dân tộc Dao là từ thế kỷ XIII, dân tộc Hmông là từ thế kỷ XIII đến

thế kỷ XIX. Đặc điểm lịch sử xã hội này tạo ra sự ảnh hưởng qua lại giữa các dân tộc
miền núi phía Bắc Việt Nam và một số dân tộc phía Nam Trung Quốc, điều đó được
thể hiện khá rõ nét trong một số thể loại, type truyện dân gian mà chúng tôi sẽ chỉ ra
và phân tích ở những chương sau.
Đối với các dân tộc thiểu số, bản làng, mường là đơn vị cư trú quan trọng. Các
nóc nhà quần tụ với nhau, gắn bó và quan hệ chặt chẽ tạo thành bản. Các bản làng
cùng cư trú trong một thung lũng trở thành mường. Các dân tộc cư trú ở vùng thấp
có thể xây dựng bản làng ở chân núi, thung lũng còn các dân tộc vùng cao chọn sườn
đồi hay sườn núi để tạo lập. Người Thái thường lập bản ở ngay giữa các cánh đồng
8
nên bản của họ là những cụm dân cư khá đông đúc, có khi có tới hàng trăm nóc nhà.
Người Mường lại thường dựng bản thành từng cụm ven chân núi nên quy mô không
lớn như bản người Thái. Các dân tộc ở vùng Đông Bắc như Tày, Nùng, Hmông, Dao
thì hay chọn sườn đồi, sườn núi làm nơi dựng bản. Dù ở những vị trí khác nhau thì
đồng bào các dân tộc đều thống nhất tiêu chuẩn dựng bản mường đó là gần nguồn
nước để tiện cho lao động sản xuất và sinh hoạt. Riêng dân tộc Mường còn dựng bản
nơi có gốc cây si hoặc cây đa. Nước có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống, đặc biệt
với các cư dân vùng thấp. Người Tày, Nùng, Thái có hoạt động sản xuất cơ bản là
làm ruộng ở những thung lũng lúa nước với hệ thống thủy lợi theo kiểu mương, phai,
lái, lịn và các loại cọn, guồng…Và có lẽ vì thế, nước cùng với những yếu tố có liên
quan đã trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu thường xuyên xuất hiện
trong truyện kể dân gian các dân tộc. Mỗi bản đều có địa giới rõ ràng, địa giới hoặc
là một con đường, dòng suối hoặc là một gốc cây cổ thụ, một cái đèo, một con dốc…
Mỗi bản có nguồn tài nguyên riêng mà chỉ các thành viên trong bản được quyền sử
dụng. Mỗi bản thường có nhiều dân tộc cùng sinh sống, lao động và có quan hệ đoàn
kết, giúp đỡ lẫn nhau. Người cùng một bản thường tổ chức các hoạt động văn hóa
cộng đồng ở nơi sinh hoạt chung như miếu, đình làng…
Về tổ chức quản lý xã hội, các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc chủ yếu
thực hiện theo thiết chế tự quản, mỗi bản, mường đều có một người đứng đầu được
gọi là trưởng bản. Một số dân tộc thiểu số tiêu biểu như Thái, Tày, Mường do ảnh

hưởng rõ rệt của chế độ phong kiến, do xã hội đã phát triển hơn và đạt đến trình độ
tiền giai cấp, tiền nhà nước do vậy, thiết chế xã hội đã hình thành bộ máy bao gồm lý
trưởng, chánh tổng, quan châu…một số dân tộc khác thực hiện thiết chế theo chế độ
quằng, thổ ty, phìa tạo, lang đạo. Chính vì thế, trong truyện kể dân gian các dân tộc
này, chúng ta thấy xuất hiện phổ biến hình ảnh thực của giai cấp thống trị với tên gọi,
đặc điểm tính cách xác định cụ thể.
Hầu hết gia đình các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đều thuộc loại gia
đình nhỏ phụ hệ bao gồm hai hình thức gia đình hạt nhân và gia đình hạt nhân mở
rộng, trong đó, người chồng, người cha làm chủ gia đình. Người chủ gia đình có vai
trò quyết định trong tổ chức sản xuất và điều hòa các mối quan hệ giữa con người
với con người trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Trong gia đình, nề nếp phân
9
công lao động theo lứa tuổi và giới tính đã hình thành từ lâu đời. Người đàn ông
trưởng thành thường gánh vác những công việc nặng nhọc như cày, bừa, phát rẫy,
săn bắn, đánh bắt, dựng nhà cửa…Phụ nữ tham gia những công việc sản xuất ít nặng
nhọc hơn như gieo cấy, chăm sóc lúa và hoa màu, đặc biệt là đảm nhận công việc
trong gia đình như dệt may, khâu vá nấu nướng và chăm sóc con cái. Đặc điểm xã
hội này đã để lại những dấu ấn nhất định trong nhiều truyện kể.
1.2. Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Miền núi phía Bắc là khu vực định cư của rất nhiều dân tộc thiểu số, ngoài
một số tộc người bản địa còn có nhiều nhóm tộc người từ các khu vực, quốc gia khác
di cư đến và định cư sinh sống tại đây. Do đó, đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số
cư trú tại khu vực này vừa là sự tổng hợp một cách tự nhiên bởi mối giao lưu, ảnh
hưởng, tiếp biến các sắc thái văn hóa tộc người vừa là sự hiện hữu một số nét văn
hóa riêng của mỗi tộc người ấy. Trong luận án này, chúng tôi chủ yếu khái quát
những nét văn hóa mang tính chất tổng hợp, là điểm gặp gỡ, thống nhất giữa các dân
tộc coi đó như một phần điểm tựa để khám phá giá trị của bộ phận truyện kể phong
phú ấy. Bên cạnh đó, ở một số luận điểm chúng tôi cũng xem xét đến bản sắc văn
hóa mỗi tộc người có ảnh hưởng và tạo ra những type, motif truyện độc đáo của từng
dân tộc. Tìm hiểu một số biểu hiện cụ thể trong đời sống văn hóa các dân tộc cũng có

nghĩa là chúng tôi muốn hướng tới việc khai thác và lý giải các thể loại truyện kể dân
gian từ góc độ văn hóa tộc người, văn hóa vùng lãnh thổ và trong mối liên hệ văn
hóa liên quốc gia ở một vài trường hợp cụ thể. Với tinh thần đó, dưới đây chúng tôi
xin trình bày khái quát một số vấn đề cơ bản về đời sống văn hóa của các dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc.
Cộng cư trong khung cảnh thiên nhiên vừa bí ẩn, khắc nghiệt vừa hùng vĩ, nên
thơ, người dân các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đã tạo dựng và lưu giữ được
những nét văn hóa đặc trưng thời cổ đại- văn hóa Nam Á. Đó là bức tranh văn hóa
phản ánh một nền sản xuất nông nghiệp miền núi vùng nhiệt đới gió mùa. Bức tranh
văn hóa ấy được biểu hiện ra thành các nét vẽ muôn màu muôn vẻ trong tất cả các
phương diện văn hóa vật chất và tinh thần.
Sống ở miền núi, giữa môi trường tự nhiên nhiều loại gỗ, tre, nứa lá, người
miền núi phía Bắc đã biết sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn để làm nhà ở. Cư
10
dân thiểu số vùng thấp miền núi phía Bắc thường làm nhà sàn. Những dân tộc sinh
sống ở vùng cao hơn như Hmông, Dao có thể kết hợp nhà sàn với nhà đất, nhà gỗ.
Nét chung trong tập quán làm nhà và sử dụng nhà ở của các dân tộc là sự phân chia
nhà thành các tầng, các gian với chức năng được phân định rõ ràng. Nhà gồm ba
tầng: tầng dưới cùng là gầm sàn- nơi dành để công cụ sản xuất, gia súc, gia cầm; tầng
trên là nơi con người ở và các đồ dùng hàng ngày của con người và tầng gác là nơi
chứa lương thực và cất giữ các đồ đạc bảo quản lâu ngày. Nhà cũng gồm ba gian:
gian giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, là nơi tiếp khách cũng là không gian sinh hoạt
chung của gia đình, một gian làm bếp và buồng ngủ cho phụ nữ, gian còn lại dành
chon nam giới.
Về trang phục, các dân tộc thiểu số trước đây đều tự túc hoàn toàn từ khâu
trồng bông, trồng lanh, dệt vải đến công đoạn cắt, khâu thành quần áo. Trang phục
của các dân tộc miền núi cầu kỳ và tinh tế bao gồm mũ (khăn đội đầu), áo, quần
(váy), thắt lưng, tạp dề, xà cạp, guốc hoặc dép. Các dân tộc thiểu số vùng thấp Đông
Bắc như Tày, Nùng ưa dùng sắc màu chàm xanh để nhuộm quần áo. Đó là vẻ đẹp
thâm trầm không gây cảm giác choáng ngợp nhưng lại mang nét độc đáo và duyên

dáng. Trong khi đó, các dân tộc Hmông, Dao ở vùng cao thường gây cảm giác và ấn
tượng mạnh mẽ bởi vẻ đẹp rực rỡ của những tấm váy xòe nhiều màu sắc. Người Thái
hấp dẫn bởi áo cánh, váy cuốn bó sát thân với hai sắc màu trắng và thâm (đen) làm
chủ đạo, cùng khăn piêu nền nã, tinh tế và dải thắt lưng xanh duyên dáng. Trang
phục của nữ giới thường phức tạp, đa dạng và nhiều màu sắc hơn trang phục nam
giới. Thêm vào đó, đồng bào các dân tộc thiểu số thường sử dụng kết hợp trang phục
với các loại trang sức để tăng sức hấp dẫn. Đó là các loại hoa tai, vòng tay, vòng cổ,
bộ xà tích…Các loại trang sức này thường được làm từ bạc và được trạm khắc với
nhiều hoa văn đẹp mắt. Ngoài chức năng làm đồ trang điểm cho thêm duyên dáng,
một số loại trang sức còn được coi như bùa hộ mệnh, đồ chữa bệnh…Có thể nói,
trang phục các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc vừa đậm đà tính truyền thống, bản
sắc dân tộc vừa có yếu tố hiện đại tạo ra những ấn tượng riêng góp phần hoàn thiện
bức tranh văn hóa đặc sắc.
Nói đến văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc không thể
không nói đến đời sống tín ngưỡng, nghi lễ bởi đó là nhu cầu tất yếu trong cuộc sống
11
của tất cả các dân tộc. Đặc biệt, các cư dân vùng cao miền núi phía Bắc, sống gắn bó
thường xuyên với môi trường tự nhiên còn nhiều bí ẩn, nguy hiểm nên mặc nhiên ở
họ xuất hiện niềm tin vào số phận, vào lực lượng siêu nhiên và đó chính là cơ sở của
niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngưỡng các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc trước
hết là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sau là tín ngưỡng đa thần giáo, tín ngưỡng vật tổ
dựa trên niềm tin “vạn vật hữu linh” và một số phương diện chịu ảnh hưởng của Phật
giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Trong gia đình, cư dân các dân tộc đều lập bàn thờ để
thờ cúng tổ tiên, thờ Bà Mụ. Ngoài ra họ còn thờ Phật, Khổng, Đạo, có khi thờ tổ sư
nghề thầy cúng, hoặc thờ vị thần được coi là thủy tổ của dân tộc mình. Một số dân
tộc và dòng họ trong các dân tộc do ảnh hưởng của tín ngưỡng vật tổ mà có tục kiêng
ăn thịt một số loài vật. Ví dụ, dân tộc Tày có nhiều dòng họ. Họ Bế kiêng ăn thịt chó
vì họ cho rằng xưa kia tổ tiên dòng họ này đã được con chó chăm sóc và cho bú lúc
gặp hoạn nạn. Họ Hồ không ăn thịt rùa hay họ Vương thì kiêng ăn thịt ếch. Đồng bào
Thái ở nhiều vùng lại kiêng ăn thịt rắn vì họ coi đó là vật tổ của mình. Đồng bào Dao

cũng kiêng ăn và giết chó vì trong tâm thức của họ, con chó thần Long khuyển chính
là tổ tiên đã sinh ra các dòng họ Dao. Điều này để lại dấu ấn trong truyện kể dân gian
của các dân tộc rất rõ từ những truyện thần thoại giải thích tục thờ thần, thờ vật tổ,
truyền thuyết về vị tổ sư đến sự xuất hiện nhân vật thần, phật trong truyện cổ tích. Ví
như trong quan niệm của các dân tộc Tày, Nùng, thần Nông là vị thần phụ trách việc
nông trang, thần định ra thời vụ và giữ nước cho thời vụ. Thần có ý nghĩa rất quan
trọng đối với đời sống sản xuất gắn liền với nông nghiệp của các cư dân. Hàng năm,
các dân tộc đều tổ chức những nghi lễ trang trọng thờ cúng thần Nông để cầu mong
mưa thuận gió hòa, bớt thiên tai đối với cuộc sống. Đồng bào các dân tộc cũng quan
niệm vạn vật đều có hồn, có ma, có thần. Tất cả các loại hồn đều được chia làm hai
loại: lành (thiện) và dữ (ác). Đây là quan niệm điển hình trong nhận thức nhân dân
các dân tộc chi phối mạnh mẽ đến đời sống văn hóa và các sáng tác văn học dân
gian. Đó là nguyên nhân, là cơ sở hình thành hàng loạt các miếu thờ thổ công, thổ
địa, thổ thần, đình làng thờ Thần hoàng, là nguyên cớ để đồng bào các dân tộc tổ
chức các lễ hội mang tính nghi lễ, cũng là cơ sở hình thành các thể loại sáng tác dân
gian nghi lễ tiêu biểu.
12
Đối với các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, tín ngưỡng, tôn giáo chủ yếu mới
dừng lại ở các loại hình nguyên thủy. Đó là niềm tin về sự tồn tại của ba mường (dân
tộc Thái), ba tầng- bốn thế giới (dân tộc Mường). Với người Mường, ba tầng đó là
tầng trên cao (tầng trời), tầng giữa (tầng mặt đất) và tầng thấp (tầng dưới mặt đất).
Bốn thế giới bao gồm thế giới Mường Trời (Phạ, Then hoặc Blơi, Klơi)- nơi ở của tổ
tiên và các vị thần linh trông coi mọi vật trên trái đất, thế giới Mường Pưa- thế giới
trần gian của người sống, thế giới Mường Pưa Tín (dưới mặt đất) và thế giới Mường
Vua Khú (mường nước). Trong các mường đó, mường Trời là nơi trú ngụ của các vị
thần có sức mạnh, uy quyền phi phàm nhất, có thể chia làm nhiều tầng, lớp khác
nhau với các địa vị, chức năng khác nhau. Niềm tin ấy đã tạo nên trong truyện kể dân
gian các dân tộc không khí huyền ảo với sự xuất hiện của không gian Mường Trời và
nhân vật Vua Trời đầy uy quyền một cách rất phổ biến.
Lễ hội cũng là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào các dân tộc.

Lễ hội được tổ chức khá thường xuyên và gắn liền với đời sống của nhân dân đặc
biệt là đời sống sản xuất, phản ánh niềm tin và mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp
hơn. Lễ hội ở đây thường được tổ chức theo mùa và theo mục đích của lễ hội như Tết
Nguyên Đán, lễ hội mùa xuân, lễ hội cầu mùa, lễ hội cầu an, lễ cầu tự. Ở mỗi dân
tộc, các lễ hội này có thể được gọi theo những cách khác nhau như lồng tồng (lùng
tùng), hội Hai (Tày), nào xồng, gầu tào (Hmông), dun pùn (Dao), sắc bùa, khuổng
mùa (Mường), xên mường, xên bản (Thái) …Các lễ hội được tổ chức phổ biến vào
mùa xuân, tháng Giêng, ngoài ra có thể vào một số dịp khác như mùa hè, thu. Sau
những năm mùa màng thất bát, vào dịp xuân mới, người Tày ở Tràng Định (Lạng
Sơn) và Thạch An (Cao Bằng) thường tổ chức Hội Hai để đón rước nàng Hai (nàng
Trăng). Đồng bào quan niệm trên cung trăng có Mẹ Trăng và 12 cô gái đẹp chuyên lo
lắng và bảo vệ mùa màng cho dân ở trần gian. Tổ chức hội Trăng là để đón Mẹ Trăng
và các cô gái xuống tìm hiểu cõi người và đồng cảm với khát vọng của dân. Lễ “xên
mường” của người Thái cũng là lễ hội mùa nông nghiệp được tổ chức đầu xuân để
cúng bái trời đất, thần linh, các tổ tiên, dòng họ chúa, các ma quỉ…cầu mong một
năm bản mường được tốt đẹp, yên ấm.
Giống như dân tộc Kinh, đồng bào khu vực nơi đây cũng duy trì được một số
lễ hội gắn với các nhân vật anh hùng lịch sử như lễ hội Dương Tự Minh ở Thái
13
Nguyên, lễ hội về anh hùng Nùng Trí Cao ở Cao Bằng, lễ hội nàng Han ở Sơn La…
Tuy hệ thống lễ hội này không thật phong phú như ở người Việt nhưng chúng đã góp
phần tạo ra môi trường lưu giữ các giá trị văn hóa, văn học truyền thống quý báu của
các dân tộc. Lễ hội được coi như những “bảo tàng sống” phản ánh, bảo lưu và giữ
gìn nhiều nét tín ngưỡng, phong tục, tập quán truyền thống của các tộc người.
Trong lễ hội, đồng bào các dân tộc đặc biệt chú ý đến việc sử dụng các nhạc
cụ nhằm làm phong phú hấp dẫn cho các hoạt động và hơn hết góp phần giúp cho
các sáng tác văn học dân gian truyền miệng một cách sinh động và sâu sắc hơn.
Người Tày nổi tiếng với cây đàn tính, người Thái có cây sáo pí pặp còn với dân tộc
Hmông, cây khèn được coi là nhạc cụ đặc trưng tiêu biểu. Đồng bào Hmông giãi bày
tâm sự với nhau bằng khèn, than thân bằng khèn, cúng lễ bằng khèn, nghĩa là diễn tả

mọi tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình bằng khèn. Dưới góc độ nhân học biểu tượng,
cây khèn là hiện thân của tâm hồn, tính cách, tài năng, phẩm chất của người đàn ông
Hmông và cũng là vật tượng trưng cho tâm hồn, tình yêu, khát vọng tuổi trẻ của người
Hmông. Vì thế, trong truyện kể dân tộc này, biểu tượng này xuất hiện phổ biến gắn với
những chàng trai mồ côi nghèo khổ mà tài giỏi và đức hạnh. Tiếng khèn và tài thổi khèn
trở thành một trong những yếu tố khẳng định vẻ đẹp của nhân vật và giúp nhân vật tìm
được hạnh phúc trong cuộc sống.
Có thể khẳng định, trong quá trình cộng cư lâu dài, các dân tộc thiểu số miền
núi phía Bắc tạo ra một nền văn hóa, văn học và truyện kể mang nhiều đặc điểm
chung do có sự giao lưu, tiếp nhận và ảnh hưởng lẫn nhau nhưng đồng thời ở mỗi
dân tộc, mỗi nhóm dân tộc vẫn có những nét khác biệt nhất định phản ánh trình độ
phát triển khác nhau. Bên cạnh đó, trong đời sống, các dân tộc thiểu số miền núi phía
Bắc một mặt giữ gìn những nét văn hóa tộc người, mặt khác cũng có xu hướng tiếp
cận và hòa nhập cả với cuộc sống, văn hóa của dân tộc Kinh. Thành phần các dân tộc
thiểu số đa dạng, phong phú đã góp phần tạo nên bức tranh văn hóa nhiều màu sắc là
chứng tích cho sự hiện hữu và gắn bó với vùng đất này của đồng bào.
14
1.3. Khái quát về văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Văn học dân gian là một trong hai bộ phận cấu thành nền văn học dân tộc của
mỗi quốc gia. Đây là bộ phận văn học mang nhiều nét riêng biệt, tồn tại tương đối
độc lập nhưng luôn song hành và có những ảnh hưởng qua lại nhất định với bộ phận
văn học thành văn. Trong văn học dân gian Việt Nam, bên cạnh kho tàng văn học
dân gian phong phú của dân tộc Việt, các dân tộc thiểu số trong đó có các dân tộc
khu vực miền núi phía Bắc cũng đã sáng tạo và lưu giữ được một nguồn sống tinh
thần dồi dào vừa mang những nét chung vừa đậm đà nét riêng của các tộc người.
Miền núi phía Bắc là nơi hội tụ của nhiều dân tộc thiểu số nên điều đầu tiên
có thể khẳng định, văn học dân gian các dân tộc khu vực này rất phong phú và gắn
bó chặt chẽ với nhau cùng tồn tại, phát triển tạo nên sự đa dạng mà thống nhất với
đầy đủ các loại hình và thể loại. Mỗi dân tộc ở khu vực miền núi phía Bắc đều có
một kho tàng văn học dân gian của riêng mình đồng thời dấu ấn của sự giao lưu, ảnh

hưởng và thâm nhập vào nhau cũng xuất hiện rất phổ biến trong các sáng tác. Đồng
bào các dân tộc đã sớm sáng tạo và lưu truyền từ những truyện kể về nguồn gốc loài
người, nguồn gốc các hiện tượng đến những câu chuyện phản ánh về số phận con
người, trong đó nổi bật là những hình tượng người mồ côi, người làm dâu…Họ cũng
truyền cho nhau những câu nói ngắn gọn phản ánh kinh nghiệm sống, đặc biệt họ vô
cùng yêu thích những làn điệu dân ca ngọt ngào, những bài hát nghi lễ linh thiêng,
huyền bí. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số nơi đây chứa đựng trong nó không
khí miền núi đặc trưng, tâm hồn con người miền núi dung dị, chất phác, cổ sơ. Hình
ảnh, ngôn ngữ, kết cấu trong các sáng tác văn học dân gian có những điểm tương
đồng và cả nét riêng biệt độc đáo nhất định so với nguồn truyện kể của người Việt
cũng như các dân tộc thiểu số các vùng, miền khác.
Văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc gắn liền với đời
sống. Đặc trưng này đúng với văn học dân gian nói chung nhưng nó càng đúng và rõ
hơn với văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam và văn học của đồng bào
miền núi phía Bắc. Nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật đã khẳng định: “Văn học dân
gian truyền thống của các dân tộc nảy sinh và phát triển trong các sinh hoạt cụ thể
của đời sống các dân tộc và là một bộ phận không thể tách rời của các hoạt động cụ
thể đó. Trong đám cưới, đám tang, trong việc giao tế, lời hát, lời nói vần không phải
15
chỉ để phản ánh để thúc đẩy các hoạt động này mà hơn nữa còn là một khâu quan
trọng không thể thiếu trong các sinh hoạt đó” [59, tr 14-15]
Văn học dân gian các dân tộc ở đây được hình thành từ trong chính cuộc sống
lao động, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, phong tục của nhân dân, tồn tại trong các
hoạt động sinh hoạt văn hóa ấy và phục vụ cho chính cuộc sống ấy. Văn học dân gian
các dân tộc thiểu số chưa phải là một bộ phận chuyên môn hóa tách hẳn khỏi các
hoạt động cụ thể của đời sống vật chất. Cho đến ngày nay, trong các hoạt động sinh
hoạt của đời sống, nhất là sinh hoạt văn hóa, một số loại hình văn học dân gian vẫn
còn được diễn xướng, biểu diễn hết sức chân thực và sinh động. Ví như các câu
chuyện thần thoại, sử thi thường được kể trong những đám tang ma dưới sự thể hiện
của các thầy mo, các bài dân ca quen thuộc vẫn được hát trong lễ hội sắc bùa của

người Mường, lễ lồng tồng của người Tày, Nùng…
Văn học các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc có đầy đủ các loại, thể loại
giống như văn học dân gian Việt, thậm chí còn xuất hiện một số thể loại văn học
truyền miệng mà dân tộc Việt hiện chưa thấy hoặc không có. Bộ phận trữ tình bao
gồm các loại dân ca như dân ca nghi lễ, dân ca lao động và dân ca sinh hoạt. Các loại
dân ca này đa dạng về tên gọi, nội dung và hình thức diễn xướng. Dân ca nghi lễ là
những bài hát thường được diễn xướng trong các sinh hoạt tín ngưỡng, nghi lễ như
đám ma, đám cưới, lễ cầu mùa, cầu tự…Đặc biệt, các hình thức dân ca sinh hoạt
trong đó có dân ca giao duyên là mảng dân ca rất phong phú, độc đáo của các dân
tộc. Dân tộc Tày nổi tiếng với những điệu lượn, phuối pác làm say lòng người.
Người Thái lại hát khắp (khặp) trong hội hát trên sàn hoa Hạn khuống có khi quên
ngày đêm. Các dân tộc Nùng, Hmông cũng có những làn điệu sli, gầu tha thiết cho
các chàng trai cô gái cất lên mỗi dịp xuân về.
Các thể loại văn học dân gian mang tính chất luận lý (theo cách gọi của nhà
nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu), đúc kết kinh nghiệm (theo cách gọi của nhà nghiên cứu
Cao Huy Đỉnh) như tục ngữ, câu đố cũng được đồng bào các dân tộc lưu giữ khá
phong phú và có những hình ảnh, phương thức thể hiện riêng. Ví như người Thái nói
theo cách trực tiếp như sau: Hạt thóc ở dưới đất. Miếng ăn ở trên rừng. Ai khéo cuốc
thành ruộng. Ai khéo đắp thành làng Hoặc Hỏi đường hỏi người già. Xin cơm xin cô
gái. Người Tày lại đúc kết: Vằn diều thì mưa. Vằn chim thì hạn. Vằn cá thì mưa. Vằn
16
cáo thì nắng…Các dân tộc cũng có lối nói hình ảnh như Ở với vôi dính vôi. Ở với
mực dính mực (Thái), Núi ni đã tỏ, núi nọ còn cao. Dao ni sắc, dao khác sắc hơn
(Mường).
Đặc biệt, có một thể loại được coi là sản phẩm riêng trong văn học dân gian
các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, đó là truyện thơ. Đó là những tác phẩm
truyện có hình thức văn vần, được diễn xướng dưới nhiều hình thức như kể, hát,
ngâm, đọc, có số lượng câu chữ lớn, nội dung thường phản ánh về số phận nhưng
con người bất hạnh và cuộc sống lứa đôi có nhiều trắc trở. Truyện thơ là thể loại có
sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình, mang đậm bản sắc văn hóa,

giàu phong tục tập quán, phản ánh nếp nghĩ, tư tưởng, tình cảm của nhân dân các dân
tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Có lẽ không ai không biết đến truyện thơ Tiễn dặn
người yêu, Chàng Lú- nàng Ủa…của dân tộc Thái, truyện thơ Út Lót- Hồ Liêu, Nàng
Ờm-chàng Bồng Hương…của dân tộc Mường. Dân tộc Tày lại tự hào với hàng loạt
tác phẩm như: Nam Kim- Thị Đan, Lưu Đài- Hán Xuân, Nhân Lăng…Dân tộc
Hmông nổi tiếng với các tác phẩm: Tiếng hát làm dâu, Nàng Dợ- chàng Tăng…
Một thể loại nữa làm nên nét đặc sắc trong cơ cấu thể loại văn học dân gian
các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đó là sử thi. Nếu các dân tộc Tây Nguyên nổi
tiếng vì họ là chủ nhân của các bản sử thi anh hùng mang âm hưởng anh hùng ca lẫm
liệt như Đam Săn, Xinh Nhã…thì sử thi thần thoại là đặc trưng của các dân tộc ở
miền núi phía Bắc. Đó là tác phẩm Đẻ đất đẻ nước của người Mường ở Hòa Bình,
Ẳm ệt luông, Ẳm ệt nọi của người Thái ở Tây Bắc. Đó là những tác phẩm mang hình
thức văn vần dài hơi kể về sự hình thành vũ trụ, con người, về quá trình sáng tạo văn
hóa đầu tiên của loài người. Thực chất đây là những tác phẩm tổng hợp nhiều nội
dung của nhiều thể loại như thần thoại, truyền thuyết, nhiều loại hình nghệ thuật dân
gian khác nhau như diễn kể, ca hát và âm nhạc, có giá trị như những trang sử cổ xưa
phản ánh những sự kiện lớn ảnh hưởng đến toàn cộng đồng.
Có thể khẳng định, văn học dân gian các dân tộc miền núi phía Bắc đa dạng,
phong phú và có nhiều giá trị đặc sắc, trong đó bộ phận truyện kể dân gian có một
diện mạo và vai trò đáng kể.
17
1.4. Lịch sử sưu tầm và nghiên cứu truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền
núi phía Bắc
1.4.1. Lịch sử sưu tầm, biên soạn
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tình hình sưu tầm truyện kể dân gian các dân tộc
thiểu số nói chung, các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói riêng có thể chia làm
hai giai đoạn chính là giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám và sau Cách mạng
tháng Tám. Trước Cách mạng tháng Tám, việc sưu tầm văn học dân gian trong đó có
truyện cổ tích các dân tộc thiểu số chưa được quan tâm thích đáng. Phần lớn truyện
kể các dân tộc miền núi mới được giới thiệu qua các công trình địa chí như Cao

Bằng thực lục (1795) của Bế Hựu Cung đốc trấn Cao Bằng, Cao Bằng lục (1807) của
tiến sĩ Lê Phiên, Lịch triều hiến chương loại chí (1819) của nhà sử học Phan Huy
Chú…
Trên thực tế, những thành tựu sưu tầm biên soạn về truyện kể chủ yếu để lại
dấu ấn ở giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám. Vì thế, trong phạm vi của đề tài,
chúng tôi sẽ điểm lại lịch sử sưu tầm, biên soạn truyện kể các dân tộc miền núi phía
Bắc một cách khái quát qua những công trình có giá trị được công bố từ sau Cách
mạng tháng Tám. Đó cũng là nguồn tư liệu chính để chúng tôi tiến hành khảo sát,
thống kê, phân tích và triển khai đề tài. Để tiện theo dõi, chúng tôi tiếp tục chia giai
đoạn này thành hai thời kỳ sau:
1.4.1.1. Thời kỳ 1945-1980
Cuốn sách được coi là bộ sưu tập đầu tiên về truyện kể dân gian các dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc là Truyện cổ tích miền núi [73] do tập thể thầy trò trường
Sư phạm miền núi trung ương thực hiện. Từ sau những năm 64, công tác sưu tầm
truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đặc biệt được quan tâm chú ý hơn
với sự xuất hiện các công trình tiêu biểu như: Truyện cổ Việt Bắc [94], Truyện cổ dân
tộc Mèo [108], Truyện cổ Tày Nùng [95]. Thời kỳ này, truyện kể các dân tộc nơi đây
còn được sưu tầm, biên soạn, tập hợp trong một số bộ tuyển tập dày dặn như Truyện
cổ dân gian các dân tộc Việt Nam (4 tập) (tái bản thành 2 tập năm 1999) [136].
Những công trình sưu tầm, biên soạn trên có ý nghĩa quan trọng vì nó đặt nền
móng, tiền đề cần thiết cho một công việc không dễ dàng. Tuy vậy, công việc đó ở
18
thời kỳ này cũng còn nhiều hạn chế. Đó là sự thiếu vắng rõ rệt kho truyện kể của
nhiều dân tộc, sự hạn chế trong thao tác sưu tầm. Phần lớn các truyện cổ sưu tầm
trong thời kỳ này là của các tác giả người Kinh. Vì thế, công việc sưu tầm gặp phải
khó khăn do sự thiếu hụt về ngôn ngữ, tri thức bản địa về văn hóa và tâm lý dân tộc.
Hơn nữa, họ làm công tác sưu tầm chủ yếu bởi lòng yêu thích và một phần ý thức
khôi phục vốn văn hóa quý báu của các dân tộc nên tính khoa học hầu như chưa mấy
được chú ý.
1.4.1.2. Thời kỳ từ 1980 đến nay

Đây là thời kỳ này đánh dấu bước phát triển đáng kể trong công tác sưu tầm
truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đặc biệt giai đoạn từ sau năm
1986, khi chính sách của Đảng và Nhà nước rất chú trọng đến việc phát hiện, bảo tồn
và phát huy những giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số thì công tác sưu tầm
truyện kể dân gian đồng bào dân tộc được các nhà nghiên cứu, các Sở văn hóa thông
tin quan tâm và đầu tư đáng kể. Thành tựu sưu tầm giai đoạn này được khẳng định cả
về mặt số lượng và chất lượng.
Thành tựu này thể hiện trước hết ở chỗ truyện kể dân gian của một số dân tộc
như Thái, Mường được sưu tầm, giới thiệu bởi các tác giả ở nhiều địa phương.
Truyện cổ Thái là ví dụ tiêu biểu với ba công trình: Truyện cổ dân tộc Thái [124],
Truyện cổ Thái [18], Truyện dân gian Thái [9]. Truyện cổ Mường có hai quyển:
Truyện cổ Mường Hà Sơn Bình [108], Truyện cổ Mường [1].
Ngoài ra, trong giai đoạn này, truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền
núi phía Bắc còn được công bố kết quả qua những tuyển tập truyện cổ được sưu tầm
và xuất bản tại tỉnh, huyện. Các công trình tiêu biểu như Truyện cổ dân tộc Mèo Hà
Giang [135], Truyện cổ Bắc Thái [119], Chiếc sừng nai [82], Truyện cổ Hà Sơn Bình
[74], Truyện cổ xứ Lạng [4], Truyện cổ Bắc Kạn [64] ….
Đến khoảng cuối những năm 80 trở về sau, truyện kể các dân tộc thiểu số nói
chung, các dân tộc miền núi phía Bắc nói riêng đã trở thành đối tượng được quan tâm
thực sự của nhiều nhà khoa học và các nhóm tác giả. Các bộ tổng tập về truyện kể
các dân tộc xuất hiện nhiều hơn và liên tục được bổ sung, điều chỉnh. Các bộ sách
đáng chú ý như: Tuyển tập truyện cổ các dân tộc ít người Việt Nam [80], Truyện cổ
các dân tộc ít người Việt Nam [125], Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
19
[130]. Gần đây nhất, bộ Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam
[114-116] do Viện Nghiên cứu văn hóa thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam biên
soạn theo hướng song ngữ, tiếp tục là kết quả đáng ghi nhận về công tác sưu tầm và
giới thiệu truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số trong đó có các dân tộc thiểu số
miền núi phía Bắc.
Từ việc khái quát tình hình sưu tầm, giới thiệu truyện kể các dân tộc thiểu số

miền núi phía Bắc ở trên, chúng tôi nhận thấy: Lịch sử sưu tầm truyện kể dân gian
các dân tộc thiểu số khu vực này có thời điểm bắt đầu không thật sớm như việc sưu
tầm truyện kể của người Việt nhưng đó là một quá trình lâu dài, liên tục thể hiện sự
quan tâm, cố gắng, ý thức và trách nhiệm của các nhà sưu tầm, biên soạn đối với văn
học dân gian nói chung, truyện kể dân gian nói riêng. Các cuốn sách ra đời khẳng
định vị trí và giá trị của truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
trong kho tàng truyện kể các dân tộc Việt Nam. Từ việc giới thiệu một cách lẻ tẻ, ít ỏi
ban đầu, truyện kể các dân tộc đã được giới thiệu, công bố ngày càng phong phú, đa
dạng và có hệ thống hơn. Các nhà sưu tầm ban đầu chủ yếu là các nhà biên soạn
người Kinh say mê khám phá, ghi chép nhưng còn hạn chế về tri thức bản địa, chưa
có thao tác biên soạn một cách khoa học. Về sau, truyện kể các dân tộc được giới
thiệu bởi chính những người con, những tri thức địa phương của các dân tộc hoặc bởi
nhóm những nhà khoa học có tổ chức, có kế hoạch, có kiến thức lý luận về các thể.
Tuy vậy, cũng cần phải khẳng định rằng, các công trình trên đều mới dừng ở mức độ
là công tác sưu tầm chứ chưa phải là công việc nghiên cứu. Sự phân loại và những
nghiên cứu, phân tích, lý giải nhằm chỉ ra giá trị, nét đặc sắc trong kho truyện kể
phong phú của các dân tộc miền núi phía Bắc vẫn còn là công việc bỏ ngỏ. Gần đây,
một số cuốn sách tập hợp, giới thiệu đã chú ý đến vấn đề phân loại nhưng vẫn không
tránh khỏi những nhầm lẫn, thiếu thống nhất. Điều này khiến chúng tôi xác định rõ
hơn những nhiệm vụ cần thiết phải tiến hành trong luận án của mình. Một mặt,
chúng tôi trân trọng và tiếp thu toàn bộ nguồn tư liệu đã được các tác giả sưu tầm
biên soạn và giới thiệu, mặt khác chúng tôi cố gắng tiếp tục công việc phân loại,
nghiên cứu và lý giải những biểu hiện độc đáo có giá trị tạo dấu ấn riêng biệt trong
kho tàng truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.
20
1.4.2. Lịch sử nghiên cứu
Công tác nghiên cứu về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía
Bắc cũng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chưa thực sự tương xứng
với những thành quả của công tác sưu tầm. Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số
miền núi phía Bắc chủ yếu đã được khảo sát, nghiên cứu theo các hướng sau:

- Nghiên cứu truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung
trong đó truyện kể các dân tộc miền núi phía Bắc là một bộ phận.
- Nghiên cứu truyện kể dân gian của từng dân tộc, từng thể loại, kiểu truyện,
hình tượng hoặc motif cụ thể nào đó trong truyện kể các dân tộc.
Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu truyện kể các dân tộc miền
núi phía Bắc một cách toàn diện, nhìn đối tượng trong trường khảo sát có tính hệ
thống, bao quát và quan hệ biến đổi văn hóa giữa các dân tộc cũng như các thể loại.
Tuy vậy, các hướng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đi trước thực sự là những gợi
dẫn quý báu để chúng tôi tiếp tục công việc trong đề tài của mình. Chúng tôi tiếp
nhận rất nhiều đánh giá từ tất cả các hướng nghiên cứu trên.
1.4.2.1. Những nghiên cứu khái quát về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Việt
Nam trong đó truyện kể miền núi phía Bắc là một bộ phận.
.Từ những năm 80 trở đi, trong nhiều giáo trình, chuyên luận, các nhà nghiên
cứu đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu và giới thiệu về truyện kể dân gian các dân tộc
thiểu số Việt Nam, trong đó có truyện kể các dân tộc miền núi phía Bắc. Trong các
công trình có tính chất công cụ này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành giới thiệu, phân
loại và phân tích các loại, tiểu loại truyện kể dân gian tiêu biểu của tất cả các dân tộc
thiểu số dọc suốt từ Bắc chí Nam.
Năm 1980 trong công trình Lịch sử văn học Việt Nam [56], các tác giả Nông
Quốc Chấn và Phan Đăng Nhật đã dành hai chương tìm hiểu và giới thiệu về phần
truyện kể là: Thần thoại và trường ca các dân tộc, Truyện cổ dân gian các dân tộc
thiểu số anh em. Trong công trình này, các tác giả đã đặt hai thuật ngữ thần thoại và
truyền thuyết liền với nhau để tìm hiểu nội dung và một số vấn đề mà không có sự
phân biệt nào, cũng không có một chú giải nào. Về truyện cổ dân gian, các tác giả
phân chia và tìm hiểu 4 loại: truyện người khỏe tài ba, truyện người hiền lành, truyện
người mồ côi và truyện cười. Công trình nghiên cứu này có ý nghĩa khơi nguồn, gợi
21
mở với hướng nghiên cứu và những suy nghĩ của riêng nhóm tác giả. Chúng tôi nhận
thấy về cách gọi tên, phân loại, phạm vi nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc
thiểu số nói chung, các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói riêng còn có những

vấn đề cần tiếp tục được khảo cứu.
Năm 1981, trong công trình Văn học các dân tộc thiểu số (trước Cách mạng
tháng Tám)[69], tác giả Phan Đăng Nhật đã căn cứ chủ yếu vào hình thức diễn
xướng để chia văn học dân gian các dân tộc thiểu số thành ba loại: Loại hình văn học
nói, Loại hình văn học kể và Loại hình văn học hát, sau đó xếp thể loại thần thoại
vào loại hình văn học hát còn loại hình văn học kể bao gồm hai thể loại cổ tích và
truyện cười.
Phần nghiên cứu công phu hơn cả của tác giả chính là những trang viết về thể
loại cổ tích. Ở đó, tác giả đã quan tâm đến vấn đề phân nhóm hay phân loại. Ông cho
rằng “Nếu lấy mâu thuẫn xã hội và những nhân vật trung tâm của truyện cổ tích tiêu
biểu cho mâu thuẫn đó làm trục phân loại, chúng ta có thể chia truyện cổ tích các
dân tộc thiểu số ra làm ba loại chính:
- Truyện về người mồ côi, người em út, người con riêng, người đội lốt xấu xí.
- Truyện về người người khỏe
- Truyện về người bị bóc lột” [69, tr 66].
Ngoài ra, Phan Đăng Nhật cũng đã tìm hiểu và giới thiệu cụ thể hai kiểu
truyện có ý nghĩa đặc biệt (từ dùng của chính tác giả) trong văn học dân gian các dân
tộc: truyện về người người khỏe tiêu biểu cho truyền thống anh hùng và truyện về
người đội lốt xấu xí, truyện mồ côi tiêu biểu cho truyền thống dân chủ. Trong phần
kết luận của cuốn sách, tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm về mối quan hệ giữa văn
học dân gian và văn học thành văn, quan hệ giữa văn học dân gian các dân tộc thiểu
số với văn học dân gian dân tộc Việt.
Nhìn một cách tổng thể, cuốn chuyên luận này đã nghiên cứu, phân tích công
phu, tỉ mỉ về diện mạo, giá trị nội dung và nghệ thuật một số loại, thể loại văn học
dân gian các dân tộc thiểu số, trong đó có truyện kể dân gian. Tuy vậy, cách phân
chia các loại và thể loại của tác giả còn có những điểm chưa hợp lý. Sự phân tích đầy
đủ các loại và thể loại, kiểu truyện cũng chưa thể hiện được ở công trình này.
22
Tác giả Võ Quang Nhơn cũng đã dành mối quan tâm nghiên cứu về văn học
dân gian các dân tộc ít người ở Việt trong đó có bộ phận truyện kể dân gian từ khá

sớm. Điều này được thể hiện trong công trình Văn học dân gian các dân tộc ít người
ở Việt Nam [79]. Sau này, công trình đã được in chung trong giáo trình Văn học dân
gian [45] và được tái bản nhiều lần. Ở công trình này, Võ Quang Nhơn tìm hiểu chủ
yếu hai thể loại truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số tiêu biểu là thần thoại, truyện
cổ tích.
Về thần thoại, tác giả đã đặt ra vấn đề phân loại. Theo ông, “Có thể phân chia
hệ thống thần thoại các dân tộc theo các loại hình sau đây: loại truyện kể về việc
sinh ra trời, đất, cây cỏ, núi sông; loại truyện kể về việc sinh ra con người, sinh ra
các dân tộc; loại truyện kể về những kì tích sáng tạo văn hóa trong buổi đầu của con
người; loại truyện kể về những cuộc đấu tranh xã hội trong buổi đầu của xã hội có
giai cấp” [45, tr 594]. Ngoài ra, tác giả cho rằng thần thoại các dân tộc thiểu số đã
thống nhất thể hiện ba chủ đề nổi bật. “Thần thoại các dân tộc ít người đã thống
nhất tập trung thể hiện loại chủ đề thứ nhất: các dân tộc anh em trong đại gia đình
dân tộc Việt Nam có cùng nguồn gốc chung và cùng nền văn hóa chung” [45, tr 640].
Chủ đề thứ hai là “ghi lại và ngợi ca những chiến tích lao động của tổ tiên các dân
tộc anh em trong buổi đầu” [45, tr 646]. Và chủ đề lớn thứ ba là “Phản ánh sự phân
hóa giai cấp và công cuộc đấu tranh giai cấp trong buổi đầu của lịch sử, đồng thời
ca ngợi những nhân vật kiệt xuất đầy mưu trí và dũng cảm, cùng nhân dân đứng lên
chống lại thù trong giặc ngoài, bảo vệ những thành quả lao động và thành tựu văn
hóa, bảo vệ cuộc sống cộng đồng” [45, tr 612]. Nhà nghiên cứu đã tìm hiểu giá trị
của thể loại truyện cổ tích chủ yếu dựa vào việc phân loại, phân tích, tìm hiểu nội
dung nghệ thuật các tiểu loại truyện cơ bản: Truyện về các chàng trai khỏe, Truyện
về các nhân vật bất hạnh. Tác giả đã có những nhận xét đáng chú ý về vấn đề giao
lưu, tiếp thu và ảnh hưởng giữa các dân tộc như: “Tuy rằng hai dân tộc Tày và
Hmông khác nhau khá xa về hệ ngôn ngữ, khác nhau về địa bàn cư trú nhưng trong
sáng tác văn học dân gian lại có nhiều yếu tố gần gũi nhau, thậm chí có chỗ gặp gỡ
nhau, trùng hợp nhau nữa. Đây là một biểu hiện khá sống động nói lên quá trình
giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em” [45, tr 619]. Ngoài ra, tác giả cũng dành
một số trang để tìm hiểu thêm một số thể loại như truyện cười, truyền thuyết lịch sử.
23

Một công trình có giá trị đã đề cập đến văn học các dân tộc thiểu số của tác
giả Đỗ Bình Trị là giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (Tập 1) [117]. Ở đó, nhà
nghiên cứu đã chỉ ra một số nét đặc sắc của một số thể loại trong VHDG các dân tộc
thiểu số nói chung như thần thoại, truyện cổ tích, sử thi, truyện thơ, dân ca.
Trong phần nghiên cứu về thần thoại, tác giả đã đưa ra một số nhận xét so
sánh giữa thần thoại các dân tộc thiểu số với thần thoại dân tộc Việt: “Nhìn chung,
thần thoại của các dân tộc thiểu số có phần nguyên vẹn hơn và có hệ thống hơn so
với thần thoại của dân tộc Kinh [117, tr 191]…Thật ra màn đầu của cuộc đối thoại
giữa con người với tự nhiên được đánh dấu trước hết bởi thần thoại suy nguyên, và
chủ yếu bởi thần thoại sáng tạo, mang những nét đại đồng của toàn nhân loại. Sự
khác biệt giữa thần thoại các dân tộc cũng chỉ là tiểu dị… Đặc sắc riêng của thần
thoại các dân tộc thiểu số thể hiện ở chỗ nó bảo tồn được một số nét cổ hơn, tức là ít
có dấu vết tái tạo của đời sau hơn so với thần thoại của người Việt” [117, tr 193].
Cũng trong công trình này, tác giả đã dùng thuật ngữ truyện cổ dân gian tương
đương với thuật ngữ truyện cổ tích và phân loại, tìm hiểu trên ba tiểu loại: truyện cổ
tích về loài vật, truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt. Với truyện cổ tích
về loài vật, tác giả cho rằng: Chỉ có các dân tộc dọc Trường Sơn và Tây Nguyên là
còn giữ được một nguồn truyện cổ tích về loài vật phong phú và nguyên vẹn hơn cả
về mặt hình thức thể loại…Truyện cổ tích về loài vật của các dân tộc thiểu số Việt
Nam có khuynh hướng thiên về đề cao tình thương đồng loại, đề cao lòng can đảm
và sự hợp quần ở những kẻ yếu” [117, tr 205-206]. Trong bộ phận truyện cổ tích thần
kỳ, tác giả cũng đặc biệt chú ý đến nhóm truyện cổ tích bắt nguồn từ những quan hệ
xã hội thời cổ khi chế độ thị tộc cổ đại suy tàn và xã hội có giai cấp mới phát sinh.
Đó là khối lượng lớn những truyện cổ tích về người em út, người mồ côi, người con
riêng…Tác giả cho rằng bộ phận truyện về những nhân vật này có những nét chung
với những nhân vật cùng loại trong truyện cổ tích của người Kinh. “Đó là nhân vật
kiểu mẫu về đạo đức nhân dân và tài năng lao động, trí tuệ dân gian, nạn nhân của
những tai ách xã hội và là người, cuối cùng luôn chiến thắng mọi lực lượng thù địch.
Có khác chăng là ở những dấu vết của tín ngưỡng cổ đại và của trình độ phát triển
xã hội với những nét riêng của mỗi dân tộc in đậm trong các cốt truyện, trong hình

tượng nhân vật trung tâm, trong cách giải quyết xung đột và đặc biệt trong các chi
24
tiết về môi trường diễn ra câu chuyện được kể lại, về biểu hiện cụ thể của cái thần
kỳ” [117, tr 208].
Các giáo trình, chuyên luận trên đều là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, công
phu của các tác giả, tuy vậy đó là những nghiên cứu tổng thể về văn học dân gian các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung nên trong chừng mực nào đó, sự đánh giá về
văn học các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc chưa sâu và chưa rõ. Các nhà nghiên
cứu đã đặt ra vấn đề phân loại đối với truyện kể dân gian nhưng nhiều chỗ vẫn còn
chưa hoàn toàn chính xác. Tuy vậy, chúng tôi xác định đó là những cơ sở tiền đề
quan trọng để tìm hiểu về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số ở miền núi phía
Bắc.
Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số tiếp tục là mối quan tâm của giới
nghiên cứu trong những năm gần đây. Trong bộ Tổng tập văn học dân gian các dân
tộc thiểu số Việt Nam, một số nhà nghiên cứu đã viết phần Dẫn nhập vừa để tổng kết
tình hình sưu tầm, nghiên cứu vừa bổ sung những nhận xét, phân tích khái quát về
các thể loại trong đó có các thể loại truyện kể dân gian của các dân tộc.
Về thần thoại, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Huế cho rằng có thể phân loại thần
thoại Việt Nam nói chung và thần thoại các dân tộc thiểu số nói riêng thành hai nhóm
tương đương với hai chủ đề chính. Nhóm 1: Thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc
vũ trụ và nguồn gốc muôn loài. Nhóm 2: Thần thoại kể về sự chinh phục thiên nhiên
và sáng tạo văn hóa. Từ đó, tác giả lại tiếp tục chia các nhóm chính đó thành nhiều
nhóm nhỏ để tìm hiểu một cách cụ thể. Nhóm Thần thoại suy nguyên kể về nguồn
gốc vũ trụ và nguồn gốc muôn loài bao gồm Thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc
vũ trụ, Thần thoại kể về nguồn gốc muôn loài và Thần thoại về nguồn gốc loài
người. Trong quá trình phân tích, tác giả đã đưa ra một số nhận định có giá trị rất
đáng chú ý như “Trong thần thoại các dân tộc Việt Nam, nhiều motif thần thoại đã
được nhào nặn lại, phát triển để trở thành những motif của thể loại khác” [114, tr
56].
Tìm hiểu truyền thuyết các dân tộc thiểu số Việt Nam, tác giả Trần Thị An đã

có những nhận xét khái quát trên một số điểm cơ bản như:
Truyền thuyết của các dân tộc thiểu số đã thể hiện tín ngưỡng thờ thần tự
nhiên của các dân tộc: thần nước, thần núi, thần nai, thờ vực nước sâu, thờ thần cây,
25

×